Lịch sử mạt kỳ Hùng Vương và thời Bắc thuộc

Thời đại Hùng Vương bước sang một trang mới khi Tần Thủy Hoàng hoàn thành đại nghiệp thống nhất lục quốc, lập nên đất nước Trung Hoa, xưng Đế như thời Thái cổ. Tuy nhiên, từ chế độ phong kiến phân quyền, kiến hầu lập bình để chuyển sang chế độ Trung Hoa thống nhất không hề nhanh gọn như vậy. Ngay sau khi Thủy Hoàng mất, thiên hạ nhà Tần lại chia năm xẻ bảy, các chư hầu xưa lại nổi lên. Nhưng bánh xe lịch sử không ngừng tiến lên. Lưu Bang, một đình trưởng nhỏ ở đất Thái Bình (Bái), nhân thời thế tạo anh hùng, đã hoàn thành được việc thống nhất lại thiên hạ, vượt qua đối thủ lớn nhất là Sở Bá Vương Hạng Vũ. Lưu Bang được truyền thuyết Việt gọi là Triệu Vũ Đế hay dã sử gọi là Nam Đế Lý Bôn.

Vấn đề xưng vương cát cứ của các chư hầu dưới thời nhà Hiếu vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Ngay sau khi Lữ Hậu mất, vị Vua Bà nắm đại quyền nhà Hiếu sau Lưu Bang, Trung Hoa lại rạch đôi Nam Bắc. Bắc quốc do chính dòng của Lưu Bang nắm giữ. Nam quốc do một nhánh của họ Lưu với sự trợ giúp của nhà họ Lữ đã xưng Đế nước Nam Việt. Dã sử Việt gọi là Triệu Việt Vương, nối nghiệp Lý Nam Đế ở nước Nam Việt.

Phải tới khi Lưu Triệt, một vị quân vương hiển hách của nhà Hiếu trị vì thì nước Nam Việt mới bị diệt. Vua Triệu cùng thừa tướng Lữ Gia bỏ kinh đô Phiên Ngung thất thủ, lên lâu thuyền chạy về phương Nam, tới vùng cửa biển Đại Ác ở Nam Định thì bị quân của nhà Hiếu truy sát. Vua Triệu bị bắt giết. Nhưng gia quyến nhà Triệu là các hoàng phi họ Lữ ngược dòng sông Đáy về đất tổ Phong Châu ẩn náu. Để rồi một thời gian ngắn sau đó, tại cửa sông Hát, Trưng nữ Vương lập tế đàn cầu khấn tiên tổ Long Quân, thề đền nợ nước trả thù nhà, dẫn quân chiếm lại Long Biên.

Khởi nghĩa của Trưng Vương họ Lã làm chủ được đất Bắc Việt trong vài năm. Nhà Hiếu một lần nữa cử Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức kéo sang, dập tắt cuộc khởi nghĩa, lập lại chế độ quận huyện ở miền Bắc Việt. Vùng đất này trở thành Giao Châu 7 quận, với trị sở ở Luy Lâu. Nối tiếp cai trị tại đây là các Thái thú, Châu mục người địa phương, rất có học thức và có lòng với non sông đất nước là Đặng Nhượng và Tích Quang. Những vị cư sĩ họ Đặng được người Việt tôn làm Nam Giao học tổ, và khắc ghi công đức giáo dân hóa lý trên miền đất này.

Cuối thời Hùng Vương, Vương Mãn là một ngoại thích đã tiếm ngôi nhà Hiếu và thực hiện một loạt cải cách sâu rộng trên cả nước. Tiếc thay, cải cách tiến hành quá vội vã đã làm lung lay cơ tầng toàn xã hội, dẫn đến thế nước suy vong. Nhân thời Trung Hoa suy yếu, lũ thảo khấu Lục Lâm đắc thế chiếm được kinh đô Trường An, rồi dần thôn tính các vùng đất, trong đó có cả trận tử chiến của các cư sĩ họ Đặng ở Long Biên. Trung Hoa rơi vào thời Bắc thuộc bởi Hán quân từ Hán Quang Vũ.

Những cuộc khởi nghĩa giải phóng đất nước chống lại sự cai trị của Hán tộc từ đó chưa bao giờ ngừng, lớp trước nối tiếp lớp sau, lấy máu xương đắp đổi núi sông. Trền miền đất Việt, thủ lĩnh khởi nghĩa lúc này là Lý Bí, mà được sử chép là Khu Liên, đánh phá châu quận, giết được thứ sử Giao Châu là Chu Phù. Khu Liên có lẽ đã lên ngôi vua, mở ra nước Lâm Ấp ở phương Nam nên được gọi là Lý Nam Đế.

Khởi nghĩa của Lý Bí – Khu Liên bị giặc Hán đàn áp. Khu Liên mất, hoặc hy sinh. Lâm Ấp bấy giờ bị chia thành 2 phần. Phần phía Đông với trị sở ở Long Biên (Luy Lâu) do bên ngoại của Khu Liên mang họ Phạm cai quản. Sử chép là Sĩ Nhiếp. Phần phía Tây với trị sở ở vùng đất Ô Diên (Sơn Tây) do chính dòng họ Lý nắm giữ, sử gọi là Lý Phật Tử. Họ Lý vốn có nguồn gốc từ Lý Bôn – Triệu Vũ Đế nên xưng là Nam Chiếu. Người Nam Chiếu là con cháu Triệu Vũ Đế.

Trong khi đó, Hán tộc ở phương Bắc bị một loạt các cuộc khởi nghĩa của người Trung Hoa làm lung lay, mà lớn nhất là khởi nghĩa Hoàng Cân của anh em họ Trương. Từ đó dẫn đến hình thành thế chân vạc ba nước Ngụy Thục Ngô mà Thục và Ngô là 2 nước của người Hoa Việt, Ngụy là đám giặc ngoài Hán tộc. Bởi vậy mà Phạm Tu – Sĩ Nhiếp sau đó đã theo về với Đông Ngô, được phong là Long Biên Hầu. Còn Lý Phật Tử được biết dưới tên Man Vương Mạnh Hoạch, nhờ sự chiêu dụ của Võ Hầu Gia Cát đã thuần phục nhà Thục. Cả 2 vùng Đông và Tây Bắc Việt lúc này đều ở chế độ tự trị với nhà Ngô và Thục.

Khi nhà Tấn diệt Thục, vùng đất Tây Bắc của Lý Phật Tử – Mạnh Hoạch vẫn độc lập. Còn vùng đất phía Đông đã sát nhập vào Đông Ngô sau khi Sĩ Nhiếp qua đời, rồi tới thời Đào Hoàng đã phải hàng nhà Tấn. Chỉ còn lại mảnh đất phía Nam Trung Bộ do con cháu họ Phạm nắm giữ, vẫn xưng là Lâm Ấp, không phụ thuộc vào nhà Ngô hay Tấn.

Trải qua các đời Tấn, Tề, Lương, Trần, vùng Tây Bắc Việt vẫn độc lập dưới tên nước Nam (Nam Chiếu) do họ Lý làm vua. Gần đây Thiền sư Lê Mạnh Thát đã phát hiện vào thời này có những bức thư của một vị thủ lĩnh Giao Châu là Lý Miễu gửi cho các vị sư ở đất Bắc. Lý Miễu chính là dòng dõi Lý Phật Tử, nối đời cai quản vùng Tây Bắc Việt.

Tới thời Tùy, khi Giao Châu đạo hành quân tổng quản Lưu Phương áp sát vùng Tây Bắc, hậu duệ của họ Lý là Lý Bát Lang đã chiến đấu chống trả, rồi cuối cùng cũng hàng nhà Tùy. Từ đó Trung Hoa trở lại thống nhất toàn lãnh thổ như thời Triệu Vũ Đế – Lý Bôn xưa. Mảnh đất ở cực Nam là Lâm Ấp, cũng đã bị Lưu Phương tấn công và xóa sổ các vua họ Phạm. Lâm Ấp chấm dứt, thay vào đó là thời kỳ Hoàn Vương của người Chăm từ miền Nam Trung Bộ nắm giữ.

Đình Giang ở Viên Nội, Ứng Hòa, thờ Lý Nam Đế, người đã khai mở Lâm Ấp.

Điểm mới của “tường thuật” lịch sử trên đây là ở nhận định: Hậu Lý Nam Đế Lý Bí được thờ ở Việt Nam ngày nay không phải là Lưu Bị nhà Tây Thục, mà là Lý Khu Kiên (Khu Liên) của Lâm Ấp. Lưu Bị chưa từng tới đất Việt nên khó có khả năng ở Việt Nam thờ ông một cách dày đặc như thờ Lý Bí. Hơn nữa, có một số dẫn chứng cho thấy sự liên quan giữa Lý Bí và Lâm Ấp, như câu đối ở đình Giang tại Viên Nội, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, nơi thờ Lý Bí:

Nam diện ung dung, thác thủy tương truyền Lâm Ấp địa
Giang đình nghiễm nhã, cận quang trường chúc Vạn Xuân thiên.

Dịch:

Phương Nam ung dung, khởi đầu truyền đó đất Lâm Ấp
Đình Giang nghiêm nhã, rực sáng mãi còn trời Vạn Xuân. 

Nam Thiên cổ miếu thờ Triệu Việt Vương ở Hoằng Trung, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Hay ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa có đền thờ Triệu Việt Vương với sự tích vua Việt họ Triệu đi đánh dẹp Lâm Ấp ở Cửu Đức, Nhật Nam, là sự kiện không có đối với Triệu Quang Phục. Triệu Việt Vương đánh Lâm Ấp ở đây là vua Việt họ Lý thời nhà Triệu, tức là thời kỳ Nam Triệu của Lý Bí hay Lý Phật Tử.

Bảng sau tóm tắt lịch sử Việt vào cuối thời Hùng Vương và thời Bắc thuộc:

Những vị thần Lỗi Lạc: Thiên Y A Na, Cao Các, Man Nương, Bạch Mã

Trong tín ngưỡng dân gian ở khu vực miền Trung, như trong các miếu hội đồng hay trong văn sớ cúng thường nhắc tới một số tên các vị thần, không rõ lai lịch, nhưng lại được tôn thờ từ lâu. Như trong văn khế của thầy pháp đọc khi làm lễ tạ thổ ở Phú Yên có đoạn:
Cung thỉnh:
Cao Các thành hoàng đại vương chi thần thỉnh đáo lai lâm thỉnh đồng hiệp ta.
Thái giám Bạch Mã chi thần đồng lai hiệp tạ.
Thiên Y An Na Diễn Phi chúa ngọc hồng nương, phổ chi đức thượng đẳng thần đồng lai hiệp tạ.
Bổn thổ quản cai ngũ phương chủ Ngung Man nương phu thê nhị vị vãng thần…
Cao Các, Bạch Mã, Thiên Y An Na, Man Nương là ai? Đây là vị thần người Việt hay người Chăm? Tại sao những vị thần quen thuộc của người Việt là được thờ ở khu vực miền Trung, Nam Trung Bộ?
Thực ra những vị thần được tôn thờ như vậy vốn đều là những con người thực sự có công, có ảnh hưởng lớn đến đời sống của khu vực Trung Bộ trong quá khứ xa xưa. Càng đi vào thời xa xưa lại càng thấy sự tương đồng giữ các nhân thần ở miền Trung với các vị thần của miền Bắc.
Vị thần thờ phổ biến nhất ở khu vực miền Trung là Thiên Y A Na thánh mẫu. Bá chúa Trầm đã được xác định là nhân vật Mai An Tiêm trong truyền thuyết Việt và cũng là hình ảnh chim Tinh Vệ lấp biển trong truyền thuyết Trung Hoa. Bà là người đã có công khai phá vùng đất ven biển miền Trung, quai đê lấp biển, phát triển nông nghiệp, hy sinh ngoài biển vì nhân dân. Do đó bà đã trở thành vị nữ thần tối cao trong tín ngưỡng ở miền Trung. Thiên Y A Na hoàn toàn không phải vị thần có nguồn gốc Ấn Độ và cũng không phải vị thần riêng của người Chăm, bởi ở cái thời khai thiên lập địa ấy người Chăm là một nhánh phương Nam trong cộng đồng người Việt của các vua Hùng.

IMG_5323Miếu thờ Thiên Y A Na ở Phú Lâm, Tuy Hòa, Phú Yên.

Vị thần khác cũng hay được nhắc đến trong sớ cúng và có nhiều miếu thờ, đình thờ thành hoàng ở miền Trung là Cao Các quảng độ đại vương. Cao Sơn Cao Các ở vùng Thanh Hóa Nghệ An đã từng được xác định chính là Tiết độ sứ Cao Biền dưới thời Đường. Do việc đánh dẹp Nam Chiếu, mà ngọn nguồn Nam Chiếu là khu vực miền Trung Việt, nên vị Cao Vương này được thờ suốt dải miền Trung, tới tận Phú Yên, Khánh Hòa như một người có công mở đất phương Nam. Cao Sơn Cao Các cũng là vị thần trấn Nam của kinh thành Thăng Long vì người đầu tiên xây thành Đại La chính là Cao Biền.
Một đoạn bản văn sớ ở Thừa Thiên Huế:
Thừa Thiên hiệu pháp, Khai hoàng Hậu thổ Nguyên quân, Thổ hoàng Địa kỳ Tử Anh phu nhân, Thái giám Bạch Mã tôn thần, Kim niên hành khiển đại vương, Thái tuế chí đức tôn thần, Đương cảnh thành hoàng đại vương, Bổn xứ thổ địa lý vực chánh thần, Khôn ly thổ hỏa nhị vị tiên nương, Ngũ hành liệt vị tiên nương, Lịch đợi tiên sư tôn thần, Đông trù tư mệnh táo quân, Ngũ phương thổ công tôn thần, Ngũ phương long thần thổ địa trú trạch thần quan, Ngọc tuyền kim tỉnh long vương, Tiên khai canh hậu khai khẩn chi thần, Thập bát long trạch liệt vị tướng quân, Thổ địa phước đức tài thần, Gia đường hương hỏa liệt vị oai linh, Ngũ phương chúa Ngung cổ tích chi thần, Môn thừa hộ úy cấm kỵ liệt vị đẳng thần, Phổ cập Man Nương thần nữ, Chúa Lỗi chúa Lạc châm chợ mọi rợ Man Di, Mê linh khô cốt phục thi cố khí, Thổ mộc tà tinh lỵ mị vong lương nội ngoại gia viên cư nhất thiết yếm trệ nam nữ vô tự âm linh u hồn liệt vị đồng lai hiến hưởng cộng bảo bình an…

So mien TrungVăn sớ này có nói đến tên: “Phổ cập Man Nương thần nữ, chúa Lỗi chúa Lạc”. Như trong văn khế ở Phú Yên còn gọi là “Chủ Ngung Man Nương”. Cái tên Man Nương thần nữ nhắc tới bà Man Nương trong sự tích Tứ pháp thời Sĩ Nhiếp ở thành Luy Lâu (Bắc Ninh). Đây là dẫn chứng cho thấy mối liên quan giữa sự tích Tứ pháp với khu vực miền Trung Lâm Ấp lúc này. Bà Man Nương trong truyện là hình ảnh đại diện cho khu vực miền Trung (Nam Man) khi đạo Bà Là Môn của Khâu Đà La truyền vào Giao Châu.
Chúa Lỗi chúa Lạc” là cụm từ khá hay. Lỗi  hay Lồi là từ thường dùng để chỉ người Chăm như thành Lồi ở Huế. Còn Lạc thì đã biết, chính là Lạc Việt, chỉ người Kinh. Cụm từ “lỗi lạc” nghĩa là chỉ người Chăm người Kinh hay Nam – Bắc. Tên hiệu trên nói rằng bà Man Nương là chúa (chủ) của cả người Chăm và người Kinh.

IMG_5262_1

Tháp Nhạn ở thành phố Tuy Hòa, Phú Yên.

Suốt dải miền Nam Trung Bộ từ Bình Trị Thiên tới Phú Yên Khánh Hòa có tục thờ thần Bạch Mã thái giám. Miếu, đình thờ vị này gặp ở nhiều nơi. Ngay như ở Hội An theo thống kê có đến 73% làng xã có thờ, có sắc phong cho thần Bạch Mã. Ở Phú Yên, đình Ngọc Lãng tại xã Bình Ngọc, TP Tuy Hòa và miếu Thái Giám dưới chân núi Ngọc (chân Tháp Nhạn) cùng nhiều nơi khác còn giữ tục thờ và các sắc phong cho thần Bạch Mã.
Vậy thần Bạch Mã là ai mà được tôn thờ đến vậy?
Tên thần “Bạch Mã” nhắc nhớ tới vị thần trấn Đông của kinh thành Thăng Long. Vị thần này có mỹ tự là “Long đỗ Quảng lợi Bạch mã đại vương”.  Còn thần Bạch Mã ở Hội An cũng thường có tên “Lợi vật Bạch Mã chi thần”.
Thần Bạch Mã ở miền Trung cũng là thần Bạch Mã của Thăng Long, điều này sẽ không khó hiểu nếu biết rằng thần Long Đỗ Bạch Mã của Thăng Long chính là Sĩ Nhiếp họ Phạm. Sĩ Nhiếp là vị vương đã cai quản toàn bộ khu vực Giao Châu 7 quận dưới thời Tam quốc. Miền Trung Việt lúc đó do con cháu của Sĩ Nhiếp họ Phạm quản lý (Phạm Hùng), sau này tách ra thành nước Lâm Ấp tồn tại gần 600 năm. Do đó người miền Trung lấy Sĩ Nhiếp – Bạch mã làm một vị thần tối cao là hoàn toàn hợp lý.
Sĩ Nhiếp cũng là vị Đô Hồ Phạm Tu, thượng thủy tổ họ Phạm ngày nay. Bản thân tên “Đô Hồ” của Phạm Tu cũng chỉ ra rằng ông là thủ lĩnh của người Hồ, tức là người Lâm Ấp lúc này (vùng nước Hồ Tôn thời Hùng Vương).
Chữ “thái giám” trong tên của thần Bạch Mã ở miền Trung không phải chỉ “hoạn quan” như nhầm tưởng. “Giám” là soi xét, coi sóc, như trong từ “giám đốc”. Thái giám phải hiểu là vị quan đứng đầu cai quản khu vực. Hiểu nôm na theo ngôn ngữ ngày nay là “Tổng giám đốc”. Chức danh này rất phù hợp với vị trí của Sĩ Nhiếp, là người cai quản toàn bộ phương Nam (Lâm Ấp) một cách độc lập tự trị trong thời loạn Tam quốc.
Dấu ấn của thời kỳ này trên khu vực miền Trung như vậy thể hiện qua hình tượng thần Bạch Mã cũng như Man Nương thần nữ. Vì Sĩ Nhiếp và Tứ pháp theo đạo Bà La Môn (Đế Thiên Đế Thích) nên khả năng hình ảnh Bạch Mã phải tìm trong đạo giáo này, chứ không phải trong đạo Phật.
Các vị thần được tôn thờ ở miền Trung, Nam Trung Bộ lại là những vị chủ quản của vùng miền Bắc (Cao Biền, Sĩ Nhiếp). Mối quan hệ giữa Bắc Việt và Trung Việt đã có từ xa xưa, sâu sắc “như cành chung gốc lớn lên”, “như anh em của mẹ hiền” Việt Nam.

Cao Biền và Ả Lã

Làng Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) thờ vị thành hoàng là Ả Lã Nàng Đê như vị tổ nghề dệt lụa. Tuy nhiên thần tích của vị này lại được gắn với tướng Cao Biền thời Đường. Điều này khá kỳ lạ vì Ả Lã Nàng Đê được biết là một vị nữ tướng thời Trưng Vương, được thờ ở nhiều nơi, tại sao lại là vợ của Cao Biền thời Đường được? Tất cả các làng lân cận với Vạn Phúc như Ngọc Trục, Đại Mỗ, Tây Mỗ đều thờ Ả Lã Nàng Đê, nhưng là nữ tướng của Trưng Vương. Khu vực Hà Đông cũng không có vết tích gì của Cao Biền cả. Ở đây hẳn đã có sự nhầm lẫn hoặc chắp nối không ăn khớp giữa các nhân vật.

