Về gốc tích tổ tiên Bố cái Đại vương Phùng Hưng

Thần tích làng Quảng Bá, nơi thờ Bố Cái Đại vương Phùng Hưng ghi:

Đường Lâm Phùng Đại Vương phổ lục

Vương tính Phùng, danh Công Phấn, Giao Châu Đường Lâm nhân dã. Kỳ tiên tổ Phùng Trí Cái ư Đường Võ Đức gian phụng chỉ nhập triều, thị Cao Tổ yến. Cao Tổ sử ngâm thi vịnh dữ Đột Quyết Khả Hãn, ca vũ đắc dự ngự tịch, hữu Hồ Việt nhất gia tán. Hậu ban hồi nguyên tịch thế tập Châu bổ sử Đường Lâm thổ tù, tục hiệu Lang Quan thị dã.唐林馮大王譜籙

王姓馮名公奮交州唐林人也其先祖馮智盖於唐武德間奉旨入朝侍高祖宴高祖使吟詩詠與突厥可汗歌舞得預御席有胡越一家贊後班回原籍世襲州庯史唐林土酋俗號郎官是也

Nghi môn đình Quảng Bá

Đoạn nói về vị tổ họ Phùng là Phùng Trí Cái này thường hay được dịch như sau (ví dụ từ trang của dòng họ Phùng Việt Nam):

Vua họ Phùng tự Công Phấn, người đất Đường Lâm thuộc Châu Giao. Tổ tiên vua là Phùng Trí Cái trong thời Vũ Đức nhà Đường, vâng chiếu chỉ vào chầu, hầu yến tiệc vua Đường Cao Tổ. Vua Cao Tổ sai vịnh thơ cùng với sứ Đột Quyết hầu tiệc để cho tiếng nói của người Hồi người Việt họp lại một nhà. Sau vua khen thưởng và ban lệnh cho trở về hưởng quyền thế tập, đời đời làm chức Lại ở phủ Đô Hộ trong bản châu, cũng là chức Thổ Tù đất Đường Lâm mà tục gọi là Quan lang. 

Tuy nhiên, đoạn phả lục trên về Phùng Trí Cái có mấy điểm phải bàn thêm.

1. “Đột Quyết Khả Hãn” không phải là sứ giả nước Đột Quyết. Khả Hãn là chỉ thủ lĩnh của người Đột Quyết. Như vậy Phùng Trí Cái được ngự yến và ngâm vịnh đối đáp với vua Đột Quyết trong triều Đường vào thời kỳ nhà Đường mới thành lập, tức là thời Đường Cao Tổ Lý Uyên.

2. Phùng Trí Cái có bài tán vịnh “Hồ Việt nhất gia“. Trong bối cảnh này thì “Hồ” rõ ràng là chỉ người Đột Quyết. Vậy tên “Việt” còn lại chỉ có thể là chỉ nhà Đường. Lúc đó không hề có nước “Việt” khác nào cả. Đây là một chỉ dẫn quan trọng, rằng triều Đường bắt đầu từ Lý Uyên là một triều đại của người Việt.

Dẫn chứng khác sau đó không lâu, Võ Tắc Thiên cũng lấy tên là Từ Thị Cổ Việt Kim Luân Thánh Thần Hoàng Đế, chỉ rõ ràng rằng thời Đường, người Việt đang làm chủ thiên hạ Trung Hoa. Những dân tộc khác bên ngoài như Đột Quyết, và Đường Lâm (nơi Phùng Trí Cái làm Quan Lang) được gọi là Hồ.

3. Sau yến tiệc Phùng Trí Cái được ban chức “Châu bổ sử Đường Lâm thổ tù, tục hiệu Lang Quan”. Như trang dòng họ Phùng dịch ở trên thì “Châu bổ sử” là một chức quan, chứ không phải là “người chép sử”. Chức quan này khá lớn, được quyền thế tập, tức là được phân phong một vùng đất riêng (Đường Lâm). Đường Lâm do vậy không thể là 1 cái làng như ở Sơn Tây hiện nay. “Lý trưởng” một làng Đường Lâm thì không thể có chuyện “phụng chỉ nhập triều” lại còn đối ẩm với Khả hãn của nước Đột Quyết.

Hộp xá lị vàng tìm thấy ở Nhạn Tháp. Ảnh Bảo tàng tỉnh Nghệ An.

