Bạch Mã – Long Đỗ – Sĩ Nhiếp

Thần Bạch Mã được xếp là vị thần trấn Đông của kinh thành Thăng Long. Sự tích về thần tóm tắt như sau: Xưa Cao Biền sang nước ta xây thành Đại La, thần hiện lên xem, Cao Biền cho là yêu quái nên dùng bùa trấn áp. Thần bèn hiển ứng phá tan bùa yểm. Biền sợ phải quay về Bắc. Sau này Lý Thái tổ dựng đô, thần lại hiển linh chúc mừng, được phong làm Thăng Long Thành hoàng Đại vương. Thời Trần ba lần hoả hoạn mà không cháy đến đền.
Câu đối ở đền Bạch Mã Hà Nội:
馬駕自天來扶李抑高靈蹟古
龍編傳地勝襟蘇帶珥正祠尊
Mã giá tự thiên lai, phù Lý ức Cao linh tích cổ
Long Biên truyền địa thắng, khâm Tô đái Nhĩ chính từ tôn.
Dịch:
Giá ngựa từ trời qua, ngăn Cao giúp Lý dấu thiêng cũ
Long Biên truyền đất tốt, dải Nhĩ vạt Tô tôn chính đền.

Den Bach Ma.jpg
Đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm, Hà Nội.

Tuy nhiên, Bạch Mã là vị thần nào thì hiện không thấy ai giải đáp. Cũng do không xác định được Bạch Mã là ai mà xưa đã từng có lúc đền Bạch Mã ở Thăng Long bị nhận thành nơi thờ tướng Hán Phục Ba là Mã Viện. Sự việc này được Tân đính hiệu bình Việt điện u linh tập bác bỏ như sau:
Đến mùa thu năm Giáp Ngọ, vô tình tôi được kiểm tra sách vở cũ, đọc được Việt điện u linh tập, trong đó ghi chép việc thờ phúc thần ở Việt Nam, mà thần ở chợ phía Đông của Đông Đô là Quảng Lợi vương, xưa hiển linh ở thời Cao Biền nhà Đường và khoảng triều Lý Thái tông. Về sau cứ đến dịp lễ đón xuân, tế trâu cầu phúc, đều tế ở đó. Hỏi thăm người già, thì nói: “Thần trong lúc xây thành, có công giúp dân giúp nước, hiện rõ ràng là con ngựa trắng, anh linh rực rỡ, chẳng gì hơn được! Rồi đặt tượng Mã Nhiếp ở đó, cho nên nay nhiều cầm thú đi qua đền đều chết ngay tức thì. Vì vậy phong làm Bạch Mã Đại vương là như vậy.” Mà khách phương Bắc đi buôn bán ở phương Nam cho lời nói bậy là thực, vơ đất xây tường, tôn sùng và khen thưởng. Lại ngộ nhận hai chữ Bạch Mã, là tướng quân Mã Phục Ba người Đông Hán đi bình đất Giao Châu…
Đoạn sách trên cho thông tin rất quan trọng:
– Thần Bạch Mã có thể là một tướng thời Hán sang nước ta.
– Thần từng được gọi Mã Nhiếp.
Tướng thời Hán mang tên “Nhiếp” thì không phải là Mã Viện. Người làm chủ vùng Giao Châu thời Hán có tên này phải là Sĩ Nhiếp.
Về thần Tô Lịch, cũng là vị Đô thành hoàng của Thăng Long như thần Bạch Mã, các truyện trong Việt điện u linhLĩnh Nam chích quái cho biết: thần họ Tô, tên Lịch, ở đất Long Đỗ, nhà không giàu có lắm, nổi tiếng là người có hiếu, thời Tấn từng được đề cử là người hiếu hạnh, vì thế mà lấy tên Tô Lịch làm tên làng.
Như thế khả năng vị thần này ở vào trước thời Tấn, tức là thời Tam Quốc, tại vùng đất Long Biên (Long Độ). Sĩ Nhiếp cũng chính là nhân vật ở thời kỳ này.
Theo các thư tịch cũ thì thần Bạch Mã còn có tên là thần Long Đỗ hay Long Độ. Sách Trấn Vũ quán lục cho thấy rằng “Long Độ” vốn là tên đất Long Biên vào cuối đời Hùng Vương. Còn Sĩ Nhiếp khi làm Thái thú Giao Châu, cũng được phong tước “Long Độ đình hầu” hay “Long Biên hầu”. Sĩ Nhiếp đóng trị sở ở đất Long Biên. Như vậy Long Độ chính là tên theo chức hầu tước của Sĩ Nhiếp, hay thần Long Đỗ Bạch Mã cũng chính là Sĩ Vương.

Long Do dinh hau.jpgDòng chữ “phong Long Độ đình hầu” trên tấm bia thời Lê Vĩnh Thịnh ở đền thờ Sĩ Nhiếp tại Tam Á.

Rất kỳ lạ là ở các đền thờ Sĩ Nhiếp tại Thuận Thành, còn lưu giữ tượng một con ngựa trắng, dùng trong đám rước kiệu thánh vào các ngày lễ hội. Một con ngựa cổ như vậy thấy ở đình Mễ Đậu (Gia Đông, Văn Lâm, Hưng Yên), là nơi thờ Sĩ Vương. Đây là dẫn chứng khác cho thấy thần Bạch Mã cũng là Sĩ Nhiếp.

IMG_8336.JPG
Ngựa trắng ở đình Mễ Đậu.

Ở thôn Khoan Tế, xã Đa Tốn của Gia Lâm còn có đền riêng thờ thần Bạch Mã. Theo truyện kể ở đây thì đền này mới là đền thờ gốc. Đền Bạch Mã ở Thăng Long được lấy chân nhang từ đây về lập đền mà thờ dưới triều Lý. Điều này cũng hợp lý vì Long Độ chỉ vùng Long Biên, thần Bạch Mã đầu tiên phải ở Long Biên chứ không phải ở trong thành Thăng Long Hà Nội.
Sĩ Nhiếp là người có công trong việc cai quản thành Long Biên – Luy Lâu trong một thời gian dài nên việc ông được phong thần trấn giữ Long Biên (thần Long Đỗ) và là Đô thành hoàng Thăng Long là hợp lý.
Câu đối ở đền Bạch Mã tại Khoan Tế:
駒蹄靈蹟傳江北
龍肚英聲振斗南
Câu đề linh tích truyền giang Bắc 
Long Đỗ anh thanh chấn đẩu Nam.
Dịch:
Sự thiêng vó ngựa truyền sông Bắc
Tiếng tốt rốn rồng động đẩu Nam.

IMG_8513.JPG
Gian tiền tế của đền Bạch Mã ở Khoan Tế.

Liên hệ xa hơn nữa, ở miền Nam Trung Bộ từ Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi,… vị Bạch Mã Thái giám là một vị thần được thờ rất phổ biến, là thành hoàng của nhiều làng xã. Tầm ảnh hưởng xa như vậy về phương Nam cũng đúng với Sĩ Nhiếp, vì Sĩ Nhiếp là con của Sĩ Tứ, vốn là thái thú quận Nhật Nam. Sĩ Nhiếp khi tiếp quản và thành lập Giao Châu đã gồm 7 quận, gồm cả quận Nhật Nam ở phương Nam.
Ảnh hưởng sâu sắc của Sĩ Nhiếp đến vùng đất phương Nam – Lâm Ấp còn được ghi lại bằng đôi câu đối trên cổng đền Sĩ Nhiếp ở Tam Á (Thuận Thành, Bắc Ninh):
豈忠義功神心祁彼何辰此何辰安得六百載遺容能攝林邑
是事業文科舉昔治亦進乱亦進最矩四十年政策拯表交州
Khởi trung nghĩa công thần tâm kì, bỉ hà thì thử hà thì, an đắc lục bách tải di dung năng nhiếp Lâm Ấp. 
Thị sự nghiệp văn khoa cử tích, trị diệc tiến loạn diệc tiến, tối củ tứ thập niên chính sách chửng biểu Giao Châu.
Dịch:
Há tấm lòng công thần trung nghĩa lớn, đây thời nào đấy thời nào, yên ổn sáu trăm năm khoan dung ấy giúp quản Lâm Ấp.
Là thi cử văn khoa sự nghiệp xưa, trị cũng tiến loạn cũng tiến, quy củ bốn mươi thu chính sách kia cứu tỏ Giao Châu.

img_8197.jpgMặt trong nghi môn đền Sĩ Nhiếp ở Tam Á.

Cần nói thêm rằng Sĩ Nhiếp là một tu sĩ Bà La Môn, là người khởi xướng hoặc ít nhất cũng là người cho phổ cập Bà La Môn giáo ở đất Việt qua truyện Khâu Đà La – Man Nương và Tứ pháp. Vì vậy, khi Sĩ Nhiếp mất, có thể dân gian đã hình tượng hóa ông bằng một vị thần của Bà La Môn. Vị thần phương Đông có hình tượng là con Ngựa trong Bà La Môn là thần Nhật Thiên, hay thần mặt trời, cưỡi con Hỏa mã. Có thể vì vậy Sĩ Nhiếp khi hiển hóa đã được hình tượng dưới hình ảnh Bạch Mã.

Vũ khí của Phù Đổng Thiên vương

Phù Đổng Thiên Vương khi ra trận đánh giặc Ân giúp nước đã dùng những loại thần binh lợi khí gì? Xin xem xét từng món bảo bối của Thần vương.

Ngựa sắt

Theo yêu cầu của Đổng Thiết, vua Hùng sai các tướng tìm các đồ sắt đủ 50 trăm cân, truyền cho trăm thợ rèn để rèn thành ngựa sắt cao mười tám thước, có đủ năm tạngThần Vương nhảy lên ngựa sắt, cầm roi sắt, đội nón sắt, thét vang như sấm chớp, rằng:
– Ta là Thần tướng, vâng sắc chỉ xuống giúp nước!
Ngựa sắt nhảy mạnh, bay lên không mà phi, lập tức tới nơi Vua ngự. Thần vương cầm roi sắt chỉ huy tiên phong, lệnh khiến các quan hành quân tiếp ứng, chỉ phút chốc đã đến dưới chân núi Vũ Ninh huyện Yên Việt, đại chiến với Thạch Linh thần tướng bên núi.
..
Còn trong tác phẩm Phong Thần diễn nghĩa kể, thừa tướng của nhà Chu là Lã Vọng Khương Tử Nha, người Đông Hải, đã phò giúp Chu Vũ Vương đánh Trụ diệt Ân. Khương Tử Nha cưỡi con kỳ thú là Tứ bất tướng. Con thú này sống từ thủa khai thiên lập địa đến nay. Hình dáng đầu kỳ lân, có sừng, đuôi hươu, vóc dáng như rồng. Có thơ rằng:
Ðầu lân đuôi trại vóc như rồng
Chân đạp hào quang thấu chín trùng
Bốn biển mười châu đi nhất khắc
Ba non năm núi đến như không.
So sánh ở đây thì thấy con Ngựa sắt của Thánh Dóng là con Tứ bất tướng của Lã Vọng.

IMG_8272.JPG
“Tứ bất tướng” trước cửa đền Thượng Sóc Sơn.

Roi sắt

Trước đây các bản dịch thần tích nói rằng Phù Đổng Thiên vương dùng cây gậy sắt. Nhưng đúng chữ gốc thì đây là “Thiết tiên”, tức là cây Roi sắt. Cây roi này dài mười thước.
Vũ khí tấn công của Khương thừa tướng là cây Roi đánh thần (Đả thần tiên), có thể đánh cho thần tiên hồn rời khỏi phách, mà bay lên đàn Phong Thần. Có thể thấy Roi đả thần và Thiết tiên của Phù Đổng là một.
Cùng với vũ khí này là tục chém tướng Ân trong lễ hội đền Sóc. Cũng như trong hội làng Phù Đổng, tướng Ân được thể hiện là các cô gái trẻ được trang điểm và được rước bằng kiệu. Hội Phù Đổng có bài hát Ải Lào:

Nhớ đời thứ sáu Hùng Vương
Ân sai hai tám tướng cường nữ Nhung
Xâm cương cậy thế khoe hùng
Kéo sang đóng chặt một vùng Vũ Ninh.

Ở Sóc Sơn sau khi làm động tác chém tướng các cô gái được cõng chạy về làng. Chém tướng cũng là một lễ tế trong ngày Khương Thái Công đăng đàn Phong Thần, đã chém 2 tướng Ân làm lễ là Phi Liêm và Ác Lai.

ss7.jpeg
Tướng Ân trong hội đền Sóc (Ảnh: internet).

Áo giáp

Ngọc phả Hùng Vương cho biết Đổng Thiết chỉ yêu cầu nhà vua rèn một con ngựa sắt cao 10 thước, một cây roi sắt dài 10 thước, một chiếc nón sắt rộng 3 thước. Còn không có áo giáp bằng sắt.
Ngày hôm ấy mặt trời vừa đúng chính Ngọ, Đổng Thiết cười vang một tiếng, duỗi tay vươn vai, tiếng vang như sấm, ánh mắt loé sáng như chớp, thân mình cao hơn 18 thước. Vì chưa kịp may quần áo nên sai 10 vạn quân đi bẻ hoa lau đem về kết thành đồ mặc.
Đồ mặc của Phù Đổng là một chiếc áo hoa lau, có hàng ngàn bông hoa.
Bọn giặc còn lại chưa diệt hết, nhưng roi sắt đã bị rơi mất. Thần vương bèn nhổ lấy các bụi tre gai vung lên quét sạch quân Ân. Khi đến núi Sóc xã Vệ Linh huyện Kim Hoa, thần vương cởi bỏ bộ áo hoa lau, cưỡi ngựa bay lên không mà bay đi
Khương Thái Công có vật hộ thân là Hạnh Hoàng Kỳ, hay lá cờ của hành màu Vàng (trong Ngũ hành). Lá cờ này khi phất lên thì hàng ngàn bông hoa sen bay ra, ngăn cản tất cả binh khí của quân giặc đánh đến.
Hạnh Hoàng Kỳ như vậy chính là bộ áo hoa lau (hoa tre) của Phù Đổng hay cành tre đằng ngà được Thánh Dóng nhổ lên quét sạch giặc Ân. Trong lễ hội Dóng ở Sóc Sơn hiện còn tục ban lộc hoa tre. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Đây là tái hiện lại hình ảnh Phù Đổng cởi bỏ bộ áo “hoa lau” trước khi bay về trời ở núi Sóc.

Le-hoi-giong-2018-Bo-cuop-hoa-tre-lo-loc-ban-dai-tra-1.jpgHoa tre trong hội đền Sóc (Ảnh: internet).

Thiên thư

Một vũ khí “tinh thần” (mưu lược) quan trọng của Khương Tử Nha được nói tới là cuốn Thiên thư (Sách trời). Trong chuyện của Phù Đổng Thiên vương bảo bối tương ứng là chiếc Nón sắt. Chữ Sắt trong chuyện Thánh Dóng không nên hiểu ra thành “thời kỳ đồ sắt” Sắt ở đây nên hiểu tương đương với từ “Thần”. Ngựa sắt là con ngựa thần Tứ bất tướng. Roi sắt là Roi đả thần. Còn Nón sắt hẳn là chỉ Thiên thư.
Trong Ngọc phả Hùng Vương còn có chỗ nói tới Thiên thư:
Vào năm Giáp Tí bỗng thấy biên giới phía Bắc có thư gửi cấp báo. Tướng giặc Ân là Thạch Linh thần tướng khởi binh từ phía Bắc tiến sang, giáo giáp kín trời, tinh kỳ rợp đất. Quả đúng như lời bà mo đã nói. Vua bèn thành tâm lập đàn trai giới, thắp hương cầu khấn. Các quan triều đến cầu niệm suốt trong ba ngày, trông mong lúc trời đất, tiền thánh tổ Long Quân âm phù cho tướng giúp yên. Được một tháng, trời ứng mưa to sấm gió nổi lên. Bỗng thấy một cụ già thân cao hơn 9 thước, mày râu bạc phơ ngồi ở ngoài đường, cười nói ca hát nhảy múa. Ai trông thấy cũng phải lấy làm lạ, cho là bậc kỳ nhân. Sứ giả vào tâu Vua. Vua đích thân ra đón, mời vào đàn tế, hỏi rằng:
– Nay quốc gia có việc, giặc tới xâm lăng, thắng thua chưa biết thế nào, xin lão ông cho chỉ giáo. Lão ông trầm ngâm hồi lâu rồi đáp:
– Ta từng đến khắp đáy bể cửa trời, biết tới sách thần phép ước trời đất. Sẽ thử vận mà bói một quẻ. Rồi nói với Vua:
– Ba năm sau, giặc xâm lăng nước này, sẽ có được người tới, giặc sẽ được dẹp!
Lão ông lại nói chuyện với Vua, chân tình giảng giải, rồi tặng cho Vua một cuốn sách thần. Nói xong cụ già vút lên không bay đi.

