Nhờ xưa đương thủa triều Hùng

Bài ca dao lịch sử (lời ca hát Ải Lao ở hội Gióng):
Nhớ xưa đương thủa triều Hùng
Vũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xa
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
Lên ba đương tuổi anh hài
Roi ngà ngựa sắt ra oai trận tiền
Một phen khói lửa dẹp yên
Sóc Sơn nhẹ gót thần tiên lên trời.
Ai cũng hiểu đây là bài ca dao nói về Phù Đổng Thiên Vương. Nhưng ít ai suy nghĩ kỹ những dữ liệu lịch sử nằm trong bài ca dao này:
– Bài ca dao chỉ rõ triều Hùng là vua của cả khối “Bách Việt sơn hà“. Thánh Gióng đánh giặc… Ân, mà giặc Ân ở tận Hoàng Hà. Vậy đất của Bách Việt triều Hùng này không thể chỉ là Bắc Việt ngày nay. Đại Việt sử ký chép nước Văn Lang của vua Hùng “bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, đông giáp Nam Hải, tây giáp Xuyên Thục“. Thế mà nhiều nhà nghiên cứu lại cho rằng như vậy là quá rộng, đây phải là đất của cả khối Bách Việt, còn dòng Lạc Việt chỉ có mảnh đất nhỏ hơn… Không phải người Việt chúng ta có đất nhỏ mà thực sự là chúng ta có … đầu óc quá nhỏ và tự ti về quá khứ.

Nói ca dao là văn tự truyền miệng, không xác thực, vậy hãy xem câu đối chữ Hán đề ở đền Thượng (đền Hùng) còn tới nay:
Thiên thư định phận, chính thống triệu Minh đô, Bách Việt sơn hà tri hữu tổ.
Quang nhạc hiệp linh, cố cung thành tụy miếu, Tam Giang khâm đái thượng triều tôn
.

Dịch nghĩa:
Định phận sách trời, chính thống dựng Minh đô, núi sông Bách Việt nay có tổ
Linh thiêng núi tỏa, cung cũ lập thành miếu, ba sông một dải hướng về nguồn.

Câu đối trên còn nhiều bí ẩn, ví dụ “Tam Giang” là gì mà đối lại được với “Bách Việt”. Rồi “Minh đô” là tên gọi đô thành nào? Nhưng rõ ràng ở đây cho biết đền Hùng thờ vua Hùng là tổ chung của Bách Việt.

– “Vũ Ninh nổi đám…“, nhiều người cho rằng Vũ Ninh là quê Thánh Gióng ở đâu đó quanh Bắc Ninh ngày nay. Nhưng đây đang nói cả một “triều Hùng” “Bách Việt” gặp nạn, sao lại chỉ là đất quê Thánh Gióng? Có cách hiểu khác: Vũ Ninh là đất của Ninh Vương Cơ Phát, người đã diệt Trụ (Ân) lập nên nhà Chu, xưng Chu Vũ Vương. Sử Việt chép là Hùng Ninh Vương (trong Hùng triều ngọc phả). Ngọc phả đền Hùng cũng chép “Hùng Vương sau khi dẹp xong giặc Ân lập cửu trùng thiên điện ở núi Nghĩa Lĩnh để tế trời đất…“. Như vậy đền Hùng là do Chu Vũ Vương sau khi được Thánh Gióng giúp đánh đổ vua Trụ lập nên…

– “… bụi hồng nẻo xa“, chữ Hồng được đặt đúng vần của câu ca dao cũng gây nhiều suy nghĩ. Hồng là “quốc màu” xưa của tộc Việt. Thời Hùng Vương chúng ta có nước Hồng Bàng (hay Hồng Bang), nước Xích quỉ hay Quẻ đỏ, cũng là màu hồng. Chuyện sự tích trầu cau, trầu cau vôi nhai chung cho “nước đỏ”. Chuyện Mai An Tiêm, dưa hấu “xanh vỏ đỏ lòng”, nói tới tộc người ở ngoài biển (xanh vỏ) nhưng vẫn là người Việt (đỏ lòng). Dưa hấu ngày nay vẫn là một “đặc sản” được trồng nhiều ở vùng Việt Trì – Phú Thọ…

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s