4. Chức quan của Phùng Trí Cái đã ghi rõ ông ta là “Châu bổ sử”, tức là quan cấp “Châu”. Châu Đường Lâm đúng phải là vùng Tây Nghệ An, sau gọi thành Nam Đường, rồi Nam Đàn. Đây cũng chính là nơi mà sau đó dòng dõi Phùng Trí Cái là Phùng Hạp Khanh khởi nghĩa cùng với Mai Hắc Đế. Khởi nghĩa thất bại, Phùng Hạp Khanh quay về châu Đường Lâm nuôi dưỡng quân binh, để đến đời con là Phùng Hưng cùng với các anh em họ Phùng làm cuộc Tây tiến, xưng là Bố Cái Đại Vương.

Khu vực Nam Đàn có di tích Lam thành và Nhạn Tháp. Tại Nhạn Tháp đã tìm thấy một hộp xá lị vàng. Hộp xá lị này nay đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Tại Nhạn Tháp cũng đã thu thập được những viên gạch, trong đó có viên ghi “Trinh Quán lục niên“. Trinh Quán là niên hiệu của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, người kế tục ngôi vị của Đường Cao Tổ Lý Uyên. Tức là di chỉ này khớp đúng với thời kỳ của Phùng Trí Cái đang là Châu bổ sử thổ tù Đường Lâm. Như thế Lam thành chính là trị sở của châu Đường Lâm thời sơ Đường, do Phùng Trí Cái làm Quan Lang cầm đầu.

Gạch thời Đường tìm thấy ở Nhạn Tháp, Nam Đàn. Ảnh Bảo tàng tỉnh Nghệ An.

Đoạn phả lục làng Quảng Bá có thể được dịch lại là:

Vương họ Phùng, tên Công Phấn, người Đường Lâm – Giao Châu (nay là Nam Đàn, Nghệ An). Tổ tiên của Vương là Phùng Trí Cái, thời Đường Võ Đức vâng chỉ vào triều hầu tiệc với Cao Tổ. Cao Tổ sai ngâm thơ vịnh cùng với khả hãn Đột Quyết. Những người ca múa cũng được dự vào tiệc ngự. Phùng Trí Cái có bài tán “Hồ Việt một nhà”. Sau trở về nguyên quán được nối đời làm Châu Bổ Sử – Thổ tù Đường Lâm, tục gọi chính là Quan Lang.

Như vậy Phùng Hưng vốn là dòng dõi thế tập Quan Lang một châu lớn Đường Lâm của người Hồ tại Nghệ An. Chỉ có như vậy, cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng mới có nền tảng đủ chống lại một triều đại thịnh trị như nhà Đường. Họ Phùng nên nhìn nhận lại tầm vóc của thế tổ họ Phùng và quê gốc dòng họ của mình.

Triều đại Phùng Hưng qua di tích và lễ hội làng Triều Khúc

IMG_3530

Hội xuân năm nay 2019, làng Triều Khúc (Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) đón nhận bằng văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cho lễ hội của làng. Đây là lễ hội kỷ niệm ngày tức vị thành hoàng làng là Bố Cái đại vương Phùng Hưng. Hội làng Triều Khúc đặc biệt được nhiều người quan tâm bởi lễ hội có điệu múa “Con đĩ đánh bồng”, trong đó các thanh niên trai làng ăn mặc trang phục sặc sỡ, đầu quấn khăn đỏ, mặc áo trắng, vai và hông đeo tua năm sắc, nhảy múa từng cặp khi rước kiệu thánh và tế lễ tại đình.
Câu hỏi thường xuất hiện ở người xem hội là tại sao trai lại đóng giả gái và ăn mặc như vậy? Nguồn gốc của điệu múa tương truyền có từ thời Phùng Hưng khởi nghĩa, nhưng ý nghĩa của nó thì ít người hiểu đúng.
Không khó nhận ra, các tua năm màu mà các trai làng trang sức là hình ảnh lông chim phượng hoàng ngũ sắc, hình ảnh gặp khá nhiều trên các chạm khắc tiên múa trong các đình làng. 2 tầng tua ở vai và hông thể hiện cánh và đuôi của chim phượng. Khăn đội đầu màu đỏ là mào phượng.

IMG_3504
Điệu múa Con đĩ đánh bồng tại sân đình Triều Khúc trong lễ tế.

Hình ảnh người chim đánh trống bồng và nhảy múa từng được so sánh với hình tượng Nhạc công thiên thần Gandharva trong Hindu giáo. Hình tượng này gặp trong các hiện vật thời Lý Trần, mà thường bị gọi thành là người hình chim Khẩn Na La (Kinari). Có nhiều nhận định cho rằng hình tượng này vốn là từ văn hóa Chăm ở phía Nam ảnh hưởng ra ngoài Bắc. Liệu có phải đội quân của Phùng Hưng chính là quân đội người Chăm phương Nam đã tiến ra Bắc đánh thành Tống Bình thời Đường?
Liên hệ giữa nghĩa quân của Phùng Hưng với hình tượng chim Phượng còn thấy trong các câu đối lưu giữ tại đình Triều Khúc. Câu đối ở chính điện tại đình:
武徳滅唐朱鳥天猶橫劍氣
神權破漢白藤海尚沸濤聲
Vũ đức diệt Đường, Chu Điểu thiên do hoành kiếm khí
Thần quyền phá Hán, Bạch Đằng hải thướng phí đào thanh.

