Hùng Hải trị nước

Truyền thuyết Việt kể Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ, sinh trăm trứng, nở ra trăm trai. Người con cả theo mẹ về đất Phong Châu, lên ngôi là vua Hùng, dựng nước Văn Lang… Vậy vết tích nào của quốc tổ Lạc Long còn lưu lại ở vùng đất Phong Châu của các vua Hùng?

P1220130

Đình Đào Xá ở Thanh Thủy, Phú Thọ.

Truyền thuyết thời Hùng Vương ở Phong Châu thường kể tới một nhân vật mang tên Hùng Hải đại vương. Vị thần này được thờ ở nhiều làng tại Phú Thọ, như ở tại làng Đào Xá (Thanh Thủy). Sự tích của Hùng Hải tóm tắt như sau (theo thần tích Cấn thủy thần chi bộ của làng Đào Xá):
Lạc Long Quân xuống biển giao nước lại cho con trai cả là Hùng Quốc Vương. Miền Hưng Hóa các châu, trang, động, sách thường bị loài thủy quái dâng nước làm cho mất người mất của. Vua Hùng sai em là Hùng Hải, con tra thứ 19 của Lạc Long Quân, về Hưng Hóa chủ giữ các sông. Đức Hải Công sau gọi là “Hải Vân Long Vương Động Đình thủy tề”. Hùng Hải nhận mệnh xong liền thả hịch xuống các đầu sông ngọn nguồn, các nơi thác ghềnh hiểm dữ. Trong ba ngày nước vỡ thành khe ngòi chảy đi hết.
Mùa xuân Hùng Hải lấy Trang Hoa làm vợ. Trang Hoa rất xinh đẹp, quê ở Châu Mai, là con gái Lạc hầu. Hùng Hải thường đi tuần thú xem xét các sông từ sông Đà, sông Thao tới sông Lô, sông Hát, thấy chỗ nào khuyết lở thì truyền sức cho nhân dân bồi đắp.
Một hôm Hùng Hải cùng vợ từ đầm Thọ Xuyên sang Đào Xá, dựng lầu nghỉ ở đây một đêm. Sau đó bà Trang Hoa có thai, sinh ra ba bọc trứng, nở ra 3 con rồng, rồi hóa thành 3 người con trai, đặt tên là Đạt Công Long Vương, Mãn Công Long Vương và Uyên Công Long Vương. Bà Trang Hoa hóa ở cửa sông Nhị sau đó.
Hùng Hải dạy dân trị thuỷ làm ăn và nuôi dạy các con khôn lớn. Rồi ông giao miền đất này cho 3 con cai quản, còn mình về trông nom cửa sông Nhị tỉnh Hải Dương. Vua Hùng thấy ông là người có công lớn đã ban thưởng cho 2 thớt voi chiến làm phương tiện đi lại…
Ba vị Long hầu, con trai của Hùng Hải được trị nhậm ở vùng sông Đà, sông Thao, chia nhau ở các khu Thọ Xuyên, Ngọc Tháp và Đào Xá.
Làng Đào Xá lập đức Hải Công làm thành hoàng thờ tại đình làng. Trong làng còn có đền Tam công thờ ba con trai của Hải Công. Đến ngày hội có tục rước voi hướng về phía Đông, hướng Hùng Hải đi ra Hải Dương trị nhậm và tục bơi chải trên 2 chiếc thuyền rồng lớn trong vùng đầm Đào Xá.
Câu đối ở đình Đào Xá
興化千秋秀氣凝髙配天厚配地
平原一境財源湊浩如泉暴如邱
Hưng Hóa thiên thu, tú khí ngưng cao, phối thiên hậu phối địa
Bình nguyên nhất cảnh, tài nguyên thấu hạo, như tuyền bộc như khâu.
Dịch:
Hưng Hóa ngàn thu, khí đẹp tụ cao, hợp trời cùng hợp đất
Bình nguyên một cảnh, nguồn tài hội sáng, như suối mạnh như đồi.

P1220016 (2)Đầu kèo chạm rồng ở Đào Xá.

Nay so sánh chuyện Hùng Hải trị nước ở vùng Tam Giang Phong Châu thì thấy rõ đây cũng là chuyện của vua cha Bát Hải Động Đình ở đền Đồng Bằng tại Quỳnh Phụ, Thái Bình. Bát Hải Động Đình là vị vua cha của Thoải phủ trong tín ngưỡng Tứ phủ.
Trước hết Hùng Hải được gọi là Động Đình thủy tề, tức là trùng khớp với tên Bát Hải Động Đình. Tên “Hải” còn gặp ở di tích An Cố tại Thái Thụy, Thái Bình, nơi thờ Phạm Hải hay Hải Công. Đức Hải Công ở vùng Phú Thọ như vậy là Bát Hải hay Phạm Hải ở Thái Bình.
Hùng Hải lấy vợ là Trang Hoa, đóng trụ sở ở Đào Xá. Còn vua cha Bát Hải Động Đình thì xây dựng Hoa Đào Trang ở vùng cửa Động (Thái Bình). Tên bà Trang Hoa và tên làng Đào Xá đã chỉ rõ Hùng Hải cũng là vị vua của Hoa Đào Trang ở Thái Bình. Ngọc phả đền Hùng ở Phú Thọ còn nhắc tới một trong 18 đời Hùng Vương là Hùng Hoa với tên Hải Lang Vương. Hùng Hoa – Hải Lang đều chỉ một người, là Hải Công ở Đào Xá và Bát Hải Động Đình ở Hoa Đào Trang.
Hùng Hải không phải ai khác chính là Lạc Long Quân, vị vua cha của Thủy phủ, được kể đến trong truyền thuyết khởi nguồn của người Việt. Đó cũng là lý do tại sao Hùng Hải lại được thờ rất tôn kính ở nhiều nơi tại vùng Phong Châu. “Hùng Hải trị nước” còn có nghĩa là cai trị quốc gia (đất nước). Chữ Nước biến âm thành Nác – Lạc. Hùng Hải là một vị Lạc Vương, làm chủ đất nước thời Hùng.
Bà Trang Hoa hay Hoa Đào Trang ở Thái Bình thực ra ám chỉ Hùng Hải – Lạc Long là vua chủ của triều đại mang tên… Hoa, hay Hạ. Lạc Long Quân là Hạ Khải, người khởi đầu nhà Hạ trong Hoa sử.

Bat Hai

Vị trí các di tích của Hùng Hải – Lạc Long và Ngũ vị tôn ông.

Hùng Hải được cử đi trị nhậm ở cửa sông Nhị Hà tỉnh Hải Dương. Thực ra Hải Dương chỉ có nghĩa là vùng đất phía Đông (Dương là hướng mặt trời mọc) giáp biển. Cửa sông Nhị Hà đổ ra biển chính là sông Thái Bình. Ở đó gọi sông Nhị là sông Đào, như trong câu đối ở đền Sinh trong quần thể đền Đồng Bằng ở Quỳnh Phụ, Thái Bình:
桃江洞口祁千跡
生化神仙萬古傳
Đào giang Động khẩu kỳ thiên tích
Sinh hóa thần tiên vạn cổ truyền.
Dịch:
Sông Đào cửa Động ngàn tích lạ
Sinh hóa thần tiên vạn thủa truyền.
Động Đình trong chuyện này có nghĩa là biển Đông, chứ không phải vùng đầm Hưng Hóa ở Phong Châu. Cửa Động là vùng cửa sông Hồng (sông Đào hay sông Nhị đổ ra biển).

P1220058 (2)

Cửa cung đền Tam Công ở Đào Xá.

Luôn gắn liền với vua cha Bát Hải Động Đình là sự tích 3 anh em cùng bọc trứng, như trong chuyện Vĩnh Công (vua cha Bát Hải) ở Thái Bình, trở thành các vị tôn quan trong Tứ phủ. Như đã từng biết, vị quan lớn đệ tam ở đền Lảnh là Trung thành phổ tế đại vương vùng Phú Xuyên – Hà Nam, cũng là thần Thổ Lệnh ở sông Bạch Hạc. Vị quan lớn đệ ngũ ở sông Tranh là thần Thạch Khanh trong chuyện Bạch Hạc Tam Giang.
Như vậy, nếu Hùng Hải là vua cha Bát Hải thì ba vị Long hầu ở Đào Xá phải là các vị tôn quan của Tứ phủ. Hai vị trong số đó là các thần Thổ Lệnh, Thạch Khanh đã hiển ứng ở ngã ba Bạch Hạc. Mọi sự tích và tên gọi đều trùng khớp giữa 2 khu vực ở Phong Châu và ở cửa sông Hồng đổ ra biển.

P1220180Đền Giếng Giá ở Do Nghĩa, Sơn Vi, Phú Thọ thờ Đại Hải Long Vương.

Tục thờ 3 vị thủy thần đại vương còn gặp ở một số nơi tại Phú Thọ, như ở làng Chu Khống (xã Chu Hóa, Việt Trì) tại chân núi Hùng. Xã này nay có đền thờ Lạc Long Quân mới được xây dựng. Ở Chu Hóa 3 vị thành hoàng được phong là Đông Hải đại vương, đã sinh ra từ trứng, nở thành 3 con rắn, sau hóa thành tướng giúp vua Hùng đánh Thục. Hay ở làng Do Nghĩa (Sơn Vi, Phú Thọ) thờ Đại Hải Long Vương, có công đánh Thục giúp vua Hùng. Những chuyện này hoàn toàn tương tự như chuyện về anh em Vĩnh Công Bát Hải Động Đình ở miền Đồng Bằng phá Thục.
Cuộc chiến Hùng – Thục xảy ra giữa Lạc Long Quân (Hùng Hải) với quân Thục là hình ảnh của cuộc chiến giữa Hạ Khải và Bá Ích, tranh dành vương vị sau khi Hạ Vũ mất trong Hoa sử. Hạ Khải – Lạc Long với sự trợ giúp của các vị tôn quan trong dòng tộc bên mẹ ở Động Đình (bà Trang Hoa) đã chiến thắng, lên ngôi cai quản cả 2 vùng đất Lạc (vùng trung du Phong Châu) và đất Long (vùng đồng bằng sông Hồng ven biển). Hùng Hoa Hải Lang là vị vua khởi đầu sử Việt, bắt đầu thời kỳ cha truyền con nối, thần truyền thánh kế nên được tôn làm quốc tổ muôn đời của người Việt. Dấu vết của cha Rồng còn in đậm trong ký ức dân gian, trải dài từ miền đất tổ Phong Châu tới bờ biển Động Đình bao la…

Khoa đẩu thiết Khẩu

Đăng lại bài viết của Văn Nhân và bổ sung hình ảnh các thể chữ cổ trên đồ đồng ở Việt Nam.

