Lịch sử mạt kỳ Hùng Vương và thời Bắc thuộc

Thời đại Hùng Vương bước sang một trang mới khi Tần Thủy Hoàng hoàn thành đại nghiệp thống nhất lục quốc, lập nên đất nước Trung Hoa, xưng Đế như thời Thái cổ. Tuy nhiên, từ chế độ phong kiến phân quyền, kiến hầu lập bình để chuyển sang chế độ Trung Hoa thống nhất không hề nhanh gọn như vậy. Ngay sau khi Thủy Hoàng mất, thiên hạ nhà Tần lại chia năm xẻ bảy, các chư hầu xưa lại nổi lên. Nhưng bánh xe lịch sử không ngừng tiến lên. Lưu Bang, một đình trưởng nhỏ ở đất Thái Bình (Bái), nhân thời thế tạo anh hùng, đã hoàn thành được việc thống nhất lại thiên hạ, vượt qua đối thủ lớn nhất là Sở Bá Vương Hạng Vũ. Lưu Bang được truyền thuyết Việt gọi là Triệu Vũ Đế hay dã sử gọi là Nam Đế Lý Bôn.

Vấn đề xưng vương cát cứ của các chư hầu dưới thời nhà Hiếu vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Ngay sau khi Lữ Hậu mất, vị Vua Bà nắm đại quyền nhà Hiếu sau Lưu Bang, Trung Hoa lại rạch đôi Nam Bắc. Bắc quốc do chính dòng của Lưu Bang nắm giữ. Nam quốc do một nhánh của họ Lưu với sự trợ giúp của nhà họ Lữ đã xưng Đế nước Nam Việt. Dã sử Việt gọi là Triệu Việt Vương, nối nghiệp Lý Nam Đế ở nước Nam Việt.

Phải tới khi Lưu Triệt, một vị quân vương hiển hách của nhà Hiếu trị vì thì nước Nam Việt mới bị diệt. Vua Triệu cùng thừa tướng Lữ Gia bỏ kinh đô Phiên Ngung thất thủ, lên lâu thuyền chạy về phương Nam, tới vùng cửa biển Đại Ác ở Nam Định thì bị quân của nhà Hiếu truy sát. Vua Triệu bị bắt giết. Nhưng gia quyến nhà Triệu là các hoàng phi họ Lữ ngược dòng sông Đáy về đất tổ Phong Châu ẩn náu. Để rồi một thời gian ngắn sau đó, tại cửa sông Hát, Trưng nữ Vương lập tế đàn cầu khấn tiên tổ Long Quân, thề đền nợ nước trả thù nhà, dẫn quân chiếm lại Long Biên.

Khởi nghĩa của Trưng Vương họ Lã làm chủ được đất Bắc Việt trong vài năm. Nhà Hiếu một lần nữa cử Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức kéo sang, dập tắt cuộc khởi nghĩa, lập lại chế độ quận huyện ở miền Bắc Việt. Vùng đất này trở thành Giao Châu 7 quận, với trị sở ở Luy Lâu. Nối tiếp cai trị tại đây là các Thái thú, Châu mục người địa phương, rất có học thức và có lòng với non sông đất nước là Đặng Nhượng và Tích Quang. Những vị cư sĩ họ Đặng được người Việt tôn làm Nam Giao học tổ, và khắc ghi công đức giáo dân hóa lý trên miền đất này.

Cuối thời Hùng Vương, Vương Mãn là một ngoại thích đã tiếm ngôi nhà Hiếu và thực hiện một loạt cải cách sâu rộng trên cả nước. Tiếc thay, cải cách tiến hành quá vội vã đã làm lung lay cơ tầng toàn xã hội, dẫn đến thế nước suy vong. Nhân thời Trung Hoa suy yếu, lũ thảo khấu Lục Lâm đắc thế chiếm được kinh đô Trường An, rồi dần thôn tính các vùng đất, trong đó có cả trận tử chiến của các cư sĩ họ Đặng ở Long Biên. Trung Hoa rơi vào thời Bắc thuộc bởi Hán quân từ Hán Quang Vũ.

Những cuộc khởi nghĩa giải phóng đất nước chống lại sự cai trị của Hán tộc từ đó chưa bao giờ ngừng, lớp trước nối tiếp lớp sau, lấy máu xương đắp đổi núi sông. Trền miền đất Việt, thủ lĩnh khởi nghĩa lúc này là Lý Bí, mà được sử chép là Khu Liên, đánh phá châu quận, giết được thứ sử Giao Châu là Chu Phù. Khu Liên có lẽ đã lên ngôi vua, mở ra nước Lâm Ấp ở phương Nam nên được gọi là Lý Nam Đế.

Khởi nghĩa của Lý Bí – Khu Liên bị giặc Hán đàn áp. Khu Liên mất, hoặc hy sinh. Lâm Ấp bấy giờ bị chia thành 2 phần. Phần phía Đông với trị sở ở Long Biên (Luy Lâu) do bên ngoại của Khu Liên mang họ Phạm cai quản. Sử chép là Sĩ Nhiếp. Phần phía Tây với trị sở ở vùng đất Ô Diên (Sơn Tây) do chính dòng họ Lý nắm giữ, sử gọi là Lý Phật Tử. Họ Lý vốn có nguồn gốc từ Lý Bôn – Triệu Vũ Đế nên xưng là Nam Chiếu. Người Nam Chiếu là con cháu Triệu Vũ Đế.

