Thần tích xã Hương Triện ở Gia Bình, Bắc Ninh cung cấp những thông tin hết sức hiếm lạ về nguồn gốc của Thục An Dương Vương. Bản thần tích Hương Triện ngay tên gọi là Ngọc phả ghi chép cổ về Thục đế Thạc thần là dòng dõi vua Hùng nước Nam Việt. Thông tin này có thể tóm tắt như sau:
Vào thời vua Hùng thứ 17 là Nghị Vương, có vị Bộ chủ bộ Ai Lao, là dòng dõi của người con thứ 8 từ bọc trăm trứng, mang họ Hùng tên Bích. Chính thất phu nhân của ông sinh được 2 người con trai rồi mất sớm. Ông Bộ chủ lấy thêm một người vợ nữa, con của vị huyện lệnh họ Trần huyện Gia Định đạo Bắc Giang, là bà Thận Nương làm đệ nhị phu nhân. Thận Nương nằm mơ thấy rồng nhập mà mang thai, sinh được người con đặt tên là Thạc công.
Khi đó vua nước Thục có con gái là công chúa Hằng Nương, nghe tin Bộ chủ Ai Lao sinh được Thạc công có hùng tài dũng lược, nên đã dẫn quân đến bộ Ai Lao, xin Thạc công về làm con rể. Thạc công lấy công chúa nước Thục rồi kế ngôi của nhạc phụ, xưng là Thục An Dương Vương.
Tới thời vua Hùng thứ 18 là Duệ Vương do không có con trai nối dõi nên đã nhường ngôi cho Thục An Dương Vương. An Dương Vương nhận thụ truyền lẫy nỏ thần từ Hùng Duệ Vương, dời về đóng đô ở Cổ Loa. Vua lại đi xem xét thế đất, thấy khu vực núi Đông Cứu có thế đất đẹp, lại là quê mẹ, nên đã lập hành cung ở đó, thường hay lui tới du lãm.
Lại nói bấy giờ có người phủ Cửu Chân, Nam Hải, họ Triệu tên Đà, phát động hùng binh kéo đến đánh Thục Vương để cướp nước. Vì Thục Vương có nỏ rùa lẫy thần nên Triệu Đà nhiều lần thất bại. Triệu Đà mới bày kế xin giảng hòa, hai nước coi nhau như anh em, rồi cử con trai là Trọng Thủy cầu hôn với con gái An Dương Vương là công chúa Mỵ Châu. An Dương Vương đồng ý.
Trọng Thủy gạt Mỵ Châu đánh tráo lẫy nỏ thần, rồi xin trở về Triệu. Trước khi về Trọng Thủy đưa cho Mỵ Châu chiếc áo lông ngỗng, dặn khi có sự biến thì rắc lông ngỗng làm dấu để tìm nhau. Trọng Thủy lấy được lẫy nỏ thần về Triệu thì Triệu Đà lập tức dẫn quân tấn công Cổ Loa. Nỏ thần vô dụng, An Dương Vương dẫn Mỵ Châu bỏ chạy. Khi gặp đường cùng bên sông, cầu khấn thần rùa hiện lên, nói: Giặc ở sau lưng nhà vua đó.
Mỵ Châu thề với trời rồi tự tiết xuống sông. An Dương Vương chạy ra đến cửa Nam Hải thì được thần rùa rẽ nước, cầm ngọc văn tê bảy tấc mà đi xuống biển, hóa sinh bất diệt.
Câu chuyện về An Dương Vương ở Hương Triện đọc qua có vẻ không có gì khác so với chuyện kể thông thường về Thục Vương. Tuy nhiên, thông tin đặc biệt ở đây chính là nguồn gốc cha mẹ của An Dương Vương được kể một cách rất rõ ràng. Cha là Bộ chủ Ai Lao, là dòng dõi họ Hùng. Mẹ là thứ phu nhân, người Gia Bình, Bắc Ninh. Hơn nữa, chi tiết khó giải là việc vua nước Thục dẫn quân tấn công Ai Lao lại chỉ để xin chàng rể cho con gái của mình và nhường ngôi cho Thạc công.
Sự kiện này vào thời Hùng Nghị Vương cũng được Hùng Vương Thánh Tổ ngọc phả kể:
Hùng Nghị Vương thừa hưởng nhiều đời thiên hạ thái bình. Vua sinh ra đam mê tửu sắc, ham thích du chơi, không lo sửa sang võ bị. Vua nước Thục từ xa nghe tin Trung Quốc không mấy khi dùng đến việc võ nên muốn thống nhất dư đồ, nhưng sợ phương Nam có cây kiếm thần nên còn do dự chưa quyết.
Bấy giờ chúa phụ đạo bộ Ai Lao là người có hùng tài đại lược, cũng vốn là tông phái của Hùng Vương. Vua Thục biết thế bèn đem quân sang đánh bộ Ai Lao để đoạt chức chúa phụ đạo. Bộ Ai Lao không kháng cự được bèn sai sứ giả sang cầu cứu với Hùng Nghị Vương. Hùng Nghị Vương thân đem 10 vạn tinh binh tiến thẳng đến dưới thành Ai Lao để cứu viện. Thục Vương nghe tin bèn biên thư gửi cho Hùng Nghị Vương, nói: “Quân Thục từ phía Tây đến, chỉ muốn bộ chủ [Ai Lao] truyền lại cho ngôi báu, đâu dám giơ càng bọ ngựa mà chống với muôn cỗ xe của nhà vua”.
Hùng Nghị Vương thấy lời lẽ trong thư như thế bèn rút quân về. Thục vương bắt được bộ chủ phụ đạo [Ai Lao] đem về Thục, gả công chúa cho, rồi bắt nhường ngôi cho mình. Thục Vương sai sứ giả sang tạ ơn Hùng Nghị Vương, xin coi triều Nam là anh, triều Tây là em, cùng nhau giảng hoà định ước, hai nước quan hệ đi lại với nhau. Hùng Nghị Vương bằng lòng như thế. Từ đó triều Tây ngừng việc binh.
Thần tích xã Cao Mại ở Phú Thọ cũng cho biết, người dẫn quân cùng với Hùng Nghị Vương đi ứng cứu Ai Lao là Phò mã Lý Lang Công. Sự kiện vua Thục đánh Ai Lao rõ ràng không đơn giản chỉ là để xin con rể, mà là một sự tranh chấp lớn giữa Hùng và Thục. Sự thực của việc này là như thế nào?
Để kiến giải việc này phải lần theo từng dữ kiện dựa trên sử thuyết Hùng Việt. Trước hết, Ai Lao là đất Âu, vào cuối thời Hùng Vương (Thiên tử Chu) vùng đất này do Tây Chu Quân cai quản. Thục Vương là con của Bộ chủ Ai Lao tức là con của Tây Chu Quân, nhưng lại làm chủ vùng Bắc Việt, đóng đô ở Cổ Loa. Như thế Thục Vương trong chuyện này chính là Đông Chu Quân.
Lịch sử phân liệt Tây Chu Quân và Đông Chu Quân tóm tắt từ Sử ký Tư Mã Thiên như sau: Năm 440 TCN, Chu Khảo Vương Cơ Nguy sau khi lên ngôi đã phân phong cho em trai là Cơ Yết ở đất Vương Thành giữ chức Chu công để phụ giúp triều đình. Cơ Yết có hiệu là Tây Chu Hoàn công hoặc Tây Chu quân. Sau khi Cơ Yết mất, con là Cơ Táo nối ngôi, tức Tây Chu Uy công.
Năm Chu Hiển Vương thứ hai (367 TCN), Tây Chu Uy công mất, hai con là công tử Căn và công tử Triêu tranh đoạt ngôi vị với nhau. Hai nước chư hầu là Hàn và Triệu lập công tử Căn ở đất Củng, tức là Đông Chu Huệ công hoặc Đông Chu quân, Chu Hiển Vương không biết cư xử thế nào cũng không có thực lực để chống lại nên đành chấp nhận thực tế. Đó là nguồn gốc dẫn đến sự phân chia thành 2 nước Tây Chu và Đông Chu, sự chia rẽ này làm cho nhà Chu càng ngày càng thêm suy nhược. Thiên tử nhà Chu ở nhờ Tây Chu quân.
So sánh lịch sử này với chuyện Thục đế Thạc thần ở trên có thể thấy:
– Tây Chu Quân là Bộ chủ Ai Lao, dòng dõi họ Cơ của nhà Chu, được truyền thuyết Việt chép là họ Hùng. Vua Hùng Nghị Vương lúc này tương ứng với Chu Khảo Vương.
– Đông Chu Quân là con thứ của Tây Chu Uy Quân, do tranh chấp với người anh nên được chư hầu Hàn và Triệu giúp, lập riêng nước, xưng Đông Chu. Đông Chu Quân tương ứng với Thạc công, được vua Thục (Hàn Triệu) giúp mà xưng là An Dương Vương. Vua Hùng Duệ Vương lúc này là Chu Hiển Vương, buộc nhường vùng đất Đông Chu cho Thục Vương.
– Sự việc tiếp theo thì người diệt nhà Chu (Thục) là Tần Chiêu Tương Vương, nên tương ứng được truyền thuyết Việt gọi là Triệu Đà. Nhà Tần vốn mang họ Triệu theo đất phong ban đầu từ thời Chu Mục Vương.
– Người đã “ở rể” ở Cổ Loa (Trọng Thủy) như thế chính là Dị Nhân Doanh Tử Sở, sau là Tần Trang Tương Vương, bố của Tần Thủy Hoàng. Công chúa Mỵ Châu được Hoa sử chép là Triệu Cơ, trong đó Cơ chính là họ của các vua Chu.
Truyền thuyết về Thục Vương ở nước ta như thế có thể kể đến 4 giai đoạn với tình tiết khá tương đồng, đều cùng là đến từ vùng Ai Lao phía Tây, chiếm được vùng Bắc Việt mà xưng đế vương:
– Thục Vương I trong trận đánh với hàng chục vạn quân chia làm nhiều đạo tiến vào miền Bắc Việt, thắng lợi thì định đô ở Phong Châu. Đây là sự kiện Cơ Xương Chu Văn Vương đánh chiếm đất Sùng và dời về Phong kinh.
– Thục Vương II dời đô về xây thành Cổ Loa, với sự tích rùa vàng trừ Bạch Kê Tinh ở núi Thất Diệu. Đây là chuyện Chu Bình Vương dời đô từ Cảo kinh (Vân Nam) về Lạc Dương, khởi đầu thời kỳ Đông Chu.
– Thục Vương III là con Bộ chủ Ai Lao, được nhường ngôi ở miền Bắc Việt, rồi bị nhà Triệu lừa mà mất nước. Đây là sự kiện Đông Chu Quân kế nối Chu Noãn Vương rồi bị Tần Chiêu Tương Vương diệt, kết thúc 800 năm vương triều Chu trong lịch sử.
– Thục Vương IV cũng từ phía Tây đến, thống nhất thiên hạ các chư hầu thành một nước và là người đã mở rộng quy mô thành Cổ Loa 3 vòng thành rồi bị Triệu Vũ Đế – Lý Bôn lật đổ. Đây là nhà Tần với sự hiện diện của phò mã Lý Thân trấn giữ Hồ ở thành Cổ Loa và đạo sĩ Yên Kỳ Sinh gặp Tần Thủy Hoàng ở chân núi Yên Tử.
Chính bởi do có tới 4 sự kiện có chiều hướng rất giống nhau từ Tây chinh Đông, nên dẫn đến sự nhầm lẫn rất khó phân định trong các tư liệu sử Việt. Một sơ đồ sau khái quát lại thời kỳ này một cách mạch lạc.
Những Thục triều trong sử Việt.Nội điện An Dương Vương từ ở Hương Triện.
NGỌC PHẢ GHI CHÉP CỔ VỀ VỊ THẠC THẦN ĐẠI VƯƠNG LÀ DÒNG DÕI VUA HÙNG NƯỚC NAM VIỆT
Thần thuộc hàng Thượng đẳng Đế vương, bộ Nam Hải, bản chính Ngọc phả lưu tại bộ Lễ của Quốc triều
Xưa Hùng Vương Sơn Nguyên Thánh Tổ là Tiền Hoàng đế của đất nước trời Nam tôn quý, dựng mở cơ đồ lớn, là thủy tổ của Việt Nam, khai sáng họ Việt Thường trải 18 đời thánh vương ngự trị. Mở vận ở trời Nam, núi xanh vạn dặm khai sáng nền thành đô cung điện. Tạo ra muôn vật, cứu giúp dân sinh. Thống lĩnh 15 bộ làm thế vững chãi cho đất nước.
Xét: Trước kia Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai, tên là Âu Nương, lập làm chính cung, mang thai trong ba năm, sinh một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai, đều anh hùng nổi tiếng ở đời, dũng lược hơn người. Khi trưởng thành vua mới phong tước hầu và lập thành các bộ. Bộ thứ nhất là Sơn Nam, bộ thứ hai là Sơn Tây, bộ thứ ba là Hải Dương, bộ thứ tư là Kinh Bắc, bộ thứ năm là Hoan Châu, bộ thứ sáu là Ái Châu, bộ thứ bảy là Bố Chính Châu, bộ thứ tám là Ai Lao, bộ thứ chính là Ô Châu, bộ thứ mười là Hưng Hóa, bộ thứ mười một là Cao Bằng, bộ thứ mười hai là Tuyên Quang, bộ thứ mười ba là Lạng Sơn, bộ thứ mười mười bốn là Quảng Tây, bộ thứ mười lăm là Quảng Đông,
Vua bảo Âu Nương rằng: “Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa không hợp”. Nhân đó mà phân 50 người theo cha về miền biển làm thủy thần, 50 người con theo mẹ về miền núi làm sơn thần, cùng nhau trấn trị các đầu sông góc biển, chia nhau hưởng lộc trời, cha truyền con nối, phát huy đất nước thành Viêm Hồng, có vua trị nước được hơn ba ngàn năm, phù trì cơ đồ mãi mãi vững như bàn đá, hiển ứng linh thông ở Nghĩa Lĩnh, truyền trăm đời đế vương ngự trị Nam Việt muôn năm. Ở điện thánh núi Hùng lập cung lăng miếu điện. Con cháu dòng dõi, công thần lớn nhỏ hết lòng lo việc nước, đều được thờ thờ phụng trong dân, hương khói lâu dài cùng ngày tháng không mất đi vậy.
Con cháu vua nhà Hậu Trần có thơ rằng:
Thập bát hùng đồ thế hữu truyền
Hậu [chung] tốn vị Thục vương yên
Nga mao kí lộ do thiên đạo
Vật dĩ Châu Nương bất thị hiền.
Lại nói, trải truyền ngôi đến thời vua Hùng thứ mười bảy là Nghị Vương, ngự trị ở sông Bạch Hạc, Việt Trì, đặt quốc hiệu là Văn Lang, đặt kinh đô ở thành Phong Châu. Nghị Vương là người đức rộng tài cao, có nhiều ý chí sáng suốt, giúp rập cho đời. Người đời sau đều khen đây là vị vua giỏi.
Đương lúc bấy giờ ở nước ta tương truyền rằng có ông Bộ chủ, vốn là dòng dõi Hùng Vương phân từ bọc trăm trứng, họ Hùng tên [Bích], làm Bộ chủ Ai Lao, cha truyền con nối trải mười bảy đời. Chính thất phu nhân của ông Bộ chủ trước khi qua đời, sinh được hai người con trai. Sau đó ông lại lấy người con gái trong một họ lớn ở huyện Gia Định, tên là Thận Nương, lập làm Đệ nhị phu nhân. Vợ chồng như đôi chim cưu hợp lứa, duyện lứa như đàn sắt quện với đàn cầm. Trải trong mấy năm, loan phương tình nồng, cực kỳ ân ái. Khi ấy phu nhân đã 23 tuổi.
Một hôm vợ chồng cùng pha trà uống nước ở lầu hoa gác Tây ngắm trăng hóng mát. Lúc ấy trời đã về khuya. Phu nhân dựa vào lan can bàng hoàng mơ thấy một con rồng vàng từ trời giáng xuống thẳng vào bụng mình. Phu nhân dùng hai tay ôm lấy, hét một tiếng rất to. Khi tỉnh dậy mới biết đây là giấc mộng kỳ lạ. Bèn kể lại cho ông Bộ chủ nghe. Ông bảo với phu nhân rằng:
“Giấc mộng ấy phải chăng là phúc? Nếu quả vậy nàng sẽ mang thai”.