Dịch:
Đức võ diệt Đường, hơi kiếm mãi lan trời Chu Tước
Quyền thần phá Hán, tiếng sóng sục sôi cửa Bạch Đằng.

Chu Điểu hay Chu Tước là một trong bốn con vật linh của Tứ linh chỉ phương hướng. Chu Điểu thiên là trời phương Nam.
Câu đối ở 2 cột trụ 2 bên đầu hồi đình Triều Khúc:
帝大羅一統山河衮冕承天傳鳳曆
神南越萬民父母衣冠終古拜龍宫
Đế Đại La nhất thống sơn hà, cổn miện thừa thiên truyền phượng lịch
Thần Nam Việt vạn dân phụ mẫu, y quan chung cổ bái long cung.
Dịch:
Vua Đại La thống nhất núi sông, xiêm miện theo trời truyền lịch phượng
Thần Nam Việt muôn dân cha mẹ, áo mũ xưa nay bái cung rồng.

Trong câu đối này triều đại của Phùng Hưng được ghi là “truyền phượng lịch”, hay triều đại lấy chim Phượng làm biểu tượng. Rất có thể chữ Phượng hay đọc là Phụng cũng chỉ họ Phùng. Ba anh em Phùng Hưng, Phùng Hải, Phùng Dĩnh phất cờ khởi nghĩa được tái hiện bằng hình ảnh những con chim Phụng bay nhẩy trong điệu múa Con đĩ đánh bồng của hội làng Triều Khúc.

IMG_2277.JPG
Chim Phượng trên vì mái đình Triều Khúc.

Đình Triều Khúc theo sự tích là do Phùng An, con của Phùng Hưng lập ra trên gò Lĩnh Hán, là đại bản doanh của Phùng Hưng khi tiến đánh thành Tống Bình. Ban đầu nơi này có tên là Đại Cổ miếu. Vấn đề là tại sao miếu mới lập lại gọi là “Cổ”?
Chữ “Cổ” ở đây thực ra phải là chữ Cả, chỉ thủ lĩnh. Chính xác là Đại Cả miếu, tức là miếu thờ vị vua lớn ban đầu. Chữ Đại Cả này tương đương với từ Bố Cái hay Đại Vương trong tên tôn xưng của Phùng Hưng.
Như trong vế đầu của câu đối trên, Phùng Hưng còn được gọi là “Đế Đại La”. Trong số các hoành phi câu đối còn lưu được khá nhiều ở đình Triều Khúc thì có ít nhất 10 câu nói tới từ Đại La này với nghĩa chỉ Phùng Hưng. Ngay ngoài cột nghi môn, có đôi câu đối:
天瑞應同胞三聖文交海武大羅羽翌丹心扶震日
帝業成中國一家東珥河西傘岳鬱蔥此氣繞乾坤
Thiên thụy ứng đồng bào tam thánh, văn Giao Hải vũ Đại La, vũ dực đan tâm phù chấn nhật
Đế nghiệp thành trung quốc nhất gia, Đông Nhị hà Tây Tản nhạc, úc thông thử khí nhiễu kiền khôn.
Dịch:
Điềm trời ứng cùng bọc ba thánh, văn Giao Hải, võ Đại La, vùng vẫy lòng son giúp ngày đế
Nghiệp vua thành trong nước một nhà, Đông sông Nhị, Tây núi Tản, tốt xanh khí đó quấn đất trời.

Vế đầu câu đối cho biết anh em Phùng Hưng, Phùng Hải, kẻ văn người võ vẫy vùng lập nên đế thống. Ở đây từ “Chấn nhật” là lấy câu trong Kinh Dịch của quẻ Chấn: Đế xuất hồ Chấn.

IMG_1817.JPG
Nhà tiền tế đình Triều Khúc với hoành phi La Thiên Hiển Thánh.