IMG_2334

Danh hiệu của Ả Lã Nàng Đê ở làng Vạn Phúc được chép là Quốc vương thiên tử Nga Hoàng đại vương. Đây rõ là danh hiệu của Trưng nữ Vương, như được nêu trong thần tích của làng Nại Tử (Đan Phượng, Hà Nội). Phải là Trưng Vương thì mới xưng “Quốc vương thiên tử”. Còn Nga Hoàng là tên con gái của Đế Nghiêu được gả cho Đế Thuấn. Khi Đế Thuấn đi tuần và mất, bà Nga Hoàng đã tự vẫn trên dòng sông Tương theo chồng. Trưng Vương khởi nghĩa trả thù chồng nên cũng thường được ví với các vị thần sông Tương này như trong câu đối tại đền Hát Môn:
Tây Giang tỷ muội thần Tương nữ
Đông Hán tung hoành bá Việt vương.
Dịch:
Giang Tây em chị thần Tương nữ
Đông Hán dọc ngang bá Việt vương.
Ở miếu thờ Ả Lã tại Vạn Phúc còn cho biết bà là hậu duệ của vua Hùng. Như thế không thể nào Ả Lã ở Vạn Phúc lại sống ngang thời Đường thế kỷ thứ 9 với Cao Biền được.
Ả Lã Nàng Đê được thờ ở khu vực sông Nhuệ, sông Đáy là Trưng Vương vì đây là nơi tử tiết của nữ chủ như từng đề cập tới trong các bài viết trước. Còn mối liên quan đến Cao Biền thì chắc chắn do một sự khớp nối khác giữa các nhân vật lịch sử trong thần tích.

Cao Bien A La

Vị trí 2 khu vực và các địa danh nói đến trong bài.

Lần xem các di tích về Cao Vương Biền trên khu vực miền Bắc thì chợt nhận thấy, Vạn Phúc vốn cũng là tên một tổng của huyện Thanh Trì nằm bên bờ hữu sông Hồng. Trên bản đồ thời Hồng Đức (1470 – 1497) đoạn sông chỗ này có ghi chú gồm phía Bắc là làng Tiểu Lan Châu, giữa là Đại Lan châu và Nam là Cao Biền Nhuệ.
Cao Biền Nhuệ tức là mũi Cao Biền vì dòng sông Hồng ở khúc này uốn lượn gấp khúc thành mũi, bên bồi bên lở thành các bãi sông rộng (các châu). Đây cũng là khu vực có sự tích về Cao Biền đã đóng quân ở đây như ở làng Mỹ Ả (Đông Mỹ, Thanh Trì) và làng Kim Lan (Gia Lâm) nằm 2 bên bờ sông đều thờ Cao Biền. Đặc biệt ở Kim Lan người ta đã phát hiện ra di chỉ bãi Hàm Rồng với rất nhiều đồ gốm, tiền cổ (tiền Khai Nguyên thông bảo, Đại Hưng bình bảo và Thiên Phúc trấn bảo). Trong các di vật còn tìm thấy cả gạch Giang Tây quân, là loại gạch xây thành Đại La dưới thời Cao Biền. Khu vực này như vậy là nơi Cao Biền đóng quân, làm gạch ngói cho xây thành Đại La.
Khu vực sông Hồng uốn gấp khúc này là một vùng đất địa linh nhân kiệt quan trọng của Thăng Long Hà Nội. Từ thời Triệu Vũ Đế đi ngang qua đây đã thấy rồng vàng hiện lên. Nay còn di tích của Triệu Vũ Đế là điện Long Hưng ở xã Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên). Xuân Quan và Kim Lan trước đây là cùng một xã, gọi là Xuân Lan. Rất có thể chữ Lan đây là ghi âm Lang – Long. Kim Lan hay Kim Long nghĩa là rồng vàng như xuất hiện trong sự tích về Triệu Vũ Đế ở trên.
Khu vực này cũng có tục thờ bà tổ nghề dâu tằm vì đây là bãi sông bồi lấp, rất thích hợp cho trồng dâu nuôi tằm. Ví dụ, văn tế tiên tằm vào tháng giêng (Xuân nguyên tế tiên tàm văn) của làng Kim Lan xướng:
Hoàng đế Hữu Hùng thị thánh đế vị tiền
Nguyên phi Tây Lăng thị Hoàng hậu vị tiền…
Còn trong văn tế khai hạ tháng giêng của làng Đại Lan nêu:
Tiên tàm thánh đế Nguyên phi Tây Lăng thị Loa tổ vị tiền…
“Tây Lăng thị” đây là Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, vị quốc mẫu ở núi Tam Đảo, người cùng với Hoàng đế Hữu Hùng (Đế Minh) khai quốc họ Hùng.

Kim LanNghi môn đình Kim Lan (Gia Lâm, Hà Nội).

Như vậy do những sự trùng hợp về tên gọi sau mà sự tích của Cao Biền thời Đường bên bãi sông Hồng đã bị gắn với sự tích của Ả Lã Trưng Vương ở vùng Hà Đông:

  • Vạn Phúc vừa là tên đất Vạn Bảo ở Hà Đông, vừa là tổng Vạn Phúc ở Thanh Trì.
  • Mũi Cao Biền ở sông Hồng gọi là Cao Biền Nhuệ, bị nhầm với sông Nhuệ, nhánh sông chảy qua Hà Đông.
  • Bà tổ nghề dâu tằm bên sông Hồng của vùng Mỹ Ả bị nhầm với Ả Lã của làng lụa Vạn Phúc.
  • Ả Lã Trưng Vương khởi nghĩa vùng Phong Châu hay vùng phía Tây của biển Đông (Tây Giang trong câu đối trên ở đền Hát Môn) bị lẫn với vùng đất Tĩnh Hải quân của Tiết độ sứ Cao Biền (cũng gọi là Giang Tây như trên các viên gạch xây thành thời này).
  • Ở Hà Đông cũng có miếu Hàm Rồng nơi thờ Ả Lã Nàng Đê, tương truyền là một long mạch mà Cao Biền đã phát hiện. Còn ở bên sông Hồng là di chỉ Hàm Rồng ở làng Kim Lan, tương truyền (theo Thiên Nam ngữ lục) là nơi Cao Biền để dành táng mả…

IMG_3718

Đình Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.

Xem thêm thần tích của làng Vạn Phúc (Hà Đông) và của làng Kim Lan (Gia Lâm). Thần tích xã Vạn Phúc (Hà Đông) viết:
Xưa cõi trời Nam bắt đầu mở mang, phân chia cương giới theo hướng sao Đẩu sao Ngưu. Từ triều Hùng vương mở vận, thánh tổ xây dựng cơ đồ, tương truyền trải qua 18 đời với hơn hai nghìn năm thịnh trị, đời đời cha truyền con nối, tất thảy đều xưng Hùng. Ngọc bạch xa thư, núi sông thống nhất, đó là tổ tông của Bách Việt vậy.
Truyền đến Hùng Duệ Vương sinh được 2 con gái, không có người nối dõi bèn nhường ngôi cho họ Thục. Thục An Dương Vương ở ngôi vừa được 50 năm thì có người ở Chân Định họ Triệu tên Đà dấy binh đến xâm lấn. Nhà Thục mất. Triệu Đà chiếm được nước, cha truyền con nối 5 đời làm vua, được 105 năm thì đổi qua triều Tiền Lý, Hậu Lý, Ngô Vương lập quốc, Nam Bắc phân tranh. Từ đó nước ta thuộc Tây Hán. Thời Hán Vũ Đế tướng Lữ Gia của nước Việt ta không quy phục triều đình nhà Hán, giết sứ giả Hán là An Quốc Thiếu Quý. Nhà Hán bèn ra lệnh cho Lộ Bác Đức đem quân đánh, bắt sống được Dương Hầu và Lữ Gia, thôn tính đất nước. Ra lệnh đặt thú lệnh cai quản ở đó…
Thần tích làng Kim Lan kể tương tự:
Kể từ trời Nam mở nước, cương vực phân chia, thánh tổ họ Hồng Bàng trải xem non nước, thấy đất Hoan Châu rộng lớn bèn kiến lập kinh đô, tu tạo cung điện, cha truyền con nối hưởng phúc dài lâu, hơn 2000 năm đều lấy tôn hiệu là Hùng Vương. Thục An Dương Vương lên ngôi mới được 5 năm thì Triệu Vũ đến đánh, lấy được nước này, năm đời làm vương được 149 năm, rồi lại trải qua các đời Tiền Lý, Hậu Lý, Ngô Vương lập nước, Nam Bắc phân tranh…
Thần tích 2 làng này đưa ra một thứ tự rất lạ. Sau khi nhà Triệu truyền ngôi 5 đời thì tới thời “Tiền Lý, Hậu Lý, Ngô Vương”. Như thế các vị vua Lý Bôn, Lý Phật Tử và Ngô Quyền là ở vào quãng thời gian ngay trước và sau Công nguyên. Điều này chỉ có thể hiểu được theo Sử thuyết Hùng Việt, khi xác định Lý Bôn là Lưu Bang nhà Hiếu (Tây Hán), Lý Phật Tử là Lưu Bị nhà Tây Thục, còn Ngô Quyền là Tôn Quyền nước Đông Ngô.
Thần tích làng Vạn Phúc (Hà Đông) tiếp tục bằng sự tích khá dài về Nam Chiếu, nội dung tương tự như trong Truyện Nam Chiếu của Lĩnh Nam chích quái:
Về sau con cháu họ Triệu tán loạn tứ phương, họp nhau ở cửa biển Thần Phù, nơi cô quạnh không bóng người. làm thuyền ra biển, đột nhập vào bờ giết quan thú lệnh nhà Hán. Dân sợ quá bèn quy phục theo, tôn là Nam Triệu vương. Đến khi Ngô Vương Tôn Quyền sai Lữ Đại làm thú mục cai trị bọn họ. Thời đó bọn Nam Chiếu ở khắp các nơi núi cao biển sâu, sóng gió hiểm ác, từ núi Thiên Cầm cho đến bờ biển Hà Hoa, Cao Vọng, Ô Tôn, Trường Sa, Hoàng Sa. Chúng thường thường ẩn hiện đánh giết thú lệnh, chưa từng ai cứu được. Cuối đời Tấn, thiên hạ đại loạn, anh em họ Triệu có người tên là Triệu Ông dũng lược hơn người, được mọi người suy tôn quy phục, kết thông với bọn Nam Chiếu nước Bà Dịch, chia đầu nguồn bờ biển thành 2 lộ: Từ Quỳ Châu đến Diễn Châu là lộ Nhứ La; Từ Sắt Châu đấn Mãn Châu là lộ Lâm An, phía Nam giáp biển đến Hoành Sơn và đến phía Đông nước Bà Dịch. Tấn ra lệnh đem quân Tào Cam đánh họ nhưng không thắng. Bọn Nam Chiếu thường xâm lược các nơi nước An Nam, thú lệnh không thể chế ngự được.
Đối chiếu theo Sử thuyết Hùng Việt thì Nam Triệu Vương nổi dậy thời Tây Hán à khởi nghĩa của Trưng Vương cùng con cháu nhà Triệu vì Trưng Vương Ả Lã là con gái Lữ Gia và là hoàng phi của Triệu Vệ Dương Vương. Còn Triệu Ông thời Tấn là Mạnh Hoạch, hoạt động ở vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Việt lúc này. Mạnh Hoạch do đó cũng là con cháu họ Triệu nước Nam Việt và là thủ lĩnh của Nam Chiếu từ thời Hán – Tấn.
Thêm một ý là khởi nghĩa của Khu Liên (Khu Đạt) vào cuối thời Đông Hán nổ ra ở Tượng Lâm, lập nước Lâm Ấp, được nhận định cũng là khởi nghĩa của Triệu Quốc Đạt. Rất có thể Khu Liên cũng là dòng dõi nhà Triệu và cơ sở ban đầu của khởi nghĩa là vùng đất của Nam Triệu – Nam Chiếu (Tây Bắc và Bắc Trung Bộ). Khu Liên mất (hy sinh?), phần đất này chuyển cho Mạnh Hoạch (Triệu Ông Lý) cai quản. Phần Đông Bắc bộ do Sỹ Nhiếp họ Phạm, là cháu bên ngoại của Khu Liên tiếp quản.

Kim Lan 2Đình Kim Lan (Gia Lâm, Hà Nội).

Cuối cùng, một điểm đáng lưu ý trong các sắc phong cho Cao Biền ở Kim Lan thì vị này được gọi là Cao Minh. Minh và Hiển cùng một nghĩa là sáng, rõ. Có thể vì thế mà Cao Biền còn được gọi là Cao, người Bắc quốc trong các di tích thờ Cao Sơn đại vương, vị thần trấn Nam của Thăng Long và Hoa Lư.
Những ghi chép, truyền khẩu của người Việt về các nhân vật lịch sử được thờ phụng qua hàng ngàn năm chắc chắn có những lầm lẫn. Ả Lã Trưng Vương, vị vua bà Nam Triệu vương, tổ của nước Nam Chiếu thời Hán – Tấn lại được ghép thành vợ của Cao Vương Biền, người đã đánh dẹp Nam Chiếu trên đất Tĩnh Hải. Gạt đi lớp bụi mờ của thời gian, thì những thần tích, những câu chuyện đó vẫn mang cốt lõi lịch sử chân thực.
Tài liệu tham khảo:
Trần Văn Mỹ. Làng Đại Lan những nét văn hóa xưa. NXB Văn hóa thông tin, 2010.
Trần Văn Mỹ. Làng Kim Lan xưa và nay. NXB Văn hóa thông tin, 2010.
Tuyển tập thần tích. Tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội. NXB Hà Nội, 2010.

Hưng Đạo đại vương và Tam tứ phủ

Nghi monĐền Trần Thương thờ Trần Hưng Đạo ở Lý Nhân, Hà Nam.

Trong tín ngưỡng thờ Trần triều thì người được thờ chính là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, vị tướng tài từng hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông. Nhưng điều khá lạ là ở các nơi thờ Hưng Đạo đại vương, hai ban thờ hai bên thường lại thờ các thần Nam Tào và Bắc Đẩu. Thậm chí như ở khu vực Vạn Kiếp của Hải Dương, đền thờ Nam Tào và Bắc Đẩu còn được xây dựng riêng hai bên đền thờ Trần Hưng Đạo ở giữa.

Nam TaoBan thờ Nam Tào ở đền Trần Thương.

Nam Tào Bắc Đẩu là những vị thần quan nắm sổ sinh sổ tử ở dưới Địa ngục. Vị vua ở giữa mà 2 vị này theo hầu như thế phải là người cai quản Địa phủ, tức Diêm vương. Cách thực đặt Nam Tào và Bắc Đẩu ở hai bên Hưng Đạo đại vương cho thấy tín ngưỡng xưa cho rằng chính Hưng Đạo đại vương là người cai quản Địa phủ hay là Vua cha của Địa phủ.
Thông tin về Trần triều còn cho rằng: “Khi hóa Đức thánh đã về thiên đình nhận chỉ của Ngọc Hoàng phong là Cửu Thiên Vũ Đế, với sứ mệnh diệt trừ yêu ma ở cả 3 cõi thiên đình, trần gian, âm phủ”. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận định ở trên, rằng Hưng Đạo đại vương là vị vua của Địa phủ. Cửu thiên không phải là 9 tầng trời như Cửu trùng. Cửu là số 9 chỉ hướng Tây, hướng của sự quy về, của cõi người đã khuất. Cửu Thiên tức là trời Tây hay Địa phủ.
Thậm chí có chỗ còn cho rằng: “Hưng Đạo đại vương được tôn là Ngọc Hoàng thượng đế, vị giáo chủ Đạo Giáo Việt Nam“. Rõ ràng Trần Hưng Đạo là một Đạo sĩ, thì mới có thể làm giáo chủ Đạo Giáo. Trần Quốc Tuấn được tôn thờ không phải chỉ do tài đánh giặc. Hưng Đạo nghĩa là chấn hưng Đạo Giáo. Trần Quốc Tuấn vốn là một đạo sĩ, có thể từ trước khi quản lý quân đội.
Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương là tác giả của tác phẩm Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書), còn gọi là Vạn Kiếp binh thư. Về cuốn này còn lưu được bài tựa của Trần Khánh Dư như sau:
“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.
Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì.
Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái đều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy
.”
Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư toàn nói tới các vua Trung Hoa từ thời cổ đại: Cao Dao, Chu Văn, Vũ, Thuấn, Hiên Viên… Vậy là “truyền thư này” được xây dựng trên nền tảng tri thức của Trung Hoa cổ đại và quan niệm thời Trần cho thấy Trung Hoa cổ đại là lịch sử cổ của người Việt.
Kỳ lạ nhất là câu: “Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh“. Nhà Trần Đại Việt sao lại Bắc giáp Hung Nô, Tây giáp Lâm Ấp? Hung Nô ở phía Bắc Đại Việt là nước nào? Lâm Ấp ở phía Tây Đại Việt là chỗ nào?
Trong bối cảnh của nước Đại Việt thời Trần thì rõ ràng Bắc Hung Nô ở đây là chỉ quân Mông Thát. Quân Nguyên được gọi là giặc Hung Nô. Còn Tây Lâm Ấp hẳn là chỉ khu vực đất Lào và Tây Bắc Việt. Đây vốn là đất thuộc Nam Chiếu. Vậy là Lâm Ấp không chỉ là miền Trung Việt, nơi mà thời Trần đã là nước Chiêm Thành. Lâm Ấp mãi tới thời Lý Trần vẫn dùng chỉ khu vực Tây Bắc và Lào.
Từ bài tựa của Trần Khánh Dư ta thấy Trần Hưng Đạo là người rất thông hiểu Dịch lý và đã vận dụng nó vào thực tế chiến tranh (binh thư) một cách thành công. Điều này minh chứng thêm khả năng ông là một Đạo sĩ, nghiên cứu Dịch học từ trước khi nắm giữ quân đội.
Trong quan niệm xưa, Ngọc Hoàng thượng đế là người đã qua vạn kiếp tu hành. Như thế tên “Vạn Kiếp” ở đây có thể nghĩa là chỉ Ngọc Hoàng. Mà như trên đã dẫn, dân gian coi Hưng Đạo đại vương là Ngọc Hoàng, có quan Nam Tào Bắc Đẩu theo hầu. Vạn Kiếp tông bí truyền thư như thế có thể hiểu là cuốn sách bí truyền của dòng họ Trần (Trần Hưng Đạo = Ngọc Hoàng = Vạn Kiếp).
Đôi câu đối chính điện đền Trần Thương ở Lý Nhân, Hà Nam:
陳迹補豐碑鴻貉江山鳴厘劎
蒼煙懷萃廟龍珠水月駐行旌
Trần tích bổ phong bi, Hồng Lạc giang sơn minh lý kiếm
Thương yên hoài tụy miếu, long châu thủy nguyệt trú hành tinh.
Dịch:
Vết Trần cộng bia hoa, Hồng Lạc núi sông vang kiếm lệnh
Khói Thương nhớ miếu rộng, giếng rồng trăng nước dựng cờ hành.

IMG_5124 (2)Đền Tam phủ ở thành phố Bắc Ninh.

Bàn thêm về vấn đề hình thành Tam và Tứ phủ. Tam phủ được biết là có trước Tứ phủ, nhưng hiện không rõ Tam phủ ban đầu gồm những phủ nào và gồm những vị thần nào. Khi xuất hiện Tứ phủ thì quá trình thay đổi hệ thống thần điện diễn ra như thế nào?
Hiện tại ở tỉnh Bắc Ninh còn lưu được một số di tích đền Tam phủ như đền ở thành phố Bắc Ninh và ở bến Bình Than (xã Cao Đức, huyện Gia Bình, Bắc Ninh). Những đền này thờ 3 vị vua chí tôn là (theo thông tin của đền ở thành phố Bắc Ninh):

  • Thiên phủ Đại thiên Thiên đế
  • Địa phủ Diêm la Thập điện Minh vương
  • Thủy phủ Đại thiên Long chúa Bát hải Long vương.

IMG_5130 (2)Điện thờ quan Tam phủ.

Như vậy, Tam phủ ban đầu gồm Thiên phủ, Địa phủ và Thoải phủ. Đặc biệt hơn là các phủ này đứng đầu là các vị đế vương chứ chưa có các nữ thần mẫu trong các phủ.
So với hệ thống Tứ phủ hiện nay ta thấy từ Tam phủ sang Tứ phủ đã bổ sung thêm:

  • Mỗi phủ thêm 1 vị mẫu chủ cùng với vua cha của phủ đó.
  • Thêm Nhạc phủ với Mẫu thượng ngàn đứng đầu. Vua cha Nhạc phủ vốn không có mặt trong Tam phủ, trong tứ phủ cũng không hiện hữu một cách rõ ràng.

Có thể thấy Tứ phủ xuất hiện cùng với sự ra đời của thánh mẫu Liễu Hạnh và các phủ đều được bổ sung vai trò thần chủ của các mẫu, song song và thay cho các vị vua cha Tam phủ trước đó. Như thế có thể nói Tứ phủ được gọi là đạo Mẫu vì nó đề cao vai trò của các nữ thần. Trong khi  trước đó Tam phủ chỉ dừng lại ở quan niệm 3 cõi Thiên Địa Thủy do các nam thần đế vương cai quản.
Câu đối ở cổng đền Tam phủ tại thành phố Bắc Ninh:
耿耿鸞輿來法會
森森鶴駕降香筵
Cảnh cảnh loan dữ lai pháp hội
Sâm sâm hạc giá giáng hương diên.
Dịch:
Lấp lánh xe loan đến hội pháp
Trầm trầm giá hạc xuống chiếu hương.

