Sứ quân Lã Đường và thời Đại Việt lập quốc

Loạn 12 sứ quân ở Việt Nam là sự kiện không hề được các thư tịch Trung Hoa nói tới. 12 sứ quân thực ra là được sử Việt chắp nối dựa trên các sự tích địa phương dựng nên. Các sứ quân này khi xét kỹ đều là những nhân vật của thời kỳ khác. Điển hình, sứ quân mạnh nhất là Đỗ Cảnh Thạc ở vùng Thanh Oai – Quốc Oai lại là cách kể khác của chuyện thừa tướng Lữ Gia nhà Triệu Nam Việt từ thời trước Công nguyên. Đằng Châu Phạm Phòng Ất ở vùng Hưng Yên xét kỹ phải là Sĩ Nhiếp, cai quản Giao Châu tự trị dưới triều Ngô Vương Quyền thời Tam Quốc…
Một trong 12 sứ quân được kể đến là tướng Lã Đường ở vùng Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên). Theo truyền thuyết làng Khoai, nay là làng Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên thì ông là người sở tại, thủa nhỏ còn có tên gọi khác là Lã Tá Phi vốn người cao lớn, thông minh, văn võ song toàn. Ông được sinh ra trong một gia đình hào trưởng giàu có, cha ông là Lã Đại Liệu, nguyên là bộ tướng của sứ quân Trần Lãm và đã lập được nhiều chiến công dưới thời Ngô Quyền. Lớn lên ông kế nghiệp cha lập ấp và cai trị nhân dân khu vực Tế Giang. Gặp thời loạn, thế lực của ông trở thành một trong những đại diện cát cứ mạnh nhất thời 12 sứ quân.
Tương tự, các di tích miếu Bản Thổ và đình Cự Chính ở Hà Nội cũng thờ Lã Tá Đường cùng với cha ông là Lã Đại Liệu. Theo thần tích, Lã Đại Liệu cha ông vốn là người võ nghệ siêu quần, được mệnh danh là đại đô vật, hô phong hoán vũ và là bộ tướng thứ 7 của Trần Lãm dưới thời Ngô Vương, có công đánh đuổi giặc Nam Hán.
Ngay trong những thần tích trên cũng đã lộ ra những điều khó hiểu. Trần Lãm là người gốc Quảng Đông, nổi lên làm sứ quân sau khi nhà Ngô suy sụp. Vậy làm sao bộ tướng Lã Đường của Trần Lãm lại tham gia đánh quân Nam Hán cùng với Ngô Vương? Trần Lãm và Lã Đường đều là trong 12 sứ quân thời đó, làm sao Lã Đường lại là bộ tướng của Trần Lãm được?

P1300924Đình Bến ở Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên.

Theo thần tích đình Thắm, làng Đan Nhiễm, thị trấn Văn Giang thì Lã Tá Đường bị tướng Chu Công Mẫn đánh bại, Lã Tá Đường bị chém đầu, thủ cấp bị mang về thành Hoa Lư. Chu Công Mẫn là người làng Đan Nhiễm, nên xưa dân 2 làng Phụng Công và Đan Nhiễm thường có hiềm khích với nhau.
Lã Tá Đường cũng được thờ tại đền Thượng, xã Mỹ Hà, Mỹ Lộc, Nam Định nhưng thần tích ở đền thì lại cho biết ông là sứ quân quy hàng Đinh Bộ Lĩnh và được vua ban ruộng đất ở đây cho dân thờ phụng. Điều này có vẻ đúng hơn. Đinh Bộ Lĩnh được Trần Lãm gả con gái và trao lại binh quyền. Như thế Lã Đường là bộ tướng của Trần Lãm, đi theo Đinh Bộ Lĩnh thì hợp lý hơn là thành ra sứ quân đối đầu với Đinh Bộ Lĩnh?
Một nơi thờ Lã Đường khác là đình thôn Cầu, trước là Cầu Bây (Thạch Cầu, Long Biên, Hà Nội) với sự tích có nhiều chi tiết hết sức kỳ lạ về vị sứ quân này.
Theo các cụ kể lại, thần quê chính ở Văn Giang, làm tướng theo Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn Thập nhị sứ quân. Tướng Lã Lang Đường là mô sinh của Lý Công Uẩn, ông được thầy Lý dạy văn, dạy võ, sau ông tập hợp dân binh kéo quân theo nhà Đinh. Đoàn thuyền mang quân về Nam Định, Ninh Bình, rồi vào khu Bãi Sậy (Hưng Yên). Ông đánh tan bọn đầu trộm đuôi cướp, chở thuyền về Thăng Long. Quân bại trận, ngựa ngã chết nhiều, chất đống thành cánh đồng Mả Ngựa. Về đến Cầu Bây ông gặp ba mẹ con bà bán nước, ông dừng chân. Bà bán nước phát hiện máu ở cổ ông đang rỉ chảy, ông sờ tay lên vai mới biết mình bị thương nặng. Ông vượt cầu qua sông Nghĩa Trụ rồi mất ở cánh đồng Cuốc.”
Cầu Bây là nơi lễ hội có tục chém lợn được nhắc đến trong thời gian gần đây do hình ảnh cổ súy “sát sinh” này tỏ ra không còn hợp với thời đại. Tục lệ tế lợn không đầu cũng thấy ở đình Bến (Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên), cũng là đền thờ tướng Lã Đường. Tục lệ này liên quan đến việc Lã Đường bị thương ở cổ và hy sinh như được kể đến trong thần tích trên.
Thần tích ở Cầu Bây cho biết Lã Đường là một tướng theo Đinh Bộ Lĩnh đi dẹp loạn, chứ không phải một sứ quân. Đặc biệt thông tin Lã Đường là môn sinh của Lý Công Uẩn thì không thể hiểu nổi theo sử sách hiện tại. Từ thời 12 sứ quân và Đinh Bộ Lĩnh đến khi có Lý Công Uẩn còn qua cả một triều đại của nhà Tiền Lê. Môn sinh của Lý Công Uẩn sao lại là tướng hay sứ quân thời Đinh được?