Như thế, trong câu đối này Phùng Hưng có võ công hiển hách và có tên là Đại La. Hoành phi ở nhà tiền tế của đình Triều Khúc chính giữa đề La Thiên hiển thánh. Còn bên trong nội điện nơi đặt tượng Phùng Hưng có câu đối ngắn:
帝越泰磐龍肚鼎
羅天星宿漢山宫
Đế Việt thái bàn Long Đỗ đỉnh
La Thiên tinh túc Hán Sơn cung.
Dịch:
Vững nền vua Việt đỉnh Long Đỗ
Sao giữ trời La cung Hán Sơn.
Long Đỗ đỉnh chỉ việc Phùng Hưng dựng nghiệp ở đất Long Đỗ – Thăng Long. Còn Hán Sơn chỉ gò Lĩnh Hán, đại bản doanh của ngài khi đánh thành Tống Bình, nay là Triều Khúc.

IMG_2375
Nội cung đình Triều Khúc.

Tới đây ta có một phát hiện bất ngờ. Đại La hay La Thiên là danh xưng chỉ tên nước hay tên triều đại của Phùng Hưng. Đất nước do Phùng Hưng khởi dựng có tên là nước La, gọi tôn xưng là Đại La, tương tự như các tên gọi Đại Việt, Đại Đường, … Như thế thì khả năng rất cao, tên La thành của Hà Nội chính là chỉ tên triều đại của Phùng Hưng và có từ lúc này. Trước đó, khu vực này đang là thành Tống Bình. Chỉ sau khởi nghĩa của Phùng Hưng thì mới thấy xuất hiện tên thành Đại La.
Quan trọng hơn, chữ La nghĩa là chỉ phương lửa, phương nóng hay phương Xích đạo, phương Nam ngày nay. Cái “la bàn” với cây kim La Kinh có 2 đầu chỉ 2 hướng La và Kinh hay Nam và Bắc.
Xưa còn có câu ca dao:

Ai ơi chớ lấy kẻ La
Cái tương thì khú, cái cà thì thâm.

Kẻ La chỉ người phương Nam, tức là người Chăm thời đó. Khởi nghĩa Phùng Hưng thực chất bắt đầu từ đất Chăm ở phía Nam nhà Đường, gọi thành Nam Đường, rồi ra Đường Lâm. Đất Đường Lâm của Phùng Hưng là Nam Đàng hay Nam Đàn ở Nghệ An. Sử còn ghi địa danh là Phúc Thọ. Từ đây, vị quan lang phụ mẫu người Chăm theo đạo Hindu đã dấy binh, đánh ra Bắc dẹp nhà Đường, lập nên nước Đại La, tức quốc gia phương Nam. Hoa sử gọi nước này là Nam Chiếu.
Nước đã đánh bại nhà Đường ở phương Nam đầu thời Đường thì chỉ có nước Nam Chiếu, mà thành phần sắc tộc chính là người Thái Mường, xưa gọi là người “Chăm” hay “Chiêm”, cũng là Chim, chỉ người phương Nam (Chu Điểu như trong câu đối đầu đã dẫn).
Theo ghi chép của Hoa sử, nước Nam Chiếu ban đầu do Bì La Các thành lập, rồi truyền cho con là Các La Phượng. Phân tích tên những vị vua đầu của Nam Chiếu cho thấy liên hệ trực tiếp tương ứng với khởi nghĩa của Phùng Hưng.

  • Bì La Các: chữ La như đã biết, chỉ triều đại của Phùng Hưng. Bì Các tương đương với Bố Cái, chỉ vị thủ lĩnh đầu tiên, người khai mở triều đại.
  • Các La Phượng: chữ La như trên, là tên triều đại – Đại La. Các hay Cái là từ chỉ thủ lĩnh. Chữ Phượng chính là hình ảnh con chim Phượng hay Phụng, chỉ họ Phùng. Các La Phượng như thế tương ứng với Phùng An, người con đã nối nghiệp Phùng Hưng.

Nước Nam Chiếu theo sử sách có danh xưng là Đại Lễ. Dễ thấy Đại Lễ tương đương với tên gọi Đại La đã được khám phá là tên gọi triều đại của Phùng Hưng lập ra.
Câu đối khác trong đình Triều Khúc nói tới tên Đại La:
福壽帝開基九道歲星當越炤
大羅神翊運五洲雨雪到南晴
Phúc Thọ đế khai cơ, cửu đạo tuế tinh đương Việt chiếu
Đại La thần dực vận, ngũ châu vũ tuyết đáo Nam tình.
Dịch:
Phúc Thọ vua mở nền, chín đạo tháng năm giữ sáng Việt
Đại La thần bốc vận, năm châu mưa tuyết đến trời Nam.