Trong khi đó, Hán tộc ở phương Bắc bị một loạt các cuộc khởi nghĩa của người Trung Hoa làm lung lay, mà lớn nhất là khởi nghĩa Hoàng Cân của anh em họ Trương. Từ đó dẫn đến hình thành thế chân vạc ba nước Ngụy Thục Ngô mà Thục và Ngô là 2 nước của người Hoa Việt, Ngụy là đám giặc ngoài Hán tộc. Bởi vậy mà Phạm Tu – Sĩ Nhiếp sau đó đã theo về với Đông Ngô, được phong là Long Biên Hầu. Còn Lý Phật Tử được biết dưới tên Man Vương Mạnh Hoạch, nhờ sự chiêu dụ của Võ Hầu Gia Cát đã thuần phục nhà Thục. Cả 2 vùng Đông và Tây Bắc Việt lúc này đều ở chế độ tự trị với nhà Ngô và Thục.

Khi nhà Tấn diệt Thục, vùng đất Tây Bắc của Lý Phật Tử – Mạnh Hoạch vẫn độc lập. Còn vùng đất phía Đông đã sát nhập vào Đông Ngô sau khi Sĩ Nhiếp qua đời, rồi tới thời Đào Hoàng đã phải hàng nhà Tấn. Chỉ còn lại mảnh đất phía Nam Trung Bộ do con cháu họ Phạm nắm giữ, vẫn xưng là Lâm Ấp, không phụ thuộc vào nhà Ngô hay Tấn.

Trải qua các đời Tấn, Tề, Lương, Trần, vùng Tây Bắc Việt vẫn độc lập dưới tên nước Nam (Nam Chiếu) do họ Lý làm vua. Gần đây Thiền sư Lê Mạnh Thát đã phát hiện vào thời này có những bức thư của một vị thủ lĩnh Giao Châu là Lý Miễu gửi cho các vị sư ở đất Bắc. Lý Miễu chính là dòng dõi Lý Phật Tử, nối đời cai quản vùng Tây Bắc Việt.

Tới thời Tùy, khi Giao Châu đạo hành quân tổng quản Lưu Phương áp sát vùng Tây Bắc, hậu duệ của họ Lý là Lý Bát Lang đã chiến đấu chống trả, rồi cuối cùng cũng hàng nhà Tùy. Từ đó Trung Hoa trở lại thống nhất toàn lãnh thổ như thời Triệu Vũ Đế – Lý Bôn xưa. Mảnh đất ở cực Nam là Lâm Ấp, cũng đã bị Lưu Phương tấn công và xóa sổ các vua họ Phạm. Lâm Ấp chấm dứt, thay vào đó là thời kỳ Hoàn Vương của người Chăm từ miền Nam Trung Bộ nắm giữ.

Đình Giang ở Viên Nội, Ứng Hòa, thờ Lý Nam Đế, người đã khai mở Lâm Ấp.

Điểm mới của “tường thuật” lịch sử trên đây là ở nhận định: Hậu Lý Nam Đế Lý Bí được thờ ở Việt Nam ngày nay không phải là Lưu Bị nhà Tây Thục, mà là Lý Khu Kiên (Khu Liên) của Lâm Ấp. Lưu Bị chưa từng tới đất Việt nên khó có khả năng ở Việt Nam thờ ông một cách dày đặc như thờ Lý Bí. Hơn nữa, có một số dẫn chứng cho thấy sự liên quan giữa Lý Bí và Lâm Ấp, như câu đối ở đình Giang tại Viên Nội, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, nơi thờ Lý Bí:

Nam diện ung dung, thác thủy tương truyền Lâm Ấp địa
Giang đình nghiễm nhã, cận quang trường chúc Vạn Xuân thiên.

Dịch:

Phương Nam ung dung, khởi đầu truyền đó đất Lâm Ấp
Đình Giang nghiêm nhã, rực sáng mãi còn trời Vạn Xuân. 

Nam Thiên cổ miếu thờ Triệu Việt Vương ở Hoằng Trung, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Hay ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa có đền thờ Triệu Việt Vương với sự tích vua Việt họ Triệu đi đánh dẹp Lâm Ấp ở Cửu Đức, Nhật Nam, là sự kiện không có đối với Triệu Quang Phục. Triệu Việt Vương đánh Lâm Ấp ở đây là vua Việt họ Lý thời nhà Triệu, tức là thời kỳ Nam Triệu của Lý Bí hay Lý Phật Tử.

Bảng sau tóm tắt lịch sử Việt vào cuối thời Hùng Vương và thời Bắc thuộc:

Trước Bà Trưng, sau Bà Triệu, cùng một bậc người

Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Hát Môn có lẽ đã là người lập “Hội phụ nữ” đầu tiên của nước Nam. Dưới cờ Nhị Trưng Vương có rất nhiều tướng lĩnh là nữ, cùng chung chí hướng, “đền nợ nước, trả thù nhà”. Nhưng người phụ nữ đầu tiên nắm quyền lãnh đạo đất nước có lẽ phải kể đến tiền nhân của Hai Bà Trưng là… Lữ Hậu.

Lữ Hậu, tên cúng cơm là Trĩ, người Đồng Xâm (Kiến Xương, Thái Bình). Tại đây bà được gọi là Hoàng hậu Trình Thị (thiết Trĩ). Lữ Trĩ là người vợ từ thủa hàn vi của Lưu Bang, được truyền thuyết Việt chép là Lý Bôn. Lưu Bang khởi nghĩa tại đất Bái, được chép là đất Thái Bình, cũng là Triệu Vũ Đế quê ở Chân Định (tên cũ của huyện Kiến Xương). Lưu Bang là người Tuấn kiệt, đã lãnh đạo nhân dân Việt kháng Tần thắng lợi, lên ngôi Hiếu Cao Tổ, Lữ Trĩ trở thành Lữ Hậu.

ly-bon

Lý Nam Đế và hoàng hậu Đỗ Thị Khương, tranh thờ ở Thái Bình.

