Hội thề trung hiếu Đồng Cổ

Đại Việt sử ký toàn thư đoạn chép về sự lên ngôi của thái tử Phật Mã nhà Lý:
Tháng 3, ngày mồng 1 Bính Thân, nhật thực. Ngày Mậu Tuất, vua [Lý Thái Tổ] băng ở điện Long An. Bề tôi đều đến cung Long Đức xin thái tử vâng di chiếu lên ngôi. Ba vương là Đông Chinh [Lực], Dực Thánh và Vũ Đức nghe tin đều đem quân ở phủ mình vào phục sẵn trong cấm thành. Đông Chinh Vương phục ở trong Long Thành, hai vương Dực Thánh và Vũ Đức phục trong cửa Quảng Phúc, đợi thái tử đến thì đánh úp. Một lát sau, thái tử từ cửa Tường Phù vào, đến điện Càn Nguyên, biết có biến, sai người hầu đóng hết các cửa điện và sai các vệ sĩ trong cung phòng giữ, nhân bảo tả hữu rằng: “Ta đối với anh em không phụ bạc chút nào. Nay ba vương làm việc bất nghĩa, quên di mệnh của Tiên đế, mưu chiếm ngôi báu, các khanh nghĩ thế nào?”
Nội thị là Lý Nhân Nghĩa nói: “Anh em với nhau, bên trong có thể hiệp sứ bàn mưu, bên ngoài có thể cùng nhau chống giặc. Nay ba vương làm phản, thì là anh em hay là kẻ thù? Xin cho bọn thần đánh một trận để quyết được thua”. Thái tử nói: “Ta lấy làm xấu hổ là Tiên đế mới mất chưa quàn mà cốt nhục đã giết nhau, há chẳng để cho muôn đời chê cười sao?”
Nhân Nghĩa nói: “Thần nghe rằng muốn mưa xa thì phải quên công gần, giữ đạo công thì phải dứt tình riêng, đó là việc Đường Thái Tông và Chu Công Đán bất đắc dĩ phải làm. Nay điện hạ có cho Đường Thái và Chu Công là chăm mưu xa, giữ đạo công chăng? Hay là tham công gần, đắm tình riêng chăng? Điện hạ biết theo dấu cũ của Đường Thái, Chu Công thì đời sau ca tụng công đức còn chưa rỗi, còn rỗi đâu mà chê cười!”.
Nhân Nghĩa lại nói: “Tiên đế cho điện hạ là người hiền, đủ để nối được chí, tài đủ để làm nổi việc, nên đem thiên hạ phó thác cho điện hạ. Nay giặc đến vây bức cửa cung mà ẩn nhẫn như thế, thì đối với sự phó thác của Tiên đế ra sao?” Thái tử im lặng hồi lâu rồi bảo Nhân Nghĩa và bề tôi trong cung là bọn Dương Bình, Quách Thịch, Lý Huyền Sư, Lê Phụng Hiểu rằng: “Ta há lại không biết việc làm của Đường Thái, Chu Công hay sao? Chỉ vì ta muốn che giấu tội ác của ba vương, khiến họ tự ý rút quân chịu tội để được vẹn toàn tình cốt nhục là hơn”
Sự kiện Thái tử Phật Mã dẹp loạn Tam vương khi Lý Thái Tổ mất được ví với việc làm của Đường Thái Tông và Chu Công Đán. Khi Đường Thái Tông Lý Thế Dân lên ngôi gặp phải sự biến cửa Huyền Vũ, Trưởng Tôn Vô Kỵ và Uất Trì Kính Đức đã giết hai anh của Lý Thế Dân là Kiến Thành và Nguyên Cát để giữ ngôi vua cho Thế Dân.