DSC05703.JPG
Phù điêu thể hiện trăm trai của mẹ Âu Cơ tại chùa Hoa Long, bến Việt Trì.

Ngọc phả không kể cuốn Thần thư này được dùng làm gì trong cuộc chiến chống giặc Ân. Tuy nhiên, cuốn Thiên thư được dùng ở một đoạn khác, là đoạn Âu Cơ sinh thai ngọc trăm trứng:
Khi đó, có một cụ già tướng mạo trượng phu, râu tóc bạc phơ, dáng điệu tiên ông, đầu đội mũ trời gấm lĩnh, mình mặc áo vải nhuộm nâu, chân đi giày cỏ, tay cầm gậy tre, ra chơi ở bến sông Bạch Hạc Việt Trì, tại chùa Hoa Long. Ông già rửa chân bên sông, trên tảng đá phẳng trên con sông gọi là sông Nhị Hà.
Hôm ấy có quan trong triều là Tướng quân nguyên soái tiết chế trấn thủ đô thành Phong Châu đang ngồi trên ngôi lầu ở bên sông Việt Trì. Quan Nguyên suý trông thấy ông Tiên đang xem phong thủy, mặt hướng nhìn các sông Bạch Hạc Hoàng Hà Manh Hà, chân đạp lên tảng đá hình lưng rùa. Triều quan sai sứ giả nghênh đón tiên ông lên lầu hỏi chuyện với Nguyên soái. Quan đem hết sự thể bộc bạch chân tình, mở tiệc khoản đãi rồi mời ông về cung điện trên núi Nghĩa Lĩnh. Triều quan vào tâu vua.
Vua thân hành ra mời cụ già vào cung, dùng đại lễ, mở tiệc chúc mừng. Vua hỏi cụ già rằng:
– Tiên sinh từ đâu đến ngao du phong cảnh ở đây? Nay trong nước có chuyện, nhờ cụ chỉ giáo cho.
Tiên ông ha hả cười vang. Vua vẫn đứng nói chuyện, hỏi Tiên ông:
– Nước sinh được trăm con trai, có trí tuệ cùng tài như nhau, cho nên khó đặt định danh hiệu thần xếp thứ tự luận anh em. Kính nhờ Tiên ông đặt tên, định thứ bậc giúp cho.
Cụ ông đáp:
– Ta sinh ở thời Hoàng Đế, theo học đạo Phật, ngao du nơi hải ngoại, xem hết trời đất, đi thăm thế giới, đến tận Nam Miên, thấy phong cảnh đẹp. Vua nay muốnđặt tên cho trăm con trai. Ta có một quyển sách thần có thể bói biết được tinh thần  trời đất trăng sao, gọi tên các phép tiên.
Vua nói: Nước đã có thành tâm cầu đảo, đúng là cầu tất ứng.
Tiên ông nói: Lão thành tâm bốc một quẻ trong Thiên thư xem tới trời định thế nào. Trước là để xác lập vương tử, cùng với tên gọi cho trăm trai. Xem tướng trăm trai thì Vua sẽ cử được người tài lập làm con trưởng, phân định thứ bậc anh em
Tiên ông lấy bút viết ra, đặt tên cho các thần tướng, đặt lên chiếc mâm vàng.
Ông lão cầm gậy trúc đứng trên Bàn Thạch bên sông Nhị rõ ràng là ông Lã Vọng câu cá, được Chu Văn Vương cầu về giúp nước. Cuốn Thiên thư ở đây có tác dụng là: bói biết được tinh thần trời đất trăng sao, gọi tên các phép tiên. Cuốn Sách trời tức Hà thư, dùng để đoán định về tinh thần, phân định lãnh thổ, đặt tên các quốc gia chư hầu.

Bảng phong thần

Thiên thư phối hợp với chiếc Mâm vàng dùng để đặt tên cho trăm người con trai Bách Việt trong chuyện Âu Cơ (Cơ Xương Văn Vương trong Phong Thần diễn nghĩa cũng có 100 người con). Như vậy chiếc Mâm vàng chính là Bảng phong thần của Khương Tử Nha. Chiếc Mâm vàng này cũng đã dùng để bảo giữ thai ngọc của Âu Cơ:
Thiên sứ báo cho Hiền vương đặt bào ngọc lên chiếc mâm vàng đem đến ngôi chùa cổ ở núi Viễn Sơn, tức là chùa Từ Sơn Thiên Quang Hòa Thượng ở ngọn Thứu Lĩnh, đặt ở trong chùa.
Mâm vàng ở đây dùng đặt đồ tế lễ các tướng lĩnh tử trận và đặt định trăm quan, trăm chư hầu là một dạng tế đàn. Hình ảnh thật của nó là các bàn đá hay các cự thạch lớn tìm thấy nhiều ở vùng Sóc Sơn. Tế đàn lớn cho phong thần của Phù Đổng chính là đỉnh núi đá Sóc – Vệ Linh, trước đây còn có mấy dấu chân ngựa, nước không bao giờ cạn.

Cu thach.jpg
Cự thạch ở Minh Trí, Sóc Sơn (Ảnh: Nguyễn Huân).

Có lẽ “Từ Sơn Thiên Quang Hòa Thượng“chính là Khương Thái Công, người đã tiến hành việc phong thần, tức là thiết lập chế độ lễ nhạc tín ngưỡng cho thiên hạ, và phong tước cho các công thần của nhà Chu sau cuộc chiến diệt Ân. Ngọc phả Hùng Vương viết, Lão tiên sau khi đặt tên cho trăm trai:
… Từ đó thứ bậc anh em phân định rõ ràng, ai nấy đều vui. Xếp đặt việc đặt tên đã xong, tự nhiên có một làn mây xanh bay đến trên không trung, Tiên ông biến hoá bay về Thượng giới.
Vua nói: Triều đình lòng kính cầu khẩn, trên đàn thành tâm được cảm ứng, thần đến từ phương Tây bày cách, mới biết lão Phật tiên ông hiển ứng giáng đàn giúp nước. Hôm nay lệnh các quan bái hạ. Trẫm lập một ngôi chùa tên là Từ Sơn Tuyên Quang Hoà Thượng Vạn Đức Thiền Sư…

IMG_5950.JPG
Tam quan chùa Thiên Quang ở Nghĩa Lĩnh.

Câu đối ở đền Thượng Sóc Sơn:
天上降神鉄馬鐵鞭朱粤動
水中顯聖金鎗金甲太原寒
Thiên thượng giáng thần, thiết mã thiết tiên Chu Việt động
Thủy trung hiển thánh, kim thương kim giáp Thái Nguyên hàn.
Dịch ý:
Thần giáng từ trời, Roi tiên Ngựa sắt rung Chu Việt
Nhân gian tỏ thánh, Giáp tre Mâm đá lạnh Thái Nguyên.
Khương Thái Công Lã Vọng, “từ trời thần giáng”, cưỡi ngựa sắt – Tứ Bất Tướng, dùng Roi sắt Đả Thần, làm kinh động miền đất Việt nhà Chu. Chiếc Mâm vàng – bàn đá dùng để phong thần, phong tước kiến địa. Áo giáp hoa tre – Hạnh Hoàng Kỳ làm vật hộ thân, làm cho quân giặc phương Bắc (Thái Nguyên) phải run sợ…
Truyền thuyết, tín ngưỡng và lễ tục của người Việt về cậu bé làng Phù Đổng – ông lão bên sông Nhị giúp Văn Lang Vũ Ninh đánh Trụ diệt Ân nay đã là di sản văn hóa phi vật thể thế giới. Câu chuyện lập quốc Văn Lang, tạo nên một thiên hạ thái bình thịnh trị của nhà Chu với hàng trăm chư hầu, tồn tại hàng trăm năm, không hề bị quên lãng trong tâm thức Việt.

Phong thần diễn Việt nghĩa

Phong Thần diễn nghĩa kể lại câu chuyện lập quốc của nhà Chu, từ lúc Trụ Vương suy đồi, Văn Vương cầu Khương Tử Nha, phò Vũ Vương hội chư hầu tiến đánh Triều Ca, dựng nên thiên hạ nhà Chu, phong hầu phong thần, đặt ra bách tính.
Trong  huyền sử Việt câu chuyện Phong Thần này được “diễn nghĩa” theo một góc nhìn khác, mà người Việt ai cũng thuộc nằm lòng, bởi đó là các truyền thuyết về thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang, được kể chi tiết trong Ngọc phả Hùng Vương cùng các di tích hiện còn ở Việt Nam.

Hồi 1. Trụ Vương – Đát Kỷ

Trụ Vương là vị vua cuối cùng của nhà Ân Thương. Vua Trụ coi khinh quỷ thần, chọc ghẹo cả Nữ Oa, ham mê tửu sắc, bị con hồ ly tinh Đát Kỷ mê hoặc, giết hại hiền thần, dẫn đến triều chính rối loạn. Mệnh của nhà Ân Thương từ Thành Thang coi như sắp hết.

Ngọc phả Hùng Vương kể:
Quốc Vương chưa tỏ sự lý của trời đất nên trong cung còn nhiều thuyết hoang đường, lấy đó làm cách cảm. Quần thần tấu thỉnh lên bệ hạ nên dùng một kế, chế lập ra một đàn tràng. Vua nghe theo lời tâu. Có một bà mo xưng có tài như thần. Vua sai bắt bà mo giam trong cung.
Sau đó vua sai lập một đàn tế riêng, dùng các lễ dối, voi trắng không ngà, voi đen ba chân, ngựa đỏ năm chân để cầu đảo với Trời. Vua bảo triều thần:
– Trẫm dùng kế ấy để xem người bà mo có biết giả trá hay không?
Hoàng thiên tuy cao, nhưng nghe xong không bằng lòng, xem đến các đồ lễ trên đàn thì hoàn toàn không linh ứng. Hoàng thiên bèn giáng tai ương để cảnh báo vua không có đức.
Vương mới nghiệm biết trời đất báo ứng ngay trước mắt. Đến năm Thân tháng Thân, thần khí âm dương rơi rụng. Mưa gió không điều hòa. Khí thời không chính. Đức của người làm vua không được thuần.
Vua mới cho sứ đưa bà mo đến bảo:
– Ngươi biết dò xét cơ trời. Nay trong nước có điềm chẳng lành. Ngươi có thể bay lên trời tìm hỏi xem lý do thế nào, về báo cho Trẫm biết.
Bà mo bèn làm phép, trong khoảng ba canh, tự nằm mộng đến trước cửa khuyết Ngọc Hoàng, quỳ tâu rằng:
– Tôi vâng mệnh quốc vương lên tâu thiên đình. Nay trần thế đang có biến. Xin cho biết nguyên do như thế nào?
Ngọc Hoàng phán rằng:
– Ngươi mau trở về báo cho Vua biết. Lưới trời lồng lộng, thưa mà không thể lọt. Trần hoàn lóc lóc, có cầu có nguyện tất được tòng tâm. Vua nay tự kiêu ngoa, truyền làm lễ vật giả dối. Đó là do trời báo phạt, không chỉ giáng bấy nhiêu tai ương mà thôi. Ba năm sau tất sẽ có nạn giặc lớn!
Có thể thấy Hùng Vương ở đây là Trụ Vương. Bà mo là con yêu Đát Kỷ. Đã bày đặt ra những chuyện lừa dối cả Hoàng Thiên.
Mâu thuẫn giữa hai dòng Thương và Chu còn được kể đến trong cuộc chia tay Lạc Long – Âu Cơ trong huyền sử Việt.
Khi đó Long Quân nói với Âu Cơ rằng:
– Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, giống loài không hợp nhau, chung sống với nhau thực cũng khó. Vì thế ta phải lìa nhau thôi. Chia 50 con theo cha về biển, làm Thuỷ tinh. Chia 50 con theo mẹ về núi, làm Sơn tinh, làm hiển rạng cho các vương tử, trấn ngự khắp các vùng núi biển, đều là với danh nghĩa thần thuộc.
Và trong đoạn kể về Hùng Vương cuối cùng:
Từ đó Tuyền Vương bỏ bễ không chăm sửa sang võ bị, chỉ đam mê tửu sắc làm vui. Đến khi quân Thục kéo đến tận nơi, vua vẫn còn say khướt chưa tỉnh. Quân lính trở giáo đầu hàng quân Thục…

Hồi 2. Phượng gáy non Kỳ

Cơ Xương Văn Vương là Tây Bá Hầu, là vị hầu tước đứng đầu miền Tây của nhà Ân, cũng gọi là xứ Tây Kỳ. Tương truyền khi Văn Vương sinh ra có điềm phượng hoàng bay đến đậu trên núi Kỳ Sơn mà gáy, báo hiệu sự ra đời của bậc thiên tử, khởi đầu một triều đại mới thay cho nhà Ân đã tận số.

Ngọc phả Hùng Vương kể:
Khi ấy có con gái của Đế Lai tên là Âu Cơ, là một thiếu nữ hiền đức, sống ở quê mẹ tại huyện Thanh Nguyên châu Đà Bắc của Giao Chỉ. Một hôm nàng Âu Cơ đi chơi ở châu Trường Sa, gặp khi vua đi tuần thú ở Đà Giang. Vua thấy Âu Cơ dung nhan xinh đẹp, tư chất kiều diễm, rất vừa ý, bèn lấy làm vợ, lập làm chính phi hoàng hậu. Thề rồi tới khi Kinh Dương Vương hai trăm năm bảy tuổi, ở ngôi hai trăm năm mươi năm, thì phong Lạc Long Quân lên nối ngôi chính thống ra ở tại núi Nghĩa Lĩnh, kinh thành đô ở núi Phong, triều đại quản lý việc nước nhà, lấy đức cai quản nhân dân.
Mẹ Âu Cơ là dòng tiên, biểu tượng là chim phượng, là hình ảnh thể hiện trên mặt trống đồng, văn vật đặc trưng cho người Việt ở thời kỳ này. Âu Cơ lên núi lập nước Văn Lang, đô đóng Phong Châu, tức là Cơ Xương Văn Vương.

Hien Luong.jpg
Đền Hiền Lương ở Hạ Hòa, Phú Thọ, nơi Âu Cơ bay về trời (Ảnh: Nguyễn Huân).

Hồi 3. Văn Vương cầu hiền

Khởi đầu sự nghiệp Cơ Xương Văn Vương đã hết lòng chiêu mộ hiền tài. Văn Vương đã đích thân tìm đến Lã Vọng, là một ông lão ngoài 80 tuổi, ngồi câu cá trên Bàn Thạch ở sông Vị. Văn Vương đón Lã Vọng về lập làm tể tướng, tức Khương Tử Nha.

