Mạn đàm với sư thầy Tâm Hiệp: SÁNG TỎ GỐC TÍCH CÁC VUA HÙNG QUA NGỌC PHẢ HÙNG VƯƠNG

Năm 2018 loạt bài viết “Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động” của nhà báo Hoàng Hải Vân đã thu hút được nhiều sự chú ý của bạn đọc và nhận được nhiều ý kiến đóng góp, phản hồi, phản biện xung quanh các vấn đề liên quan đến các kết luận của thiền sư về lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, có thể do chưa có đầy đủ tư liệu, thiền sư Lê Mạnh Thát đã chưa đi sâu vào phân tích và nghiên cứu một chủ điểm quan trọng, đó là lịch sử dân tộc thời kỳ Hùng Vương.
Thời đại Hùng Vương trong lịch sử dân tộc Việt có tồn tại hay không và tồn tại như thế nào? Đây là một câu hỏi của không ít con dân người Việt ngày nay, còn đang loay hoay trước sự đa dạng và khó phân định của các lập luận từ nguồn tư liệu sử học khi nhìn về nguồn cội.
Từ lòng yêu mến đối với lịch sử nước nhà, tôi có may mắn được gặp sư thầy Tâm Hiệp trên hành trình tìm về nguồn cội của thầy. Thầy Tâm Hiệp là một người từ bé đã xuất gia theo Phật nhưng lại có tình yêu đặc biệt với văn hóa Việt. Thầy cho rằng, văn hóa của người Việt là nền văn hóa được xây dựng từ lòng biết ơn và niềm thương kính với nguồn cội. Từ đó, xếp gọn y vàng, thầy rong ruổi trên khắp các nẻo đường của vùng đồng bằng Bắc bộ và ở quê hương Quảng Trị để nghiên cứu tìm hiểu vấn đề này. Bên cạnh trang kinh là những tập tư liệu Hán Nôm thầy tìm được từ những ngày điền dã khắp các vùng quê trong dân gian.
Mới gần đây, cùng với Nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền miếu Việt, thầy Tâm Hiệp đã cho ra mắt cuốn sách: Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả sưu khảo. Đây là bản sưu tầm, dịch và phiên chú đầy đủ tư liệu phả ký lưu giữ tại Hùng Vương miếu ở thôn Vân Luông, xã Vân Phú, Việt Trì, Phú Thọ. Cuốn sách đã được nhà xuất bản Dân trí xuất bản đúng vào dịp giỗ tổ 10/3 năm 2020.

2Ngai thờ 3 vị vua Hùng ở thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ.

Mỗi lần về với đền Hùng vào ngày giỗ tổ, tôi luôn tự hỏi, đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh hiện đang thờ ai? Khi nói chuyện với các hướng dẫn viên ở đây thì được biết ở cả 3 khu đền Thượng, đền Hạ và đền Trung trong quần thể di tích đều đặt 3 ngai vị là:

  • Đột ngột Cao Sơn Cổ Việt Hùng Thị thập bát thế Thánh vương
  • Ất Sơn Thánh vương
  • Viễn Sơn Thánh vương