Khun Borom

Người Thái ở Việt Nam, người Lào và người Thái Lan đều coi Khun Borom là vị vua đầu tiên của mình. Khun Borom là tên đọc theo tiếng Thái Lan và Lào. Người dân tộc Thái Tây Bắc Việt Nam gọi là Khun Bó Dôm. Dôm cũng là tên của con sông Nậm Rốm (chính xác là Nặm Dôm), chảy qua Điện Biên sang Lào đổ vào sông Mê Kong. Theo truyền tích của người Thái Lào thì Khun Borom đầu tiên đã xây dựng Mường Then thành trung tâm của hoàng gia. Mường Then được ký âm chữ Nho là Mãnh Thiên, thời Nguyễn là trấn Ninh Biên, nay là Điện Biên Phủ.
Borom không phải là tên riêng mà là danh xưng. Bằng chứng là danh xưng này còn được hậu duệ của Khun Borom cai trị vương quốc Ayutthaya sau này sử dụng như: Borom Maratcha hay Borom Trailokanat.
Không rõ Dôm tiếng Thái nghĩa là gì, nhưng rất có thể con sông Dôm chảy qua kinh đô của vương quốc thì gọi là con sông Cả hay sông Cái. Bó Dôm tiếng Thái có thể tương đương với Bố Cái của tiếng Việt, trong đó một từ là ghi âm, một từ dịch nghĩa.

Khun Borom được các sử gia Thái Lào xác định là vua Bì La Các (Piloko), người khởi đầu nước Nam Chiếu vào đầu thế kỷ 8 dưới triều Đường. Bì La (Pilo) thiết Bố. Bì Lô Các cũng là Bố Cái. Như vậy có thể thấy Khun Borom của người Lào Thái chính là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng của Việt Nam, người đã khởi nghĩa chống nhà Đường vào thế kỷ 8:
Thanh chấn Lý Đường, Thuận Đức niên gian uy Bắc khấu
Vận thừa Mai Đế, Phong thành phủ lỵ thái Nam Bang.

Niên hiệu của Khun Borom – Bố Cái được câu đối trên chép là Thuận Đức, đóng đô tại Phong Thành, lập nước là Nam Bang. Có thể thấy Phong thành đây chính là Mường Then – Điện Biên, nằm ngay cạnh tỉnh Phong Xa Lỳ của Lào. Nam Bang là nước phía Nam hay Nan Chao (theo tiếng Thái nghĩa là nước của người phương Nam). Nan Chao là Nam Chiếu.
Sách Lịch sử Thái Lan chép (Wyatt, David K.):
Năm Khai Nguyên thứ 26 (738), Bì La Các cầu Đường trợ giúp đánh bại La Quân Chiếu Điên Chi Thác, Lãng Khung Chiếu Chí La Quân, Thi Lãng Chiếu Bàng La Điên, Việt Tích Chiếu Vu Tặng, Mông Hề Chiếu Nguyên La, sách nhập ngũ chiếu. Nhà Đường phong cho Bì La Các làm Vân Nam Vương, ban danh là Mông Quy Nghĩa. Bì La Các lấy vùng tây Nhị Hà (tức Nhĩ Hải) làm cơ sở kiến lập nên Nam Chiếu Quốc. Năm sau, dời đô về thành Thái Hòa (tức thành cổ Đại Lý ngày nay).