Trải ba bốn tháng sau, phu nhân quả nhiên có mang trong mười bốn tháng. Vào ngày 15 tháng 10 năm Canh Thìn, hôm ấy trời đất tối tăm, gió mưa nổi lên dữ dội, cả một xứ có tiếng động ầm ầm, khí lành huy hoàng, hương thơm tỏa ra ngào ngạt. Đến giờ Thìn, phu nhân sinh được một người con trai thần phong lẫm liệt, thể diện khôi kỳ, tai vương, nhan rồng, mắt phượng, tướng mặt hài hòa, hàm én mày ngài, hình dạng cân đối, cao lớn đĩnh đạc. Sau một trăm ngày ông Bộ chủ đặt tên cho con là Thạc công (ông Thạc).
Từ đó xuân sinh hạ trưởng, ngày tháng trôi đi, đến khi trưởng thành, vào năm 14 tuổi tính vốn thông minh, khí tượng ung dung, thiên tư cao mại, trí dũng hơn người. Đương thời có tiên sinh họ Ngô dạy học ở đất Ai Lao, Thạc công đến theo học ở thầy được trong mấy tháng. Hễ Thạc công đi lại đến đâu đều có một đám mây tựa như chiếc long che trên đỉnh đầu, cả chỗ đó trở nên mát mẻ. Tư chất thông minh kỳ dị, chỉ học trong một năm mà chư sử bách gia đều thuộc làu. Văn tài chỉ trong bảy bước đã làm xong một bài thơ. Võ nghệ tinh thông, tam lược lục thao cùng binh pháp của Thái công không chỗ nào không tinh nhạy. Thiên tư khí độ vượt hơn người bình thường. Đức rộng tài cao, khoan nhân đại lượng, bản tính anh hùng, lòng nhân nghĩa chính, lòng hiếu trung hòa.
Đương thời gian đó tiên sinh họ Ngô thường khen khí chất của Thạc công không phải là người bình thường, về sau nếu không làm vương ắt sẽ làm bá. Bạn bè không ai không kính phục.
Lại nói bấy giờ nước Nam ta có dịch khí hoành hành, nhân dân đều bị mắc bệnh không chừa một chỗ nào. Đương khi ấy Thạc công có một người dì tên là Hiếu thị, lấy con ông họ Nguyễn người đất trang Hương Triện huyện Gia Định phủ Thuận An đạo Bắc Giang (mẹ Thạc công và Hiếu thị vốn cùng là con ông huyện lệnh huyện Gia Định, cùng một cha mẹ). Do vậy khi ông nghe tin nhân dân địa phương của dì mắc bệnh, gia đình của dì cũng bị mắc bệnh nên xin cha mẹ trở về đất Hương Triện thăm dì.
Hôm ấy ông cử giá về đất Hương Triện, đến nửa đêm các họ trong đất Hương Triện (bấy giờ trong trang Hương Triện có các tộc Nguyễn, Đào, Đặng, Phạm, Đỗ, Hoàng, Bùi, Lê, Trần và Phan lập thành một trang) vốn đang có người bị mắc bệnh, cùng nhau mơ thấy ôn binh quỷ chúng đang báo tin chi nhau rằng: “ Dân chúng ở đất này có thiên tử đang trở về làm phúc thần của dân. Binh lính của ta nên gấp chóng rút khỏi đây ngay, không thể lưu cư ở đây”. Vừa nói chúng vừa tự rút hết khỏi nơi này. Nhân dân nghe thấy thế liền tỉnh giấc thì trời vừa sáng.
Mọi người cùng thấy bệnh tật trong trang ai nấy đều qua khỏi. Hôm ấy nhân dân bàn luận, ai cũng bảo mình gặp một giấc mơ như thế. Mọi người cho là kỳ lạ, thực rất linh nghiệm, cùng nhau ra một ngôi quán đợi đến hết ngày xem sự thể ra sao. Chỉ trong một lúc quả nhiên thấy quân của Thạc công cử xa giá đến đây, thăm hỏi người dì và nhân dân bị mắc bệnh. Nhân dân ngầm nghĩ trong giấc mộng đã báo, nay lại thấy quả nhiên như vậy, lập tức làm lễ bái tạ, kể về giấc mộng, tự nguyện xin làm thần tử, xin ông cho tên húy để lập một sinh từ thờ ông làm thần, cơ hồ có nơi trấn trị quỷ xâm lấn từ bên ngoài.
Ông nghe xong đồng ý, cho tự hiệu để dân phụng thờ. Sau đó ông nhàn tản ngắm nhìn địa thế dân cư trong trang để chỉ bảo nhân dân lập sinh từ. Ông thấy địa thế nơi đây có chân long tú mạch, một dải dân cư ở gấp khúc như hình rắn bò, bên cạnh có ao hồ bao bọc, bốn hướng có phong tinh chầu về, bảng bút song hành. Núi Tam Thai chầu phía trước. Sông Thiên Đức chảy vắt ngang. Bên ngoài có một dải sông nhỏ ôm ấp. Bên trong có thế nước lòng vòng, long châu 9 khúc.
Ông truyền nhân dân lập một sinh từ tại đầu địa giới dân cư, phía trước có đất kết cục tạo thành thế đầu rồng. Bên cạnh có giếng ẩn bút chầu phía sau. Tam Thai ứng phía trước. Bên phải bên trái lớp lớp chầu về, quanh co ở bên ngoài. Sinh từ nằm dựa Đông Bắc hướng Tây Nam, thu chính mạch rồng từ phương Tốn, tất cả đều chầu về, tạo thành quý cục.
Nhân dân xây dựng hoàn thành, ông mới lưu nghỉ tại sinh từ, mở yến tiệc trong hơn một tháng, khoản tiếp người dì và nhân dân địa phương cùng dự hưởng. Sau đó ông lại cử giá về đất Ai Lao trải trong mấy năm. Bấy giờ ông mới 22 tuổi.
Đương thời vua nước Thục sinh muộn được một người con gái tên là Hằng Nương công chúa, không có con trai kế vị, nghe phong thanh Bộ chủ Ai Lao sinh được thứ tử Thạc công, vốn là người anh tài lương tuấn, mới dẫn quân đến xin ông Bộ chủ cho Thạc công kết duyên với Hằng Nương công chúa, rồi nhường ngôi cho Thạc công. Ông Bộ chủ Ai Lao đồng ý.
Từ đó Thạc công trở về nước Thục, được vua nước Thục gả công chúa và nhường ngôi báu. Đến khi vua Thục băng hà, ông lên ngôi vua xưng là Thục An Dương Vương. Ông nối thừa quyền nhạc phụ, khiến thiên hạ thanh bình, nhân dân nước Thục sống yên vui. Người dân cày ruộng đào giếng, khắp nơi rộn rã tiếng đàn ca, nghỉ việc võ, sửa việc văn, chăm lo giáo hóa, bốn biển đón cảnh tượng thái bình.
Lại nói nước ta khi Nghị Vương ở ngôi được 162 năm thì Nghị Vương băng hà. Thái tử Duệ Vương lên ngôi kế vị. Đến lúc ấy nhà Hùng đã trải 18 đời với hơn 2000 năm hưởng nước, nối truyền ngôi báu đã lâu. Do lòng trời định như thế.
Khi Duệ Vương lên ngôi, lúc ấy thế nước cáo chung, cơ đồ mạt tạo. Duệ Vương sinh được 20 hoàng tử đều nối nhau về nơi tiên cảnh, cùng 6 nàng công chúa chỉ còn lại 2 người. Một người gả cho Chử Đồng Tử, một người gả cho Tản Viên Sơn Thánh. Duệ Vương không có người lập hậu mới triệu Thạc công (tức Thục An Dương Vương), nguyên từ Bộ chủ Ai Lao cũng là miêu duệ nhà Hùng, đến kế vị. Nhân đó Duệ Vương trao nỏ rùa lẫy thần cho Thục Vương để quản lý thiên hạ, đó là đồ quý báu của cơ đồ họ Hùng.
Lại nói, Thục An Dương Vương (húy Thạc) từ lúc nhận ngôi báu cơ đồ họ Hùng, chỉ khoanh tay rủ áo mà nước được thịnh trị, bốn biển thanh bình, người dân vui tiếng đàn ca, trong ngục không còn tiếng người kêu oan trái, vua sáng thần mình. Đương lúc ấy có ông Cao Lỗ giữ chức Tổng chính, Vũ Công Lỗ giữ chức Nghị chính, Phan Công Bính giữ chức Tham nghị triều chính, Nguyễn Tuấn (người trang Hương Triện) giữ chức Ty chính bình vụ, đều là những trung nghĩa lương thần của Thục An Dương Vương. Cai trị hơn 60 năm, lấy đức giáo hóa dân làm gốc. Vua tự tuân theo phúc họ Hùng, dời đô đến thành Cổ Loa. Đương lúc ấy vua lấy đất Hương Triện là nơi cung sở thêm, nên cho được miễn trừ việc binh lương, vinh hiển dồi dào, thấm nhuần tước lộc, cùng nhau chung hưởng đức độ của vua, thực là thịnh vậy.
Lại nói bấy giờ có người phủ Cửu Chân, Nam Hải, họ Triệu tên Đà, phát động hùng binh kéo đến đánh Thục Vương để cướp nước. Nhưng vì Thục Vương có nỏ rùa lẫy thần là báu vật giữ cơ đồ họ Hùng nên trải bốn năm năm giữa Triệu Đà và Thục Vương rồng hổ tranh đấu nhiều phen. Hễ dương nỏ là quân của Triệu Đà đại bại Trong lúc trống mái chưa định, cò trai dằng co, không ngờ đạo trời lại khiến như thế. Tuy có nỏ rùa lẫy thần là báu vật nhưng do thế nước cáo chung nên cũng khó mà bảo vệ.
Lúc ấy Triệu Đà thấy Thục An Dương Vương có thần cơ dị thuật, lại trong nước có nhiều người tài giỏi nên dù đem binh cũng không địch nổi. Một hôm Triệu Đà bảo với các tướng sĩ rằng: “Thục Vương có thần tài dị thuật, nếu đánh thì quân ta khó thắng. Nay tiếp tục mang quân sang đánh quân Thục thì tất lại thu lấy thất bại. Chẳng bằng dùng mưu mà lấy được nước đó. Nay ta định dùng lễ cống xin làm nước anh em, giả làm kế cầu hòa để dò xét ý của Thục Vương ra sao. Ví như được lòng trời ta sẽ đánh một trận là thành đại nghiệp”.
Các tướng nghe xong tất cả đều đồng thuận. Nhân đó Triệu Đà sai bề tôi mang kễ đến Thục An Dương Vương xin cầu hòa. Thục Vương thấy sứ giả nhà Triệu mang lễ cống cầu hòa liền đồng ý. Từ đó kết làm nước anh em, giữ tình tín ái.
Bấy giờ có ông Cao Lỗ giữ chức Đại tướng cho Thục Vương, có thừa trí dũng, trung nghĩa vô song, nhưng bị quần thần nói dèm pha, khiến Thục Vương giáng chức, đày lên Thái Nguyên cho giữ chức huyện lệnh ở châu Bạch Thông. Cao Lỗ từ khi nhậm chức ở đây hổ báo trong địa phận sơn lâm bản châu nghe uy đức của ông, tất cả đều quy phục. Cao Lỗ do chứa hận trong lòng, phát thành chứng bệnh ung thư, hóa tại đất bản châu. Hổ thú rước về đất Đồng Than an táng, về sau lập đền tại sông Thiên Đầu, nhân dân thờ tự, có nhiều linh ứng.
Lại nói, sau đó mấy năm, Triệu Đà lại nghe tin Thục Vương có người con gái tên là Mỵ Châu công chúa. Triệu Đà mới xin cầu hôn cho con trai của mình là Trọng Thủy. Thục Vương cũng đồng ý gả cho Trọng Thủy. Đường thời các trung thần đều can gián, nhưng vua không nghe, lại bảo với quần thần rằng: “Ta có lấy thần của báu của trời thì sợ gì quân Triệu? Vả lại ta không phải là người bất nhẫn”.
Các nghĩa sĩ lương thần can ngăn không được đều từ quan trả chức xin về quê. Âu cũng là do lòng trời bỏ Thục mà theo về Triệu, khiến đức của vua tối tăm, còn lương sĩ quân thần thì đều xa lánh.
Lại nói Triệu Đà nghe tin quân thần của Thục Vương tự di phế nhau, ngầm nghĩ đến việc môi hở răng lạnh, lập tức mật báo cho con trai Trọng Thủy lấy chỗ thân ái mà do thám tình hình trong nước, tất được Trọng Thủy làm theo. Từ đó Trọng Thủy ra vào chỗ bệ hạ, Thục Vương lại rất tin yêu.
Một hôm nhân lúc rỗi, trong phủ vô sự, Trọng Thủy mới hỏi công chúa Mỵ Châu rằng: “Ngày xưa trong lúc hai cha ta hiềm khích giao tranh, cha nàng có dị thuật gì khiến cho cha ta luôn phải thất bại vậy?”.
Thế là công chúa Mỵ Châu liền chỉ vào nỏ rùa lẫy thần. Trọng Thủy hiểu rõ mới tạo một chiếc lẫy khác đem vào đánh tráo. Sau đó tâu với Thục Vương xin trở về thăm cha. Thục Vương đồng ý.
Trọng Thủy lại lấy nệm gấm lông ngỗng trao cho công chúa Mỵ Châu và dặn: “Hai nước có động tĩnh bất thường, nay ta xin về thăm thân phụ, không biết nhanh chậm thế nào. Nếu có binh cách xảy ra, thắng thua khôn lường nên có lông ngỗng cho nàng đánh dấu đường. Ta sẽ theo đó mà tìm đến sau”.
Công chúa Mỵ Châu nghe theo lời dặn. Khi Trọng Thủy về đến thành phủ mang lẫy nỏ báo cho thân phụ, Triệu Đà được lẫy nỏ liền phát động hùng binh tiến đánh Thục Vương, cho quân vậy thành. Thục Vương ngồi trên thành bảo Triệu Đà rằng: “Ta có nỏ thần, quân Triệu không sợ chăng?”.
Quân Triệu Đà ngày một mạnh, xông vào giáp công. Thục Vương dương nỏ bắn nhưng không hiệu nghiệm, biết là mất lẫy thần, bèn cưỡi ngựa cùng công chúa Mỵ Châu, cha con đều chạy.
Công chúa Mỵ Châu cưỡi ngựa chạy phía sau, cứ theo lời giao ước với Trọng Thủy mà rắc lông ngỗng đánh dấu đường. Kịp lúc quân của Triệu Đà theo lông ngỗng truy đuổi Thục Vương, đến khi cùng quẫn, Thục Vương mới ngầm cầu rùa thần đến cứu giúp (do trước đây Duệ Vương trao nỏ thần cho Thục Vương bảo rừng về sau hễ gặp nạn thì hô rùa thần đến cứu giúp). Thục Vương cầu khấn xong bỗng thấy sóng to nổi lên dữ dội. Rùa thần đột nhiên nổi trên sông quay lại bảo Thục Vương rằng: “Giặc ở phía sau nhà vua!”.
Thục Vương quay đầu nhìn phía sau thấy công chúa Mỵ Châu đang phóng ngựa rải lông ngỗng, vua mới bảo Mỵ Châu rằng: “Mỵ Nương con đã giết cha!”.
Mỵ Châu nghe xong, thề cùng trời đất, ngay lúc ấy (tức ngày mồng 2 tháng 12) nhảy xuống sông tự vẫn. Thục Vương cưỡi ngựa chạy đến cửa Nam Hải thì đã thấy rùa thần rẽ nước thành đường. Thục Vương tay cầm ngọc tê dài 7 thước đi vào biển hóa sinh bất diệt.
Về sau nhân dân địa phương ở Nam Hải đều lập đền thờ cúng. Đến triêu Hậu Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, thần có công âm phù giúp nước, có nhiều linh ứng, nên được phong là Nam Hải Đại vương.
Lại nói, đương khi ấy có ông Nguyễn Tuấn giữ chức Ty chính, người trang Hương Triện, huyện Gia Định, vốn là bề tôi của Thục Vương, do can gián vua nhưng vua không nghe, mới từ chức trở về dưỡng nhàn ở quê. Nghe tin vua đã hóa, Triệu Đà lấy được nước, mới truyền nhân dân (tức trang Hương Triện) cứ tuân theo húy tự là Thạc Đại vương mà lập đền ở hội đồng cung sở để thờ cugs. Còn Nguyễn Tuấn vào đất Ái Châu xuất gia đầu Phật, xuống tóc ăn chay, mải miết dạo ngắm trời đất, không quay về quê quán. Về sau mất tại chùa Ngọc Xá, huyện Tống Sơn, nhân dân địa phương thờ cúng.
Lại nói cho đến thời Đông Hán, Ngô, Tấn, Tề, Lương cộng là 349 năm, trải đến nước Nam có các đời Đinh, Lê, Lý, Trần gồm 4 họ khai sáng cơ đồ, vị Thạc Đại vương thường âm phù giúp nước, che chở dân, anh linh hiển hiện, nên được các đời đế vương gia phong là Thượng đẳng phúc thần, hương hỏa thờ cúng không dứt.