Còn chuyện của Chu Công Đán nhà Chu là việc sau khi đánh bại Trụ Vương, Chu Vũ Vương phong cho 3 người em của mình là Quản Thúc, Hoắc Thúc và Sái Thúc các khu vực gần kinh đô Triều Ca của nhà Ân cũ để giám sát hậu duệ nhà Ân là Vũ Canh. Tuy nhiên, khi Vũ Vương mất, con là Thành Vương lên nối ngôi, ba vị “Thúc” (tức là 3 ông chú của Chu Thành Vương) này cùng với Vũ Canh đã làm phản, phao tin là Chu Công có âm mưu cướp ngôi vua. Chu Công lúc này phụ chính đã cất quân Đông chinh dẹp loạn, giết chế Vũ Canh và Quản Thúc, bắt Hoắc Thúc và Sái Thúc đi đày. Nhờ đó giữ vững ngôi vị cho Chu Thành Vương. Đây là việc làm của Chu Công mà được Thái tử Phật Mã nhắc đến trong loạn Tam vương khi Lý Thái Tổ mất.
Cũng Đại Việt sử ký toàn thư chép về Lý Thái Tông:
Phong tước vương cho thần núi Đồng Cổ, dựng miếu để tuế thời cúng tế và làm lễ thề. Trước đây, một hôm trước khi ba vương làm phản, vua chiêm bao thấy một người tự xưng là thần núi Đồng Cổ nói với vua về việc ba vương Vũ Đức, Đông Chinh, Dực Thánh làm loạn, phải mau đem quân dẹp ngay. Tỉnh dậy liền sai phòng bị, quả nhiên ứng nghiệm. Đến đây xuống chiếu giao cho Hữu ty dựng miếu ở bên hữu thành Đại La sau chùa Thánh Thọ, lấy ngày 25 tháng ấy, đắp đàn ở trong miếu, cắm cờ xí, chỉnh đốn đội ngũ, treo gươm giáo ở trước thần vị, đọc lời thề rằng: “Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, xin thần minh giết chết”. Các quan từ cửa đông đi vào, đến trước thần vị cùng uống máu ăn thề, hàng năm lấy làm lệ thường. Sau vì tháng 3 có ngày quốc kỵ, chuyển sang mồng 4 tháng 4.
Khi liên kết 2 đoạn ghi chép trên về sự kiện dẹp loạn Tam Vương của Lý Thái Tông thì chợt nhận ra ý nghĩa của thần Đồng Cổ và hội thề trung hiếu Thăng Long. Thần Đồng Cổ hay thần Trống đồng không phải ai khác chính là Chu Công Đán, người được nhắc đến ở đoạn trích trên. Người đã báo mộng cho Thái tử Phật Mã là Chu Công. Ý nghĩa thực ở đây là Lý Thái Tông muốn ra tay hành động nhưng sợ mang tiếng huynh đệ tương tàn. Vì thế mới lấy gương của Chu Công và sau đó noi theo đó mà lập hội thề trung hiếu để thuyết minh cho hành động này:
Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, xin thần minh giết chết“.
Trong cuốn Di huấn vua Hùng mới đây của tác giả Nguyễn Thiếu Dũng có nhận xét khá hợp lý rằng ngày lập hội thề trung hiếu là ngày mồng 4 tháng 4, ứng với quẻ Thuần Chấn trong Kinh Dịch. Quẻ Chấn có tượng là sấm hay trống nên dùng chỉ thần Đồng Cổ.
Hào ngũ của quẻ Chấn viết: Chấn vãng lai lệ, ức vô táng, hữu sự. Tức là: nghe tiếng sấm đã vội lo, biết lo trước thì tránh được mất mát thiệt hại. Ý hào này tương ứng với từ “đánh động”, nói đến sự cần thiết phải đề phòng, nhằm giảm thiệt hại. Tiếng trống đồng của Chu Công chính đã “đánh động” Thái tử Phật Mã đề phòng và ra tay kịp thời khi lên ngôi.

