Văn hóa truyền thống Việt trong quản trị rừng

IMG_6033Trong quản trị rừng hiện nay ở Việt Nam chúng ta nói nhiều đến tri thức bản địa, đến quản lý rừng dựa vào cộng đồng, rừng cộng đồng và gần đây nữa là khái niệm khu bảo tồn do cộng đồng quản lý. Thúc đẩy yếu tố “cộng đồng” trong quản trị rừng là một xu hướng cần quan tâm trong chính sách lâm nghiệp. Khái niệm “cộng đồng” bản địa trước hết muốn nói đến tính chất gắn kết tập thể được hình thành qua một quá trình lâu dài, hay tức là văn hóa truyền thống, của cộng đồng người dân. Vì vậy, để tiếp cận phù hợp và đúng bản chất đối với vấn đề cộng đồng địa phương trong quản trị rừng cần xem xét làm rõ mối tương quan của văn hóa truyền thống Việt đối với quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Văn hóa có thể được chia làm 3 loại hình: văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể và văn minh (văn tự, ngôn ngữ). Đây cũng là quan niệm của truyền thống phương Đông về Tam tài: Thiên, Địa, Nhân. Cõi Địa là những gì thuộc về vật chất như cái ăn (lương thực), cái mặc (trang phục), chỗ ở (kiến trúc), công cụ lao động, tri thức về tài nguyên thiên nhiên, nghề thủ công,… Cõi Thiên là những gì thuộc về tinh thần như tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội, luật tục,… Cõi Nhân là con người, thể hiện qua văn tự, ngôn ngữ, lịch sử, truyền thuyết,…
Với việc phân chia các loại hình như vậy, thì khi đánh giá quan hệ của văn hóa đối với quản trị rừng rõ ràng không thể chỉ bó hẹp ở nghiên cứu luật tục hay tri thức bản địa (về tài nguyên) như hiện đang được thực hành. Phân tích quan hệ của văn hóa đối với rừng đòi hỏi tính đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, cũng như sự tương tác giữa các lĩnh vực đó với cộng đồng và môi trường, mới có thể bao hàm đầy đủ được ý nghĩa của văn hóa.
Khi ủng hộ thúc đẩy văn hóa cộng đồng trong quản trị rừng là hàm ý nói tới văn hóa truyền thống mà đã được hình thành và ổn định lâu dài trong cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, cần xác định rõ thế nào là “truyền thống” và những gì mà cộng đồng hiện tại đang lưu giữ có thực sự là theo truyền thống hay không?
Xã hội Việt Nam cũng như xã hội loài người về cơ bản phát triển từ hình thức săn bắn hái lượm của các bộ tộc nguyên thủy, tiến lên một bước làm nông nghiệp và thủ công nghiệp dưới chế độ chiếm hữu nô lệ và phong kiến. Bước tiếp theo là phát triển công nghiệp, tự động hóa dưới hình thức của nhà nước dân chủ quản lý đất nước. Soi chiếu vào lịch sử Việt ta thấy nhìn chung “truyền thống” là những gì được hình thành ở các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội ban đầu mà chế độ phong kiến Việt Nam mới kết thúc vào năm 1945 sau Cách mạng tháng 8. Câu hỏi đặt ra là, vậy những nét văn hóa hình thành sau Cách mạng liệu có thể được gọi là truyền thống không? Những ứng xử văn hóa đó đối với tài nguyên rừng liệu có còn ý nghĩa thực tế trong thời đại ngày nay hay không? Liệu những truyền thống đó có còn phù hợp để khuyến khích trong quản trị rừng?
Thực tế ở Việt Nam đã có một sự đứt gãy lớn giữa quá khứ và hiện tại do chiến tranh và sự thay đổi chế độ xã hội. Điều này dẫn đến sự khác biệt khá rõ rệt giữa văn hóa hiện đại và văn hóa truyền thống. Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, những thay đổi có tác động sâu rộng đến cơ cấu và văn hóa các cộng đồng miền núi phải kể đến là việc di dân quy mô lớn nhằm khai phá kinh tế mới từ miền xuôi lên miền ngược và từ Bắc vào Nam. Việc di dân này đã làm thay đổi căn bản diện mạo của nhiều vùng miền núi. Ngày nay rất khó có thể tìm được một cộng đồng truyền thống nguyên vẹn như trước ở những khu vực có di dân, ví dụ như vùng Tây Nguyên hay Tây Bắc.
Du nhập của tôn giáo phương Tây vào Việt Nam cũng là một yếu tố tác động đáng kể khác tới văn hóa truyền thống. Đạo thiên chúa thay chỗ cho tục thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ rừng thờ núi ở các cộng đồng công giáo. Linh mục và nhà thờ thay cho quyền lực của các già làng trưởng bản truyền thống. Phân tích quản trị rừng ở cộng đồng do đó không thể không tính đến yếu tố thay đổi về tín ngưỡng.
Những đặc điểm của văn hóa truyền thống Việt (bao gồm cả ứng xử cộng đồng và với tự nhiên) cần được chú ý đến khi phân tích quản trị rừng. Đặc điểm trước hết của văn hóa truyền thống là nền văn hóa dựa vào niềm tin (tín ngưỡng), khác biệt so với cách tiếp cận dựa vào khoa học (science-based) của phương Tây. Văn hóa truyền thống thường đề cao các giá trị tinh thần hơn là các giá trị vật chất. Vì thế, ví dụ, đối với quản lý rừng cộng đồng truyền thống thì cơ chế chia sẻ quyền lực và trách nhiệm đối với tài nguyên sẽ quan trọng hơn cơ chế chia sẻ lợi ích từ rừng.
Góc nhìn căn bản của văn hóa truyền thống là lấy con người làm trung tâm, hay quan tâm trước hết ở sinh kế của người dân. Bảo tồn thiên nhiên mục đích cuối cùng cũng là để phục vụ đời sống nhân dân. Trong quá khứ gần đây, khái niệm bảo tồn còn chưa xuất hiện. Mục tiêu của nhiều khu vực làng xã miền núi lúc đó là khai hoang, mở rộng đất để sản xuất nông nghiệp và sinh sống. Hiển nhiên như vậy văn hóa truyền thống lúc này sẽ gắn bó với công cuộc khai mở đất đai của cha ông. Những nét văn hóa khai thác tự nhiên này ngày nay có thể không còn phù hợp, nhưng quan điểm phục vụ dân sinh trước tiên cần được tính đến trong các phân tích và nên đặt làm cách tiếp cận cho các can thiệp trong quản trị rừng.