Quan hệ Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa: nhận định của Sử thuyết Hùng Việt

Trong bài trích từ sách của tác giả Lâm Thị Mỹ Dung đã dẫn một số ý kiến của các học giả, chủ yếu là các nhà khảo cổ học, bàn về mối liên hệ giữa nền văn hóa Sa Huỳnh với quốc gia Lâm Ấp và Chămpa. Sau đây là một số nhận xét theo Sử thuyết Hùng Việt giúp giải tỏa những vướng mắc trong mối quan hệ phức tạp của giai đoạn hơn 1000 năm lịch sử phương Nam này.
Trước hết là các học giả đều nhất trí, với sức sản xuất của nền văn hóa Sa Huỳnh, không kém gì văn hóa Đông Sơn, thì khu vực này chắc chắn đã phải xuất hiện “Nhà nước”. Nhưng tại sao sử sách không hề ghi chép gì về một nhà nước nào đã tồn tại ở miền Trung Việt Nam vào thời kỳ trước Công nguyên (niên đại của văn hóa Sa Huỳnh)?

Chien Quoc

Vị trí các nước thời Chiến Quốc theo Sử thuyết Hùng Việt.

Sử thuyết Hùng Việt giải đáp rõ ràng câu hỏi này. Khu vực miền Trung Việt cũng như miền Bắc Việt vào thời kỳ Đông Sơn – Sa Huỳnh đã hình thành các nhà nước quân chủ với trình độ phát triển cao. Đây là thời kỳ mà Hoa sử gọi là thời Xuân Thu Chiến Quốc. Các nhà nước lúc này chính là các nước chư hầu của Trung Hoa, bao phủ trên toàn cõi Đông Nam Á. Cụ thể:
– Bắc Việt lúc đó là đất của nhà Đông Chu, nơi có thành Lạc Dương ở Cổ Loa của thiên tử Chu.
– Bắc Trung Bộ (Thanh Nghệ) và Tây Bắc – Lào là đất của nước Lỗ. Nước này vốn là đất phong của Chu Công Đán, quê hương của Khổng Tử, Lỗ Ban.
– Khu vực quãng từ Quảng Bình đến Nha Trang là đất của nước Yên, hoặc còn có tên khác là nước Cam. Cam = Chàm = Chiêm. Hoặc Cam Yên thiết Chiêm. Dấu vết của nước này là địa danh Cam Ranh – ranh giới phía Nam nước Cam. Hoặc trong cái tên An Chiêm mà Trần Nhân Tông từng gọi khi ông đi thăm khu vực Khánh Hòa. Nước này vốn là đất phong của Thiệu Công Thích, vị đại thần lập quốc của nhà Chu.
– Phía Nam của Cam Ranh là nước Phan với các địa danh Phan Rang (Phan Ranh), Phan Thiết… Sử cũ gọi là Phù Nam vì Phù Nam thiết Phan. Đây là nước không thấy nhắc đến trong thời Chiến Quốc, nhưng là đất phong của Tất Công họ Phan, vị quân chủ thứ 3 của Đông Đô nhà Chu. Sử Việt gọi là Phan Tây Nhạc.
Khoảng giữa thời kỳ Sa Huỳnh và Lâm Ấp các nhà khảo cổ biết rõ là có sự xen lẫn thời kỳ các hiện vật “Hán” phương Bắc. Tuy nhiên, sự xen lẫn này không phải bắt đầu vào thời Hán (dù là Tây Hán) mà trước đó 1 triều đại. Nhà Tần đã tấn công diệt Đông Chu từ năm 256 TCN dưới thời Tần Chiêu Tương Vương. Sau đó Tần Thủy Hoàng tiếp tục diệt các nước Lỗ và Yên ở phía Nam. Biên giới phía Nam nhà Tần khi thống nhất lục quốc đã tới miền “Bắc Hộ”, miền nhà cửa quay về hướng Bắc, tức là vùng Nam Trung Bộ Việt. Có thể Tần chưa chiếm tới vùng đất Phan ở xa hơn nữa về phía Nam.

Cac quan thoi TanCác quận cực Nam của nhà Tần.

Trên khu vực này Tần đặt ra các quận gồm:
– Lấy đất Đông Chu đặt thành quận Tam Xuyên hay Long Xuyên, là vùng Bắc Bộ Việt và một phần Quảng Tây.
– Nước Lỗ và một phần phía Bắc nước Yên xưa thành quận Lang Gia (Lang Gia thiết La = Lỗ).
– Hậu duệ nhà Chu được ân sủng đặc biệt của Tần đế, ban cho một vùng đất để sinh sống gọi là Đông Chu quân. Vùng đất này có thể chính là thành Châu Sa (Sa là thủ lĩnh, Châu = Chu) ở Quảng Ngãi.
Cũng vì khu vực Trung Bộ đã thuộc nhà Tần nên sang thời nhà Triệu vùng đất này thuộc luôn về đất của Nam Việt. Ta không hề thấy các vua Triệu cần phải đánh đấm gì ở phía Nam cả mà vẫn có vùng “Nhật Nam” sau đó ở Trung Bộ Việt. Các hiện vật khảo cổ khẳng định giai đoạn “thuộc Hán” hiện diện trên khu vực văn hóa Sa Huỳnh ở Trung Bộ.
Sang đến giai đoạn Lâm Ấp, có điểm quan trọng phải làm rõ. Các sử gia hiện tại đang hết sức sai lầm khi cho rằng Khu Liên khởi nghĩa và lập nước Lâm Ấp chỉ là khu vực Nam Trung Bộ. Chỉ cần điểm qua vài thông tin về khởi nghĩa Khu Liên cũng thấy sự thật không phải thế. Nơi Khu Liên khởi nghĩa được Thiên Nam ngữ lục chép là Tượng Quận. Các tài liệu khác gọi là vùng Tượng Lâm. Khởi nghĩa của Khu Liên đã giết cả thứ sử Giao Châu là Chu Phù. Như vậy Khu Liên không thể khởi nghĩa ở tận Nam Trung Bộ vì ở đó làm gì có Tượng Quận và làm gì có thứ sử Giao Châu nào ở tít trong đó. Khởi nghĩa Khu Liên thực chất nổ ra ở giữa vùng Tượng Quận – Quế Lâm, tức là từ đó đổ về Nam là đất của Lâm Ấp, bao gồm cả Giao Châu, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ.
Chỉ khi nhận ra điểm kết nối này thì mới giải thích được tính liên tục của văn hóa Sa Huỳnh sang Lâm Ấp. Toàn bộ khu vực phương Nam từ vùng Tượng – Lâm ở Quảng Tây kéo dài xuống tới miền Bắc Hộ xưa của nhà Tần là nước Lâm Ấp của Khu Liên. Khu Liên mất, lịch sử Lâm Ấp lúc này mới tách dòng. Ở phía Bắc (Giao Châu) người kế tục Khu Liên là Sĩ Nhiếp, được nhà Hán buộc phải công nhận là thứ sử Giao Châu 7 quận gồm cả vùng Quảng Đông, Quảng Tây. Phần Tây Bắc và có thể cả Bắc Trung Bộ thuộc một thủ lĩnh khác trong cùng liên minh Lâm Ấp là Mạnh Hoạch.

Lam Ap

3 phần của Lâm Ấp thời hậu Khu Liên.

Ở phần cực Nam của Lâm Ấp, Sĩ Nhiếp giao cho con của mình là Phạm Hùng cai quản. Tộc phả họ Phạm ở Quảng Ngãi chép là Đại lang Phạm Duy Hinh, con Phạm Duy Minh ở Đằng Châu (Giao Châu), làm vua cai quản tại thành Châu Sa – Quảng Ngãi.
Các nhà khoa học đã nhận định rất chính xác rằng Lâm Ấp ban đầu vốn là một quốc gia nói tiếng Nam Á, thuộc dòng Âu Lạc (xem bài đã dẫn của Lâm Thị Mỹ Dung). Bởi vì Lâm Ấp do Phạm Hùng cai quản hiển nhiên là dùng tiếng như ở Giao Châu (Phạm Hùng là con của Sĩ Nhiếp – Phạm Tu).
Một phát hiện gần đây cho biết Sĩ Nhiếp là một tu sĩ theo đạo Bà La Môn, thờ Tứ pháp, là đặc tính của thần Đế Thích – Indra trong Bà La Môn giáo. Khu vực mà Phạm Hùng cai quản do vậy cũng theo đạo này. Rất có thể cái tên Indrapura (chỉ phần đất/tộc người phía Bắc Chiêm Thành) là bắt nguồn từ tên thần Indra của Bà La Môn.
Sau khi Sĩ Nhiếp mất, Giao Châu thuộc về nhà Đông Ngô của Tôn Quyền. Hậu duệ của Sĩ Nhiếp bị Tôn Quyền phế bỏ. Với sự phát triển của dòng Thiền Phật giáo như Khương Tăng Hội ở Luy Lâu thì Giao Châu chuyển sang tín Phật. Trong khi đó khu vực còn lại của Lâm Ấp xưa ở Nam Trung Bộ do họ Phạm nắm giữ,  không thuộc Đông Ngô, vẫn tiếp tục truyền thống cũ của đạo Bà La Môn. Chỉ từ lúc này khái niệm Lâm Ấp mới dùng để chỉ riêng vùng Nam Trung Bộ Việt.
Họ Phạm ở Nam Trung Bộ sau đó nhiều lần tiến đánh đòi lại đất đai cha ông ở miền Bắc, cũng như mở rộng thêm các diện tích xa hơn về phía Nam. Lâm Ấp họ Phạm tồn tại mãi tới khi tướng Tùy là Lưu Phương dẫn quân tiến đánh năm 605 mới tạm chấm dứt. Cho tới lúc đó rõ ràng ngôn ngữ chính của Lâm Ấp là tiếng Việt – Nam Á.
Cần nói thêm rằng Nam Trung Bộ Việt là nơi hội tụ các ngôn ngữ của cả 2 dòng Nam Á và Nam Đảo rất sâu rộng. Ở đây (như trên Tây Nguyên) có thể bắt gặp các tộc người sống ngay cạnh nhau nhưng thuộc 2 nhóm ngôn ngữ khác nhau này. Đồng thời, tuy gọi là khác nhau nhưng mức độ hòa lẫn, giao thoa của các ngôn ngữ địa phương này lại rất lớn. Ngay tiếng Chăm ngày nay cũng có rất nhiều yếu tố Nam Á. Phải nói rằng Nam Trung Bộ là nơi xuất phát gốc của cả 2 dòng ngôn ngữ Nam Á và Nam Đảo. Vì thế, ở đây không thể hoàn toàn dùng ngôn ngữ để xác định lịch sử hay dân tộc được, khi không thể phân biệt đâu là Nam Á, đâu là Nam Đảo trong ngôn ngữ, ai là ngọn, ai là gốc.
Dù như thế nào thì từ góc nhìn của Sử thuyết Hùng Việt văn hóa Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa là sự tiếp nối và phát triển liên tục. Chính sự phát triển theo tiến trình của lịch sử mới dẫn đến những phân hóa về dân tộc và ngôn ngữ như ngày nay. Nhưng tất cả tộc Chăm và Việt vốn đều cùng một nguồn gốc ban đầu. Vùng Trung Bộ Việt vốn là đất phong Lỗ, Yên, Tề, Phan của những đại công thần lập quốc của nhà Chu. Tức là tất cả cùng một bà mẹ Âu Cơ sinh Bách Việt dưới thời thiên tử Chu của thiên hạ Trung Hoa.

Quan hệ Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa

Trích sách SA HUỲNH – LÂM ẤP CHĂMPA của Lâm Thị Mỹ Dung (2017).
LTMD1.2. Quan hệ Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa: Kết quả nghiên cứu và vấn đề.
… Bàn về những mối quan hệ Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa sớm đã có trên mười ý kiến và cũng khoảng chừng nấy đánh giá về chuỗi văn hóa – lịch sử Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa, tựu trung lại chúng có thể được nhóm vào hai dạng nhận định chính, dạng thứ nhất cho rằng Lâm Ấp – Chămpa có nguồn gốc từ Sa Huỳnh và dạng thứ hai thì ngược lại.
Dạng thứ nhất: Đây là những ý kiến thiên về sự chuyển tiếp rõ ràng từ thời Sa Huỳnh sang thời Lâm Ấp – Chămpa. Đại bộ phận các nhà khoa học đại diện cho ý kiến này chủ yếu dựa vào quan điểm duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, lôgic sử học… nhưng chưa đưa ra được nhiều những tài liệu khảo cổ học cụ thể do tình trạng thiếu vắng nghiên cứu khảo cổ học cư trú Chămpa những năm trước đây.

Hà Văn Tấn là người đại diện tiêu biểu cho ý kiến về dòng chảy văn hóa nối tiếp và liên tục giữa Sa Huỳnh và Chămpa khi ông cho rằng chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh nói tiếng Nam Đảo hay Mayo-Polynesien và văn hóa Sa Huỳnh kéo dài đến giáp Công nguyên. Nước Lâm Ấp của Khu Liên thành lập vào cuối thế kỷ 2 theo thư tịch cổ Trung Hoa theo ông chắc chắn là Chămpa, quốc gia của người Chăm, những chứng cứ khác là tấm bia Võ Cạnh đề cập đến quốc gia với người sáng lập là Sri Mara. Hà Văn Tấn cho rằng không thể đồng ý với quan điểm cho rằng người Chăm đã đuổi cư dân Sa Huỳnh đi để lập ngay các quốc gia của mình, theo ông, cách giải thích hợp lý nhất là cho rằng chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh là tổ tiên trực tiếp của những cư dân đã xây dựng các quốc gia Chămpa. Vào khoảng gần Công nguyên, cư dân Sa Huỳnh nói một thứ ngôn ngữ Nam Đảo không khác nhiều lắm thứ tiếng Chăm trên bia Đông Yên Châu thế kỷ thứ 4, nhưng trong khu vực văn hóa Sa Huỳnh, còn có những nhóm Nam Á cổ mà sự tiếp xúc lâu dài với các ngôn ngữ này đã làm cho tiếng Chàm có nhiều yếu tố Nam Á.
Đáng lưu ý là ý kiến sau đây của ông…: “Sức sản xuất của cư dân Sa Huỳnh không kém gì Đông Sơn. Phải chăng từ trong lòng văn hóa Sa Huỳnh, Nhà nước đã xuất hiện? Và quốc gia Chăm mà Khu Liên đã lập nên, phải chăng chỉ là sự tái sinh, sau một thời kỳ bị người Hán xâm chiếm? và phải chăng quốc goa Chàm ở phía Nam đèo Cù Mông, nơi quá xa sự khống chế của người Hán, là bộ phận vẫn tiếp nối nhà nước thời Sa Huỳnh?”…

Những ý kiến nhận định dạng thứ hai:
Diệp Đình Hoa trong nhiều bài nghiên cứu của mình luôn kiên trì quan điểm Trung và Nam Trung bộ thời sơ sử thuộc không gian văn hóa Việt cổ và chủ nhân của Lâm Ấp là một bộ phận người Âu Lạc, Chămpa sau đó thay thế Lâm Ấp. Theo ông:
i. Đất Việt Thường thị thời Hùng Vương là vùng Nghĩa Bình – Phú Khánh (…).
ii. Gốc nguồn của cư dân Lâm Ấp – Hoàn Vương liên quan đến những người Lạc Việt. Sau khi Âu Lạc bị diệt thì chỉ còn một bộ phận nhỏ của cư dân quận Nhật Nam giữ được vị trí độc lập của mình qua sự thành lập nước Lâm Ấp. Trước sự bành trướng xâm lược của phong kiến phương Bắc, chỉ có cư dân Văn Lang ở huyện cuối cùng của quận Nhật Nam là giữ được độc lập của mình qua sự thành lập nước Lâm Ấp;
iii. Nhà nước Chămpa thay thế nhà nước Lâm Ấp và sự phát sinh, hưng thịnh của vương quốc Chămpa đã làm cho lớp cư dân này (tức cư dân Lạc Việt, chủ nhân của Lâm Ấp) lên vùng Tây nguyên hoặc đi ra vùng biển cả mênh mông. Tuy vậy, theo ông vẫn có mối liên hệ giữa Lâm Ấp với Chămpa vì những thành tựu mà người Lâm Ấp, cư dân cũ của quận Nhật Nam thời Hùng Vương, tiếp thu từ Ấn Độ, sau này đã được vương quốc cổ Chiêm Thành phát huy một cách sáng tạo…
Không ít người thường có nhận định văn hóa Sa Huỳnh là nguồn gốc trực tiếp của văn hóa Chămpa, nhưng thực tế khảo cổ học với sự kết thúc của văn hóa Sa Huỳnh còn có một khoảng cách vài thế kỷ mới đến sự hình thành vương quốc Chămpa. Đây chỉ là thời kỳ liên minh, liên hợp của nhiều tiểu quốc có nhiều nét tương đồng về văn hóa. Những cư dân của các tiểu quốc này có thể là người tiền Chămpa, hoặc những người thuộc ngữ hệ Nam Á, có những nhóm chịu tác động của Trung Quốc, có những nhóm chịu ảnh hưởng của Ấn Độ” (Diệp Đình Hoa)…

Ý kiến của Nguyễn Duy Hình:… địa bàn của Lâm Ấp chủ yếu phân bố từ Hoành Sơn đến đèo Cả. Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận không thuộc nước Lâm Ấp mà chỉ là bộ phận của nước Chiêm Thành tức Chămpa, cộng đồng Bắc – Lâm Ấp chịu ảnh hưởng của văn hóa Lạc Việt, văn hóa Trung Hoa sâu đậm, cộng đồng này cũng đã chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ sâu đậm hơn các quận Cửu Chân, Giao Chỉ phương Bắc.
… người Sa Huỳnh không phải là người Tiền Chămpa mà thị tộc Dừa và thị tộc Cau mới là người Tiền Chămpa…

Ý kiến của M. Vickery: trong công trình… Champa Revised…:
i. Lâm Ấp về mặt ngôn ngữ là Mon-Khmer do nhóm tộc người chính của Lâm Ấp là Mon-Khmer, có thể là nhánh Katuic, hay thậm chí nhánh của Vietic hay Việt – Mường.
ii. Lịch sử Lâm Ấp cần được tách ra khỏi Chămpa sớm.
iii. Chămpa chưa bao giờ thống nhất và những ghi chép chỉ đề cập tới một phần của Chămpa và không thể dùng tài liệu của từng phần ngoại suy cho phần còn lại.
iv. Từ ý trước, Chămpa cần được xem xét như thực thể tồn tại trong thời gian của ít nhất là ba vùng quan trọng ngang nhau. Đó là: 1. Bắc – gồm thung lũng sông Thu Bồn (Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương / Indrapura và mở rộng ở một khoảng thời gian nào đó đến Quảng Trị và Quảng Bình; 2. Nha Trang và 3. Phan Rang / Panduranga…

Sĩ Nhiếp, tục thờ Tứ pháp và đạo Bà La Môn

Truyện Man Nương trong Lĩnh Nam chích quái kể (lược trích):
Thời Hiến Đế nhà Hán, quan thái thú là Sĩ Nhiếp đóng đô thành ở bờ phía Nm sông Bình Giang (nay là Thiên Đức Giang). Phía Nam thành đó có chùa thờ Phật, có vị sư từ phương Tây tới, hiệu là Già La Đồ Lê trụ trì ở đấy, có phép đứng một chân, mọi người đều kính phục gọi là tôn sư, kéo nhau tới học đạo.
Hồi ấy có người con gái tên là Man Nương… theo học đạo Phật… Một đêm…  Man Nương ngủ ở giữa cửa, sư Già La bước qua mình Man Nương. Man Nương tự nhiên động thai… Đầy tháng sinh ra một đứa con gái, tìm sư Già La mà trả. Đêm đến, sư Già La bế đứa con gái tới ngã ba đường thấy một cây phù dung cành lá xum xuê, có một cái hốc sâu mà sạch sẽ, sư đặt đứa trẻ vào mà nói: “Ta gửi con Phật, mi giữ lấy sẽ thành Phật đạo”.
Già La, Man Nương từ giã ra về, Già La cho Man Nương một cây trượng mà bảo: “Ta cho nàng vật này, nàng về nhà nếu gặp năm đại hạn thì lấy trượng cắm xuống đất, lấy nước cứu sinh dân”. Man Nương cung kính bái lĩnh mà về ở trong chùa. Gặp năm đại hạn, nàng lấy trượng cắm xuống đất, tự nhiên nước cuồn cuộn chảy ra, dân được nhờ ơn.
Khi Man Nương ngoài chín mươi tuổi là lúc cây phù dung bị đổ, trôi ra ở bến sông trước cửa chùa, quanh quẩn ở đấy mà không trôi đi. Dân thấy thế, định bổ làm củi nhưng rìu nào cũng đều bị gãy, bèn đưa hơn ba trăm người trong làng ra kéo cây gỗ lên mà không chuyển. 
… Dân mời Man Nương bái lễ, thuê dân chài lặn xuống nước vớt lên, rước vào tự điện, đặt vào bên trong tượng Phật, tượng Phật tự nhiên trông như mạ vàng. Sư Già La đặt Phật hiệu là: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Long, tứ phương cầu đảo không điều gì không ứng.