Lại nói, trải đền thời bấy giờ có người họ Lê, tên húy là Lợi, người trang Lam Sơn, huyện Lương Giang, phủ Thiệu Thiên, Ái Châu đứng lên khởi nghĩa, tập hợp nghĩa binh, tiễu trừ họ Hồ, tiêu diệt người Minh, lên ngôi Hoàng đế ở Lam Sơn (tức Thái tổ Cao Hoàng đế), đặt niên hiệu Thuận Thiên. Khi đang còn khởi nghĩa, vua đi qua ngôi đền của trang Hương Triện, vào đây cầu đảo vị âm thần phù giúp nước đánh giặc, sau khi bình xong giặc Minh, sẽ bao phong mỹ tự Thượng đẳng Phúc thần, thờ cúng lâu dài cùng đất nước trường tồn giữ làm lệ thường. Về sau đánh đuổi được giặc Minh, đất nước thanh bình, vua bèn gia phong mỹ tự, vạn đời là Phúc thần. Đức của thần thịnh vậy.
– Phong cho thần là Thạc thần Đại vương. Chuẩn cho dân của trang sở tại Hương Triện phụng thờ.
Lại nói, từ khi Lê Thái Tổ khai sáng cơ đồ trải truyền các đời vua Thái Tông, Nhân Tông, Thánh Tông, Hiển Tông, Chiêu Tông đến đại thần họ Mạc tiếm quyền (tức Mạc Đăng Dung, là huyền tôn của Mạc Đĩnh Chi), trải năm đời làm vua với hơn 60 năm. Đến vua Trang Tông cùng đại thần họ Nguyễn có mưu kế lớn, khôi phục nghĩa binh, tiễu trừ họ mạc. Từ đó nhà Lê làm đế, họ Nguyễn là vương, tiền Lê, hậu Lê thần đều có công âm phù giúp nước, che chở dân, linh ứng tỏ rõ. Do vậy trải các đời đế vương đều được gia phong mỹ tự là Thượng đẳng Phúc thần, cùng đất nước dài lâu giữ làm lệ thường. Đức của thần thịnh vượng vậy (đền thờ chính của thần ở Cổ Loa, là nơi quốc tế, làm dân tạo lệ)
Lệ về ngày sinh, ngày hóa của thần cùng ngày tiệc, sắc phục, tên húy nhất thiết phải cấm, được ghi như sau:
– Ngày sinh của thần: 15 tháng 10, lấy làm lệ chính. Làm lễ trước một ngày, rước thần làm lễ tế, sửa lễ gồm cỗ chay, lợn, xôi, trầu, rượi. Ngày hôm sau (chính nhật) sửa lễ gồm bò, ca hát trong 3 ngày thì dừng.
– Ngày hóa của thần: mồng 2 tháng 12. Sửa lễ cỗ chay, lợn, xôi, trà, hoa quả, trầu cau.
– Ngày tiệc: 12 tháng 8. Làm lễ rước thần cáo tế. Sửa dùng lợn, bò cũng có thể được, ca hát tùy nghi.
– Ngày tiệc: mồng 7 tháng Giêng. Làm lễ trước một ngày, rước thần làm lễ tế cáo như ngày sinh của thần. Ngày hôm sau sửa lễ gồm bò, ca hát, đánh cờ, đấu vật trong 10 ngày thì dừng.
– Ngày tiệc: 12 tháng 9. Sửa lễ dùng lợn, xôi, rượu, ca hát tùy nghi.
– Ngày tiệc: 12 tháng 3. Làm lễ, ca hát tùy nghi.
– Ngày tiệc: mồng 10 tháng 11. Làm lễ tùy nghi.
– Tên húy của thánh phụ, thánh mẫu xem trong Ngọc phả này đều cấm dùng, cùng lệ về các ngày tiệc, thánh phụ thánh mẫu đều được phối thờ.
– Tên húy gồm chữ Thạc, nhất thiết cấm dùng, cùng hai chữ Nam, Hải phải tránh âm, sắc phục khi hành lễ, màu vàng, màu tía đều không được dùng. Lông ngỗng nuôi dưỡng cấm không được dùng.
Ngày mồng 10 thánh Giêng niên hiệu Hồng Phúc năm thứ nhất (1572) Hàn lâm viện Đông các Đại học sĩ, bề tôi là Nguyễn Bính vâng mệnh soạn bản chính.
Ngày tốt tháng 2 niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 3 (1737) Quản giám bách thần Tri điện Hùng lĩnh thiếu khanh, bề tôi là Nguyễn Hiền phụng mệnh sao lại theo bản chính.
Người dịch TS. Nguyễn Hữu Mùi, Viện nghiên cứu Hán Nôm năm 2009.
Câu chuyện về Na Tra Thái tử trong Phong Thần diễn nghĩa, cuốn truyện lịch sử về quá trình sụp đổ của nhà n Thương và sự thành lập nhà Chu vào thời điểm cách nay trên 3000 năm, tưởng như không có quan hệ gì với lịch sử nước ta. Nhưng những di tích và sự tích về Phù Đổng Thiên Vương ở Việt Nam lại là những dấu tích lưu truyền cuộc đời và sự nghiệp của Na Tra Thái tử.
Linh đồng giáng thế
Phong Thần diễn nghĩa kể Na Tra là Linh Châu Tử được Thái Ất Chân Nhân cho giáng sinh vào nhà của tướng trấn thủ Trần Đường quan là Lý Tịnh. Mẹ của Na Tra là n phu nhân thai nghén 3 năm rưỡi, sinh ra một bọc lớn có mùi thơm ngào ngạt. Cái bọc nứt ra một đứa bé nhanh nhẹn, khác thường, người quấn dải lụa đỏ Hỗn Nguyên lăng, tay cầm vòng Càn khôn. Bản Sự tích đền thiêng Bộ Đầu ở Thường Tín, Hà Nội trích lại sách Thượng Phúc cổ tự danh lam, kể rằng đời Hùng Vương có bà góa phụ là Bùi Thị Dung, một hôm đi chơi động Hoàng Nham, bà thấy chiếc bàn đá, trên sạch sẽ liền ngả lưng nằm nghỉ. Tiếp đó, bà nhìn thấy một vết chân người rất to, bất giác bà đặt chân ướm thử. Bỗng một chiếc bọc từ trời rơi xuống đúng vào bụng, bà bàng hoàng đứng dậy rồi từ đó có mang. Mang thai được 31 tháng, sinh ra một chiếc bọc hình như búp sen hồng, trong bọc có tiếng khóc và tiếng cựa quậy. Bà Dung rất kinh sợ, liền gửi lại động Hoàng Nham rồi trở về nhà … Chuyện kể về Đổng Thiên Vương xuất sinh ở Bộ Đầu hoàn toàn giống mô tả trong chuyện về Na Tra Thái tử khi bà mẹ mang thai tới gần 3 năm, sinh ra một bọc có mùi thơm, nứt ra thành một cậu bé khổng lồ… Cách kể thông thường về Thánh Dóng hạ sinh như trong thần tích xã Phù Đổng là bà mẹ, dẫm lên một dấu chân, rồi thấy có ánh hào quang từ trên trời rớt xuống người, từ đó mang thai. Sinh con qua 3 năm mà không nói câu gì, chỉ nằm 1 chỗ. Cách kể này xét ra chỉ là dị bản của cách kể như ở đền Bộ Đầu về sự sinh nở kỳ lạ với điềm trời hào quang giáng xuống, kéo dài hơn 3 năm mới thành hình hài con người. Hùng Vương Thánh Tổ ngọc phả chép rằng: Thần là Bắc Đẩu Tinh Quân giáng sinh làm Xung Thiên Thần Vương, so với sự tích Linh Châu Tử đầu thai giáng trần trong Phong Thần diễn nghĩa cũng không khác nhau nhiều.
Tắm ở hồ Tây và giết giao long
Phong Thần diễn nghĩa kể, một hôm Na Tra đi chơi, xuống tắm trên sông, cởi dây lưng đỏ Hỗn Thiên Lăng của mình ra giặt làm cho cả sông nổi sóng, rung rinh tới tận Thủy cung. Dạ Xoa Lý Cấn và Tam thái tử của Long Vương biển Đông hiện lên đều bị Na Tra đánh chết. Na Tra còn rút gân rồng, bóc vảy rồng của họ nhà Long Vương. Long Vương Đông Hải định kiện lên tận trời, rồi kéo cả Tứ hải Long Vương đến hỏi tội, bắt trói cha mẹ của Na Tra. Na Tra đành phải bóc thịt, lóc xương trả cho cha mẹ. Sự tích Phù Đổng Thiên Vương cũng có chuyện Thánh Dóng đi tắm và giết rồng như Na Tra. Thần tích xã Xuân Tảo (Từ Liêm, Hà Nội) chép: Cậu bé ruỗi chân rồi đứng lên, hắt hơi mười cái, thành người cao lớn hơn 10 trượng, áo quần không thể may kị, tiếng dõng dạc nói: Ta là Thiên tướng, rồi cưỡi lên ngựa sắt, nhảy vút lên ngựa phi như bay, thoặt đã được trăm dặm, rồi ra tắm ở bến Tây Hồ, tức giáp ranh xã Minh Cảo. Di tích nơi Thánh Dóng đi tắm bên Hồ Tây nay là đền Sóc ở xã Xuân Tảo. Nơi đây còn cả một khu “mộc dục” của Thánh Dóng. Sự kiện Thánh Dóng tắm Hồ Tây không phải là sau khi đi đánh giặc về, mà là trước khi Thánh Dóng ra trận. Sách Thăng Long cổ tích khảo kể về đền Sóc Thiên Vương: Ở trên gò Phượng Cảnh thuộc ấp Minh Tảo, Tây Hồ huyện Vĩnh Thuận. Vương người ở hương Thường Lạc, nay thuộc làng Sóc Sơn huyện Kim Anh. Vương là vị chân nhân người thời Hùng Vương, sau khi đắc đạo về trời, mẹ ngài ở trần thế bị giao long trong hồ làm hại, Vương liền giáng trần giết chết giao long, rước mẹ trở về rồi hóa. Khi thần giáng đã để lại dấu chân lớn trên gò, nên dân ở đây lập đền thờ phụng. Triều Lý đắp tượng ngài để thờ, tượng rất cao lớn, sau khi công việc hoàn thành phong cho thần là Xung Thiên Thần vương… Vương chính là Trấn Bắc sơn thần hóa thành. Có thể thấy việc Thánh Dóng tắm ở hồ đi liền với việc Thánh giết rồng cứu mẹ, giống hệt chuyện Na Tra Thái tử giết Tam thái tử Long cung và bắt cả Long Vương Đông Hải mà bóc vảy. Hồ Tây vốn là kinh đô của Thủy quốc Động Đình, nơi có các vị Long Vương ngự trú như trong truyền thuyết về Uy Linh Lang ở các làng Nhật Tân, Quảng Bá, Nghi Tàm phía bên kia hồ. Cùng giống sự tích Thiên Vương giết giao long là thần tích làng Bộ Đầu ở xã Thống Nhất, Thường Tín, Hà Nội: Đổng Xung Thần Vương lập tức giáng xuống, thân hình cao hơn 31 thước, đầu đội bách tinh rực rỡ, mình khoác áo long bào kim giáp, mặt tựa vầng dương, mắt như sao sáng, tay cắp long đao. Một chân đặt giữa cánh đồng, chân kia dẫm lên đôi giao long ngoài bãi sông. Rồi ngài nâng Vương mẫu trên bàn tay trái, trong chốc lát Vương mẫu đã biến thành một ngôi tháp lớn. Thần vương giết đôi giao long cứu mẹ, sau đó đặt mẹ trong lòng bàn tay trái và bay vút về trời. Dòng sông Hồng xưa kia vốn nối liền với Hồ Tây và dọc sông Hồng từ khu vực Hồ Tây xuôi xuống vùng Thường Tín – Hà Nam là vùng thờ các vị thủy thần Linh Lang, tức là khu vực của Thủy phủ Long Vương. Câu đối ở đền Bộ Đầu: Tự đa đào chú thành chân tượng Trực thượng phi đằng sính dị long. Nghĩa là: Bởi nhiều đất đúc thành chân tượng Thẳng từ trời xuống diệt rồng kinh. Một di tích khác có liên quan đến Thánh Dóng đi tắm và Long Vương là đền Sọ hay đền Tam Tổng ở Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội. Đền Sọ là nơi Thánh Dóng đã gội đầu ở giếng nước trước sân đền. Giếng nước xưa nay vẫn còn. Trong nội điện đền Sọ là tượng Thánh Dóng cùng bài vị Mẫu thân và Long Vương. Ban thờ bên trong điện còn có bức tranh vẽ một thiếu niên mặc giáp, cưỡi ngựa, tay cầm bụi tre ngà. Các cụ giữ đền cho biết đây là bức vẽ… Na Tra thái tử.
Diệt giặc Ân và thành Thiên tào
Khi Na Tra róc xương thịt trả cha mẹ thì hồn được thầy là Thái Ất dùng hoa sen làm cốt cho nhập hoàn sinh. Na Tra được thầy giao cho vũ khí là cây giáo Hỏa tiêm thương và cặp bánh xe Phong hỏa luân làm chân thay cho ngựa. Còn cha của Na Tra là Lý Tịnh được các đại tiên ban cho Lung linh tháp làm bảo bối để chế ngự tính hiếu sát của Na Tra. Sau này Lý Tịnh trở thành Thác Tháp Lý Thiên Vương. Cha con Na Tra và Lý Tịnh cùng đầu quân cho Tây Kỳ nhà Chu chống lại Trụ Vương nhà Ân Thương. Na Tra trở thành là tướng tiên phong của Tây Kỳ, lập nhiều chiến công lẫy lừng. Sau khi Trụ Vương bị diệt, Khương Tử Nha đăng đàn Phong thần, cả nhà Lý Tịnh và Na Tra lên trời đắc đạo làm thiên tướng. Cặp bánh xe lửa bay của Na Tra so với ngựa sắt phun lửa của Phù Đổng Thiên Vương rất tương đồng. Còn vũ khí của Na Tra là cây giáo Hỏa tiêm thương cũng giống như vũ khí của Thánh Dóng. Trong thần tích ở Bộ Đầu, Thần Vương đã yêu cầu nhà vua đúc cho thanh đao sắt: Trăm cân sắt thép luyện thành đao Lưỡi sắc cao dài hơn trượng Cứ luyện xong đao người khắc hiện Dương Tào sẽ gặp được Thiên tào. Đổng Thiên Vương ở đây xưng mình là Thiên tào, là chức quan trên Thiên đình. Còn ở Sóc Sơn có truyền thuyết Thần Vương hiển thánh trên sông ở đất Thái Nguyên trong cuộc chiến chống Tống thời Lê Hoàn. Khi đó Thần vương mặc bộ giáp vàng, tay cầm giáo vàng. Câu đối đền Thượng Sóc Sơn mô tả: Thiên thượng giáng thần, thiết mã thiết tiên Chu Việt động Thủy trung hiển thánh, kim thương kim giáp Thái Nguyên hàn. Nghĩa là: Thần xuống từ trời, ngựa sắt roi sắt rung Chu Việt Thánh hiện trên sóng, giáo vàng giáp vàng lạnh Thái Nguyên. Lại nữa, sách Thiền uyển tập anh kể thiền sư Khuông Việt khi lên núi Vệ Linh, đêm đến mộng thấy một vị thần, tay trái cầm câu thương vàng, tay phải cầm bảo tháp, theo sau có hơn mười người. Bài thơ Phù Đổng sự tích diễn âm diễn tả đoạn quốc sư Khuông Việt gặp Xung Thiên Thần Vương như sau: Vốn ta nay Thái tử Na Tra Vị Hùng Vương loạn quốc gia Khâm sai đế mệnh dẹp trừ n binh. Non Vệ Linh, Sóc Sơn ruổi ngựa Thoát chiến bào thụ hạ thăng thiên Lên triều thượng đế ngự tiền Lại hoàn cựu chức cầm quyền lục cung. Thần tích xã Phù Đổng cũng chép: Ta là “Cha Sa” thái tử. Xưa ta là Cảnh Kỳ, phụng mệnh Thiên đế tiêu trừ giặc cho Hùng Vương, sau trở về bổ chức cũ ở Thiên Tào. Trên đỉnh núi cao kia là nhà của ta. Tới đây thì không còn nghi ngờ gì nữa, Thần Vương đã hiển linh trước quốc sư Khuông Việt, xưng mình là Na Tra Thái tử, đã giúp vua Hùng diệt giặc n rồi bay lên trên núi Vệ Linh, lên trời nhận chức Thiên tào. Ngay cả hình ảnh Na Tra biến hóa 3 đầu 6 tay cũng có trong sự tích Đổng Thiên Vương. Đó là khi Đổng Thiên Vương hiển linh ở Bộ Đầu thời vua Lê chúa Trịnh, có 8 người đi theo tùy tùng, gọi là Bát Bộ Kim Cương. Hay như trong Thiền uyển tập anh cũng chép, theo sau Thần Vương có hơn mười người. Na Tra Thiên Tử được thờ ngay trong các di tích thờ phụng Phù Đổng Thiên Vương. Đền Hạ Mã ở thôn Phù Mã, xã Phù Linh, Sóc Sơn, tương truyền là nơi Thánh Dóng sau khi thắng giặc n đã xuống ngựa để lại yên cương và ngọc duẩn. Trước sân đền còn cây cọc đá buộc ngựa, lâu ngày đã có cây đa cổ thụ đã mọc trùm lên. Trong đền ở hậu cung bài trí 3 pho tượng thờ gồm Phù Đổng Thiên Vương, Vu Điền Quốc Vương, Na Tra Thiên Tử. Đền Thượng ở xã Phù Linh, Sóc Sơn, là đền thờ chính của Thánh Dóng tại núi Sóc, nơi Thánh cởi áo giáp bay lên trời. Trong hậu cung của đền Thượng có 7 bức tượng thờ ở tư thế đứng. 7 bức tượng này là gồm: Phù Đổng Thiên Vương, Vu Điền Quốc Vương, Tỳ Sa Môn Thiên Vương, Nữ Oa Bộ Thiên, Na Tra Thiên Tử, Tả Xiên Xiên Lực Sĩ, Hữu Vạn Vạn Tinh Binh. Đền ngày hội Sóc hàng năm, các làng khi làm lễ tại đền đều đọc lời tế cầu thỉnh tên của 7 vị thánh này. Cho dù ở những nơi như đền Sọ, đền Sóc, đền Hạ Mã thờ song song cả Phù Đổng Thiên Vương và Na Tra Thiên Tử, nhưng có thể thấy trong quan niệm của người dân, Na Tra là vị thần tướng oai dũng đã tham gia và làm nên chiến thắng của nước Văn Lang trước giặc n cường bạo. Sự việc Na Tra giúp vua Hùng đánh giặc n đã cho thấy nước Văn Lang của Hùng Vương lúc này chính là nhà Chu từ Văn Vương Cơ Xương. Sau chiến thắng diệt nhà Ân Thương, Hùng Vương đã lập quốc Văn Lang, phân phong đất đai cho các công thần thành các nước chư hầu phiên dậu bình phong, truy phong các tướng sĩ tử trận trong cuộc chiến vệ quốc thành bách thần. Na Tra – Đổng Thiên Vương không nhận phong đất, cũng không rơi vào bảng phong thần, mà lánh thế bỏ lên núi tu thành đắc đạo, hóa nên vị thần bất tử của nước ta, nhiều lần sau đó hiển linh giúp nước hộ quốc, được muôn người tín ngưỡng. Xem lại câu chuyện cậu bé Linh Châu giáng thế, vươn mình bỗng chốc thành người khổng lổ, xuống nước diệt rồng, lên núi đánh giặc, lúc thắng trận không màng danh lợi mà bay về trời, còn sống mãi trong tâm trí của người dân Việt. Hàng năm, lễ hội Dóng ở Phù Đổng, Sóc Sơn, Bộ Đầu, Xuân Tảo… lại tái hiện lại sự tích, công lao của Na Tra Đổng Thiên Vương và là lễ hội mừng chiến thắng lẫy lừng, một chiến thắng đã dựng nên triều đại Văn Lang huy hoàng trong sử Việt.
