Núi Nhồi xứ Thanh và Mạnh Hoạch

Núi Nhồi, ngọn núi đá nổi tiếng ở thành phố Thanh Hóa có tên chữ là An Hoạch. An Hoạch liệu có phải là nơi đánh dấu chiến công thu phục Mạnh Hoạch không?

img_2443
Hòn Vọng Phu trên đỉnh núi An Hoạch.

Mạnh Hoạch thực ra là Mường Hoàng, chỉ thủ lĩnh người Thái Mường ở phía Tây và Bắc Trung Bộ nước ta. Vì thế trong lịch sử không phải chỉ có 1 vị Mạnh Hoạch. Xét ở khu vực núi Nhồi và Thanh Hóa có thể có khả năng liên quan tới 3 vị thủ lĩnh xứ Mường Mạnh Hoạch sau:
1. Mạnh Hoạch đầu tiên là thời Tam Quốc, do Gia Cát Khổng Minh thu phục. Dấu vết ở khu vực núi Nhồi là chùa Hinh Sơn nơi có tạc tượng Lưu Bị, Quan Công và Khổng Minh vào vách đá để thờ cúng.

quan cong
Tượng Quan Công khắc trên vách đá ở chùa Hinh Sơn (ảnh internet).

Nên biết là Mạnh Hoạch vào thời này là thủ lĩnh khu vực Tây Bắc Việt và Bắc Trung Bộ mà Truyện Nam Chiếu trong Lĩnh Nam chích quái chép là nước Nam Triệu, chiếm cứ một dải từ Thần Phù đến Hoành Sơn:
Con cháu họ Triệu tản mát bốn phương, sau trở về Thần Phù, Hoành Sơn, là những xứ vắng vẻ không người. Khi bộ hạ đông đúc họ bèn đóng tàu thuyền thỉnh thoảng ra bể đột nhập vào nội địa cướp người ven bể, giết các quan lệnh của nhà Hán. Dân đều sợ phục, gọi là Nam Triệu, sau gọi sai là Nam Chiếu”.
2. Mạnh Hoạch khác là ở thời Đường, tức nước Nam Chiếu. Người đánh dẹp Nam Chiếu ở Thanh Hóa chính là Cao Vương Biền, di tích thờ còn lại là đền Cao Sơn trên núi An Hoạch.

img_2354
Đền Cao Sơn ở chân núi Nhồi.

Thủ lĩnh người Thái Mường dưới thời Đường là họ Phùng từ Phùng Hưng. Bản thân tên Bố Cái cũng là từ chỉ thủ lĩnh của người Thái Mường, nên Bố Cái có nghĩa tương đương với Mạnh Hoạch.
tư liệu cho biết vùng núi này có nhóm dân cư khá đông mang họ Lôi, tức là từ chữ Lồi chỉ người Chăm. Lồi thực ra không phải chỉ chỉ người Chăm mà là chỉ người Nam Chiếu.

img_2352
Tượng phỗng ở sân đền Cao Sơn bên chân núi Nhồi.

3. Mạnh Hoạch khác là thủ lĩnh người Thái Mường đã được Thái úy Lý Thường Kiệt thu phục như văn bia chùa Báo Ân ở chân núi Nhồi ghi lại. Thông tin từ wikipedia về Lý Thường Kiệt cho biết:
Năm 1061, người Mường ở biên giới quấy rối. Lý Thánh Tông sai ông làm Kinh phỏng sứ vào thanh tra vùng Thanh Hóa, Nghệ An, được toàn quyền hành sự. Ông phủ dụ dân chúng, lấy được lòng người. Tất cả năm châu 6 huyện, 3 nguồn, 24 động đều quy phục.
Đây chính là kể về sự kiện mà Thái úy Lý Thường Kiệt đã lập tuyên thệ được ghi trên bia An Hoạch sơn Báo Ân Tự bi:
Quyết hậu nãi thệ vu sư, Bắc chinh lân quốc; Tây thảo bất đình. Thiện thất túng thất cầm chi thắng địch.
Dịch: Rồi đó ông thề trước ba quân: phía Bắc đánh quân Tống xâm lược, phía Tây đánh bọn không lại chầu, giỏi thắng địch bằng sách lược bảy lần bắt bảy lần đều thả.

img_2373Tượng thần khắc trên vách núi ở đền Cao Sơn.

Đại Việt sử ký toàn thư chép: Mùa đông (năm 1103) người Diễn Châu là Lý Giác mưu làm phản. Giác trước học thuật lạ có thể biến cây cỏ thành người, bèn chiêu tập những kẻ vô lại chiếm giữ châu ấy, đắp thành làm loạn. Việc tâu lên, vua sai bọn Lý Thường Kiệt đi đánh. Giác thua trốn sang Chiêm Thành, dư đảng đều bị dẹp yên.
Lý Thường Kiệt được phong thái ấp ở Thanh Hóa chính là gắn liền với sự dẹp loạn người Mường ở phía Tây. Mà thủ lĩnh người Thái Mường ở phía Tây được gọi là Mạnh Hoạch hay Mường Hoàng.