Năm Quang Tự thứ 25 (1899) nhà Thanh Giáp cốt văn được phát hiện tại khu vực làng Tiểu Đốn, huyện An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Giáp cốt văn có nghĩa là chữ viết (văn) được khắc trên mai rùa (giáp) và xương thú (cốt). Giáp cốt văn chỉ hệ thống chữ viết tương đối hoàn chỉnh, được phát triển và sử dụng vào cuối đời Thương (thế kỷ 14-11 TCN).

Giap cotChữ khắc trên yếm rùa.

Chữ Giáp Cốt nhà Thương – Ân (1600-1100 TCN) tiếp tục được phát triển qua các thời:
• Nhà Chu 周 (1021-256 TCN) có chữ Kim (Kim Văn 金文), còn gọi là chung – đỉnh văn là chữ viết trên các chuông và vạc bằng đồng.
• Chiến Quốc 戰國 (403-221 TCN) và thời nhà Tần 秦 (221-206 TCN) có chữ Triện (Đại Triện và Tiểu Triện) và có chữ Lệ (Lệ Thư 隸書).
• Nhà Hán 漢 (Tiền Hán 206 TCN-8 CN), có chữ Khải (Khải Thư 楷書).
Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ trước đây có thể được minh họa bằng chuỗi sau:
Chữ Giáp Cốt → Chữ Kim → Chữ Triện → Chữ Lệ → Chữ Khải.

Cam Tang

Một phiến đá có khắc chữ phát hiện ở di chỉ Cảm Tang – huyện Bình Quả.

Khám phá khảo cổ học quan trọng vào bậc nhất về văn hóa Trung hoa là mới đây đã tìm ra loại chữ đặt tên là chữ Lạc Việt ở Cảm Tang, huyện Bình Quả sát biên giới Việt Trung. Chữ Lạc Việt được xác định đã có từ 3-4 ngàn năm TCN, tức vào hàng hàng tổ mẫu của Giáp cốt văn nhà Thương Ân.
Với sự việc này đã có thể bổ sung và trưng ra sự phát triển chữ Nho từ tận ngọn ngành, chỉ ra những văn tự tiền Giáp cốt: Chữ điểu thú → chữ nút vạch → chữ Lạc Việt (thạch văn) → chữ Giáp cốt→ Chữ Kim → Chữ Triện → Chữ Lệ → Chữ Khải…
Chữ Khải (khải thư hay chính thư 正書): phổ biến vào thế kỷ III TCN. Có thể coi đây là kiểu chữ chính thức của Thiên hạ từ triều đại Lưu Bang. Loại chữ này chuẩn mực, dễ nhận biết, dễ đọc nhất, mỗi chữ mặc nhiên tồn tại trong 1 hình vuông chuẩn nên chữ Khải được coi như chuẩn mực của loại chữ Vuông vẫn là phổ thông nhất trong các kiểu viết chữ Nho hiện nay (chữ Nôm cũng được xếp vào loại hình chữ Vuông).

Chu vuong

Người viết bài này canh cánh bên lòng hơn 40 năm về món nợ văn hóa quan trọng bậc nhất đối với dân tộc kể từ ngày bắt được những dòng tin:
* Sách Tân Lĩnh Nam Chích quái của Vũ Quỳnh (đời Lê, thế kỷ 15) viết đại ý: Thời Lạc Long Quân có người hái củi, bắt được con rùa, lưng rộng khoảng ba thước, trên mai có khắc chữ như con nòng nọc gọi là chữ Khoa Đẩu. Hùng Quốc vương đã cử phái đoàn đem rùa thần đó cống cho vua Nghiêu.
* Sách Thông giám cương mục do Chu Hy đời Tống soạn, chép: “Năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ 5 (2353 TCN) có Nam di Việt Thường thị đến chầu hiến con rùa lớn”.
Sự việc được nói rõ hơn trong tư liệu khác :
Thông chí” (通志) của Trịnh Tiều (鄭樵) có một đoạn nói về việc nước Việt Thường dâng rùa thần (神龜 thần quy) cho Đế Nghiêu, được “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, Tiền biên, quyển 1 dẫn lại như sau: “Đời Đào Đường (陶唐), phương Nam có Việt Thường thị qua hai lần sứ dịch sang chầu, dâng con rùa thần; có lẽ nó được đến nghìn năm, mình nó hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là quy lịch (龜歴, lịch rùa)”.
* Khổng An Quốc, cháu 12 đời sau của Khổng Tử đã ghi trong bài tựa cuốn Thượng Thư (Kinh Thư) như sau: “… thời Lỗ Cung Vương, thích sửa sang cung thất, Vương cho phá nhà cũ của Khổng Tử để mở rộng thêm. Trong tường nhà tìm được Thư; phần : Ngu, Hạ, Thương, Chu cùng Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh đều viết bằng chữ Khoa Đẩu cổ văn do ông cha chúng tôi cất giấu. Vương lại lên nhà thờ đức Khổng Tử, nghe được tiếng vàng, đá, tơ, trúc, bèn không cho phá nhà nữa, đem toàn bộ sách trả cho họ Khổng…
Trong chuỗi xích phát triển Hán văn không có chỗ cho chữ Khoa đẩu, cảm tính tự nhiên nhìn nhận Khoa đẩu là chữ của Việt tộc. Nhiều nhà nghiên cứu đã cất công đi tìm chữ Khoa đẩu, cho tới nay tựu trung về 3 hướng:Dai Loan

1. Chữ Khoa đẩu là loại chữ dấu chân chim tìm thấy ở Đài Loan.

Xuyen

2. Chữ Khoa đẩu là mẹ đẻ của loại chữ viết của nhiều nước Đông Nam Á.
Nhà ngôn ngữ học Paul Rivert cho rằng nền văn hóa Hòa Bình cùng với lối chữ con nòng nọc này đã được truyền bá khắp nơi góp phần tạo nên các chữ viết của các dân tộc Thái Lan, Lào, Chăm, Cao Miên (Cambodia), Nam Dương (Indonesia), Miến Điện (Myannmar), Tây Tạng, Ấn Độ, Srilanka, Đại Hàn và Nhật Bản.

Xuyen 2

3. Đây là loại chữ nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền cho là chữ Việt cổ tồn tại trong các sắc tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam.

Nay bất ngờ  chợt nhận ra : Việc nghiên cứu về chữ khoa Đẩu đang đi chệch hướng do định kiến đối kháng sẵn có … cho chữ Khoa đẩu là loại chữ của cổ nhân Việt trước khi bị Hán tộc xâm lăng đô hộ nên dĩ nhiên chẳng dính dáng gì với Hán văn…
Tốn mấy chục năm suy nghĩ để ngộ được điều vô cùng đơn giản …
Theo phép phiên thiết Hán văn … khoa đẩu thiết Khẩu.

Chu Khau

Rõ ràng ý chỉ loại chữ vuông, tức chữ Khải thời Lưu Bang Hán Cao tổ 200 năm trước CN đến nay. ‘Khải’ chỉ là tam sao thất bản của ‘Khẩu’. Chữ Khoa đẩu là chữ khẩu 口, tức loại chữ Vuông là một cách gọi chữ Nho, tức loại chữ đang bị người Thiên hạ sai lầm gọi là chữ Hán. Khi Lục Lâm thảo khấu dấy loạn, lập nên Hãn quốc đầu tiên trong lịch sử, thì người Hán mới chỉ biết đến cái lều và con ngựa, du thủ du thực rày đây mai đó kiếm sống thì làm quái gì có thì giờ mà nặn ra được con chữ. Khoa đẩu thiết khẩu, tức Khải chính là loại chữ Vuông của người Việt…
Tư liệu cổ Trung Hoa … Việt Thường thị qua hai lần sứ dịch sang chầu, dâng con rùa thần; có lẽ nó được đến nghìn năm, mình nó hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Sử thuyết Hùng Việt cho khởi thủy Thiên hạ chỉ có đất Đào và đất Đường hay Thường. Đất Đào là miền Thanh Nghệ Tĩnh, đất Đường hay Việt Thường là miền 3 sông nay là Hồng – Đà – Lô. Đoạn tư liệu cổ trên thực sự nói lên chữ Khoa đẩu thiết Khẩu là chữ của cư dân vùng này và được dùng là … “quốc ngữ chữ nước ta vào thời đế Đường Nghiêu”.
Có điều cực kì quan trọng :
… Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là quy lịch (龜歴, lịch rùa)”…
….Một chi tiết lịch sử vô cùng quý giá để từ đó chúng ta có thể lần ra đầu mối. Trong văn hóa dân tộc Mường, người Mường coi “rùa” là tổ tiên của mình trong việc giúp xây nhà, làm lịch và vì vậy họ không bao giờ ăn thịt rùa. Truyền thuyết dân tộc Mường liên quan “con rùa” thì rất hay và độc đáo. Trong đó, đặc biệt và siêu đặc biệt duy nhất trên thế giới còn tồn tại đến ngày nay: đó là Lịch Rùa hay còn gọi là Lịch Đá Rò. Nó cũng khác hoàn toàn so với Lịch Âm đang sử dụng. Người Mường đã sáng tạo ra bộ lịch trừ đả ro, có nơi gọi là: Trừ tả rò, dịch phiên âm sang tiếng phổ thông là trừ đá rò.
Rò trong tiếng Mường chỉ con con rùa, song còn nghĩa khác đó là sự dò tìm, phán đoán đoán. Đả trong tiếng Mường là đại từ nhân xưng chỉ bậc bề trên như ông nội hay những người có vai vế tương đương trở lên. Trừ trong tiếng Mường có nghĩa đen là kiểu phép tính trừ, bỏ đi, song nó còn có nghĩa khác kiểu như thuật bấm độn, đoán trước. Dịch đúng nghĩa trong tiếng phổ thông đó là thuật bấm độn của ông rùa, nay xin gọi vắn tắt phiên âm sang tiếng phổ thông là trừ đá rò.
(Trích nghiên cứu của nhà nghiên cứu Bùi Huy Vọng (Hương Nhượng, Lạc Sơn) đăng trên internet).
Sự nối kết Quy lịch và ‘trừ đá rò’ hay Lịch Rùa của người Mường là sự kiện chứng vô cùng quý giá cho Sử thuyết Hùng Việt. Sự nối kết này chỉ ra người Mường chính là hậu duệ của dân thời Đường Nghiêu Trung Hoa. Nói thẳng ra: toàn bộ cổ sử Trung hoa là cổ sử của người Việt Nam. Chính tư liệu cổ Trung Hoa viết: Đế Nghiêu tên là ông Giao Thường là Đường vương, trước khi lên ngôi đế (Giao thường nghĩa là Nam phần đất Giao – giữa).
con rùa thần; có lẽ nó được đến nghìn năm, mình nó hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau
1 cái mai rùa liệu khắc được mấy chữ mà có thể… ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau…? Thực ra đây là cách nói ám chỉ Dịch học. Dịch là biến dịch, là sinh sinh chi vị Dịch, sinh sôi nảy nở ra mãi gọi là Dịch. Tất cả diễn biến tưởng là vô tận ấy có thể gói gọn vào Bát quái đấy chính là ý câu: việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau… Con rùa thần lưng khắc chữ Khoa đẩu chỉ là cách ám chỉ đồ hình 8 quẻ sắp xếp trong đồ hình bát giác :