Đoạn trên cho một thông tin: đất Nam Chiếu của Bì La Các ban đầu nằm ở “tây Nhị Hà”, tức là phía Tây sông Hồng ngày nay. Chú dẫn thành “hồ Nhĩ Hải” ở Vân Nam là sai hoàn toàn. Thành Thái Hòa như vậy có thể chính là Mường Then ở Điện Biên, là Đại Lỵ Phủ (Talifu) như trong câu đối, chứ không phải ở Đại Lý – Vân Nam sau này. Tây Nhị Hà cũng là đất của Bố Cái Phùng Hưng chiếm đóng trước khi tấn công Tống Bình.
Theo cuốn Lịch sử Lào của Viravong M.S.  (1964) thì vào năm 50 sau CN (thời Hán Quang Vũ?) người Lào ở Nam Trung Hoa dưới áp lực của người Hán đã chia thành 2 nhóm. Nhóm ở lại gọi là Ai Lao. Nhóm di chuyển xuống phương Nam gọi là Ngai Lao. Thời kỳ tiếp theo nhóm Ngai Lào đã hình thành 6 thành phố mới. Nếu đối chiếu với 6 chiếu của Nam Chiếu thì trùng khớp:
1.    Mong-Sui là Mông Huề
2.    Lang-Kong là Lãng Khung
3.    Theng-Tsieng là Đằng Đạm
4.    Tse-Lang là Thi Lãng
5.    Mong-Tse là Mông Xá.
6.    Ia-Tse còn lại có thể Việt Tích.
Còn theo sử Lào – Thái (Manich, 1967) thì Khun Borom đã cử 7 hoàng tử đi chiếm 7 khu vực khác nhau thuộc đất Lào, Việt Nam, Thái Lan, Burma và Vân Nam. Ngoại trừ khu vực Kammuon trên đất Burma được chiếm vào thời gian muộn hơn, còn 6 khu vực trước đó có thể so trùng khớp với 6 chiếu trên :
1.    Khun Lo chiếm Mường Xoa, nay là Luong Phra Bang. Mường Xoa ứng với chiếu Mông Xá. Khun Lo được coi là tổ tiên của nước Lang Xang (Triệu Voi) sau này.
2.    Khun Khamphong chiếm Chiengsen (Chiềng Sen?), vùng đông bắc Thái Lan, quãng Chiềng Mai. Chieng Sen ứng với chiếu Đằng Đạm.
3.    Khun Chet Chang chiếm Xieng Khouang (Chiềng Khoảng?), là đất Bồn Man hay Bồn Thác, sau này qui về Việt Nam dưới triều Lê. Bồn Thác là chiếu Việt Thác.
4.    Khun In chiếm Lan-Pya sau là vùng Ayutthaya trên đất Thái Lan. Có thể đây là chiếu Lãng Khung (Lang-Kong như ở trên) vì vùng này nằm ở trung lưu sông Mê Kong – Khung giang.
5.    Khun Pha Lan chiếm Mường Teh-Hoh, được xác định là Sipsong Panna ở Vân Nam. Có thể đây là chiếu Thi Lãng.
6.    Khun Chusang chiếm Mường Chulni, được cho là vùng Hứa Phần và một phần Bắc Việt, có thể tương ứng với chiếu Mông Huề (hay Mong Sui ở trên).
Như vậy 6 chiếu khởi đầu của Bì La Các hoàn toàn khớp với vùng đất mà 6 hoàng tử của Khun Borom đã chinh phục. Rõ ràng 6 chiếu này không phải nằm chỉ ở Vân Nam mà là một khu vực rộng lớn từ Tây Bắc Việt, Lào, tới Thái Lan.