P1320395Đình Cầu ở Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội.

Đọc thêm những câu đối trong đình Cầu thì còn kỳ lạ hơn nữa. Câu đối ở tòa đại đình ghi (theo sách Hà Nội danh thắng và di tích):
Dực bảo trung hưng thiên cổ tự
Hòa đao mộc lạc trấn Nam phương.
Hòa đao mộc lạc” là cụm từ gặp trong bài sấm ký trên cây gạo khi Lý Công Uẩn lên ngôi:
Thụ căn diểu diểu
Mộc biểu thanh thanh
Hòa đao mộc lạc
Thập bát tử thành
Hòa đao mộc” 禾刀木 là chiết tự của họ Lê 梨. Nghĩa của bài sấm này ám chỉ là nhà Lê mất thì nhà Lý lên thay.
Một câu đối khác hiện còn ở trong cung thờ Lã Lang Đường tại đình Cầu:
雲騰雙鳳天降兩龍聖跡後光傳易録
祐翌和刀陣扶石馬神威中外凛靈聲
Vân đằng song phượng, thiên giáng lưỡng long, thánh tích hậu quang truyền dị lục
Hữu dực hòa đao, trận phù thạch mã, thần uy trung ngoại lẫm linh thanh.
Dịch:
Đôi phượng cưỡi mây, hai rồng đậu xuống, tích thánh ngời sau truyền chuyện lạ
Hòa đao thần giúp, ngựa đá xung trận, oai thần ngoài khắp tiếng thiêng xa.
Vế đối đầu nói tới sự tích địa phương về việc có một bầy tiên nữ đến xây khu vực này cầu, làm đánh thức con rồng đang ngủ. Con rồng hiện thành gà gáy kêu to báo trời sáng làm bầy tiên bay về trời. Do đó có một cây cầu đá tiên xây chưa xong còn lơ lửng giữa dòng sông…
Vế đối sau rõ ràng nói tới chiến tích của Lã Lang Đường như kể trong thần tích. Đặc biệt ở đây một lần nữa có cụm từ “Dực hòa đao”, tức là phò giúp họ Lê vì “hòa đao” là chiết tự rút gọn của chữ .
Tới đây thì thật không biết vị tướng Lã Đường này “phục vụ trong quân ngũ” của ai. Lúc thì là bộ tướng của Trần Lãm và cùng Ngô Vương đánh giặc. Lúc thì là môn sinh của Lý Công Uẩn nhưng lại làm tướng dẹp loạn cho Đinh Bộ Lĩnh. Lúc thì lại có công trạng phò tá, trung hưng nhà Tiền Lê…
Những câu chuyện đầy mâu thuẫn này của vị tướng Lã Đường chỉ có thể hiểu khi nhìn nhận lại giai đoạn lịch sử Việt Nam sau thời phân rã Hậu Đường theo sử thuyết mới:
– Lưu Nham thay anh là Lưu Ẩn nhận chức Tiết độ sứ cho cả 2 vùng Tĩnh Hải và Thanh Hải. Truyền thuyết Việt gọi Lưu Nham là sứ quân Trầm Lãm (Lưu Nham thiết Lãm), chiếm giữ vùng ven biển phía Đông (Trần chiết tự là Đông A).
– Lưu Nham thực ra mang họ Lê vì cha là Lưu Tri Khiêm, thứ sử Phong Châu. Lưu Tri thiết Ly, . Lê cũng đọc là Lý trong phát âm tiếng Trung.
– Lưu Nham ngay sau đó tự lập nước Đại Việt, đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Đông). Ông đổi tên thành Lưu Cung. Vì thế truyền thuyết Việt còn gọi ông là Lý Công Uẩn (Lê Cung – Lê Ẩn), là vị “Thái Tổ” của nhà Lý nước Đại Việt đầu tiên.
– Vì đô thành của nước Đại Việt này đóng tại Phiên Ngung hay Phiên Ngu nên sử Việt còn gọi triều đại của Lê Nham là triều Ngô (Ngô Vương).
Lã Đường là bộ tướng của Trần Lãm, hay môn sinh của Lý Công Uẩn, cùng Ngô Vương đánh giặc và phò giúp nhà Lê đều chỉ là cùng một chuyện. Nghĩa là Lã Đường là tướng của Lê Nham – Trần Lãm – Ngô Vương – Lý Công Uẩn, có công cùng Lê  Nham lập quốc.
Triều Ngô – Tiền Lê của Lê Nham sau đổi tên nước thành Đại Hưng, sách Tàu chép thành Nam Hán. Tới thời Lê Sưởng (Lưu Sưởng) thì bị nhà Tống tấn công, phần đất Thanh Hải cùng kinh đô Phiên Ngô thất thủ. Phần đất Tĩnh Hải là vùng Bắc Việt trước đó do con rể của Trần Lãm hay Lưu Cung là Lý Tiến cai quản. Lý Tiến được sử Việt gọi là Đinh Bộ Lĩnh, nghĩa là thủ lĩnh của Đinh bộ – Tĩnh Hải quân, hay Nam Việt Vương Đinh Liễn (Lý Tiến thiết Liễn). Lý Tiến là người quê ở Cổ Pháp (Bắc Ninh), là Lý Công Uẩn thứ 2 của triều Lý nước Đại Việt thứ 2 (tới Lý Thánh Tông mới lấy lại tên nước Đại Việt). Như thế Lã Đường là bộ tướng của tiền triều Lê Nham, sau đó theo hoặc chống Đinh Bộ Lĩnh hay Lý Công Uẩn 2 gây dựng quốc gia Đại Việt trên đất Tĩnh Hải.
Chính sử Việt giai đoạn này còn nhắc tới một nhân vật họ Lã khác. Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ ghi: “Xét Thập quốc thế gia Ngô Xương Văn mất ở Giao Châu, tướng tá của ông là Lã Xử Bình và Thứ sử Phong Châu là Kiều Tri Hựu tranh nhau lên thay. Giao Chỉ đại loạn, Đinh Liễn ở Giao Châu đánh tan hai người ấy, Xưởng giao cho Liễn làm Tiết độ Giao Châu…”.
An Nam chí lược của Lê Tắc chép: “Đến khi Ngô Xương Văn chết, thì có bộ thuộc là Ngô Xử Bình, giành làm vua; Đinh Bộ Lĩnh giết Ngô Bình, lãnh nước Giao Chỉ, tự xưng là Vạn Thắng Vương“.
Các tư liệu cho biết Lã Xử Bình là tướng của Ngô Xương Văn, thậm chí còn được lấy họ Ngô của vua. Sau khi Ngô Vương mất Lã Xử Bình nổi lên ở Giao Châu rồi bị Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp. Đinh Bộ Lĩnh dẹp được Lã Xử Bình thì mới tiếp quản được Giao Châu. Lã Xử Bình như vậy là một thế lực đối đầu chủ yếu với Đinh Bộ Lĩnh nhưng lại không hề có mặt trong danh sách 12 sứ quân hiện nay. So sánh có thể thấy Lã Xử Bình chính là Lã Đường, vốn là tướng của Ngô Vương (Văn Xương thiết Vương) – Lê Nham, sau chống lại Lý Tiến – Đinh Bộ Lĩnh Giao Châu.
Giai đoạn chuyển tiếp, mở đầu độc lập của nước Đại Việt thật rối như tơ vò bởi những thông tin lịch sử của ta và tàu đầy mâu thuẫn. Chuyện về sứ quân Lã Đường là một trong những đầu mối để gỡ được cái mối tơ nhùng nhằng đó, trả lại đúng lịch sử cho những vị vua, những vị công thần lập quốc Đại Việt này.