MINH XUÂN
Khu Mộc Dục ở đền Sóc Xuân Tảo.
Mộc dục đài ở Xuân Tảo.
Đền Bộ Đầu.
Đổng Thiên Vương ở đền Bộ Đầu.
Bát Bộ Kim Cương ở đền Bộ Đầu.
Bát Bộ Kim Cương ở đền Bộ Đầu.
Tượng thờ đền Thượng Sóc Sơn: Phù Đổng Thiên Vương, Vu Điền Quốc Vương, Tỳ Sa Môn Thiên Vương, Nữ Oa Bộ Thiên, Na Tra Thiên Tử.
Ban thờ Phù Đổng Thiên Vương, Mẫu thân và Long Vương ở đền Sọ.
Ban thờ Na Tra Thái tử ở đền Sọ.
Cây đa trùm lên bia và cột đá buộc ngựa ở đền Hạ Mã.
Trong thời đại Hùng Vương, nước Văn Lang là thời kỳ có lịch sử lâu nhất, quốc vận hưng thịnh nhất. Triều Hùng Văn Lang kéo dài hơn 800 năm (8 thế kỷ), từ khi vua Hùng đánh thắng giặc Ân (khoảng thế kỷ XI trước Công nguyên) cho tới khi chuyển sang nước Âu Lạc của An Dương Vương (thế kỷ III, năm 258 trước Công nguyên).
Tại vì sao triều Hùng nước Văn Lang lại có thể tồn tại thịnh trị đến hơn 800 năm? Dựa vào điều gì? Đó chính là “Hiếu” và “Đễ”, như đã được lưu truyền về Lang Liêu, vị vua khai triều nước Văn Lang trong Truyện Bánh chưng.
Hiếu với trời đất
Truyện Bánh chưng kể, hoàng tử Lang Liêu nằm mơ thấy thần nhân bảo rằng: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo là vật để nuôi dân khỏe mạnh, ăn mãi không chán, không có vật gì hơn được. Nếu giã gạo nếp gói thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, hoặc lấy lá gói thành hình vuông để tượng trưng cho Đất, ở trong làm nhân ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý công ơn dưỡng dục của cha mẹ, như thế thì lòng cha sẽ vui, nhà ngươi chắc được ngôi quý”.
Vị thần nhân đã giúp Lang Liêu dùng gạo làm lễ vật kính tế trời đất không ai khác là Hậu Tắc, người được gọi là Nông sư. Tắc nghĩa là lúa tẻ, tức là lúa nước. Cũng như sự tích Đế Thuấn đi cày ở Lịch Sơn Tuyên Quang, chuyện Hậu Tắc trồng lúa nước cho thấy đây chắc chắn là một nhân vật lịch sử thời kỳ Hùng Vương Thánh tổ dựng “xã tắc” họ Hùng ở vùng đất tổ Phong Châu.
Ban thờ đình Hướng Nghĩa, Minh Thuận, Vụ Bản,Nam Định, nơi thờ Hậu Tắc hoàng đế.
Sách Việt điện u linh cho biết “Đế Quân tên là Hậu Tắc, là thủy tổ nhà Chu dạy dân trồng trăm thứ lúa. Phàm là dựng nước lập đô đều lập xã tắc đàn xuân thu làm lễ tế”. Các triều đại Lý, Trần, Lê nước ta đều tôn thờ ông Hậu Tắc là “Thiên tổ địa chủ xã tắc đế quân”, một vị thần quan trọng trong đại điển lễ tế quốc gia hàng năm ở đàn Xã tắc và lễ Tịch điền. Dấu vết tục thờ Hậu Tắc tới nay vẫn còn ở vùng Vụ Bản, Nam Định, là ruộng tịch điền thời Lý Trần.
Lang Liêu dùng gạo ngon làm bánh chưng bánh dày với hình trời tròn đất vuông kính dâng lên tiên tổ Thiên Địa, tức là kính nhớ đến vị Thiên tổ Địa chủ Hậu Tắc. Dâng bánh chưng vào ngày Tết là cách để gợi lại ký ức nguồn cội, để nhắc nhớ công ơn tổ tiên của người Việt đã sáng tạo ra đồ ăn thức uống, nuôi sống con dân đất Việt. Chính sự hiếu với nguồn cội, tổ tiên ấy đã làm nên một vị vua Lang Liêu nối ngôi chính thống, đứng đầu trong các anh em Bách Việt.
Truyện Bánh chưng kể: “Công tử thứ 9 là Lang Liêu bèn lựa nếp hạt trắng tinh, không sứt mẻ, đem vo cho sạch, rồi lấy lá xanh gói thành hình vuông, bỏ nhân ngon vào giữa, đem nấu chín tượng trưng cho Đất, gọi là bánh chưng. Lại lấy nếp nấu xôi đem quết cho nhuyễn, nhào thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, gọi là bánh dày… Vua khen ngợi hồi lâu, rồi cho Lang Liêu được giải nhất. Vua dùng thứ bánh ấy để cung phụng cha mẹ trong các dịp lễ tết cuối năm. Thiên hạ mọi người đều bắt chước theo. Lấy tên là bánh Lang Liêu và gọi là Tiết Liêu”.
Đình Hương Trầm ở phường Dữu Lâu, Việt Trì, Phú Thọ, nơi có cánh đồng nếp thơm xưa, tương truyền là nơi ở của Lang Liêu (phủ Lang Liêu). Đây cũng là nơi Lang Liêu đã gặp được thần nhân mách bảo và sáng chế ra bánh chưng bánh dày. Trước đây ở phường Dữu Lâu từng có miếu thờ Lang Liêu, nay đã bị thời gian phá hủy. Bài vị của Lang Liêu được đưa về đình làng Dữu Lâu để thờ phụng cùng với tam vị Tản Viên Sơn Thánh.
Con số 9 là số chỉ phương Tây trong Hà thư. Hoàng tử thứ 9 Lang Liêu nghĩa là thủ lĩnh của người Liêu Lão ở khu vực phía Tây đất nước. Lang Liêu chế ra bánh chưng vuông tượng trưng cho Đất, bánh dày tròn tượng trưng cho Trời, bao hàm đạo Âm Dương. Tức là Lang Liêu là người đã chế tác ra Kinh Dịch, một cuốn kinh chứa đựng những kiến thức triết học, bao trùm thế giới quan và nhân sinh quan của người Việt thời cổ đại. Kinh Dịch là cuốn Thiên thư, là ánh sáng soi đường cho người Việt trong suốt lịch sử nước Văn Lang hơn 800 năm thịnh vượng.
Đễ – thân tình với anh em
Truyện Bánh chưng mở đầu: Vua Hùng sau khi phá xong giặc Ân rồi, trong nước thái bình, nên lo việc truyền ngôi cho con, mới hội họp hai mươi hai vị quan lang công tử lại mà bảo rằng: “Đứa nào làm vừa lòng ta, cuối năm đem trân cam mỹ vị đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho”.
Truyện Bánh chưng không đơn giản lại mở đầu bằng cách nhắc tới thời điểm phá xong giặc Ân. Bởi khi thắng giặc lớn cũng là lúc bắt đầu một triều đại mới. Chính vì thế vua Hùng mới cần tìm một người kế vị mới lên làm minh quân. Triều đại mới này là Văn Lang, bởi trước đó đang là thời của nước Xích Quỷ hay Việt Thường từ Lạc Long Quân.
Nghi môn đình Dữu Lâu.Đình Dữu Lâu.
Theo Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả, dòng 50 người con theo mẹ lên núi đã tôn Hùng Quốc Vương lên làm vua, lập nước Văn Lang đóng đô Phong Châu. Người khởi dựng Văn Lang do đó chính là Lang Liêu. Cũng vì thế, món đồ tế trời đất của Lang Liêu có ý nghĩa rất lớn, bởi đó là nghi lễ dùng mở ra một thời đại mới. Từ đó cho nên bánh chưng bánh dày mới dùng làm đồ tế lễ cho ngày Tết (“Tiết liệu” tức là đồ ăn ngày Tết), là khi mở đầu một năm mới, bắt đầu một chu kỳ sinh trưởng mới của Đất Trời.
Truyện Bánh chưng ghi: “Hùng Vương truyền ngôi cho Lang Liêu; hai mươi hai anh em đều chia nhau giữ các phiên trấn, lập làm bộ đảng, trấn thủ những nơi núi non hiểm trở”.
Còn Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả kể là khi người con trưởng của Âu Cơ là Hùng Quốc Vương lên ngôi, “Vua cha bèn dựng hầu lập bình phong, chia nước làm 15 bộ, xác định cương giới, các đầu núi góc biển, cử ra trăm quan trấn thủ, gìn giữ các phương… Vua mới phân quan lại, định các xứ, cai quản vạn dân. Khi đó lệnh cho anh em trăm trai có tài thần báu trời, cai quản rõ ràng các nơi. Trăm nơi núi sông một mối, xe sách quy mô chế độ đồng nhất, bốn biển một nhà, xưng thần phụ thuộc”.
Lang Liêu sau khi thắng giặc Ân đã lên ngôi thiên tử, phân phong cho các anh em và công thần ở các nơi đầu non góc biển làm các chư hầu, gọi là phiên trấn, phên dậu bình phong. Đây chính là nói đến sự khởi đầu của chế độ phong kiến (phong tước và kiến địa) trong sử Việt.
Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả kể tiếp: “Bấy giờ vua truy ơn các bậc thánh trước, bèn thực hiện việc chia đất phân cõi, lập các bộ Sơn tinh Thuỷ tinh, định làm trăm vương, đổi làm trăm họ, đặt ra chức vụ trăm quan, phong tên cho trăm thần, phân chia đầu núi góc biển, hùng cứ mỗi phương. 50 tên tộc trấn ở các đầu núi, cửa khe non ngàn, cùng gọi là quan lang, phiên thần, thổ tù phụ đạo. 50 tên tộc trấn ở các góc biển, vực suối cửa sông, cùng là các thần linh trên nước, tiện để bảo hộ dân sinh, giúp phù tông xã. Dựng hầu lập bình phong, chia nước thành 15 bộ. Đất đai 15 bộ này được xác định cương giới, định người trưởng quân gọi là Bô (bố), cha gọi là Trá (cha), con trai gọi là Côn (con).
Nam nữ đều xem theo dòng cha mà xưng. Hậu thế đổi thành quan lang, phiên thần, thổ tù, phụ đạo. Cháu chắt của các công thần khai quốc được cha truyền con nối, vạn đời nối giữ Nam Bang. Còn các nhánh tông phái của các bộ chủ Hùng Vương đời đời trị nước, truyền mãi nước Nam.”
Thời kỳ này cũng được Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả gọi là thời Trị bình kiến phu, tức là trị quốc bình thiên hạ, kiến lập các nước chư hầu, tương đương với khái niệm “phong kiến” sau này. Chính sự “đễ” – tình đoàn kết giữa những người con cùng bọc đồng bào là sợi dây kết nối giữa các nước chư hầu của nước Văn Lang. Trăm anh em, trăm nước chư hầu, đều phục tùng người kế vị chính thức là Lang Liêu, dựng nên một thiên hạ họ Hùng rộng lớn bền vững.
Câu đối ở đình Bảo Đà cũng ở phường Dữu Lâu, Việt Trì, Phú Thọ:
Sổ thiên niên vương tá thủy chung, phụ tử quân thần khai chửng điểm
Thập ngũ bộ thiên phân thảo dã, sơn hà nhật nguyệt cộng trường tồn.
Tạm dịch:
Mấy ngàn năm giúp đế trước sau, cha con vua tôi mở nơi cứu giúp
Mười lăm bộ trời chia đồng nội, núi sông ngày tháng cùng nhau mãi còn.
Nghi môn đình Bảo Đà, với đôi câu đối về nước Văn Lang.
Truyện Bánh chưng kể: “Về sau, anh em tranh giành nhau làm trưởng, mỗi người dựng “mộc sách” (hàng rào cây bằng gỗ) để che kín, phòng vệ. Vì thế, mới gọi là Sách, hay là Trại, là Trang, là Phường. Sách, hay Trại, Trang, Phường bắt đầu có từ đây vậy”.
Nước Văn Lang liệt quốc cũng bởi mất đi sự hiếu đễ, mất đi lễ nghĩa căn bản, dẫn đến sự tranh giành, phân tách giữa các chư hầu, chiến loạn liên miên, thiên hạ không lúc nào được ngơi.
Sách Luận ngữ dẫn lời Khổng Tử nói: “Này các đệ tử, đầu tiên là hiếu, sau là đễ, cẩn thận mà đáng tin, yêu chúng dân cùng người thân…” Hiếu đễ là cái gốc của con người, của gia đình, là nền tảng làm nên quốc gia và thiên hạ thịnh vượng.
Thay cho lời kết, xin ghi lại câu chuyện hiếu đễ của Lang Liêu với bài thơ Hiếu với trời đất:
Tôi nghe kể chuyện nước Văn Lang Lang Liêu dâng cha chẳng bạc vàng Mà tấm lòng thành gói trời đất Vuông tròn đúc đủ tình thế gian.
Âm dương một đạo để ngàn đời Rọi sáng đường đi cả tộc người Bánh chưng bánh dày vui ngày Tết Tưởng nhớ Lang xưa với Sách trời.