Khau Da LaTượng Khâu Đà La ở chùa Dâu.

Ngôi chùa được nói đến ở đây là chùa Dâu tại Thuận Thành, Bắc Ninh, cạnh trung tâm Luy Lâu, trị sở Giao Châu thời Sĩ Nhiếp. Cổ Châu Phật bản hạnh của chùa Dâu kể cụ thể hơn truyền thuyết về Tứ pháp ở đoạn cuối:
Đêm ấy, Thái thú Sĩ Nhiếp ở thành Liên Lâu nằm mộng thấy chư tiên bảo phải lấy cây phù dung đó tạc bốn pho tượng để thờ, gọi là “Tứ Pháp”. Thái thú cho mời những người thợ thuộc dòng họ Đào đến cưa cây phù dung để tạc bốn pho tượng.
Tạc xong tượng đầu tiên thì thấy mây ngũ sắc vần vũ, nên gọi là “Pháp Vân”, tượng thứ hai làm xong thì mưa xuống, nên gọi là “Pháp Vũ”, tượng thứ ba làm xong thì sấm nổ, nên gọi là “Pháp Lôi”, tượng thứ tư làm xong thì thấy có chớp nhoáng trên trời, nên gọi là “Pháp Điện”.
Các chùa thờ Tứ pháp hiện còn ở khu vực Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội với các lễ hội hàng năm khá lớn là di tích của truyền thuyết này. Nhiều tài liệu Phật giáo cho rằng đây là một chuyện đánh dấu sự du nhập của đạo Phật nước ta ở thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên và Tứ pháp là sự dung hòa giữa tín ngưỡng dân gian của nền văn minh nông nghiệp với đạo Phật.

Phap Van

Ban thờ và tượng Pháp Vân ở chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).

Tuy nhiên, ở các nơi thờ và trong lễ hội Tứ pháp, vai trò của đạo Phật rất mờ nhạt. Để hiểu đúng hơn về tín ngưỡng này, GS Đinh Gia Khánh trong cuốn Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á đã có một khám phá quan trọng về tục thờ Tứ pháp. GS nhận định rằng mây mưa sấm chớp vốn là các thuộc tính của thần Indra, một vị thần quan trọng nhất của đạo Bà La Môn (vua của các thần). Sau này Bà La Môn giáo chuyển hóa thành Phật giáo thì vai trò của thần Indra mờ đi.
Vị thần dông tố Indra của Bà La Môn giáo ở Việt Nam được chuyển thành Đế Thích, thường gặp trong các chùa thờ Phật bên cạnh tượng Cửu Long. Đế Thích cũng có đền thờ riêng như chùa Vua ở Hà Nội và một số đền thờ khác ở Hưng Yên, gắn với câu chuyện nổi tiếng hồn Trương Ba, da hàng thịt. Tứ pháp và tục thờ Đế Thích chính là dấu vết của Bà La Môn giáo du nhập vào nước ta dưới thời kỳ Sĩ Nhiếp.
Với khám phá này ta thấy nhà sư Khâu Đà La thực ra là một tăng lữ Bà La Môn, chứ không phải đạo Phật. Phép đứng một chân (tu theo kiểu Yoga?) cũng là cách tu của Bà La Môn giáo, không phải Phật giáo.
Quan trọng hơn, theo như Cổ Châu phật bản hạnh thì chính Sĩ Nhiếp là người đã cho tạc tượng và lập các đền thờ Tứ pháp. Nói cách khác thì Sĩ Nhiếp có thể là người theo Bà La Môn giáo.

Lang Si Nhiep

Lăng Sĩ Nhiếp.

Trong lá thư của Viên Huy, vốn là quan nhà Hán bấy giờ đang ở Giao Châu, gửi cho Thượng thư lệnh nhà Hán năm Đinh Hợi, Hán Kiến An năm thứ 12 (207) có viết về Sĩ Nhiếp:
“Khi ra vào thì đánh chuông khánh, uy nghi đủ hết; kèn sáo thổi vang, xe ngựa đầy đường, người Hồ đi sát bánh xe để đốt hương thường có đến mấy mươi người; vợ cả, vợ lẽ đi xe che kín, bọn con em cưỡi ngựa dẫn quân theo hầu, người đương thời ai cũng quý trọng, các man di đều sợ phục, dẫu Úy Đà cũng không hơn được.”
Người Hồ đi sát bánh xe Sĩ Nhiếp để đốt hương tới hàng chục người. Người Hồ ở đây là người Ấn Độ. Rõ ràng đây không phải các nhà sư của đạo Phật vì đạo Phật không hành lễ kiểu đốt hương đi theo xe như vậy. Đây là các tăng lữ Bà La Môn đến từ Ấn Độ mà Khâu Đà La (Gia La Đồ Lê) của Truyện Man Nương có thể là một trong số đó.

Con cuu

Cừu đá ở chân tháp Hòa Phong trong chùa Dâu.

Một biểu hiện khác khá lý thú là hiện ở chùa Dâu và tại lăng mộ Sĩ Nhiếp ở Tam Á (Thuận Thành, Bắc Ninh) có tượng đá con cừu ở mỗi nơi. Truyền sử kể rằng: vào thời Luy Lâu còn là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước ta, có vị sư người Tây Thiên sang nước ta tu hành truyền bá đạo Phật. Ông dắt theo 2 con cừu. Một hôm sơ ý để 2 con đi lạc, 1 con lạc đến chùa Dâu, 1 con lạc đến Lăng Sĩ Nhiếp, dân ở 2 vùng này đã tạc tượng 2 con cừu bằng đá ở nơi chúng đến để thờ.
Vị sư từ Tây Thiên (Ân Độ) liên quan đến chùa Dâu và Sĩ Nhiếp này rõ ràng là Khâu Đà La. Hình tượng con cừu là biểu trưng của Bà La Môn giáo, gắn với khát vọng cầu mưa ở những nơi thảo nguyên khô cằn. Giáo học Bà La Môn của Khâu Đà La được truyền cho 2 người: Man Nương và Sĩ Nhiếp. Đó là lý do tại sao có tượng 2 con cừu ở đây.

Con Cuu lang Si NhiepCừu đá bên lăng mộ Sĩ Nhiếp.

Trong lá thư của Viên Huy nói về Sĩ Nhiếp ở trên có nêu: “các Man Di đều sợ phục”. Man Di ở đây là ở chỗ nào? Man Di thời Sĩ Nhiếp đối với Giao Châu thì chỉ có thể là khu vực Tây Bắc và Trung Bộ nước ta, hay là địa bàn của nước Lâm Ấp. Vế đối trên đền Sĩ Nhiếp ở Tam Á còn ghi nhận việc này:
豈忠義功神心祁彼何辰此何辰安得六百載遺容能攝林邑
Khởi trung nghĩa công thần tâm kì, bỉ hà thì thử hà thì, an đắc lục bách tải di dung năng nhiếp Lâm Ấp.
Dịch: Há tấm lòng công thần trung nghĩa lớn, đây thời nào đấy thời nào, yên ổn sáu trăm năm khoan dung ấy giúp quản Lâm Ấp.
Khu vực Lâm Ấp ở Trung bộ nước ta thì rõ ràng chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo (Bà La Môn) từ rất sớm, chính cũng vào khoảng thời gian trị vì của Sĩ Nhiếp. Phải chăng hình ảnh Man Nương trong truyện là chỉ Man Di – Lâm Ấp, nơi đã tiếp nhận Bà La Môn giáo của thời kỳ này?
Câu đối ở chùa Dâu:
勝地古來傳莫狀
崇祠屹立自王仙
Thắng địa cổ lai truyền Mạc trạng
Sùng từ ngật lập tự Vương tiên.
Dịch:
Đất đẹp cổ xưa truyền trạng Mạc
Đền nghiêm sừng sững từ tiên Vương.
Vế đối đầu nói tới Mạc Đĩnh Chi đã góp phần dựng lại chùa Dâu. Vế đối sau gọi Sĩ Nhiếp (Vương) là bậc “tiên”.
Cần nói thêm những hiểu biết mới về nhân vật Sĩ Nhiếp. Sĩ Nhiếp thực ra mang họ Phạm, được truyền thuyết Việt thờ dưới tên danh tướng Phạm Tu và là vị Vua Mây họ Phạm ở Đằng Châu (Hưng Yên). Nay ta hiểu tại sao lại gọi là Vua Mây – liên quan đến tục thờ Tứ pháp và thần dông tố Indra – Đế Thích.
Phạm Tu hay Phạm Tô còn là vị thần sông Tô Lịch, thành hoàng của thành Thăng Long. Sĩ Nhiếp từng được phong là Long Biên hầu, rồi Long Độ đình hầu. Dưới thời Trần, do kiêng tên của Trần Thủ Độ nên Long Độ được đọc thành Long Đỗ. Thần Long Đỗ hay Tô Lịch chính là Phạm Tu – Sĩ Nhiếp.
Cái tên Phạm Tu liệu có phải muốn nói rằng Sĩ Nhiếp là một tu sĩ họ Phạm, hoặc là người tu theo “Phạm giáo”. Phạm Thiên là tên của Đế Thiên, vị thần tối cao trong Bà La Môn giáo. Phạm Thiên và Đế Thích là 2 vị thần tối cổ của tôn giáo này.
Họ Phạm này của Sĩ Nhiếp cũng là họ Phạm của các vua Lâm Ấp. Sau thời Khu Liên lập nước Lâm Ấp, Phạm Hùng, cháu bên ngoại của Khu Liên lên ngôi cai quản Lâm Ấp. Phạm Hùng ở Quảng Ngãi được gọi là Đại lang Phạm Duy Hinh, nay còn đền thờ ở Bình Sơn. Phạm Đại lang là con của Đằng Châu họ Phạm, tức là cùng gia đình với Sĩ Vương. Lâm Ấp (Trung Bộ) lúc này thực chất là một tiểu quốc trực thuộc cai quản của Sĩ Nhiếp. Do vậy câu đối ở đền Tam Á mới nói: “khoan dung ấy giúp quản Lâm Ấp”.
Có nhiều ý kiến cho rằng họ Phạm của các vua Lâm Ấp là lấy theo Ấn Độ giáo (tức là theo Phạm Thiên – vua). Điều này trở nên hợp lý khi nay nhận ra rằng Ấn Độ giáo (Bà La Môn) đã du nhập vào Lâm Ấp và Giao Châu dưới thời Sĩ Nhiếp, vào khoảng cuối thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên. Truyền thuyết về Tứ pháp với mối quan hệ Sĩ Nhiếp (Giao Châu) – Man Nương (Lâm Ấp) – Khâu Đà La (Bà La Môn giáo) là “di ảnh” của sự kiện này.

Góp phần nhận thức minh văn thời Lưu Tống phát hiện tại nghè thôn Thanh Hoài (Thuận Thành, Bắc Ninh)

