Những đồng tiền Đông Chu

Tiền lỗ tròn còn gọi là “hoàn tiền”, là loại tiền xuất hiện sớm ở Trung Hoa, được dùng vào cuối thời Chu. Ví dụ một số đồng hoàn tiền sau (là những hiện vật thu thập ở Việt Nam).

IMG_1423Có hai đồng hoàn tiền được thu thập từ khu vực Đông Anh (Hà Nội) có đúc nổi rất rõ hai chữ ĐÔNG CHU 東周 theo thể chữ triện ở mặt trước. IMG_1631 (2)

Mặt sau tiền nhẵn, không có chữ:

Dong Chu mat sau

Việc phát hiện những đồng hoàn tiền ở khu vực Đông Anh mang chữ Đông Chu thêm một lần nữa xác nhận khu vực miền Bắc Việt chính là phần đất Đông của nhà Chu, nơi có thành Đông Đô – Lạc Dương, hay là Đông Ngàn Cổ Loa ngày nay.
Sự kiện xây thành Cổ Loa thời Đông Chu đã từng được xác nhận trong đôi câu đối thờ Lão Tử tại đình làng Thổ Hà (Việt Yên, Bắc Giang). Lão Tử là người đã giúp vua Chu (Thục An Dương Vương) dời đô về Lạc Dương – Đông Đô tại Cổ Loa (xem bài Lão Tử hóa Việt kinh):
東周風雨是何辰別把清虚開道教
南越山河惟此地獨傳幻化作神僊
Đông Chu phong vũ thị hà thì, biệt bả thanh hư khai Đạo Giáo
Nam Việt sơn hà duy thử địa, độc truyền ảo hóa tác Thần Tiên.
Dịch:
Mưa gió Đông Chu đây một thời, riêng nắm chốn thanh hư, mở Đạo Giáo
Núi sông Nam Việt chỉ đất đó, một truyền phép màu nhiệm, tạo Thần Tiên.
Tiền cổ có chữ ĐÔNG CHU 東周 ở dạng đại triện còn từng được thấy ở Lào như trong đồng tiền hình xẻng sau.

Dao tien

Mặt sau đồng tiền này có chữ Vượng Cát 王吉:

Dao tien sau

Những đồng tiền có minh văn, ghi rõ ràng chữ ĐÔNG CHU 東周 tìm thấy ở Việt Nam và Lào là những bằng chứng khảo cổ trực tiếp cho nhận định thiên tử Chu của Trung Hoa có vùng đất Đông Chu là khu vực Bắc Việt ngày nay, đô thành đóng tại Cổ Loa. Vua Chu được truyền thuyết Việt chép là Thục An Dương Vương hay Vua Chủ ở Cổ Loa.
An DuongBản thân chữ AN DƯƠNG 安陽 cũng là chữ thường gặp trên các xẻng tiền cổ, khá phổ biến. An Dương này không phải là thành phố An Dương ở Hà Nam vì thành phố đó thời Tiên Tần có tên khác. Đây là tên gọi của phần đất phía Đông nhà Chu. An Dương là phía Đông yên bình, an lạc (Lạc Dương). Địa danh An Dương cũng từng tìm thấy trên những thẻ ngọc An Dương phát hiện ở Quảng Đông từ đầu thế kỷ 20.

 

 

 