Tư tưởng “hiền tài là nguyên khí quốc gia” được đề cao trong văn hóa truyền thống qua tích Lã Vọng câu cá hay Văn Vương cầu hiền. Câu chuyện Lão ông câu cá bên bờ sông không ngờ lại được ghi đầy đủ trong ngọc phả Hùng Vương và những di tích tôn thờ Thượng phụ Khương Tử Nha vẫn còn ở vùng ven biển Đông.
1.
Vào cuối thời Ân Thương cách đây trên 3.000 năm, Lã Vọng là một người dân thường, có gia cảnh khó khăn, nhưng ông không ngừng học tập nuôi chí lớn với đời. Dù tuổi cao đã gần 80, ông vẫn kiên trì chờ đợi thời cơ, hàng ngày mang cây cần trúc không lưỡi ngồi câu cá bên bờ sông Vị. Khi đó, Tây Bá hầu Cơ Xương đang lo lắng việc nước, đi qua bến sông này, gặp được Lã Vọng. Qua nói chuyện Cơ Xương biết ông là người có đại tài, đã mời về, tôn làm Thượng phụ Khương Thái Công. Nhờ có sự phò trợ của Thái Công Lã Vọng nhà Chu đã hoàn thành đại nghiệp phạt Trụ diệt Ân. Cơ Xương được tôn là Văn Vương, vị vua khai lập nên vương triều Chu kéo dài hơn 800 năm trong lịch sử.
Hình tượng Lã Vọng câu cá – Văn Vương cầu hiền thường được sử dụng để đắp nề, vẽ tranh hay chạm khắc trong các kiến trúc đình, đền, miếu mạo, với ý nghĩa đề cao tinh thần học tập và quý trọng nhân tài. Ví dụ như trên cạnh của tấm bia đá thời Lê niên hiệu Phúc Thái (năm 1648) ở chùa cổ Tĩnh Lự (Gia Bình, Bắc Ninh) có chạm cảnh Văn Vương cầu hiền, bên trên là rồng mây quần hội. Trong ngôi đình cổ Hùng Lô thờ Hùng Vương ở vùng đất tổ Phong Châu (Phù Ninh, Phú Thọ) cũng vẽ cảnh Lã Ông câu cá ven sông, gặp Văn Vương.
Điều hết sức bất ngờ là câu chuyện về Lão Ông câu cá còn được lưu truyền trong các sự tích về vua Hùng nước Văn Lang. Khảo dị truyền thuyết họ Hồng Bàng sưu tầm ở Phú Thọ kể: Bà Âu Cơ có mang ba năm ba tháng mười ngày thì sinh ra một bọc trứng. Lúc sinh, trên trời có mây sáng chiếu (nên chỗ sinh bọc trứng sau làm chùa và đặt tên Thiên Quang thiền tự), bảy ngày sau bọc trứng nở ra một trăm người con trai. Lạc Long Quân không biết đặt tên mới cầu khẩn thiên địa, được lão tiên hay câu cá ở Việt Trì về đặt tên các con giúp (ở Việt Trì vẫn còn hòn đá có dấu chân lão tiên này ngồi câu cá).
Việc vua Hùng cầu Lão Tiên ông bên bến sông cũng được ghi trong Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả. Khi ấy, đức Hiền Vương (Lạc Long Quân) sinh được trăm người con trai, không biết phải phân định trưởng thứ và đặt tên cho các hoàng tử như thế nào, nên đã lập đàn cầu trời giúp. Lúc đó bên bến Việt Trì, cạnh chùa Hoa Long, bỗng xuất hiện một Lão ông tướng mạo dị thường, chống cây gậy trúc, đứng trên tảng đá hình lưng rùa mà rửa chân. Vua Hùng cho mời Lão ông tới nhờ chuyện. Lão tiên bốc quẻ trong Thiên thư rồi lấy bút ghi tên và thứ bậc cho trăm người con trai, để lên chiếc âu vàng, đặt tại ngôi chùa Thiên Quang trên núi Hùng Nghĩa Lĩnh. Từ đó trăm hoàng tử có tên gọi, phân biệt trưởng thứ. Người con cả nối ngôi vua cha. 99 anh em còn lại chia nhau về trấn giữ các nơi đầu non góc biển, là tổ của Bách Việt.
2.
Truyện Tề Thái Công thế gia trong Sử ký Tư Mã Thiên, cho biết nguồn gốc của ông Lã Vọng như sau: Thái Công Vọng Lã Thượng là bậc thượng nhân ở vùng Đông Hải. Tổ tiên của ông từng làm đến chức Tứ nhạc, giúp vua Vũ trị thủy thổ rất có công lao.
Thái Công Lã Vọng là người vùng Đông Hải, tức là vùng biển Đông ngày nay. Vua Vũ nhà Hạ trị thủy ở cửa Long Môn cũng là Tản Viên Sơn Thánh đã khơi dòng sông Đà đoạn thác Vạn Bờ xưa.
Di tích thờ Khương Thái Công ở ven biển Đông nay còn tại ngôi nghè cổ của làng Kiều, thuộc phường Quảng Châu, thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa. Nghè làng Kiều có biển đề tên là “Thượng Thượng đẳng tối linh từ“, thờ vị thành hoàng chính là Khương Tử Nha. Tượng thờ và bài vị trong nghè ghi: Thái Công hiệu Khương Thượng thượng đẳng tối linh tôn thần vị.
Câu đối lưu truyền ở vùng Sầm Sơn nhắc tới Khương Thái Công nhà Chu thờ ở nghè làng Kiều như sau:
Chu Khương, Tôn Tử nghè ghi tại
Sử sĩ phong lưu chiếm đắc nhàn.
Khương Thái Công còn là vị thần chủ chính được tôn thờ ở Võ Miếu tại kinh thành Huế dưới triều Nguyễn. Võ Miếu được xây dựng vào thời vua Minh Mạng năm thứ 16 (1835) tại làng An Ninh, nay thuộc địa bàn của xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, cách cố đô Huế khoảng 4,5 km về phía Tây. Theo Đại Nam nhất thống chí, quy chế của Miếu là: Dinh chính ba gian hai chái, dinh tiền năm gian, tả vu, hữu vu đều năm gian. Án giữa thờ bài vị Thượng phụ Khương Thái Công nhà Chu…
Liên quan đến cuộc chiến diệt giặc Ân ở nước ta có truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương, lên ba tuổi cưỡi ngựa sắt ra dẹp giặc. Trong lễ hội làng Phù Đổng, nay đã là di sản văn hóa phi vật thể thế giới, đội quân của ông Dóng có mặt đầy đủ các nhân vật đại diện cho các tầng lớp nhân dân là người câu cá (ngư), người thợ săn (tiều), người cày ruộng (canh), và trẻ chăn trâu (mục). Có thể thấy hình tượng Lã Ông câu cá đã được tái hiện ngay trong lễ hội kỷ niệm cuộc chiến thần thánh giữa vua Hùng nước Văn Lang chống giặc Ân ở làng Phù Đổng.
Cùng với truyền thuyết về Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân thì các sự tích và di tích về Khương Thái Công bên bờ Đông Hải là bằng chứng lịch sử giữ nước và dựng nước Văn Lang của người Việt từ 3.000 năm trước. Bài Hát sử trong lối hát cửa đình (ca trù) đã ca ngợi thời đại hào hùng của lịch sử khi vua sáng tôi hiền làm nên đất nước muôn đời bền vững:
Khá khen thay ông Lã Vọng
Chốn Thạch Bàn tuổi tác bền bồi
Chỉ một cần dưới bóng trăng soi
Cá Vị Thủy luống câu người hào lược.
Bỗng chốc thấy đám mây ánh nước
Đập xe loan sực nức bên sông
Hội long vân ngư thủy hợp đồng
Quyết một trận vang lừng cần trúc.
Bức chạm Văn Vương cầu hiền trên bia chùa Tĩnh Lự.Đắp nề tích Lã Vọng câu cá ở đình Đông Lai, xã Quang Tiến, Sóc Sơn, Hà Nội.Chạm gỗ Văn Vương cầu hiền ở đình Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.Lã Ông câu cá và Văn Vương cầu hiền ở đình Hùng Lô, Phú Thọ.Tranh vẽ Lão Tiên bên bến Việt Trì ở chùa Hoa Long, Việt Trì.Nghè làng Kiều ở phường Quảng Châu, Sầm Sơn.Bài vị Thái Công Khương Thượng ở nghè làng Kiều.Người câu cá trong đoàn quân của Phù Đổng Thiên Vương.Phường Ải Lao với tứ dân ngư tiều canh mục (áo đỏ) trong hội làng Phù Đổng.Tảng đá hình lưng rùa ở bến Việt Trì.Những tấm bia còn lại của Võ Miếu tại Huế.
Sau 18 đời vua Hùng, chính sử nước ta được ghi chép bằng một loạt những diễn biến chồng chéo rất khó phân định, từ việc An Dương Vương kế tục Hùng Vương năm 257 Trước Công nguyên, rồi nhà Tần đánh Lĩnh Nam đến Triệu Đà lập nước Nam Việt năm 208 Trước Công nguyên. Tất cả xảy ra chỉ trong vòng chưa đầy 50 năm!
Mới đây, một bản thần tích do họ Lê lưu giữ ở thị xã Phú Thọ đã cung cấp thêm nhiều chi tiết giá trị, giúp bổ sung và làm sáng tỏ dòng chảy lịch sử nước ta sau thời Hùng Vương.
1.
Làng Mạo Phổ, thuộc xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, thờ vị Thánh mẫu Duyên Hòa. Theo ngọc phả, bà là vợ của Hùng Vương thứ 17. Một đêm bà nằm mộng thấy một con chim phượng ngậm một chiếc bút ngọc bay đến trong tiếng sấm nổ vang rền. Từ đó bà có mang.
Khi sắp sinh, bà lại nằm mơ gặp một lão tiên đến ban cho một chiếc rọ có 5 con cá chép hồng. Bà chọn được 3 con cá. Sau đó bà sinh được ba người con trai tướng mạo dị thường, thông minh tài trí. Ba người con khi lớn lên đã cùng với Tản Viên Sơn Thánh giúp vua Hùng đánh giặc Thục, rồi về hóa ở quê mẹ bên bờ sông Thao.
Cạnh làng Mạo Phổ là làng Hạ Mạo, thuộc thị xã Phú Thọ, có thần tích kể về 5 vị thành hoàng cùng tên với làng Mạo Phổ. Nhưng khác với ngọc phả Mạo Phổ do Hàn lâm đại học sĩ Nguyễn Bính biên soạn, thần tích của làng Hạ Mạo là một dạng ghi chép của gia tộc họ Lê tại đây về các vị thành hoàng, cũng là vị tổ họ đã lập trang ấp tại Hạ Mạo.
Thần tích họ Lê ở Hạ Mạo kể rằng: Xưa Hùng Vương đời thứ 17 sinh người con trai thứ tên là Hùng Ánh, thiên tư dũng lược, diện mạo lạ thường, thông minh nhanh hiểu biết, vượt trội hơn người. Khi ấy phong tục còn chất phác. Các con vua đều gọi là quan chàng, cho nên có tên là quan Chàng Ánh. Đến khi Duệ Vương nối ngôi, phong Chàng Ánh làm Vương tử, ban cho họ Lê. Khi giặc Thục đến xâm lăng, Chàng Ánh chỉ huy quân binh, có công chống Thục. Sau giặc Thục đánh Duệ Vương, thế nước nhà Hùng mất. Chàng Ánh rất hận mới luyện binh tuyển tướng, cẩn thận giữ gìn cương giới, bèn tự xưng là Hậu Hùng Vương, không thần phục An Dương Vương. Xưng là nước Việt Tây, nay là Quảng Tây.
Chi tiết Chàng Ánh được phong ban họ Lê, chiếm giữ đất Quảng Tây là một bằng chứng rằng việc hình thành các dòng họ ở nước ta đã có từ thời Hùng Vương. Việc ban họ gắn liền với phong đất và quyền thế tập cha truyền con nối. Đây chính là ý nghĩa khái niệm chế độ “phong kiến”, tức là phong tước và kiến địa.
Lê Hùng Ánh là vị tổ họ Lê sớm nhất được biết trong thư tịch cho tới nay.
2.
Thần tích Hạ Mạo kể tiếp: Vợ Vương là con gái Đông Chu Quân có mang 3 năm, sinh một bầu năm con trai, đến khi trưởng thành đều có tướng mạo khác thường. Hùng Vương Chàng Ánh rất vui mừng, nhân theo cổ tục khi đó đặt là Chàng Cả, Chàng Hai, Chàng Ba, Chàng Tư, Chàng Út mà gọi.
Vào cuối thời Chu, đất nhà Chu chia thành 2 vùng là Tây Chu và Đông Chu. Vị vua Chu cuối cùng là Chu Noãn Vương đã bị Tần Chiêu Tương Vương diệt ở đất Tây Chu năm 256 TCN. Đất Đông Chu khi đó trở thành nơi nương náu của các quý tộc nhà Chu và được cai quản bởi một vị hoàng tộc Chu gọi là Đông Chu Quân.
Thông tin Hậu Hùng Vương lấy con gái của Đông Chu Quân khi so sánh với ngọc phả làng Mạo Phổ thì tương ứng việc Thánh mẫu Duyên Hòa nằm mộng thấy điềm chim phượng ngậm bút ngọc bay tới trong tiếng sấm nổ, sinh ra 3 người con đặt tên là Bút Lôi Mao. Chim phượng là biểu tượng cho dòng Tiên theo mẹ Âu Cơ lên núi, cũng tương đương với nhà Chu vì khi Chu Văn Vương khởi nghiệp đã thấy điềm chim phượng hoàng năm sắc đậu ở ngọn núi Kỳ Sơn mà gáy báo tin.
Hình ảnh lông phượng mang hàm nghĩa những người con là dòng dõi của mẹ Âu Cơ hay của nhà Chu. Tiếng sấm tượng trưng cho quẻ Chấn trong Hậu thiên bát quái, là quẻ chỉ hướng Đông. Còn chiếc Bút tượng trưng cho nét “văn”.
Tên gọi Bút Lôi Mao do vậy có thể giải nghĩa là dòng dõi của Đông Chu Văn Quân, vị quân chủ đã quản lý vùng đất Đông Chu chống lại quân Tần. Vì quân Tần đến từ vùng đất Thục nên truyền thuyết Việt gọi đây là giặc Thục.
Hậu Hùng Vương chủ đất Việt Tây, lấy vợ là con gái của Đông Chu Quân, đã không thần phục vua Thục mà tự mình lập nước riêng, xưng là Việt Tây quốc vương. So sánh với chính sử thì việc Hùng Ánh lập quốc ở Quảng Tây tương ứng với việc họ Triệu chiếm đất Tần xưng là Vũ Vương. Cái tên Lôi Mao cũng tương ứng với hình ảnh những chiến binh đội lông chim (Mao) trên mặt trống đồng, là loại trống còn gọi là trống sấm (Lôi), gặp phổ biến nhất ở vùng Bắc Việt và Quảng Tây. Lông chim cũng là họa tiết trang trí phổ biến trên mặt các trống đồng của thời kỳ Đông Sơn.
3.
Thần tích Hạ Mạo kể tiếp: Gặp lúc có tướng Tần Triệu Đà dẫn quân chiếm phương Nam, Hùng Vương (tức là Chàng Ánh) bèn lệnh Chàng Út dẫn ba ngàn quân giúp Triệu Đà đánh Thục chiếm nước thành công. Triệu Đà lên ngôi là Vũ Đế, nhưng vẫn cắt Quảng Tây cho Việt.
Vì Chàng Út có công nên 4 người anh nhường cho em, bỏ đi ẩn ở vùng sông cuộn núi dừng bên sông Thao. Hùng Vương băng hà, Chàng Út kế vị, xưng là Việt Tây Út Ngọ Lôi Mao Đại vương. Vũ Đế cho lệnh sách phong. Ba năm tang lễ xong, Vương cho hoàng hậu họ Triệu giám quản đất nước, còn tự thân đi cầu tìm bốn người anh.
TriệuVũ Đế trong thần tích này không phải là Vũ Vương lập quốc ở Quảng Tây, mà là người đã diệt nhà Tần lên ngôi Đế. Vị Hoàng đế của thiên hạ này có sách phong cho Chàng Út làm Vương ở đất Việt Tây.
Đây là thông tin hết sức mới lạ về nguồn gốc nhà Triệu của nước Nam Việt, cho phép giải mã được những khúc mắc lịch sử hiện tại về thời kỳ Hậu Hùng Vương.
