Tóm lược tích thiêng Nam Việt đại vương

Thần tích xã Tri Hối. Tóm lược tích thiêng Nam Việt đại vương

Đại vương họ Triệu tên Đà, là người Chân Định. Thời Tần mạt làm quan úy Nam Việt Hải. Sau phát binh đánh Thục Vương, Thục Vương binh bại. Vương mới lên ngôi đế, lập nước tên Đại Việt, đô đóng ở Phiên Ngu.
Thời đó thiên hạ thái bình, Đế đi chu du bốn biển, xem ngắm núi sông. Khi đi qua các địa phương đều lập hành cung nghỉ ngơi. Một hôm Đế đi tới xã Thần Thiệu, động Hoa Lư, phủ Trường An, châu Ái, thấy nước sông chảy dài, núi đá dựng đứng, bèn truyền lập cung tại đó. Sau Đế du hành về trong phủ, tới khu Sào Long xã Tri Hối. Nhân dân làm lễ bái hạ. Đế nhân đó truyền lập cung ở đó, thường thường đến dạy dân canh tác, khuyến khích nông tang.
Tới khi Đế phát binh đánh Trường Sa của nhà Hán, được nhiều ngựa. Quay về xuống chiếu cho dân các xã, nếu trước đây đã có thiết lập cung ở địa phương thì đều cho làm con dân thờ cúng, thiết lập sinh từ để ngày sau hưởng là nơi thờ phụng. Do đó, dân Sào Long tuân theo chiếu lập đền ở chỗ du cung ngày trước. Đế lại ban tặng cho tiền đồng ba trăm quan để làm tiền trông đền, lại miễn giảm tất cả tô thuế. Từ đó nhân dân Sào Long giàu đủ do nhờ thấm ơn tốt lành đó.
Đế thọ 120 tuổi, ở ngôi 71 năm thì băng. Cháu đích tôn Văn Vương nối ngôi, xuống chiếu cho thiên hạ, hễ dân chỗ nào mà vua cha ngày trước đã lập cung thì đều có thể về kinh đô nghênh đón thần hiệu về lập miếu thờ làm thần. Khu Sào Long cũng về kinh thành nghênh thần hiệu về lập miếu thờ. Văn Vương còn ban cho tiền đồng 50 quan để làm tiền hương khói. Lai truy tôn mỹ tự là Dũng nghị Uy hùng Thần võ các chữ, sắc lệnh cho dân phụng thờ. Các tiết lễ cầu đảo đều có linh ứng. 

Tri Hối xã thần tích. Nam Việt đại vương linh tích lược chí

Đại vương tính Triệu huý Đà, nghi Chân Định nhân. Tần mạt vi Nam Việt Hải uý. Hậu phát binh công Thục Vương binh bại. Vương nãi tức đế vị kiến quốc hiệu Đại Việt, đô Phiên Ngu. Thần thiên hạ thái bình, đế chu du tứ hải, lịch quan sơn xuyên. Phàm kinh quá sở tại địa phương giai thiết hành cung an tiết. Nhất nhật hành chí Ái châu Trường Yên phủ Hoa Lư động Thần Thiệu xã, kiến giang thuỷ hoành lưu, thạch sơn ngật lập. Toại truyền lập cung vu thử. Tái du hành phủ nội chí Tri Hối xã Sào Long khu, nhân dân hành lễ bái hạ. Đế diệc nhân truyền lập cung vu thử, thường thường vãng lai, giáo dân canh tác, khuyến khoá nông tang.
Cập phát binh công Hán Trường Sa, đắc sổ mã nhi quy chiếu các xã dân, phàm tiền nhật hữu thiết lập cung sở vu địa phương giả, giai hứa vi thần tử chi dân, thiết lập sinh từ dĩ vi hậu nhật hưởng thần chi sở. Ư thị Sào Long dân phụng chiếu lập từ vu tiền nhật du cung xứ. Đế nãi ban tứ thanh tiền tam bách quan dĩ vi bảo thủ từ sở chi nhu. Phàm tô dong nhất giai quyên miễn. Tự thử Sào Long nhân dân phú túc hàm đắc mông kỳ phúc chỉ yên.
Đế thọ nhất bách nhị thập tuế, tại vị thất thập nhất niên băng. Đích tôn Văn Vương tức vị, chiếu truyền thiên hạ, hà dân tiền nhật vương phụ hữu lập cung giả, tất nghệ đô thành phụng nghinh thần hiệu hồi dân lập miếu phụng chi thần. Sào Long khu giai tựu kinh thành phụng thần hiệu hồi dân lập miếu phụng chi. Văn Vương ban tứ thanh tiền ngũ thập quán dĩ vi hương hoả yên. Nhưng truy tôn mỹ tự viết Dũng nghị Uy hùng Thần võ đẳng tự, sắc chỉ ban hồi dân phụng tự. Phàm tiết thứ kỳ đảo giai hữu linh ứng .