BƯỚC RA TỪ HUYỀN THOẠI, mục lục phiên bản 8

Bản in cập nhật có bổ sung của cuốn BƯỚC RA TỪ HUYỀN THOẠI, Lịch sử nước Nam qua truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian. Cập nhật tháng 1/2017. Tổng số 504 trang.

Tôi kể chuyện xưa sử nước Nam
Thái Bình tuấn kiệt nổi Lưu Bang
Quân Thần Lý Lữ chia thiên hạ
Tây Thổ Triệu Trưng rủ áo vàng
Bi tráng một thời kìa Tích Đặng
Hùng anh sáu kỷ đó Hà Nam
Cao Vương Tĩnh Hải lưu thành cổ
Đại Việt rồng bay kết vẻ vang.

Giới thiệu và tóm tắt nội dung sách xem tại đây.

Xin liên hệ đặt sách qua địa chỉ: bachviet18@yahoo.com.
IMG_2713

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU
LỜI TỰA
BÁCH VIỆT TRÙNG CỬU DẪN LUẬN
ĐỐI CHIẾU TRUYỀN THUYẾT VÀ LỊCH SỬ

ÔNG TRỜI BÀ TRỜI
—-Viêm Giao Bàn Cổ
—-Ngọc Hoàng thượng đế
—-Quốc mẫu Tây Thiên
—-Hành trình nữ thần Việt – Hoa – Chăm
—-Thần châu Xích huyện

ĐẾ QUỐC LẠC HỒNG
—-Mở sử Hoa Việt
—-Kinh Dương Vương
—-Đi cày Lịch Sơn
—-Lên núi xuống biển

TẢN VIÊN SƠN THÁNH
—-Gậy thần sách ước
—-Ngũ hành cung
—-Sơn Tinh – Thủy Tinh
—-Ngũ Nhạc và Ba Vì