Có thể tóm tắt lại diễn biến của thời kỳ này theo những thông tin mới thu nhận từ thần tích Hạ Mạo như sau:
Hùng Vương thứ 18 là dòng Tiên Phượng theo mẹ Âu Cơ lên núi lập nước Văn Lang, tương ứng với vị vua Chu cuối cùng là Chu Noãn Vương. Tác phẩm thơ Thiên Nam ngữ lục có đoạn về thời gian này như sau:
Kể từ Hùng tổ trị dân Lên ngôi sánh với thánh nhân Đào Đường Tới nay Chu mạt Noãn Vương Ông cha con cháu giữ giàng trị dân… Ấm bao nhiêu, rét bấy nhiêu Vườn Chu ải giậu, Tần trèo đãng hoa.
Giặc Thục tấn công và diệt Hùng Vương là nước Tần. Một chư hầu của Hùng Vương mang họ Lê không thần phục Tần đã cát cứ đất Quảng Tây mà xưng vương. Đây là vị Vũ Vương, tức là vị vua đầu triều, của nước Nam Việt. Vũ Vương có người vợ là con gái của Đông Chu Văn Quân, tức là dòng dõi nhà Chu.
Khi Triệu Đà khởi nghĩa chống Tần, Vũ Vương cử quân đội giúp Triệu Đà định được thiên hạ. Triệu Đà lên ngôi Hoàng đế, xưng là Triệu Vũ Đế. Triệu Vũ Đế phong cho Vũ Vương họ Lê làm vua đất Việt Tây như một chư hầu.
Con Út của Vũ Vương họ Lê là người có công trong việc diệt Tần lập quốc, được Triệu Vũ Đế gả con gái cho, là Triệu hậu. Út Ngọ Lôi Mao lên nối ngôi cha ở Quảng Tây tức là Triệu Văn Vương trong lịch sử. Họ Triệu của nước Nam Việt lấy theo họ bên ngoại (theo Triệu Vũ Đế) từ đây.
4.
Thần tích Hạ Mạo kể tiếp: Được mười năm hoàng hậu họ Triệu sinh được con trai là Chàng Uyên, thông minh sáng suốt. Sau khi Chàng Út cùng 4 anh hóa Chàng Uyên tiếp ngôi, hiệu xưng là Minh Vương.Khi Hán bình định Nam Việt cùng với Việt Tây, Minh Vương thất thủ mà chết. Con trưởng tên là Hùng Tuấn với Vương hậu cùng chết theo. Con trai thứ Hùng Hòa không chịu nhục, cõng thi thể của cha chạy về chôn ở núi Toàn Dương. Sau ba năm chôn cất xong, dẫn con cái đến thôn Thượng Minh cùng với nhân dân bốn họ cùng sống. Nhưng vì tránh tên Minh Vương nên đã đổi thành xã Hạ Mạo, đổi thôn thành xã từ đó.
Người nối ngôi Triệu Văn Vương ở nước Nam Việt theo Sử ký Tư Mã Thiên đúng là Triệu Minh Vương. Người con đầu của Minh Vương là Triệu Ai Vương đã cùng mẹ là Cù Hậu bị chết khi nhà Tây Hán tấn công Nam Việt. Ai Vương như thế tương ứng với tên Hùng Tuấn trong thần tích Hạ Mạo. Còn người con thứ của Minh Vương đã chạy về vùng Phong Châu Phú Thọ là Triệu Vệ Dương Vương, tương ứng trong thần tích gọi là Hùng Hòa.
Tộc tích họ Lê ở Hạ Mạo đã ghi lại đầy đủ thông tin nguồn gốc về nhà Triệu nước Nam Việt. Đó là từ Triệu Vũ Vương họ Lê và vợ là con gái Đông Chu Quân xưng vương ở Quảng Tây. Tiếp nối là Văn Vương lấy vợ là con gái Triệu Đế nên từ đó dùng chữ Triệu để đặt tên triều đại. Triệu Minh Vương nối ngôi, tới Triệu Ai Vương thì bị nhà Tây Hán tấn công, giết chết. Triệu Vệ Dương Vương đem thân tộc gia quyến chạy về quê gốc ở vùng Phong Châu, ẩn cư lấy lại họ Lê. Từ đó chiêu dân lập ấp, hình thành trang ấp ở khu vực thị xã Phú Thọ ngày nay. Họ tộc này cùng 4 họ gia thần khác lập đền thờ Mẫu tổ là bà Duyên Hòa ở làng Mạo Phổ và đền đình thờ các đại vương tổ họ Lê làm thành hoàng ở 2 làng Mạo Phổ và Hạ Mạo.
Câu đối với đình Hạ Mạo còn ghi lại câu chuyện ly kỳ thời Hậu Hùng Vương này:
Hùng Lạc ký truyền nay, diệt Thục bình Ngô rạng ở sử
Việt Tây ngôi nhường nối, điềm rồng thế núi bãi thành trang.
Hình người và lông chim trên trống sao vàng
Trang đầu” Thần từ sự tích” của làng Hạ Mạo với thông tin về ban tộc tính họ Lê cho Hùng Ánh.
Long vị Lôi Mao Đại vương ở đền Mạo Phổ.Cung thờ Ngũ vị Đại vương đình Hạ Mạo.Hình Giao long và Người đội lông chim trên lưỡi rìu thời Đông Sơn.Phả đồ thời kỳ Hậu Hùng Vương theo thần tích Hạ Mạo và chính sử.
Những bằng chứng khảo cổ của thời trước Công nguyên cho câu trả lời chắc chắn về việc chữ viết đã được dùng phổ biến ở nước ta từ thời Hùng Vương.
Người đi học đầu tiên là “học cái chữ’. Một xã hội văn minh và học tập đầu tiên phải có chữ viết, vì đó là phương tiện căn bản đề truyền đạt tri thức và thông tin từ người này tới người khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác. Vậy người Viêt cổ liệu đã có chữ viết chưa?
Hoàn tiền (tiền lỗ tròn) có chữ Đông Chu và Tây Chu, tìm thấy ở vùng Bắc Ninh.Chữ trên vành chiếc thạp đồng ở Bảo tàng cổ vật Hoàng Long, Thanh Hóa.Đao tiền thời Chiến Quốc trong mộ thuyền Việt Khê.Bình đồng Nghi Vệ trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia.Một trong hai chiếc chuông Đông Sơn có chữ của Bảo tào Lào Cai.
Ngay từ đầu thế kỷ 20 vấn đề chữ viết của người Việt cổ đã được thảo luận sôi nổi trong giới trí thức. Có thể kể tới Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, vị Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Là một học giả uyên thâm của Viện Viễn Đông bác cổ, ông đã dựa trên các ghi chép về số đinh và suất thuế trong Ngọc phả Hùng Vương để đi đến nhận định rằng nước ta thời Hùng Vương đã tồn tại và sử dụng một loại chữ viết riêng.
Lưu truyền rằng chữ viết nước ta thời Hùng Vương là loại chữ khoa đẩu, hay chữ hình con nòng nọc.
Về chữ khoa đẩu ở nước ta, sách Đại Nam nhất thống chí của nhà Nguyễn chép rằng tại đền Đồng Cổ ở Thanh Hóa “có một cái trống đồng, nặng ước 100 cân, đường kính hơn một thước, năm tấc, cao hơn hai thước, trong rỗng không có đáy, bên tai hơi khuyết, trên mặt có chín vòng khuyên, lưng tắt mà rốn kín, bốn bên có giây khắc chữ Thập ngoặc, có chữ như lối chữ Khoa đẩu, nhưng lâu ngày không thấy rõ”.
“Lối chữ Khoa đẩu” chỉ một dạng chữ khắc hoặc đúc trên các đồ dùng kim loại (Kim văn) của thời trước Công nguyên. Loại chữ này được nhắc tới trong bài tựa cuốn Thượng Thư (Kinh Thư) bởi Khổng An Quốc, cháu 12 đời sau của Khổng Tử: “… thời Lỗ Cung Vương, thích sửa sang cung thất, Vương cho phá nhà cũ của Khổng Tử để mở rộng thêm. Trong tường nhà tìm được Thư, phần Ngu, Hạ, Thương, Chu cùng Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh, đều viết bằng chữ Khoa đẩu”.
Tứ thư Ngũ kinh là những sách học khoa cử của nhiều thế hệ sĩ tử nước ta, vốn nguyên bản được ghi bằng chữ Khoa đẩu hay chữ Việt cổ của thời Hùng Vương.
Thời đại Hùng Vương được minh chứng qua khảo cổ bởi nền văn hóa đồ đồng Đông Sơn với những hiện vật điển hình đặc trưng là các loại trống đồng, thạp đồng, bình đồng, chuông voi… được tìm thấy ở nhiều nơi, mà tập trung ở vùng miền Bắc và Bắc Trung bộ. Nền văn hóa Đông Sơn được đặt tên theo nơi tìm thấy chiếc trống đồng đầu tiên ở bên bờ sông Mã của Thanh Hóa.
Ở đây không chỉ có ghi chép về chữ viết trên trống đồng ở đền Đồng Cổ mà còn có chiếc thạp đồng có khắc chữ, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng cổ vật Hoàng Long. Dòng chữ khắc trên vành của chiếc thạp này dùng chữ dạng Đại triện (chữ viết thời Tiên Tần) và có thể đọc được là: “…nhất danh viết Điều đệ vị…”, tạm dịch là “…một đồ vật tên là Điều xếp thứ…”
Một hiện vật nổi tiếng khác là chiếc trống đồng được tìm thấy trong khu vực thành Cổ Loa, được cho là gắn với vua An Dương Vương ở đây. Trên vành trong của trống Cổ Loa có dòng 12 chữ dạng Đại triện, mà có thể đọc được là “Vu tập bát cổ, trọng lưỡng cá bách bát thập nhất cân”, nghĩa là: “Trống thứ 48, nặng hai trăm tám mươi mốt cân”.
Những chữ viết trên các đồ vật đồng của văn hóa Đông Sơn có các nét chữ khá thẳng và gập khúc. Những chữ này được TS. Nguyễn Việt, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, gọi là loại chữ Nam Việt do tương đồng với chữ trên các đồ đồng ở vùng Quảng Tây và Quảng Đông. Nhưng thực ra đây là một dạng chữ Đại triện của thời Chiến Quốc, bởi vì trước thời nước Nam Việt nhà Triệu thì thừa tướng Lý Tư của nhà Tần đã quy chuẩn chữ viết dùng thống nhất là chữ Tiểu triện.
Loại chữ phát hiện trên đồ đồng Đông Sơn ở Việt Nam và vùng Lưỡng Quảng nên gọi chính xác hơn là chữ Lạc Việt, vì vùng này vốn là đất Lạc dưới thời Thục An Dương Vương.
Trên các hiện vật của giai đoạn hậu kỳ văn hóa Đông Sơn cũng có chữ viết được đúc hay khắc. Ở Bảo tàng tỉnh Lào Cai hiện còn sưu tầm và lưu giữ được 2 chiếc chuông voi (loại chuông nửa bầu dục dẹt hoặc hình thang cân, có lỗ và 2 tai ở phía trên) có đúc chữ, dạng chữ Lệ. Chữ trên một trong 2 chiếc chuông đó còn có thể đọc được khá rõ là: “… cát phúc” (tốt lành).
Dạng chữ Lệ này xuất hiện muộn hơn chữ Triện, từ xấp xỉ đầu Công nguyên. Dạng chữ Lệ tương tự cũng được thấy trên chiếc bình đồng tìm thấy trong mộ gạch xây cổ ở Nghi Vệ (Thuận Thành, Bắc Ninh) mà dòng chữ đầu đọc là “Kim lũ hồ…” (nghĩa là: Bình đồng có chạm khắc…)
Chữ viết tượng hình còn là loại chữ được đúc trên các loại tiền bằng đồng của thời Chiến Quốc, ghi lại trọng lượng hay nơi sản xuất của đồng tiền. Theo GS. Hoàng Văn Khoán hàng loạt những hiện vật như Bố tiền, Đao tiền, Hoàn tiền có chữ của thời kỳ này đã được tìm thấy ở đất Việt.
Tiền cổ ở Việt Nam điển hình nhất là những Đao tiền cỡ lớn (dài hàng chục cm) được khai quật ở trong mộ thuyền Việt Khê (Thủy Nguyên, Hải Phòng). Mộ thuyền có với niên đại khoảng thế kỷ 3-2 trước Công nguyên và năm 2013 đã được công nhận là bảo vật quốc gia Việt Nam.
Vào thời đại Hùng Vương khoảng trước Công nguyên, ở miền Bắc Việt đã sử dụng các dạng chữ tượng hình như chữ Kim văn, chữ Đại triện, chữ Hán lệ, một cách phổ biến trong đời sống xã hội như trên tiền tệ, để ghi tên và các thông tin trên các vật dụng khác nhau.
Với việc sử dụng chữ Nho từ rất sớm như vậy, chắc chắn người Việt đã tham gia đóng góp không nhỏ vào quá trình hình thành và phát triển loại chữ tượng hình của trời Đông. Chữ Nho đã là công cụ truyền đạt thông tin, học hành, khoa cử, làm nền tảng cho tương tác và phát triển xã hội trong suốt chiều dài mấy ngàn năm sử Việt.
Dưới thời vua Minh Mạng, nước Đại Nam của nhà Nguyễn đã mở rộng lãnh thổ hơn bao giờ hết. Khu vực Tây Bắc và một phần của Lào trước đó thuộc nước Bồn Man đã được sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt vào thời Lê, với tên gọi là Trấn Ninh. Nhờ công lao mở nước ở phương Nam của chúa Nguyễn Hoàng mà miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ đã thuộc về nước Đại Nam. Một phần lớn đất ở Campuchia cũng thuần phục nhà Nguyễn, trở thành Trấn Tây Thành. Là một đế quốc bao trùm Đông Nam Á khi đó, Minh Mạng đã rất ý thức được vấn đề nguồn gốc người Việt. Vua nêu cao việc noi gương tổ tiên và các vị vua triều đại trước, mà việc đúc Cửu đỉnh để đặt làm tế lễ phụng sự ở Thế miếu là một điển hình, công khai với toàn thiên hạ về nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ của triều đại.
Trong buổi lễ khánh thành cửu đỉnh, nhà vua cùng quần thần đến miếu tế cáo. Lễ xong, nhà vua dụ bảo các quan rằng: Trẫm xem xét đời xưa, đúc đỉnh theo hình các vật, nhưng đồ cổ [truyền lại] còn ít, những người biên chép ghi lại có chỗ không đúng, chép ra toàn là [hình dạng] của vạc nấu ăn, còn như đỉnh cao lớn và nặng, thì không những gần đây không có mà đến đời Tam đại cũng ít nghe thấy. Nay bắt chước người xưa mà lấy ý thêm bớt, đúc thành chín đỉnh to, sừng sững đứng cao, nguy nga kiên cố, không chút sứt mẻ, đáng làm của báu, con con cháu cháu, giữ mãi không bao giờ hết. Vậy thông dụ cho 31 trực tỉnh và Trấn Tây Thành đều được biết.
9 chiếc đỉnh to lớn sừng sững nay vẫn còn tại Thế miếu trong kinh thành Huế là một lời minh chứng cho thời kỳ huy hoàng của đế quốc Đại Namvà tư tưởng noi gương các đời Tam Đại của vua Minh Mạng.
Cao đỉnh trước Thế miếu ở Huế
Phỏng Chu Vương Bá đỉnh
Cũng thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn, năm thứ 20, vua đã cho phỏng theo các đồ vật thời Tam Đại mà đúc nên 33 loại đồ vật, gọi là Cổ khí. Bài minh văn ngự chế đúc trên 1 chiếc đỉnh nói rõ chuyện này. Đỉnh này có tên ghi là đỉnh phỏng theo đỉnh của Chu Vương Bá, với chữ ngự đề:
Duy Minh Mạng nhị thập niên Kỷ Hợi, dư thụ thiên quyến hữu, hà thuận tuế phong, đạo tặc bính tức, niên cận tri thiên, viên pháp cổ chú khí, phàm tam thập tam loại, thử đỉnh kì nhất dã, dụng truyền lai hứa, ngã chi tử tôn, nhược năng thân hiền viễn nịnh, ái dân kính thiên, bốc niên thế viễn, thắng Chu gia khả, thiên hạ úy phục, Đại Nam nhật xương khả, vĩnh bảo dụng chi khả.
Dịch nghĩa: Năm Kỷ Hợi niên hiệu Minh Mạng thứ 20, ta được trời mến giúp, sông thuận, được mùa, trộm cắp trừ yên. Ta đã sắp đến tuổi biết mệnh trời (tuổi 50), bèn theo phép cổ mà đúc khí vật, tất cả 33 loại. Đỉnh này là một trong số 33 loại ấy, để truyền lại cho đời sau, sao cho biết gần gũi người hiền, tránh xa nịnh bợ, biết thương dân kính trời, thì đoán chừng là triều đại này bao năm có thể còn dài hơn cả nhà Chu, thiên hạ có thể sợ phục nước Đại Nam ngày càng thịnh vượng, mãi mãi có thể dùng bảo vật này.