Lưu Bang mất, Lữ Hậu nắm toàn quyền, phân phong cho họ Lữ những chức vụ quan trọng nhất, nắm binh quyền. Đáng chú ý là có tước Lữ Vương, là người cai quản vùng đất quê họ Lữ, tức là vùng đất Bái – Thái Bình xưa.

Lữ Hậu mất, họ Lữ định làm cuộc đảo chính nhưng không thành. Anh em Lữ Lộc, Lữ Sản bị các cận thần của Lưu Bang giết chết. Tuy nhiên, họ Lữ không tuyệt đường ở đây. Vị Lữ Vương ở phương Nam đã tôn một người cháu của Lưu Bang lên làm vua, lập nước Nam Việt, gọi là Triệu Đà, còn bản thân mình làm thừa tướng Lữ Gia. Họ Lữ ở Nam Việt “con giai lấy con gái vua, con gái lấy con giai, anh em, tôn thất của vua“, nắm quyền hành lớn.

Năm 111 TCN Hiếu Vũ Đế cử Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức tấn công Nam Việt. Phiên Ngung thất thủ, Lữ Gia cùng vua Triệu Vệ Dương Vương và gia quyến lên thuyền đi về phía Tây. Tới cửa Đại Ác (cửa sông Đáy đổ ra biển ở Nam Định) cả vua Triệu và Lữ Gia bị bắt, giết.

Nhưng họ Lữ vẫn còn người. Hai hoàng phi nhà Triệu là Trưng Trắc, Trưng Nhị, truyền tích gọi là Ả Lã, con gái của Lữ Gia, đã chạy thoát về Phong Châu. Từ đây Nhị Trưng lập đàn thề ở cửa sông Hát, tưởng nhớ tới chồng là Triệu Vệ Dương Vương tử nạn ở cuối sông, phất cờ Quang Phục, đánh Tô Định, chiếm Luy Lâu, xưng là Tây Vu Vương hay gọi là Lang Tề (Nàng Đê).

Với thân phận là hoàng phi nhà Triệu nên khởi nghĩa Trưng Vương đã được sự tham gia đông đảo của con cháu các quan lại nhà Triệu trước đó, nhiều người là nữ, có hoàn cảnh cha hay chồng bị giết trong cuộc bình định Nam Việt của nhà Hiếu. Truyền thống nữ trung hào kiệt từ Lữ Hậu cùng với nợ nước thù nhà đã làm nên một “Hội thề” Hát Môn hùng tráng, lập nên quốc gia Hoàng Đinh độc lập.

Khởi nghĩa của các hoàng phi nhà Triệu dưới thời Hiếu – Tây Hán giành thắng lợi. Trưng Trắc lên ngôi vua của nước Tây (Đinh), là Tây Vu Vương. Nhưng chỉ ít lâu sau nhà Hiếu cử Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức, người từng đại phá Nam Việt, dẫn quân xuống đánh dẹp. Những trận đánh ác liệt giữa hai bên nổ ra ở Lãng Bạc – Bạch Đằng, rồi Cấm Khê, kết thúc bằng cái chết của Nhị Trưng Vương. Thiên hạ Trung Hoa lại thống nhất về một mối.

Nhà Hiếu truyền đời mấy trăm năm thì bị đại thần Vương Mãng soán ngôi. Vương Mãng mang hoài bão phục cổ, xây dựng một thế giới lý tưởng, đã thực hiện hàng loạt cải cách ảnh hưởng toàn diện đến xã hội. Nhân lúc Trung Hoa suy yếu người Hán tụ tập thành lũ giặc cỏ ở núi Lục Lâm, rồi diệt nhà Tân của Vương Mãng, biến Trung Hoa của người Hoa Việt thành Hán quốc (Đông Hán).

Trên đất Giao Châu các châu mục, thái thú lúc này là Đặng Nhượng, Tích Quang, Đỗ Mục cai quản, vừa lo chống giặc Hán bên ngoài, vừa dung nạp các hiền sĩ chạy loạn về phương Nam nương nhờ, mở trường dạy học, nêu cao văn hiến. Đặng Nhượng là Đặng cư sĩ thờ ở làng Lệ Chi, Gia Lâm. Đỗ Mục có thể là vị cư sĩ được thờ ở khu vực Thanh Oai – Chương Mỹ ngày nay (Đỗ Lang). Các vị này đã kiên cường chống lại sự bành trướng của Hán tộc xuống phương Nam và bỏ mình vì nước, như thần tích các nơi thờ cho biết.

Ang Phao

Đình Áng Phao, Cao Dương, Thanh Oai, Hà Nội, nơi thờ một vị Cư sĩ chống giặc thời Hán.

Giao Châu bị Mã Viện của Đông Hán chiếm, bắt hàng trăm các “cừ súy” Việt về Bắc. “Cừ súy” thiết “quý”, chỉ các quý tộc, tầng lớp lãnh đạo của người Việt. Truyền tích Việt trong các nơi thờ cúng chép thành “cư sĩ“. “Cư sĩ” cũng thiết “quý”. Đây là bằng chứng cho thấy cuộc tấn công của Mã Viện chiếm Giao Châu bắt các cừ súy Việt xảy ra vào thời đầu Đông Hán, đánh các “cư sĩ” là các châu mục, thái thú của nhà Tân.