Ngọc phả Hùng Vương kể:
Hiền vương phán rằng:
– Chính sự lớn của triều đình cần có người anh tài. Trẫm vâng mệnh Trời gây dựng cơ đồ lớn lao, mở nước trị dân, theo mệnh trời sinh được trăm con trai. Trẫm cùng trăm quan thành tâm thiết lập đàn chay, kính cẩn cầu khấn tâu lên Hoàng Thiên, đấng ngự hội tụ của vạn linh, để đặt định trăm danh hiệu.
Bấy giờ vua lên đàn tràng khấn lễ cầu đảo lớn vừa xong, tự nhiên có cảm ứng, phương Tây có khí thần lại, mây rồng ngũ sắc, núi sông sáng rạng. Khi đó, có một cụ già tướng mạo trượng phu, râu tóc bạc phơ, dáng điệu tiên ông, đầu đội mũ trời gấm lĩnh, mình mặc áo vải nhuộm nâu, chân đi giày cỏ, tay cầm gậy tre, ra chơi ở bến sông Bạch Hạc Việt Trì, tại chùa Hoa Long. Ông già rửa chân bên sông, trên tảng đá phẳng trên con sông gọi là sông Nhị Hà. Hôm ấy có quan trong triều là Tướng quân nguyên soái tiết chế trấn thủ đô thành Phong Châu đang ngồi trên ngôi lầu ở bên sông Việt Trì. Quan Nguyên suý trông thấy ông tiên đang xem phong thủy, mặt hướng nhìn các sông Bạch Hạc, Hoàng Hà, Manh Hà, chân đạp lên tảng đá hình lưng rùa. Triều quan sai sứ giả nghênh đón tiên ông lên lầu hỏi chuyện với Nguyên soái. Quan đem hết sự thể bộc bạch chân tình, mở tiệc khoản đãi rồi mời ông về cung điện trên núi Nghĩa Lĩnh. Triều quan vào tâu vua. Vua thân hành ra mời cụ già vào cung, dùng đại lễ, mở tiệc chúc mừng. Vua hỏi cụ già rằng:

– Tiên sinh từ đâu đến ngao du phong cảnh ở đây? Nay trong nước có chuyện, nhờ cụ chỉ giáo cho.
Tiên ông ha hả cười vang. Vua vẫn đứng nói chuyện, hỏi Tiên ông:
– Nước sinh được trăm con trai, có trí tuệ cùng tài như nhau, cho nên khó đặt định danh hiệu thần xếp thứ tự luận anh em. Kính nhờ Tiên ông đặt tên, định thứ bậc giúp cho.
Cụ ông đáp:
– Ta sinh ở thời Hoàng Đế, theo học đạo Phật, ngao du nơi hải ngoại, xem hết trời đất, đi thăm thế giới, đến tận Nam Miên, thấy phong cảnh đẹp. Vua nay muốnđặt tên cho trăm con trai. Ta có một quyển sách thần có thể bói biết được tinh thần âm dương, gọi tên các phép tiên.
Vua nói: Nước đã có thành tâm cầu đảo, đúng là cầu tất ứng.
Tiên ông nói: Lão thành tâm bốc một quẻ trong Thiên thư xem tới trời định thế nào. Trước là để xác lập vương tử, cùng với tên gọi cho trăm trai. Xem tướng trăm trai thì Vua sẽ cử được người tài lập làm con trưởng, phân định thứ bậc anh em. Tiên ông lấy bút viết ra, đặt tên cho các thần tướng, đặt lên chiếc mâm vàng. Để phân định thứ bậc anh em, trăm trai đến hội ở chính điện. Mọi người đồng thanh cần phải có một huynh trưởng đứng đầu. Một người được gọi tên được lập làm Thái tử nối ngôi vua. Còn 99 người khác lần lượt đến trước mâm vàng nhận danh hiệu được ban. Từ đó thứ bậc anh em phân định rõ ràng, ai nấy đều vui.
Xếp đặt việc đặt tên đã xong, tự nhiên có một làn mây xanh bay đến trên không trung, Tiên ông biến hoá bay về Thượng giới.
Vua nói: Triều đình lòng kính cầu khẩn, trên đàn thành tâm được cảm ứng, thần đến từ phương Tây bày cách, mới biết lão Phật tiên ông hiển ứng giáng đàn giúp nước. Hôm nay lệnh các quan bái hạ. Trẫm lập một ngôi chùa tên là Từ Sơn Tuyên Quang Hoà Thượng Vạn Đức Thiền Sư. Ban bố cho trăm quan thường xuyên cầu khấn, cầu Phật ứng cho.
Ông lão cầm gậy trúc, đứng trên bàn đá bên sông Nhị, dùng Thiên thư (sách trời) để phân định thứ bậc họ Hùng, rõ ràng là chuyện của Lã Vọng câu cá ở Vị Thủy.

IMG_8494.JPG
Chùa Hoa Long ở ngã ba sông Việt Trì.

Hồi 4. Văn Thái sư đánh Tây Kỳ

Sau khi Cơ Xương đánh chiếm nước Sùng của Bắc Bá Hầu Sùng Hầu Hổ, Trụ Vương liên tiếp sai quân tiến đánh Tây Kỳ. Cầm đầu quân đội của Trụ Vương là Văn Thái sư, là một người tài giỏi, có nhiều phép thuật.

Ngọc phả Hùng Vương kể:
Thời Việp Vương, người giàu vật nhiều nên mới có sàm thần tấu lời, không tin bà mo, đùa lễ giả với trời. Thời này không có phong tục kính lễ. Vua Ân muốn xâm lăng đất nước. Vào năm Giáp Tí bỗng thấy biên giới phía Bắc có thư gửi cấp báo. Tướng giặc Ân là Thạch Linh thần tướng khởi binh từ phía Bắc tiến sang, giáo giáp kín trời, tinh kỳ rợp đất. Quả đúng như lời bà mo đã nói.
Tướng giặc Ân trong cách diễn nghĩa của người Việt là Thạch Linh thần tướng. Sau đó Phù Đổng Thiên Vương giáng xuất, đánh nhau với Thạch Linh thần tướng ở vùng Yên Việt.

Thach Linh
Đền thờ Thạch Linh thần tướng ở Hạ Lát, Tiên Sơn, Việt Yên, Bắc Giang (Ảnh: Nguyễn Huân).

Hồi 5. Vũ Vương khởi binh

Văn Vương mất, con là Vũ Vương nối nghiệp. Với sự giúp đỡ của Khương Tử Nha, Vũ Vương đã hiệu triệu 800 chư hầu, hẹn nhau hội quân ở Mạnh Tân, tiến đánh Trụ Vương.

Ngọc phả Hùng Vương kể:
Sứ giả đến làng Phù Đổng, huyện Tiên Du. Làng ấy có người nhà giàu tuổi đã 79. Trước nhà có mảnh vườn trồng các loại trà hoa. Bà lão cũng đã 59 tuổi. Sáng sớm ngày 6 tháng giêng năm Quý Hợi bà vào vườn hái hoa hái chè, thấy một dấu chân to lớn. Bà lấy làm lạ, bèn gọi chồng đến, quả nhiên thấy có dấu chân của thần nhân. Trưởng ông bảo vợ bước chân trái dẫm vào đó. Tự nhiên lúc đó khí trời của thần cảm ứng. Bà lão thấy cảm động trong người, mắt hoa, rồi mang thai. Đến ngày 8 tháng Tư năm Giáp Tí đầy tháng bà sinh một con trai. Con được đúng một tuổi thì Trưởng ông qua đời lúc 80 tuổi. Chỉ còn mẹ già sáu mươi bú mớm nuôi con. Lên ba tuổi đặt tên là Đổng Thiết, ăn uống lớn phổng, nhưng không biết nói cười. Ngày hôm ấy cậu bé đang nằm trong võng, mẹ cậu nghe sứ giả đi tìm người có đại tài dẹp loạn. Bà mẹ nói vui với sứ giả rằng:
– Lão sáu mươi tuổi mới sinh được một đứa con trai. Nay đã ba tuổi, chỉ biết ăn uống mà không biết đánh giặc để triều đình trọng thưởng quan tước mà trả ơn bú mớm cho mẹ.
Sứ giả đi qua. bỗng nhiên Đổng Thiệt ngồi dậy, mở miệng nói:
– Xin mẹ gọi sứ giả quay lại, con có việc cần nói. Mong mẹ đón lại sử giả về đây.
Thần vương nói với sứ giả rằng:
– Ta là Thiết Xung thần tướng đây! Trời sinh ra ta để giúp nước, dẹp loạn cứu dân. Ngươi về triều tâu với vua cho ta một con ngựa sắt cao 10 thước, một cây roi sắt dài 10 thước, một chiếc nón sắt rộng 3 thước, đưa mấy thứ ấy đến đây cho ta để đánh giặc Ân. Vua không phải lo gì nữa!
Sứ giả nghe lời nói của Đổng Thiết, trở về chính điện ở núi Nghĩa Lĩnh tâu Vua mọi việc. Vua triệu tập quần thần trăm quan để bàn. Triều đình liền can ngăn rằng:
– Triều đình hiện nay oai trời rộng lớn, tướng mạnh tướng nhiều. Dù giặc Ân xâm chiếm phương Nam, cũng đã có người can đảm đối đầu. Huống hồ đứa trẻ ba tuổi sao có thể đánh giặc được. Vả lại việc binh là việc quốc gia đại sự, liên quan đến an nguy của hoàng gia, chớ nên xem nhẹ. Xin bệ hạ thận trọng lựa chọn người có đại tài, cử làm đại tướng. Không nên chỉ nghe lời nói bên ngoài mà không thấy tận mắt vậy.
Vua nói:
– Trẫm theo mệnh trời, trị nước yêu dân, tin việc thần nhân trước đây đã báo ứng. Đích thực là Tiền thánh Đế quân đã hiển linh về báo để giúp nước. Trẫm tin như lời đó thật không phải là sai, không nên nghi ngờ.
Vua sai các tướng tìm các đồ sắt đủ 50 trăm cân, truyền cho trăm thợ rèn để rèn thành ngựa sắt cao mười tám thước, có đủ năm tạng, roi sắt dài mười thước, nón sắt rộng ba thước. Đến giờ Mão ngày 7 tháng Giêng năm Bính Dần Vua sai quan Tiết chế dẫn 10 vạn hùng binh đem ngựa sắt roi sắt nón sắt đến làng Phù Đổng. Đổng Thiết cười rằng:
Vua theo đúng hẹn,
Vận nước lâu bền.
Quân giặc phải tan,
Một ngày giúp nước,
Thiên cổ danh vang.
Rồi Đổng Thiết nói với mẹ và họ hàng thân thích rằng: “Tính con hay ăn, xin soạn cho các món trâu rượu, hoa quả”. Dân làng nghe thế nhà nhà đem trâu rượu đến. Chỉ trong chốc lát cậu bé đã ăn xong để lên đường đi lập công giúp nước, đền đáp công ơn của cha mẹ, làng xóm và ơn Vua.
Ngày hôm ấy mặt trời vừa đúng chính Ngọ, Đổng Thiết cười vang một tiếng, duỗi tay vươn vai, tiếng vang như sấm, ánh mắt loé sáng như chớp, thân mình cao hơn 18 thước. Vì chưa kịp may quần áo nên sai 10 vạn quân đi bẻ hoa lau đem về kết thành đồ mặc. Đổng Thiết lạy tạ mẹ rằng:
– Mẹ là bậc thánh trên trời. Con là Thần vương. Một ngày lập công to lớn, vạn năm hương lửa vô cùng!
Thần Vương nhảy lên ngựa sắt, cầm roi sắt, đội nón sắt, thét vang như sấm chớp, rằng:
– Ta là Thần tướng, vâng sắc chỉ xuống giúp nước!
Phù Đổng Thiên vương ở đây cũng là Khương Tử Nha, người cầm đầu quân đội nhà Chu và các chư hầu, xông pha diệt Trụ.

Na Tra.jpg
Phù Đổng Thiên Vương và các thần tướng ở đền Thượng núi Sóc.

Hồi 6. Phá Ân diệt Trụ

Cuộc chiến giữa Trụ Vương và Vũ Vương diễn ra rất ác liệt. Phía quân Chu được nhiều thần linh đến trợ giúp. Sau nhiều trận đánh, quân nhà Chu đã chiếm được Triều Ca. Trụ Vương lên Lộc Đài phóng hỏa tự vẫn.

Ngọc phả Hùng Vương kể:
Ngựa sắt nhảy mạnh, bay lên không mà phi, lập tức tới nơi Vua ngự. Thần vương cầm roi sắt chỉ huy tiên phong, lệnh khiến các quan hành quân tiếp ứng, chỉ phút chốc đã đến dưới chân núi Vũ Ninh huyện Yên Việt, đại chiến với Thạch Linh thần tướng bên núi. Quân Ân thua to tan chạy. Thạch Linh thần tướng bị bắt sống rồi chém đầu. Bọn giặc còn lại chưa diệt hết, nhưng roi sắt đã bị rơi mất. Thần vương bèn nhổ lấy các bụi tre gai vung lên quét sạch quân Ân.

Tương truyền con ngựa đá của Thạch Linh thần tướng bị chém rơi đầu, nay còn dấu tích ở thôn Cựu Tự, núi Chu Sơn tại Quế Võ, Bắc Ninh, với hình một con rồng có cánh (Phi Liêm) bằng đá lớn.

Phi Liem
Tượng Phi Liêm bằng đá ở Chu Sơn.