Tên gọi Chu Vương Bá ở trên đỉnh khả năng là một vị vương thất thời Chu Vũ Vương. Vua Minh Mạng đặt bài minh khái quát các cổ khí ở chiếc đỉnh Chu Vương Bá vì có thể vua coi Gia Long là người lập nên nhà Nguyễn giống như Chu Văn Vương mở đầu nhà Chu. Còn bản thân Minh Mạng nối tiếp sự nghiệp, giống như Chu Vũ Vương nối tiếp Văn Vương. Trong Cửu đỉnh tại Huế có Cao đỉnh là dùng thờ Gia Long, và Nhân đỉnh dùng đặt đối diện ban thờ Minh Mạng.
Vị Vương Bá thời Chu Vũ Vương lập nhà Chu thì có khả năng là Bá Ấp Khảo, người con đầu của Văn Vương, anh của Vũ Vương. Bá Ấp Khảo đã hy sinh trong cuộc chiến chống lại Trụ Vương, để Vũ Vương sau đó hoàn thành đại nghiệp, phạt Trụ diệt Ân, lập nên vương triều thiên tử nhà Chu kéo dài hơn 800 năm.
Hình vẽ Phỏng Chu Văn Vương đỉnh
Chu Vương đỉnh
Một chiếc đại đỉnh lớn thật sự của thời Chu đúc bằng đồng, cao tổng cộng 53 cm, rộng tới 43 cm, nặng 12 kg. 2 quai đỉnh hình chữ U lớn, dày. Mặt ngoài mỗi quai có hình hai con rồng chầu mặt trời. Trên từng quai đỉnh có khắc 8 chữ Kim văn lớn: 周王作之子孫永用
Chu vương tác chi. Tử tôn vĩnh dụng
Dịch nghĩa: Chu Vương tạo vật này cho con cháu dùng mãi.
Chiếc đỉnh Chu Vương này có phần thân hình tròn, hơi dẹt. Thân đỉnh có 6 khía dọc chia đỉnh thành 6 múi. Mỗi múi có hình mặt thú thao thiết. 3 chân đỉnh lớn cũng có đúc nổi hình mặt thao thiết. Cả chiếc đỉnh nhìn trầm hùng, vững chắc, bề thế.
Đỉnh Chu Vương
Phần thân đỉnh có đúc chữ nổi xung quanh thân, là một bài minh chép bằng chữ kim văn. Chữ đúc lớn, nét chữ có phần giản lược. Bài minh này được lặp lại 3 lần (ba mặt một lời) và có một dòng 4 chữ như tiêu đề. Tất cả có 208 chữ đúc nổi trên thân đỉnh. Chia thành 52 dòng, mỗi dòng 4 chữ. Nội dung bài minh trên Chu Vương đỉnh như sau:
晳丕俎用
史戊寸公,作休子子門,休永寶對,賜旗吉待,匍正民初,曰盂玟有,
周命于若,胜又王宗,攸用佩帚,門生隹卑,邵宫名大,反吊夫死,
友君子師,厭永吉有, 考庚辟內,于其朋享,晳丕俎用
TÍCH PHI TRỞ DỤNG
Sử Mậu Thốn Công, tác hưu tử tử môn, hưu vĩnh bảo đối, tứ kỳ cát, đãi bồ chính dân, sơ viết Vu Mân, hữu Chu mệnh vu nhược, thắng hựu Vương tông, du dụng bội trửu, môn sinh chuy ti, thiệu cung danh đại, phản điếu phu tử, hữu quân tử sư, yếm vĩnh cát hữu, khảo canh tịch nội, vu kỳ bằng hưởng, tích phi trở dụng.
Chú giải:
Tích phi trở dụng: chữ Bất 不 ở đây đọc thông với chữ Phi 丕, nghĩa là to lớn. Trở là vật dùng tế lễ.
Sử Mậu Thốn Công: Chữ sử 史dùng thông với chữ 使. Mậu Thốn là tên một vị đại thần tước Công.
Tác hưu tử tử môn: làm ra khu nhà dùng cầu lành cho con cháu
Hưu vĩnh bảo: Bảo là đồ quý, ở đây chỉ chiếc đỉnh.
Bồ chính dân: Bồ nghĩa là vất vả. Ý nói việc cai quản dân nhiều khó nhọc.
Vu Mân: Nghĩa thường là đồ đựng bằng ngọc. Nhưng có thể ở đây chỉ Văn Vương, là vị vua khởi đầu nhà Chu. Vu Mân đọc thiết là Văn.
Dụng bội trựu: chữ “trựu” đọc không chắc chắn. Hiểu nghĩa chung là dùng đồ vật quý làm tín lễ.
Chuy ti: chữ đọc không chắc chắn. Suy theo nghĩa là chỉ việc phúc sinh được con cái.
Hữu quân tử sư: chỉ bậc thầy của vua, có lẽ là chỉ các bậc tiên vương.
Khảo canh: đọc thông nghĩa với “thọ khang”.
Diễn nghĩa bài minh trên Chu Vương đỉnh:
Dùng tế lễ lớn
Sai Mậu Thốn Công làm chiếc đỉnh quý đặt ở cửa lành cho con cháu, cùng ban cờ cầu phúc, để gắng sức cai quản nhân dân. Trước đây vua Văn có được mệnh thắng của nhà Chu, Vương tông lại dùng đồ tín lễ mà trong nhà sinh được điều lành, rạng danh cung lớn, dùng cúng điếu người đã mất, để cho bạn, quân, con, thầy có điều tốt đầy mãi, luôn trong mạnh thọ mà hưởng dụng như vậy, dùng cho tế lễ lớn.
Phần đầu bài minh Tích phi trở dụng
Chiếc đỉnh tông Chu Vương này có hình dạng tương đồng với đỉnh Cận 堇鼎, là chiếc đỉnh lớn thời đầu Tây Chu tìm thấy ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Đỉnh Cận là một trong những trọng khí quốc gia của Trung Quốc, kích thước cao 62 cm, chỉ cao hơn chiếc đỉnh Chu Vương trên 9 cm. Trên đỉnh Cận có khắc chữ kể về một vị hầu tước tên Cận đi cống lễ vua Chu. Chiếc đỉnh Chu Vương mô tả ở trên như vậy cũng có niên đại xấp xỉ vào đầu thời kỳ Tây Chu, cách nay gần 3.000 năm.
Nội dung bài minh trên đỉnh Chu Vương khá tương đồng với bài minh của vua Minh Mạng đúc trên Phỏng Chu Vương Bá đỉnh. Bài minh có ý nghĩa là đúc đỉnh để truyền lại cho con cháu làm vật quý sử dụng trong việc tế lễ, thờ cúng tổ tiên, tang lễ, để nhờ đó cầu phúc, cầu mệnh trời cho triều đại được lâu dài, cai quản nhân dân.
Pháp cổ
Dụ chỉ đúc đỉnh của vua Minh Mạng nêu: Đỉnh là để tỏ ra ngôi vị đã đúng, danh mệnh đã tụ lại. Thực là đồ quý trọng ở nhà tôn miếu. Xưa các minh vương đời Tam Đại lấy kim loại do các quan mục bá chín châu dâng cống, đúc chín cái đỉnh để làm vật báu truyền lại đời sau. Quy chế điển lễ ấy thực to lớn lắm! Trẫm kính nối nghiệp trước, vâng theo đường lối rõ ràng. Nay muốn phỏng theo đời xưa, đúc chín cái đỉnh để ở nhà Thế miếu… Đó là để tỏ ý mong rằng muôn năm bền vững, dõi truyền đời sau. Chuẩn cho quan phần việc theo đúng kiểu mẫu mới định mà đúc.
Các minh vương thời Tam Đại đúc cửu đỉnh tượng trưng cho đất đai thiên hạ 9 châu bắt đầu từ Đại Vũ của nhà Hạ. Các cổ khí của vua Minh Mạng chủ yếu phỏng theo các đồ thời Thương và và Chu. Tam Đại Trung Hoa mà Minh Mạng noi theo là các triều đại Hạ, Thương và Chu của Trung Hoa cổ đại.
Từ thời vua Gia Long đầu triều Nguyễn đã đề ra xu hướng “Pháp cổ” – noi theo phép xưa có. Có 2 khái niệm pháp cổ:
Pháp tiên vương: tức là theo phép thời Nghiêu, Thuấn.
Pháp hậu vương: tức là theo phép thời Tam Đại (Hạ, Thương, Chu).
Thời Minh Mạng lại đề ra khái niệm “pháp tổ”, theo phép tổ tiên, cũng đều có thể gọi chung là pháp cổ. Tuy là phương châm “pháp tổ” (“kính thiên pháp tổ”) nhưng lại vua Minh Mạng lại mô phỏng theo thời Hạ Thương Chu, mà tiêu biểu là đúc Cửu đỉnh và Cổ khí. Nói cách khác, Minh Mạng công khai coi các vị tiên vương thời Ngũ Đế và hậu vương thời Tam Đại Trung Hoa là “tổ” của triều Nguyễn, mà noi theo.
Trang Ngọc phả Hùng Vương thời Minh Mạng có ghi “niên hiệu” Hùng Vương năm thứ 32
Vương triều Chu của Trung Hoa bắt đầu từ Văn Vương dựng nghiệp, Vũ Vương lập thiên hạ lên ngôi thiên tử, đều là những triều đại của người Việt, được sử sách Việt gọi là thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang, phân phong trăm anh em thành Bách Việt. Chiếc đỉnh Chu Vương tạo đúc là biểu tượng của vương quyền thiên tử nhà Chu trước trăm tộc Bách Việt, cũng chính là tế vật của vua Hùng nước Văn Lang xưa. Lịch sử Trung Hoa cổ đại còn truyền tới triều Nguyễn nước Đại Nam, tự xưng mình là Hùng Vương như trong bản Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả được biên soạn dưới thời vua Minh Mạng. Báu vật bảo đỉnh Chu Vương còn lưu truyền đến nay qua gần 3000 năm, là chứng thực cho sự vững bền của quốc gia, của nền văn minh dân tộc Việt trải suốt chiều dài lịch sử. Liệu Việt Nam ngày nay có thể lại trở thành một “đế quốc” bao trùm rộng lớn với thiên hạ chín châu hay không phụ thuộc vào nhận thức của chính người Việt đối với những di sản cổ vật của tiên tổ để lại cho chúng ta ngày nay.
Có rất nhiều học giả Tây có, ta có, Tàu có, cho đến nay vẫn cho rằng sách vở xưa các cụ chép đã nhầm chữ “Lạc” thành chữ “Hùng”, nên kết luận Hùng Vương là Lạc Vương, hay các vua Hùng mang họ Lạc… Bài viết này xin tổng quan lại nhận định về dòng giống Lạc Hùng của người Việt trong suốt tiến trình lịch sử là gì.
Tên gọi “Lạc” đầu tiên được nhắc đến trong sử Việt là Lộc Tục Kinh Dương Vương làm vua phương Nam, lấy tên nước là Xích Quỷ. Chữ “Lộc” ở đây chính là đọc sai của “Lạc”, mà bằng chứng trực tiếp là sau đó Kinh Dương Vương lấy Thần Long sinh ra Lạc – Long quân, thủ lĩnh của vùng Lạc và Long. Nếu mẹ Rồng Động Đình đã là Long thì hiển nhiên cha Tiên phải là Lạc.
Lộc Tục tức là Lạc tộc, chỉ dòng tộc ở vùng đất phương Nam xưa thời lập quốc Xích Quỷ. Phương Nam xưa là phương của cây kim chỉ Nam, vốn luôn chỉ về địa cực, chứ không phải phương Xích đạo như ngày nay. Phương này trong Ngũ hành thuộc về hành Thủy (nước). Do đó tên nước Xích Quỷ thực ra là cách phiên thiết của chữ Thủy = Sủy, chỉ phương Nước mà thôi. Lạc cũng vốn phát âm là Nác, mà tiếng Nghệ Tĩnh ngày nay vẫn đang nói để đọc từ Nước. Lạc nghĩa là Nước, là Thủy, là phương Nam xưa.
Chính điện đình Triệu Phú (Hùng Sơn, Phú Thọ)
Câu đối ở đền Hùng, Phú Thọ:
Khải ngã Nam Giao, Hồng Lạc thiên thu tôn đế quốc
Hiển vu Tây Thổ, Tản Lô nhất đái thọ tân từ.
Dịch nghĩa:
Mở đất Nam Giao, Hồng Lạc nghìn thu xưng đế quốc
Sáng vùng Tây Thổ, Tản Lô một dải mãi lưu đền.
Dòng Lạc tộc của Kinh Dương Vương đã kết hợp với dòng Long tộc Động Đình mà sinh ra Lạc Long Quân. Con Rồng là biểu tượng của phương Đông trong Tứ linh, xuất xứ từ vùng ven biển Động Đình, tức biển Đông. 2 dòng Lạc ở vùng trung du Bắc Bộ và dòng Long ở ven biển Đông đã hợp nhất dưới thời vua cha Lạc Long Quân. Từ đó chữ Lạc cũng dùng chung với nghĩa Lạc Long, chỉ 2 vùng đất này ở miền Bắc Việt.
Phương hướng trong cổ sử Hoa Việt
Dòng Lạc Thị từ Kinh Dương Vương – Lạc Long Quân được thờ tập trung ở vùng Thuận Thành, Gia Bình (Bắc Ninh) với những di tích tiêu biểu như lăng Kinh Dương Vương ở Á Lữ (Thuận Thành), đình Đại Bái thờ Lạc Long Quân, đền Bình Ngô thờ Hùng Vương…
Lạc Long Quân khi nhận ngôi của Kinh Dương Vương đã phải làm một cuộc “cách mạng”, giành quyền cai quản từ dòng phía Tây là Đế Lai. Nhờ dựa vào những người anh em “cùng một bọc trứng” rồng của mẹ Thần Long mà Lạc Long Quân đã trở thành đức Vua cha Bát Hải, đứng đầu Thủy phủ Động Đình.
Câu đối ở đền Đồng Bằng, nơi thờ đức Vua cha Bát Hải Động Đình:
Bình Thục trứ nguyên huân, mỹ tai Hồng Lạc sơn hà, bi kệ trường minh Đào Động miếu Lịch triều long tự điển, tế thử Á Âu phong hội, sương uy do tại hải môn thu. Dịch nghĩa: Dẹp Thục nên công đầu, đẹp thay núi sông Lạc Hồng, bia kệ sáng dài Đào Động miếu Trải triều thịnh điển lề, đến nơi phong hội Á Âu, uy sương còn mãi hải môn thu.
Hình Rồng ở đền Đồng Bằng (Quỳnh Phụ, Thái Bình)
Những người anh em phò trợ Lạc Long Quân được kể dưới nhiều cái tên. Đó là Thổ Lệnh và Thạch Khanh, hai vị thần Tam Giang ở bến Việt Trì. Đó cũng là 5 anh em của Trung Thành Phổ Tế Đại vương được kể ở vùng Thường Tín, Phủ Lý. Bên Hồ Tây thì đó là Uy Linh Lang và Đoài Hồ Thất giáp, lục bộ thủy phủ đã diệt con Cửu vĩ Hồ (người Hồ ở hướng Tây). Trong tín ngưỡng Tứ phủ thì đó là Ngũ vị tôn quan, lập nên Ban công đồng của Tứ phủ.
Trong truyền thuyết về Tản Viên Sơn thì Lạc Long Quân và những bộ tướng Thủy phủ được kể bằng các tên là Quý Minh như ở Ghềnh Bợ (Ba = Quan Đệ tam Thoải phủ) hay 5 vị thủy thần ở La Phù bên bãi Trường Sa của Đà giang. Đây cũng là các “Lạc tướng” dưới trướng của Lạc Vương (Long Quân), vì hiển nhiên các vị này cùng họ với Lạc Long Quân. Công nghiệp lớn nhất của họ là “phù Hùng đánh Thục”, tức là giúp Lạc Long Quân (vua cha Hùng Vương) đánh dòng phía Tây (Thục) của Đế Lai, lập nên nước Hồng Bàng hay Việt Thường.
Lạc triều từ Lạc Long Quân (hoặc từ Lộc Tục Kinh Dương vương) trải 18 đời (con số ước lệ) đều gọi là Hùng Vương, lấy theo tên của Thái tổ Hữu Hùng Đế Minh. Đến đời Hùng Vương thứ 18 là Duệ Vương thì thiên hạ họ Hùng đã trải rộng vượt bờ Hoàng Hà. Trên vùng đất Lạc lúc này có thủ lĩnh là Lạc tướng Cao Sơn mà truyền thuyết chép mang tên Sùng Lãm. Sùng có nghĩa là Cao. Truyền thuyết Trung Hoa gọi là Bắc Bá hầu Sùng Hổ của thời Ân Thương.