Chiếm được Giao Châu Mã Viện xóa bỏ luật Việt, áp đặt luật Hán, thiết lập chế độ cai trị hà khắc ở Giao Châu. Sử ta đã lầm lẫn giữa cuộc hành quân của Lộ Bác Đức đánh Trưng Vương thời nhà Hiếu với cuộc tấn công xâm lược Giao Châu của Mã Viện thời Đông Hán.

Nước Nam mất, nhưng Hán tộc không được lúc nào yên ở phương Nam. Sử ghi trong hàng chục năm của thế kỷ thứ 2 người Nhật Nam, Cửu Chân liên tục nổi dậy. Đặc biệt khởi nghĩa của Khu Liên ở đất Tượng Lâm đã thành công, lập nên nước Lâm Ấp ở phương Nam. Khu Liên hay Khu Đạt, cũng là Triệu Quốc Đạt, cũng là Chu Đạt, người đã cầm đầu người Di khởi nghĩa ở Nhật Nam – Cửu Chân, buộc nhà Đông Hán phải cắm cột đồng phân giới Bắc Nam ở Man Thành Quảng Tây.

Em của Triệu Quốc Đạt là Triệu Thị Trinh, hay Bà Triệu, trong cuộc chiến này đã nổi danh là một nữ tướng xinh đẹp, dũng mãnh. Bà Triệu đi guốc vàng, mặc áo vàng, đầu voi phất ngọn cờ vàng, nối tiếp truyền thống nước Hoàng Đinh của Trưng Vương, chống giặc. Mã Viện lúc này đã buộc phải xây lũy đắp đê ở Cửu Chân, ngăn cản sự nổi dậy của cơn sóng khởi nghĩa phương Nam của Lệ Hải Bà vương.

Khu Liên – Triệu Quốc Đạt mang họ Lý của Lý Bôn – Lưu Bang, cũng được truyền thuyết Việt gọi là Lý Nam Đế vì đã lập nên nước Nam – Lâm Ấp. Hai Bà Trưng mang họ Lữ của Lữ Hậu, còn Bà Triệu mang họ Lý của Lưu Bang. Cái cội nguồn truyền thống, mối liên thông lịch sử giữa các triều đại của thời kỳ này cho giải thích về khí phách và chiến công của các vị nữ vương, nữ tướng người Việt.

Câu đối ở đình Luật Ngoại tại xã Quang Lịch, Kiến Xương, Thái Bình:
Trăng thu trải cuộc bể dâu, Nam nước Việt, Bắc giặc Lương, ghi ngàn đời sử.
Sông Bài nổi gương tiết nghĩa, trước Bà Trưng, sau Bà Triệu, cùng một bậc người.

Nhân ngày phụ nữ Việt Nam, xin ôn xưa kể cũ để biết phụ nữ Việt truyền thống anh hùng bất khuất thế nào. Chúc mừng các bà, các mẹ, các chị em người Việt Nam, con cháu Bà Trưng, bà Triệu, nhân ngày này.

Lâm Ấp và Giao Châu (phần 1)

Dưới thời Hiếu Vũ Đế Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức tấn công tiêu diệt nước Nam Việt của nhà Triệu. Đất Nam Việt cũ được chia thành 9 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Nam Hải, Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô, Đam Nhĩ, Châu Nhai. Theo sử sách hiện tại vào năm 40 tại Giao Chỉ đã nổ ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống lại nhà Hán. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai Bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương.
Câu đối ở cổng đền thờ Trưng Vương tại Hát Môn, tương truyền do Cao Bá Quát đề:
縱不金刀天再造
未應銅柱地分疆
Túng bất kim đao thiên tái tạo
Vị ưng đồng trụ địa phân cương.
Trong vế đối thứ nhất có cụm từ “kim đao” 金刀 là chiết tự của chữ Lưu 劉, họ của các vua Hán. Câu đối này có thể được dịch như sau:
Mặc không Lưu Hán trời riêng tạo
Chẳng nhận cột đồng đất rạch biên.
Vế đối thứ nhất nói tới chí khí của Trưng Vương đã khởi nghĩa chống quân Hán, lập nên một “thiên hạ”, một mảnh trời riêng của mình. Vế đối thứ hai nói tới cột đồng do Mã Viện nhà Đông Hán dựng nên, nhưng ở đây lại là để đánh dấu phân giới đất đai với Trưng Vương. Trưng Vương thậm chí còn không bằng lòng với vị trí cột đồng phân giới này.

IMG_8025 (2)Đền thờ Hai Bà Trưng ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội).

Quan niệm rằng đồng trụ Mã Viện là dùng để phân giới hai nước Hán – Trưng cũng được Thiên Nam ngữ lục nhắc tới:

Viện bèn cắt giới phân cho
Man Thành đắp lũy ấy là Tư Minh
Đồng trụ cắm ở Man Thành
Hán – Trưng hai nước dẫn binh cùng về.