Hắc thủy và Đại Vũ

Sách Hà Nội địa dư do Dương Bá Cung soạn năm Tự Đức thứ 4 (1852) phần Sông Nhị Hà viết:
… Có tên là Lô Giang hay còn gọi là sông Phú Lương. Nước sông cuốn theo phù sa sắc đỏ như son, tới mùa thu nước mới trong trở lại. Dòng sông bắt nguồn từ nội địa bên Vân Nam chảy xuống.
Xét: sách Vũ Cống nói: “Dẫn nước sông Hắc Thủy đến núi Tam Nguy chảy nhập vào biển Nam Hải”. Nhà nho đời trước nói: “Có bốn dòng sông vùng Tây Di chảy về phương Nam ra biển, thứ nhất là Tây Nhị Hà”. Quế Đường Lê (Quý Đôn) viết: “Phủ Xa Lý có sông Lạn Thương và sông Cửu Long đều chảy vào Giao Chỉ, trở thành sông Phú Lương, tức là hạ lưu của sông Hắc Thủy vậy.
Nước sông chia thành hai dòng chảy: một là sông Thao, một là sông Đà, hợp lưu ở ngã ba Bạch Hạc, gọi là sông Nhị Hà…
Tương tự, sách Hà Nội sơn xuyên phong vực thời Nguyễn cũng chép về sông Nhĩ Hà:
Xét thiên Vũ Cống sách Kinh Thư có câu: “Dẫn nước sông Hắc Thủy đến núi Tam Nguy rồi ra biển Nam Hải”. Sái Phó dẫn lời của Phàn Xước đời Đường: “Có bốn dòng sông từ Tây Di chảy về phương đổ ra biển Nam Hải, một trong số đó là Tây Nhĩ Hà”. Ông Trình Tử nói: “Sông Hắc Thủy ở phía Tây đất Thục. Sông Nhĩ Hà và sông Hắc Thủy nối liền nhau, đổ thẳng ra biển Nam Hải”. Tra cứu sách Địa dư chí thì sông Nhĩ Hà bắt nguồn từ nội địa tỉnh Vân Nam. Vân Nam là đất Ba Thục xưa. Tra sách vở, bản đồ thấy phần đất nước ta nằm cách sông Hắc Thủy về phía Tây, như vậy là khớp với tên sông Nhĩ Hà nêu trên.
Các nhà Nho thời Nguyễn khi khảo cứu về sông Nhị Hà thường liên hệ với câu trong thiên Vũ Cống của Kinh Thư: “Dẫn nước sông Hắc Thủy đến núi Tam Nguy rồi ra biển Nam Hải”, và cho rằng Hắc Thủy đây là ngọn nguồn từ Vân Nam của sông Nhĩ Hà hay sông Hồng ngày nay. Vấn đề là thiên Vũ Cống nói về thời vua Đại Vũ của nhà Hạ Trung Hoa từ cách đây trên 4000 năm. Thế mà sao lại có nói đến con sông chảy qua Việt Nam và còn biết cả biển Nam Hải? Hạ Vũ ở chỗ nào mà có sông đổ ra biển Nam Hải (tức biển Đông)?
Không chỉ các nhà Nho nước Nam thời Nguyễn. Sách Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu – Bùi Quý (đầu thế kỷ 19) có bài Khảo cứu về nguồn lạch sông Nhị Hà, dẫn các tư liệu của Trung Quốc:
Sách Lý Nguyên Dương Hắc thủy khảo chép rằng: Vũ Cống nói rằng: “dẫn nước sông Hắc Thủy đến núi Tam Nguy chảy vào biển”. Núi Tam Nguy chẳng biết ở đâu, cứ Lũng, Thục, Điền (Vân Nam) ba phương đứng chân đỉnh thì nước ở Lũng, Thục vốn không chảy vào biển. Duy 2 sông Lan Thương, Lô Giang ở tỉnh Vân Nam (Điền) đều phát nguyên từ Thổ Phồn chảy về phía Tây Bắc rồi chảy vào Nam Hải…
Hắc Thủy là dòng sông mà Đại Vũ đã khơi dòng trị thủy từ thủa hồng hoang. Vậy mà dòng sông này lại được xác định là thượng lưu của sông Nhĩ Hà (sông Hồng). Như thế rõ ràng Đại Vũ trị thủy chẳng phải ở đâu xa mà chính là ở vùng đất Bắc Việt ngày nay. Chỉ vì các chuyên gia sử địa cả ta và Trung Quốc không chịu nhìn nhận điều này nên mới vô cùng lúng túng khi so sánh cổ thư để khảo về dòng Hắc Thủy đổ ra biển Nam Hải. Đại Vũ mà trị thủy ở vùng trung lưu Hoàng Hà thì lấy đâu ra biển mà đổ (vì sông Hoàng Hà chảy lòng vòng ngược lên phía Bắc đổ ra biển Bột Hải), chưa nói gì còn đổ ra tận biển Đông (Nam Hải).