RỒNG BAY BIỂN BÁT
—-Mẫu Thoải
—-Bát Hải Động Đình
—-Bạch Hạc Tam Giang
—-Hùng Hải trị nước
—-Phủ Ứng Thiên
—-Đầm Nhất dạ
—-Giếng Việt

NON SÔNG BÁCH VIỆT
—-Mẹ Âu Cơ
—-Sinh Bách Việt
—-Thần Bổng
—-Chim bạch trĩ
—-Linh Lang đại vương
—-Thủy tổ họ Phan
—-Cổ vật Thương Chu

LÃO TỬ HÓA VIỆT KINH
—-Mưa gió Đông Chu
—-Huyền Thiên Trấn Vũ
—-Ông Đổng
—-Thiên Tôn và Độc Cước
—-Nam thiên Tứ bất tử

NHÂN DUYÊN TẦN VIỆT
—-Mỵ Châu – Trọng Thủy
—-Biển Đông thà chết chẳng theo Tần
—-Cao Lỗ tướng quân
—-Họ Chu Việt Nam
—-Tần An Dương Vương
—-Nước Tây Âu

HƯƠNG BỔNG ĐỔNG ĐẰNG
—-Đức thánh Chiêm
—-Bến Vĩnh Khang
—-Vua Mây họ Phạm
—-Kỳ Lân và nước Lỗ

THIÊN NAM ĐẾ THỦY
—-Người Tuấn kiệt
—-Nhâm Ngao
—-Thăng Long
—-Nam Việt Đế
—-Vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt

NAM QUỐC SƠN HÀ
—-Mũ đâu mâu
—-Thừa tướng Lữ Gia
—-Đỗ Động tướng quân
—-Bảy quận nước Nam
—-Chân Định linh thần

LỜI THỀ SÔNG HÁT
—-Tây Lý Vương
—-Ả Lã Nàng Đê
—-Mẫu vì Dương Vương
—-Tam Giang nhị thánh
—-Nợ nước thù nhà

NHỮNG ANH HÙNG THỜI LOẠN
—-Tiền nhân họ Phùng
—-Nam Giao học tổ
—-Giao Châu Đặng cư sĩ
—-Vị thần sông Tô

ĐẦU VOI PHẤT NGỌN CỜ VÀNG
—-Tiếp Lạc khai Đinh
—-Đô Dương Mã bất tiến
—-Thì chi Đông Hán dám hung hăng
—-Khu Linh người nước Nam ta
—-Tây Đồ Di

SÁU TRĂM NĂM LÂM ẤP
—-Mạnh Hoạch
—-Nam Triệu
—-Đào liệt hầu
—-Bia cổ nói
—-Lưu Phương và Lý Bát Lang

BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG
—-Tây Hưng đại vương
—-Khun Borom
—-Tộc người Thái
—-Tam vị chúa Mường

GIANG TÂY SỨ QUÂN
—-Bột Hải triều Nam
—-Dẹp Lâm Ấp
—-Gạch Giang Tây
—-Đằng Vương các tự

ĐẠI VIỆT ĐẠI HƯNG
—-Khúc tam vị chủ
—-Hạt Lý nảy năm cây
—-Đại Hưng bình bảo
—-Thân thế Lý Công Uẩn
—-Giữa huyện Phù Hoa

TRUYỀN THUYẾT ĐINH LÊ
—-Mười hai sứ quân
—-Thủ lĩnh Đinh Bộ
—-Những bài sấm ký
—-Diễn Châu thái thú
—-Qua cửa Thần Phù

ĐÔI LỜI CHIA SẺ CÙNG TÁC GIẢ

PHỤ LỤC
—-Dịch tượng và ngôn ngữ
—-Thơ Sử thuyết họ Hùng
—-Chỉ dẫn di tích và địa danh
—-Tài liệu tham khảo