Tư liệu từ nguồn của Pham Lê Huy:
Tham luận Hội nghị Thông báo Hán Nôm 2014
 
Phạm Lê Huy
Khoa Đông phương học, Trường ĐHKHXH&NV
Mở đầu
          Tháng 10 năm 2013, ThS. Nguyễn Phạm Bằng và các cán bộ của Bảo tàng Bắc Ninh đã phát hiện một tấm bia cổ tại Nghè thôn Thanh Hoài (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Tấm bia bao gồm 2 bài minh khác nhau. Bài minh ở mặt trước, theo khảo sát của ThS. Bằng có niên đại năm Kiến Hưng thứ 2, nhiều khả năng là năm 314. Tuy nhiên, nhiều chữ trong bài minh mặt trước này đã bị mờ nên không có nhiều thông tin. Bài minh ở mặt sau có ghi niên đại năm Nguyên Gia thứ 27 (450) thời Lưu Tống (Tống Nam Triều).
          Liên quan đến tấm bia này, ThS. Nguyễn Phạm Bằng và một số học giả khác đã có những khảo cứu hết sức quan trọng về niên đại và nội dung[1]. Trong bài viết này, trên cơ sở kế thừa các thành tựu nghiên cứu đó, chúng tôi xin được bổ sung một số ý kiến góp phần nhận thức sâu hơn về minh văn ở mặt sau tấm bia.
1. Nhận thức về cách ghi niên đại trong minh văn
          Trong phần minh văn ở mặt sau bia, chúng ta có thể đọc được hai niên đại. Niên đại thứ nhất là “Nguyên Gia chấp thất niên thập nguyệt thập nhất nhật” 元嘉廿七年十月十一日. Niên đại thứ hai là “Tống Nguyên Gia chấp thất niên, thái tuế Canh Dần thập nhị nguyệt Bính Thìn sóc chấp ngũ nhật Canh Thìn” 宋元嘉廿七年太歲庚寅十二月丙辰溯廿五日庚辰.
a. Về niên đại ngày 25 tháng 12 năm Nguyên Gia thứ 27
          Xung quanh niên đại thứ hai, một số học giả đề xuất cách dịch như sau:
Nguyên Gia năm thứ 27, sao Thái Tuế đóng tại Canh Dần, trước ngày 25 (ngày Canh Thìn) tháng 12 (tháng Bính Thìn)
          Trong cách dịch này, chữ “sóc” được dịch là “trước”, can chi “Bính Thìn” được ghép với tháng 12.
          Tuy nhiên, chữ “sóc” trong trường hợp này phải hiểu là ngày mùng một. Can chi “Bính Thìn” cần được ghép với chữ “sóc”. “Bính Thìn sóc” tức là “ngày mùng một của tháng 12 là ngày Bính Thìn”.
          Đây là cách ghi ngày tháng khá phổ biến trong các tư liệu Trung Quốc, đặc biệt là tư liệu chính sử. Cách ghi này thường có cấu trúc “X niên, Y nguyệt, [Can chi A] sóc, [Can chi B] nhật”. Việc ghi thêm can chi của ngày sóc (Can chi A) nhằm giúp người đọc có thể tính toán ngày Can chi B là ngày thứ bao nhiêu trong tháng.
          Có thể kiểm chứng cách đọc trên qua Bảng tính can chi (Bảng 1) và lịch thời bấy giờ. Theo Bảng 1, chúng ta thấy ngày Bính Thìn ở ô số 53. Nếu lấy đó là ngày mùng 1 thì 24 ngày sau, tức ngày 25 đúng là ngày Canh Thìn (ô số 17) – hoàn toàn trùng hợp với ghi chép trong văn bia. Ngoài ra, theo cơ sở dữ liệu lịch của Học viện Phật giáo Pháp Cổ (Đài Loan)[2], trong lịch Nguyên Gia thời Lưu Tống, ngày mùng 1 tháng 12 năm Nguyên Gia thứ 27 đúng là ngày Bính Thìn.
          Như vậy, đoạn ghi chép ngày tháng này cần được dịch chính xác thành:
Năm Nguyên Gia thứ 27, thái tuế Canh Dần, tháng 12 có ngày sóc Bính Thìn, ngày 25 tức ngày Canh Thìn, …
Bảng 1: Bảng tính Can Chi
1 (Giáp Tý)
甲子
2 (Ất Sửu)
乙丑
3 (Bính Dần)
丙寅
4 (Đinh Mão)
丁卯
5 (Mậu Thìn)
戊辰
6 (Kỷ Tị)
己巳
7 (Canh Ngọ)
庚午
8 (Tân Mùi)
辛未
9 (Nhâm Thân)
壬申
10 (Quí Dậu)
癸酉
11 (Giáp Tuất)
甲戌
12 (Ất Hợi)
乙亥
13 (Bính Tý)
丙子
14 (Đinh Sửu)
丁丑
15 (Mậu Dần)
戊寅
16 (Kỷ Mão)
己卯
17 (Canh Thìn)
庚辰
18 (Tân Tị)
辛巳
19 (Nhâm Ngọ)
壬午
20 (Quí Mùi)
癸未
21 (Giáp Thân)
甲申
22 (Ất Dậu)
乙酉
23 (Bính Tuất)
丙戌
24 (Đinh Hợi)
丁亥
25 (Mậu Tý)
戊子
26 (Kỷ Sửu)
己丑
27 (Canh Dần)
庚寅
28 (Tân Mão)
辛卯
29 (Nhâm Thìn)
壬辰
30 (Quí Tị)
癸巳
31 (Giáp Ngọ)
甲午
32 (Ất Mùi)
乙未
33 (Bính Thân)
丙申
34 (Đinh Dậu)
丁酉
35 (Mậu Tuất)
戊戌
36 (Kỷ Hợi)
己亥
37 (Canh Tý)
庚子
38 (Tân Sửu)
辛丑
39 (Nhâm Dần)
壬寅
40 (Quí Mão)
癸卯
41 (Giáp Thìn)
甲辰
42 (Ất Tị)
乙巳
43 (Bính Ngọ)
丙午
44 (Đinh Mùi)
丁未
45 (Mậu Thân)
戊申
46 (Kỷ Dậu)
己酉
47 (Canh Tuất)
庚戌
48 (Tân Hợi)
辛亥
49 (Nhâm Tý)
壬子
50 (Quí Sửu)
癸丑
51 (Giáp Dần)
甲寅
52 (Ất Mão)
乙卯
53 (Bính Thìn)
丙辰
54 (Đinh Tị)
丁巳
55 (Mậu Ngọ)
戊午
56 (Kỷ Mùi)
己未
57 (Canh Thân)
庚申
58 (Tân Dậu)
辛酉
59 (Nhâm Tuất)
壬戌
60 (Kỷ Hợi)
癸亥
 b. Về niên đại ngày 11 tháng 10 năm Nguyên Gia 27
          Liên quan đến dòng niên đại thứ nhất, một số học giả đưa ra cách dịch như sau:
元嘉廿七年十月十一日省事王法齡宣
Vào ngày 11 tháng 10 niên hiệu Nguyên Gia năm thứ 27), sau khi xem xét sự tình, dựa theo điển lệ thờ cúng của quốc gia (?)
          Tuy nhiên, đoạn “tỉnh sự vương pháp linh tuyên” dịch là “sau khi xem xét sự tình, dựa theo điển lệ thờ cúng của quốc gia” dường như có phần hơi khiên cưỡng. Bản thân các tác giả cũng đặt dấu chấm hỏi cho đoạn này.
          Quan sát văn bia, chúng ta thấy rằng: đoạn văn trên không được viết nối với dòng trước mà được viết thành một dòng riêng, căn vào lề dưới của bia. Điều này đặt ra nghi vấn, phải chăng đây là một dòng niên đại chú thích cho đoạn văn phía trước?
          Đoạn văn phía trước là phần đầu của minh văn, mở đầu bằng chữ “giáo”. Chữ “giáo” này chắc chắn là chữ mở đầu của bài minh, phân lập với nội dung “cố Tướng quân Giao Châu mục liệt hầu Đào Hoàng” sau đó.
          Chúng tôi muốn lưu ý rằng từ thời Hán đến thời Tấn, “giáo” là một hình thức mệnh lệnh, tương tự như “sắc” 敕 hay “phù” 符, của tầng lớp vương hầu. Sách Văn tâm điêu long được biên soạn vào cuối thế kỷ V cho biết “giáo tức là hiệu. Nói ra mà dân theo. Ban bố ngũ giáo. Vì vậy, vương hầu xưng giáo”[3]. Sách Tư trị thông giám (Q.53) phần Hán kỷ cũng chú thích “mệnh lệnh của quận thú đưa ra gọi là giáo”[4]. Trong các sách Tấn thư hay Bắc sử cũng ghi lại rất nhiều trường hợp Thứ sử các châu ban bố mệnh lệnh, gọi là “hạ giáo (viết)” 下教曰.
          Như vậy, có thể suy đoán phần đầu bài minh có kết cấu như bên dưới, trong đó chữ “giáo” mở đầu cho mệnh lệnh, chữ “tuyên” là tuyên đọc văn bản mệnh lệnh đó:
教 ………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
                                                                     元嘉廿七年十月十一日省事王法齡宣
            “Tỉnh sự” (trong trường hợp này cần đọc là “Sảnh sự”) vốn là tên một chức quan thuộc cấp của Thứ sử. Tấn thư cho biết vào thời Tấn, dưới Thứ sử có đặt các chức “Công tào”, Sảnh sự”[5]. Nếu hiểu “Sảnh sự” là một chức quan, cần xem “Vương Pháp Linh” là một tên riêng.
          Trên cơ sở những suy luận nói trên, chúng tôi đề xuất cách dịch đoạn văn bản này như sau:
Lệnh (giáo) rằng ….
(trích dẫn nội dung mệnh lệnh – giáo)
Ngày 11 tháng 10 năm Nguyên Gia thứ 27, Sảnh sự là Vương Pháp Linh tuyên đọc.
          Vấn đề tiếp theo là Sảnh sự Vương Pháp Linh tuyên đọc mệnh lệnh của ai? Nói cách khác, ai là người ban “giáo” (mệnh lệnh)? Điều này sẽ được giải đáp khi chúng ta tìm hiểu nửa sau của bài minh.
2. Lan Lăng Tiêu sứ quân – Tiêu Cảnh Hiến và Tây tào thư tá Đào Chân Chi
a. Kiến Uy Tướng quân, Lan Lăng Tiêu sứ quân là ai?
          Các nghiên cứu trước đây chưa chú thích “Kiến Uy Tướng quân, Lan Lăng Tiêu sứ quân” là ai. Chúng tôi cho rằng nhân vật này chính là Tiêu Cảnh Hiến 蕭景憲 – người giữ chức Thứ sử Giao Châu vào thời điểm năm Nguyên Gia thứ 27.
          Trong các sách Đại Việt sử lượcĐại Việt sử ký toàn thư hay An Nam chí lược không thấy nhắc đến Giao Châu Thứ sử Tiêu Cảnh Hiến. Tuy nhiên, Tống thư (truyện Lâm Ấp quốc, truyện Tông Xác) cho biết năm Nguyên Gia thứ 22 (443), khi Thứ sử Giao Châu Đàn Hòa Chi đánh Lâm Ấp, Tiêu Cảnh Hiến khi đó là “Phủ Tư mã” được Đàn Hòa Chi phong làm phó tướng của Tông Xác. Tiêu Cảnh Hiến lãnh ấn tiên phong, tiến đánh thành Khu Túc. Vua Lâm Ấp là Phạm Dương Mại 范陽邁 sai đại soái Phạm Phù Long 范扶龍 giữ thành Khu Túc, ngoài ra còn cử quân tiếp viện theo hai đường thủy bộ đến tiếp ứng. Tiêu Cảnh Hiến đã phá “ngoại cứu” – tức quân cứu viện, tập trung quân tinh nhuệ đánh thành. Đến tháng 5, Tiêu Cảnh Hiến phá được thành, chém được Phạm Phù Long. Nhờ đó, quân Tống phá được Lâm Ấp, khiến vua Lâm Ấp Phạm Dương Mại phải bỏ trốn, cướp được rất nhiều vàng bạc, châu báu[6].
          Nhờ chiến công này, Tiêu Cảnh Hiến đã được vua Tống ban chiếu phong làm “Trí tiết, đốc Giao Châu, Quảng Châu chi Uất Lâm – Ninh Phố nhị quận chư quân sự, Kiến Uy Tướng quân, Giao Châu Thứ sử”[7]. Theo Tống thư phần Bản kỷ, Tiêu Cảnh Hiến được phong làm Giao Châu Thứ sử vào tháng 12 năm Nguyên Gia thứ 23 (434)[8]. Việc phong chức này cũng nhằm rút Đàn Hòa Chi về nước để dẹp loạn ở Dự Chương. Tiêu Cảnh Hiến làm Giao Châu Thứ sử đến tháng 5 năm Hiếu Kiến 2 (455) thì được thay bằng Hoàn Hành[9]. Tuy nhiên, đến tháng 12 cùng năm, Tiêu Cảnh Hiến được phong lại làm Giao Châu Thứ sử và tiếp tục giữ chức này đến tháng 8 năm Hiếu Kiến 3 (456)[10].
          Như vậy, thời điểm năm Nguyên Gia thứ 27 nằm trong khoảng thời gian Tiêu Cảnh Hiến làm Giao Châu Thứ sử lần thứ nhất (434-455). Tước “Kiến Uy Tướng quân” trên văn bia cũng trùng khớp với tước “Kiến Uy Tướng quân” của Tiêu Cảnh Hiến chép trong Tống thư.
          Chữ “Lan Lăng Tiêu” trong văn bia cũng phù hợp với Tiêu Cảnh Hiến. Lan Lăng Tiêu là tên gọi dòng họ Tiêu ở Lan Lăng (Giang Tô). Dòng họ Tiêu di cư đến đất Lan Lăng vào loạn Vĩnh Gia (đầu thế kỷ IV), sau đó phát triển thành một sĩ tộc có thế lực suốt từ thời Nam Bắc triều đến thời Đường. Vào thời điểm năm Nguyên Gia thứ 22, Tiêu Tư Thoại 蕭思話 – một danh tướng thuộc dòng họ Lan Lăng Tiêu đang rất được trọng dụng trong triều. Năm Nguyên Gia 30, Tiêu Tư Thoại thậm chí đã leo lên chức Thượng thư Tả bộ xạ trong triều. Do đó, việc Tiêu Cảnh Hiến được cất nhắc làm Giao Châu Thứ sử, ngoài chiến công ở Lâm Ấp, có thể một phần cũng nhờ sự nâng đỡ của Tiêu Tư Thoại. Thời điểm Tiêu Tư Thoại chết – năm Hiếu Kiến thứ 2[11], cũng chính là thời điểm Tiêu Cảnh Hiến bị rút chức Giao Châu Thứ sử để thay bằng Hoàn Hoành.
          Trên cơ sở xác định được nhân vật “Lan Lăng Tiêu sứ quân” là Tiêu Cảnh Hiến, chúng ta cũng hiểu sâu hơn về bài minh. Đoạn này có cấu trúc như sau:
惟宋元嘉廿七年太歲庚寅十二月丙辰溯廿五日庚辰建威
將軍蘭陵蕭使君遠存高範崇勵種德明
教如上
          Về mạch văn, mặc dù “minh giáo như thượng” là một câu, nhưng đến chữ “minh” lại được ngắt dòng, chữ “giáo” được chuyển sang đầu dòng sau. Tiêu Cảnh Hiến vào thời điểm này là Giao Châu Thứ sử, có đủ tư cách để đưa ra mệnh lệnh – “giáo”. Việc ngắt dòng trước chữ “giáo” là để thể hiện ý kính trọng đối với Tiêu Cảnh Hiến. “Minh giáo như thượng” do đó phải dịch là “mệnh lệnh như trên”, “như trên” ở đây chính là chỉ mệnh lệnh – giáo mà Sảnh sự Vương Pháp Linh tuyên đọc ở phần đầu của minh văn.
b. Về nhân vật Đào Chân Chi:
          Trong các khảo sát trước đây, một số học giả đọc tên Tây tào thư tá là “Đào Chân”. Tuy nhiên, theo chúng tôi, nhiều khả năng tên của viên quan này là “Đào Chân Chi”.
          Hiện nay, chưa xác định được một tư liệu nào khác liên quan đến nhân vật “Đào Chân” hay “Đào Chân Chi”. Tuy nhiên, nội dung minh văn cũng cung cấp cho chúng ta một số thông tin hữu ích.
          Thứ nhất, chức vụ của Đào Chân Chi là “Tây tào thư tá”. Vào thời Lưu Tống, “Tây tào thư tá” là một chức quan cấp dưới của Thứ sử, vốn bắt nguồn từ chức quan “Công tào thư tá” vốn có từ thời Hán. Như vậy, có thể suy đoán Đào Chân Chi là Tây tào thư tá – thuộc cấp của Giao Châu Thứ sử Tiêu Cảnh Hiến.
          Một điểm cần đáng lưu ý nữa là Đào Chân Chi cũng có họ Đào như Đào Hoàng. Mối liên hệ giữa Đào Chân Chi và Đào Hoàng cũng được đề cập trong minh văn. Trong bài minh có câu “Chân Chi bản chi mạt diệp”. Trong Thi thư (Đại nhã, Văn Vương) hay Tả thị (Trang) có cụm từ “bản chi bách thế”, trong đó “bản chi” (本枝 hoặc 本支) chỉ một dòng họ (bao gồm cả chi chính và chi phụ)[12]. Như vậy, câu “Chân Chi bản chi mạt diệp” có thể hiểu là “(Đào) Chân Chi là con cháu đời cuối (mạt diệp) của dòng họ (Đào)”. Đây là lý do Đào Chân Chi tham gia vào việc tu sửa miếu Đào Hoàng.
3. Minh văn và Ý nghĩa:
          Dựa trên kết quả nghiên cứu của ThS. Nguyễn Phạm Bằng và các học giả đi trước, kết hợp với việc quan sát văn bia và thác bản, chúng tôi xin được bổ sung, đính chính một số chữ (in đậm) và tái lập nội dung minh văn như sau:
Nguyên văn chữ Hán
1        教故将軍交州牧烈侯陶璜□□□粹稟德淵□□□□□□
2        愛在民每覽其銘記意實嘉焉□□廟堂彫毀示有基陛既□
3        祀所建寧可頓□宜加修繕務存褒□使准先舊式時就營緝
4                        元嘉廿七年十月十一日省事王法齡宣
5        惟宋元嘉廿七年太歲庚寅十二月丙辰溯廿五日庚辰建威
6        將軍蘭陵蕭使君遠存高範崇勵種德明
7        教如上西曹書佐陶珎之監履修復庶神□有憑珎之本枝末
8     葉□戶□搆誠感聿修斯記垂遠矣
          Trên cơ sở kết quả khảo sát ở phần trên, chúng tôi xin được đưa ra bản dịch như sau:
(Giao Châu Thứ sử Tiêu Cảnh Hiến) dạy (giáo) rằng: Cố Tướng quân Giao Châu mục, liệt hầu Đào Hoàng… thuần nhất, nguồn đức… , (để) ơn trong dân. Mỗi lần xem bia, ý thực tốt đẹp… Miếu đường hủy hoại, chỉ thấy nền bậc. Đã dựng cúng tế, thà rằng… Phải cho tu sửa, việc để… Lệnh theo phép cũ, thời nên dựng lại.
            Năm Nguyên Gia thứ 27, tháng 10, ngày 11. Sảnh sự Vương Pháp Linh tuyên đọc.
Ấy là năm Nguyên Gia thứ 27, thái tuế ở Canh Dần, tháng 12 có ngày sóc Bính Thìn, ngày 25 tức ngày Canh Thìn, Kiến Uy Tướng quân, Lan Lăng Tiêu sứ quân (Tiêu Cảnh Hiến) biết đức đã lâu, muốn khuyên mầm đức, dạy rõ như trên. Tây tào thư tá Đào Chân Chi giám sát tu sửa. Các thần chứng giám. Chân Chi là đời cuối trong họ,…, lòng thành tu sửa, bài ký để lại.
          Có thể tóm lược ý nghĩa của văn bia như sau:
          Ngày 10 tháng 11 năm Nguyên Gia thứ 27 (450), quan Sảnh sự của Giao Châu là Vương Pháp Linh tuyên đọc mệnh lệnh (giáo) của Giao Châu Thứ sử Tiêu Cảnh Hiến. Theo đó, Tiêu Cảnh Hiến ca ngợi công lao của cố Tướng quân Giao Châu Thứ sử Đào Hoàng. Mỗi lần đọc bài minh ký (ở mặt trước bia), Tiêu Cảnh Hiến đều lấy làm cảm kích. Tuy nhiên, miếu đường của Đào Hoàng đã bị hư hại, chỉ còn nền bậc. Tiêu Cảnh Hiến lệnh cho dựng lại theo phép cũ, để tuyên dương công trạng của Đào Hoàng.
          Đến ngày 25 (Canh Thìn) tháng 12 năm Nguyên Gia thứ 27, Tây tào thư tá Đào Chân Chi – thuộc cấp của Tiêu Cảnh Hiến trên cơ sở mệnh lệnh của họ Tiêu giám sát việc tu sửa. Trước sự chứng giám của các thần, Tào Chân Chi vốn là người trong họ Đào Hoàng, cho làm bài ký để lưu lại cho đời sau.

[1] Nguyễn Phạm Bằng, Văn bia cổ nhất Việt Nam mới phát hiện và vấn đề niên đại của nó, Thông báo Hán Nôm học 2013. Đồng tác giả,Phát hiện văn bia cổ nhất Việt Nam, Chuyên san KHXH&NV Nghệ An, số 7/2014.
[2] http://authority.ddbc.edu.tw/
[3] 「教者效也、言出而民效也、契敷五教、故王侯稱教」(『文心雕龍』卷四)。
[4] 「郡守所出命曰教」(『資治通鑑』卷五十三、漢紀).
[5]「案漢武初置十三州、刺史各一人(中略)歷漢東京及魏晉、其官不替、屬官有功曹、都官從事、諸曹從事、部郡從事、主簿、錄事、門下書佐、省事 、記室書佐、諸曹書佐守從事、武猛從事等員」(『晉書』卷二十四、職官志)。
[6]「景憲等乃進軍向 區粟城、陽邁遣大帥范扶龍大戍區粟、又遣水步軍徑至、景憲破其外救、盡銳攻城,五月、剋之、斬扶龍大首、獲金銀雜物不可勝計」(『宋書』卷九十七、林邑國)。
[7]「上嘉將帥之功、詔曰、「(前略)龍驤司馬蕭景憲協贊軍首、勤捷顯著、總勒前驅、剋殄巢穴、必能威服荒夷、撫懷民庶、可持節、督交州廣州之鬱林寧浦二郡諸軍事、建威將軍、交州刺史」(『宋書』卷九十七、林邑國)。
[8] 「十二月丁酉、以龍驤司馬蕭景憲為交州刺史」(『宋書』卷五、元嘉二十三年十二月丁酉条)。
[9]「五月戊戌、以湘州刺史劉遵考為尚書右僕射、前軍司馬垣閎為交州刺史」(『宋書』卷六、孝建二年五月戊戌条)。
[10]「十二月癸亥、以前交州刺史蕭景憲為交州刺史」(『宋書』卷六、孝建二年十二月癸亥)。「八月戊戌、以北中郎諮議參軍費淹為交州刺史」(『宋書』卷六、孝建三年、八月戊戌条)。
[11] 「戊戌,鎮西將軍蕭思話卒」(『宋書』卷六、孝建二年七月条).
[12] Tham khảo Đại Hán Hòa từ điển, Q.6, tr.29.

Cổ Luỹ – Phú Thọ trong bối cảnh khảo cổ học Champa nửa đầu thiên niên kỷ I Công nguyên

Tư liệu từ nguồn: http://dzunglam.blogspot.com/2013/07/co-luy-phu-tho-trong-boi-canh-khao-co_18.html

Lâm Thị Mỹ Dung
(ĐH KHXH&NV- Hà Nội)
Nguyễn Anh Thư
(Viện Khảo cổ học)
(Bài đã in ở Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 1 (157), tr.45-62, Nxb KHXH, Hà Nội)
 
Giới thiệu
 
Di tích Cổ Luỹ (tức Cổ Luỹ-Phú Thọ) nằm ở bờ phải sông Trà Khúc gần ngay cửa đổ ra biển, đối diện với thành Châu Sa. Di tích đã được khảo sát vào đầu thế kỷ 20 (H. Parmentier), thám sát năm 1998 (Đoàn Ngọc Khôi, Bảo tàng Quảng Ngãi) và khai quật năm 2004 (Lâm Mỹ Dung).
Kết quả cho thấy đây là một di tích thành luỹ Champa sớm được xây dựng trên nền tảng của một khu cư trú Champa sớm. Tầng văn hoá sớm có niên đại từ cuối TK 1 CN, tính chất văn hoá giống với lớp văn hoá sớm của tầng văn hoá dưới) ở thành Trà Kiệu (Quảng Nam) và lớp văn hoá sớm nhất ở Thành Hồ (Phú Yên). Dấu tích kiến trúc gạch, ngói và đầu ngói ống được tìm thấy ở tầng văn hoá muộn có niên đại từ thế kỷ 3 CN.
Như vậy thành Cổ Luỹ (Sông Trà Khúc, Quảng Ngãi) cùng với Thành Lồi (Sông Hương- Huế); Thành Trà Kiệu (Sông Thu Bồn, Quảng Nam), Thành Hồ (Sông Đà Rằng, Phú Yên),  và có thể còn một số địa điểm nữa ở miền Trung chưa được phát hiện hay được nghiên cứu kỹ, tạo thành một chuỗi thành cổ Champa sớm – trung tâm của những dạng nhà nước hay tiểu quốc Champa thiên niên kỷ I CN.     
 