 

Ba vị họ Chu ở Thạch Thất và Mạnh Hoạch

Tiểu sử ba vị họ Chu thờ ở đền Quán Sải tại thôn Thúy Lai (Phú Kim, Thạch Thất, Hà Nội) được tóm tắt theo ban quản lý di tích như sau:
Tam tướng công sinh khoảng năm 300 – 350 thời Tam Quốc. Song thân làm thuốc rất có uy tín ở xứ Ba Trung. Tam tướng công đều là người văn võ song toàn cùng đỗ đầu trong 9 kỳ thi Hiếu Liêm do vua Hán Hiến Đế mở để tuyển chọn nhân tài ra giúp nước. Trong thời gian này miền Bắc nước ta bị giặc Mạnh Hoạch xâm chiếm. Vì vậy Tam tướng công được vua Hán (Lưu Bị) cử sang đánh dẹp giặc tại phương Nam. Khi sang nước ta Tam tướng công giữ yên lành cho nhân dân, dạy nhân dân làm thuốc, chữa bệnh, mở trường dạy học, dạy dân, chăn tằm làm ruộng… Tam tướng công còn bỏ tiền mua ruộng của 72 làng phát cho dân. Vì vậy Tam tướng công đã có 72 đền thờ (Thất thập nhị từ). Vì là phúc thần nên được các đời vua nước ta phong 23 sắc phong. Hiện nay còn lưu giữ trong các đình đền. Khi mất đã được an táng tại Quán Sải. Mộ thiên táng tại huyệt Đế Vương do chức sắc kỳ mục của 72 làng an táng Tam vị tướng công.

IMG_2975Nghi môn quán Sải.

Quán Sải là một công trình có quy mô của vùng Sơn Tây xưa. Người dân ở đây có câu “Thứ nhất đền Và, thứ nhì quán Sải, thứ ba đình Vồi”. Đền Và thờ Tản Viên Sơn Thánh là ngôi đền lớn ở thành phố Sơn Tây. Quán Sải và đình Vồi đều là 2 di tích ở xã Phú Kim của huyện Thạch Thất và đều thờ ba vị họ Chu nói ở trên. Sự so sánh 2 di tích này với đền Và cho thấy trước đây quy mô của quán Sải lớn như thế nào.
Quán Sải nằm ở thôn Thúy Lai. Cũng như đền Và có tên chữ là Vân Già, là từ phiên thiết từ âm Nôm của chữ Và, thì Thúy Lai cũng là tên phiên thiết từ âm Sải. Thúy = Súy nên Súy Lai thiết Sải.
Câu đối ở quán Sải:
顕聖一堂三千秋䀡仰
崇祠七十二萬古英靈
Hiển thánh nhất đường tam thiên thu chiêm ngưỡng
Sùng từ thất thập nhị vạn cổ anh linh.
Dịch:
Một nhà ba người hóa thánh, ngàn năm chiêm ngưỡng
Bảy mươi hai đền thờ cúng, vạn cổ linh thiêng.

IMG_3008Thúy Lai quán.

Tất nhiên con số 72 nơi là con số mang tính ước lệ. Có thể 72=9×8, trong 9 khu vực (cửu thiên) thì cả 8 hướng đều có đền thờ.
Việc thờ 3 vị quan họ Chu tại nhiều nơi ở Thạch Thất (tương truyền có tới 72 làng) hiện nay bị chỉ trích là dân gian đã thờ nhầm “giặc” vì đó là các quan đô hộ của nhà Hán. Tuy nhiên khi nhìn nhận lại các triều đại của thời kỳ này dưới một góc nhìn mới thì sẽ nhận ra không phải như vậy.
Theo thần tích của xã Hương Ngải (Thạch Thất, Hà Nội) thì ba vị họ Chu được cử sang đế chống lại quân Mạnh Hoạch và có dùng cháu của Sĩ Nhiếp là Sĩ Năng làm mưu sĩ. Ba vị họ Chu cùng thời với Mạnh Hoạch và Sĩ Nhiếp, tức là lúc này đã có các nước Thục và Ngô. Khu vực nước ta lúc đó đâu còn thuộc nhà Hán (Hán Hiến Đế) nữa. Ba vị quan đô hộ họ Chu thực ra là các quan của nước Thục dưới thời Lưu Bị. Quê quán của ba vị này ở Ba Trung, tức là ở Ba Thục, thuộc khu vực đất đai nhà Thục.
Nước Thục của Lưu Bị là một quốc gia của người Bách Việt (người Hoa) hình thành sau khởi nghĩa Khăn Vàng, chống lại Hán tộc xâm lược. Lưu Bị được truyền thuyết Việt chép dưới tên Lý Bí. Triều đại nhà Thục do đó là một triều đại Việt, hiển nhiên các quan lại của nhà Thục lúc đó không phải giặc ngoại xâm.
Những hành động dạy dân, làm thuốc, mở trường… của các vị quan này cũng chứng tỏ họ hoàn toàn coi người Việt là đồng bào đồng tộc với mình. Người dân địa phương cũng tri ân ba vị, một khu vực 72 làng đều thờ thần. Lễ hội Thúy Lai hàng năm được tổ chức với nhiều tục lệ khá đặc sắc như múa con đĩ đánh bồng, múa sênh tiền, múa rồng, thi cân gà, thi xôi đồng, thổi cơm thi…
Có thể Thạch Thất khi đó là nơi đóng trị sở của vùng phía Tây Giao Chỉ, thuộc đất của nhà Thục từ Lưu Bị – Lý Bí.
Di tích và tục thờ Tam vị họ Chu ở Thạch Thất còn là bằng chứng rõ ràng rằng Mạnh Hoạch là thủ lĩnh người dân tộc (Mường, Thái) ở vùng Tây Bắc nước ta. Khu vực này sau về với nhà Thục khi Gia Cát Vũ Hầu Nam chinh, vượt dòng Lư Thủy, tức sông Lô, tiến vào Tây Bắc Việt. Gia Cát Lượng sau khi thần phục được Mạnh Hoạch, vẫn cho ông ta tiếp tục cai quản vùng đất này, dưới hình thức tự trị.