Người hướng dẫn ở đền Hùng giải thích với tôi rằng đây là ba vị thần núi, tương ứng 3 ba chòm núi Nghĩa Lĩnh, núi Trọc và núi Vặn ở vùng Việt Trì. Tuy nhiên, điều này không khỏi làm tôi hoang mang. Chẳng nhẽ quốc tổ vua Hùng nước ta lại là 3 vị thần núi? Tôi đem băn khoăn này chia sẻ với sư thầy Tâm Hiệp và xin mạo muội ghi lại những ý chính được sư thầy giải đáp dưới đây.
Sư thầy Tâm Hiệp cho biết, đền Hùng nằm ở thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, còn lưu giữ được bản Hùng Vương Ngọc phả soạn vào năm Hồng Đức nguyên niên (1470) bởi Hàn lâm viện trực học sĩ Nguyễn Cố. Cuốn ngọc phả này kể lại sự tích các vị vua Hùng từ đầu cho tới khi Triệu Đà diệt An Dương Vương lập nước Nam Việt. Tuy nhiên, trong cuốn ngọc phả của Hy Cương lại không hề đề cập đến các tên gọi Đột Ngột Cao Sơn, Ất Sơn và Viễn Sơn. Đây là lý do làm cho các nhà nghiên cứu cho rằng 3 ngai vị ở đền Hùng là 3 vị thần núi địa phương. Từ đó, cả ban quản lý Đền Hùng và những người dân cũng chỉ biết chung chung như vậy.
Nhưng nay, với phát hiện bản Hùng Vương Thánh tổ Ngọc phả lưu tại đền Vân Luông thì sự việc về 3 vị vua Hùng được thờ trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Phần thứ nhất trong bản Ngọc phả có tên Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền tự điển, trong đó ghi chép đầy đủ các tên gọi, ngày sinh, thời gian trị vì của các đời vua Hùng. Theo cuốn điển thờ này thì Đột Ngột Cao Sơn là mỹ tự truy phong (tên thờ) của Hùng Quốc Vương 雄國王, người con trưởng trong trăm trai. Tương tự, Viễn Sơn là thụy hiệu của Hùng Hy Vương 雄㬢王 và Ất Sơn là thụy hiệu của Hùng Hi Vương 雄曦王, 2 vị vua Hùng kế tiếp Hùng Quốc Vương.
Như thế, đền Hùng ở Phú Thọ thực chất là thờ 3 vị vua Hùng đầu tiên của thời đại Hùng Vương, là những vị vua Hùng được ghi chép trong điển thờ quốc gia (ngọc phả). Không thể có chuyện quốc tổ người Việt lại là 3 vị thần núi.