Khởi nghĩa Trưng Vương đã không thất bại mà đã buộc nhà Hán phải giảng hòa và đắp lũy, dựng cột phân biên. Biên giới nước của Trưng Vương lúc đó là ở Man Thành – phía Bắc Quảng Tây.
Tấn thư chép: Nước Lâm Ấp vốn là huyện Tượng Lâm thời Hán, là nơi Mã Viện dựng cột đồng.
Như vậy cột đồng Mã Viện dựng ở Tượng Lâm là ở phía Bắc Quảng Tây. Phía Nam cột đồng là nước Lâm Ấp. Tức là Lâm Ấp chính là nước hình thành từ khởi nghĩa của Trưng Vương thời Đông Hán.
Đại Việt sử ký toàn thư chép: Quý Mão, mùa xuân, tháng Giêng, Trưng Nữ Vương cùng em gái là Nhị chống cự lại với quân nhà Hán, thế cô, đều thua chết. Mã Viện đuổi theo đánh quân còn sót là bọn Đô Dương. Đến huyện Cư Phong thì [bọn Đô Dương] đầu hàng, [Viện] bèn dựng cột đồng làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán.
Cư Phong được chú là ở Cửu Chân – Thanh Hóa. Mã Viện tiến quân đến đất Cửu Chân thì dừng lại, dựng cột đồng làm giới hạn cuối cùng. Như vậy khu vực từ Nghệ An đổ về Nam Trung Bộ không bị Mã Viện tấn công, hay không nằm trong đất của nhà Đông Hán từ sau cuộc tấn công của Mã Viện. Khu vực Trung Bộ Việt này được cho là quận Nhật Nam, là quận đã hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Trưng Vương. Điều lạ là cũng tại Nhật Nam sau đó Khu Liên đã khởi nghĩa lập nước Lâm Ấp. Quận “Nhật Nam” ở miền Trung Việt chưa hề bị quân Đông Hán chiếm, thì làm sao Khu Liên, con của công tào địa phương lại phải khởi nghĩa giết huyện lệnh?
Hậu Hán thư chép: Năm thứ 12 hiệu Vĩnh Nguyên (100)… hơn 2.000 người Man Di huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam cướp bóc trăm họ, đốt phá chùa, công quán, quận, huyện phát binh đánh, chém được bọn tướng giặc còn dư chúng thì đầu hàng. Bấy giờ đặt chức Tướng binh trưởng sự ở Tượng Lâm để phòng hậu họa…
Năm thứ 2 hiệu Vĩnh Hòa (137) người Man Di ngoài cõi là bọn Khu Liên ở Tượng Lâm, quận Nhật Nam, mấy nghìn người đánh huyện Tượng Lâm, đốt thành và chùa, giết trưởng lại, thứ sử Giao Chỉ là Phàn Diễn phát binh 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân hơn vạn người đến cứu. Quân sĩ sợ đi xa bèn phản trở lại đánh bản phủ. Hai quân tuy đánh phá được bọn làm phản nhưng thế giặc trở lại thịnh. Gặp có quan Thị lang sứ là Giã Xương đương đi sứ ở quận Nhật Nam, bèn cùng với chây quận hợp sức đánh giặc. Đánh không được lại bị giặc vây, hơn 1 năm mà binh khí lương thực đều không gửi đến được. Vua Hán lấy làm lo. Năm sau bèn vời công khanh bách quan cùng các thuộc quan 4 phủ để hỏi phương lược mọi người đều bàn nên sai đại tướng phát 4 vạn quân các châu Kinh Dương Duyên Dự đi đánh, nhưng quan Đại tướng quân tòng sự trung lang là Lý Cố bác đi nói rằng: “… Quân ta ở Nhật Nam đơn chiếc và thiếu lương, giữ không được, đánh cũng không xong, chỉ có thể dời hết cả lại dân (người Trung Quốc) về Bắc để dựa vào Giao Chỉ. Việc yên rồi sẽ khiến trở về. Mộ người Man Di khiến họ tự đánh họ, lại chở vàng, lụa để tự cấp cho họ. Kẻ nào có thể phản gián, khiến giặc đầu thú được thì hứa thưởng bằng cách phong hầu cấp đất…”. Theo lời bàn của Lý Cố, lấy Chúc Lương làm Thái thú Cửu Chân… Lương đến Cửu Chân một mình vào giữa giặc, bày phương lược, lấy uy tín mà chiêu hàng, kẻ hàng có hơn vạn người, đều vì Lương mà xây dựng lại thành và chùa…
Năm đầu hiệu Kiến Phong (144) hơn nghìn người Man Di quận Nhật Nam lại đánh đốt huyện ấp, rồi phiến động cả dân Cửu Chân, liên kết với họ. Thứ sử Giao Chỉ là Hạ Phương, người Chử Giang, mở ơn chiêu dụ, giặc đều hàng phục…
Năm thứ 3 hiệu Vĩnh Thọ (157) huyện lệnh Cư Phong tham bạo vô độ, người trong huyện là bọn Chu Đạt cùng người Man Di họp đánh giết huyện lệnh đông đến 4.000 – 5.000 người, rồi tiến đánh quận Cửu Chân. Thái thú Cửu Chân là Nghê Thức tử trận… Đô úy Cửu Chân là Ngụy Lãng đánh phá được…
Bọn tướng của giặc còn đóng quân giữ Nhật Nam, chúng lại trở nên cường thịnh. Năm thứ 3 hiệu Diên Hy (160) (vua Hán) lại bổ Hạ Phương làm Thứ sử Giao Chỉ. Phương vốn uy tín đã nổi tiếng, quân giặc ở Nhật Nam nghe tiếng thì rủ nhau đến hàng Phương đến hơn 2 vạn người…
Năm đầu hiệu Quang Hòa (178) người Man ở Giao Chỉ, Hợp Phố, Ô Hử làm phản, chiêu dụ người Cửu Chân và Nhật Nam mấy vạn người đánh lấy quận huyện. Năm thứ 4 Thứ sử Chu Tuấn đánh phá được. Năm thứ 6, nước ở ngoài cõi Nhật Nam lại trở lại triều cống.
Những thông tin của Hậu Hán thư cho thấy suốt thời Đông Hán khu vực Giao Châu không lúc nào yên. Bắt đầu từ khi quân Đông Hán chiếm được Giao Châu từ tay các thái thú châu mục Đặng Nhượng Tích Quang, người Việt luôn quật cường nổi dậy. Đọc lịch sử lúc này mới hiểu thế nào là lấy máu xương đắp đổi núi sông. Hàng ngàn, hàng vạn người nối tiếp nhau đứng dậy, ngã xuống vì độc lập ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
Căn cứ theo các thông tin trên thì quận Nhật Nam là một quận lớn nằm trong đất nhà Đông Hán. Như vậy Nhật Nam không thể là khu vực vùng Trung và Nam Trung Bộ ngày nay được vì Mã Viện đã xác nhận mốc giới nhà Đông Hán ở Cửu Chân, nằm phía Bắc hơn nhiều so với miền Trung.
Nhật Nam phải là khu vực Quảng Tây. Huyện Tượng Lâm nơi Khu Liên khởi nghĩa là vùng đất nằm giữa Tượng Quận và Quế Lâm, tức là quãng giữa Vân Nam – Quý Châu – Quảng Tây. Quý Châu được chép thành Cửu Chân, không phải ở đất Thanh Hóa. Có như vậy thì mới có thể hiểu cột đồng Mã Viện trên đất Cửu Chân – Tượng Lâm lại là ở Man Thành – Quảng Tây.