Bàn chuyện ăn Tết Âm lịch

Sơ lược lịch sử cái Tết Âm lịch phương Đông.
Âm lịch mà người Việt đang dùng theo truyền thuyết là do Hoàng Đế Hữu Hùng phát minh ra, thời Đế Nghiêu Đế Thuấn được củng cố thêm. Lịch có 12 tháng gọi tên theo thập nhị địa chi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Từ khi ra đời đến nay Âm lịch đã từng nhiều lần thay đổi mốc định ngày, tháng đầu năm:
– Nhà Hạ chọn tháng Dần (tháng thứ nhất hiện nay) làm tháng Giêng. Đây là Lịch kiến Dần.
– Nhà Thương chọn tháng Sửu (tháng thứ 12) làm tháng Giêng. Đấy là Lịch kiến Sửu. Người Mông ở Việt Nam nay vẫn ăn Tết theo lịch này.
– Nhà Chu chọn tháng Tý (tháng thứ 11) làm tháng Giêng. Đấy là Lịch kiến Tý.
– Nhà Tần chọn tháng Hợi (tháng thứ 10) làm tháng Giêng. Đấy là Lịch kiến Hợi.
– Đến đời Hiếu Vũ Đế quay lại lấy tháng Giêng là Dần. Lịch kiến Dần và sử dụng từ thời đó đến ngày nay không thay đổi nữa.
Âm lịch là lịch của nền văn minh lúa nước, vốn xuất phát chính từ đất Giao Chỉ từ Tam Hoàng (Hoàng Đế, Đế Nghiêu, Đế Thuấn) và được hoàn thiện ở thời Tam Đại (Hạ, Thương, Chu). Lịch kiến Dần bắt đầu từ nhà Hạ mà nhà Hạ khởi lập bởi cha Lạc Long Quân ở vùng đồng bằng sông Hồng ven biển Bắc Việt nay. Tới khi Hiếu Vũ Đế Lưu Triệt diệt nhà Triệu Nam Việt, thống nhất Trung Hoa, cho lấy lại tháng Dần làm tháng Giêng theo lịch nhà Hạ.
Người Việt Nam ngày nay hoàn toàn nhầm lẫn khi cho rằng nhà Hiếu là “Tàu” hay Hán và Âm lịch người Việt đang dùng là “lịch Tàu”. Nhà Hiếu là một triều đại Việt chính cống vì Hiếu Cao Tổ Lưu Bang khởi nghĩa ở đất Bái – Thái Bình, tức vùng đất Đông Giao Chỉ, cũng là khu vực khởi đầu của nhà Hạ xưa. Triều đại nhà Hiếu do đó còn có tên là Viêm Lưu, tức là họ Lưu từ vùng Viêm phương, xứ nóng.
Người Việt có truyền thuyết Lang Liêu chế ra bánh chưng bánh dày dâng cúng trời đất vào tiết đầu năm. Nhiều người cho rằng lịch của Lang Liêu như thế mới đúng là lịch Việt. Nhưng liệu có mấy người biết rằng Lang Liêu nghĩa là vua của người Liêu Tử hay Di Lão. Lang Liêu nghĩ ra bánh chưng bánh dày với đạo trời tròn đất vuông chính là Chu Văn Vương, người tạo tác Kinh Dịch. Chu Văn Vương cũng là Văn Lang, là quốc hiệu được người Việt công nhận từ xa xưa. Nhà Chu là dòng Âu họ Cơ, dòng theo mẹ Âu Cơ lên núi dựng đô ở Phong Châu, lập nước Văn Lang thời các vua Hùng. Văn Vương – Văn Lang đã định lịch kiến Tý, lấy tháng 11 làm chính sóc, lập nên một thời đại huy hoàng trong sử Việt là ý nghĩa của câu chuyện bánh chưng bánh dày.
Ngày nay muốn điều chỉnh tháng đầu năm cho gần với năm Dương lịch thì có thể lấy lịch của nhà Chu hay của Lang Liêu, dùng tháng Tý làm tháng Giêng. Người Việt có thể ăn Tết theo cha Lạc Long (dùng lịch kiến Dần) hay theo mẹ Âu Cơ (dùng lịch kiến Tý), thay đổi lựa chọn tháng đầu năm, chứ không thể bỏ Tết Âm thành Tết Dương lịch được. Đánh đồng Âm lịch với Tây lịch đồng nghĩa với xóa sổ luôn Âm lịch, vì không có ngày đầu năm thì cũng không có cả năm. Bỏ Âm lịch là bỏ hết cả văn hóa cổ truyền, tục thờ cúng tổ tiên, phá ngang cách tính thời gian của nền văn minh lúa nước… Những ai chủ trương bỏ Tết Âm lịch phải nói là phạm tội bất hiếu với tổ tiên, với trời đất.
Tam quan den ThuongNghi môn đền Thượng – Kinh thiên điện trên núi Hùng – Nghĩa Lĩnh.

HIẾU VỚI TRỜI ĐẤT
Tôi nghe kể chuyện nước Văn Lang
Lang Liêu dâng cha chẳng bạc vàng
Mà tấm lòng thành gói trời đất
Vuông tròn đúc đủ tình thế gian.

Âm dương một đạo để ngàn đời
Rọi sáng đường đi cả tộc người
Bánh chưng bánh dày vui ngày Tết
Tưởng nhớ Lang xưa với sách trời.

Sử thuyết Hùng Việt, 10 năm ra đời

Trang chủ Hùng Việt sử quán xin trân trọng giới thiệu ấn phẩm Sử thuyết Hùng Việt nhân 10 năm ra đời của công trình nghiên cứu có tầm ảnh hưởng to lớn đến văn hóa lịch sử phương Đông này.