oS7CpqZF.HNsjN4DR34N2Q

 6 Chiếu người Thái

Tổng hợp các thông tin có thể tóm tắt lịch sử người Thái tới thời Khun Borom như sau:
–    Người Thái ban đầu nằm trong tộc Mi, là tộc người theo Lạc Long quân tiến lên hướng ”Đông Nam”, là thành phần chính của nhà Hạ ở vùng Quảng Đông Quảng Tây.
–    Thời Chu một phần tộc Mi di chuyển sang hướng Tây về vùng Vân Nam, thành nước Điền vào cuối thời Chiến Quốc.
–    Thời Hiếu Vũ Đế khi Lộ Bác Đức đánh nhà Triệu. Con cháu nhà Triệu chạy xuống phía Tây (Vân Nam – Điện Biên) và Nam về tận cửa Thần Phù như ghi trong Lĩnh Nam chích quái, Truyện Nam Chiếu.
–    Cuối triều Tân của Vương Mãng, tiền nhân họ Phùng là Phàn Sùng cầm đầu quân Xích Mi chống lại quân Lục Lâm của Hán tặc. Xích Mi nghĩa là tộc người Mi ở phương Nam. Tộc Mi là nhóm Tày Thái. Tiếp theo Hán Quang Vũ cử Mã Viện tấn công phương Nam, dẫn đến việc chia tách Ai Lao và Ngai Lao ở trên.
–    Thời Tam Quốc, Gia Cát Vũ Hầu của Thục thu phục Nam Man Mạnh Hoạch (Mạnh = Mãnh = Mường), có thể một phần người Thái đã di cư tiếp xuống phía Nam lúc này. Mạnh Hoạch có lẽ là thủ lĩnh của cả người Thái lẫn người Môn-Khmer (Mường, Xá) ở vùng Tây Bắc.
–    Khi nhà Tấn diệt nhà Thục của Lưu Bị, đất phương Nam của Thục thuộc Mạnh Hoạch bị chia tách, một phần theo về cùng con cháu bên ngoại của Lưu Bị – Khu Liên làm nên nước Lâm Ấp.
–    Khi Lâm Ấp bị nhà Tùy diệt thì tiếp theo Mai Hắc Đế khởi nghĩa chống nhà Đường ở vùng Nghệ An. Mai Hắc Đế là đế của tộc người Mi – Mai, hay người Thái. Khởi nghĩa thất bại, nghĩa quân rút về vùng Bồn Man. Vùng Bồn Man này có lẽ không trùng với vương quốc Bồn Man sau này ở Xiêng Khoảng, mà nằm ở Tây Nghệ An – Thanh Hóa, tức là đất Hứa Phần.
–    Bố Cái Phùng Hưng – Khun Borom nối vận Mai Hoàng và tiền nhân họ Phùng từ châu Đường Lâm (vùng Hứa Phần) đã làm nên Nam Chiếu, vương quốc của người Thái huy hoàng trong lịch sử.
Theo thông tin về Bì La Các thì Phùng Hưng khởi nghĩa ban đầu không phải chống lại triều Đường, trái lại còn được sự ủng hộ của Đường Huyền Tông để thu phục 6 chiếu từ tay người Lawa – Xá, nói chung là người Môn – Khmer hay tộc Cơ của các châu Cơ Mi (Kimi), sống ở vùng này trước đó. Nam Chiếu chống lại triều Đường bắt đầu từ đời con của Bì La Các là Cáp Lỗ Phong hay Khun Lo trong sử Lào.
Tên Khun Lo và Cáp Lỗ Phong cho thấy vùng đất Lào xưa có tên là nước Lỗ. Vào thời trước công nguyên thì đây là khu vực của người nhóm Môn-Khmer, tiền thân người Cămpuchia bây giờ. Vì thế mới có chuyện mộ ông Lỗ Ban, tổ sư nghề mộc của nước Lỗ thời Chiến Quốc lại thấy ở Angkor Wat như được mô tả trong Chân Lạp phong thổ ký. Khổng Tử người nước Lỗ dậy học trò bên sông Thù, sông Tứ, có thể chính là sông Mê Kong vì Tứ là chỉ phương Tây, tương đương với Khung giang.
Một số từ Thái và họ người Thái có thể hiểu như sau:
– Bồn Man là ký âm chữ Nho của từ Bản Mường, nghĩa là đất nước theo tiếng Thái. Ví dụ người Thái nói Mường Lào, Mường Việt nghĩa là nước Lào, nước Việt.
– Tạo (trong tiếng dân tộc Thái) = Thao (trong tiếng Thái Lào), nghĩa là Thiêu, chỉ ngọn lửa, là biểu trưng của người lãnh đạo.
– Họ Lư (Lư Cầm), hay người Lự, họ Lò có lẽ cũng là từ Lỗ hay La mà ra, là quẻ Ly chỉ phương Tây trong Hậu thiên bát quái.
– Họ Cầm có thể từ chuỗi Điểu – Cầm – Chim.
– Điểu còn có thể biến thành Điêu, rồi thành họ Đèo, như Đèo Văn Trí ở Lai Châu thời Pháp còn gọi là Điêu Văn Trí, là con của Đèo Văn Sinh hay Cầm Sinh. Điêu = Cầm.

Các câu đối ở lăng mộ Phùng Hưng

Lăng mộ Phùng Hưng hiện tại nằm ở Kim Mã Hà Nội, được trùng tu năm 2010. Trong khu lăng mộ có khá nhiều câu đối ca ngợi công đức, uy nghiệp của Phùng Hưng. Ngoài ra khu Kim Mã cũng là nơi thờ Linh Lang đại vương người đã lập ra 13 trại phía Tây thành Thăng Long đời Lý nên một số vế đối cũng nói tới việc này.

Câu đối ở chính đường:
Khứ bộc phong công nhất thống sơn hà quang Việt sử
Trừ hung thịnh đức vạn dân phụ mẫu hiển Cam Lâm
Dịch:
Ngăn giặc lũ, công cao dày thống nhất non sông sáng sử Việt
Trừ hung bạo, nêu nhân đức cha mẹ vạn dân từ Cam Lâm
Cam Lâm là tên làng Đường Lâm ở Sơn Tây.

Thiên dư niên đức trạch uông hàm ngưỡng như phụ mẫu
Thập tam trại nhân yên phồn tăng trường thử giang sơn
Dịch:
Nghìn năm lẻ công đức cao dầy như cha mẹ
Mười ba trại dân mãi bình yên với nước non.
13 trại đây nói tới khu phía Tây Thăng Long (trong đó có Kim Mã) do Linh Lang đại vương lập nên. Câu đối này cũng gặp ở đình Kim Mã.

Vạn cổ anh linh chiêu nhật nguyệt
Nhất thiên chính khí tráng sơn hà
Dịch:
Vạn năm anh linh tỏa trời đất
Một trời chính khí vững non sông.