Lam ApVí trí các quận phía Nam nhà Đông Hán.

Thời điểm Khu Liên lập quốc qua các sử liệu không rõ ràng. Lúc thì là năm 137 Khu Liên khởi nghĩa. Lúc thì tới tận năm 192 mới giết Thứ sử Chu Phù, lập nước Lâm Ấp. Hai thời gian này cách nhau tới 55 năm. Khu Liên khởi nghĩa từ năm 137 tới năm 192 thì đã ngoài 80 tuổi rồi, còn làm vua gì nữa?
Cũng trong quãng thời gian giữa 137 và 192 ở Cửu Chân và Nhật Nam lại có khởi nghĩa lớn hàng vạn người của Chu Đạt. Vậy lúc đó Khu Liên ở đâu? Rõ ràng chỉ có thể Chu Đạt chính là Khu Liên (còn có tên là Khu Đạt).
Cột đồng mà Mã Viện làm mốc giữa hai nước Hán và Lâm Ấp như vậy phải là được dựng ở thời kỳ này. Đô Dương cũng là Khu Liên – Chu Đạt, người đã buộc quân Hán phải dừng bước ở Cửu Chân (Quý Châu), cắm cột đồng ở Tượng Lâm (Quảng Tây). Nước Lâm Ấp từ Khu Liên là toàn bộ khu vực phía Nam từ Quảng Tây tới miền Trung Việt.
Tùy thư xác nhận mối liên quan giữa Khu Liên và khởi nghĩa Trưng Vương: Lâm Ấp trước đây, nhân loạn người con gái Trưng Trắc ở Giao Chỉ thời Hán Mạt, con viên công tào trong huyện là Khu Liên giết huyện lệnh tư xưng làm vua.
Khu Liên chính là Đô Dương, người đã tiếp nối thành công sự nghiệp của Trưng Vương trên đất Lâm Ấp, khởi dựng một quốc gia phương Nam rộng lớn không thuộc Hán. Thắng lợi của Khu Liên làm tiền đề cho các vùng đất phương Nam thoát khỏi sự xâm lược của Hán tộc trong hàng trăm năm tiếp theo.

Khu Linh người nước Nam ta

Thiên Nam ngữ lục đoạn nói về khởi nghĩa của Khu Liên như sau:

Khu Linh người nước Nam ta
Bình sinh tập dụng can qua một mình
Bèn vào Tượng quận dấy binh
Toan làm sự cả công danh ở đời.

Trong phần chú dẫn viết: Việt sử cương mục chép: “Tháng tư mùa hạ (137), người Man ở Tượng Lâm (Nhật Nam) là Khu Liên làm phản.”

Thiên Nam ngữ lục cho thông tin rất rõ ràng:
– Khu Linh hay Khu Liên là “người nước Nam ta“. Khu Liên chẳng phải người Chăm ở tận đâu kéo về.
– Nơi Khu Liên khởi nghĩa là “Tượng quận“. Quận chứ không phải huyện Tượng Lâm.

Câu chú của Việt sử cương mục cũng cho thấy, chẳng hề có chữ “huyện” nào hết. Tượng Lâm (Nhật Nam) nghĩa là: Tượng Lâm là quận Nhật Nam.

Như vậy Tượng Lâm gồm phần Tượng là Tượng Quận và phần Lâm là Nhật Nam. Tượng Quận thời Tần ở khoảng Quí Châu – Quảng Tây – Vân Nam. Nhật Nam như vậy ắt hẳn là vùng Quảng Tây. Thời Tam quốc vùng này là phạm vi của nhà Thục. Điều này
cho thấy khởi nghĩa Khu Liên cuối thời Đông Hán chính là khởi nghĩa của anh em Lưu Bị – Lưu Biểu. Lâm Ấp chỉ là tên gọi khác của nhà Thục khi Lưu Bị chưa tiến lên phía Bắc.