1. Diện mạo và tính chất của Cổ Luỹ – Phú Thọ từ kết quả nghiên cứu thực địa
1.1. Di tích
Địa điểm Cổ Lũy – Phú Thọ thuộc địa bàn xã Nghĩa Phú, huyện Tư  Nghĩa, Quảng Ngãi có tọa độ 15o07’840′‘  vĩ độ bắc và 108o53’116′‘ kinh độ đông. Những dấu tích của phức họp di tích phân bố trên những núi đất cao nằm ở ngã ba sông Trà Khúc và sông Phú Thọ phần đổ ra biển (Cửa Đại). Parmentier đã có một thông báo ngắn về địa điểm này từ những năm đầu của thế kỷ XX. Theo đó phía trước núi Bàn Cờ đã phát hiện 01 lanh tô  trên có hình tượng Visnu (tương tự như lanh tô ở Mỹ Sơn E1); 01 tượng bò Nandin. Parmentier cũng đã khảo sát phế tích thành Cổ Luỹ và theo ông đây là tiền đồn của thành Châu Sa (Parmentier 1909: 234 – 235). Di tích được bảo tàng Quảng Ngãi đào thám sát năm 1998. Theo người phụ trách di tích có hai tầng văn hoá. Tầng trên chứa kiến trúc Champa niên đại từ thế kỷ III đến thế kỷ VII Công nguyên. Tầng dưới chứa vết tích cư trú của cư dân văn hoá Sa Huỳnh Sơ kỳ Sắt (Đoàn Ngọc Khôi 1998).
Di tích được chúng tôi khai quật năm 2004 với tổng diện tích 50m2. Phần đất phía trên ở nhiều chỗ của di tích đã bị xúc ủi năm 1998. Do vậy, nhiều vết tích kiến trúc cổ đã bị phá huỷ và chỉ còn lại dấu vết móng, tường gạch. Nhìn chung tầng văn hoá dày trung bình từ 1.40-1.50m và thuộc hai giai đoạn văn hoá sớm muộn phát triển liên tục (Lâm Mỹ Dung và Đặng Hồng Sơn 2005).
1.2. Cấu tạo địa tầng.
Lớp đất mặt dày trung bình từ 5-7cm
Tầng văn hoá I (trên): Gồm các lớp đào từ 1-8, đất laterite lẫn đá felspad phong hoá thành một loại bột màu trắng. Tầng này chứa vết tích của hai thời kỳ kiến trúc sớm và muộn. Thời kỳ muộn gồm các di tích ký hiệu F (Feature) từ 1 đến  5 và nằm trong các lớp đào từ 2 đến 5. Thời kỳ sớm gồm các di tích từ  9 đến 11. Những F có số từ  6- 8 không phải là vết tích kiến trúc mà chỉ là những đám đất sẫm màu hơn so với xung quanh. Niên đại của tầng này là từ thế kỷ III đến thế kỷ VII Công nguyên. Hiện vật có những nét tương đồng với hiện vật của một phần lớp văn hoá dưới và đầu đến giữa lớp văn hoá trên của Trà Kiệu (Quảng Nam)[1].
Tầng văn hoá II (dưới): Gồm các lớp đào từ 9 đến 14.
Giữa hai tầng này có 01 lớp đất bị cháy, nhiều than tro, dưới là một lớp cát mỏng, lớp này dày không đều và bắt đầu xuất lộ từ đáy lớp 7, mặt lớp 8 và nằm trọn trong lớp 9. Tầng văn hoá II KHÔNG có vết tích kiến trúc và bị những kiến trúc của tầng văn hóa I ăn xuống và cắt phá.
Tất cả những di tích thuộc thời kỳ kiến trúc sớm F 9 đến F 11 đều xuất lộ bên trên lớp đất cháy ngăn cách tầng văn hoá trên và dưới. Những di tích này đã cắt phá lớp đất cháy ở một số chỗ.
Niên đại của tầng văn hoá II có thể xác định từ cuối thế kỷ I, đầu thế kỷ II đến thế kỷ III Công nguyên, tương đương với nửa sau của lớp văn hoá dưới Trà Kiệu (Quảng Nam). Ở đây chưa thấy vết tích của giai đoạn văn hoá tương đương với lớp văn hoá sớm nhất của Trà Kiệu (lớp có ngói in dấu vải và bình hình trứng).
Do những hoạt động sống của cư dân, trong mỗi tầng đều có những vết tích cắt phá và xáo trộn cục bộ.
Sinh thổ: Đất laterit do đá granit phong hoá lẫn bột trắng do felspat phong hoá.
1.3. Cấu trúc của một số di tích xuất lộ trong hố 1
Tầng văn hoá trên CHỨA dấu tich kiến trúc gạch, ngói
Vết tích kiến trúc giai đoạn muộn: Bao gồm các dấu tích có ký hiệu từ F1 đến F5 xuất lộ sớm nhất từ lớp 5 và kéo dài đến lớp 2. Đây là những vết tích đống gạch, ngói chưa xác định được công năng chính xác, trong đó có 01 nền gạch nhỏ (F2) còn lại ba hàng gạch xếp dài hơn 1m theo hướng đông-tây, gạch không còn viên nào nguyên, F2 còn một phần trong vách AD. F 5 ở góc D hố cho thấy dấu vết của một dạng trụ cột được xử lý khá kỹ càng. Đầu ngói ống (đa phần là mặt hề) CHỈ XUẤT LỘ trong những lớp muộn này và chủ yếu tập trung ở lớp 2. Dựa vào vị trí (độ sâu) phân bố của các di tích và hiện vật trong các di tích, đặc biệt là đầu ngói mặt hề, chúng tôi cho rằng giai đoạn kiến trúc muộn này có niên đại từ sau thế kỷ V.
Vết tích kiến trúc giai đoạn sớm: Bao gồm các dấu tích có ký hiệu từ F 9 đến F11, bắt đầu xuất lộ từ lớp 6 và ăn xuống tầng dưới, thậm chí có di tích như F 9 đào sâu vào sinh thổ từ 30 đến 40cm. Tất cả những di tích này đều cắt phá lớp đất cháy giữa tầng văn hoá trên và dưới, tức là chúng xuất lộ sau thời gian hình thành lớp đất cháy ngăn giữa hai tầng. Đây là vết tích của những kiến trúc thuộc thời kỳ sớm của tầng trên, có niên đại từ thế kỷ IV trở đi. Trong giai đoạn sớm này KHÔNG thấy có đầu ngói ống.
Dựa trên quan sát và nhận diện các dấu vết kiến trúc phát hiện được trong hố khai quật cũng như những dấu vết gạch, cuội còn lại trên những khu đất cao của di tích hay ở những vách hố xúc ủi đất năm 1998, chúng tôi cho rằng những kiến trúc ở đây đều được xây bằng gạch theo kiểu chập khối đặc trưng của xây gạch Champa. Gạch, ngói và những vật liệu xây dựng, chi tiết trang trí bằng đất nung khá đa dạng và được sản xuất hàng loạt, một số được sản xuất với kỹ thuật cao, có hình dạng và trang trí đã được chuẩn hoá. Việc xử lý móng của một số công trình rất công phu chứng tỏ chúng thuộc dạng có kích thước khá lớn. Rất tiếc, một phần khá lớn của di tích đã bị xe ủi xúc đi và diện tích đã khai quật quá nhỏ do vậy không xác định được chức năng, tính chất và mối quan hệ của các dấu tích kiến trúc này.
Tầng văn hoá dưới KHÔNG chứa các vết tích kiến trúc
Trong tầng này có các di tích như cụm gốm, đám đất bị nung cháy hay bếp đào vào lòng đất. Đây là những vết tích cư trú sớm giai đoạn từ cuối thế kỷ I Công nguyên. Như vậy những kiến trúc muộn hơn và có thể cả thành lũy đã được xây dựng bên trên tầng cư trú sớm này.
1.4. Đặc điểm di vật
Đất nung
Nhóm vật liệu xây dựng và chi tiết trang trí kến trúc: Gạch, ngói, đầu ngói ống, chốt gốm, trang trí hình con tiện gốm… (của tầng văn hoá trên)
Gạch khá đa dạng về màu sắc, chất liệu, độ nung. Đa phần gạch có kích thước lớn (44x18x13) cm, dày trung bình của gạch từ 8cm – 13cm. Gạch thường có lõi màu xám, chi có một số ít gạch có màu sắc đồng nhất từ ngoài vào trong.
Ngói tìm thấy ở đây đều làm bằng khuôn nhưng khá khác nhau về chất liệu, màu sắc, trang trí và độ nung. Ngói có chất lượng từ xấu đến tốt, trên lưng ngói có những kiểu trang trí văn in ô vuông chuẩn, song cũng có kiểu trang trí khắc vạch tạo ô vuông (kiểu bắt chước in ô vuông), phổ biến là văn chải từ mịn đến thô. Một số ít ngói có màu xám và độ nung cao cứng gần như sành, trên lưng có in dấu ô vuông hay văn chải sâu, sắc cạnh.
Những đầu ngói ống còn nguyên cũng như mảnh vỡ thu được từ đào thám sát năm 1998, khai quật năm 2004 và khảo sát 2004 chỉ thuộc loại mặt người (mặt hề). Loại này đã tìm thấy ở những hố khai quật Trà Kiệu, Thành Hồ (Lê Đình Phụng và Phạm Văn Triệu 2004)và rất giống những đầu ngói mặt người ở Nanjing (Trung Hoa) (He Yunao 2003:37-39) có niên đại Lục Triều sớm (tức  khoảng từ đầu thế kỷ IV trở về sau).
 Hiện vật thuộc dòng gốm tinh mịn: Loại hình thuộc dòng gốm này có nhiều nét chung với gốm tinh mịn ở các địa điểm Champa cùng thời như Thành Hồ (Phú Yên), Trà Kiệu, Đồng Nà (Hội An, Quảng Nam) và chủ yếu là những đồ liên quan đến nghi lê, sinh hoạt văn hoá cộng đồng như kendi, bình, vò, cốc chân cao, đĩa, mảnh nắp có núm cầm… Đây là loại chất liệu sét lọc kỹ hơn, xương hầu như không thấy tạp chất và với các màu chủ đạo như trắng xám, vàng, đỏ gạch. Một số gốm xương có lõi xám. Gốm tinh mịn chủ yếu thuộc tầng văn hoá trên, ở tầng dưới đã thấy sự có mặt của loại gốm này nhưng rất ít và chủ yếu là mảnh vụn.
Đáng lưu ý là những nét tương đồng về màu sắc, chất liệu, kỹ thuật, độ nung giữa dòng gốm này với các loại vật liệu xây dựng, trang trí kiến trúc. Điều đó đưa tới giả thiết rằng chúng cùng đồng thời xuất hiện và được sản xuất để cùng đáp ứng những nhu cầu tinh thần, tâm linh và xã hội của cư dân từ khoảng thế kỷ II, III Công nguyên. Có lẽ kỹ thuật sản xuất gốm tinh mịn với các loại hình gốm kiến trúc, xây dựng và nghi lễ đã được cư dân Champa thu nhận và học tập từ bên ngoài (Trung Hoa Hán, miền Bắc Việt Nam và Ấn Độ). Cũng cần lưu ý rằng loại gốm này có nhiều nét tương đồng với gốm tìm thấy ở Luy Lâu và những địa điểm khác ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn nửa đầu thiên niên kỷ I Công nguyên. Gốm tinh mịn thường với màu đỏ nhạt hay xám trắng, một số có lõi xám giữa xương xuất hiện ở Đông Nam Á từ khoảng đầu Công nguyên. Nghiên cứu đồ gốm tìm thấy ở Angkor Borei M. Stark cũng nhận thấy quá trình diễn biến tương tự trong đồ gốm trước và từ Công nguyên ở di tích này nói riêng và những di tích cùng giai đoạn ở Căm-pu-chia nói chung (M.Stark 2000).
Hiện vật thuộc dòng gốm thô đa phần là đồ đun nấu, đồ đựng, mảnh bếp lò. Gốm thô được tìm thấy ở tất cả các lớp đào của hai tầng văn hoá nhưng tập trung chủ yếu trong các lớp đào từ 14 đến 9, số lượng mảnh giảm dần từ dưới lên trên. Tuy có những thay đổi nhất định trong loại hình nhưng gốm thô cho thấy diễn biến liên tục và nối tiếp về văn hoá giữa các giai đoạn. Gốm thô rất đa dạng về màu sắc và khá giống chất liệu gốm Sa Huỳnh và nếu chỉ nhìn một vài mảnh thì rất khó phân biệt. Tuy vậy, gốm thô ở đây có độ nung tốt hơn và pha ít cát hơn so với gốm mộ chum và cũng không hề thấy loại gốm “lòng rỗng” Sa Huỳnh điển hình.Một số kiểu dáng và cách trang trí cho thấy có những nét tương đồng với gốm lớp trên của địa điểm Suối Chình (đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi). Những loại hình như bát hay đĩa bằng gốm thô tìm thấy trong tầng văn hoá dưới rất giống với gốm tầng văn hoá dưới Trà Kiệu (xem Yamagata M., 1998. Hình 6, 17, 22) hay trong hố khai quật Thành Hồ (xem Lê Đình Phụng và Phạm Văn Triệu 2004, ảnh trang 27. Phụ lục ảnh) Trong dòng gốm này, đáng chú ý là loại gốm xương đen, áo nâu đỏ mỏng dễ bong, dày nhưng nhẹ phân bố ở cả hai tầng văn hoá. Loại gốm như thế này cũng đã được phát hiện trong hố khai quật thành Trà Kiệu năm 2003.
Ngoài gốm thô và gốm tinh mịn bản địa hay bản địa sản xuất theo kỹ thuật từ bên ngoài, trong hố đào còn tìm thấy một số mảnh gốm sành Hán văn in.
Chất liệu khác
Trong tầng văn hoá dưới còn có hạt chuỗi thuỷ tinh loại Indo Pacific, hạt chuỗi bằng kim loại màu vàng, dọi se chỉ đất nung hình nón cụt, bàn mài…
1.5. Diễn biến văn hoá ở Cổ Luỹ – Phú Thọ
Trên nền sinh thổ loại đất lẫn đá Granit phong hóa (mặt bằng cách bề mặt giông đất hiện tại gần 2 m), có lẽ là thềm bậc cao của sông Trà Khúc, lớp cư dân của tầng văn hóa I – sớm đã tụ cư sinh sống ở đây từ khoảng đầu thế kỷ II  đến thế kỷ III Công nguyên. Trong đồ gốm mà họ sử dụng hàng ngaỳ có lưu giữ một số truyền thống của dòng gốm văn hóa Sa Huỳnh trước đó, một số đồ trang sức-tức các hạt chuỗi bằng vàng, thủy tinh, và bằng chất liệu chưa xác định được cũng vẫn thấy tiếp tục được sản xuất và sử dụng. Như vậy, cùng với ý tưởng và học thuyết, những kỹ thuật mới trong chế tác đồ gốm, gạch và ngói cũng được đưa vào và đã được cư dân tiếp thu rồi phát triển.
Cư dân sinh sống liên tục ở đây, vào khoảng thế kỷ IV, khi ảnh hưởng từ bên ngoài gia tăng, đặc biệt là ảnh hưởng của các tôn giáo từ Ấn Độ, họ đã xây dựng những công trình kiến trúc tâm linh đầu tiên, những công trình thời kỳ sớm có qui mô lớn, qui chỉnh, có những gia hạ của móng côt? dày gần một mét được xử lý kỹ càng ăn xuống sinh thổ (điển hình là F 9). Lớp kiến trúc này cũng ăn vào tầng văn hóa sớm và đều có niên đại muộn hơn so với lớp cháy ngăn cách giữa hai tầng. Lớp kiến trúc này bị phá hủy và sau đó một thời gian, xuất hiện những kiến trúc của thời kỳ muộn hơn mà vết tích chỉ cách bề mặt hiện nay từ 15cm-20cm. Lớp này bị phá hủy nghiêm trọng và hầu như tại khu vực của nơi khai quật không thấy những hiện vật có niên đại muộn hơn thế kỷ thứ VII. Lớp kiến trúc sớm xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ III, đầu thế kỷ IV, lớp kiến trúc muộn được xây dựng sau đó chút ít, khoảng thế kỷ V. Đầu ngói ống trang trí mặt người gắn với kiến trúc giai đoạn muộn cho thấy những tương đồng với những hiện vật tương tự ở Trà Kiệu, Thành Hồ và ở Nam Kinh (Trung Quốc) có niên đại Lục Triều sớm giúp chúng ta định niên đại những vết tích kiến trúc thời kỳ muộn hơn này.
Kết quả khai quật Cổ Lũy lần này cho thấy không có đủ tài liệu để khẳng định sự tồn tại của hai lớp văn hoá Sa Huỳnh – Champa ở Cổ Lũy- Phú Thọ. Đây là di tích có niên đại từ sau Công nguyên và thuộc vào giai đoạn Chăm sớm, Champa[2].
Cổ Lũy là phức hợp di tích cư trú thành lũy đa chức năng thuộc giai đoạn sớm của văn minh Champa (hay giai đoạn hình thành những tiểu quốc sớm kiểu Lâm Ấp) và giai đoạn muộn hơn (giai đoạn Champa). Trong đó, thuộc giai đoạn sớm (tầng văn hoá dưới) là khu vực cư trú. Những kiến trúc xây gạch và lợp ngói (loại ngói muộn) và tưòng thành bắt đầu từ tầng văn hoá hai (từ sau thế kỷ IV).
Kết quả khai quật Cổ Luỹ cho thấy những công trình kiến trúc tâm linh, công cộng và thành của cư dân Champa thường được xây dựng trên cơ tầng cư trú sớm hơn. Hiện tượng này cũng không phải hiếm gặp ở Đông Nam Á, ví dụ như cuộc khai quật ở Angkor Borei cho thấy kiến trúc xây bằng gạch được xây dựng trên nền cư trú sớm (Stark Miriam 1998: 189-195).
2. Cổ Luỹ – Phú Thọ trong bối cảnh khảo cổ học Champa nửa đầu thiên niên kỷ I Công nguyên.
2.1. Bối cảnh Đông Nam Á và miền Trung Việt Nam từ thế kỷ I đến thế kỷ V Công nguyên.
Giai đoạn này ở Đông Nam Á chứng kiến những tiếp xúc văn hoá nhiều chiều dẫn đến những thay đổi mang tính chất bước ngoặt trong cơ cấu và quan hệ xã hội. Thời kỳ hình thành những cấu trúc xã hội có tính phức hợp cao, thời kỳ của sự mở rộng quan hệ buôn bán nội và liên vùng dẫn đến những biến chuyển văn hoá sâu sắc ở nhiều vùng của Đông Nam Á. Đặc biệt sự biến chuyển từ các dạng xã hội kiểu “lãnh địa” hay những dạng xã hội với mức độ phức hợp thấp tương đương “lãnh địa” sang những hình thức chính thể dạng nhà nước với mức độ phức hợp cao hơn.
Nhân tố tác động tới chọn lựa mô hình nhà nước sớm và nhà nước phát triển ở Đông Nam Á được xem xét từ nhiều góc độ. Từ biến đổi bối cảnh (Stark M) đến tác động bên ngoài (Coedes); Từ phát triển đô thị hoá và gia tăng hoạt động thương mại (Hall K) tác động đến sự phát triển của hình thức tổ chức chính trị mandala (Wolters) đến tìm hiểu vai trò của thương mại quốc tế với mô hình tương tác giữa các chính thể đồng dạng (Glover)  hay nhấn mạnh tác động của xu thế xa hoa, cầu kỳ gia tăng trong tầng lớp trên của xã hội phân tầng đối với quản lý và kiểm soát sản xuất nông nghiệp (Higham).
Nhìn chung, trong những nghiên cứu về nguyên nhân, động lực hình thành và biến đổi cơ cấu xã hội dẫn đến sự hình thành và phát triển của các loại hình nhà nước ở khu vực nổi lên hai nhóm ý kiến chính.
i. Nhóm ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đến những yếu tố bên ngoài như thương mại trao đổi khoảng cách xa, tiếp xúc với Trung Hoa, Ấn Độ, truyền bá tư tưởng, tôn giáo …
ii. Nhóm ý kiến thứ hai tập trung vào những động lực bên trong như phát triển hay mức giới hạn của dân số, nhu cầu kiểm soát và điều tiết công việc trị thuỷ…
Vận dụng những quan điểm này trong nghiên cứu lịch sử cổ trung đại miền Trung Việt Nam chúng tôi nhận thấy rằng điểm căn bản trong những quan điểm “ngoại sinh hoá” là nhấn mạnh vai trò của tầng lớp tinh hoa của các xã hội bản địa và chính họ đã dung hoá những yếu tố (thuộc thượng tầng kiến trúc) của những nền văn minh Trung Hoa hay Ấn Độ. Khoảng đầu Công nguyên, một số vùng ở Đông Nam Á đã đạt tới trình độ phát triển cao cho phép những  thủ lĩnh địa phương có thể chọn lựa, cho dù phần nhiều không ý thức những hình thức của tôn giáo Ấn Độ, những loại thích hợp hay phù hợp với những tín ngưỡng và thực tiễn địa phương (Casparis và Mabbett 1992: 282).
Có thể thấy quá trình “ngoại sinh hoá” văn hoá Đông Nam Á từ đầu Công nguyên là quá trình tích hợp có chọn lọc (chỉ của) những yếu tố ngoại sinh phù hợp và đáp ứng nhu cầu tiến hoá của những xã hội bản địa. Quá trình này diễn ra không đồng đều và mỗi vùng đã có sự chọn lựa riêng dẫn đến những tác động văn hoá đa dạng. Từ diễn giải các nguồn tư liệu đã có, chúng tôi nhận ra rằng quá trình này (tiếp nhận những tư tưởng vũ trụ luận Ấn Độ) ở miền Trung Việt Nam khởi đầu không sớm lắm và với tốc độ vừa phải. Ở giai đoạn đầu quá trình này đã vấp phải những rào cản đáng kể từ những lực lượng ngoại sinh khác, đó là những yếu tố văn hoá Hán Trung Hoa.
Một vấn đề cần lưu ý là quá trình này phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố nội sinh tức sự phát triển bên trong của Đông Nam Á, tức tính chủ động và tích cực trong việc tiếp thu và dung hoá các yếu tố ngoại sinh của các cộng đồng cư dân bản địa. Vai trò của quá trình được gọi là “Đông Nam Á hoá và Bản địa hoá” này dần được đánh giá đúng mức hơn. Trong khi những nghiên cứu trước đây thường tập trung đề cao các động lực ngoại sinh bất kể là kinh tế, chính trị hay tôn giáo… thì những nghiên cứu gần đây nhấn mạnh tầm quan trọng của nền tảng bản địa trong quá trình hình thành nhà nước ở các mức độ khác nhau. Chính nhu cầu phát triển nội tại “tới ngưỡng” là nguyên nhân chính để các xã hội Đông Nam Á lựa chọn những mô hình chính trị tương thích với điều kiện tự nhiên và xã hội của mình.
Đối với miền Trung Việt Nam, bên cạnh những điều kiện và yếu tố giống với khu vực còn có những đặc điểm riêng, đó là vai trò đáng kể của:
i.  Điều kiện tự nhiên và sinh thái (yếu tố biển, vị thế trung điểm của miền Trung Việt Nam trên tuyến hải thương quốc tế thời cổ trung đại…);
ii. Điều kiện xã hội (bờ biển thuận lợi đưa đón những luồng di chuyển dân cư, đặc biệt là của cư dân ngữ hệ Nam Đảo);
iii. Điều kiện chính trị – văn hoá (tiếp xúc giao lưu với Bắc ViệtNam, Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á…), trong đó nổi bật là sự kiện thuộc Hán và chống Hán của các nhóm cư dân vùng đất phía nam của quận Nhật Nam mà kết quả cuối cùng là cuộc khởi nghĩa của Khu Liên với sự thành lập của nhà nước Lâm Ấp.
 Những điều kiện chung và riêng kể trên đã có tác động ở các mức độ khác nhau vào việc chọn lựa mô hình chính trị phù hợp và hình thành nhà nước ở miền Trung Việt Nam.
2.2. Cổ Luỹ-Phú Thọ, Trà Kiệu, Thành Hồ[3]: Những trung tâm chính trị – kinh tế giai đoạn Champa sớm, Champa .
2.2.1. Những phát hiện khảo cổ giai đoạn nửa đầu thiên niên kỷ I sau Công nguyên ở lưu vực sông Thu Bồn.
Lưu vực sông Thu Bồn và đặc biệt là vùng hạ lưu là nơi tập trung với mật độ cao nhất những di tích có niên đại từ thế kỷ 5 TCN đến cuối thiên niên kỷ 1 CN.
Những địa điểm thuộc khung thời gian của bài nghiên cứu phân bố ở hai khu vực chính, đó là khu vực Hội An và khu vực Trà Kiệu. Trong bảng 2 dưới đây, chúng tôi khái lược những điạ điểm quan trọng nhất ở khu vực Trà Kiệu. Dựa vào nhiều nguồn tư liệu thành văn, vật chất và tham khảo những nghiên cứu khác, chúng tôi đồng thuận với ý kiến cho rằng địa bàn của Lâm Ấp chính là khu vực Trà Kiệu và vùng xung quanh Trà Kiệu.
Tại Trà Kiệu nhiều cuộc khai quật đã được tiến hành khá liên tục trong khoảng 10 năm. Đã có nhiều bài công bố kết quả nghiên cứu Trà Kiệu cả ở lĩnh vực thực địa lẫn lý thuyết. Tuy còn có một số tranh luận về niên đại, đặc biệt là niên đại khởi đầu, song nhìn chung tất cả các nhà nghiên cứu đều đồng thuận phân lập hai hay ba giai đoạn văn hoá chính diễn biến liên tục ở Trà Kiệu (xem những nghiên cứu của Nguyễn Kim Dung; I. Glover, M.Yamagata, Nguyễn Chiều, Lâm Thị Mỹ Dung…).
Theo giới hạn thời gian chủ đề nghiên cứu, trong bài này chúng tôi chỉ đề cập tới giai đoạn văn hoá văn hoá sớm ở Trà Kiệu (một phần trùng với giai đoạn nhà nước Lâm Ấp, thế kỷ II-IV). Giai đoạn này được nhận biết ở những ở những lớp văn hoá chuyển từ tầng I lên tầng II, chuyển từ ngói làm bằng khuôn lót vải sang ngói làm theo lối dải cuộn, chuyển từ gốm thô kiểu sơ sử sang nhiều loại hình và kỹ thuật trang trí kiểu gốm Hán, gạch xuất hiện, xuất hiện nhiều loại hình gốm mới (bình vò trang trí văn in ô vuông, kendi…), một số loại gốm sớm không thấy nữa như bình hình trứng, song một số loại gốm sinh hoạt dòng gốm thô vẫn được sản xuất và tiếp tục sử dụng. Chưa có những kiến trúc theo kiểu xây gạch hay đền tháp ở giai đoạn này. Giai đoạn Lâm Ấp này có liên hệ nguồn gốc với nền tảng sớm hơn. Nền tảng này được phản ánh qua lớp văn hoá Gò Cấm (địa điểm sát ngay Trà Kiệu), những lớp văn hoá sớm nhất của Trà Kiệu. Lâm Ấp chịu ảnh  hưởng bên ngoài mà đặc biệt là những ảnh hưởng từ phía Bắc. Những ảnh hưởng này tiếp tục từ giai đoạn trước, song đến thế kỷ III đã có những thay đổi căn bản về cả cường độ lẫn tính chất và quy mô.
 Những kết quả khai quật Trà Kiệu và những địa điểm khác ở Hội An chứng tỏ dòng chảy văn hoá khá liên tục từ thế kỷ V trước Công nguyên đến cuối thiên niên kỷ I Công nguyên và muộn hơn. Trong đó có những điểm mốc thời gian chuyển biến văn hoá nhanh mạnh. Đó là chuyển biến từ Sa Huỳnh sang Champa sớm ở mốc từ cuối thế kỷ I trước Công nguyên đến giữa thế kỷ I Công nguyên và thời điểm từ thế kỷ III đến thế kỷ IV. Sự thay đổi về chất từ thế kỷ III trở đi tương ứng với sự hình thành cơ cấu nhà nước và từ cuối thế kỷ III, đầu thế kỷ IV bắt đầu xuất hiện những kiến trúc bằng gạch và sử dụng ngói loại dải cuộn (ngói in dấu vải chỉ thấy ở giai đoạn sớm thế kỷ I-II sau Công nguyên và liên quan đến kiến trúc gỗ). Mốc tiếp theo đó là thế kỷ V-VI khi những tiểu vương quốc Champa sớm tích hợp vào vương quốc Champa (cũng vẫn theo mô hình liên minh) và hướng mạnh mẽ theo quỹ đạo văn minh Ấn Độ.
2.2.2. Thành Hồ
Di tích toà thành Chăm, nay thuộc địa phận thôn Định Thọ, xã Hoà Định Đông, huyện Phú Hoà, tỉnh Phú Yên. Địa điểm cách thị xã Tuy Hoà 12km, nằm bên bờ Bắc (tả ngạn) của sông Ba (Đà Rằng) và cách cửa sông Đà Rằng 15km về hướng Đông[4].
Vết tích cư trú sớm ở Thành Hồ
Tháng 7/2001, Bộ môn Khảo cổ học, Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQG Hà Nội và Bảo tàng Phú Yên đã khảo sát tổng thể khu vực thành Hồ. Phía dưới Cột Cờ, trong khu vực nhà ông Nguyễn Sáu (ông Sáu Ất), thôn Định Thọ, phía bờ thành Tây, trên một khoảng đất rộng tương đối bằng phẳng, đoàn đã phát hiện một số mảnh gốm Chăm cổ, gốm thô, mềm và bở trong tầng đất sẫm màu. Qua quan sát diện phân bố của hiện vât, chất liệu và loại hình gốm  chúng tôi cho rằng đây là vết tích cư trú sớm của Thành Hồ, có thể tương đương với lớp dưới Trà Kiệu và lớp dưới Cổ Luỹ – Phú Thọ. Trên toàn bộ những di tích còn sót lại của luỹ thành còn tìm thấy nhiều gạch nguyên và vỡ, ngói, đầu ngói ống hình mặt hề, loại đầu ngói đã  được phát hiện nhiều ở lớp trên Trà Kiệu và lớp trên Cổ Luỹ-Phú Thọ.Tại địa điểm có tên gọi Thổ Đạo hay Hưng Đạo, bờ thành Đông, đoàn đã tìm thấy nhiều hiện vật gốm, song chưa phát hiện thấy tầng văn hoá. Nhóm gốm có nhiều loại hình như bình, vòi Kendi, cà ràng… một số bình vò có thân trang trí văn in ô vuông, sóng nước, hồi văn, xương cá… những hiện vật gốm này khá giống các loại hình gốm Chămpa ở tầng văn hoá trên của di chỉ Trà Kiệu, Cẩm Phô (Hộ An, Quảng Nam) và một số di tích Chămpa khác ở Quảng Nam, Quảng Ngãi… Trong sưu tập này còn có mảnh Kendi bán sứ, mảnh vò bán sứ Lục Triều… Nhìn chung bộ sưu tập này nằm trong khoảng thời gian từ thế kỷ III đến thế kỷ V CN.
Kết quả khai quật năm 2003 của Viện khảo cổ học
Hai hố khai quật đã được mở ra. Hố H1 nằm về phía Tây, khu đất cao của thành; hố H2 nằm gần về phía Đông, cả hai hố đều nằm trong khu vực dân cư và thuộc vùng đất được coi là thành Nội (Lê Đình Phụng và Phạm Văn Triệu 2004).
Các vết tích kiến trúc phát hiện được đều được xây bằng gạch theo kiểu xếp chập khối, không có chất kết dính. Vật liệu xây dựng là gạch, thường có màu đỏ, không trang trí hoa văn, đáng chú ý là sự tận dụng và tái sử dụng gạch để xây dựng. Bình đồ của các công trình này đều có hình tứ giác. Theo những người khai quật niên đại của những công trình này thuộc thế kỷ V đến VII SCN.
Di vật: Nhóm di vật liên quan đến kiến trúc như gạch, ngói âm dương, đầu ngói ống mặt hề, sư tử, kala, hoa sen, chi tiết trang trí kiến trúc con tiện gốm, đinh/chốt gốm… có nhiều nét tương đồng với hiện vật tìm thấy ở Trà Kiệu, Đồng Dương (Quảng Nam), Cổ Luỹ – Phú Thọ… và niên đại của nhóm hiện vật này thuộc thế kỷ V đến thế kỷ VII.
Đáng chú ý là nhóm đồ gốm, gốm tìm thấy tại đây theo báo cáo khai quật cũng thuộc về hai loại chất liệu. Loại thô, pha cát, nung không cao và hình dáng kế thừa từ đồ gốm văn hoá Sa Huỳnh và loại gốm có xương mỏng mịn, độ nung cao, hoa văn trang trí (in ô vuông) được xem là ảnh hưởng từ trang trí đồ gốm Hán. Trong hố khai quật cũng tìm thấy một số mảnh gốm Hán in ô vuông xương gốm mỏng mịn, độ nung cao, hoa văn in ô vuông sắc sảo, giống với gốm văn in Đông Hán ở Gò Cấm, Trà Kiệu, Suối Chình và Cổ Luỹ-Phú Thọ.
Loại hình gốm trong các lớp đào ở cả hai hố khai quật gồm bát, đĩa đáy bằng, cốc chân cao đặc, nắp vung, cà ràng, kendi… là những loại hình gốm phổ biến từ giai đoạn sau Công nguyên. Cà ràng giống như loại đã tìm được ở Trà Kiệu, Cổ Luỹ-Phú Thọ. Trên mép chân kiềng của cà ràng Thành Hồ được trang trí văn in ô vuông.
Những mô tả đồ gốm và bản vẽ hiện vật gốm trong báo cáo khai quật rất tiếc không ghi lớp và chỉ có một số có ghi hố khai quật (Nguyễn Đính và Phạm Văn Triệu 2004), do vậy rất khó để theo dõi diến biến sớm muộn của đồ gốm từ lớp 1 đến lớp 4 trong cả hai hố. Đồ gốm tập trung trong hai lớp 2 và 3 và có lẽ những công trình kiến trúc đã làm xáo trộn các lớp văn hoá ở đây. Loại hình, chất liệu gốm và hiện vật đất nung khác ở đây cho thấy nhóm hiện vật gốm nằm trong khung niên đại từ thế kỷ II đến VII Công nguyên.
 Như vậy, diễn biến gốm ở Thành Hồ cho thấy gốm ở đây nằm trong dòng chảy chung của diễn biến đồ gốm ở miền Trung Việt Nam từ đầu thiên niên kỷ I Công nguyên.
Kết quả của những nghiên cứu và khai quật cho thấy, thành Hồ được xây dựng sớm trong lịch sử Chămpa, có quy mô xây dựng lớn, thành là một công trình kiến trúc hoàn thiện, một trung tâm lớn của cư dõn Champa  trong thời kỳ đầu lịch sử và có thể là trung tâm chính trị, kinh tế của một vùng-tiểu quốc. Trung tâm này được xây dựng và phát triển rực rỡ không thua kém bất cứ một trung tâm nào của người Chăm, tương đương với kinh đô Trà Kiệu (Quảng Nam) (Lê Đình Phụng, Phạm Văn Triệu 2004).
Kết quả khảo sát thực địa và nghiên cứu so sánh loại hình di vật của thành Hồ với Trà Kiệu, Gò Cấm, Cổ Luỹ-Phú Thọ… cho thấy niên đại thế kỷ V-VII Công nguyên mà các nhà nghiên cứu đưa ra là niên đại của bản thân  toà thành và những công trình kiến trúc của thành. Thành Hồ được xây dựng trên khu vực cư trú sớm hơn, có thể khu cư trú này tương đương với lớp dưới của Trà Kiệu và Cổ Luỹ-Phú Thọ, có niên đại từ khoảng thế kỷ II CN. Sự có mặt của đầu ngói ống hình mặt hề có niên đại Lục Triều sớm (thế kỷ IV) tại Thành Hồ giống như những đầu ngói ống tương tự ở Trà Kiệu và Cổ Luỹ-Phú Thọ giúp chúng tôi đưa ra nhận định chung về niên đại xuất hiện của những di tích kiến trúc sử dụng đầu ngói ống loại này trong văn hoá Champa là từ thế kỷ thứ IV.
Sự đồng nhất trong tiêu chuẩn loại hình và kỹ thuật chế tác của những vật liệu xây dựng, kiến trúc như đầu ngói ống, gạch, ngói giai đoạn muộn (loại làm bằng khuôn, mặt bụng không có dấu vải, lưng có dấu văn chải, văn thừng, in ô vuông), gốm hình con tiện, chốt/đinh gốm của thời kỳ này (từ sau thế kỷ IV) cho thấy có sự thống nhất tương đối và mức độ đòng đều trong phát triển giữa các trung tâm kinh tế – chính trị của của các chính thể nhà nước sớm và nhà nước phát triển hình thành và lớn mạnh từ sau thế kỷ I, II CN.
2.3. Chuyển biến cơ cấu xã hội Champa sớm – Champa từ dữ liệu khảo cổ
Quá trình chuyển biến Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Champa có liên quan mật thiết với những chuyển động và biến động chính trị- kinh tế của khu vực. Áp dụng những lý thuyết – mô hình dạng tiền nhà nước – nhà nước sớm khác nhau trên thế giới, các học giả nghiên cứu về Đông Nam Á đã thử đưa ra nhiều mô hình cho khu vực này từ cấu trúc lãnh địa đến sự hình thành các mandala và liên minh của các mandala. Tuy còn khá nhiều ý kiến tranh luận về nội hàm của các khái niệm và sử dụng khái niệm phổ quát chung cho toàn thế giới về tiến hoá xã hội ở Đông Nam Á, song đa số các nghiên cứu về sự hình thành các chính thể Đông Nam Á ít nhiều đều áp dụng những thuật ngữ như lãnh địa, nhà nước sớm, nhà nước khi đề cập tới các tầng bậc thấp cao của tính phức hợp xã hội. Những đặc thù riêng của Đông Nam Á như tính không đồng nhất trong phát triển, mật độ dân số không đồng đều, số dân ít, sự cắt rời lãnh thổ và đa tộc người đã được nhiều học giả quan tâm đúng mức khi nghiên cứu quá trình chuyển biến xã hội dẫn tới sự hình thành của nhà nước.
Quá trình chuyển biến từ những lãnh địa sang nhà nước sớm dạng mandalasang vương quốc Champa diễn ra trong vài thế kỷ từ thế kỷ II đến thế kỷ VI Công nguyên. Mặc dù bản chất của giai đoạn quá độ này chưa thể nhận biết một cách rõ ràng nhưng thư tịch và tài liệu khảo cổ mà chúng ta có cho đến hiện nay đều chứng tỏ đây là quá trình phát triển xã hội nội tại trong bối cảnh chung của khu vực và chịu tác động của một số yếu tố từ bên ngoài. Đây cũng là quá trình của những mối quan hệ liên minh, thu phục và chiếm lấn lẫn nhau giữa các lực lượng nội tại nhằm mục đích một mặt đối trọng với những thế lực bên ngoài và mặt khác thu nhận (bằng những cách thức cưỡng bức và tự nguyện) những mô hình tổ chức chính trị từ nơi khác (ban đầu là của Trung Hoa và muộn hơn là của Ấn Độ). Mút cuối của quá trình này là sự nổi lên của vương quốc Champa trên chính trường Đông Nam Á .
Đây là thời kỳ có rất nhiều những thay đổi trong cả hai lĩnh vực, hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc. Đây cũng là thời kỳ mà các cộng đồng cư dân ở Đông Nam Á tăng cường các mối tiếp xúc, quan hệ với nhau và với thế giới bên ngoài. Cả Đông Nam Á bằng nhiều cách khác nhau dần tiếp hợp với mạng lưới hải thương quốc tế, chịu tác động của chính sách bành trướng của nhà Hán (Trung Hoa) và chiến lược ngoại giao qua buôn bán và truyền bá tôn giáo của các quốc gia cổ đại Ấn Độ. Miền Trung Việt Nam với vị thế trung lộ và đường bờ biển dài không thể nằm ngoài vùng tác động của những yếu tố này. Vị thế cầu nối bắc nam và cả đông tây ở bán đảo Đông Dương đã làm cho vùng đất này chịu tác động của những luồng văn hoá, sóng dịch chuyển dân cư không chỉ một lần và không chỉ của một văn hoá đơn lẻ.
Nếu xét từ phương diện lịch sử, có vẻ như có một sự thay đổi  khá đột ngột trong cấu trúc chính trị của những xã hội giữa thời tiền, sơ sử và lịch sử, với sự hình thành của những chính thể dạng nhà nước. Tuy vậy, từ góc độ khảo cổ, chúng ta có thể thấy có một sự tiếp nối đáng kể giữa hai thời kỳ này. Nói một cách khác sự phát triển kinh tế – xã hội thời sơ sử là cơ sở nền tảng cho sự hình thành nhà nước ở giai đoạn muộn hơn. Sự phát triển của những thiết chế chính trị phân tầng, sự chuyên hoá về sản xuất kinh tế và sự tiến hoá của xã hội dựa trên cơ sở giai cấp trong khoảng một thiên niên kỷ đã góp phần đáng kể vào việc nảy sinh những nhà nước sớm ở nhiều vùng của Đông Nam Á (Lâm Thị Mỹ Dung 2008). Mặc dù bản chất và thời gian của những thay đổi này ở Đông Nam Á không đồng nhất, nhưng nhìn chung cho đến giữa thiên niên kỷ I Công nguyên ở Đông Nam Á lục địa nhiều chính thể phức hợp đã được hình thành.
Dựa trên sự phân bố của các địa điểm khảo cổ học, đặc biệt là dọc theo bờ biển và theo lưu vực các sông lớn, vào khoảng thế kỷ V trước Công nguyên đến thế kỷ I Công nguyên, có thể thấy rằng duyên hải và các lưu vực sông và cả sâu ở trong nội địa ở Trung và Nam Trung bộ Việt Nam đã hình thành và phát triển một số khu vực cư trú-mộ táng lớn như những  phức hợp chính trị được tổ chức tập trung theo vùng với hệ thống phân tầng khá phát triển, những phức hợp này có thể được gọi bằng khái niệm lãnh địa
Từ thế kỷ I đến thế kỷ II  Công nguyên – thời kỳ mà Bắc và một phần Nam Trung bộ thuộc quận Nhật Nam. Đây là thời gian chứng kiến những chuyển biến từ lãnh địa sang cơ cấu xã hội dạng nhà nước sớm. Chuyển tiếp từ lãnh địa sang mandala hay negara theo cách dùng khái niệm mang tính đặc thù khu vực của một số nhà nghiên cứu. Bên cạnh những điều kiện nội sinh như nền tảng kinh tế phát triển kéo theo những chuyển biến về chất trong lực lượng sản xuất cũng như quan hệ sản xuất dẫn đến chuyển biến trong cơ cấu xã hội thì chúng ta cũng không thể không lưu ý tới bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Đó là sự suy yếu của nhà Đông Hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số cộng đồng cư dân nổi dậy khởi nghĩa lập ra chính quyền của mình.
Giai đoạn tương đương Lâm Ấp cuối thế kỷ II đến đầu thế kỷ V là thời kỳ của mandala sớm. Sự kiện quan trọng được sử chép đó là Phạm Văn cố vấn cho Phạm Dật có nhiều yếu tố liên quan đến văn hoá Hán (người Hán từ Giang Châu hay người Lâm Ấp nhưng sống ở Trung Quốc và hấp thu văn hoá Hán theo như Coedes). Sử cũ còn ghi “Đời Thái Khang (280-290), vua Lâm Ấp là Phạm Dật sang Trung Quốc tiến cống, Dật có người nô lệ là Văn đi theo, rồi sau đó thường qua lại buôn bán, thấy được chế độ văn minh của thượng quốc, khi trở về Lâm Ấp bèn dạy cho Dật xây cung thất, thành quách và chế khí giới” (Dẫn theo Đào Duy Anh 1994: 69). Tư liệu khảo cổ học từ những địa điểm Champa sớm có niên đại từ thế kỷ I-III Công nguyên như Trà Kiệu, Cổ Luỹ-Phú Thọ… cho thấy sự tham góp của những yếu tố văn hoá Hán trong làm gốm, sản xuất vật liệu xây dựng và xây đắp thành…
Từ khoảng cuối thế kỷ IV, những xã hội này dần tiếp thu mạnh mẽ hơn những yếu tố văn hoá Ấn Độ và về phương diện chính trị đây cũng là thời gian chuyển biến sang mô hình Nam (Ấn Độ) mandala thực sự, quá trình chuyển hướng chính trị và tôn giáo này đã dẫn đến sự nổi lên của Champa trên chính trường Đông Nam Á vào thế kỷ VI. Tiếp xúc và trao đổi với văn hoá Ấn Độ tăng mạnh được ảnh xạ qua sự có mặt của hàng loạt những bi ký chữ Phạn, những điêu khắc đồng đá Phật giáo, Blamon giáo ở Trung và Nam Trung bộ. Ngoài tư liệu khảo cổ, sử liệu cổ cũng ghi nhận từ sau  Khu Liên (tức thế kỷ III trở đi) sứ Lâm Ấp đã dùng “ chữ viết Hồ- Ấn Độ” trong văn thư. Đây là quá trình chuyển biến tạo nên những thay đổi lớn tuy không có những xung đột mạnh mẽ hay thay đổi đột ngột và cũng không hẳn là sự thay thế hoàn toàn mô hình cũ bằng mô hình mới. Đây cũng là hiện tượng chung cho Đông Nam Á và thế kỷ V chứng kiến những thay đổi về thể chế có tính chất mạnh mẽ ở Đông Nam Á (Stark  M 1998: 86).
Do sự phát triển không đồng đều và cũng do sự khác biệt trong đầu mối và cường độ tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên sự hình thành nhà nước sớm đã diễn ra không đồng thời. Ở những vùng châu thổ sông lớn và duyên hải của Đông Nam Á lục địa những nhà nước được hình thành sớm hơn và phát triển mạnh hơn so với những vùng khác của khu vực.
Cho tới thời điểm hiện nay, đã có thể xác định ba trung tâm hành chính – chính trị – kinh tế  phân bố ở các lưu vực sông lớn ở Trung và Nam Trung bộ Việt Nam. Đó là Trà Kiệu, Cổ Luỹ – Phú Thọ và Thành Hồ. Trong đó Trà Kiệu được xây dựng trên một cơ tầng văn hoá sớm có niên đại cận kề với niên đại kết thúc của văn hoá Sa Huỳnh. Tầng văn hoá sớm nhất ở Cổ Luỹ – Phú Thọ và Thành Hồ tuy có niên đại muộn hơn chút ít so với Trà Kiệu nhưng cũng cho thấy tất cả những trung tâm này đều được phát triển và mở rộng từ cơ tầng văn hoá bản địa có niên đại khởi đầu muộn nhất là từ nửa sau thế kỷ I Công nguyên. Những tương đồng trong diễn biến liên tục từ tầng văn hoá sớm đến tầng văn hoá muộn (cả di vật và di tích) ở ba trung tâm này (và ở nhiều địa điểm Champa sớm khác) minh chứng cho nguồn gốc bản địa và mức độ phát triển tương đương trong các lĩnh vực kinh tế-chính trị-văn hoá của các cộng đồng dân cư ở những vùng lưu vực sông lớn ở Trung và Nam Trung Bộ Việt Nam trong suốt 10 thế kỷ đầu Công nguyên và muộn hơn.
     Những di tích và di vật khảo cổ cùng những ghi chép trong thư tịch cổ cũng cho thấy vai trò quan trọng của tiếp xúc, trao đổi và tiếp biến văn hoá giữa các trung tâm này và giữa chúng với khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Đông Á tạo nên những chuyển biến kinh tế – chính trị – xã hội của vương quốc Champa ở một số mốc thời gian quan trọng.
Chú thích
Những minh hoạ không ghi nguồn trong bài do Đặng Hồng Sơn, Nguyễn Hồng Kiên và các tác giả bài viết thực hiện.
Tài liệu dẫn
Đào Duy Anh 1994. Đất nước Việt Nam qua các đời. Nxb. Thuận Hoá.
Đoàn khảo sát Phú Yên, 2002, Kết quả khảo sát khảo cổ học tỉnh Phú Yên, tháng 7 năm 2001, NPHMVKCH năm 2002, 792-797.
Đoàn khảo sát Phú Yên, 2002, Kết quả khảo sát thành Hồ tháng 7 năm 2001, NPHMVKCH năm 2002, 798-800
Parmentier H., 1909. Inventaire Describtif des Monuments Cams de l’ Annam. Volume I. Paris.
Đoàn Ngọc Khôi 1998. Báo cáo đào thám sát khảo cổ học địa điểm núi Phú Thọ – Cổ Luỹ. Tư liệu khai quật của  Bảo tàng Quảng Ngãi. Quảng Ngãi.
Lâm Mỹ Dung, Đặng Hồng Sơn 2005. Báo cáo khai quật khảo cổ học di tích Cổ Luỹ – Phú Thọ (Quảng Ngãi). Tư liệu Bảo tàng Nhân học, trường ĐHKHXH & NV, Hà Nội.
Yamagata Mariko 1998. Formation of Linyi. Journal of Southeast Asian Archaeology. N0.18: 51-89.
Lâm Thị Mỹ Dung 2008. Nghiên cứu quá trình chuyển biến từ Sơ sử sang lịch sử sớm ở miền Trung Trung bộ và Nam Trung bộ Việt Nam. Báo cáo Đề tài khoa học trọng điểm QGTĐ.06.07. Tư liệu Bảo tàng Nhân học, trường ĐHKHXH & NV, Hà Nội.
Stark Miriam 1998. The Transition to History in the Mekong Delta : A View fromCambodia. International Journal of Historical Archaeology, Vol.2, No. 3.
Stark  Miriam 2000. Pre – Angkor Earthenware Ceramics from Cambodia’s Mekong Delta. Udaya. Journal of  Khmer Studies 1: 69-90.
He Yunao 2003 Tile Ends with Human and Animal Faces of the Six Dynasties Unearthed in Nanjing. Cultural Relics No.7. (tiếng Trung).
Lê Đình Phụng và Phạm Văn Triệu 2004. Báo cáo khai quật khảo cổ học di tích Thành Hồ (Phú Hoà, Phú Yên). Tư liệu Viện Khảo cổ học. Hà Nội.
Nguyễn Đính và Phạm Văn Triệu 2004. Phụ lục báo cáo khai quật khảo cổ học di tích Thành Hồ (Phú Hoà, Phú Yên). Tư liệu Viện Khảo cổ học. Hà Nội.
————————————————————
Cổ Luỹ–Phú Thọ (Quảng Ngãi) in the context of Champa archaeology in the early half of the first Christian millennium
                  Lâm Thi Mỹ Dung, Nguyễn Anh Thư
The paper consists of two parts. One introduces the excavated results of Cổ Luỹ – Phú Thọ site and the other highlights some practical and theoretical issues of early state emergence and transition to history in Central Vietnam. These issues have been resolved by using the comparative studies of three archaeological complexes of Trà Kiệu, Cổ Luỹ – Phú Thọ và Thành Hồ.
Cổ Luỹ – Phú Thọ site is located at Nghĩa Phú village, Tư Nghĩa district and Quảng Ngãi province. This site was first reported by H. Parmentier. Then, the site was test-excavated in 1998 and officially excavated in 2004. The archaeological vestiges are distributed on the high areas in the T – junction of Trà Khúc and Phú Thọ rivers. This is multifunctional archaeological site dated from the end of AD 1. The early habitation layer was from the end of AD 1 to the end of AD 3. The brick and tile architectural features appeared in the upper cultural layer and belonged to two phases. The early architectural phase dated to the AD 4 and the late one dated to the AD 5. The tile – ends decorated with the human face found in the late architectural phase were similar to those found in Nanjing (China), Tam Thọ kiln and Luy Lâu citadel (Northern Vietnam), Trà Kiệu (Quảng Nam province) and Thành Hồ (Phú Yên province).
The results obtained from Cổ Luỹ – Phú Thọ site have been interpreted by using cross-cultultural research methods, which led us to the recognition of three early Cham centers located on three main river deltas: Trà Kiệu was in Thu Bồn river delta, Cổ Luỹ – Phú Thọ was in Trà Khúc river delta and Thành Hồ – Đà Rằng was in Đà Rằng river delta. Of these, Trà Kiệu was the earliest, established on the habitation layer from the beginning of AD 1. The earliest habitation layers of Cổ Luỹ- Phú Thọ and Thành Hồ were slightly later than Trà Kiệu. However, both Cổ Luỹ- Phú Thọ and Thành Hồ sites came into existence and developed in the local cultural base.
            The similarities in the continuous process from the early to the late cultural layers in these three centres (and other Cham sites) demonstrate the indigenous origin and the equivalent development in the economic, political and cultural aspects of the people communities settled in the main river deltas in Central Vietnam during the 10 centuries AD.