Truyện Giếng Việt trong Lĩnh Nam chích quái kể:
Giếng Việt ở núi Trâu Sơn, quận Vũ Ninh; đời Hùng Vương thứ ba, Ân Vương cử binh Nam xâm, đóng quân ở núi Trâu Sơn; Hùng Vương cầu Long quân giúp, Long quân bao tìm khắp thiên hạ, nếu được người kỳ tài thì dẹp được giặc; đến kỳ cầu được Đổng Thiên Vương cỡi ngựa sắt đi đánh, tướng sĩ nhà Ân đều tan vỡ. Ân Vương chết ở dưới núi, làm Địa Phủ Quân; dân lập đền thờ, bốn mùa cúng tế nhưng lâu năm suy dần bỏ thành chùa hoang.
Trụ Vương chết, được phong làm Vua của Địa phủ. Rất có thể tục cúng cô hồn tháng 7, khi Diêm vương mở Quỷ Môn Quan cho các cô hồn đi ăn đồ lễ, chính là bắt đầu từ cuộc chiến Chu – Thương này. Đây là ngày lễ tưởng niệm đến những người đã mất trong cuộc chiến, mà không được siêu thoát hay phong thần. Có lẽ chính tháng 7 là tháng mà Trụ Vương đã chết cháy ở Lộc Đài.
Đoạn khác trong Truyện giếng Việt:
… hòn ngọc Long Tụy, nói đó là ngọc châu, từ thuở Trời Đất mới khai tịch, đã có một cặp Trống Mái từ đời Hoàng Đế trải đến đời Ân truyền làm thế bảo; trong trận đánh Trâu Sơn, Ân Vương đeo nó mà chết.
Vua Ân dùng ngọc rồng, đối lập hình ảnh với Văn Vương phượng gáy Kỳ Sơn. Ân Thương và nhà Chu là hình tượng của 2 dòng Tiên – Rồng, Âu Cơ – Lạc Long của huyền sử Việt.
Một cách kể khác trong Ngọc phả Hùng Vương là sự kiện Âu Cơ sinh trăm trứng, có Tứ đại thiên vương, Bát bộ kim cương đến phù giúp. Quá trình “mang nặng đẻ đau” trăm người con trai này là cuộc chiến diệt Trụ, lập ra thiên hạ trăm chư hầu.
Bấy giờ nàng Âu Cơ là chính phi, vào năm Nhâm Thân tháng Giêng ngày 4 có thai, điềm rồng đẹp ứng, mây lành năm sắc, hương trời đầy phòng. Trong 3 năm 3 tháng 10 ngày ở tại Ngũ Lĩnh. Trong cung điện hàng ngày thường có mây lành năm sắc, ánh rồng sáng lạn. Tới đầy tuần sinh nở, vào năm Canh Ngọ ngày 5 tháng 12 mặt trời chiếu đúng giờ Ngọ, cái thai trong bụng Âu Cơ chuyển động, mây rồng đầy nhà, ánh sáng loé lên. Trong trướng, hoàng phi sinh ra một bọc trăm trứng, trong như ngọc châu, hương lạ thơm nức. Sơ sinh ở núi Nghĩa Lĩnh, đất tổ Phong Thứu, dưới lọng ngọc đầu núi bên đầm sen.
Hiền Vương thấy hoàng phi sinh tú bào hết sức dị thường, là điều lạ của quốc gia trước nay trong thiên hạ. Vua bèn triệu hội đồng bách quan văn võ triều thần đến chầu ở chính điện. Giờ Ngọ hôm ấy ở giữa thành nội Kính Thiên ba tiếng thiêng vang lên rung trời chuyển đất, núi sông cây cỏ muôn vật đều kinh hoàng, mây lành ngũ sắc sáng bừng khắp ba ngàn thế giới. Muôn chim bay chầu trên các lâu đài điện các. Dưới núi làn nước tung sóng cuộn dâng. Trăm kình nghê muông thú, muôn vật cá tôm đội gió mưa về chầu. Vua thấy quốc gia có điềm lành kỳ lạ, bèn xuống chiếu cho bá quan văn võ sửa sang áo mũ trai giới tịnh khiết đến tề tựu ở điện Kính Thiên, đèn hương phụng hầu chầu lạy Hoàng thiên Thượng đế, Tứ phủ vạn linh.
Ngày hôm ấy vào giờ Thân bỗng thấy một áng mây xanh từ phía Tây bay đến hội ở sân Kính Long điện ngọc. Rồi bốn vị thiên tướng hiện ra rất kỳ lạ. Các vị tướng ấy cao hơn nửa trượng, đầu đội mũ hoa, mình mặc cẩm bào xanh, lưng thắt đai ngọc khăn rồng, chân đi hài sắt, nói cười đều loé hào quang lưỡi lửa, cùng cầm long đao, lệnh rằng: Ngọc Hoàng thượng đế xuống sắc cho Nam Miên, Hiền Vương quản nước, bọc rồng trăm trứng nở ra trăm trai trị nước. Trời lệnh sai các đại thần vương phù giúp bảo hộ. Vậy ban sắc này.
Hiền vương mới nhận long bài, truyền các quan văn võ ngước lên trời vái vọng, rồi dập đầu lạy tạ.
Thần vương nói: Bào ngọc trăm trứng, thần oai rạng thiêng, điềm rồng giáng sinh. Thiên sứ báo cho Hiền vương đặt bào ngọc lên chiếc mâm vàng đem đến ngôi chùa cổ ở núi Viễn Sơn, tức là chùa Từ Sơn Thiên Quang Hoà Thượng ở ngọn Thứu Lĩnh, đặt ở trong chùa, chọn quan trai giới chầu hầu, đèn hương không ngớt. Bào này sẽ sinh ra trăm trai thần tướng. Hiền Vương hãy thành tâm cầu trời, tới tháng Giêng bào sẽ nở. Nói xong Tứ đại thần vương lại làm gió mưa mây sấm, bay lên không biến hóa.
Hiền vương thành tâm cầu trời. Thế là vào ngày rằm tháng giêng, mây lành bay phủ khắp đất trời, núi sông rừng biển, nở ra trăm con trai. Trong khoảng một tháng các chàng trai không cần bú mớm mà lớn bật lên như người trưởng thành, tướng mạo phương phi, dáng hình kỳ tú, thân cao ba thước bảy tấc, cái thế anh hùng.
Hiền vương triệu phi tần sáu cung đến phát các tấm gấm lĩnh để khâu may 100 bộ áo mũ cấp cho các chàng trai. Một ngày ba lần làm các trò vui như du ngoạn hoa lá hồ sen, được một trăm ngày. Đầy trăm ngày vào ngày 20 tháng 7 cả trăm chàng trai đều cười vang, nói lớn:
Trời sinh bậc thánh
Trị nước sinh vua
Thanh bình bốn biển
Thiên hạ vững yên.
Thế là một trăm hoàng tử đều đến trước sân rồng. Hiền Vương đến ngự thấy các vị thần tướng nhà trời đầu đội mũ đồng, mình mặc áo bào giáp sắt, chân đi hia bạc, lưng thắt khăn rồng quá độ, tướng mạo sang quý sáng láng, mắt sáng như sao, miệng nhả hào quang hoả khí, tay cầm thần kiếm linh trượng, chày ngọc búa sắt, dàn hàng đứng hai bên tả hữu đối nhau. Bỗng không trung biến hoá, nhất thời mưa gió nổi lên, bay vây quanh núi Nghĩa Lĩnh, trên điện núi non mất hình, sông suối tràn dâng sóng vỗ, không ai biết được chuyện gì xẩy ra. Sau ba giờ bầu trời lại tạnh sáng. Đó là 8 vị tướng xưng là Bát bộ Kim Cương vâng sắc chỉ của Chư Phật Thượng Đế sai đến thăm nom 100 vị vương tử, nay đã trưởng thành các bậc thánh thần đôn hậu minh mẫn. Tám tướng phụng mệnh đưa các hoàng tử đến lạy mừng vua cha, trị bình trong nước. Trời ban cho Hiền vương một lệnh long bài, một quả bảo ngọc thần ấn, một cặp ngọc trắng, một thanh kiếm thần, một quyển Sách trời, một chiếc thước ngọc, đặt trên mâm vàng, tất cả đều đặt trong chính điện. Hiền Vương vâng mệnh vào điện đón nhận, coi đó là điềm lành lớn trời ứng ban để trị yên thiên hạ.
Hiền Vương thấy 100 con trai bỗng nhiên trở nên cao lớn, thân cao bảy thước ba tấc, tay cầm thần khí thiên bảo, chia hàng đứng hai bên phải trái, hầu triều lạy mừng vua cha. Hiền Vương nhận việc của Tám tướng tấu về, một trận mưa gió chấn động, sấm chớp sáng lòa, trên không biến hóa khải hoàn về Trời.

IMG_5954
Chùa Thiên Quang ở Nghĩa Lĩnh, nơi thai giữ bào ngọc trăm trứng.

Hồi 7. Trảm tướng phong thần

Tiêu diệt Trụ Vương xong, Khương Tử Nha về Tây Kỳ, lập đàn Phong Thần, chém những tên gian thần của triều Ân để tế lễ, rồi phong cho các tướng lĩnh tử trận của cả hai bên thành các vị thần. Tín ngưỡng thờ thần của Trung Hoa bắt đầu trở nên chính thống từ đó.

Ngọc phả Hùng Vương kể:
Khi đến núi Sóc xã Vệ Linh huyện Kim Hoa, thần vương cởi bỏ bộ áo hoa lau, cưỡi ngựa bay lên không mà bay đi. Nay nơi ấy vẫn còn dấu chân ngựa in trên lèn đá.
Núi Sóc Sơn chính là đỉnh Phong Thần của nhà Chu. Núi có tên Vệ Linh cũng hàm nghĩa này. Đây là nơi Khương Tử Nha đã đăng đàn trảm tướng phong thần, khởi đầu tín ngưỡng thờ thần cho cả thiên hạ Trung Hoa. Thôn Yên Tràng ở chân núi Vệ Linh còn có tục diễn cảnh chém 3 tướng Ân của Phù Đổng trước khi bay về trời.
Một cách kể khác về việc phong bách thần, đặt bách tính được kể trong đoạn:
Bấy giờ vua truy ơn các bậc thánh trước, bèn thực hiện việc chia đất phân cõi, lập các bộ Sơn tinh Thuỷ tinh, định làm các tộc, đổi làm trăm họ, đặt ra chức vụ trăm quan, phong tên cho trăm thần, phân chia đầu núi góc biển, hùng cứ mỗi phương. 50 tên tộc trấn ở các đầu núi, cửa khe non ngàn, cùng gọi là quan lang, phiên thần, thổ tù mà truyền dẫn. 50 tên tộc trấn ở các góc biển, vực suối cửa sông, các thần linh trên nước, tiện để bảo hộ dân sinh, giúp phù tông xã. Dựng hầu lập bình phong, chia nước thành 15 bộ đất đai, xác định cương giới. Tất cả đều có người trưởng phụ tá. Người chủ gọi là Bô (bố), bố gọi là Trá (cha), con trai gọi là Côn (con). Nam nữ theo phụ giúp, khi đó đều là những người tài giỏi. Hậu thế đổi thành quan lang, phiên thần, thổ tù phụ đạo. Các họ tông của các công thần khai quốc được cha truyền con nối, vạn đời coi giữ Nam Bang. Còn các nhánh tông phái của bộ chủ Hùng Vương đời đời trị nước, giữ mãi phương Nam.

IMG_8279.JPGNhà bia bát giác đền Thượng ở Sóc Sơn.

Hồi 8. Phong hầu kiến địa

Chu Vũ Vương lên ngôi Thiên tử, đặt tên trăm họ, phong cho các anh em của mình, các vị khai quốc công thần các vùng đất đai phụ thuộc, phân chia chư hầu trấn giữ các nơi, sau thành các nước như Lỗ, Yên, Tề, Tấn, Tần, Ngô, Sở, …

Ngọc phả Hùng Vương kể:
Vua nói: Triều đình lòng kính cầu khẩn, trên đàn thành tâm được cảm ứng, thần đến từ phương Tây bày cách, mới biết lão Phật tiên ông hiển ứng giáng đàn giúp nước. Hôm nay lệnh các quan bái hạ. Trẫm lập một ngôi chùa tên là Từ Sơn Tuyên Quang Hoà Thượng Vạn Đức Thiền Sư. Ban bố cho trăm quan thường xuyên cầu khấn, cầu Phật ứng cho.
Trăm trai trăm tên. Con trưởng tên tục là Hùng Lân, sau đổi là Hùng Quốc Vương. Các con thứ có tên là Xích Lang, Quỳnh Lang, Mật Lang, Thái Lang, Vĩ Lang, Huân Lang, Yến Lang, Tiêu Lang, Tĩnh Lang, Tập Lang, Ngọ Lang, Cấp Lang, Yêu Lang, Hộ Lang, Thục Lang, Khuyến Lang, Chiêm Lang, Vân Lang, Khương Lang, La Lang, Tuần Lang, Tán Lang, Đường Lang, Kiều Lang, Dũ Lang, Ác Lang, Hạn Lang, Khoán Lang, Trị Lang, Nhiễu Lang, Lý Lang, Trâm Lang, Tróc Lang, Sát Lang, Lãng Lang, Sái Lang, Chiểu Lang, Kiềm Lang, Trường Lang, Thuận Lang, Tẩm Lang, Siêm Lang, Triệu Lang, Ích Lang, những người trên theo cha về biển.
Hương Lang, Thiêm Lang, Thận Lang, Văn Lang, Vũ Lang, Linh Lang, Tịnh Lang, Dị Lang, Quản Lang, Cao Lang, Tế Lang, Mã Lang, Thiệu Lang, Khang Lang, Chỉnh Lang, Đào Lang, Nguyên Lang, Miên Lang, Xuyến Lang, Kỹ Lang, Thỏa Lang, Phái Lang, Tài Lang, Trừng Lang, Triệu Lang, Cố Lang, Lưu Lang, Lộ Lang, Quế Lang, Diêm Lang, Huyền Lang, Nhị Lang, Tào Lang, Nguyệt Lang, Sâm Lang, Thập Lang, Triều Lang, Quán Lang, Canh Lang, Thải Lang, Lôi Lang, Thấu Lang, Việt Lang, Vệ Lang, Mãn Lang, Long Lang, Tổ Lang, ? Lang, gồm những người theo mẹ lên núi.
Từ đó các hoàng tử đều đã có tên gọi, thành người chủ ở các phương, thông minh mẫn tiệp, trí dũng kiêm toàn, tài lạ đẹp đẽ, lòng hiếu mạnh mẽ, sức thần mắt rồng, thiên tư như mặt trời. Anh em đều có tài lớn, giúp nước ở chính triều đường, định vị thứ đứng đầu trăm quan.

DSC05695
Phù điêu những người con của Âu Cơ ở chùa Hoa Long.

Vua cha bèn dựng hầu lập bình phong, chia nước làm 15 bộ, xác định cương giới, các đầu núi góc biển, cử ra trăm quan trấn thủ, gìn giữ các phương. Một là Sơn Tây, hai là Sơn Bắc, ba là Sơn Nam, bốn là Hải Dương, năm là Ái Châu, sáu là Hoan Châu, bảy là Bố Chính, tám là Ô Châu, chín là Ai Lao, mười là Hưng Hóa, mười một là Tuyên Quang, mười hai là Lạng Sơn Cao Bằng, mười ba là Quảng Đông Quảng Tây, mười bốn là núi Ngũ Lĩnh Vân Nam, mười lăm là Chiêm Thành. Bộ chủ các xứ. Nước 15 bộ, là Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Trinh, Nhật Nam, Tân Hưng, Cửu Đức, Văn Lang.
Vua mới phân định các xứ, cai quản vạn dân. Khi đó lệnh cho anh em trăm trai có tài thần báu quý, cai quản rõ ràng các nơi. Trăm nơi núi sông một mối, xe sách quy mô chế độ đồng nhất, bốn biển một nhà, xưng thần phụ thuộc. Ơn hiếu nghĩa đức, sáng lòng nhân, trí tuệ, xuất thánh sinh hiền, không gian không ác, giúp đỡ mà trị, lấy đạo làm sáng, lấy giáo hóa làm đẹp. Vạn dân hân hoan, trăm họ ca hát, thiên hạ thái bình. Vua quân đổi đức, trị nước hưng thịnh, triều đình chuyên chính, dân theo cổ, lễ phục, tạo nhạc, mưa thuận gió hòa, nông tang lạc nghiệp. Nước có vua trưởng, là phúc của xã tắc. Dân coi triều đình là cha mẹ. Triều đình coi dân như con đỏ. Địa lợi nhân hòa, binh mạnh nước giàu, không động đao thương. Thiên hạ cùng hưởng niềm vui thái bình. Vua tôi cùng tốt, làm theo điều nghĩa, để tới vạn đời. Thế nước tăng thịnh, thật là to lớn, khó gì so bằng. Sau này có cung phi ở các bộ, sinh thêm hơn năm mươi người trai gái, tới lúc trưởng thành đều có tư chất tốt đẹp.
Sau đó Long Quân nhường ngôi, chọn con trưởng Thái tử tên Hùng Lân Lang, đổi thành Hùng Quốc Vương, nối ngôi thay triều, ra quản vạn dân, ngự chính ở cung kiền tại núi Nghĩa Lĩnh. Nay Hùng Vương xe sách thống nhất cai quản thiên hạ. Còn các người em vua 99 người…
Thời bấy giờ trên chính nhân luân, dưới hậu phong hoá, thi hành việc gì ai cũng được thích nghi. Vua vì thế được rũ áo khoanh tay, hoà mục trong chốn cửu trùng. Dân nhờ thế được đào giếng cấy ruộng, vui sống ở nơi thôn dã. Không một người dân nào bị xua đuổi không chốn sinh cư, không một vật nào không được yên bề nuôi dưỡng. Công thành trị định, vượt hơn các vua trước, dẫu là thời thái cổ cũng không bằng. Hưởng ngôi trị nước dài lâu. Đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương. Đó là Thuỷ tổ của Bách Việt.

Câu đối ở đình Bảo Đà ở Dữu Lâu, Việt Trì:
數千年王佐始終父子君臣開拯點
十五部天分草埜山河日月共長存
Sổ thiên niên vương tá thủy chung, phụ tử quân thần khai chửng điểm
Thập ngũ bộ thiên phân thảo dã, sơn hà nhật nguyệt cộng trường tồn.
Dịch:
Mấy ngàn năm phụ đế trước sau, cha con vua tôi mở nơi cứu giúp
Mười lăm bộ trời chia đồng nội, núi sông ngày tháng cùng nhau mãi còn.