知誨社神蹟
南越大王靈跡略誌
大王姓趙諱陀儀真定人秦末為南越海尉後發兵攻蜀王兵敗王乃即帝位建國號大粵都番禺辰天下太平帝週遊肆海歷觀山川凡經過所在地方皆設行宮安歇壹日行至愛州長安府華閭峒神紹社見江水横流石山屹立遂傳立宮于此再遊行府內至知誨社巢龍區人民行禮拜賀帝亦因傳立宮于此常常往来教民耕作勸課農桑
及發兵功漢長沙得数馬而歸詔各社民凡前日有設立宮所于地方者皆許為神子之民設立生祠以為後日享神之所於是巢龍民奉詔立祠于前日遊宮處帝乃頒賜青錢参百貫以為保守祠所之需凡租庸壹皆蠲免自此巢龍人民富足咸得蒙其福祉焉
帝壽壹百貳拾歲在位柒拾壹年崩嫡孫文王即位詔傳天下何民前日王父有立宮者悉詣都城奉迎神號回民立廟奉之辰巢龍區皆就京城奉神號回民立廟奉之文王頒賜青錢五拾貫以為香火焉仍追尊美字曰勇毅威雄神武等字敕旨頒回民奉祀凡節次祈禱皆有靈應.

Bài ký trên bia Vạn cổ ở đình thôn Thượng, xã Dương Hà, Gia Lâm, Hà Nội

IMG_1513

BIA GHI MUÔN ĐỜI

Bài minh chung trên bia về sáng lập việc phụng thờ.
Thôn Thượng xã Dương Hạ, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, các quan viên là Ngô Tiến Lộc, Phạm Kỳ Mưu, Lâm Viết Quý, Nguyễn Tiến Tài cùng cả thôn trên dưới lớn nhỏ kính cẩn dựng bia đình muôn đời.
Tạo bia ra để làm gì? Muốn để sự sáng truyền đến các đời, sẽ được sừng sững như núi Hằng núi Tung, nên mới lập bia. Nhìn tới thôn ta, là thôn ở một bên của đất đẹp Đông Ngàn, vùng Kinh Bắc nổi danh. Trời mở mái ngọc, đất tạo bãi vàng, bốn bề bằng phẳng, một cõi phì nhiêu. Sông Thiên Đức trong xanh, một dải ôm lấy vùng đất. Cây cối xanh tốt sum suê. Lại có một chỗ vừa cao vừa bằng, trên đó có ngôi đình cổ. Đình thờ Đao Lợi Thiên Vương, ngự ở trên mây. Tích trước có trong sách điển các chư Phật Thích và trong hình vẽ Hoa Tạng.
Thiên Vương là chủ tể của cõi trời 33, quyền trên muôn ngàn vạn thánh, từ bao nhiêu kiếp tới nay. Thôn ta thật may mắn có thắng cảnh nên được hương lửa phụng thờ thần đó, tôn kính không gì so được, danh tiếng to lớn không ai bằng. Cho nên bản tổng khi cầu phúc, trừ tai, cầu mưa không được, thường cùng các thành hoàng thôn xã cung đón tới nơi, xin được phù hộ mà quyết việc, mới tỏ sự thánh như trời đất. Đại vương được cả bản tổng cầu thỉnh, kính nghênh như lễ, oai chấn một phương, danh rạng điển thờ từ xưa tới nay, đem may đuổi họa, hiển ứng trùng trùng.
Một lần không rõ nguyên do tại sao, người và vật trong thôn không được yên ổn. Nên những người trong hội phụ trách phụng thờ làm lễ tế cầu. Khi đó bỗng trong thôn tự nhiên có một vị trượng phu, dung nhan cổ lạ, lời nói phi phàm, nói rằng:
–   Ta ở một bên trên thôn của các ngươi, ngự trên tầng mây che đó. Nay xem các người đều không biết đến điều đó, lễ nghi lại quá sơ sài.
Tất cả già trẻ trong thôn đều cùng bái tạ mà cầu xin sự thương xót rằng:
– Chúng con dân nghèo đất hẹp, lỡ mắc cúng tế sơ sài. Muôn điều xin được xá tội ngu ngốc đó, chuyển điều dị thành điều lành.
Liền nghe lời trên phán rằng:
– Vậy chốn đình làng là nơi Ta tạm dừng xe mây, riêng một thế giới, từ xưa chật hẹp. Ta muốn có một nơi nhìn được bao quát, quanh năm tùy ý điều khiển, sinh khí đầy đặn, trở thành một dải phì nhiêu. Trước có loài cây Vải, nay đang cằn cỗi. Các ngươi hãy nhân đó lấy giống mà trồng rộng rãi. Khi tế tự thì lấy mà biện lễ, tất sẽ được sung túc.
Phán dứt, liền theo khói một nén hương mà bay lên.
Toàn dân đều cùng quỳ chầu trời lễ bái. Nhân đó cẩn thận làm đúng theo lời phán. Người người mắt nhìn, miệng theo, bảo nhau cố gắng lấy những cây cũ mà trồng thêm ra.
Quả nhiên, tăng cùng ngày tháng, lớn với thời năm, vẻ đẹp phủ kín vườn tược bát ngát. Vẻ hồng khoe như sự lạ chốn vườn lãng uyển. Người người từ đó được hưởng thời yên bình. Việc tế tự do đó mà đầy đủ. Cầu thần thần ứng, cầu phúc phúc đến. Trên có thể làm dài mạch nước. Dưới có thể dân sống yên lành. Đến chục năm từ đó đều lấy quả vải để làm lễ phụng sự thần vạn năm.  Nhân đó mà làm văn khế, khắc vào tấm đá, gói ý lớn này thành bài minh rằng:
Bên cạnh thôn ta
Một bãi đất phẳng
Cây cối tốt tươi
Xanh dòng Thiên Đức
Giữa khu gò cao
Là đình Thiên Vương
Tuân theo lời phán
Làm để giúp dân
Giúp dân thế nào?
Trồng nhiều cây vải
Gốc nó rậm rạp
Lá xanh mơn mởn
Quả ngọt vị lồng
Sắc hồng phấn mịn
Để dâng cúng thần
Lòng thần cảm động
Dân muốn cầu phúc
Phúc đến muôn nơi
Trên dài mạch nước
Dưới nền phúc tràn
Muốn truyền mãi mãi
Bèn lập minh bia.