Bat quai

Chữ Khoa đẩu dùng chép việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau… thực ra là khắc 8 quẻ Dịch.
Thượng thư thiên Vũ cống nói: … Kinh châu miền Cửu giang … khi có lệnh thì cống rùa lớn.
Cửu giang ý xưa nay vẫn hiểu là 9 con sông … Thực ra ‘Cửu giang’ là cách gọi khác của ‘Trường giang’ mà thôi. Ngày nay, người ta đã tìm được loại rùa mà yếm dùng khắc chữ gọi là Giáp cốt văn thời Thương Ân tìm thấy ở bờ Bắc Hoàng Hà chỉ sống ở miền Trường Giang. Đấy chính là loại rùa mà miền Cửu giang Kinh châu đem cống vua khi có lện. Phải chăng là mai rùa hay yếm rùa cống vua được dùng để khắc chữ? Nếu thế thì Giáp văn có từ thời nhà Hạ 2000 TCN không phải mãi đến nhà Ân mới có.
Với người Việt thì không có Hán tự chỉ có chữ Nho mà thôi. Chữ Nho còn được gọi là chữ thánh hiền vì …  đấy là loại chữ đức Không dùng chép kinh ….
Vương cho phá nhà cũ của Khổng Tử để mở rộng thêm. Trong tường nhà tìm được Thư, phần Ngu, Hạ, Thương, Chu cùng Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh đều viết bằng chữ Khoa Đẩu cổ văn do ông cha chúng tôi cất giấu
Khoa đẩu văn là con của chữ Cóc, cóc là góc … chỉ có thể là góc hình vuông trong quan niệm trời tròn đất vuông … Chữ Cóc chính là chữ Vuông vậy.
Người Việt xưa đã tốn hao không biết bao nhiêu công sức trí tuệ để tạo ra bức tranh ‘lão OA giảng độc’ làm di ngôn nhắn cho đời sau biết về chữ cóc – văn Khoa đẩu chính là văn tự do cha ông mình sáng tạo ra chẳng phải mượn, chẳng phải học ai cả …

Lao Oa

Tranh Lão OA giảng độc.

Có việc tưởng như vô cùng đơn giản nhưng mãi nghĩ không ra, tìm không thấy… Đấy là …
Nước Hán chỉ ra đời sau cuộc nổi loạn của bọn Lục Lâm thảo khấu khoảng đầu Công nguyên, trong khi Khoa đẩu văn đã có từ thời Đường Nghiêu đế trước Công nguyên cả 3000 năm thì dính dáng gì đến người Hán mà nhận quàng.
Thực là sự trùng hợp diệu kì… Phải chăng chữ Lạc Việt mới khám phá ở miền biên giới Việt Trung và được coi là cố tổ của chữ Hán ngày nay chính là chữ Khoa đẩu mà Việt Thường thị dâng vua Nghiêu?
Chung quanh chuyện chữ Khoa đẩu ngoài những thông tin trên còn có bức tranh ‘Lão Oa giảng độc’.
Oa là biến âm của ếch tiếng Việt không phải là cóc. Tên gọi bức tranh Đông Hồ này phải đổi lại là thày đồ ếch mới chính xác. Cóc Hán văn là thiềm thừ, ếch và cóc là loài lưỡng cư , sinh ra trứng ở dưới nước, trứng nở ra nòng nọc hay khoa đẩu sống trong nước không khác gì loài cá. Nòng nọc lớn lên rụng đuôi thành cóc – ếch lên bờ biến ra loài sống trên cạn.
… Cóc → góc, góc là giao điểm của Tròn – Vuông, của đất trời và của hữu hình – vô hình. Hữu hình là cái hình tượng con người thấy được và vô hình là ý nghĩa chứa trong hình tượng ấy. Hình tượng mang ý nghĩa ấy gọi là chữ. Chữ cũng là chứa trữ vậy.
Nhưng tại sao hình tượng con cóc lại được dùng làm biểu tượng của chữ viết? Trong điểu thú văn con cóc nghĩa là chữ vì như dân gian Việt giải thích trong bức tranh “Lão Oa giảng độc”. Oa là con cóc nhưng oa cũng là ‘chứa trữ’ tức chữ (viết). Lão Oa chính là thày Chữ, là thày chữ nên mới đọc hiểu và giảng dạy tri thức – đạo nghĩa.
Cóc – ếch đẻ ra nòng nọc tức khoa đẩu.
Chữ (cóc – oa – trữ ) đẻ ra văn.
Cũng có thông tin:
Vào đời Chu Thành Vương, Hùng Vương sai bề tôi tự xưng là người Việt Thường đem dâng nhà Chu chim trĩ trắng…
Giống như oa – trữ – chữ, Trĩ cũng chỉ là biến âm của Trữ – chữ mà thôi. Ý của đoạn tư liệu là …quốc ngữ chữ nước ta thời nhà Châu cũng là loại chữ của tộc Việt Thường (di duệ còn lại là người Mường).
Tại sao 1 bức tranh mà nét vẽ nguệch ngoạc như người mới tập vẽ phải nói thực là chẳng có gì đẹp, chẳng thấy ý nghĩa thâm trầm sâu sắc gì cả mà lại có thể sống dai như thế trong lòng người Việt?
Phải chăng là bức tranh dân gian … ‘Lão Oa giảng độc’ được những cái đầu bác học làm ra vì thông tin về chữ Khoa đẩu trong tư liệu văn minh cổ Trung Hoa…
Lão Oa giảng độc chỉ là để khẳng định: chữ Khoa đẩu là chữ của người Việt. Khoa đẩu – nòng nọc là con của Lão Oa – thày đồ Cóc, mà thầy Cóc – Oa – Chữ là sản phẩm của những cái đầu Việt thì con nó đẻ ra là nòng nọc – khoa đẩu đương nhiên phải là sản phẩm của người Việt… Dù chỉ trở nên thịnh hành được dùng phổ biến từ thời Lí Bôn – Lưu Bang về sau thực ra khởi đầu loại chữ này đã có từ thời Đường Nghiêu 3000 năm TCN (chữ LạcViệt ?).
Khi khẳng định: chữ Khoa đẩu – chữ Khẩu – chữ Vuông chính là chữ Khải mà xưa nay đa số sai lầm gọi là chữ Hán, là loại chữ thịnh từ thời Nam Việt đế Lí Bôn – Lưu Bang đến nay, là chữ viết của người Việt, không có nghĩa nói những hướng nghiên cứu chữ cổ Việt khác là sai lạc vì Khoa đẩu văn có thể không phải là loại chữ cổ Việt duy nhất… Ngay trong bản văn dùng nghiên cứu ở đây cũng có thể đặt câu hỏi: trước khi đế Đường Nghiêu nhận con rùa thần hay vua nhà Châu nhận con chim trĩ trắng do người Việt Thường dâng cho thì triều chính Đường Nghiêu và nhà Châu dùng loại văn tự gì?… Rất có thể Thiên hạ còn nhiều loại văn tự cổ khác nữa.

——–

Bách Việt trùng cửu bổ sung ảnh minh họa.

Kim van
Chữ Kim văn trên đồ đồng thời Ân Thương thấy ở Việt Nam.

Dai trienChữ Đại triện trên một chiếc nắp đồng ở Việt Nam.

P1200150
Chữ Tiểu triện trên nắp một chiếc phương đồng ở Việt Nam.

P1100140Chữ trên chuông đồng Đông Sơn.