Bao Da.jpg

 

Thục An Vương

Phần dịch Ngọc phả Hùng Vương của GS Ngô Đức Thọ về thời Thục Vương (đoạn cuối):

Hùng Nghị Vương thừa hưởng nhiều đời thiên hạ thái bình. Vua sinh ra đam mê tửu sắc, ham thích du chơi, không lo sửa sang võ bị. Vua nước Thục từ xa nghe tin Trung Quốc không mấy khi dùng đến việc võ nên muốn thống nhất dư đồ, nhưng sợ phương Nam có cây kiếm thần nên còn do dự chưa quyết.
Bấy giờ chúa phụ đạo bộ Ai Lao là người có hùng tài đại lược, cũng vốn là tông phái của Hùng Vương. Vua Thục biết thế bèn đem quân sang đánh bộ Ai Lao để đoạt chức chúa phụ đạo. Bộ Ai Lao không kháng cự được bèn sai sứ giả sang cầu cứu với Hùng Nghị Vương. Hùng Nghị Vương thân đem 10 vạn tinh binh tiến thẳng đến dưới thành Ai Lao để cứu viện. Thục Vương nghe tin bèn biên thư gửi cho Hùng Nghị Vương, nói: “Quân Thục từ phía Tây đến, chỉ muốn bộ chủ [Ai Lao] truyền lại cho ngôi báu, đâu dám giơ càng bọ ngựa mà chống với muôn cỗ xe của nhà vua”.
Hùng Nghị Vương thấy lời lẽ trong thư như thế bèn rút quân về. Thục vương bắt được bộ chủ phụ đạo [Ai Lao] đem về Thục, gả công chúa cho, rồi bắt nhường ngôi cho mình. Thục Vương sai sứ giả sang tạ ơn Hùng Nghị Vương, xin coi triều Nam là anh, triều Tây là em, cùng nhau giảng hoà định ước, hai nước quan hệ đi lại với nhau. Hùng Nghị Vương bằng lòng như thế. Từ đó triều Tây ngừng việc binh…

Thục Vương (là chúa Phụ đạo nước Ai Lao, cũng là tông phái Hùng Vương) từ xa nghe tin Tuyền Vương nhường ngôi cho Tản Viên, bèn đem quân sang đánh Hùng Tuyền Vương để xâm chiếm nước Nam. Vua (Tuyền Vương) binh hùng tướng mạnh, Thục Vương mấy lần bị đánh bại. Vương bảo với Thục Vương: “Ta có sức thần, Thục Vương không sợ sao?”
Từ đó Tuyền Vương bỏ bễ không chăm sửa sang võ bị, chỉ đam mê tửu sắc làm vui. Đến khi quân Thục kéo đến tận nơi, vua vẫn còn say khướt chưa tỉnh. Quân lính trở giáo đầu hàng quân Thục. Hùng Vương bèn đắp thành ở Việt Thường, rộng nghìn trượng khoanh tròn như hình con ốc, gọi là Loa Thành. Mới đầu thành đắp đến đâu đổ đến đấy. Bỗng thấy một con rùa vàng trên sông từ phía đông bơi đến, xưng là Giang sứ. Hùng Vương lấy mâm vàng đặt rùa lên đấy rồi hỏi rùa vì cớ gì mà thành đắp cứ đổ mãi? Rùa vàng đáp:
– Đó là do quỷ hại. Phải trừ tinh khí của nó đi thì thành tự nhiên đắp xong.
Tuyền Vương đem rùa vàng đến một ngôi quán gần bên núi Thất Diệu giả làm khách đi đường vào ngủ trọ. Đêm ấy tinh quỷ ở bên ngoài gọi mở cửa. Rùa vàng hét to một tiếng, quỷ không vào được, đến khoảng gà gáy quỷ binh tan chạy cả. Rùa vàng bảo vua theo vết chân quỷ mà đuổi, đến núi Thất Diệu thì tinh khí của chúng bị thu nhốt hết. Tuyền Vương sai đào núi lên, thu đựoc một cỗ nhạc khí cổ và mấy bộ xương người. Vương sai đốt huỷ, đổ tro xuống sông, đến khi ấy yêu khí của ma quỷ mới trừ hết.
Từ đó việc đắp thành của Tuyền Vương không quá nửa tháng là xong. Rùa vàng từ tạ ra đi, rút một chiếc móng đưa cho Thục Vương mà dặn rằng:
– Quốc gia yên nguy có số trời, nhung người cũng phải có phòng bị. Nếu thấy giặc đến thì dùng móng thiêng này làm cái lẫy nỏ mà bắn thì vương không có gì phải lo!
Hùng Tuyền Vương bèn sai bề tôi là Cao Lỗ chế nỏ thần, lấy cái vuốt thiêng làm máy, đặt tên là “Linh hoa kim trảo thần nỗ”. Sau khi đã có nỏ thần, Hùng Tuyền Vương thu họp tàn quân, tuyển thêm dân binh, rồi sai người đưa thư cho Tản Viên, nói: “Thục Vương đem quân sang đánh, đã chiếm đô thành của ta, khanh mau đem quân đến cứu viện”
Tản Viên bèn dẫn binh mã thẳng đến Loa Thành, dàn quân đối trận với Thục Vương để khuếch trương thanh thế. Mấy hôm sau Tản Viên khuyên Hùng Tuyền Vương:
– Họ Hùng hưởng nước kể cũng đã lâu dài. Lòng trời ắt có hạn, khiến cho Thục Vương thừa cơ gây hấn xâm lấn nước ta. Vả lại Thục Vương vốn là bộ chủ Ai Lao, cũng là dòng phái của tiền Hoàng Đế. Nay quốc thế không được bình thường, cũng là chuyện do tiền định. Vua có yêu riêng gì một cõi đất phương nam mà cưỡng lại ý trời, làm hại sinh linh? Vả lại bệ hạ và thần đã có phép thần tiên, không gì hơn là quay về chốn Bồng Hồ, Lãng Uyển, tiêu dao ở làng quê bất lão, thanh nhàn nơi gác phượng lầu rồng, há phải nhiễm bẩn bụi trần, vàng ngọc châu báu cũng chẳng bằng mảy lông, ngọc nữ tiên đồng cũng chỉ mát mắt chốc lát. Trí lực như thế mới thật là cao!
Tuyền Vương cho là phải. Rồi Tuyền Vương sai đưa thư nhường nước cho Thục Vương. Thục Vương sai sứ đến tạ ơn. Tuyền Vương nhân đó tặng cho Thục vương chiếc nỏ thần, rồi trở về núi Nghĩa Lĩnh cùng với Tản Viên Sơn Tinh biến hoá vào cõi hoá sinh bất diệt.
Thục An Vương đã được nhường nước, tưởng nhớ ơn đức trời biển của Hùng Tuyền Vương bèn xa giá đến núi Nghĩa Lĩnh cho dựng Dao Đài để làm nơi quốc gia phụng thờ, dựng hai cột đá trong núi, chỉ tay lên trời thề rằng:
– Nguyện trời cao mây xám lồng lộng xét soi: nước Nam trường tồn trường tại. Ngôi miếu Hùng Vương nơi đây nếu vua sau kế trị mà bội ước nhạt thề thì sẽ bị rìu trăng búa gió trừng phạt, không phụ lời thề của tiền nhân.
Đọc lời khấn xong, Thục Vương lạy tạ rồi lên xe trở về kinh đô Phong Châu, cho triệu các dòng phái cành vàng lá ngọc của dòng họ Hùng ban cho danh hiệu Trung Nghĩa hương (làng Trung Nghĩa), cấp cho dân tạo lệ hưởng dụng lâu dài, cấp 500 mẫu ruộng ở gò Nghĩa Lĩnh thuộc bản thôn. Lại cấp cho các cánh ruộng ở nhiều địa phương để thu tô thuế: trên từ Tuyên Quang, Hưng Hoá, dưới đến các xã ở Việt Trì hàng năm nộp hoa lợi để dùng vào việc đèn hương phụng thờ 18 đời vua Hùng từ Thánh tổ Cao hoàng đế đến các vua kế đời truyền nối.
Thục An Vương kế nối trị nước được 50 năm thì xẩy ra việc nhà Tần lập các đạo quân gồm những dân phạm tội phải chạy trốn lưu vong, những người đi ở rể bị bán làm binh, sai Hiệu uý Đồ Thư làm tướng chỉ huy, sai Sử Lộc đào cừ chở lương thực, tiến sâu vào đất Lĩnh Nam, chiếm đất Lục Lương, đặt các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận; lấy Nhâm Ngao làm Thái thú quận Nam Hải, Triệu Đà làm lệnh doãn huyện Long Xuyên (Nay ở đình Phân Thuỷ huyện Hưng Yên có miếu thờ). Câu đối ở miếu:
Niệm Nghĩa Lĩnh khai cương, cạnh nhĩ sổ lý thanh sơn, lưu cao trạch nhi thành đô hội.
Khai vật tế nhân, tưởng Việt thành thâu túc, t
huỳ sử nhất hoằng bích thuỷ, tiện vãn vận dĩ khải hồng đồ.
Rồi đó Nhâm Ngao, Triệu Đà thừa cơ gây hấn, đem quân sang xâm lược. Triệu Đà đóng quân ở núi Tiên Du Bắc Giang giao chiến với An Vương. An Vương lấy nỏ thần ra bắn. Triệu Đà thua trận bỏ chạy. Đà biêt Thục có nỏ thần, không thể đối địch đựơc, bèn cho con là Trọng Thuỷ vào làm lính hầu (túc vệ) trong cung An vương. Rồi Trọng Thuỷ cầu hôn vương nữ Mỵ Châu. Trọng Thuỷ dụ Mỵ Châu lấy trộm nỏ thần cho xem rồi tháo đổi cái lẫy khác. Sau đó Thuỷ về báo cho cha biết. Triệu Đà bèn phát binh đánh An Vương. An Vương không ngờ cái lẫy thiêng đã bị mất, khi ấy đang đánh cờ vây, cười nói: “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Quân Triệu Đà vây áp đến nơi, An Vương lấy nỏ ra bắn, không hiệu nghiệm. An Vương bẻ nỏ vứt đi rồi lui chạy. Thế là cơ đồ họ Hùng mất.
Từ Triệu Vũ Đế (huý Đà) kế trị đến các triều Đinh Lê Lý Trần cho tới nay triều Lê ta đều chuẩn y việc phụng thờ ở cung miếu, chuẩn cho làng Trung Nghĩa thuộc bản xã theo đúng lệ cũ được hưởng tạo lệ, miễn trừ tô thuế binh dân cùng là các khoản sưu sai tạp dịch, giao cho dân bản xã phụng thờ cầu chúc cho mệnh mạch quốc gia trường tồn, lưu thơm muôn thủa.
Ô hô! Thịnh thay!

Năm Nhâm Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ nhất (1470), mùa xuân, tháng Ba, ngày tốt.
Hàn lâm viện trực học sĩ NGUYỄN CỐ phụng soạn.

Sơn Tinh Thủy Tinh

Dịch đoạn Ngọc phả Hùng Vương đời thứ 18:

Truyền tới Hùng Chiêu Vương, ở ngôi tám mươi năm.
Hùng Trinh Vương, một trăm bảy mươi năm.
Hùng Võ Vương, chín mươi sáu năm.
Hùng Việt Vương, một trăm lẻ năm năm.
Hùng Định Vương, chín mươi chín năm.
Hùng Triều Vương, chính mươi hai năm.
Hùng Nghĩ Vương, hai trăm năm.
Trải qua 16 đời, đều xứng là thời Trị Bình. Truyền đến đời Hùng thứ mười bảy là Hùng Nghị Vương, một trăm sáu mươi năm. Vua lập thái tử là Hùng Tuyền vương, kế nối chính thống. Tuyền Vương có tư chất thánh triết, anh hùng dưới trời, trong sửa võ lược, ngoài giữ biên cương, dốc chí hưng thịnh trị bình, giữ yên Trung Quốc. Xa noi nền trị của các bậc tiền vương, kính sùng trời đất, kính trọng quỷ thần, trời ban phúc lành, mến giúp quốc sự. Vì thế Vua càng gia tăng sùng chuộng, kính tín thần nhân, truyền hịch cho thần dân thiên hạ sửa thêm đền miếu, nghi vệ trang nghiêm, ngày ngày đều dâng hương hoa tỏ lòng thành kính phụng thờ. Châu huyện nào có quan cai quản thì mỗi tháng đôi lần viên quan ấy phải đến làm lễ mật khấn bách thần cầu nguyện cho mệnh mạch quốc gia dài lâu. Vua đích thân lên núi Nghĩa Lĩnh xem lăng điện của các bậc tổ tông cùng linh điện các danh tướng tiết liệt, khai quốc công thần, thảy đều cho sửa sang tu bổ, tăng thêm tầng cao vươn như chọc trời, lâu đài bốn phía, ánh sáng cuốn đất, một bầu phong cảnh, dựng đàn bái lễ. Truyền cho văn võ triều thần sửa sang áo mũ năm màu, tùy theo phẩm tước xếp thứ tự, mỗi tuần nghiêm túc làm lễ độ pháp quy mô, cho việc triều đình được trung chính.
Khi đó Vua chưa có thái tử kế vị, nên đại giá đi thăm các cung tiên Tam Đảo, Tản Viên, xem khắp địa thế những nơi núi non lạ kỳ phong cảnh tươi đẹp, cho dựng các điện miếu, phụng khấn cầu con. Nhưng số thời đã hết, cơ đồ họ Hùng đã đến hồi kết thúc.
Vua không chiêm bao được điềm gấu lớn, sau sinh được con gái hai nàng, đều là những trang thục nữ phụ đức trinh hiền, phong tư tuấn nhã, so ra thì Tề Khương, Nga Nữ chỉ là hạng tầm thường, chất ngọc thân tiên hợp thành. Công chúa thứ nhất tên là Mị Xu [Châu] Tiên Dung. Công chúa thứ hai tên là Mị Nương Ngọc Hoa. Vua rất yêu quý. Công chúa Mị Xu được Vua gả cho Trử Công đồng tử (huyện Hương Yên, phủ Sơn Nam). Còn công chúa Mị Nương, Vua muốn cầu bậc anh kiệt, nên chưa định ngày lành. Vua cho lập hai ngồi lầu ở sông Việt Trì, trước cửa treo biết đề: 
Quán chơi trăng cầu hiền;
Lầu kén rể đãi hiền.
Vua cho công chúa thứ hai ở đó. Vua truyền hịch đi bốn phương, cần rể hiền quý để trao ngôi họ Hùng. Ai là tài tử văn nhân, hãy đến tụ hội ở thành Phong Đô, vua chọn kỳ tài, để gả công chúa. Do đó anh hùng hào kiệt bốn biển hăng hái háo hức đến tụ tập ở quốc đô. Vua ngự tuyển người tài trong thiên hạ, có nghìn kinh vạn sách, nhòm xét ở cung tường Khổng Mạnh, bốn khoá ba truyền, chẳng khiêm nhường thao lược của Tôn Ngô. Hiền tài trong thiên hạ đều có mặt cả ở trường thi. Nhưng phần nhiều được mặt này thì mất mặt kia, cùng lóc lóc trôi tuột cả, đều chưa phải là bậc toàn tài của đương thời. Duy có Sơn Tinh Tản Viên và Thuỷ Tinh Động Đình là hai bạn đồng học cùng thầy, có nhiều thuật pháp thông thiên, nhưng không đến kịp để dự thi cùng mọi người. Ngày mồng sáu tháng Giêng năm Giáp Tí, Sơn Tinh và Thủy Tinh hai thần mới biết nước đang cầu tìm rể hiền. Hai tướng giao ước trong ngày cấp tới kinh thành, dâng lời tâu lên Vua:
– Bọn thần thẹn nỗi kém tài, sống thừa trong vương quốc. Trộm nghe thánh thượng mở khoa thi kén rể hiền. Bọn thần đến muộn, nhưng muốn được thi tài mong gặp vận may không lọt ra ngoài hịch chiêu hiền của thánh thượng.
Vua cả mừng, bèn lên xe đến sông Bạch Hạc ngự thi tuyển cho hai người. Sơn Tinh đến ngồi ở đầu sông. Thủy Tinh trở về dưới đáy nước. Trong khoảnh khắc bỗng thấy mây mưa nổi lên giữa dòng, mặt sông gió tung bụi cuốn. Đáy biển vang tiếng động ầm ầm, trên không chớp loè loang loáng. Giao long, ngư kình từng đoàn theo sóng tung lên muôn vạn lớp, kình ngạc côn nghê điệp điệp nuốt muôn sóng ngàn sông. Một bầu trời đất, muôn trũng sóng cồn. Trong khoảng tranh tối tranh sáng, những ai trông thấy đều phải lạnh tim lạc phách. Sơn Tinh tay trái cầm quyển sách, tay phải cầm cây gậy, miệng niệm thần chú mà chỉ. Muôn quái nghìn kỳ, thảy đều do trượng đầu vung quét. Một biến một hoá, đều là diệu pháp thần cơ. Sơn Tinh mới biến hóa sách thần phép ước, nghìn kỳ vạn vật, trăm thú đến chầu. Một khoảnh giữa sông bỗng nổi lập đầu núi ngũ nhạc, cao hơn ngàn trượng. Núi mây năm sắc, Thứu Lĩnh rồng bay phượng múa, lân quỳ, voi trắng chín ngà chầu phục. Voi núi hổ mạnh theo về. Vạn thú nghìn chim tụ hội. Dù Thủy Tinh phép lạ cũng khó vượt Sơn Tinh. Sơn Tinh một biến một hóa, sách thần ước lớn, lấy gậy chỉ ra. Tự nhiên ngọn núi giữa sông biến mất, vạn vật hóa đi đều quay về vùng đất rừng núi Tản Viên.
Vua thấy hai hiền tài đều có phép thuật như nhau, không biết nên chọn gả công chúa cho người nào. Vua bèn lên xe trở về cung, sai sứ giả triệu hai người hiền đến bảo:
– Trẫm chỉ có một đứa con gái, như viên ngọc Lam Điền, ngày trước vua Thục cầu hôn không gả. Nay hai khanh đều là bậc anh hùng. Nghe nhạc Ngô thì Hán sầu thảm. Hán ca hát thì Tần khóc lóc. Chưa biết phải thẩm định thế nào cho tiện. Vậy ai đem sính lễ đến trước thì trẫm gả cho người ấy.
Thủy Tinh liền trở về cung điện ở Động Đình, lại còn phải tìm chọn lễ vật cho thật kỳ lạ. Sơn Tinh thì chỉ xuống lầu, cầm gậy chỉ lên trời, nhẩm khấn xin sính lễ. Một lát liền thấy voi trắng chín ngà cùng các đồ châu lạ vật dị, tất cả từ trên trời hiện xuống. Sơn Tinh thu lấy, vừa đúng giờ Tí đã đưa các đồ sính lễ đến trước lầu rồng. Vua bèn gọi công chúa đến gả cho Sơn Tinh. Sơn Tinh nghênh rước ngay về sơn động ở núi Tản Viên. Đến giờ Mão, Vua lại thấy Thuỷ Tinh cũng đem đủ lễ vật đến. Vua nói:
– Sơn Tinh đã đem lễ đến trước rồi! Việc cưới xin đã xong. Theo đúng lời hẹn ước, chớ nên hối tiếc.
Vua là người có đạo vợ chồng, giữ nguyên phong tục, làm vua lấy đức giáo hóa nhân dân, rủ áo chắp tay, được nghề canh cửi tằm tang lạc thịnh, có có phong cách để lại của thời thái cổ. Thời vua trị vì đất nước làm việc thi ân có nhân cho dân chúng. Biển vui sông xanh, hoàng gia yên sự, tám cõi đều chầu, dân không gian dối, đều tuần theo chính giáo, chế độ cai trị quy mô, đất đai thống nhất.
Vua lệnh cho các hiền thần xem trời đất âm dương, năm khí núi sông, quan sát tượng trời, lấy núi Nghĩa Lĩnh định quê hương, đặt là điện Nghĩa Động, nay là xã Nghĩa Cương. Trưởng tạo lệ là thôn Trung Nghĩa. Cấp cho ruộng trên từ Tuyên Quang, dưới tới Việt Trì, để phục vụ việc hương hỏa tế tự, cho quốc gia nối mạch dài lâu.
Từ khi Thuỷ Tinh đưa đồ sinh lễ không được, nên có ý bất bình, oán hận, bỏ về thuỷ cung. Từ đó tình bạn học cùng thầy trở thành oán cừu. Hàng năm tháng Sáu tháng Bảy, Thủy Tinh lại dẫn vạn thủy binh tiến thẳng đến núi Tản Viên, gây mưa to gió kớn, sấm chớp sáng lòe. Hai tướng giao chiến. Sơn Tinh mới tấu cáo về với vua cha. Hùng Tuyền Vương rất tức giận, liền sai Sơn Tinh thu thập trăm vạn cân sắt, truyền trăm thợ giỏi, luyện đúc khuôn thành lưới sắt. Dài hai trăm ba mươi sáu trượng. Rộng năm mươi trượng, chặn ngang ở bến Đoan Hương huyện Từ Liêm, ngăn cắt Thủy Tinh không thể qua lại.
Thủy Tinh phải mở riêng một đường thủy sông Tiểu Giang, trên từ thôn Cốc một nhánh nhỏ chảy tới sông Tích một dòng, từ Hát Môn huyện Phúc Lộc, dưới tới phủ Lị Nhân xứ Sơn Nam, thông ra tới cửa biển Thần Phù. Thời thường vẫn căm hận dẫn thủy binh đến giao chiến, xưa nay thường có.
Tuyền Vương hưởng nước khoảng một trăm năm mươi năm, rồi muốn nhường ngôi cho Sơn Tinh Tản Viên. Sơn Tinh cố từ không dám nhận. Tuyền Vương nói:
– Cơ đồ họ Hùng đã hết, con gái không kế tục được.
Tản Viên còn do dự chưa quyết thì vua Thục nghe tin Tuyền Vương nhường ngôi cho con rể quý Tản Viên. Thục Vương viện cớ… (bị thiếu).

Vua Hùng gặp tiên

Dịch đoạn Ngọc phả Hùng Vương cầu gặp tiên ở Tam Đảo, sau thời Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân:

Thái tử là Hùng Huy Vương nối ngôi kế thừa đại thống. Huy Vương từ khi kế vị cố gắng chuyên lo chính trị, theo thanh thế vang lừng về sau, cất cung khoá giáp, không phải dùng binh, chỉ lo an dưỡng muôn dân, sửa sang chính sự giáo hoá. Rồi đó lấy chuyện trước làm răn, không dám làm càn dâng lễ dối khiến cho Trời giận giáng tai ương, giặc ngoài biên xâm phạm, sáu đời thừa huởng thái bình bỗng trở thành thời loạn. Từ đó vua kính sùng đạo trời, kính việc quỷ thần. Phàm các nơi trên núi dưới biển ở đâu có thần thiêng đều sai trăm quan văn võ đến xây cất miếu điện, hoạ vẽ thánh tượng, thành tâm phụng thờ. Vua mới ngự ở điện Kính Thiên, cho xây cất đài dao điện ngọc, tô vẽ tường cung, trang hoàng miếu vũ, bố trí nghi vệ, nhất nhất trang nghiêm. Các đồ tế khí cũng đều cho vẽ rồng mây, ngày đêm đèn hương không ngớt. Hàng tháng cứ ngày sóc vọng Vua thường trai giới lên ngự chầu. Bên cạnh điện từ xưa có một ngôi chùa, nguyên là nơi khi xưa có các bảo vật của các bậc thánh đời trước, nơi tu luyện thân tâm, thuốc thiêng diệu dụng, được phép thành tiên, hoá sinh bất diệt, giữa ban ngày bay lên trời. Dấu tích bắt đầu tại chùa này, nơi được các bộ chúng thần giáng thế giúp đỡ, núi sông chung đúc linh thiêng lạ đẹp. Tinh thần trời đất, Tứ đại Thiên vương, Bát bộ Kim cương, Nhị thập bát tú cùng trăm thần tụ hội, truyền trông nom tinh núi, tinh nước, sông ngòi biển núi, trăm thú đến chầu, tất cả đều quy về một mối. Xưa gọi là chùa Từ Sơn Cảnh Thừa Long (nay là chùa Thiên Quang Hòa Thượng thiền tự).
Vua đến ngự ở đó, truyền cho trăm quan tả hữu tu sửa trong chùa, cả bốn vách chùa đều cho vẽ các ảnh tượng màu sắc huy hoàng, trồng thêm cây hoa, làm nên thành một nơi cảnh đẹp. Vua bèn truyền chiếu hịch cho dân các châu huyện phủ xã, nơi nào có tăng ni, đạo sĩ, các xứ hội đồng, chọn tuyển các bậc tăng lưu lục tuần, cấp phát áo mũ, tụ hội đạo chúng để thuyết pháp giảng giải chân kinh, khai mở nguồn đạo. Đầy cung hương hoa, bốn mùa thơm phức.
Vua lại sai quần thần mồng một và ngày rằm dâng lễ chay. Hai ban văn võ đứng chầu nghiêm trang. Vua kính cẩn đọc sớ tâu lên bề trên. Cửu Tiêu tuy cao, nhưng đèn hương bay thấu áng mây lành. Một tấm lòng thành cảm cách thông đến trời. Cầu tất ứng, ước nguyện đều được theo ý.
Một ngày tốt có hương trời, bỗng thấy một lão ông mình vàng mặt ngọc cưỡi mây bay đến. Vua lạy chào rồi mời lão ông vào trong chùa ở chính điện. Lão ông nói:
– Ta là thần miền Tây Vực, cư trú lâu ngày ở Biển Giác, chu du trên thuyền Bát Nhã, không nhiễm lòng trần, tẩy niềm tục Niết Bàn. Nay thấy nơi đây có lòng thành cảm cách, râm ran tiếng cầu kinh xướng kệ, cho nên ta cảm ứng mà đến đây. Vua mừng thầm: “Người có lòng thanh tịnh, ý trời sẽ thông”.
Trong chốc lát, cụ già lấy trong ống tay áo ra một chiếc móng rồng, một khối ngọc trời, đem trao cho vương. Liền đó một đám mây ngũ sắc hiện ra sáng loá cả núi rừng. Lão ông bay lên trời mà đi.
Vua mới biết đó là đức Phật thượng thiên giáng ngự, bèn sụp quỳ vọng bái. Ngày hôm ấy vua truyền cho trăm quan triều thần ăn ở chay tịnh rồi lập đàn cúng ở cung điện trong chùa. Triệu trăm quan đến hội ở núi Thượng Linh, khấn rằng:
– Ngày hôm nay tôi may mắn được gặp một vị lão ông tặng cho một vật lạ, không biết nên đem làm gì cho được quý báu? Chư vị thần linh nếu hay biết nguyện xin ứng chỉ giáo cho.
Vừa khấn xong bỗng thấy trên không rực sáng, rồi một đám mây lành sà xuống. Tứ đại Thiên vương hiện lên giữa đàn, hiện mình cao bảy thước, mày râu bạc trắng, đầu đội mũ hoa, sắc hình rực rỡ. Vua đón mời vào trong điện, sửa sang áo mũ lạy chào. Tứ đại Thiên vương nói với Vua:
– Thứ mà Lão ông đã tặng là của quý của Hoàng Thiên, một dùng chế ra chuôi kiếm, một dùng chế ra ấn phù ngọc quý, cần phải mài dũa cho thật sáng để làm vật quốc bảo. Nói xong Thiên vương lại bước lên mây mà đi.
Vua hướng về phía đầu núi mà vái vọng. Cũng nhân việc này vua cho đắp thánh tượng đặt ở trong chùa để phụng thờ. Rồi đó Vua ngự giá về cung, sai đem khối ngọc trời khắc thành quả ấn, đem chiếc móng rồng tạc thành chuôi kiếm. Trên ấn khắc chữ “Vương Linh ấn”, trên chuôi gươm khắc chữ “Thiên Linh kiếm”.
Từ đó xã tắc vô lo, triều đình yên tĩnh. Vua nghiệm ra một điều rằng lẽ trời rất mực huyền vi, đối với đạo trời vua dốc lòng ngày một thêm sùng chuộng. Một ngày kia tiết trời tạnh sáng, muôn cảnh đều tươi mới, quần hồng áo tía đầy thành, người và cảnh vật dịu yên trong ánh thiều quang. Triều đình có kỷ cương, đặt khoa cử chọn kẻ sĩ. Lấy đạo đức nhân từ làm chính. Cầu tìm những bậc thần từ tài giỏi. Nhiều kẻ sĩ tốt đẹp hội mây tại triều đình. Đông đúc các bậc hiền thần, đến nơi cử đế. Thật là thời thịnh, ngày hội văn minh.
Một hôm Vua bày tiệc ở Long Lầu. Quần thần dâng lời tâu:
– Chúng thần nghe nói núi Tam Đảo là nơi quần tiên thường hay đến tụ hội, tinh thành trong sạch, đến đó có thể gặp được tiên.
Vua vốn trọng việc quỷ thần, nên nghe vậy rất thích thú, liền truyền cho xa giá đi ngắm xem phong cảnh. Xe loan đến nơi, mừng thấy đồi vóc núi gấm, lâu đài lớp lớp toả sáng ngàn tầm, động biếc khe xanh, vạn dòng lặng tung bọt sóng. Cảnh vật tranh sắc, hoa cỏ đua thơm. Đầu ngọn núi nhỏ có ngôi chùa cổ tên là chùa Tây Thiên dựng trên khoảnh núi địa thế như con rồng trắng bay sà xuống. Vua bèn cho dựng đàn tràng, sửa dọn lễ chay, sai quần thần dâng tiến đứng chầu. Vua làm lễ bái yết, mở một tràng công đức ở trong chùa, sớm cầu tối nguyện trong bảy ngày bảy đêm, trai gái bốn phương kéo về dự hội đông như mây họp. Mọi người cùng vui thăm xem cảnh vật. Dẫu chim chóc chốn sơn lâm cũng được nghe kinh, tuy cá tôm dưới khe suối cũng vui nghe giảng kệ. Một lòng công đức, ban phúc. Vua lại đến bên khe Thạch Bàn để xem tiên cảnh. Bỗng thấy trên lầu điện nguy nga khói sương lấp lánh, bốn phía quần hội rồng mây, mông lung đài sen đất Phật hiện lên. Một bầu núi non, đúng là cảnh Bồng Lai thú vị. Vua bèn vào chùa Phù Nghi, lập đàn Vọng Tiên, khấn lời cầu nguyện Hoàng Thiên. Rồi Vua truyền gọi triều thần văn võ đến hội chầu, áo mũ nghiêm trang. Vua đọc văn khấn chúc:
– Nguyện Hoàng Thiên cho các vị thần tiên giáng xuống cho được có dịp hạnh ngộ, thoả lòng mong ước ba sinh.
Đọc chúc xong vua sụp xuống lạy tạ. Nhưng sau ba ngày vẫn không thấy bóng dáng của các vị tiên đến. Vua hồi hộp lo lắng, nhưng không biết phải làm thế nào. Vua bèn đến chỗ núi đầu rồng, lập đài Vọng Tiên mà lòng kiên trì cầu khấn. Đêm ấy vua chiêm bao thấy thần linh hiện lên bảo rằng:
“Tây Thiên chi thượng
Bất kiến hạ tướng.
Niệm Đông túc các,
Nhân cửu cư thượng khẩu vượng.”
Vua nhận được bài thơ thần bốn câu đó xong liền xa giá về cung. Về đến dưới núi thấy một mỹ nhân phong tư xinh đẹp, cốt cách thanh cao đang đứng bên điện Cẩm Miếu xem xa giá nhà vua. Vương thích nhan sắc cô gái ấy, muốn lấy làm vợ. Đến khi về cung, Vua hỏi:
– Nhà nàng ở đâu?
 Cô gái đáp:
– Thiếp là tiên nhân giáng sinh xuống trần ở Đông Lộ làm con của một gia đình trưởng lão. Thiếp đã mấy mùa hoa vịnh sử ngâm kinh, che châu giấu ngọc để đợi bậc anh hùng. Gần đây trộm nghe bệ hạ đại giá đến Tây Thiên, dựng đàn tràng muốn cầu tiên tử. Thiếp vì thế dẫu chẳng phải xa xôi cũng đến xem, may duyên trời tiền định cho thiếp được gặp quân vương, xin nguyện phụng hầu nơi màn trướng không phụ nguyện ước ba sinh.
Vua nghe lời kể của mỹ nhân, mới biết là thần tiên sai đưa tiên nữ đến cho mình. Thế là Vua sai quần thần sắm sửa sính lễ, rồi ngự xa giá đến nhà Trưởng ông ở Đông Lộ xin nạp sính lễ. Rồi đó Vua đón hôn trở về thành Phong Đô, lập tiên nương làm vương phi chính nhất. Chưa đầy năm Ngọc Tiêu mang thai, rồi sinh một con trai tư chất bẩm sinh thông minh, anh tài trác việt. Đến tuổi trưởng thành được vua cha lập làm Thái tử nối quốc thống, hiệu là Hùng Vĩ Vương. Về sau, Vua cùng hoàng phi học được tiên thuật, hưởng nước được 200 năm, Vua truyền cho con lên ngôi trị vì. Vua thọ sánh ngang tuế nguyệt Kiều Bành, hoá sinh bất diệt.
Ninh Vương nối vị, kế thừa ngôi báu các đời tiên vương. Lúc mới nắm quyền, các việc chính sự thi thố kể cũng khả quan. Vua thường lấy ấn kiếm đưa cho quần thần xem mà bảo:
– Trẫm có hai vật báu linh thiêng, lo gì không trị được thiên hạ?
Từ đó thần uy càng chấn động, thanh thế lên cao, những kẻ gian phu trong bốn phương thảy đều vỡ mật run tim. Trong nước thái hoà, biên cương vô sự, thiên hạ ngợi khen là bậc vua hiền. Hưởng nước được 100 năm thì băng.