1
Trang đầu của cuốn Nam Việt Hùng Vương Ngọc phả vĩnh truyền miêu duệ tôn điệt ức vạn niên hương hỏa tự điển tôn sùng.

Ngọc phả Hùng Vương bàn rằng: Xưa Tiền Hoàng đế Thánh tổ Cõi lớn trời Nam, Hùng Vương Sơn Nguyên, đã gây dựng cơ đồ, thủy tổ Việt Nam, mở nước Cổ Việt Hùng Thị, mười tám đời thánh vương ngự trị Cõi lớn trời Nam, mở mang hùng đồ nước Việt, nước biếc một dòng, bắt đầu vận vua sáng đế thánh. Núi xanh vạn dặm, lập nền đô thành điện báu, mở vật giúp người, thống trị mười lăm bộ, giữ thế mạnh trước phiên thần, nối tiếp phát huy cõi đất lớn thành Viêm Hồng, do vua trị nước hơn ba ngàn năm, mãi giúp cho dòng giống vững như bàn đá. Hiển ứng linh thiêng ở Nghĩa Lĩnh, truyền trăm đời đế vương ngự ở Việt thành, muôn năm thánh điện núi Hùng, đất tổ trời Nam, gốc nước cơ đồ, vạn xuân tôn kính, ngàn xưa chảy mãi.
Đối với những người “ngoại đạo” như tôi, thời đại Hùng Vương luôn là một điều bí ẩn đến khó hiểu. Ví như, tại sao 18 đời vua Hùng lại kéo dài hơn 2600 năm? Tuổi thọ trung bình mỗi đời vua Hùng vậy có quá lạ không?
Khúc mắc này cũng được sư thầy Tâm Hiệp giải đáp bằng những thông tin từ bản Ngọc phả Hùng Vương mới phát hiện. Theo đúng nguyên bản của Nam Việt Hùng Vương Ngọc phả vĩnh truyền tự điển, 18 đời Hùng Vương không phải là 18 vị vua. Mỗi một đời Hùng Vương là một triều đại kéo dài. Mỗi triều đại mang cùng một tên hiệu có thể có 1 hoặc nhiều vị vua. Ngọc phả gọi là 18 chi như sau:
Đế Minh thống trị vạn bang chư hầu thiên hạ
1.Kinh Dương Vương – chi Càn
2.Hùng Hiền Vương – chi Khảm
3.Hùng Quốc Vương – chi Cấn
4.Hùng Hy Vương – chi Chấn
5.Hùng Hi Vương – chi Tốn
6.Hùng Diệp Vương – chi Ly
7.Hùng Huy Vương – chi Khôn
8.Hùng Ninh Vương – chi Đoài
9.Hùng Chiêu Vương – chi Giáp
10.Hùng Uy Vương – chi Ất
11.Hùng Trinh Vương – chi Bính
12.Hùng Võ Vương – chi Đinh
13.Hùng Việt Vương – chi Mậu
14.Hùng Định Vương – chi Kỷ
15.Hùng Triều Vương – chi Canh
16.Hùng Tạo Vương – chi Tân
17.Hùng Nghị Vương – chi Nhâm
18.Hùng Duệ Vương – chi Quý
Ngọc phả Hùng Vương ghi rõ: Từ đầu tính nước họ Hùng 18 nhánh truyền ấn phù quốc gia, 180 đời đế vương lên ngôi, nhất thống núi sông, xe sách trị nước, kiến dựng 120 điện thành… Cộng các năm trị vì, 18 đời thánh vương di truyền, thánh tử thần tôn, triều đại đế vương, hưởng ngôi cộng là 2655 năm, thọ 8618 năm, sinh 986 chi hoàng tôn công chúa, sinh cháu chắt cộng là 14.370 người, trị ở nước Nam, đầu núi góc biển, vạn thế trường tồn, mãi mãi không ngừng.
Như vậy, thời đại Hùng Vương có tới 180 vị đế vương, kéo dài 2655 năm. Tính ra trung bình mỗi vị vua Hùng trị vì khoảng 15 năm, thọ khoảng 48 tuổi. Đây là những con số hoàn toàn rất thực tế.
Còn nhiều điều nữa được ẩn chứa qua từng trang Ngọc phả. Ngọc phả ngày nay trở nên hoang đường là do bởi chính chúng ta đọc tự điển của cha ông với một thái độ thờ ơ, nghi ngờ, không muốn hiểu di sản của tổ tiên để lại nghĩa là gì, không muốn biết thông điệp của cha ông gửi gắm qua từng trang sách quý, từng được lưu giữ trân trọng như vật thờ cúng.
Ngọc phả chính là “chìa khóa” về nguồn cội, là cuốn Thiên thư giúp phân định được không gian, thời gian và con người Việt ở thời xa xưa nhất. Đây là một báu vật đúng như nó được ghi:
Cho nên quốc triều mới tiến hành soạn sách Nam Thiên bảo lục, để mãi ban cho hậu thế, con cháu dòng dõi lưu truyền muôn đời. Chỉ truyền cho người hiền, không truyền cho người thiếu phép tắc. Sự tích này không thể đem cho người ngoài.

3Sư thầy Tâm Hiệp và đoàn dâng hương ở đền Trung trên núi Nghĩa Lĩnh.

Xin thành tâm thắp một nén hương dâng lên Cửu trùng thiên điện ở núi Hùng, đọc lại những dòng Ngọc phả về thời kỳ dựng nước, ngâm lên câu đối trên chính điện đền Trung:
Thiên thư định phận, chính thống triệu Minh đô, Bách Việt sơn hà duy hữu tổ
Quang nhạc hiệp linh, cố cung thành tụy miếu, Tam Giang khâm đái thượng triều tôn.
Nghĩa là:
Sách trời định phân, chính thống dựng Minh đô, núi sông Bách Việt duy có tổ
Núi tỏa linh thiêng, cung cũ lập miếu đền, một dải Tam Giang hướng về nguồn.