Đô Dương, Mã bất tiến

DinhHoiPhu

Đình Hội Phụ, quê hương của các tướng Đào Kỳ – Phương Dung

Trong tác phẩm Anh hùng Lĩnh Nam, bác sĩ Trần Đại Sỹ có kể lại câu chuyện khá cảm động của hai vợ chồng Đào Kỳ và Phương Dung, là tướng của Hai Bà Trưng, đóng ở vùng Bắc sông Đuống. Trong trận Cấm Khê Đào Kỳ đã bị thương, về đến Cổ Loa thì mất. Phương Dung tuẫn tiết theo chồng. Câu đối còn truyền lại nói về hai vị tướng này:
Vị lý Phục Ba thi, loan giá lâm lưu không ẩm hận
Bất ly Tiên trấn giáp, Loa thành qui mã thượng trì thanh.
Dịch nghĩa:
Chưa bọc xác Phục Ba, cạnh sông xe loan còn vang uất hận.
Không rời giáp Tiên Trấn, ngựa về Cổ Loa, vẫn vọng âm thanh.

LangDaoKy

Lăng Đào Kỳ ở Mai Lâm – Đông Anh

Câu đối khác tương truyền có ở đền thờ Đào Kỳ – Phương Dung ở làng Hội Phụ:
Giao Chỉ tượng thành công dư lục thập thành giai kiện tướng.
Đô Dương mã bất tiến hậu thiên vạn tải hữu linh thần.
Bác sĩ Trần Đại Sỹ dịch là:
Voi Giao Chỉ đã thành công, hơn sáu mươi thành đều công tướng giỏi
Ngựa Đô Dương chậm bước, nên muôn ngàn năm sau thần vẫn linh.

Tuy nhiên, câu đối này nếu dịch như vậy thì có chỗ không ổn. “Mã bất tiến” đúng nghĩa phải là “không tiến lên được”, không phải là “chậm”. Nếu hiểu là “ngựa Đô Dương” không chịu tiến thì thành ra vì Đô Dương không chịu đi ứng cứu nên Đào Kỳ – Phương Dung mới tử trận và hóa thần? Thật vô lý. Đô Dương là tướng của Hai Bà sau đó còn kiên cường chiến đấu ở Cửu Chân chống giặc. Chẳng nhẽ câu đối ở đền thờ này nói tới chuyện “bất hòa” nào đó giữa Đô Dương và Đào Kỳ – Phương Dung?

Hiểu chính xác hơn: “Mã bất tiến” đây là quân của Mã Viện đã không thể tiến lên được bởi sự kháng cự của Đô Dương. Đây là một bằng chứng cho thấy cuộc đàn áp của Mã Viện đã không hoàn toàn thành công như sử vẫn chép. Sau khi Hai Bà mất, Đô Dương lui về giữ Cửu Chân và đã cản được bước tiến của Mã Viện xuống phía Nam. Đô Dương không phải chỉ cầm cự được với Mã Viện trong 2 năm như chính sử viết, mà Mã Viện đã “không thế tiến” được qua đất của Đô Dương.

Vậy Đô Dương, người thực tế đã tiếp nối thành công sự nghiệp của Trưng Vương là ai? Sử cũ hầu như không cho biết gì về Đô Dương cả. Người đã ngăn được bước tiến của giặc Mã phương Bắc không thể không có những vết tích để lại.

Theo Thiên Nam ngữ lục thì Mã Viện và quân Hai Bà đã giảng hòa và dựng cột đồng làm mốc giới ở Man Thành (Bắc Quảng Tây). Cột đồng Mã Viện dựng nên chính nơi Mã Viện đã không thể tiến thêm được nữa, tức là nơi đánh mốc giữa nhà Đông Hán và nước của Đô Dương. Biên giới này nằm ở nơi Đô Dương trấn giữ là Cửu Chân.
Cửu Chân cương lý dư, địa thượng Bắc Nam công bán tại

Rõ ràng Cửu Chân, nơi phân chia Nam Bắc không thể là vùng Thanh Hóa mà phải ở Quí Châu, nơi có Man Thành và cột đồng được dựng.
Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” là lời đe dọa của Mã Viện sẽ bẻ gãy mốc giới để tấn công tiêu diệt Giao Chỉ. Cột đồng như vậy là hình ảnh tương trưng cho sự bất khuất của quân dân Giao Chỉ chứ không phải là biểu trưng thành tích của Mã Viện.

Trong câu đối trên từ “” được dùng để chỉ quân Đông Hán nói chung chứ không riêng gì Mã Viện. Và như vậy đối lại, từ “Tượng” ở vế trên cũng là danh từ riêng, chỉ quân vua Trưng, chứ không phải là chỉ “voi Giao Chỉ” như vẫn dịch. Tượng là phương Tây, Mã là phương Bắc.

Một lần nữa lại thấy triều đại của vua Trưng có thể đã được gọi là Tây, cũng như trong câu:
Tiếp Lạc khai Đinh, quan miện xưng vương tam tải sử

Đinh= Tây, Tượng = Tây. Tới đây ta hiểu vì sao lại có hình ảnh Trưng Vương cưỡi voi. Đó là hình ảnh của vua Trưng trên ngôi Hoàng đế của nước Tượng – Tây – Đinh.
Có sách ghi cha của Hai Bà Trưng cũng có tên là Hùng Định, có phải cũng muốn nói Hai Bà là dòng giống vua Hùng ở hướng Tây?
Liệu Tượng ở đây có phải muốn nói tới Tượng quận đời Tần?