IMG_1275

Thời gian:
Hoàng triều Cảnh Trị vạn vạn năm, năm thứ 5 Bính Ngọ, giữa mùa thu, ngày lành.
Quan viên Ngô Tiến Vinh, Nguyễn Văn Sâm, Đào Văn Hán cùng ký.
Nguyễn Trí, Thạch Văn Khoa, Nguyễn Hưng Tường, Lâm Đắc Lộc ký.
Hương lão Phạm Tuấn Ngạn, Nguyễn Tiến Phú, Ngô Văn Quảng ký
Lâm Duy Quyên, Đào Văn Chính, Thạch Công Ngạn ký
Xã thôn trưởng Thạch Công Tín, Lê Văn Hoa, Nguyễn Kỳ, Phạm Văn Liên, Ngô Hữu Thành, Võ Trí Hữu bàn ký.
Đào Đình Luận, Lâm Viết Thọ, Nguyễn Văn Châu ký.
Người già thọ, người có uy tín trong các giáp, toàn thôn trên dưới lớn bé cùng nhau ký.
Quốc Tử Giám giám sinh Phạm Kỳ Mưu, tên hiệu Đình Chất, vâng soạn
Thần là tướng phụ trách trong xá, chức lại Ngô Hữu Thanh vâng truyền.

IMG_1327

 

Nhận diện tín ngưỡng thờ Tứ Pháp

Tứ Pháp là Vân Vũ Lôi Điện, hay 4 Bà Dâu Dàn Tướng Đậu, tín ngưỡng phổ biến ở vùng Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Nội, là các vị thần phụ trách việc làm mưa. Chữ “Bà” ở đây theo ngôn ngữ phương Nam nghĩa là Thần hay thủ lĩnh tinh thần. Do đó 4 Bà trong tín ngưỡng Tứ Pháp tương đương với Tứ đại Thiên vương, trong văn hóa Trung Hoa cũng là những vị thần cai quản Phong Điều Vũ Thuận.

Tứ đại Thiên vương ở chùa Láng, Hà Nội.

Trong đạo Bà La Môn, Tứ đại Thiên Vương hộ trì ở 4 châu quanh núi Tu Di, nơi có cõi trời 33 của Đế Thích nên có sự sắp xếp sau:
Trung tâm: Núi Tu Di với Vua Trời Đế Thích. Trong chuyện Tứ Pháp là Thạch Quang Phật, phần cốt lõi của cây Dung thụ, nơi Khâu Đà La đã gửi đứa con của Man Nương. Tên chùa thờ là Kim Ngưu.