IMG_6079Một đặc tính đáng khuyến khích của văn hóa truyền thống là tính tập thể. Nó khác biệt với sự đề cao các cá nhân và lợi ích vật chất trong kinh tế thị trường. Chính sự tuân thủ các quy định của tập thể và vì tập thể này mà các cộng đồng truyền thống tỏ ra rất bền vững trong quản lý các dạng tài sản công như tài nguyên rừng.
Tính tập thể của cộng đồng truyền thống dẫn đến chuẩn mực “phép vua thua lệ làng”. Đối với cộng đồng “lệ” của làng còn vai trò quan trọng hơn luật pháp của nhà nước. Vì mấy ai trong cộng đồng biết thế nào là pháp luật đâu, trong khi đó lệ làng là thứ mà họ sống và làm theo trong cuộc sống hàng ngày. Khuyến khích các lệ làng tốt, cùng với các cơ cấu quyền lực truyền thống (già làng, trưởng bản,…) do đó có ý nghĩa quan trọng hơn việc phổ biến lâm luật trong bảo vệ rừng ở cộng đồng.
Sự gắn kết cộng đồng truyền thống còn thể hiện qua cơ chế uy tín và trải nghiệm thực tế trong giáo dục và đào tạo. “Tiên học lễ, hậu học văn”. Cái đầu tiên người dân phải học là “lễ”, tức là cách ứng xử trong cộng đồng. Sau đó mới học đến kiến thức, học nghề (“văn”). Với phương thức giáo dục này người thầy trong truyền thống có một vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đơn giản là lên lớp truyền đạt các kiến thức. Nếu người thầy “nói một đằng, làm một nẻo” thì có nói hay nói đúng đến mấy cũng chẳng ai làm theo. Người thầy trong truyền thống do đó chính là “mô hình” thực tế để người dân noi theo đó mà áp dụng cho cuộc sống của mình. Có “tôn sư” thì mới “trọng đạo”.
Phương thực học tập trong truyền thống là học qua trải nghiệm thực tế. Từ những gương mẫu, nhưng mô hình thật người ta áp dụng, vận dụng vào bản thân, thực hành trong chính điều kiện của bản thân, phải chịu trách nhiệm về kết quả của những thực hành đó. Những bài học học được qua thực tế sẽ được ghi nhớ, đúc rút kinh nghiệm và áp dụng lâu dài sau đó nên học rất hiệu quả và bền vững.
Cách học tập và thực hành truyền thống như vậy nên vận dụng khi thực hiện các hoạt động can thiệp nhằm thay đổi cách nghĩ, cách làm của cộng đồng. Không phải kiến thức của các nhà thực hành quản trị rừng mà là “đức độ”, tâm huyết của họ, sự gần gũi của họ với người dân, mới tạo ra được sự thay đổi thật sự và bền vững trong cộng đồng mà họ hướng tới.
Bảng sau nêu một vài so sánh tính chất của văn hóa truyền thống và hiện đại cùng những ví dụ hàm ý minh họa.