Minh Thi
Bài đăng trên báo Lao động cuối tuần số 26 từ 26-28/6/2020

26

262

Tết Đoan Ngọ là ngày lễ gì trong sử Việt?

Câu ca dao lưu truyền:
Tháng năm là tết Đoan Dương
Nhớ ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn Lang.
Vậy tế Đoan Dương hay Đoan Ngọ ngày 5 tháng 5 là ngày giỗ ai?
Cuốn Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả đem lại câu trả lời rõ ràng.
Phần Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền tự điển ghi:
Hùng Quốc Vương… giờ Ngọ ngày 5 tháng 5 năm Canh Ngọ cùng sinh với trăm vương năm Canh Ngọ.
Phần Nam Việt Hùng Thị sử ký ghi:
Tới đầy tuần sinh nở, vào năm Canh Ngọ ngày 5 tháng 5, đúng ban ngày giờ Ngọ, mặt trời chiếu thẳng. Cái thai thần của Âu Cơ chuyển động, rồng mây đầy nhà, ánh sáng loé lên. Trong trướng, hoàng phi sinh ra một bọc ánh như ngọc trắng, hương lạ thơm nức.
NVHVNP040
Trang Nam Việt Hùng Thị sử ký ghi giờ Ngọ ngày 5 tháng 5 năm Canh Ngọ Âu Cơ đĩnh sinh bào ngọc trăm trứng.
Ngày 5 tháng 5 là ngày mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở ra trăm trai. Người con trưởng là Hùng Quốc Vương lên làm vua, lập nước Văn Lang. Đây chính là sự kiện đĩnh bách nam khai Bách Việt như câu đối ở đền Hùng nói tới.
Số 5 là con số trung tâm của Hà Lạc, chỉ thủ lỉnh. 5 là Ngũ, cũng là Ngọ. Do đó giờ Ngọ, ngày Ngọ, tháng Ngọ, năm Canh Ngọ đều có ý chỉ vua, chỉ thủ lĩnh của cả cộng đồng dân tộc Bách Việt.
Ngày Đoan Ngọ là ngày “giỗ mẹ Việt Thường“, tức là bà Âu Cơ. Khi bà mẹ của triều đại trước mất (ngày giỗ) thì cũng là ngày triều đại kế tiếp bắt đầu. Mẹ Việt Thường tên là Văn Lang tức là Chu Văn Vương.
A03 den Au Co
Đền Hiền Lương nơi thờ Âu Cơ tại Hạ Hòa, Phú Thọ.
Ngày Đoan Ngọ cũng là ngày sinh của Hùng Quốc Vương và trăm người con trai, nên mới có tên Văn Lang trong câu ca dao. Ý chỉ là ngày khởi đầu của Bách Việt với nước Văn Lang là vua chủ.
Tết Đoan Ngọ do đó là lễ ngày lập nước Văn Lang, dựng nên cơ đồ Bách Việt từ bà mẹ Âu Cơ. Đối chiếu Hoa sử thì đây là ngày Chu Văn Vương (tức Âu Cơ) mất, Chu Vũ Vương (tức Hùng Quốc Vương) lên ngôi, mở đầu thiên hạ nhà Chu, phân phong các chư hầu trăm nước (Bách Việt).
Câu đối ở đền Hiền Lương, nơi thờ quốc tổ Âu Cơ:
遡鴻厖締結以來僊種永傳留國祖歷家郡肇修而後人群緬慕播炎邦
Tố hồng mang đế kết dĩ lai, tiên chủng vĩnh truyền lưu Quốc tổ
Lịch cô quận triệu tu nhi hậu, nhân quần miễn mộ bá Viêm bang.
Dịch:
Nhớ thủa hồng mang gắn kết tới nay, nòi tiên mãi lưu truyền là Quốc tổ
Trải đất cô quận dựng sửa sau về, bầy dân luôn ngưỡng mộ khắp Viêm bang.