Đi cày Lịch Sơn

Thần thoại Trung Hoa chép về Đế Thuấn, một vị vua thịnh trị thời Ngũ Đế:
Thời thượng cổ có vị vua họ Diêu tên Thuấn nổi tiếng hiếu thuận từ lúc còn thơ ấu. Cha của vua Thuấn là người hung bạo, không biết phân biệt đúng sai, hay dở nên người ta đặt cho cái tên Cổ Tẩu là người mù mắt. Mẹ Thuấn mất sớm, Cổ Tẩu lấy vợ bé rồi sinh ra một người con trai tên Tượng. Cả hai mẹ con Tượng đều là người độc địa, ác nghiệt, thường xuyên hành hạ và đối xử tệ bạc với Thuấn.
Cha Thuấn nghe lời gièm pha của vợ bé, muốn giết Thuấn đi nên bắt Thuấn đi cày ruộng ở đất Lịch Sơn có nhiều chướng khí, dã thú và đi bắt cá ở hồ Lôi Trạch có nhiều sóng to, gió lớn. Chẳng những không trách cha mà Thuấn còn giữ tròn đạo hiếu với cha và mẹ kế và giữ hòa thuận với Tượng, riêng mình gánh chịu muôn điều cay đắng, bất công mà không một lời than thở.
Tấm lòng hiếu thảo, hòa mục của Thuấn động đến lòng trời. Trời sai cả đàn voi đến giúp Thuấn cày đất, muông chim đến giúp Thuấn nhặt cỏ, làm cho hồ Lôi Trạch sóng lặng, gió im để Thuấn đánh bắt cá. Chính vì lòng hiếu thảo mà Thuấn được vua Đường Nghiêu gả cho hai người con gái yêu và truyền ngôi báu.
Trong ca dao Việt và quan họ Bắc Ninh lời cổ có câu hát về Đế Thuấn:

Rủ nhau đi cấy xứ đương
Cấy cho vua Thuấn ở đồng Lịch Sơn.

Đồng Lịch Sơn nơi vua Thuấn đi cày nằm ở đâu mà dân ca Việt lại hát vậy? Trung Quốc cho rằng Đế Thuấn đóng kinh đô ở Bồ Phản nay thuộc tỉnh Sơn Tây. Thời kỳ Đế Thuấn cách đây trên 4.000 năm, ở Sơn Tây Trung Quốc làm gì có điều kiện canh tác lúa mà đi cày đồng Lịch Sơn.

Hình vẽ Đế Thuấn thời Hán.

Liên quan đến tích vua Thuấn Việt Nam ở Lâm Thao – Phú Thọ có hội Tứ xã với trò diễn Trám. Tứ Xã là nơi có các di chỉ khảo cổ học nổi tiếng thời Hùng Vương như Gò Mun, Đồng Đậu con, Gót Rẽ… Cái tên Trám được các cụ già kể lại, nơi đây ngày xưa là rừng cây trong đó có nhiều cây Trám, theo tiếng Hán gọi là “Cổ Lãm”.
Hạt Trám cũng từng được tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ thời Hùng Vương. Theo thư tịch Trung Hoa (Nam phương thảo mộc trạng đời Tấn) cây Trám của nước ta được chép là “Cảm Lãm”. GS. Trần Quốc Vượng từng cho rằng đây là phiên âm của tiếng Việt cổ clam có tổ hợp phụ âm kép cl.
Thực ra Cổ Lãm hay Cảm Lãm là những cụm từ ký âm Nôm bằng phép phiên thiết của từ Trám. Cổ Lãm – Cảm Lãm (và cả Khả Lãm) đọc thiết âm là Cám – Chám – Trám.
Trò Trám ở Tứ Xã là trò trình nghề tứ dân Sĩ – Nông – Công – Thương, trong đó có vai đóng “vua Thuấn cày voi”, hát ca trù:

Vốn tôi đây dòng dõi thần minh
Kẻ tên hiệu tôi là Ngu Thuấn
Nghĩ cha mẹ tôi càng oán hận
Hận ở điều ăn ở không cân
Em dượng tôi ngạo mạn bất nhân
Ân tôi phải dĩ nông vi bản
Tôi cũng mong hữu gia hữu sản
Nhác trông lên núi Lịch tốt thay
Ân tôi phải bắt voi cày núi đá.

Vua Thuấn, Ngũ Đế của Trung Hoa, mà lại đi cày ở đất Phú Thọ, lại còn nhìn thấy cả quả núi Lịch (Lịch Sơn) tươi tốt. Dân gian (ca trù, quan họ, lễ hội) Việt có “sính ngoại” quá không khi đã dùng tích của một vị vua khởi thủy được cho là của người Trung Quốc?
Sự thực thì Đế Thuấn của Trung Hoa đi cày đúng ở chính đất Phú Thọ chứ chẳng phải ở bên Tàu. Nhà bác học Lê Quý Đôn trong sách Vân Đài loại ngữ cho biết:
Núi Lịch ở địa phận xã Yên Lịch, huyện Sơn Dương, trấn Tuyên Quang. Mạch núi từ núi Sư Khổng, huyện Đương Đạo kéo xuống, đến đây năm, sáu ngọn núi đất bày hàng đột khởi ngay ở đồng bằng, chia một chi đổ xuống huyện Lập Thạch làm núi Sáng; còn ở mặt dưới huyện Tam Dương là núi Hoàng Chỉ“.
Núi Sáng, ngọn núi đột khởi thuộc dãy Lịch Sơn nay thuộc đất huyện Sông Lô của tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay.
Núi Sáng là ngọn cao nhất trong dãy núi Lịch, có 5-6 chỗ bằng phẳng như cung điện, có đền thờ Đế Thuấn. Xứ Ngòi Vực về bên phải, hàng năm nước sông Lô tràn vào, tương truyền chỗ ấy là bến sông ngày trước thường nặn đồ nung. Bên cạnh chỗ dân cư, có một cái giếng cổ, người ta cho là Đế Thuấn đào giếng ấy. Ở đây cũng có miếu thờ Đế Thuấn, trước miếu có ruộng chiêm, rộng chừng vài mẫu, khá sâu, người ta cho đấy là chằm Lôi Trạch, ngày trước Đế Thuấn cày ruộng và đánh cá. Trên núi Sáng cũng có đền thờ Đế Thuấn. Đằng trước núi lại đột khởi một ngọn núi đất hơi thấp, đỉnh núi như hình ghế chéo, trong núi có chỗ rộng ước dăm sào, có thể gieo được trăm bung mạ (nhổ mạ lên rồi buộc lại gọi là đon, mỗi đon phỏng 2,3 chét tay, 40 đon là một bung, bung là xâu những đon mạ gánh ra ruộng để cấy; thông thường khi xưa, cứ mỗi sào ruộng cấy 15-20 đon, trăm bung là 4000 đon gieo khoảng 5 sào. Tương truyền chỗ ấy Đế Thuấn cấy lúa, nhân dân mới gọi là Bách Bung).

p1210792-2Khu vực Bách Bung trên núi Sáng và hồ Suối Sỏi.

Thông tin của Vân đài loại ngữ đã xác định rất rõ vị trí của Lịch Sơn và sự việc Đế Thuấn đi cày. Núi Sáng trong dãy Lịch Sơn chạy từ Sơn Dương – Tuyên Quang sang phía Tây Bắc tỉnh Vĩnh Phúc. Trên núi có cả cái tên đầy cổ tích “Bách Bung” để chỉ sự kiện này. Bách Bung có miếu thờ Đế Thuấn và giếng cổ tương truyền do Đế Thuấn đào. Bên cạnh đó có núi Con Voi, liên quan đến “Đế Thuấn cày voi”. Rồi cánh đồng Lôi Trạch ở trước núi, nơi Đế Thuấn đi bắt cá theo truyền thuyết, nay là khu vực hồ Suối Sỏi của xã Lãng Công. Tương truyền nơi đây từng là nơi chế tác đồ gốm (đồ đất nung).
Đế Thuấn ở vào giai đoạn cuối thời đồ đá mới, người ta mới có “đá” với “đất”, chưa có sắt hay đồng. Vậy Đế Thuấn đi cày bằng loại cày gì?
Chuyện cổ Phú Lương quân của người Tày kể về Báo Luông, vị tổ khởi thủy của người Tày, có đoạn mô tả khá chi tiết việc Báo Luông nghĩ ra cách trồng lúa:
Anh vào rừng chặt một cây lim nặng đem đẽo nhọn một đầu đi buộc dây vào rồi vắt lên vai cho mấy người kéo để cày đất lên. Sau đó lại lấy một khúc gỗ có nhiều mắt cho kéo làm đất nhỏ đi rồi mới gieo thóc giống… Chiếc cây vót nhọn để lật đất gọi là “thây”, tức là cái cày. Còn cây khác nhiều mắt gọi là “phưa”, tức là cái bừa.
Như vậy trước khi có lưỡi cày đồng thì người dân Việt đã biết dùng gỗ đẽo làm dụng cụ cày cấy. Nền văn hóa “đồ gỗ” không lưu được dấu vết vật chất trong khảo cổ vì gỗ là loại vật liệu bị phân hủy qua thời gian. Nhưng sự sáng tạo về nghề canh nông đã bắt đầu từ trước khi con người biết làm đồ kim khí là dựa vào những vật liệu sẵn có trong tự nhiên.

p1210741-e1458208587135
Một bậc Thác Bay trên núi Sáng, nơi có những khối đá cứng, trong như ngọc.

Trong tục thờ Hùng Vương ở đất Phong Châu thì ba vị vua Hùng được thờ là Đột Ngột Cao Sơn, Ất Sơn và Viễn Sơn. Như từng xác định, Đột Ngột Cao Sơn hay Thánh tổ Cao Sơn Minh Vương là Đế Minh, người khởi đầu sử Việt trong Truyện Họ Hồng Bàng. Ất Sơn, vị vua thứ hai (trong thứ tự Giáp, Ất,…) là Đế Nghi hay Đế Nghiêu.
Vị vua thứ ba Viễn Sơn là Đế Thuấn. Ngọn “Viễn Sơn” đây là Lịch Sơn hay núi Sáng. Rất có thể Sáng là từ chữ Minh mà ra. Minh Đô của thời Hùng Vương chính là đất Phong Châu (Phú Thọ, Vĩnh Phúc), nằm ở ngã ba sông Việt Trì. Ngũ Đế trong thần thoại Trung Hoa đều là những vị vua Hùng của người Việt, đã chinh phục thiên nhiên và lập nước từ chính khu vực đất tổ Phong Châu này.