2018-09-06

Một số hành động khuyến cáo rút ra từ những phân tích trên cho việc thúc đẩy các truyền thống văn hóa tốt trong quản trị rừng:

  • Khuyến khích tinh thần tập thể, chia sẻ trách nhiệm trong cộng đồng.
  • Đề cao đạo đức xã hội cùng với việc tuân thủ pháp luật.
  • Khuyến khích thực hành các tín ngưỡng, bởi không có niềm tin thì không có văn hóa, mà không có văn hóa thì không có hành động đúng.
  • Tác động vào những người có uy tín trong cộng đồng, thay cho tác động vào các lãnh đạo hành chính của chính quyền.
  • Sử dụng các mô hình thực tế khi đào tạo và tạo điều kiện thử nghiệm cho người dân trong điều kiện của chính họ để đạt hiệu quả và tính bền vững của đào tạo.

BƯỚC RA TỪ HUYỀN THOẠI, phiên bản thứ 10

Bản in cập nhật có bổ sung của cuốn BƯỚC RA TỪ HUYỀN THOẠI, Lịch sử nước Nam qua truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian. Cập nhật tháng 5/2018. Tổng số 480 trang.

Tôi kể chuyện xưa sử nước Nam
Thái Bình tuấn kiệt nổi Lưu Bang 
Quân Thần Lý Lữ chia thiên hạ 
Tây Thổ Triệu Trưng rủ áo vàng 
Bi tráng một thời kìa Tích Đặng 
Hùng anh sáu kỷ đó Hà Nam 
Cao Vương Tĩnh Hải lưu thành cổ 
Đại Việt rồng bay kết vẻ vang.

Giới thiệu và tóm tắt nội dung sách xem tại đây.

P1210324 (2)

Xin liên hệ đặt sách qua địa chỉ: bachviet18@yahoo.com.