Triệu Vũ Đế, vạn cổ vĩ nhân

Cuối thời Chu mạt, cường Tần xua quân tấn công vùng Lĩnh Nam, chiếm đất Văn Lang. Tần Thủy Hoàng lên ngôi xưng đế, phân chia thiên hạ trăm nước của nhà Chu thành các quận huyện trực thuộc. Vùng đất Văn Lang được chia thành các quận Quế Lâm, Long Xuyên (Tam Xuyên) và Tượng. Một đại tướng Tần là Lý Thân, phò mã của Tần Thủy Hoàng, được cử trấn giữ vùng Tây Nam nhà Tần lúc này.
Truyện Giếng Việt cho biết Thôi Vĩ, con của vị ngự sử đại phu nhà Tần đã chữa bệnh cho Nhâm Ngao, rồi sau đó đi lạc ở núi Châu Sơn. Như thế ngay sau thời Tần là cuộc khởi nghĩa của Nhâm Ngao, Triệu Đà ở vùng núi Vũ Ninh. Hoàn toàn không hề nói tới An Dương Vương nào vào cuối thời Tần lúc này nữa.
Ngọc phả Hùng Vương cho biết, Nhâm Ngao và Triệu Đà dẫn quân đánh An Dương Vương ở vùng Tiên Du, sau đó Triệu Đà lui về núi Vũ Ninh đóng quân. Nũi Vũ Ninh là tên khác của Châu Sơn trong Truyện Giếng Việt.
So sánh 2 truyện thì thấy rõ, người được gọi là An Dương Vương ở đây thực ra là Tần đế. Triệu Đà mới là người đã diệt Tần, mở nước Nam Việt, đúng như Sử ký Tư Mã Thiên chép:
Khi nhà Tần đã bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương.”
Triệu Đà chứ không phải ai khác mới là người đã giành lại 3 quận mà Tần lập ra trên đất Việt. Người tuấn kiệt lãnh đạo nhân dân Việt giành thắng lợi trước quân Tần, lập quốc năm 206 TCN là Vũ Đế Triệu Đà. Còn An Dương Vương lúc này là tên gọi khác của vua Tần, vốn xuất phát đến từ vùng đất Thục Tứ Xuyên mà chiếm nước Văn Lang của Hùng Vương.

Tuong Huu Bang 2Tượng Triệu Vũ Đế ở Hữu Bằng, Ngọc Xá, Quế Võ, Bắc Ninh.

Khu vực núi Vũ Ninh từng có tới 8 làng đã lập Triệu Vũ Đế làm thành hoàng. Một vị đế vương oanh liệt, khai cơ mở nền cho một quốc gia thống nhất, một triều đại kéo dài hàng trăm năm, nhưng nay lại bị lãng quên. Nhìn bức tượng Triệu Vũ Đế duy nhất còn lại của vùng Vũ Ninh không khỏi rơi nước mắt. Người Việt ngày nay sao lại bạc bẽo đến vậy với tiền nhân?
Con “ngựa đá” Phi Liêm rồng phượng kết giao, biểu tượng của thiên hạ một nhà, nay vẫn đang phải ngậm ngùi trên đỉnh núi Vũ Ninh. “Cháu con còn nhớ tới mồ ông“?

IMG_2714

Thời đại Hùng Vương kết thúc khi nào?