LỜI NÓI ĐẦU (Trích)
Các bạn thân!
Sử thuyết Hùng Việt không phải là cuốn sử ký mà là tập hợp những bài nghiên cứu về nước Hùng Việt. Người viết đã sắp xếp thứ tự bài viết bám sát tiến trình lịch sử hầu tạo nên cái nhìn mới, dù chỉ là những nét sơ phác về một đất nước đã bị xóa tên trong ký ức nhân loại. Vì thế Sử thuyết Hùng Việt chỉ đề cập đến những sự kiện cần làm sáng tỏ, cần sửa đổi để trả lại sự chân xác cho lịch sử, không dám coi là viết lại cuốn sử mới cho dân tộc văn minh và quốc gia lâu đời bậc nhất trên hành tinh này.
Sự nhìn nhận của Sử thuyết Hùng Việt về Trung Hoa rất rõ ràng. Trên mảnh đất gọi là Trung Quốc ngày nay có 2 thành phần dân cư chính là Hoa và Hán. Hai thành phần này khác nhau hoàn toàn từ nhân chủng đến văn hóa và lịch sử. Mãi đến thời Nguyên vua Mông Cổ vẫn chia dân Trung Hoa thành người Hán và người Nam. Thực ra từ Hán chỉ là biến âm của “Hãn”, có nghĩa là vua theo ngôn ngữ của người Mongoloid. Người Hán là người gọi vua là Hãn thuộc chủng Mongoloid. Người Nam thuộc dòng Mongoloid phương Nam, gọi vua là Lang, ký âm hán tự sai thành Nam.
Người Nam chính là phần lớn người Bách Việt xưa, còn gọi là người Hoa, cùng với người Việt là chủ nhân đích thực của nền văn hóa văn minh Trung Hoa cổ xưa. Hán tộc chỉ là kẻ xâm lăng và chiếm đoạt.
Mục đích của Sử thuyết Hùng Việt là làm sáng tỏ nguồn gốc lịch sử và nền văn minh Bách Việt trong đó tiền nhân người Việt Nam xưa thuộc chi Lạc Việt có vai trò suối nguồn.
Ngày nay hầu như mọi người đều tưởng dân tộc và văn minh Trung Hoa xuất phát từ bờ Hoàng Hà. Như thế đương nhiên công nhận chủ thể lịch sử và văn minh Trung Hoa là Hán tộc. Sử thuyết Hùng Việt đưa ra quan điểm ngược lại. Người Hoa và người Việt, gọi chung là người họ Hùng, mới là chủ thể đích thực của lịch sử và văn minh Trung Hoa. Nơi xuất phát của dân tộc và nền văn minh ấy là miền Bắc – Trung Việt ngày nay, vùng đất có núi Đọ, sông Cả, sông Chu và sông Mã. Từ căn cứ xuất phát này dần dà qua từng triều đại người họ Hùng mở rộng lãnh thổ. Hướng Bắc (ngày nay) là hướng tiến chính, tới đời Ân lãnh thổ đã vượt bờ Hoàng Hà ở Bắc tỉnh Hà Nam Trung Quốc ngày nay, nơi có kinh đô đã được khảo cổ học khám phá. Đời Tần mở rộng tới Vạn lý trường thành… 

Bản in lần thứ nhất cuốn SỬ THUYẾT HÙNG VIỆT tháng 1/2017. Tổng số 568 trang.

Xin liên hệ đặt sách qua địa chỉ: bachviet18@yahoo.com.

Bia-truoc

 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Phần I. TRƯỚC KHI VÀO SỬ THUYẾT
—-Đông Nam Á và cổ sử
—-Cổ sử Trung Hoa và những dấu hỏi
—-Đôi điều về Hán sử
—-Lộn ngược
—-Cây cầu Hoa Hán
—-Vài hàng về dòng giống Hùng
—-Sự biến âm trong tiếng Việt, tiếng Hoa
—-Việt và China

Phần II. DỊCH HỌC VÀ LỊCH SỬ HÙNG VIỆT
—-Dịch học và đồ đồng Đông Sơn
—-Trống đồng và quê hương Dịch lý
—-Dịch học và thời lập quốc họ Hùng
—-Ngũ hành và lịch sử Hữu Hùng quốc
—-Bát quái và địa lý Việt
—-Hà thư và văn minh Việt
—-Kim chỉ Nam và ngũ sắc địa lý

Phần III. THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG
Thời thần thoại
—-Thời Bản Cả – Tựu Nhân
—-Thời Vũ Võng – Đế họ Sào

Thời dã sử
—-Đời Hùng Vương thứ 1
—-Đời Hùng Vương thứ 2
—-Đời Hùng Vương thứ 3
—-Đời Hùng Vương thứ 4
—-Đời Hùng Vương thứ 5

Thời sơ sử
—-Đời Hùng Vương thứ 6
—-Đời Hùng Vương thứ 7
—-Đời Hùng Vương thứ 8

Thời lịch sử Hùng Vương
—-Đời Hùng Vương thứ 9
—-Đời Hùng Vương thứ 10
—-Đời Hùng Vương thứ 11
—-Đời Hùng Vương thứ 12
—-Đời Hùng Vương thứ 13
—-Đời Hùng Vương thứ 14
—-Đời Hùng Vương thứ 15
—-Các cuộc khởi nghĩa chống lang Sói
—-Đời Hùng Vương thứ 16
—-Đời Hùng Vương thứ 17
—-Đời Hùng Vương thứ 18

Phần IV. HỌ HÙNG VONG QUỐC VÀ PHỤC HƯNG
Vong quốc họ Hùng
—-Thời nô lệ Hãn quốc (25 – 220)
—-Kẻ sĩ nhiếp chính
—-Cuộc khởi nghĩa của hai nữ vương
—-Lưỡng triều kháng Ngụy
—-Thời nô lệ nước Tấn
—-Tây – Nam sử

Họ Hùng phục hưng
—-Nhà Đinh
—-Nhà Tiền Lê
—-Triều Lý 1 – Lý Công Uẩn
—-Họ Hùng – Tam Quốc
—-Đại Việt khai quốc
—-Nam Chiếu 1 – Mai Hắc Đế
—-Nam Chiếu 2 – Bố Cái Đại Vương