Tiểu kết trong Ngọc phả Hùng Vương về thời dựng nước

Thien dia nhat nguyet

Dịch đoạn bàn về thời dựng nước trong Ngọc phả Hùng Vương.

Ngọc phả Hùng Bảo bàn rằng: Đất Việt từ Hồng Bàng Thị kế tiếp sau là cháu ba đời của Thần Nông, Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân, đều là đạo sáng vợ chồng, là gốc của phong hóa. Cai trị được là nhờ có đức giáo hóa cho nhân dân, rủ áo chắp tay. Bốn phương trăm họ đều thần thuộc. Vạn dân được cày ruộng soi giếng, ăn nên làm ra. Trời đất trăng sao đều tỏ, âm dương đều chính. Bốn mùa khí hậu an hòa. Thái tổ bởi phong tục tốt đó mà lệnh cho Hiền Vương kế tục Dương Vương cai trị phương Nam, lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ, tên là nàng Âu Lạc, sinh ra sự lành trăm trai, là khởi thủy của Bách Việt nước Nam, hưởng quốc qua các năm, có hơn trăm bậc đế vương, là sự trường tồn.
Khi đó nước giàu thọ, nhiều nam giới, mười tám lá ngọc, cơ đồ vững lập, trị hưởng quốc gia lâu dài, sách trời ước định. Thời kỳ này đầy đủ là hai ngàn sáu trăm hai mươi hai năm. Từ cổ tới nay chưa từng có. Ban đầu bày xếp ơn đức yên nhân dân, các nơi đều an vui, thiên hạ thái bình, chuyên nghề làm nông tang, không có binh đao. Bốn cõi núi bể sáng yên.

Nguyên văn phiên âm:

Hùng Bảo án viết, Việt tự Hồng Bàng Thị kế Thần Nông chi hậu, tam thế tôn dã. Kinh Dương Vương thú Động Đình Quân nữ, minh phu phụ chi đạo, chính phong hoá chi nguyên, cư trị tắc dĩ đức hoá dân, thuỳ y củng thủ. Tứ phương bách tính, dĩ thần thuộc sự. Vạn dân tắc canh điền giám tỉnh, tuế tác nhập tức. Thiên địa nhật nguyệt tinh thần, âm dương dĩ chính. Tứ thần tiết hậu. Thái tổ chi thuần phong dư lệnh Hiền Vương kế Dương Vương chính trị Nam phương, thú Đế Lai chi nữ tính Âu Cơ danh Âu Lạc nương, đĩnh sinh bách nam chi tường, vi Nam quốc Bách Việt thuỷ. Hưởng quốc lịch niên, dư bách đại đế vương. Tối vi trường cửu.
Thì quốc phú thọ đa nam, thập bát diệp bảo đẳng, hồng đồ bảo đỉnh, vĩnh trị hưởng quốc, thiên thư định ước, mãn tải kỷ niên, nhị thiên lục bách nhị thập nhị niên, tự cổ dĩ lai, vị chi hữu dã, sơ thi đức huệ, anh? ư nhân dân, quần phương an nhạc, thiên hạ thái bình, chuyên sự nông tang chi nghiệp, vô hữu binh qua, tứ dã hải nhạc quang bình.

Đế Minh, Đế Nghi, Kinh Dương Vương

Dịch lại Ngọc phả Hùng Vương, đoạn đầu tiên về ba vị Đế Minh thái tổ, Đế Nghi đế bá, Kinh Dương Vương hoàng phụ.

Xưa kia từ thời Hoàng Đế, cháu ba đời của Viêm Đế là Đế Minh, sinh ra Đế Nghi, rồi đi tuần du phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh. Đế Minh gặp được con gái của Vụ Tiên nương, mà sinh ra Kinh Dương Vương, húy là Lộc Tục. Vua ở ngôi hai trăm năm mươi năm, thọ hai trăm năm mưới bảy năm. Hóa tiên về biển cùng với con gái Động Đình Quân là Ngọc Dung.
Vua có dung mạo đoan chính, thông minh thánh trí, vượt trội hơn tầm của Đế Nghi. Đế Minh thấy có trí tuệ kỳ lạ, có ý lập kế tự, muốn truyền ngôi báu cai quản muôn nước. Nhưng Dương Vương cố nhường cho anh. Thế là Đế Minh lập Đế Nghi nối ngôi, cai trị phương Bắc, còn phong cho Kinh Dương Vương cai trị thiên hạ ở mặt Nam, xưa là quận Giao Chỉ. Kinh Dương Vương đổi thành động Xích Quỷ, tên là nước Xích.
Xưa Dương Vương vào ngày mồng năm tháng hai năm Nhâm Tuất, vâng lệnh đem quân lính dời đến núi Nam Miên, trấn giữ và cai trị đất nước. Trên đường Vua ngắm xem phong thủy, chọn nơi hình thế thắng địa, có đại cuộc chân long quý mạch, để lập đô ấp, trấn trị thiên hạ. Qua đất Hoan Châu (xưa là Hoan Châu, nay là Nghệ An) Vua ngắm xem hình thế, thấy được một vùng có quý cuộc phong cảnh tươi đẹp, như lâu đài muôn nhẫn, gọi là Hùng Bảo Thứu Lĩnh, tất cả có 199 núi, xưa gọi là Cựu Đô Ngàn Hống. Vùng đất này non biển đúc linh, núi sông khe hồ hội chầu, tụ họp ở cửa Hội Thống ven giáp biển, đường núi quanh co, đường sông uốn khúc, địa thế rồng cuộn hổ ngồi, bốn hướng cùng trông, bèn xây dựng đô thành cung điện lâu đài cửa ngọc, làm nơi cho bốn phương triều cống.
Bấy giờ khí xuân ấm áp, vô vàn cảnh sắc. Vua bản tính thích phong thuỷ bèn lên thuyền ngự tuần du ngoài biển, đi xem núi sông, trải xem hình đất, lạc ra ngoài biển. Bất giác thấy thuyền rồng đã thẳng đến xứ hồ Động Đình, núi xanh nước biếc. Vua sai dừng thuyền, đứng lên xem, chợt thấy một người con gái lưng eo xinh đẹp, dung nhan tuyệt sắc, từ dưới đáy nước đi đến. Thật là một cuộc hội ngộ hiếm có xưa nay. Vua bèn sai chèo thuyền đến gần. Vua nói:
– Tiên nữ đẹp quá, từ đâu đến đây?
Thiếu nữ đáp:
– Thiếp tên là Thần Long, chính là con gái Động Đình Quân, ở trong thâm cung cửa ngọc, từ lâu đợi bậc anh hùng, nay trời cho được gặp gỡ, nguyện được theo phụng hầu khăn túi.
Vua vui mừng đẹp ý, bèn dắt vào trong thuyền rồng. Vua cùng người con gái quay giá trở về thành đô, lập Thần Long làm chính cung.
Ngày sau Vua lại đi tuần thú, rong ruổi xem khắp các nơi sông núi, đến xứ Sơn Tây thấy một nơi địa hình trùng điệp, sông đẹp núi lạ. Vua bèn thân ngự giá lên núi, tìm mạch đất, nhận thấy khí mạch từ núi Côn Lôn xuất ra, theo từ động núi Ngũ Lĩnh Vân Nam của cả nước, tiếp gặp Ải Môn Ngưỡng Đức nước lớn, như hình chữ Bát. Xuyên núi thấu mạch dẫn tới Cao Bình, Lạng Sơn, Càn Hải chín châu. Các núi cao vút, bỗng nổi lên thành ba ngọn núi [Tam Đảo], rồng trắng giáng khí ở châu Thái Nguyên, chợ trời bàn đá [Thiên Thị Thạch Bàn], nước chảy khe trên, ngược núi ngược sông, mạch dẫn liên miên.
Đưa tới các châu Bảo Lạc, Bằng Du, Thu Vật, Lục Yên, đầu nguồn nước từ Hoàng Hà, Hán Giang, Lô Giang, Càn Thủy, mà chảy dẫn mạch giáng khí, gặp nước ròng mạch nhỏ Ải Môn, rồng dẫn đi xa, tới núi Nam Miên là đất Tuyên Quang, thế rõ từ núi Tụ Long, liền tới châu Thu Vật, biến ra toà Kim tinh cao muôn nhẫn.
Mạch đất chảy ở giữa chia trái phải. Sông Hán, sông Hoàng, sông Bảo hai bên dẫn mạch. Chảy tới Lâm Thao, Đoan Hùng, Hạ Hoa, Thanh Ba, Sơn Vi, Tây Lan, Phù Khang, đến chùa Long Hoa, thôn Việt Trì ở ngã ba sông Bạch Hạc. Núi lạ sông đẹp, ngọc tụ nước ngưng, chân đá giáp nước, trái phải cùng đổ về, là chính đường của vạn nhánh, hội tụ chính khí. Bên ngoài chia các huyện Nam Giang, Bắc Giang, Thiên Lịch Giang, Tô Lịch, Tam Dương. Bỗng dựng lập núi Tam Đảo. Cung bên trái là rồng xanh, nghìn núi vạn sông chảy ra ở Lập Thạch, Bạch Nê, Châu Diên. Núi xanh nước biếc, đất sáng như mở ngọc bội, các núi giúp chuyển, tới xứ Kinh Bắc các núi Chu, Sóc, Trà, Từ, Mộc Hoàn, Tích An, An Lão phục chầu. Dẫn đến xứ Hải Dương các núi Đông Triều, Hoa Phong, Yên Tử, thoát ra biển tám xã Đồ Sơn, là đầu rồng chầu án.
Bên phải đất từ Ba Thục, Hán Giang, Hoàng Giang, Thao Giang, núi dẫn sông theo, tới mười sáu châu Tuyên Quang, Hưng Hóa, châu Đà Bắc, Thanh Nguyên, Bạn Hà, Đà Hà, đến huyện Bất Bạt thì nổi lên núi Tản Viên. Cung bên phải là hổ trắng. Núi chầu vạn nhánh, nổi lên ở Mỹ Lương, Minh Nghĩa, Phúc Lộc, Viễn Sơn Thạch Thất, An Sơn, Tây Sơn, Sài Sơn, Tử Trầm, Hữu Bật đến xứ Sơn Nam Chương Đức, Đại Yên, núi Hương Tích sơn, núi Thạch Na, Nam Công, núi Vũ Phượng, núi Đội Điệp, núi Nghi Dương, chầu vào mà thoát, đến cửa biển Thần Phù ỏ núi Chính Đại thuộc Ái Châu, thoát đến Chích Trợ sơn, cửa Vạn Lý, làm đầu hổ chầu án. Lấy sông Bạch Hạc làm Nội minh đường. Lấy Ngã Ba Lãnh, Đại Giang, huyện Nam Giang làm Trung minh đường. Mặt nước như ấn ngọc trông phù vàng. Tiền Hải, Cổ Yếm, Tượng Sơn làm Ngoại minh đường. Nghìn non cúi phục, vạn thuỷ chầu nguồn, đều hướng về núi tổ Nghĩa Lĩnh.
Nhìn thấy tất cả hình thế ấy, Vua nhận ra thế cục của đất Bắc quý đẹp hơn đô thành cũ Hoan Châu, bèn lập điện ở núi Nghĩa Lĩnh. Vua thường ngự giá đến đất bên nơi ngoại này, lập dựng đô thành Phong Châu, đặt quốc hiệu là Văn Lang. Rồi vua ngự giá về cựu đô ở Hoan Châu. Việc dựng đô thành của vua, trước bắt đầu ở núi Thứu Lĩnh, sau lại định đô ấp, vị trí của chính điện, thành trời ao vàng, ở núi Nghĩa Lĩnh, làm đô ấp của họ Việt Thường xưa tại đó.
Bấy giờ vua đi tuần thú trở về cung điện ở núi Nghĩa Lĩnh. Cung phi con gái đế quân là Thần Long cùng với Vua sống ở núi Kỷ Lĩnh, điềm rồng khí chính, thụy thánh có mang. Mang thai mười lăm tháng mười ngày. Đến kỳ mây rồng năm sắc giáng xuống chính điện. Vua sinh hạ Lạc Long quân, tên huý là Sùng Tục. Trước Long Quân có tỏ điềm rồng ứng tốt, ánh sáng đầy nhà, trong trướng tỏa hương thơm. Qua tuần sinh hạ Lạc Long Quân, tư chất phi thường, tự có khí tượng đế vương. Vua mới lập làm hoàng thái tử. Thái tử trưởng thành, tài năng hơn người, thông minh nhanh nhẹn, tài thần trí thánh, anh hùng hiểu biết. Năm tháng tăng thêm, Đế lệnh với triều đường trăm quan rằng: Ta thừa mệnh trời mà trị vạn dân, giữ yên cơ đồ, sắc lệnh cho Thái tử khâm sai cùng với trăm quan cử hành lễ đi tuần thú lãnh thổ, chính là để xem núi sông, những nơi biển non kỳ lạ. Vua khiến Thái tử điều trăm viên tướng mạnh, ba vạn binh tinh đi tuần thú nước nhà, xem xét bốn bể, địa thế núi sông.
Thái tử đi đến Nam Bang, thế đất theo núi sông dẫn mạch mà đến, lên núi tìm theo mạch rồng, tựu ở xứ Tuyên Quang, châu Thu Vật, Tụ Long, nhìn thấy mạch đất rồng chạy đến, Nghĩa Lĩnh đúc thiêng,  gặp qua thượng lưu sông Hoàng Hà, Nhị Hà, Đầu Giang, Hán Lô Giang, đầu nguồn một nhánh chảy ra, nuôi dưỡng che chở nước Nam, từ Tây rồng đến, từ châu Bảo Lạc núi Côn Lôn trên dưới hai bờ, cho đến cửa ải, nước lớn từ Ngũ Lĩnh, Thái tổ Côn Lôn của đất nước, đất tổ Linh Sơn Phong Thứu. Trăm vạn đầu núi dựa Đông Tây Nam Bắc, làm được như bầy con. Lấy Côn Lôn Ngũ Nhạc đại tổ quốc làm Thái tổ, cha mẹ, cùng vạn nước đầu núi góc biển, một mối quy đồng. Thái tử trí thánh thông minh, tài anh mưu lớn, là vị vua có chí trị, danh hiền Việt cổ.
Thái tử có tâm với các bậc tổ, quay về nước lớn thăm hỏi tổ là Đế Minh, bác là Đế Nghi. Thái tử là người có hiếu đễ lớn, trung tín khiêm nhường, có tam cương ngũ thường, là bậc có đức cả. Thái tổ mới đặt quốc thư phong cho Kinh Dương Vương là Thái Tổ Cao Hoàng Đế nước Nam, phong cho Lạc Long Quân là Hiền Vương nước Nam, cai trị Nam Bang. Vạn dân trong thiên hạ đều hân hoan, trăm họ yên vui. Đế tổ, Đế bá coi Thái tử như cốt nhục, xem như tinh túy đất trời, quý như châu ngọc vàng báu, vật quý cũng không bằng.
Đế tổ sắc phong tặng thêm cho Thái tử sách vàng, thẻ bài rồng, lụa ngọc, xe sách một mối, áo mũ chầu trời, áo bào cổn rồng, thắt lưng ngọc, giày vàng, cờ lọng quạt, ô vàng chiêng trống, xe loan giá rồng, voi ngựa tướng binh, lại ban cho đồ thần lụa vàng (vật quý lớn của trời Nam), ngọc châu mã não, quý lạ các vật, lại ban cho xe giá có chuông. Thái tử hồi giá khải hoàn về Nam Man, phụng giúp vua cha cai quản vạn dân.
Thời Thái tổ Đế Minh trong triều có vị Thiên sư biết thông trời đất người, xem thấy hết quỷ thần, chức vị ở Bắc triều là quan tướng, văn võ đều toàn. Nay theo lệnh Đế tổ sai Thiên sư giúp nước cho Thái tử cai quản Nam Bang, xem phong thủy, tìm đất lập nước định kinh đô, xây dựng thành trì, sửa sang chính điện, tạo nên cung thất, lãnh thổ đất đai, đặt tên sông núi, lập định ấp đô, địa đồ đất nước, sắp quan xếp tướng, đặt lệnh trấn các xứ, phủ, huyện, xã, châu, trang, động. Trên rừng dưới biển, nước có Thiên sư phụ giúp Vua cai trị bốn biển. Trăm họ nhân dân thiên hạ cùng hưởng phúc thái bình. Các chư hầu Bách Man đều xưng thần phụ thuộc.