Bản Hùng đồ thập bát thế thánh vương ngọc phả cổ truyện do Nguyễn Cố soạn thời Lê Hồng Đức (1470) là bản Ngọc phả Hùng Vương được lưu ở thôn Cổ Tích, xã Hy Cương và hiện được dùng làm bản Ngọc phả chính của di tích Đền Hùng ở Phú thọ. Bản ngọc phả này so ra thì tương ứng với phần Nam Việt Hùng Thị sử ký do Nguyễn Đình Chấn soạn năm Hùng Vương 32 (thời Minh Mạng), nhưng ở phần kết thúc còn có thêm một đoạn. Trong Nam Việt Hùng Thị Sử ký của Nguyễn Đình Chấn thời đại Hùng Vương kết thúc bằng sự kiện Thục An Dương Vươn lập cột đá thề ở Nghĩa Lĩnh và cho thờ cúng các thế hệ Hùng Vương. Còn trong cuốn Ngọc phả của Nguyễn Cố có thêm phần sau (dịch theo Ngô Đức Thọ):
Thục An vương kế nối trị nước được 50 năm thì xẩy ra việc nhà Tần lập các đạo quân gồm những dân phạm tội phải chạy trốn lưu vong, những người đi ở rể bị bán làm binh, sai Hiệu uý Đồ Thư làm tướng chỉ huy, sai Sử Lộc đào cừ chở lương thực, tiến sâu vào đất Lĩnh Nam, chiếm đất Lục Lương, đặt các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận; lấy Nhâm Ngao làm Thái thú Nam Hải, Triệu Đà làm quan lệnh huyện Long Xuyên. Nay ở đình Phân Thuỷ huyện Hưng Yên có miếu thờ. Biền đề ở miếu: Khai vật tế nhân. Câu đối ở miếu như sau:
Tưởng Việt Thành thâu túc, thuỳ sử nhất hoằng bích thuỷ, tiện vãn vận khởi hồng đồ
Niệm Nghĩa Lĩnh khai cương, cánh nhĩ sổ thanh sơn, lưu cao trạch nhi thành đô hội.
Rồi đó Nhâm Ngao, Triệu Đà thừa cơ gây hấn, đem quân sang xâm lược. Triệu Đà đóng quân ở núi Tiên Du Bắc Giang giao chiến với An Vương. An Vương lấy nỏ thần ra bắn. Triệu Đà thua trận bỏ chạy. Đà biết Thục có nỏ thần, không thể đối địch đựơc, bèn cho con là Trọng Thuỷ vào làm lính hầu (túc vệ) trong cung An Vương. Rồi Trọng Thuỷ cầu hôn vương nữ Mỵ Châu. Trọng Thuỷ dụ Mỵ Châu lấy trộm nỏ thần cho xem rồi tháo đổi cái lẫy khác. Sau đó Thuỷ về báo cho cha biết.
Triệu Đà bèn phát binh đánh An Vương. An Vương không ngờ cái lẫy thiêng đã bị mất, khi ấy đang đánh cờ vây, cười nói: “Đà không sợ nỏ thần sao?”.
Quân Triệu Đà vây áp đến nơi, An Vương lấy nỏ ra bắn, nỏ gẫy, bèn lui chạy. Thế là cơ đồ họ Hùng mất.
Từ Triệu Vũ Đế (huý Đà) kế trị đến các triều Đinh Lê Lý Trần cho tới nay triều Lê ta đều chuẩn y việc phụng thờ ở cung miếu, chuẩn cho làng Trung Nghĩa thuộc bản xã theo đúng lệ cũ được hưởng tạo lệ, miễn trừ tô thuế binh dân cùng là các khoản sưu sai tạp dịch, giao cho dân bản xã phụng thờ cầu chúc cho mệnh mạch quốc gia trường tồn, lưu thơm muôn thủa.
Ô hô! Thịnh thay!

IMG_5952
Đền Cổ Loa.