Phần V. THÊM VÀO SỬ THUYẾT
—-Vài hàng về sử Việt
—-Miên man sử Việt
—-Sử thuyết Hùng Việt, những điều mới biết
—-Sử thuyết Hùng Việt nhìn lại
—-Xứ Nam – Hà
—-Nước có thủ đô là Lâm Ấp
—-Hướng nhìn mới về cuộc Nam tiến
—-Cái nhìn mới về nước Phù Nam
—-Chuyện khởi nghĩa núi Cham
—-Lý thú… tên vua

PHỤ CHƯƠNG
—-Huyền sử và truyện cổ tích Việt
—-Hùng triều ngọc phả
—-Tóm tắt một số truyện cổ tích Việt
—-Thơ sử
—-Những dòng sông lịch sử
—-Phân kỳ lịch sử Hùng Việt
—-Chú dẫn địa danh
—-Sách tham khảo

Bước ra từ huyền thoại. Lịch sử nước Nam qua truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian

Quá khứ không phải là điều đã qua và qua rồi là hết. Lịch sử một đất nước, một dân tộc như phần rễ cây chìm trong lòng đất, không nhìn thấy nhưng lại quyết định khả năng vươn cao của cây. Rễ có sâu, có to thì thân và cành lá mới xum xuê vững chãi. Nền văn minh chói ngời của cha ông một thời soi đường cho cả Thiên hạ là sức mạnh tinh thần to lớn thúc đẩy con cháu ngày nay xốc tới.
Văn nhân Nguyễn Quang Nhật.

Tác giả Minh Xuân có một cuốn sách, giải mã các vấn đề lịch sử thông qua các truyền thuyết, huyền thoại dân gian. Căn cứ vào kết quả điền dã, khảo cứu các thần phả của các đền miếu cổ, Minh Xuân đã lý giải lại toàn bộ quá trình cổ sử của Việt Nam. Tôi tạm coi đó là những giả thuyết, mà khi đọc các giả thuyết này, tôi tin rằng đại đa số bạn đọc sẽ như bị ong đốt, nếu như bấy lâu nay chúng ta được dạy sử một cách một chiều, tiếp nhận văn bản kiểu tuyên truyền…
Nhà văn Nguyễn Xuân Hưng.

cover_l

Bách Việt trùng cửu

Lịch sử của quốc gia, của dân tộc không thuộc về riêng ai. Các sử gia chép sử, các nhà văn hóa mô tả sử,… còn nhân dân mới là những người làm nên lịch sử. Trong khi những sử gia thận trọng biên chép các sự kiện lịch sử theo quan niệm chính thống mỗi thời đại thì còn một dòng sử khác tồn tại song song. Đó là dòng sử trong dân gian, được lưu truyền qua các câu chuyện kể, các di tích, các di vật, các danh nhân địa phương…
Lượm lặt, sắp xếp những thông tin từ văn thơ cổ, những truyền thuyết từ nơi đền miếu, chốn dân dã, tập sách nhỏ này có tham vọng lớn đi tìm sự thật cho giai đoạn lịch sử nước Nam từ thời khai thiên lập địa tới khi nước Đại Việt xứng tên độc lập. 18 bài viết về huyền thoại lịch sử, đúng hơn là về những con người đã làm nên huyền thoại, muốn góp phần nào chút ánh sáng soi tìm lịch sử chân xác của dân tộc đã chìm đắm sau hàng ngàn năm tăm tối. Người viết không sợ nêu lên những nhận định, suy đoán, mà muốn đưa những vấn đề lịch sử khúc mắc ra bàn dân thiên hạ cùng suy ngẫm. Mỗi cánh cửa hé mở thì sự thật lại càng gần hơn, tỏ hơn. Như vậy cũng là tâm nguyện của người viết đã thành.

Bạn đọc có quan tâm xin liên hệ mua sách theo địa chỉ bachviet18@yahoo.com.
Phiên bản lần thứ 10 dày 480 trang. Mục lục chi tiết xin xem ở đây. Bản số hóa có tại sách điện tử Alezaa.