LangXuong
Đền Lăng Xương, tương truyền là nơi sinh của thánh Tản bên tả ngạn sông Đà.

Hắc Thủy chính xác là sông Đà vì Đà = Đen = Hắc. Thượng nguồn sông Đà từ Vân Nam. Dòng sông trị thủy của Đại Vũ là sông Đà nên Đại Vũ chẳng phải ai khác chính là Tản Viên Sơn Thánh trong truyền thuyết Việt. Tản Viên quê ở Lăng Xương (Thanh Thủy, Phú Thọ) và thành nghiệp ở núi Ba Vì, đều là những nơi ở 2 bên tả và hữu ngạn dòng sông Đà – Hắc thủy này cả. Dòng sông Đà chảy tới ngã ba Bạch Hạc (Việt Trì) đổ nhập vào với sông Thao và sông Lô thành sông Hồng (Nhị/Nhĩ Hà hay Phú Lương), rồi chảy ra biển.
Còn núi Tam Nguy nơi sông Hắc Thủy dẫn nhập ra biển thời Đại Vũ cũng không phải ở Vân Nam. Tam Nguy rành rành chính là núi Tam Đảo, nằm ngay cạnh ngã ba Bạch Hạc. Dẫn chứng là huyền sử Trung Hoa chép: Tây Vương Mẫu được 3 con chim Thanh Điểu thay nhau mang thức ăn tới. Ba con chim này sống ở trên núi Tam Nguy, ở phía Tây của núi Côn Lôn. Núi Tam Nguy gồm ba ngọn, cao vút xuyên qua cả mây trời nên mới có tên như vậy.
Côn Lôn là tên gọi khác của dãy Tam Đảo. Tam Nguy của Tây Vương Mẫu là 3 ngọn của núi Tam Đảo luôn khuất trong mây trắng. Tây Vương Mẫu được người Việt tôn thờ là Tây Thiên Quốc Mẫu hay Tam Đảo sơn trụ quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, cũng là Mẫu Thượng thiên trong tín ngưỡng Tứ phủ.
Thời Đại Vũ cách đây trên 4000 năm, khi đó mực nước biển dâng cao hơn bây giờ. Căn cứ theo bậc thềm phù sa cổ để lại thì cửa sông đổ ra biển lúc này nằm vào sát vùng trung du ngày nay. Tam giác đồng bằng sông Hồng lúc đó là vùng bán ngập nước mà đỉnh của tam giác này là ngã ba Việt Trì. Do đó thời Đại Vũ ngã ba sông Bạch Hạc nằm không xa biển là bao nhiêu. Như thế câu chép của thiên Vũ Cống hoàn toàn chính xác với địa hình thủy văn ở vùng Bắc Việt lúc này: Dẫn nước sông Hắc Thủy đến núi Tam Nguy rồi ra biển Nam Hải. Tức là dẫn nước sông Đà đến ngã ba Bạch Hạc – Tam Đảo rồi ra biển Đông.

DSC02661

Chính điện đền Và – Đông cung Tản Viên ở Sơn Tây.

Với định vị sông Hắc Thủy là sông Đà, núi Tam Nguy là Tam Đảo, biển Nam Hải là biển Đông thì rõ ràng Đại Vũ, vị vua thái tổ của nhà Hạ Trung Hoa chính là Tản Viên Sơn Thánh ở nước Nam. Ngôi đền thờ lớn nhất của Tản Viên Sơn Thánh là đền Và ở thị xã Sơn Tây. “” là tiếng phát âm khác của từ “” trong tên của Đại Vũ – Tản Viên mà thôi. Mà bản thân từ nghĩa là Vua. Đại Vũ là vị Vua lớn, đã trị thủy thắng lợi, mở đầu một bước ngoặt to lớn trong lịch sử người Hoa Việt.