[1] Trà Kiệu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đây là phức hợp di tích cư trú, đền tháp, thành luỹ của giai đoạn từ TK 1 đến thế kỷ 9,10. Lớp văn hoá sớm nhất ở đây có niên đại khoảng nửa đầu TK 1 CN.
[2] Bên cạnh địa điểm này ở Quảng Ngãi còn có những địa điểm Champa từ giai đoạn sớm đến giai đoạn muộn, có thể xem những báo cáo khảo sát và khai quật về đảo Lý Sơn, các huyện Bình Sơn, Đức Phổ… của Viện Khảo cổ học.
[3] Theo chúng tôi, miền Trung giai đoạn này không phải chỉ có ba trung tâm như đề cập ở đây. Như ở bắc Đèo Hải Vân, TP. Huế có nhiều khả năng có một trung tâm nữa với đại diện Thành Lồi, ở Bình Định với những thành như  thành Tra, cảng Thi Nại… tuy nhiên do chưa có những khảo sát khảo cổ học chi tiết, chúng tôi tạm chỉ báo cáo về những địa bàn đã được khảo sát khảo cổ học những năm gần đây, mặc dù mức độ khảo sát ở từng trung tâm là khác nhau.
[4] Bên cạnh toà thành này, ở Phú Yên có khá nhiều di tích Champa sớm và Champa phát triển khác (Đoàn khảo sát Phú Yên, 2002, 792-797)
MINH HỌA (trích)