Như vậy, theo quan niệm của thời Nguyễn (bản Nam Việt Hùng Thị sử ký) thì thời đại Hùng Vương kết thúc vào khi An Dương Vương lên thế Hùng Vương. Nhưng theo quan niệm của thời Lê (bản Hùng đồ thập bát thế thánh vương ngọc phả cổ truyện), thời đại Hùng Vương lại kết thúc vào thời Triệu Đà.
Ngọc phả ghi: An Vương lấy nỏ ra bắn, nỏ gẫy, bèn lui chạy. Thế là cơ đồ họ Hùng mất. Tức là cơ đồ họ Hùng kết thúc vào sau khi An Dương Vương mất ngôi. An Dương Vương được coi ở đây cũng là một triều Hùng.
Thậm chí câu đối ở đình Phân Thủy tại Hưng Yên nơi thờ Triệu Đà (có lẽ nay là đình Xuân Quan ở Văn Giang) còn ca ngợi thời Hùng Vương:
想越城輸粟誰使一泓碧水便挽運以啟洪圖
念義嶺開疆竟尔數里青山流膏澤而成都會
Tưởng Việt Thành thâu túc, thuỳ sử nhất hoằng bích thuỷ, tiện vãn vận khởi hồng đồ
Niệm Nghĩa Lĩnh khai cương, cánh nhĩ sổ thanh sơn, lưu cao trạch nhi thành đô hội.
Dịch:
Nhớ thủa Việt Thành chở lúa, ai khiến một dòng nước biếc, thuận vận sau để tạo hồng đồ
Nghĩ khi Nghĩa Lĩnh mở nền, người qua bao dặm núi xanh, thấm ơn dày mà nên đô hội.

IMG_2269Nghi môn Long Hưng điện ở Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên.

Lịch sử Việt phát triển trải qua các nấc thang. Đầu tiên là thời lập quốc của Đế Minh – Kinh Dương Vương, đi khai mở Nam Giao, dựng điện thành ở Nghĩa Lĩnh. Rồi qua thời kỳ phụ đạo cha truyền con nối của Lạc Long Quân. Nổi lên một xã hội phát triển rực rỡ của Hùng Quốc Vương nước Văn Lang với hàng trăm chư hầu phiên thuộc. Thời đại Hùng Vương được coi là kết thúc khi các nước chư hầu được thống nhất, hình thành chế độ quản lý bởi nhà nước trung ương (thời kỳ phong kiến tập quyền). Thời kỳ này như trên được lấy vào thời An Dương Vương hoặc Triệu Đà.
Thực chất, sự kiện năm 256 TCN nhà Tần diệt thiên tử Chu, xưng đế thống nhất thiên hạ, được sử Việt kể là chuyện An Dương Vương nhận ngôi từ Hùng Vương. An Dương Vương lập cột đá thề là chuyện Tần Thủy Hoàng lên núi Thái Sơn phong thiện (tế trời đất) lập bia ghi công đức của nhà Tần. Do đó mốc An Dương Vương kết thúc Hùng Vương cũng là lúc chế độ quận huyện, nhà nước tập quyền ra đời trên toàn lãnh thổ Trung Hoa.

IMG_2270
Tượng Triệu Vũ Đế ở Xuân Quan.

Còn sự kiện Triệu Đà diệt An Dương Vương là chuyện Lưu Bang từ vùng Bắc Việt khởi nghĩa kháng Tần thắng lợi năm 206 TCN. Cũng vì thế mà Triệu Vũ Đế được coi là tiếp nối quốc thống từ Hùng Vương và có những câu đối ca ngợi về Nghĩa Lĩnh, Việt Thành cùng công đức Hùng Vương như trên ở đình Phân Thủy. Hiếu Cao Tổ Lưu Bang là người đã dẹp loạn thời hậu Tần, thống nhất cục diện phân tranh Hán – Sở, đặt nền móng lâu dài cho chế độ phong kiến tập quyền, Trung Hoa nhất thống, nối tiếp bước phát triển của dòng họ Hùng từ Tam Hoàng Ngũ Đế…

Thấy rành như vẽ mới làm thơ

Tôi viết bài thơ thủa Hùmg Vương
Cao Sơn đột ngột mở con đường
Vạn bang có chủ từ khi ấy
Thái Sơn núi tổ của muôn phương.

Kìa trông núi Lịch chốn Sơn Tinh
Nam quốc Anh Hoàng chuyện sử tình
Cầu hiền há kể Di hay Dị
Vua Thuấn cày trên ruộng Lạc Kinh.