Tóm tắt 18 bài viết trong cuốn BƯỚC RA TỪ HUYỀN THOẠI:
1. Ông trời Bà trời
Ông Trời là Hoàng Đế Hiên Viên, cũng là Đế Minh, vị vua Hùng đầu tiên của người Việt. Bà Trời hay Mẫu Thượng thiên là Tây Thiên quốc mẫu – Tây Vương Mẫu, cầm đầu bộ tộc Cao Sơn ở núi Côn Lôn – Tam Đảo.
2. Đế quốc Lạc Hồng
Lạc Hồng là hai vùng đất Đào – Đường thời Đế Nghiêu – Đế Nghi. Đế Nghi làm vua phương Bắc (Hồng), Lộc Tục làm vua phương Nam (Lạc), là thời kỳ Nam Giao mở nước của người Việt.
3. Tản Viên Sơn Thánh
Vị thần đứng đầu trong các thần linh Việt là Sơn Tinh – Đại Vũ, người đã phát huy ứng dụng Hà Lạc trong công cuộc trị thủy và tập hợp các bộ tộc ở bốn phương, dựng nên nước Việt thời sơ sử.
4. Rồng bay biển Bát
Cha rồng Lạc Long Quân xuất thế nơi biển Động Đình – biển Đông là vua cha của Thoải phủ, là Hạ Khải, người mở đầu Hoa Hạ của 4.000 năm trước. Chử Đồng Tử, vị thần bất tử thứ hai của người Việt là Tông Bố Hậu Nghệ, người đã làm gián đoạn nhà Hạ thời Hạ Thái Khang.
5. Non sông Bách Việt
Mẹ Âu Cơ dựng nước Văn Lang ở đất Phong là Văn Vương Cơ Xương. Người sinh Bách Việt là Chu Vũ Vương sau khi diệt Ân Trụ Vương với sự phò tá của thần Phù Đổng. Những cổ vật đồ đồng thời Thương Chu hiện hữu ở vùng Đông Dương minh chứng cho những sự kiện này.
6. Thần minh Văn Lang
Những vị công thần lập quốc của nhà Chu như Chu Công, Tất Công được truyền thuyết Việt lưu truyền, nhân dân tôn thờ dưới tên Cao Lỗ, Phan Tây Nhạc.
7. Lão Tử hóa Việt kinh
Vị giáo chủ Đạo Giáo Lão Tử không ai khác là Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần đã sai khiến Rùa Vàng giúp vua Chu An Dương Vương dời đô từ Tây sang Đông, xây thành ở Cổ Loa.
8. Nhân duyên Tần Việt
Câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy là mối lương duyên Chu – Tần, sinh ra đại đế Tần Thủy Hoàng, thống nhất Trung Hoa thời cổ đại.
9. Thiên Nam đế thủy
Người khởi đầu nước Nam Việt là Triệu Vũ Đế, cũng là Cao Tổ Lưu Bang và là Long Hưng Lý Bôn, xuất Thái Bình, khởi nghĩa ở Long Biên mà nên nghiệp đế vương.
10. Nam quốc sơn hà
Nước Nam Việt của nhà Triệu là chuyện Triệu Quang Phục trong truyền thuyết. 4 đời vua Triệu gắn liền với tên họ của Lữ Gia, hay Lữ tộc từ Lữ Hậu.
11. Lời thề sông Hát
Khởi nghĩa của Nhị Trưng Vương hay Trương Hống Trương Hát nối tiếp ý chí Phục Man của Lữ Gia, lấy sông Hát làm nơi dựng cờ đền nợ nước Nam Việt, trả thù nhà cho Triệu Việt Vương.
12. Những anh hùng thời loạn
Tiền nhân họ Phùng là Phàn Sùng đánh đuổi Lục Lâm Hán quân xâm lược. Huynh đệ Sĩ Vương 40 năm tự quản Giao Châu, chống giặc giữ là các châu mục thái thú Đặng Nhượng, Tích Quang. Sĩ Nhiếp thứ hai là Đô Hồ Phạm Tu, cũng là thần Long Đỗ, thành hoàng Thăng Long.
13. Đầu voi phất ngọn cờ vàng
Ngọn cờ của khởi nghĩa Khăn Vàng trên đất Tượng Lâm của anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh đã chặn đứng bước tiến của Hán quân Mã Viện xuống phương Nam, làm tiền đề cho Lý Bí dựng nên nước Tây Đồ Di – Tây Thục.
14. Sáu trăm năm Lâm Ấp
Thục Ngô mất nhưng Lâm Ấp của Mạnh Hoạch vẫn còn. 600 năm độc lập của con cháu Triệu Vũ Đế tính đến khi Lý Phật Tử về với nhà Tùy. Tấm bia cổ phát hiện ở Bắc Ninh xác nhận chùa Dâu là chùa Thiền Chúng, nơi Tùy Văn Đế xây tháp xá lợi ngay trên kinh đô của Lý Phật Tử.
15. Bố Cái đại vương
Lâm Ấp – Nam Chiếu lại phục hưng từ Bố Cái đại vương họ Phùng, là Khun Borom, tổ của người Thái ở Tây Bắc, Lào, Thái Lan và Vân Nam.
16. Giang Tây sứ quân
Cao Vương Biền người Bột Hải – biển Đông đã dẹp được quân Lâm Ấp khỏi miền Đông Giao Chỉ, trở thành Tiết độ sứ Giang Tây – Tĩnh Hải đầu tiên. Những viên gạch Giang Tây xây La Thành là gạch của Tĩnh Hải quân.
17. Đại Việt Đại Hưng
Tam vị chủ họ Khúc kiến lập nước Đại Việt đầu tiên, từ Long Thành chiếm Nghiễm Châu, đóng đô ở Hưng Vương phủ, thống nhất 2 vùng Thanh Hải và Tĩnh Hải. Đồng tiền Đại Hưng bình bảo là vật chứng rõ ràng của thời đại này.
18. Truyền thuyết Đinh Lê
12 sứ quân là các tiết độ sứ thời Mạt Đường, là Thập quốc thời Ngũ quý. Họ Lý ẩn họ Lê, âm thầm phục quốc trên đất Đinh bộ – Tĩnh Hải, tới Lý Thánh Tông dời đô về Thăng Long và xưng Đại Việt ngàn năm độc lập.