Linh Lang đại vương và Thăng Long tứ trấn

Một trong những vị thần tứ trấn của thành Thăng Long là đức Linh Lang đại vương với đền thờ chính “Tây trấn từ” là đền Thủ Lệ (Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội). Linh Lang đại vương là ai? Có công đức như thế nào mà được tôn thờ là thần trấn Tây của kinh đô Thăng Long?
Thần tích đền Thủ Lệ cho biết thần nguyên là hoàng tử con vua Lý Thánh Tông với vương phi Hạo Nương. Hạo Nương quê ở xã Bỗng Lai (phủ Quốc Oai), sống và gặp vua ở đất Thị Trại (nay là Thủ Lệ). Hạo Nương đi tắm ở hồ Tây, gặp giao long nổi lên quấn lấy người, từ đó mang thai 14 tháng sinh ra đứa bé có tướng mạo khôi kỳ, lưng có 18 vì tinh tú, bụng có chùm sao Bắc đẩu, đặt tên là Hoàng Lang.
Khi Hoàng Lang mới được 1 tháng 7 ngày, đất nước có giặc Vĩnh Trinh từ phương Bắc kéo đến. Thế giặc mạnh, vua cho người đi cầu thỉnh các bậc anh hùng hào kiệt các nơi về đánh giặc. Hoàng Lang bỗng bật dậy nói với mẹ, cho gọi người vào và dặn về tâu vua làm cho một lá cờ cán dài 10 trượng và cho một con voi lớn để đi đánh giặc. Hoàng Lang lắc mình, thân hình trở nên to lớn, cầm lá cờ và cưỡi voi xông thẳng tới chỗ quân địch, hét lớn: “Ta là Thiên tướng”. Hoàng Lang giết tướng giặc và phá tan quân giặc Vĩnh Trinh.
Thắng trận trở về, nhà vua muốn nhường ngôi cho Hoàng Lang nhưng ngài nhất mực từ chối. Sau đó Hoàng Lang hóa thành con rắn trắng lặn xuống hồ Tây. Nhà vua thương tiếc cho lập đền thờ ở quê mẹ Bỗng Lai, ở Thị Trại và cho 269 chỗ khác , cứ nơi có lá cờ của Hoàng Lang bay đến và có sự hiển ứng thì thờ phụng. Phong thần là Linh Lang đại vương.

Thu LeNghi môn ngoại đền Thủ Lệ.

Câu đối ở đền Voi Phục (Thủ Lệ) kể về sự tích Linh Lang đại vương:
市寨千秋名不朽
西湖一带水無塵
Thị Trại thiên thu danh bất hủ
Tây Hồ nhất đái thủy vô trần.
Dịch:
Thị Trại ngàn thu danh bất hủ
Tây Hồ một dải nước sạch trong.
Linh Lang đại vương chiếm một vị trí khá quan trọng trong thần điện Việt. Có tới 88 bản thần tích đã được biết của các địa phương khác nhau về Linh Lang, ở nhiều tỉnh miền Bắc. Tập trung nhất là ở vùng Hà Tây và Hà Nam. Điều này cũng có thể hiểu vì Hà Tây là quê mẹ của Linh Lang đại vương.
Thần tích Linh Lang đại vương mang đầy màu sắc thần bí, kể về một vị “Thiên tướng” đánh giặc Vĩnh Trinh, tương tự chuyện Thánh Dóng lên 3 vươn mình hóa Phù Đổng đánh giặc Ân. Nhưng thần tích lại chép Linh Lang là con vua Lý Thánh Tông. Thời Lý là thời kỳ mà đã có sử sách ghi chép rõ ràng, tại sao chính sử không thấy nói gì đến Linh Lang đại vương? Điều này là sự bí ẩn khó lý giải trong sự tích Linh Lang đại vương. Ở nhiều nơi và nhiều người do đó đã gán Linh Lang đại vương với hoàng tử Hoằng Chân nhà Lý tham gia trận chiến chống Tống và hy sinh trên sông Như Nguyệt. Tuy nhiên, như vậy càng là không khớp với thần tích và lộn xộn về thời gian vì cuộc chiến Lý – Tống trên sông Như Nguyệt xảy ra dưới thời Lý Nhân Tông, tức là sau thời Lý Thánh Tông vài chục năm.
Vô lý hơn nữa khi Linh Lang đại vương là một trong Thăng Long tứ trấn vì Tứ trấn Thăng Long tương truyền do Lý Thái Tổ đặt ra sau khi dời đô. Hoàng tử Hoằng Chân ở vào thời Lý Thánh Tông hay Lý Nhân Tông, làm thế nào mà thành thần từ thời Lý Thái Tổ được?
Vậy Linh Lang đại vương là ai, nguồn gốc thực sự là thế nào?

Binh DaĐình Ngoại Bình Đà.

Thân thế và sự nghiệp thực sự của Linh Lang đại vương được phát lộ qua di tích đình Ngoại ở Bình Đà (Thanh Oai, Hà Nội). Đình Ngoại Bình Đà thờ Linh Lang đại vương nhưng sự tích có nhiều tình tiết khác lạ. Theo bản Bách Việt triệu tổ cổ lục của đất Bình Đà thì nơi đây là nơi thờ thái sư Nguyễn Nỏ, tức Lý Long Cảnh hay Lý Lang Công, em thứ 3 của Nguyễn Minh Khiết (Đế Minh), chú của Lộc Tục (Kinh Dương Vương). Lý Lang Công được giao làm chủ đất Chân Lạp, Hồ Tôn, Ai Lao, nhưng không làm mà giúp cháu (Lộc Tục) đánh giặc Vĩnh Chinh (Ma Mạc) ở Tử Di Sơn, công lao rất lớn.
Theo nhận định của tác giả Văn nhân, bản cổ lục này là chuyện lập quốc của nhà Chu thời Tam đại. Nhà Chu bắt đầu khởi dựng từ Cơ Xương Văn Vương đóng đô ở đất Phong. Tới đời con là Cơ Phát Vũ Vương tiến đánh Ân Trụ Vương, chiến thắng, lên ngôi thiên tử, phân chia đất đai cho các công thần làm chư hầu. Cơ Đán Chu Công, một người em có công lớn của Vũ Vương, được phong ở nước Lỗ. Đất cũ của nhà Ân vẫn giao cho con cháu Trụ Vương là Vũ Canh trông giữ hương hỏa cha ông. Chu Vũ Vương cử 3 người em của mình là Quản Thúc, Hoắc Thúc và Sái Thúc giám sát Vũ Canh, gọi là Tam giám.
Khi Chu Vũ Vương mất, con là Chu Thành Vương lên nối ngôi còn nhỏ, Chu Công được sự ủy thác phụ chính vương triều. Lúc này Tam giám cùng Vũ Canh phao tin Chu Công muốn cướp ngôi vua, rồi liên kết với các bộ tộc Từ Nhung, Hoài Di nổi loạn. Chu Công giữ mình trong sáng, cất quân dẹp phản loạn, đánh bại Tam giám, rồi đem đám quý tộc của nhà Ân về Lạc Dương an trí. Đất Lạc Dương tới khi Chu Bình Vương dời đô về phía Đông đã trở thành kinh đô của nhà Chu, gọi là Đông Đô.
Trong truyền thuyết Việt, Văn Vương được gọi là Văn Lang, lập quốc ở Phong Châu (Phú Thọ). Vũ Vương là Vũ Ninh, người đã cùng Thánh Dóng đánh giặc Ân thắng lợi. Còn Chu Công, vị thái sư, con của Văn Vương đã phụ chính và dẹp giặc nổi loạn, xây dựng Đông Đô là ai trong truyền tích Việt?
Xét kỹ thần tích ở Bình Đà thì người được thờ Lý Lang Công chính là Chu Công. Lý Lang Công còn có tên là thái sư Nguyễn Nỏ. Nỏ = Lỗ, vì Chu Công được phân phong ở đất Lỗ, là đất Ai Lao, Hồ Tôn nói đến trong thần tích. Chu Công không về đất phong mà ở lại phụ chính giúp cháu mình là Chu Thành Vương, đánh giặc Từ Nhung Hoài Di, được thần tích gọi tắt là Tử Di.
Vì Lý Lang Công ở Bình Đà cũng là Linh Lang đại vương nên Linh Lang đại vương không ai khác phải là Chu Công. Có liên hệ Linh = Ninh, chỉ phương Tây vì tính chất của phương Tây là định, tĩnh, ninh. Chu cũng có nghĩa là chiêu, là chiều, chỉ phía Tây. Linh Lang (Ninh Lang) do đó tương đương với Chu Công, nghĩa là vị chúa công cai quản phương Tây. Đây là lý do tại sao Linh Lang lại là vị thần trấn Tây, quê ở Hà Tây, sinh ở hồ Tây, thác hóa cũng ở hồ Tây.
Bản thân bà mẹ Linh Lang có tên Hạo Nương, Hạo là sáng, bóng, chỉ hướng Tây. Bà là cung phi thứ 9, nghĩa là Tây cung.
Điều này cũng giải thích tại sao trong thần tích Linh Lang mang họ Lý và có tên Lý Lang Công. Thực ra Lý ở đây không phải là họ. Trong Dịch học có cặp đối lập Lý – Tình ứng với hướng Tây – Đông. Phương Đông là phương của tình cảm nên còn gọi là “thương”, “từ”. Phương Tây là phương của lý lẽ, cũng là “lỗ”,” lão”. Lý còn là quẻ Ly trong Hậu thiên Bát quái, dùng chỉ hướng Tây. Ví dụ, linh vật của nhà Chu là con Ly (Kỳ lân), con vật biểu trưng của hướng Tây. Có thể nhận rõ sự tương thông ý nghĩa giữa các cái tên Linh Lang – Lý Lang Công – Chu Công, đều nghĩa là vị chúa công của hướng Tây.
Khu vực sông Hoài nơi đám Nhung Di nổi loạn đầu thời Chu là vùng đất Hà Nam Trung Quốc. Ở đây có thành Trịnh Châu là di tích thời Thương Ân. Vì thế mà đám giặc Nhung Di đã được gọi là giặc Vĩnh Trinh trong truyền tích về Linh Lang đại vương. Vĩnh Trinh hay Trinh Vĩnh thiết Trịnh, chỉ đúng nơi xuất xứ của giặc loạn thời Chu Công.
Sự việc phụ chính cho cháu của Chu Công được thần tích Việt kể là sau khi thắng giặc Vĩnh Trinh nhà vua muốn nhường ngôi cho Linh Lang nhưng ngài hết sức từ chối. Chu Công đã hết lòng phò trợ vua trẻ, củng cố vương triều Chu thêm vững chắc.
Chu Công là người khởi xướng nền lễ giáo của Trung Hoa. Không như Thánh Dóng giúp Vũ Vương diệt Trụ bằng vũ khí (roi sắt, ngựa sắt), Chu Công đã thuần phục thiên hạ bằng sự ngay thẳng, bằng lễ nghĩa, bằng thánh đức. Hình ảnh cây cờ lớn cán dài dùng đánh giặc và tung bay khắp nơi trong thần tích Linh Lang đại vương là chỉ cái lễ đức, sự chính đạo của Chu Công đã thắng được giặc dữ và an định đất nước.
Theo thần tích Linh Lang đại vương được thờ ở 269 nơi khác nhau. Thực ra đây là cách nói dùng Dịch số. Đất đai thiên tử được chia làm 9 khu vực gọi là 9 châu. Mỗi khu vực lại gồm cả Nam và Bắc, được “số hóa” thành số 2 – 6. Số 2 là con số chỉ phương Nam, số 6 là phương Bắc trong Hà thư. 269 nơi nghĩa là trong cả 9 châu Nam Bắc đều tôn thờ.
Một điểm đáng chú ý nữa, Chu Công là người đầu tiên xây dựng và cai quản thành Lạc Dương, sau là Đông Đô của nhà Chu. Thành Đông Đô là khu vực Hà Nội (Cổ Loa). Đây là lý do mà Chu Công – Linh Lang đã được tôn  sùng thành một trong Thăng Long tứ trấn.