Sự xưa kể lại mẫu Thần Long
Khai tộc Cha Tiên với Mẹ Rồng
Mây phủ Động Đình ngàn năm đó
Thánh kế thần truyền tự Lạc Hồng.

Hơn bốn ngàn năm sử nước ta
Lạc Long đánh dấu đức vua cha
Tiếp diệt Ân vương phân bang ấp
Trăm nước trăm quan hội một nhà..

Cái thời sơ sử thế mà nhanh
Vươn vai Phù Đổng hóa tinh anh
Dịch lý soi đường dân Bách Việt
Cố hương cố tổ mãi lưu danh.

HÙNG VƯƠNG NĂM 32

Cuối bản Nam Việt Hùng Thị sử ký hiện lưu ở đền Vân Luông (Vân Phú, Việt Trì, Phú có đề:
Năm 32 đời Hùng Vương, ngày trong tháng đầu xuân.
Hàn lâm học sĩ Quốc tử giám Nguyễn Đình Chấn
Vậy năm 32 đời Hùng Vương là năm nào?

Trang 103
Xét thông tin từ bản Ngọc phả Hùng Vương đã phát hiện ở thôn Cá Đô (An Đạo, Phù Ninh, Phú Thọ) thì cuốn Nam Việt Hùng Thị sử ký có tác giả là quan Hàn lâm Học sĩ Quốc tử giám Nguyễn Đình Chấn. Ban giám khảo bản Ngọc phả này là ông Lễ bộ Tả Thị lang – thần Phạm Quỹ, Hình bộ Tả thị lang- thần Nguyễn Hanh, Binh bộ Tả thị lang – thần Trương Quốc Hoa, Binh bộ Hữu thị lang- thần Phạm Quĩ, Hình bộ Tả thị lang – thần Vũ Hồn, Quang lộc tự khanh Biện lý Lễ bộ sự vụ Lê Thiện, Hồng Lô tự kiêm Biện lý hộ, Bộ sự vụ – thần Mai Đức Thường, Lễ bộ lang Trung biên, Lý bộ vụ – thần Nguyễn Đức Tân.
Trong đó có Mai Đức Thường là một trong những sứ thần Việt Nam đi sang nhà Thanh dưới thời Minh Mạng. Vì thế, cuốn Sử ký trên được biên soạn quãng thời kì Minh Mạng. Vậy phải hiểu “năm 32 đời Hùng Vương” là như thế nào?
Có thể thấy thời kỳ này các vua Nguyễn cho mình là dòng dõi Hùng Vương, do đó “đời Hùng Vương” ở đây chỉ triều đại nhà Nguyễn. Cách xưng này tương tự cách xưng “Long Phi” hay gặp trong các hoành phi câu đối và văn bản thời Nguyễn, là cụm từ chỉ chung một đời vua đương triều (thường dịch là “Vua ta”),  chứ không theo niên hiệu thông thường.
Nhà Nguyễn bắt đầu từ khi vua Gia Long lên ngôi năm 1806. Như thế năm 32 đời Hùng Vương – nhà Nguyễn sẽ là năm 1837. Đây đúng là năm dưới thời vua Minh Mạng.
Dòng lạc khoản “Năm 32 đời Hùng vương” của Nam Việt Hùng Thị sử ký là một dẫn chứng cho biết rằng nhà Nguyễn đã lấy danh hiệu Hùng Vương chỉ chính cho cả triều đại của mình. Vua Minh Mạng cũng là người đã cho lập nhiều di tích thờ cúng Hùng Vương như Miếu Lịch Đại Đế Vương ở Huế, đúc Cửu đỉnh… Bản thân ở đền Vân Luông tại Việt Trì, nơi lưu giữ bản Hùng Vương Thánh tổ Ngọc phả cũng còn bức hoành phi “Nam Thiên Chính Thống” của thời Minh Mạng.

A35 Nam Thien chinh thong