 

Vua Hùng đánh giặc Ân

Dịch lại Ngọc phả Hùng vương, đoạn đánh giặc Ân, bắt đầu từ thời Hùng Quốc Vương, con trưởng của Lạc Long và Âu Cơ.

HVNP.png

Quốc Vương chưa tỏ sự lý của trời đất nên trong cung còn nhiều thuyết hoang đường, lấy đó làm cách cảm. Quần thần tấu thỉnh lên bệ hạ nên dùng một kế, chế lập ra một đàn tràng. Vua nghe theo lời tâu. Có một bà mo xưng có tài như thần. Vua sai bắt bà mo giam trong cung. Sau đó vua sai lập một đàn tế riêng, dùng các lễ dối, voi trắng không ngà, voi đen ba chân, ngựa đỏ năm chân để cầu đảo với Trời. Vua bảo triều thần:
– Trẫm dùng kế ấy để xem bà mo có biết giả trá hay không?
Hoàng Thiên tuy cao, nhưng nghe xong không bằng lòng, xem đến các đồ lễ trên đàn thì hoàn toàn không linh ứng. Hoàng Thiên bèn giáng tai ương để cảnh báo vua không có đức.
Vương mới nghiệm biết trời đất báo ứng ngay trước mắt. Đến năm Thân tháng Thân, thần khí âm dương rơi rụng. Mưa gió không điều hòa. Khí thời không chính. Đức của người làm vua không được thuần.
Vua mới cho sứ đưa bà mo đến bảo:
– Ngươi biết dò xét cơ trời. Nay trong nước có điềm chẳng lành. Ngươi có thể bay lên trời tìm hỏi xem lý do thế nào, về báo cho Trẫm biết.
Bà mo bèn làm phép, trong khoảng ba canh, tự nằm mộng đến trước cửa khuyết Ngọc Hoàng, quỳ tâu rằng:
– Tôi vâng mệnh quốc vương lên tâu thiên đình. Nay trần thế đang có biến. Xin cho biết nguyên do như thế nào?
Ngọc Hoàng phán rằng:
– Ngươi mau trở về báo cho Vua biết. Lưới trời lồng lộng, thưa mà không thể lọt. Trần hoàn lóc lóc, có cầu có nguyện tất được tòng tâm. Vua nay tự kiêu ngoa, truyền làm lễ vật giả dối. Đó là do trời báo phạt, không chỉ giáng bấy nhiêu tai ương mà thôi. Ba năm sau tất sẽ có nạn giặc lớn!
Nghe phán xong, bà mo liền tỉnh lại. Bà mo tâu lại mọi chuyện với vua. Vua nghe nói cả kinh, vẫn cho bà mo ở lại trong cung để xem lời nói của bà ta có nghiệm hay không. Vua lại sai triều quan dựng đàn chay cầu lớn ở giữa kinh đô, các lễ vật như voi ngựa, vàng bạc, ngọc quý, trân châu, mã não đều dùng đồ vật thật, đặt ở giữa cung, bày trí các lễ nghi. Vua thân đến tế, đọc rằng:
– Ngu si lầm lỗi, đem vật dối dâng lễ Hoàng Thiên. Sự hãy nhãn tiền, xét xem đủ thấy. Cúi xin Thượng đế chuyển hoạ làm lành, thay tai giáng phúc. Cúi ngước, cậy nhờ ơn đức Hồng quân!
Khấn xong, bỗng thấy mây gió cuồn cuộn, sắc trời mông lung, khói hương trên đàn bay lên, mây lành toả sắc. Vua bàng hoàng kinh sợ, khấu đầu lạy tạ rồi lên xe giá về cung điện. Vua lại sai bà mo lên trời tấu lên Thượng đế rằng: Vua nước Nam hiện đã biết phải lấy đức trị. Để thần dân trong thiên hạ được yên ổn, xin được miễn cho việc tai ương.
Thượng Đế phán rằng:
– Vua nước Nam đã hối lỗi, sẽ được ban phúc lại. Chỉ còn giặc giã, Thạch Linh thần tướng là tướng nước Bắc đã có lệnh sai xuống rồi. Nếu nhà vua có nhân luân, đại nghĩa cương thường, duy trì chính thể sáng tỏ thì vua sẽ gặp được điều lành.
Bà mo tỉnh mộng, tâu lên Vua rằng:
– Vua nay đã biết hối lỗi, đã được Trời xét soi. Tuy năm sau có giặc, nhưng trời cho nhân tài sinh ra để giúp nước. Vua không phải lo nghĩ nhiều!
Vua tin lời.
Thời Việp Vương, người giàu vật nhiều nên mới có sàm thần tấu lời, không tin bà mo, đùa lễ giả với trời. Thời này không có phong tục kính lễ. Vua Ân muốn xâm lăng đất nước. Vào năm Giáp Tí bỗng thấy biên giới phía Bắc có thư gửi cấp báo. Tướng giặc Ân là Thạch Linh thần tướng khởi binh từ phía Bắc tiến sang, giáo giáp kín trời, tinh kỳ rợp đất. Quả đúng như lời bà mo đã nói. Vua bèn thành tâm lập đàn trai giới, thắp hương cầu khấn. Các quan triều đến cầu niệm suốt trong ba ngày, trông mong lúc trời đất, tiền thánh tổ Long Quân âm phù cho tướng giúp yên. Được một tháng, trời ứng mưa to sấm gió nổi lên. Bỗng thấy một cụ già thân cao hơn 9 thước, mày râu bạc phơ ngồi ở ngoài đường, cười nói ca hát nhảy múa. Ai trông thấy cũng phải lấy làm lạ, cho là bậc kỳ nhân. Sứ giả vào tâu Vua. Vua đích thân ra đón, mời vào đàn tế, hỏi rằng:
– Nay quốc gia có việc, giặc tới xâm lăng, thắng thua chưa biết thế nào, xin lão ông cho chỉ giáo. Lão ông trầm ngâm hồi lâu rồi đáp:
– Ta từng đến khắp đáy bể cửa trời, biết tới sách thần phép ước trời đất. Sẽ thử vận mà bói một quẻ. Rồi nói với Vua:
– Ba năm sau, giặc xâm lăng nước này, sẽ có được người tới, giặc sẽ được dẹp!
Lão ông lại nói chuyện với Vua, chân tình giảng giải, rồi tặng cho Vua một cuốn sách thần. Nói xong cụ già vút lên không bay đi. Vua biết đó là Long Quân đã hiện ứng trợ giúp. Thế là vua sai sứ giả đi tìm khắp nơi trong nước.
Sứ giả đến làng Phù Đổng, huyện Tiên Du. Làng ấy có người nhà giàu tuổi đã 79. Trước nhà có mảnh vườn trồng các loại trà hoa. Bà lão cũng đã 59 tuổi. Sáng sớm ngày 6 tháng giêng năm Quý Hợi bà vào vườn hái hoa hái chè, thấy một dấu chân to lớn. Bà lấy làm lạ, bèn gọi chồng đến, quả nhiên thấy có dấu chân của thần nhân. Trưởng ông bảo vợ bước chân trái dẫm vào đó. Tự nhiên lúc đó khí trời của thần cảm ứng. Bà lão thấy cảm động trong người, mắt hoa, rồi mang thai. Đến ngày 8 tháng Tư năm Giáp Tí đầy tháng bà sinh một con trai. Con được đúng một tuổi thì Trưởng ông qua đời lúc 80 tuổi. Chỉ còn mẹ già sáu mươi bú mớm nuôi con. Lên ba tuổi đặt tên là Đổng Thiết, ăn uống lớn phổng, nhưng không biết nói cười. Ngày hôm ấy cậu bé đang nằm trong võng, mẹ cậu nghe sứ giả đi tìm người có đại tài dẹp loạn. Bà mẹ nói vui với sứ giả rằng:
– Lão sáu mươi tuổi mới sinh được một đứa con trai. Nay đã ba tuổi, chỉ biết ăn uống mà không biết đánh giặc để triều đình trọng thưởng quan tước mà trả ơn bú mớm cho mẹ.
Sứ giả đi qua. bỗng nhiên Đổng Thiệt ngồi dậy, mở miệng nói:
– Xin mẹ gọi sứ giả quay lại, con có việc cần nói. Mong mẹ đón lại sử giả về đây.
Thần vương nói với sứ giả rằng:
– Ta là Thiết Xung thần tướng đây! Trời sinh ra ta để giúp nước, dẹp loạn cứu dân. Ngươi về triều tâu với vua cho ta một con ngựa sắt cao 10 thước, một cây roi sắt dài 10 thước, một chiếc nón sắt rộng 3 thước, đưa mấy thứ ấy đến đây cho ta để đánh giặc Ân. Vua không phải lo gì nữa!
Sứ giả nghe lời nói của Đổng Thiết, trở về chính điện ở núi Nghĩa Lĩnh tâu Vua mọi việc. Vua triệu tập quần thần trăm quan để bàn. Triều đình liền can ngăn rằng:
– Triều đình hiện nay oai trời rộng lớn, tướng mạnh tướng nhiều. Dù giặc Ân xâm chiếm phương Nam, cũng đã có người can đảm đối đầu. Huống hồ đứa trẻ ba tuổi sao có thể đánh giặc được. Vả lại việc binh là việc quốc gia đại sự, liên quan đến an nguy của hoàng gia, chớ nên xem nhẹ. Xin bệ hạ thận trọng lựa chọn người có đại tài, cử làm đại tướng. Không nên chỉ nghe lời nói bên ngoài mà không thấy tận mắt vậy.
Vua nói:
– Trẫm theo mệnh trời, trị nước yêu dân, tin việc thần nhân trước đây đã báo ứng. Đích thực là Tiền thánh Đế quân đã hiển linh về báo để giúp nước. Trẫm tin như lời đó thật không phải là sai, không nên nghi ngờ.
Vua sai các tướng tìm các đồ sắt đủ 50 trăm cân, truyền cho trăm thợ rèn để rèn thành ngựa sắt cao mười tám thước, có đủ năm tạng, roi sắt dài mười thước, nón sắt rộng ba thước. Đến giờ Mão ngày 7 tháng Giêng năm Bính Dần Vua sai quan Tiết chế dẫn 10 vạn hùng binh đem ngựa sắt roi sắt nón sắt đến làng Phù Đổng. Đổng Thiết cười rằng:
Vua theo đúng hẹn,
Vận nước lâu bền.
Quân giặc phải tan,
Một ngày giúp nước,
Thiên cổ danh vang.
Rồi Đổng Thiết nói với mẹ và họ hàng thân thích rằng: “Tính con hay ăn, xin soạn cho các món trâu rượu, hoa quả”. Dân làng nghe thế nhà nhà đem trâu rượu đến. Chỉ trong chốc lát cậu bé đã ăn xong để lên đường đi lập công giúp nước, đền đáp công ơn của cha mẹ, làng xóm và ơn Vua.
Ngày hôm ấy mặt trời vừa đúng chính Ngọ, Đổng Thiết cười vang một tiếng, duỗi tay vươn vai, tiếng vang như sấm, ánh mắt loé sáng như chớp, thân mình cao hơn 18 thước. Vì chưa kịp may quần áo nên sai 10 vạn quân đi bẻ hoa lau đem về kết thành đồ mặc. Đổng Thiết lạy tạ mẹ rằng:
– Mẹ là bậc thánh trên trời. Con là Thần vương. Một ngày lập công to lớn, vạn năm hương lửa vô cùng!
Thần Vương nhảy lên ngựa sắt, cầm roi sắt, đội nón sắt, thét vang như sấm chớp, rằng:
– Ta là Thần tướng, vâng sắc chỉ xuống giúp nước!
Ngựa sắt nhảy mạnh, bay lên không mà phi, lập tức tới nơi Vua ngự. Thần vương cầm roi sắt chỉ huy tiên phong, lệnh khiến các quan hành quân tiếp ứng, chỉ phút chốc đã đến dưới chân núi Vũ Ninh huyện Yên Việt, đại chiến với Thạch Linh thần tướng bên núi. Quân Ân thua to tan chạy. Thạch Linh thần tướng bị bắt sống rồi chém đầu. Bọn giặc còn lại chưa diệt hết, nhưng roi sắt đã bị rơi mất. Thần vương bèn nhổ lấy các bụi tre gai vung lên quét sạch quân Ân.
Khi đến núi Sóc xã Vệ Linh huyện Kim Hoa, thần vương cởi bỏ bộ áo hoa lau, cưỡi ngựa bay lên không mà bay đi. Nay nơi ấy vẫn còn dấu chân ngựa in trên lèn đá.

Hùng Việp Vương nghĩ đến thần vương có công lớn giúp nước, nhưng chưa từng gặp mặt, không biết lấy gì báo đáp, bèn truy tôn thần là Phù Đổng thiên vương, cùng với Thánh mẫu dựng đền thờ trên nền nhà ở làng cũ, cấp 100 mẫu ruộng để đèn hương phụng thờ. Sau lại phong là Xung Thiên Thần Vương (ngày xưa thần Bắc Đẩu Tinh Quân giáng sinh làm Xung Thiên Thần Vương), lập miếu đường ngàn năm thiêng hưởng hương lửa, cơm thịt phụng sự.
Vua sau đó lại cho xây lại điện Cửu Trùng Tiêu trên núi Nghĩa Lĩnh làm Kính Thiên linh điện. Thời thường cầu đảo, vâng lĩnh ý trời. Từ đó trời biển thái bình. Nhà Ân trải 27 đời vua hơn 640 năm không dám đem quân sang đánh nước Nam. Vua hưởng nước 87 năm, thọ 100 tuổi.