Kim LienNghi môn nội “Trấn Nam phương” đền Kim Liên.

Xét các vị thần tứ trấn Thăng Long đều là những vị thánh quan, những người có công gây dựng và phát triển thành Đông Đô – Hà Nội:
– Trấn Nam: Cao Sơn đại vương, người phò tá Tản Viên Sơn Thánh dựng nước thủa hồng hoang. Linh vật là Kim Liên (hoa Sen, màu đỏ, chỉ hướng Nam).
– Trấn Tây: Linh Lang đại vương hay Chu Công, người khởi đầu kinh đô Lạc Dương – Đông Đô. Linh vật là Voi (tượng, chỉ hướng Tây).
– Trấn Bắc: Huyền Thiên đại thánh, tức là Lão Tử, vị thầy thuốc đã cứu giúp dân lành và giúp An Dương Vương (Chu Bình Vương) xây thành Cổ Loa khi dời đô lúc giao thời Tây và Đông Chu. Linh vật là Kim Quy (rùa, huyền vũ , chỉ hướng Bắc).
– Trấn Đông: là thần Tô Lịch, là hình ảnh của Sĩ Nhiếp – Phạm Tô, người nhiếp chính Giao Châu chống giặc Đông Hán. Linh vật là Bạch Mã, hình ảnh của mặt trời, hay Long mã (Long Đỗ) – Rồng, chỉ hướng Đông.

Giải nghĩa một số địa danh trong cổ sử Việt qua phép phiên thiết Hán Nôm

Chữ Hán cũng như chữ Nôm là những loại chữ biểu ý, không phải biểu âm, nên để ghi chú cách đọc của các chữ này từ thời Đông Hán người ta đã dùng phép phiên thiết. Phiên thiết (反切) là dùng hai chữ riêng rẽ để ghi chú một âm của chữ khác, lấy thanh (phụ âm) của chữ đầu ghép với vận (vần) của chữ sau để tạo thành một âm. Phép phiên thiết được áp dụng không chỉ trong việc xây dựng các từ điển chữ Hán ở Trung Quốc, mà ở nước ta thời xưa đây là cách để ghi các địa danh, nhân danh trong tiếng Nôm vào văn bản. Tìm hiểu các tên chữ tạo nên bởi phép phiên thiết từ âm Nôm cho phép giải mã được ý nghĩa thật sự vốn có của các tên gọi này trong lịch sử cổ đại nước ta.

Một âm Nôm thường không có chữ Hán với âm tương ứng nên thời xưa cách để ghi các âm Nôm này trong văn viết là dùng phép phiên thiết, sử dụng 2 ký tự chữ Hán để ký 1 âm Nôm. Lâu ngày, do chỉ thông qua các thư tịch lưu lại, 2 ký tự này trở thành tên gọi của địa điểm hay nhân vật thay cho âm Nôm ban đầu. Người đời sau dễ nhận nhầm rằng 2 chữ này có ý nghĩa nhất định về đối tượng được gọi đến mà quên đi rằng đó vốn chỉ là 2 ký tự ghi âm, không hề mang nghĩa liên quan.
Có thể kể một loạt các làng Việt cổ có “tên chữ” là tên phiên thiết từ tên Nôm như làng Và ở xã Trung Hưng, Sơn Tây có tên chữ là Vân Già (Vân Già đọc thiết cho âm ). Làng Dầm là thôn Xâm Dương ở xã Ninh Sở, Thường Tín (Xâm Dương đọc phản thiết Dầm). Làng Cổ Hiền, còn gọi là trại Quyền hay thành Quèn, ở xã Tuyết Nghĩa, Quốc Oai (Cổ Hiền thiết Quyền – Quèn).
Nhiều tên địa danh, nhân danh của người Việt đã được giải thích là do tiếng Nôm cổ có các tổ hợp phụ âm kép nên khi chép bằng chữ Hán được phiên âm thành 2 chữ. Ví dụ, tên huyện Câu Lậu được cho là phiên âm từ klâu – trâu. Hay tên huyện Luy Lâu (Doanh Lâu) là phiên âm của cổ âm blâu/ tlâu – dâu. Nay, nếu áp dụng phép phiên thiết cho những tên gọi này sẽ cho các liên hệ đơn giản và rõ ràng, không cần vận dụng cổ âm. Câu Lậu thiết Câu – Châu – Trâu. Doanh Lâu thiết Dâu.
Vận dụng phép phiên thiết kết hợp với các tư liệu dân gian cho phép giải nghĩa một số tên gọi trong cổ sử Việt.

Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Địa danh Mê Linh là nơi Hai Bà Trưng đóng đô sau khi khởi nghĩa chống giặc Hán thành công. Địa danh này được GS. Trần Quốc Vượng giải thích là tên ghi cổ âm Mling hay Mlang, mà theo tiếng các dân tộc ở Tây Nguyên có nghĩa là “một loài chim”, từ đó đi đến kết luận Hai Bà Trưng thuộc bộ tộc thờ chim làm vật tổ. Nay áp dụng phép thiết cho tên gọi này có Mê Linh thiết Minh, tức là tên Nôm của địa danh Mê Linh thực ra là Minh. Đô kỳ Mê Linh hay Minh đô của Hai Bà Trưng là nơi nào?
Ở đền Hùng tại núi Nghĩa Lĩnh (xã Huy Cương, Việt Trì, Phú Thọ) nay còn câu đối:
天書定分正統肇明都百粵山河惟有祖
光岳協靈故宮成萃廟三江襟帶尚朝尊
Thiên thư định phận, chính thống triệu Minh đô, Bách Việt sơn hà duy hữu tổ
Quang nhạc hiệp linh, cố cung thành tụy miếu, Tam Giang khâm đái thượng triều tôn.
Dịch:
Sách trời định chốn, chính thống dựng Minh đô, núi sông Bách Việt duy có tổ
Núi tỏa linh thiêng, cung cũ lập miếu đền, một dải Tam Giang hướng về nguồn.
Câu đối này chỉ ra rằng Minh đô của các vua Hùng là đất Phong Châu, nơi có ba con sông Đà, Lô, Thao (Tam Giang) hội tụ ở ngã ba Việt Trì. Vị vua đầu tiên của người Việt được Lĩnh Nam chích quái nhắc đến trong Truyện họ Hồng Bàng là Đế Minh, là người đã lập Minh đô ở Phong Châu. Đế Minh được thờ phụng ở vùng Phú Thọ dưới tên Hùng triều Thánh tổ Cao Sơn Minh Vương trong các thần tích tại đây.
Bà Trưng “quê ở Châu Phong”, thuộc dòng dõi “Lạc Hùng chính thống”, phất cờ khởi nghĩa chống giặc, dựng nước đóng ở Minh đô – Phong Châu, hoàn toàn hợp lý. Mê Linh thời Trưng Vương là cả vùng đất Tây Thổ – Phong Châu rộng lớn, không chỉ là một huyện ngoại thành Hà Nội như bây giờ.Den Hung

Nghi môn đền Thượng trong khu di tích đền Hùng ở Phú Thọ.