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU
LỜI TỰA
BÁCH VIỆT TRÙNG CỬU DẪN LUẬN
ĐỐI CHIẾU TRUYỀN THUYẾT VÀ LỊCH SỬ

ÔNG TRỜI BÀ TRỜI
—-Viêm Giao Bàn Cổ
—-Ngọc Hoàng thượng đế
—-Quốc mẫu Tây Thiên
—-Hành trình nữ thần Việt – Hoa – Chăm
—-Thần châu Xích huyện

ĐẾ QUỐC LẠC HỒNG
—-Mở sử Hoa Việt
—-Kinh Dương Vương
—-Đi cày Lịch Sơn
—-Lên núi xuống biển

TẢN VIÊN SƠN THÁNH
—-Gậy thần sách ước
—-Ngũ hành cung
—-Sơn Tinh – Thủy Tinh
—-Ngũ Nhạc và Ba Vì

RỒNG BAY BIỂN BÁT
—-Mẫu Thoải
—-Bát Hải Động Đình
—-Bạch Hạc Tam Giang
—-Hùng Hải trị nước
—-Phủ Ứng Thiên

NON SÔNG BÁCH VIỆT
—-Đầm Nhất Dạ
—-Giếng Việt
—-Mẹ Âu Cơ
—-Sinh Bách Việt
—-Thần Bổng
—-Chim bạch trĩ

THẦN MINH VĂN LANG
—-Linh Lang đại vương
—-Cao Lỗ tướng quân
—-Đồng Cổ sơn thần
—-Họ Chu Việt Nam
—-Thủy tổ họ Phan

LÃO TỬ HÓA VIỆT KINH
—-Mưa gió Đông Chu
—-Huyền Thiên Trấn Vũ
—-Thiên Tôn và Độc Cước

NHÂN DUYÊN TẦN VIỆT
—-Mỵ Châu – Trọng Thủy
—-Biển Đông thà chết chẳng theo Tần
—-Tần An Dương Vương
—-Nước Tây Âu

THIÊN NAM ĐẾ THỦY
—-Người Tuấn kiệt
—-Nhâm Ngao
—-Thăng Long
—-Nam Việt Đế
—-Vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt

NAM QUỐC SƠN HÀ
—-Mũ đâu mâu
—-Thừa tướng Lữ Gia
—-Đỗ Động tướng quân
—-Bảy quận nước Nam
—-Chân Định linh thần

LỜI THỀ SÔNG HÁT
—-Tây Lý Vương
—-Mẫu vì Dương Vương
—-Ả Lã Nàng Đê
—-Nợ nước thù nhà
—-Tam Giang nhị thánh

NHỮNG ANH HÙNG THỜI LOẠN
—-Tiền nhân họ Phùng
—-Nam Giao học tổ
—-Giao Châu Đặng cư sĩ
—-Vị thần sông Tô

ĐẦU VOI PHẤT NGỌN CỜ VÀNG
—-Tiếp Lạc khai Đinh
—-Đô Dương Mã bất tiến
—-Thì chi Đông Hán dám hung hăng
—-Khu Linh người nước Nam ta
—-Tây Đồ Di

SÁU TRĂM NĂM LÂM ẤP
—-Mạnh Hoạch
—-Nam Triệu
—-Đào liệt hầu
—-Bia cổ nói
—-Lưu Phương và Lý Bát Lang

BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG
—-Tây Hưng đại vương
—-Khun Borom
—-Tộc người Thái
—-Tam vị chúa Mường

GIANG TÂY SỨ QUÂN
—-Bột Hải triều Nam
—-Dẹp Lâm Ấp
—-Gạch Giang Tây
—-Đằng Vương các tự

ĐẠI VIỆT ĐẠI HƯNG
—-Khúc tam vị chủ
—-Hạt Lý nảy năm cây
—-Thân thế Lý Công Uẩn
—-Giữa huyện Phù Hoa

TRUYỀN THUYẾT ĐINH LÊ
—-Mười hai sứ quân
—-Thủ lĩnh Đinh Bộ
—-Những bài sấm ký
—-Diễn Châu thái thú
—-Qua cửa Thần Phù

ĐÔI LỜI CHIA SẺ CÙNG TÁC GIẢ

PHỤ LỤC
—-Dịch tượng và ngôn ngữ
—-Thơ Sử thuyết họ Hùng
—-Chỉ dẫn di tích và địa danh
—-Tài liệu tham khảo