Theo Văn nhân, Đô Dương có thể chính là Khu Liên / Khu Đạt, người lập nên nước Lâm Ấp, và là Đạt Vương của người Choang ở Quảng Tây.
Theo gia phả họ Phạm:
Sau khi Triệu Đà chống lại nhà Nam Hán, lập nên nước Nam Việt (207 trc CN) sáp nhập nước Âu Lạc vào Nam Việt và thu gom cả đất Nam Hà (xứ Lâm ấp). Chỉ đến khi nhà Hán xâm chiếm lại Nam Viêt, nhà Triệu bị diệt vong (111 trc CN) thì họ Lý xưng vương xứ Lâm Ấp. Mãi đến đời Lý Khu Kiên mất, họ Phạm kế vị với 19 đời vua trải qua gần 500 năm (140-605), đóng đô tại thành Châu Sa…

Dễ dàng thấy rằng Lý Kiên là tên phiên thiết của Liên, hay Lý Khu Kiên = Khu Liên. Thông tin Khu Liên họ Lý, là Đô Dương lại đóng ở Cửu Chân sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng dẫn đến một suy nghĩ khác. Khu Liên hay Đô Dương có thể chính là Lý Thiên Bảo trong cuộc khởi nghĩa tiếp theo vì:
Lý Thiên phiên thiết là Liên. Lý Thiên Bảo = Bảo Liên = Khu Liên.

Nơi Khu Liên khởi nghĩa được biết là Tượng Lâm, có thể là gồm Tượng quận và Lâm Ấp, tức là Vân Nam và Quảng Tây. Địa bàn này hoàn toàn trùng với ghi chép về Lý Thiên Bảo ở Ai Lao (đất người Di ở Vân Nam – Quí Châu) và Đạt Vương ở Quảng Tây. Nước “Lâm Ấp” ở vị trí miền Trung Việt Nam ngày nay như vậy không phải bắt đầu từ Khu Liên mà là từ sau khởi nghĩa Bà Triệu vào thời Ngô của Tôn Quyền, với vị vua đầu tiên họ Phạm (Phạm Hùng).

Lý Thiên Bảo theo sử Việt chạy về Cửu Chân rồi lập nước Dã Năng ở Ai Lao, lên ngôi Đào (Đoài) Lang Vương. Đoài = Định Đoạt = Đạt, là quẻ Đoài chỉ phương Tây. Như vậy Đoài Lang Vương của người Ai Lao Di có thể cũng là Đạt Vương của người Choang ở Quảng Tây. Nước của Đô Dương như trong các câu đối về Hai Bà Trưng có tên là Đinh hay Tượng, tức là Tây. Nước của Lý Thiên Bảo và Lý Phật Tử lập nên sau này cũng sẽ là Tây, là nước Thục.

Thật bất ngờ khi biết khởi nghĩa Trưng Vương đã dẫn đến sự hình thành nước Thục của Lý Phật Tử – Lưu Bị. Như vậy khởi nghĩa Hai Bà Trưng không gì khác chính là khởi nghĩa Hoàng Cân cuối đời Đông Hán. Quân Hai Bà Trưng dùng màu vàng làm cờ hiệu có lẽ muốn nhấn mạnh tính “Lạc Hùng chính thống” của mình theo quốc tổ Hữu Hùng Hoàng Đế. Giặc Mã không tiến được trước quân của Đô Dương – Lý Thiên Bảo /Lưu Biểu ở Quí Châu rõ ràng như vậy chính là quân của Tào Tháo.

Dịch lại câu đối ở đền Đào Kỳ – Phương Dung theo nghĩa mới phát hiện:
Giao Chỉ, Tượng thành công, dư lục thập thành giai kiện tướng.
Đô Dương, Mã bất tiến, hậu thiên vạn tải hữu linh thần.
Dịch là:
Chốn Giao Chỉ quận Tượng thành công, sáu mươi thành lẻ đâu cũng là tướng giỏi
Gặp Đô Dương giặc Mã hết lối, muôn ngàn năm sau mãi mãi có thần thiêng.

NgheLeXa

Nghè Lê Xá thờ Đào Kỳ – Phương Dung ở Đông Anh với câu đối:
Cử mục sơn hà vô Hán tướng,
Thệ tâm thiên địa hữu Trưng vương.

Dịch:
Ngước mắt núi sông không tướng Hán
Tâm nguyền trời đất có vua Trưng.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng quả là một thời bi tráng. Dưới sự đàn áp tàn bạo của quân Đông Hán, khởi nghĩa vẫn không thất bại mà cả một vùng Lĩnh Nam đã được giữ vững, buộc giặc Hán phải cắm mốc phân biên, khai mở một triều đại mới của người Việt là nước Thục của họ Lý.

Văn nhân góp ý:

Tiến sĩ Nguyễn Việt trong bài “Nguồn cội hình thành truyền thuyết Thánh Gióng” cho biết:
Hậu Hán thư có nói đến công trạng của Nhâm Diên khi làm thái thú Cửu Chân (24-29 sau Công nguyên) đã hòa giải được với man Dạ Lang để giảm được quân tuần tra đồn trú.
Nhưng do cách nhìn nhận cũ Cửu chân là vùng Thanh Hóa nước Việt nên tác giả đã lấy đấy làm dẫn chứng cho ý kiến của mình: có người Man Dạ lang ở ngoài Quý châu.
Đoạn văn : … Nhâm Diên khi làm thái thú Cửu Chân (24-29 sau Công nguyên) đã hòa giải được với man Dạ Lang… đã xác định: Cửu chân chính là Quý châu   và là đất của Âu – Lạc như tư liệu lịch sử viết: ‘Qúy châu bản Tây Âu – Lạc việt chi địa’.