Bổng và Đổng, hai vị tối linh thần nước Nam
Tên gọi Phù Đổng của người anh hùng làng Dóng đã được các học giả quan tâm bàn luận khá nhiều. Cao Huy Đỉnh liên hệ tên Đổng với các tên Đùng, Tùng, Dông, với tính cách khổng lồ, dông tố, sấm sét . Còn GS. Trần Quốc Vượng cho rằng Phù Đổng là ghi âm Nôm cổ blỏng hay blổng.
Áp dụng phép phiên thiết có Phù Đổng thiết Phổng hay Bổng (các phụ âm ph- và b- chuyển đổi cho nhau trong cổ âm). Lời tiếm bình Việt Điện u linh của tiến sĩ thời Lê là Cao Huy Diệu chép “Hương, Bổng, Đổng, Đằng là bốn vị tối linh của nước ta”. Thần Bổng, một trong 4 vị tối linh thần của nước Nam, chính là Thánh Dóng. Thánh Dóng được gọi là Phổng – Bổng bởi vì mới lên 3 tuổi ăn cơm cà của làng mà lớn “phổng”, nhanh như thổi, cưỡi ngựa sắt đánh giặc Ân. Thắng giặc ngài bỏ mũ áo lên núi Sóc Sơn rồi bay “bổng” về trời.
Vậy còn vị linh thần có tên Đổng được nhắc đến là ai? Vị thần này được biết thông qua thần tích đền Bộ Đầu thuộc xã Thống Nhất, Thường Tín, Hà Nội. Nơi đây thờ Đổng Sóc Thiên Vương Huyền Thiên Đại Thánh. Trong đền có bức tượng Đổng Thiên Vương bằng đất nung lớn, cao tới 5,5 m, đang ra tay diệt trừ thủy quái. Thần Đổng hay ông Đùng, như vậy là vị thần khổng lồ Huyền Thiên Trấn Vũ, tức là vị thần được thờ ở Quán Thánh tại Hồ Tây, Hà Nội. Sự trùng hợp giữa tên phiên âm (Đổng – Đùng) và tên phiên thiết (Phù Đổng – Bổng) đã dẫn đến sự nhầm lẫn giữa 2 nhân vật này trong các sự tích, cũng như trong quan niệm về Tứ bất tử nước Nam.

Bo DauTượng ông Đổng ở đền Bộ Đầu.

Đức thánh Chiêm Lý Ông Trọng
Trong số tứ linh thần được kể đến thì thần Hương là Lý Ông Trọng ở làng Thụy Hương hay làng Chèm, nay là đất quận Từ Liêm, Hà Nội. Trong đình Chèm còn lưu bức chạm phượng hàm thư với bài thơ Tứ linh thi, tương truyền được làm từ thời Cao Biền. Cái tên Từ Liêm được GS. Trần Quốc Vượng nhận định là tên phiên âm của âm Nôm cổ tlem – trèm. Chính xác hơn, áp dụng phép phiên thiết có Từ Liêm thiết Tiêm – Chiêm – Chèm. Từ Liêm là tên phiên thiết của làng Chèm, không phải phiên âm Nôm cổ.
Tên Chèm hay Chiêm ở đây có nghĩa gì? Xem lại truyện Lý Ông Trọng, người được Tần Thủy Hoàng trọng dụng, phong làm tướng trấn giữ đất Lâm Thao. Đại Nam quốc sử diễn ca kể:

Hiếu liêm nhẹ bước thanh vân
Làm quan hiệu úy đem quân ngữ Hồ
Uy danh đã khiếp Hung Nô
Người về Nam quốc hình đồ Bắc phương.

Phuong ham thu

Bức Phượng hàm thư với bài Tứ linh thi ở đình Chèm.

Hung Nô đọc thiết là Hồ, 2 từ này cùng dùng chỉ quân giặc mà Lý Ông Trọng đã ngăn giữ như trong đoạn thơ trên. Khu vực liên quan tới “Chiêm” và “Hồ” thời Tần thì phải là vùng phía Nam nước ta vì truyền thuyết Việt cho biết phía Nam nước Văn Lang là nước Hồ Tôn, tiền thân của quốc gia người Chiêm sau này.
Thần tích đình Chèm ghi: Lý Ông Trọng được Hùng Vương phong chức Chỉ huy sứ. Ngài giúp vua dẹp yên các loại giặc hay quấy nhiễu biên giới phía Tây và phía Nam khiến chúng sợ không dám xâm phạm bờ cõi nước Văn Lang. Thần tích đình Trạo Thôn (Đa Lộc, Ân Thi, Hải Dương, quê mẹ Lý Ông Trọng) còn viết Lý Ông Trọng đánh giặc “Ai Lao và Chiêm Thành”. Những tư liệu này cho thấy Lý Ông Trọng làm tướng nhà Tần trấn giữ vùng đất phía Tây Nam, là khu vực người Chiêm hay người Chăm. Lý Ông Trọng là người Việt, lập công nghiệp trên đất Việt, chứ không phải sang tận tỉnh Cam Túc bên Trung Quốc để chống giặc phương Bắc cho nhà Tần. Do sự lẫn lộn về chữ nghĩa tạo nên bởi phép phiên thiết (Hung Nô thiết Hồ) dẫn đến công tích và sự nghiệp của Lý Ông Trọng đã bị đặt ngược chiều Nam – Bắc.
Sử dụng phép phiên thiết để đọc các tên gọi địa điểm và nhân vật trong cổ sử, kết hợp với những dữ liệu của văn hóa dân gian tại các di tích và trong các thần tích còn lưu lại cho phép hiểu đúng hơn về lịch sử nước ta thời cổ đại.

TÀI LIỆU DẪN
1. Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm. Trần Quốc Vượng. NXB Văn học, 2003.
2. Giới thiệu khu di tích tích lịch sử đền Hùng. Vũ Kim Biên. Sở VH-TT Phú Thọ, 2008.
3. Lĩnh Nam chích quái. Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh, Kiều Phú nhuận chính. Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San phiên dịch. NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2011.
4. Đại Nam quốc sử diễn ca. Lê Ngô Cát, Phạm Đình Toái. Bản phiên âm, hiệu đính và chú giải của Nguyễn Khắc Thuần. NXB Giáo dục, 2007.
5. Người anh hùng làng Dóng. Cao Huy Đỉnh. NXB Trẻ, 2015.
6. Từ điển di tích văn hóa Việt Nam. Ngô Đức Thọ chủ biên. NXB Văn học, 2003.
7. Danh nhân Lý Ông Trọng với di tích và lễ hội đình Chèm. UBND xã thụy Phương. NXB Văn học, 2011.

Mục lục BƯỚC RA TỪ HUYỀN THOẠI, phiên bản 5

Bản in cập nhật có bổ sung của cuốn BƯỚC RA TỪ HUYỀN THOẠI cập nhật tháng 2/2016. Tổng số 512 trang.

Xin liên hệ đặt sách qua địa chỉ: bachviet18@yahoo.com.

P1210324 (2)

MỤC LỤC

LỜI TỰA
BÁCH VIỆT TRÙNG CỬU DẪN LUẬN
ÔNG TRỜI BÀ TRỜI

Viêm Giao Bàn Cổ
Ngọc Hoàng thượng đế
Quốc mẫu Tây Thiên
Núi Côn Lôn

ĐẾ QUỐC LẠC HỒNG

Mở sử Hoa Việt
Kinh Dương Vương
Lên núi xuống biển
Thần châu Xích huyện

TẢN VIÊN SƠN THÁNH

Gậy thần sách ước
Ngũ hành cung
Sơn Tinh – Thủy Tinh
Ngũ Nhạc và Ba Vì

RỒNG BAY BIỂN BÁT

Mẫu Thoải
Bát Hải Động Đình
Bạch Hạc Tam Giang
Đầm Nhất dạ
Giếng Việt

NON SÔNG BÁCH VIỆT

Mẹ Âu Cơ
Sinh Bách Việt
Thần Bổng
Chim bạch trĩ
Thủy tổ họ Phan
Cổ vật Thương Chu

LÃO TỬ HÓA VIỆT KINH

Lão Tử làng Thổ Hà
Xây thành Cổ Loa
Huyền Thiên Trấn Vũ
Ông Đổng
Nam thiên Tứ bất tử

NHÂN DUYÊN TẦN VIỆT

Mỵ Châu – Trọng Thủy
Biển Đông thà chết chẳng theo Tần
Họ Chu Việt Nam
Tần An Dương Vương

HƯƠNG BỔNG ĐỔNG ĐẰNG

Đức thánh Chiêm
Bến Vĩnh Khang
Vua Mây họ Phạm
Luận về tứ linh

THIÊN NAM ĐẾ THỦY

Người Tuấn kiệt
Nhâm Ngao
Long Hưng
Nam Việt Đế

NAM QUỐC SƠN HÀ

Mũ đâu mâu
Chân Định linh thần
Thừa tướng Lữ Gia
Đỗ Động tướng quân
Bảy quận nước Nam

LỜI THỀ SÔNG HÁT

Tây Lý Vương
Ả Lã Nàng Đê
Mẫu vì Dương Vương
Nợ nước thù nhà
Tam Giang nhị thánh

NHỮNG ANH HÙNG THỜI LOẠN

Tiền nhân họ Phùng
Nam Giao học tổ
Giao Châu Đặng cư sĩ
Vị thần sông Tô

ĐẦU VOI PHẤT NGỌN CỜ VÀNG

Tiếp Lạc khai Đinh
Đô Dương Mã bất tiến
Thì chi Đông Hán dám hung hăng
Khu Linh người nước Nam ta
Tây Đồ Di

SÁU TRĂM NĂM LÂM ẤP

Mạnh Hoạch
Nam Triệu
Đào liệt hầu
Bia cổ nói
Lưu Phương và Lý Bát Lang

BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG

Tây Hưng đại vương
Khun Borom
Tộc người Thái
Tam vị chúa Mường

GIANG TÂY SỨ QUÂN

Bột Hải triều Nam
Dẹp Lâm Ấp
Gạch Giang Tây
Đằng Vương các tự

ĐẠI VIỆT ĐẠI HƯNG

Khúc tam vị chủ
Hạt Lý nảy năm cây
Đại Hưng bình bảo
Giữa huyện Phù Hoa

TRUYỀN THUYẾT ĐINH LÊ

Thời 12 sứ quân
Thủ lĩnh Đinh Bộ
Diễn Châu thái thú
Qua cửa Thần Phù

LỜI BẠT
ĐÔI LỜI CHIA SẺ CÙNG TÁC GIẢ
PHỤ LỤC

Đối chiếu truyền thuyết và lịch sử
Dịch tượng và ngôn ngữ
Thơ Sử thuyết họ Hùng
Chỉ dẫn di tích và địa danh
Tài liệu tham khảo

P1210335 (2)

Minh văn trên hai chiếc phương di đồng thời Thương ở Bắc Ninh và cổ sử Việt

Theo định vị của sử Tàu ngày nay, triều đại thứ hai trong Tam đại Trung Hoa là nhà Thương nằm ven sông Hoàng Hà (Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Bắc, Hà Nam). Sang thời Chu đất đai thiên tử bắt đầu tiến tới bờ sông Dương Tử, còn cách đất Việt Nam ngày nay vài ngàn cây số. Tới tận khi Tần Thủy Hoàng xua quân bình định phương Nam thì cuộc đụng độ đầu tiên giữa người Việt và Trung Hoa mới xảy ra… Trước đó, phương Nam là nơi man di, còn đang ở thời kỳ “cởi trần đóng khố”, chưa biết đến chữ viết là gì…
Ấy vậy mà thực tế ở miền Bắc Việt Nam lại gặp khá nhiều hiện vật cổ của thời kỳ Thương Chu. Điển hình là những chiếc nha chương bằng ngọc, kích thước khá lớn được khai quật ở Phú Thọ, có niên đại ước vào cuối thời Thương, đầu Tây Chu. Hàng loạt những đồ đồng mang phong cách Thương Chu cũng được tìm thấy khắp nơi tại Việt Nam. Hơn nữa, không ít hiện vật đồ đồng này còn có minh văn, được khắc bằng chính những loại chữ Kim, chữ Triện của Trung Hoa cổ đại. Những đồ Thương Chu này ở đâu mà ra? Sự hiện diện của chúng ở Việt Nam nói lên sự thật gì về lịch sử Trung Hoa và Việt Nam cổ đại?