Cong den Dong Co

Cổng đá đền Đồng Cổ ở Đan Nê (Khả Lao), Thanh Hóa.

Thần Đồng Cổ gốc ở núi Khả Lao bên bờ sông Mã ở Thanh Hóa. Vậy tại sao Chu Công – thần Đồng Cổ lại ở sông Mã?
Con sông Mã là con sông chảy từ Lào đổ ra biển ở Thanh Hóa Việt Nam. Lưu vực sông Mã là nước Lỗ thời Chu. Lỗ biến âm thành Lào. Chu Công đươc phong ở nước Lỗ nên đền thờ Chu Công nằm ở sông Mã là hoàn toàn có căn cứ.
Thanh Hóa cũng là nơi tìm được chiếc trống đồng đầu tiên nổi tiếng mang tên Đông Sơn. Chu Công là người đã chế ra trống đồng nên được người Việt tôn thờ làm thần Đồng Cổ. Lưu vực sông Mã, gồm cả đất Lào là khu vực tìm được nhiều các trống đồng và tới nay vẫn còn tập tục sử dụng trống đồng.
Tên núi Khả Lao tức là Cả Lào, chỉ Chu Công, người được phong ở đất Lào – Lỗ. Chu Công trong sử Việt còn được gọi là Cao Lỗ, cũng cùng một nghĩa với Cả Lào – Khả Lao.

Den Dong Co

Chính điện đền Đồng Cổ ở Khả Lao, Thanh Hóa.

Câu đối đền Đồng Cổ ở thôn Đan Nê (Yên Thọ, Yên Định, Thanh Hóa):
Thiên vi anh địa vi linh, tất Mã giang Tây thanh miếu cổ
Thần đương trung tử đương hiếu, Thăng Long thành Bắc thệ đàn cao.
Dịch:
Trời gây tài, đất kết thiêng, sông Mã dải Tây trong miếu cổ
Tôi giữ trung, con đảm hiếu, Thăng Long thành Bắc đàn thề cao.

Bia Dong Co

Mảnh bia đá ở đền Đồng Cổ tại Đan Nê, Thanh Hóa.

Đền Đồng Cổ ở Thăng Long nơi diễn ra hội thề trung hiếu thời Lý nay ở tại đường Thụy Khuê, Hà Nội. Đặc biệt đền này nằm ngay cạnh đền Voi Phục, nơi thờ Linh Lang đại vương, vị thần trấn Tây của Thăng Long. Trong các bài trước đã xác định Linh Lang đại vương cũng chính là Chu Công, đã dùng ngọn cờ chính nghĩa (trung hiếu) để dẹp phản loạn Vĩnh Trinh – loạn Tam giám và Vũ Canh ở vùng đất Trịnh (Hà Nam, Trung Quốc) thời đầu nhà Chu.

IMG_5098

Đền Đồng Cổ ở Thụy Khuê, Hà Nội.

Hội thề trung hiếu Đồng Cổ là một xác tích rằng thần Trống đồng chính là Chu Công Cơ Đán, vị trung thần hiếu nghĩa, công thần lập quốc của nhà Chu, người đã đúc kết những tinh hoa của Dịch học lên mặt trống đồng Việt.