Lâm Ấp và Giao Châu (phần 3)

Về Sĩ Nhiếp người cùng thời có thư mô tả như sau:
Giao Châu Sĩ phủ quân đã học vấn sâu rộng lại thông hiểu chính trị, trong thời buổi đại loạn, giữ vẹn được một quận hơn hai mươi năm, bờ cõi không xảy ra việc gì, dân không mất nghiệp, những bọn khách xa đến trú chân đều được nhờ ơn, dẫu Đậu Dung giữ đất Hà Tây cũng không hơn được… Anh em ông làm quan coi quận, hùng trưởng một châu, ở lánh ngoài muôn dặm, uy tín không ai hơn. Khi ra vào thì đánh chuông khánh, uy nghi đủ hết; kèn sáo thổi vang, xe ngựa đầy đường, người Hồ đi sát bánh xe để đốt hương thường có đến mấy mươi người; vợ cả, vợ lẽ đi xe che kín, bọn con em cưỡi ngựa dẫn quân theo hầu, người đương thời ai cũng quý trọng, các man di đều sợ phục, dẫu Úy Đà (Triệu Đà) cũng không hơn được.
Người Hồ đi theo xe Sĩ Nhiếp đốt hương ở đây là người Hời hay người Chăm, của đất Hồ Tôn từ thời Hùng Vương. Các Man Di đều sợ phục…
Những mô tả trên cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa Giao Châu Sĩ Nhiếp và vùng đất Hời ở Nam Trung Bộ. Các thái thú các quận của Giao Châu cũng là họ hàng của Sĩ Nhiếp, bao gồm cả quận Nhật Nam, nơi khởi lập của Lâm Ấp.
Năm 226 Sĩ Nhiếp mất, thọ 90 tuổi. Nhà Ngô muốn tập trung quyền lực của mình ở Giao Châu, xóa bỏ quyền tự trị của họ Sĩ, nên đã chia Giao Châu thành 2 phần, là Giao Châu ở phía Nam và Quảng Châu ở phía Bắc, cử 2 thứ sử mới đến cai trị, đẩy Sĩ Huy, con Sĩ Nhiếp đi cai quản 1 quận xa. Sau khi Sĩ Huy bị giết 2 châu này lại nhập lại thành Giao Châu như cũ, thể hiện rõ sự chia tách này là nhằm phế truất quyền lực của họ hàng Sĩ Nhiếp.
Đây là một sai lầm lớn của nhà Ngô, đặc biệt là việc Lữ Đại đã lừa giết Sĩ Huy. Hành động này đã phá vỡ liên minh 3 vùng Đông Giao Châu, Tây Giao Châu và Trung Bộ Việt đã hình thành từ thời Khu Liên, dẫn đến tình trạng bất ổn ở Giao Châu và sự đánh phá, phục thù liên tục của họ Phạm từ miền Trung sau này. Bắt đầu từ đây khái niệm Lâm Ấp mới bó hẹp là chỉ khu vực miền Trung Việt do họ Phạm cai quản.
Khởi nghĩa của anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh mà chính sử cho là nổ ra vào thời gian này ở Cửu Chân thực ra là đã nhầm lẫn giữa 2 sự kiện. Triệu Quốc Đạt là Khu Liên (Khu Đạt), người đã chống quân Đông Hán ở Cửu Chân, lập nước Lâm Ấp từ vùng Tượng Lâm đổ về phía Nam. Còn sự phản kháng nhà Ngô sau khi Sĩ Nhiếp mất ở Giao Châu – Cửu Chân là của con cháu Sĩ Nhiếp họ Phạm khi nhà Ngô phế bỏ quyền tự trị của dòng họ này.
Mất đi người lãnh đạo có uy tín và công đức như Sĩ Nhiếp, Giao Châu dễ dàng lâm vào cảnh bạo loạn. Năm 263, khi Ngụy diệt hậu duệ của Lý Bí (Lưu Bị) ở phía Bắc, viên lại Lã Hưng giết chết thái thú Giao Châu là Tôn Tư, giành quyền cai trị. Sau đó Lã Hưng theo về nhà Tấn. Phần phía Nam Giao Châu rơi vào tay Hán tộc. Một phần đất Giao Châu nhà Ngô còn giữ được ở phía Bắc buộc phải tách ra thành Quảng Châu.
Nhà Ngô tìm cách chiếm lại Giao Châu nhưng mấy lần đều thất bại, thậm chí còn mất thêm quận Uất Lâm của Quảng Châu. Phải tới năm 269, tướng Ngô là Đào Hoàng mới thắng trận một cách vất vả, giành lại được Giao Châu và Cửu Chân từ tay quân Tấn. Nhà Ngô phong cho Đào Hoàng làm Giao Châu mục.
Đặc biệt đáng chú ý là việc Đào Hoàng mở mang đất đai cho Giao Châu. Tấn thư kể: Vũ Bình, Cửu Đức, Tân Xương đất đai hiểm trở, Di Lão hung hãn, trải nhiều đời không phục, Đào Hoàng chinh phạt, mở đặt 3 quận, cùng với Cửu Chân thành hơn 30 huyện.
3 quận mới lập này của Giao Châu được Đào Duy Anh xác định như sau: Vũ Bình là phía Nam vùng Tây Bắc Việt, nơi có huyện Phong Khê đời Hán. Tân Xương là phía Bắc vùng Tây Bắc, nơi có thành Văn Lang. Còn Cửu Đức là vùng Nghệ An.
Đào Hoàng đã thảo phạt ai để mở 3 quận mới? Theo vị trí các quận trên thì vùng Tây Bắc Việt không thuộc Giao Châu thời trước Đào Hoàng, cũng không thuộc đất đai của nhà Tấn. Đây chính là vùng đất người Di Lão do Mạnh Hoạch cai quản. Còn chuyện thảo phạt đất Nghệ An đặt quận Cửu Đức cũng lạ kỳ. Vì như vậy thì ra vùng đất từ Thanh Nghệ đổ vào Nam không hề thuộc Giao Châu thời Ngô, mãi tới Đào Hoàng mới mở thêm được 1 quận ở quãng Bắc Trung Bộ. Tức là quận Nhật Nam không thể là vùng Trung Bộ Việt như đang được định vị.
Thoi Dao Hoang

Vị trí các quận Giao Châu thời Đào Hoàng.

Sự kiện Đào Hoàng đánh người Di Lão mở 3 quận Vũ Bình, Cửu Đức, Tân Xương đã chứng tỏ đây vốn là khu vực đất đai thuộc Nam Triệu – Mạnh Hoạch quản lý. Nhà Ngô đã loại bỏ con cháu Sĩ Nhiếp, tấn công Mạnh Hoạch ở Tây Bắc và Thanh Nghệ, tiến sát vào vùng đất Lâm Ấp từ Hoành Sơn đổ về Nam của Phạm Hùng. Đất đai của nhà Ngô được mở rộng nhưng liên minh chống Hán hình thành từ thời Lâm Ấp – Khu Liên đã hoàn toàn bị phá vỡ. Đó là điều đau xót khi vì những lợi ích mâu thuẫn riêng mà nhà Ngô đã quên mất giặc ngoài của người Việt là Hán tộc, đang là nhà Tấn ở phương Bắc. Tấn là từ phiên thiết Tây Hán, chỉ rõ một triều đại của người Hán.
Từ góc độ người dân Việt ở Giao Chỉ thì Đào Hoàng là một vị châu mục có công đức lớn, đã giải phóng Giao Châu khỏi sự thống trị của Hán tộc (Tấn). Chính vì vậy mà khi Tôn Hạo định thuyên chuyển Đào Hoàng đi làm đô đốc Vũ Xương, dời đến Hợp Phố đã có nghìn người Giao Châu xin cho Hoàng ở lại. Tôn Hạo bèn cho Đào Hoàng ở lại Giao Châu.
Năm 280, nhà Tấn đem quân diệt Ngô, hạ Kiến Nghiệp, bắt sống Tôn Hạo. Tôn Hạo đích thân viết một bức thư khuyên Đào Hoàng quy thuận nhà Tấn. Đào Hoàng khóc suốt mấy ngày, sau cùng mới chịu, sai sứ đưa ấn bao về Lạc Dương. Nhà Tấn cho ông giữ nguyên chức cũ, lại ban tước Uyển Lăng hầu, Quan quân tướng quân.
Một vị tướng người Việt, đã vất vả giành giật Giao Châu từ tay quân Tấn, nay lại phải đầu hàng, thật đau xót, mới phải khóc suốt mấy ngày trước khi nộp lại ấn tín. Thời thế đã thay đổi. Đào Hoàng không thể theo gương Sĩ Nhiếp mà chống lại nhà Tấn nữa khi Ngô chủ đã hàng. Nhưng ông cũng đã tiếp tục giữ yên Giao Châu trong thời gian tiếp theo, không để nhà Tấn áp bức ở khu vực này.
Tấn thư còn ghi chuyện vua Tấn muốn giảm quân đội ở Giao Châu, Đào Hoàng dâng sớ nói:
Giao Châu khuất nẻo riêng một miền, chen vào giữa núi và biển, ngoài cách với Lâm Ấp chỉ có bảy trăm dặm. Tướng Di là Phạm Hùng mấy đời làm giặc lẩn lút, thường cướp phá trăm họ. Lại kết liên với Phù Nam, hăng vào quấy rối: nào đánh phá quận – huyện; nào giết hại quan, dân… Tôi khi xưa được nước cũ kén dùng, đóng quân ở miền Nam có hơn mười năm. Tuy trước sau đánh dẹp, giết được bọn Cừ Khôi nhưng trong núi, thẳm, hang cùng, vẫn còn có những quân nấp náu. Vả lại đám quân của tôi coi, vốn có hơn tám nghìn người. Đất miền Nam nóng ẩm, phần nhiều có khí độc. Lại thêm liên năm đánh dẹp, chết mòn mãi đi, hiện nay còn có hai nghìn bốn trăm hai mươi người. Nay bốn biển hỗn đồng, không đâu là không thần phục. Cố nhiên nên cuốn giáp, bỏ gươm chăm về lễ, nghĩa. Nhưng người trong châu này, chán chuyện yên vui thích gây họa loạn! Lại bờ biển phía nam Quảng Châu vòng quanh hơn sáu nghìn dặm, không chịu tòng phục đến hơn năm vạn nhà! Cùng với những bọn bất kham ở Quế Lâm cũng đến vạn nhà nữa! Đến như bọn chịu gánh vác việc quan, chỉ có hơn năm nghìn nhà. Môi răng của hai châu, vững được chỉ trông nhờ quân lính. Lại Ninh Châu. Hưng Cổ, tiếp giữ thượng lưu, cách quận Giao Chỉ nghìn sáu trăm dậm. Đường thủy, đường bộ đều thông. Giữ gìn lẫn cho nhau. Quân trong châu chưa nên rút bớt, để tỏ ra vẻ mảnh rẻ, trống rỗng…
Đào Hoàng đã viện lý do trong châu hay có bạo loạn, phải đối phó với Phạm Hùng ở Lâm Ấp… nên không thể giảm quân đội. Thực ra việc chống loạn và chống Lâm Ấp chỉ là một phần sự thật. Điều chính là Đào Hoàng không chịu giảm quân để duy trì vị thế tự trị của Giao Châu trước nhà Tấn. Vua Tấn đã không đạt được mục đích khi định hạn chế quyền lực của Đào Hoàng ở Giao Châu.

P1150393 (2)

Trán bia Tấn cố sứ trì tiết quan quân tướng quân Giao Châu mục Đào liệt hầu.

Năm 300 Đào Hoàng qua đời, người cả châu kêu khóc như chết mất cha mất mẹ. Người dân ở Giao Châu lập miếu thờ Đào Hoàng tại thôn Thanh Hoài, xã Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh, ngay cạnh thành Luy Lâu, trị sở của Giao Châu lúc đó. Tại đây còn lưu giữ được tấm bia chữ Hán cổ nhất Việt Nam mang tiêu đề Tấn cố sứ trì tiết quan quân tướng quân Giao Châu mục Đào liệt hầu. Mặt trước bia khắc niên hiệu Kiến Hưng thứ 2 (314), thời Tấn.

Mieu Dao HoangMiếu thờ Đào Hoàng ở thôn Thanh Hoài, Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh.

Câu đối ở miếu thờ Đào Hoàng tại thôn Thanh Hoài:
威徳青藩吴北牧
恩施赤子越南慈
Uy đức thanh phiên Ngô Bắc mục
Ân thi xích tử Việt Nam từ.
Dịch:
Ngô Bắc mục oai đức rạng phiên
Mẹ Việt Nam ơn bày con đỏ.

Tục thờ Giao Châu mục Đào Hoàng như vậy vẫn còn tới nay. Người Việt hoàn toàn đúng khi coi vị châu mục này như từ mẫu, và thờ cúng hương hỏa không ngớt. Đào liệt hầu là người đã giải phóng Giao Châu khỏi tay nhà Tấn và duy trì sự yên ổn, tự trị cho vùng đất này ngay cả sau khi đã phải hàng Tấn.