Di Thuong

Chiếc phương di đồng ở Bắc Ninh.

Trong bộ sưu tầm của một người chơi đồ cổ ở Bắc Ninh có 2 chiếc di vuông đặc biệt. Di là tên gọi chung đồ đồng, do có hình vuông nên gọi là phương di. Hai chiếc di ở Bắc Ninh có hình dạng, kích thước, trang trí giống nhau, chiều cao khoảng 36 cm, trông giống như hình một ngôi nhà lớn, có phần đáy vuông và nắp. Mỗi mặt của phần đáy dưới được chia làm 3 tầng. Tầng trên là hình 2 con chim quay vào nhau. Tầng giữa rộng nhất là hình mặt thú Thao thiết, có 2 tai và 2 sừng hai bên. Tầng dưới cùng là 2 con quỳ long quay mặt ra ngoài.
Phần nắp chiếc di có hình mái nhà 4 mặt. Trên nóc mái có núm cũng hình mái nhà. Hai mặt dài là hình Thao thiết, giống như mặt Thao thiết ở phần dưới của chiếc di, nhưng quay ngược lên trên. Hai mặt bên cũng là hình Thao thiết này quay ngược, nhưng không có tai. Những họa tiết trang trí này mang phong cách đặc trưng của đồ đồng thời Thương.
So sánh hình dạng, kích thước, họa tiết trang trí thì 2 chiếc di vuông này hoàn toàn giống với mô tả của chiếc di được tìm thấy trong mộ Phụ Hảo thời Thương tại thôn Tiểu Đồn, huyện An Dương (Hà Nam, Trung Quốc). Chiếc di trong mộ này ở Hà Nam có khắc hai chữ Phụ Hảo 妇好 bên trong nắp.
Phụ Hảo là một vị phi tần của vua Cao Tông nhà Thương (Vũ Đinh), sống vào khoảng năm 1.200 năm trước Công nguyên. Theo như những ghi chép trong Giáp cốt văn thì Phụ Hảo là nữ tướng tiên phong, có lúc thống lĩnh quân đội nhà Thương trong các cuộc chinh phạt các nước Khương Phương, Thổ Phương, Ba Phương, Đông Di. Ngoài ra bà còn thực hiện việc chủ trì các hoạt động tế tự quan trọng, như chủ trì việc cúng tế tổ tiên, thần thánh, đất, trời (theo wikipedia).
Sự kiện quan trọng dưới thời Ân Cao Tông là việc nhà Ân tiến đánh nước Quỷ Phương. Có thể thấy Phụ Hảo thống lĩnh quân đội nhà Thương đánh nước Khương Phương cũng là nước Quỷ Phương vì Quỷ = Cửu là số 9 chỉ hướng Tây. Khương là tính chất Khăng định của phương Tây trong Dịch học. Nước Khương Phương hay Quỷ Phương là nước nằm ở phía Tây của nhà Thương.

Chu Tu

Chữ ở mặt trong của nắp chiếc di.

Không kém so với chiếc di Phụ Hảo, bên trong nắp chiếc di ở Bắc Ninh cũng có chữ. Một chữ có thể đọc được là chữ Tử 子. Trên đáy trong 2 chiếc di đồng này còn có khắc 8 chữ cổ, chia làm 2 cột, mỗi cột 4 chữ. Đây cũng là dạng chữ Kim văn, tức là loại chữ thời Thương Chu khắc trên đồ kim khí.
Hai cột chữ này có thể tạm đọc là:
尊家出物 – Tôn gia xuất vật
寶妇司奠 – Bảo phụ tư điện
Tạm hiểu nghĩa: Gia tộc cao quý sinh ra nhân vật lớn. Người phụ nữ kính trọng phụ trách việc tiến cúng.
Ý tứ của những chữ này hoàn toàn phù hợp với bối cảnh của thời Ân Thương. Nếu Trung Quốc có vị nữ tướng Phụ Hảo lo việc tế tự thì Việt Nam cũng có Bảo Phụ, là nhân vật xuất sắc trong hoàng tộc và phụ trách việc tiến cúng. Thời Ân Thương Trung Hoa còn đang ở chế độ thị tộc mẫu hệ nên vai trò người phụ nữ mới quan trọng như vậy.

Chữ Kim văn trên đáy chiếc di.

Chủ nhân hai chiếc di đồng ở Bắc Ninh cho biết ông đã mua lại được chúng từ những người dân tộc địa phương (Sán Dìu và Dao đỏ) sống quanh núi Tam Đảo từ những năm 1980. Làm thế nào mà những chiếc di đồng của nhà Thương với tuổi cổ vật trên 3.000 năm lại có mặt ở nước ta?
Lý giải chuyện này có thể có giả thuyết như sau. Khoảng năm 1126 trước Công nguyên Cơ Phát, con trai của Cơ Xương đã phát động các chư hầu tiến đánh Trụ Vương. Truyền thuyết Việt kể chuyện Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân ở Vũ Ninh. Vũ Ninh hay Ninh Vương là danh xưng của Cơ Phát trước khi lên ngôi.
Bài hát Ải Lào trong lễ hội Phù Đổng:

Nhớ đời thứ sáu Hùng Vương
Ân sai hai tám tướng cường nữ nhung
Xâm cương cậy thế khoe hùng
Kéo sang đóng chặt một vùng Vũ Ninh.

Trong hội Dóng 28 cô gái trẻ đóng thành các tướng giặc Ân. Rõ ràng đây ám chỉ nhà Ân còn đang ở chế độ mẫu hệ. Những dẫn chứng về Phụ Hảo và Bảo Phụ trong Kim văn trên đồ đồng thời Thương xác nhận thêm điều này.
Sau khi diệt Trụ Vương, Cơ Phát lên ngôi xưng làm thiên tử, gọi là Chu Vũ Vương, bắt đầu vương triều Chu trong lịch sử Trung Hoa. Vũ Vương tiến hành phong tước vị, phân đất đai cho các chư hầu, các đại công thần trong công cuộc diệt Ân Trụ Vương. Trung Hoa bước sang thời kỳ phong kiến thực sự.
Con cháu Trụ Vương là Vũ Canh vẫn được nhận phân phong tại đất cũ của nhà Ân ở vùng Triều Ca (Hà Nam). Khi Vũ Vương mất, Vũ Canh liên kết với các bộ tộc Đông Di nổi loạn. Em trai của Vũ Vương là Chu Công Cơ Đán đang nắm quyền phụ chính triều Chu đã cất quân dẹp loạn. Sau khi dẹp được loạn Chu Công mang đám quý tộc “ngoan ngạnh” của nhà Ân về Lạc Dương để “an trí”. Đây chính là điểm mấu chốt để giải thích sự có mặt của đồ đồng thời Thương tại vùng Bắc Việt.
Lạc Dương hay Đông Đô của nhà Chu là thành Đông Đô Hà Nội, tức là vùng Cổ Loa xưa. Các quý tộc Thương được an trí tại Lạc Dương rất có thể là ở vùng quanh núi Tam Đảo, nên đã để những di vật tại đây. Thành phần dân tộc chính của nhà Ân là người thuộc nhóm Miêu – Dao. Điều này cũng phù hợp với thông tin rằng 2 chiếc di thời Thương được mua lại từ người Dao đỏ và Sán Dìu. Sán Dìu còn gọi là Sơn Dao nhân. Có thể những tộc người Dao này là hậu duệ của các gia tộc nhà Ân Thương đã được Chu Công cho “định cư” tại đất Lạc Dương.
Ở khu vực Cổ Loa trong quá khứ từng có một cuộc “khai quật khảo cổ” nữa. Đó là “thời U vương, vùng Tam Xuyên bị động đất. Lão Tử dựa vào những biến động của nhị khí âm dương về thời Hạ, Thương, để cảnh cáo nhà vua” (Lão Tử minh). Lão Tử là Huyền Thiên Trấn Vũ, người đã cử thần Kim Quy giúp Thục An Dương Vương xây thành Cổ Loa, bắt yêu trừ quỷ ở núi Thất Diệu (núi Sái ở Đông Anh). Theo truyền thuyết lúc này ở Cổ Loa đã đào thấy xương cốt, nhạc khí thời cổ (như chiêng trống đồng). Như vậy những đồ đồng đào được ở thời Đông Chu tại Cổ Loa cũng có thể là những di vật của các quý tộc nhà Ân Thương đã mang tới khi bị an trí tại Đông Đô – Lạc Dương.
Mối liên hệ các triều đại Thương – Chu với vùng đất Lạc (Việt) ngày nay được chứng thực bởi những cổ vật có minh văn tại đây.