VĂN MINH HÙNG VIỆT

Nước Việt Nam có bốn ngàn năm văn hiến… Bốn ngàn năm, con số không hề nhỏ đối với lịch sử của một quốc gia trên thế giới này. Bốn ngàn năm lịch sử đã kết tụ thành một nền văn hóa Việt phong phú, đặc sắc, giàu giá trị nhân văn. Lịch sử và văn hóa luôn gắn liền với nhau. Dòng chảy lịch sử làm nên văn hóa tộc người và văn hóa đến lượt mình định hướng cho hành vi của con người trong cuộc sống hiện tại mà làm nên tương lai.
Văn hóa Việt có một lịch sử lâu đời như vậy nhưng còn có biết bao câu hỏi về nguồn gốc, về lịch sử văn hóa Việt chưa được giải đáp thỏa đáng. Suy nghĩ hiện nay của đại bộ phận người Việt, kể cả các nhà nghiên cứu chuyên môn, cho rằng văn hóa Việt được hình thành chủ yếu mới từ thời Lý cách đây ngàn năm, vì trước đó là ngàn năm chịu sự đô hộ của phương Bắc và trước nữa là thời “khuyết sử”, không biết đã có “ta” hay chưa nữa. Và rằng văn hóa Việt là sự vay mượn, không phải của Trung Quốc thì là Ấn Độ, thậm chí còn là của Chămpa…
Có thực như vậy không? Di sản văn hóa Việt có gì đáng giá? Liệu văn hóa Việt có đóng góp đáng kể gì cho nhân loại? Tại sao Việt Nam sau ngàn năm Bắc thuộc lại vẫn thoát ra một cách độc lập, không bị đồng hóa? Bản lĩnh văn hóa của người Việt là do đâu mà có? Rất, rất nhiều câu hỏi cần tìm câu trả lời…
Từ những hiểu biết mới về lịch sử và nền tảng Dịch học của văn hóa phương Đông cuốn sách này tập hợp những bài viết nhằm giải mã nguồn gốc văn hóa Việt qua các di vật văn hóa để lại, các hình tượng nghệ thuật truyền thống, qua thần điện Việt, qua di sản ngôn ngữ và chữ viết của người Việt. Cuốn sách muốn gửi tới bạn đọc một sự góp nhặt mới, dù là rất nhỏ nhoi trong biển văn minh kỳ vĩ mà nhân dân Việt đã sáng tạo ra qua hơn bốn ngàn năm lịch sử.

Bia-truoc-709x1024

Sách dày 376 trang. Liên hệ đặt sách: bachviet18@yahoo.com.

MỤC LỤC

LỜI TỰA
Phần I. DI VẬT VÀ BIỂU TƯỢNG

Trống đồng bức thông điệp ngàn năm
Mặt trời, trống đồng và đạo Hiếu
Vua Dịch học, vua trống đồng
Con Rồng cháu Tiên ở Myanmar
Kinh Dịch và mái nhà Việt
Quê gốc người Hakka
Tứ Tạng – Tứ Linh
Kỳ Lân và nước Lỗ
Cổ vật Thương Chu
Cửu đỉnh Huế
Ngự chế minh văn cổ khí đồ
Những đứa con của Rồng
Bốn con Nghê
Anh là thợ mộc Thanh Hoa
Những đồng tiền kể chuyện mình
Rượu và sử Hùng Việt

Phần II. VIỆT ĐIỆN U LINH

Kính nhi viễn chi
Tứ linh, những vị tướng tài
Tứ bất tử và đạo thần tiên
Tứ phủ, đạo thờ tổ tiên
Tứ trấn, các pháp sư của kinh đô
Tứ pháp và đạo Bà La Môn
Lịch đại đế vương

Phần III. CHỮ NGHĨA HÙNG VIỆT

Hai chữ Giang, Hà và bài thơ Hán quảng
Bài thơ Thử ly và nhà Chu
Thấy bóng Cam đường nhớ Thiệu Công
Nam phục nhất Đường Ngu
Bài thơ Hành quận
Quốc Tây cự trấn tráng Chân Đăng
Chữ viết Hùng Việt
Nòng nọc đứt đuôi
Ngôn ngữ Việt
Kim chỉ Nam
Những con số thiêng của người Việt
Thủ lĩnh Việt và Hà thư
Từ Việt, văn minh Việt
Những vị lang trong tiếng Việt
Đạo Hiếu và nhà Chu

Phần IV. HÙNG VIỆT SỬ CA

Vạn Xuân
Hùng Việt sử ca. Mở đầu
Thời thần thoại
Thời dã sử
Lịch sử Hùng Vương
Thời mất nước
Thời phục hưng
Đại Việt
Đoạn kết

TÀI LIỆU THAM KHẢO