Uy đức anh hùng oanh vũ trụ
Thanh linh hào kiệt lẫm thiên thu
Dịch:
Uy đức anh hùng vang vũ trụ
Thanh linh hào kiệt vọng nghìn năm.

Bác hổ uy dương trừ Bắc khấu
Thùy long nhân nghiễm hộ Nam thiên
Dịch:
Đánh hổ ra uy trừ giặc Bắc
Nhốt rồng trải đức giúp trời Nam.
Câu này nói tới tích Phùng Hưng là người có sức khỏe, từng tay không đánh chết hổ. Còn “nhốt rồng” là nói tới cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng chống nhà Đường đã thắng lợi.

Hữu gia đức trạch lưu hương ấp
Bất mẫn tinh thần tại mộ lăng
Dịch:
Ân đức nêu cao lưu quê quán
Tinh thần vững vàng ở mộ lăng.

Hãn hoạn trừ tai triêm thánh đức
An dân hộ quốc hiển thần công
Dịch:
Ngăn hoạn nạn, trừ tai ương, dầy thánh đức
Yên dân tình, giúp nước nhà, tỏ thần công

Một số câu đối khác đã giới thiệu ở bài Khởi nghĩa Phùng Hưng qua các di tích ở Hà Nội.

Cuối cùng là cấu đối hay nhất, khó đọc nhất và không dễ hiểu là đôi vế đối được khắc chìm trên đá cạnh mộ Phùng Hưng.

Đường nhân kỳ hữu tàm/ hoa ngạc liên huy/ thân hậu thiên vô Huyền Vũ giáp

Hán tặc hà túc sỉ/ thảo mao(?) xướng nghĩa/ sinh tiền bất sổ Lục Lâm binh.

Câu đối này để hiểu cần chú ý chỗ ngắt đoạn. Đối với những câu đối dài vế đối kết thúc bởi vần bằng thì âm ở các chỗ ngắt đoạn phải là vần trắc. Và ngược lại nếu vế đối kết thúc bởi vần trắc thì ở các chỗ ngắt đoạn phải là vần bằng.
Tạm dịch:
Người Đường có biết xấu, đài hoa liền sáng, hậu thế không nấp giáp Huyền Vũ
Giặc Hán bao hổ thẹn, thảo mãng dấy nghĩa, tiền nhân sá gì lũ Lục Lâm.
Tiền nhân” ở đây chính là Phàn Sùng, thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Xích My chống lại lũ giặc cỏ núi Lục Lâm hay “Hán tặc“. Phàn Sùng phiên thiết cho họ… Phùng, chính là tiền nhân của Phùng Hưng. “Hậu thế” ở đây là chỉ Phùng Hưng, người đã không theo chế độ, khuôn khổ của nhà Đường (“giáp Huyền Vũ” – cửa Huyền Vũ là nơi Đường Thái Tông Lý Thế Dân lên ngôi), lập nên quốc gia riêng, tỏa sáng trong lịch sử.
Giải nghĩa cặn kẽ câu đối này xin xem bài Đường nhân – Hán tặc của anh Văn nhân.

Câu đối về Phùng Hưng

Theo sách Thần tích Việt Nam của Lê Xuân Quang, ở đền thờ Bố cái đại vương có câu đối:
Thanh chấn Lý Đường, Thuận Đức niên gian uy Bắc khấu
Vận thừa Mai Đế, Phong thành phủ lỵ thái Nam bang.

Tạm dịch:
Rung động nhà Lý Đường, năm Thuận Đức lừng oai kinh giặc Bắc
Nối vận vua Mai Đế, phủ lỵ Phong thành vững nước Nam.

Câu đối này cho một số thông tin liên quan đến Phùng Hưng:
– “Vận thừa Mai Đế“: cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng là tiếp nối khởi nghĩa của Mai Thúc Loan.
– “Phong thành phủ lỵ“: kinh thành chính của Phùng Hưng là Phong thành. Như vậy có thể Phùng là đọc sai của Phong.
– “Thuận Đức“: ở đây chính là chỉ triều đại của Phùng Hưng, đã làm giặc phương Bắc khiếp sợ. Phùng Hưng có niên hiệu là Thuận Đức.

Câu đối đã cho thông tin khá chi tiết về triều đại của Phùng Hưng: niên hiệu là Thuận Đức, thủ đô là Phong thành, tên nước là Nam bang.

Văn nhân góp ý:
Bách Việt trùng cửu và các bạn thân ,
Rất có thể … Vua hay chúa của Nam bang gọi là Nam chúa, ký âm Hán tự trệch đi thành Nam chiếu… và Nam Chiếu trở thành quốc hiệu, nước Nam Chiếu nghĩa là nước của vua phương Nam.