Tây phương: Tây Ngưu Hóa Châu do Quảng Mục Thiên Vương chủ trì. Trong văn hóa Trung Hoa tên là Thuận, với hình tượng là Rồng. Trong Tứ Pháp là Vân. Rồng đi với Mây. Tên chùa thờ là Diên Ứng (Dâu).
Đông phương: Đông Thắng Thần Châu do Trì Quốc Thiên Vương chủ trì. Trong văn hóa Trung Hoa tên là Điều, hình tượng là Đàn tỳ bà. Trong Tứ Pháp là Lôi. Đàn đánh ra tiếng Sấm. Tên chùa thờ là Phi Tướng (Tướng).
Nam phương: Nam Thiện Bộ Châu do Tăng Trưởng Thiên Vương chủ trì. Trong văn hóa Trung Hoa tên là Phong, hình tượng là cây Kiếm. Trong Tứ Pháp là Điện. Kiếm nhọn (phong) tạo ra Sét. Tên chùa thờ là Trí Quả (Dàn).
Bắc phương: Bắc Câu Lô Châu do Đa Văn Thiên Vương chủ trì. Trong văn hóa Trung Hoa tên là , cầm Ô. Trong Tứ Pháp cũng là . Ô để làm Mưa. Tên chùa thờ là Thành Đạo (Đậu).
Diễn ý tên chùa: Bà Pháp Vân là khởi đầu nên thường được rước để cầu mưa, nên mới là Diên Ứng (ứng nghiệm lâu dài). Bà Pháp Vũ là kết quả mong đợi để được mưa nên gọi là Thành Đạo (Đậu). Bà Pháp Lôi là tiếng đàn, tiếng sấm, là để cổ vũ, nghe mà không thấy nên gọi là Phi Tướng. Bà Pháp Điện thể hiện ánh sáng, trí tuệ nên là Trí Quả.
Nhìn (Quảng Mục), Nghe (Phi Tướng), Làm (Tăng Trưởng) rồi mới Thành (Đậu) ra mưa. Thứ tự là: Vân -> Lôi -> Điện -> Vũ.
Tu Phap - Thien Vuong
Mô hình Tứ Pháp – Thiên Vương.
Ở khu vực Bắc Ninh, còn có vị Trưởng của Tứ Pháp là Đại Thánh Pháp Thông, ở chùa Huệ Trạch (Dàn Chợ). Thần tích ở đây chép, vị này hiển linh nói:
Ta là Đại Thánh Pháp Thông Vương Phật, Ngọc Hoàng sai ta coi giữ tứ Pháp trưởng, Phong Vũ chi Thần, làm chủ tể địa phương này.
Ở lễ hội vùng này khi rước kiệu Tứ Pháp đến chùa Dàn (thờ Pháp Lôi) thì kệu không dừng, phải rước đến Dàn Chợ, nơi có Pháp Thông thì mới được.
Kỳ lạ hơn, Pháp Thông lại không phải từ gốc cây “dung thụ” mà ra. Đây là một Nương Tử 18 tuổi ở vào thời Lý, học trò của Từ Đạo Hạnh:
Đến năm 14 tuổi … Nương Tử không nghe từ đó phát tóc xuất gia, trai giới ăn theo Phật. Một ngày nghe tin ở chùa Phật Tích có một vị thiền sư tên là Từ Đạo Hạnh rất là cao tăng đạo đức. Nương Tử xin vào học đạo thiền sư. Nương Tử vốn đã biết trước tất cả những kinh nhà Phật, lên chỉ học trong vài tháng, đã đại tinh thông những tài lạ. Gọi gió, gọi mưa, có phép hay làm, sấm, chớp, biến tướng tàng hình, đi và đến mọi người không thể biết. Thật là một người Nương Tử siêu việt. Đạo sỹ, thiền sư rất yêu mếm kính trọng, cho nên Nương tử tự đặt tên là Pháp Thông.
Tại sao học trò của Từ Đạo Hạnh lại là Pháp trưởng trong Tứ Pháp?
Điều này sẽ trở nên dễ hiểu nếu biết Từ Đạo Hạnh là một kiếp thân của Đế chủ cõi trời 33, tức là Vua Trời Đế Thích. Còn Tứ Pháp là 4 vị Bà (trong ngôn ngữ phương Nam, Bà chỉ các vị Thần, không phải là nữ), hay Tứ đại Thiên vương, dưới trướng của Đế Thích. Do đó đệ tử của Đế Thích thay mặt thầy làm trưởng Tứ Pháp là hợp lẽ.
IMG_5756
Hoành phi Hiện Đế hóa Thần ở chùa Láng.
Câu đối ở tiền tế chùa Láng nơi thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh:
西方活佛丹青玉殿儼卅三天帝
柴峒神機妙應蓮花顯十八聖王
Tây phương hoạt Phật đan thanh, ngọc điện nghiễm táp tam thiên đế
Sài động thần cơ diệu ứng, liên hoa hiển thập bát thánh vương.
Dịch:
Phương Tây Phật sống sáng ngời, điện ngọc trang nghiêm, cõi trời ba ba đế chủ
Động Sài cơ thần ứng diệu, hoa sen rực rỡ, bậc vua họ Lý thánh vương.