Chính điện đình La Phù (Thanh Thủy, Phú Thọ)
Hậu duệ của dòng theo Đế Lai đi về phía Tây (lên núi) lúc này là Âu Cơ hay Cơ Xương, là Tây Bá hầu của nhà Ân. Cơ Xương phát động cuộc đại chiến, tiến đánh Sùng Hầu Hổ ở đất Lạc, truyền thuyết gọi là Thục đánh Hùng Duệ Vương. Lạc tướng Cao Sơn cùng với những dòng tộc khác trên đất Lạc là Tản Viên Nguyễn Tuấn và Quý Minh Nguyễn Hiển chống lại sự tấn công của quân Thục ở vùng thượng du sông Đà, sông Thao (Mộc Châu, Quỳnh Nhai). Quân Thục của Cơ Xương giành phần thắng, đất Lạc bị dòng Âu Cơ chiếm. Cơ Xương dời đô từ Kỳ Sơn về Phong Châu (Phú Thọ), hợp nhất 2 vùng đất Âu (tức Ai Lao, hay vùng cao nguyên Vân Quý) và đất Lạc (tức vùng Nam Giao – Giao Chỉ thời Nghiêu Thuấn Vũ), gọi là nước Âu Lạc.
Cơ Xương băng, con trai là Cơ Phát đã phát động các chư hầu làm cuộc tổng tấn công nhằm vào Trụ Vương. Vua Ân chết ở Lộc Đài vào mùa thu, hóa thành Vua Địa phủ. Ngày vua Ân chết trở thành ngày Xá tội vong nhân, khi mà cánh cửa Dương gian và Địa phủ mở ra để Âm Dương có thể quy về hòa hợp.
Thục Vương Cơ Phát (Thục Phán) lên ngôi Thiên tử, xưng là Vũ Vương, truy phong cho cha là Văn Vương, nên lấy tên nước là Văn Lang. Cơ Phát dời lại đô về phía Tây ở Cảo kinh. Vùng đất Lạc ở phía Đông trở thành nơi tế tự tổ tiên họ Hùng và Văn Vương trên núi Nghĩa Lĩnh.
Vũ Vương băng, Thành Vương nối ngôi còn nhỏ, Chu Công Đán cùng Thiệu Công Thích nhiếp chính. Hậu duệ của nhà Ân là Vũ Canh cùng với ba vị giám thúc nổi loạn. Chu Công xuất thân Đông chinh, bắt đám “ngoan dân” của nhà Ân về an trí tại đất Lạc. Thượng thư có mấy thiên nói về viên việc này:
Thiệu cáo (lời của Thiệu Công với Thành Vương và Chu Công): Qua bảy ngày, Giáp tí, Chu Công bén sớm ra dùng thư để ra lệnh cho dân Ân… Dân Ân đều tới làm. Sau đó Thiệu Công đã trình bày sự việc và xin vua (Thành Vương) xá tội cho dân Ân ở đất Lạc.
Lạc cáo (lời đối thoại giữa Chu Công và Thành Vương): Duy thánh ba ngày rằm, Chu Công bắt đầu dựng nền, làm ấp lớn ở nước miền Đông là đất Lạc… Hỡi người do vua sai khiến! Dân Ân chịu lời dạy dỗ, muôn năm cũng vẫn xem mãi ông vua, cháu ta mà mến đức. Ngày Mậu Thìn nhà vua ở ấp mới làm lễ tế chưng hàng năm, tế Văn Vương 1 trâu, Vũ Vương 1 trâu…
Đa sĩ (lời Chu Công nói với các quan nhà Ân):Duy tháng ba, Chu Công bắt đầu ở ấp mới là Lạc, bèn bá cáo với các quan của vua Thương cũ… Bảo cho các ngươi, các quan nhà Ân được hay! Ta không giết các ngươi. Lúc này ta chỉ lại ra lệnh. Nay ta làm ấp lớn ở đất Lạc này. Ấy là ta vì không có chỗ tiếp đãi bốn phương. Và cũng vì các quan các ngươi chạy bạy làm việc, gần vớ nhiều kẻ biết nhường nhịn của ta… Các ngươi hãy nhận lấy ruộng đất của các ngươi! Các ngươi hãy yên ổn ở lại mà làm việc!…
Vùng đất Lạc lúc này ngoài dòng tộc của Lạc Long Quân xưa (Cao Sơn và Quý Minh) đã có thêm dòng tộc của Âu Cơ Văn Vương và của dòng nhà Ân Thương (Việt Thường) đến lập Lạc ấp. Việc yên định hậu duệ của nhà Ân ở đất Lạc là mối lo của các đời vua Chu từ Thành Vương đến Khang Vương, tới Tất Cônghọ Phan mới thành toàn được vùng Đông đô này:
Tất mệnh (lời Khang Vương truyền cho Tất Công): Than ôi! Cha Thái sư! Vì Văn Vương, Vũ Vương ra đức lớn với thiên hạ nên được nhận ngôi của nhà Ân. Nhờ Chu Công giúp đỡ vua trước, yên định được việc nhà. Khó nhọc với đám dân ngoan ngạnh của nhà Ân, dời họ sang ấp Lạc gần kề nhà vua, họa hóa theo lời dạy bảo. Trải qua ba kỷ (mỗi kỷ 12 năm), đời đổi, thói dời… Sự yên nguy của nước chỉ là trông bọn dân Ân ấy. Không cương, không như đức mới thực tu! Duy Chu Công cẩn thận được ban đầu. Duy Quân Trần thỏa hiệp được khoảng giữa. Duy ông thành toàn được đoạn cuối.
Vế đối có chữ Lạc Đô ở đình Tân Khai
Câu đối ở đình Tân Khai ở trung tâm Hà Nội gọi đích xác nơi này là “Lạc Đô”:
Đại La thành nhất đái giang sơn, Long Đỗ chí kim do thắng tích
Tứ vọng tự lũy triều hương hỏa, Lạc Đô chung cổ độc anh thanh.
Dịch nghĩa:
Thành Đại La một dải núi sông, Long Đỗ tới nay còn thắng tích
Bốn đền trấn các triều hương lửa, Lạc Đô tự cổ dậy tiếng thơm.
Thời Chu U Vương vùng Tam Xuyên (tức là vùng Tam Giang trên đất Lạc) gặp trận động đất lớn là điềm âm thịnh dương suy. Thái sử nhà Chu là Lão Tử Lý Bá Dương đã đăng đàn trên núi Thất Diệu, nhắc lại ân oán của 2 nhà Hạ và Thương (cùng là dòng Lạc Long) ở đây để răn dạy vua Chu. U Vương sủng ái Bao Tự, hóa thân của dãi rồng từ thời Hạ, dẫn đến mất nước. Nhà Chu buộc phải dời đô về Đông, tức là về vùng đất Lạc của tổ tiên họ Hùng xưa, đóng đô ở Đông Ngàn Cổ Loa, gọi là Lạc Dương. Dương là hướng mặt trời lên, chỉ phương Đông.
Câu đối ở nghi môn đền mẫu Bạch Kê trên núi Thất Diệu:
Hồng Lạc di phong trang thể thế
Tiên Long dư duệ khải hồng cơ.
Dịch nghĩa:
Di tích Lạc Hồng đẹp hình thế
Dòng dõi Tiên Long mở cơ đồ.
Câu đối ở miếu Bạch Kê
Cuối thời Chiến Quốc, nước Tần ở phía Tây trên đất Ba Thục trở nên hùng mạnh. Tần Vương (cũng gọi là Thục Vương) đánh chiếm đất Chu của họ Hùng, sát nhập vùng đất Lạc với lãnh thổ phía Tây của nhà Tần nên cũng được gọi là nước Âu Lạc. Tần Thủy Hoàng xưng Đế, thống nhất thiên hạ Trung Hoa.
Chế độ hà khắc của Tần không được lâu. Một người từ vùng đất Phong Bái, tức là đất Lạc, là Lưu Bang đã dựng cờ khởi nghĩa ở vùng núi Châu Sơn Vũ Ninh. Nước Vạn Xuân lập ra rồi lại tách làm 2 phần sau khi Lữ Hậu mất. Nước Nam Việt có địa bàn nằm trên vùng đất Lạc Long xưa, nên Triệu Vũ Đế được coi là dòng Lạc Hùng như câu đối ở điện Xuân Quan bên sông Hồng:
Bạt địa nguy thôi phương tích bất tùy Tần Hán khứ
Xung thiên để trụ anh tiêu trường yết Lạc Hùng lai.
Dịch là:
Bạt đất mênh mông, danh tiếng thơm bất khuất thời Tần Hán
Động trời cột trụ, chí anh hùng giữ mãi buổi Lạc Hùng.
Nhà Triệu truyền 5 đời tới Triệu Vệ Dương Vương thì thất thủ bởi cuộc tấn công của nhà Hiếu vào Phiên Ngung. Vua Triệu cùng với thừa tướng Lữ Gia đem gia quyến lên lâu thuyền chạy về phía Tây, về đất Lạc xưa ở cửa biển Đại Ác. Không may, vua và Lữ Gia đều bị bắt giết. Nhưng các vị hoàng phi nhà Triệu mang họ Lữ tiếp tục ngược sông Đáy, chạy về vùng Phong Châu, làm nên cuộc khởi nghĩa Trưng Vương. Trưng Vương là dòng “Lạc Hùng chính thống“, khởi nghĩa trả thù cho chồng là “Lạc tướng Chu Diên“, đọc lời thề ở Hát Môn.
Câu đối ở đền Đồng Nhân thờ nhị vị Trưng Vương, nói rõ Trưng Vương đã tiếp nối dòng Lạc, dựng nước Đinh:
Tiếp Lạc, khai Đinh, quan miện xưng vương tam tải sử
Khu Tô, kháng Mã, sơn hà hoàn ngã vạn niên phương.
Dịch là:
Tiếp Lạc Hồng mở Đinh Tây, áo mũ xưng vua ba mùa lưu sử sách
Đuổi Tô Định chống Mã Viện, núi sông thu lại vạn xuân truyền danh thơm.
Câu đối trên đá ở đền Đồng Nhân
Câu đối ở đình Nôm, thờ thánh Tam Giang, một vị đại tướng của Trưng Vương, lấy cháu gái của Triệu Vũ Đế là Triệu Mỵ Nương, nói tới Trưng Vương thu được 65 thành và đóng đô ở “Đông Lạc”:
Lục thập thành Đông Lạc đại đô, Hán thị sơn hà ki khả chuyển
Bách thiên tải Nam triều danh tích, Trưng gia nghĩa liệt khải năng ma.
Dịch nghĩa:
Sáu mươi thành đô lớn Đông Lạc, thời Hán núi sông mà lay chuyển
Trăm ngàn năm tích nổi Nam triều, nhà Trưng công nghĩa chẳng từ.
Khởi nghĩa Trưng nữ Vương thất bại, nhưng hậu quân của Nam Việt nhà Triệu vẫn tiếp tục duy trì ở vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ dưới tên Nam Triệu (Nam Chiếu) của Triệu Ông Lý. Lạc Dương thời Chu Thục trở thành Giao Chỉ với thủ phủ ở Long Biên.
Tới thời Đường, Lạc Điêu ngự sử Cao Biền được cử sang An Nam bình định Nam Chiếu. Chữ “Lạc Điêu” thực ra là Lạc Diên mới đúng, là đọc chệch của từ Lạc Dương. Cao Biền đuổi quân Nam Chiếu ra khỏi vùng đất Lạc Dương, xây thành Đại La.
Hội đình Kim Lan
Câu đối ở đình Kim Lan, thờ Cao Vương Biền:
Châu lĩnh ngật đồi ba, Hồng Lạc sơn hà lưu thắng tích
Nhị hà bồi xuân sắc, Thăng Long cố chỉ ánh Đại La.
Dịch nghĩa:
Đất ngọc sóng vờn vun, non nước Lạc Hồng lưu thắng tích
Sông Nhị đắp xuân sắc, nền cổ Thăng Long sáng Đại La.
Dòng dõi Lạc Vương, Lạc Hầu, Lạc Tướngsau khởi nghĩa Trưng Vương còn chưa dứt, bởi tới khi chúa Nguyễn Hoàng dựng nghiệp, Gia Long, Minh Mệnh lập lại đế quốc Đại Nam thì vẫn nhận mình là dòng dõi Hùng Vương, như được ghi trong Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả.Chúa Nguyễn Hoàng nay được thờ là ông Hoàng Mười với sự tích cho rằng là con của Vua cha Bát Hải giáng thế. Vua cha Bát Hải là Lạc Long Quân nên sự tích này ý chỉ họ Nguyễn là dòng dõi của Lạc triều xưa.
Trang ngọc phả đề Hùng Vương năm 32
Nhà thờ họ Nguyễn ở Kẻ Xốm (Vân Nội, Phú Lương, Thanh Oai), nơi lưu giữ Cổ Lôi ngọc phảtruyền thư và Bách Việt triệu tổ cổ lục, luôn coi mình là dòng dõi Kinh Dương Vương. Đình Bình Đà thờ thủy tổ Lạc Long Quân với bức giá tượng cổ Hùng Vương Sơn Nguyên Thánh Tổ. Khu vực Thanh Oai này cũng là “quê mẹ” Bồng Lai của hoàng tử Linh Lang, tức là Lạc Long Quân trong truyền thuyết. Như thế 2 cuốn phả tộc họ Nguyễn trên thực chất là ghi chép lịch sử người Việt từ góc độ của dòng Lạc theo cha, khác với những truyền thuyết chép từ góc độ của dòng lên núi theo mẹ Âu Cơ nước Văn Lang xưa.
Có thể họ Nguyễn = Nguyên, là số 1, chỉ phương Nam xưa trong Hà thư, hành Thủy. Tức là Nguyễn cũng tương đương với Lạc.
Cấm cung đình nội Bình Đà
Lịch sử hơn 4.000 năm, từ khi Lạc tộc khai phá phương Nam, Lạc Long Quân mở nước về miền biển Đông, Thục Vương dời đô về Lạc ấp, Tần Vương thống nhất Âu Lạc, Triệu Vũ Đế khởi binh, Trưng Vương nêu cao ngọn cờ Lạc Hùng chính thống, Cao Vương xây thành Đại La, cho tới các vua Nguyễn hưng thịnh nước Đại Nam. Dòng máu Lạc Hồng chưa hề ngừng chảy trong con tim mỗi người dân Việt.
Nhà Chu kể từ lúc dời đô về phía Đông thì đã suy. Thậm chí, quyền lực của Thiên tử Chu từ lúc này đã bị coi là đã mất. Các chư hầu lần lượt xưng Bá vào thời Xuân Thu. Sang thời Chiến Quốc thì danh xưng Vương đã không còn là độc quyền của Thiên tử Chu mà hàng loạt nước mạnh đã lần lượt xưng Vương như Sở, Tề, Ngụy…
Nước Tần vốn là vùng đất xa xôi hẻo lánh, đầy rẫy Nhung Địch, khác xa với các cường quốc Sơn Đông. Vây tại sao nước Tần lại có thể nhanh chóng trở nên hùng mạnh, thôn tính cả nhà Chu rồi lần lượt diệt lục quốc, mà xưng Đế thiên hạ?Vào thời Chiến Quốc, phong trào Bách gia chư tử nở rộ, nhân tài như long vân tụ hội, quyết cùng nhau tranh giành… công chúa Mỵ Nương trong cuộc đua tài bên lầu kén rể ở bến Việt Trì. Các nước đồng loạt thực hiện những chính sách cai trị mới, với đặc điểm chung là dần dà bỏ những quy định về Lễ đã đặt ra từ thời Chu Công. Thế nhưng, nước thực hiện biến pháp thành công nhất lại là nước Tần? Vì sao vậy?
Chế độ phong kiến – phong tước kiến địa, thế tập cha truyền con nối được xác lập vào thời Hùng Quốc Vương, người con cả trong Bách Việt, đã phân cho trăm anh em ở các nơi đầu núi góc biển làm phiên thần, thổ tù, quan lang, phụ đạo, hình thành nên trăm nước chư hầu của nhà Chu. Các chư hầu được phong phần lớn đều là tông thất nhà Chu và những công thần lập quốc, tham gia phạt Trụ diệt Ân cùng Chu Văn Vương, Chu Vũ Vương. Chế độ phong kiến phân quyền của nhà Chu đã tạo thành nếp gấp sâu đậm trong xã hội của thiên hạ Trung Hoa. Lễ nhạc do Chu Công đặt ra trở thành tiêu chuẩn mẫu mực cho trăm nước noi theo.
Nước Tần lại không giống các chư hầu khác của nhà Chu, nó được hình thành muộn hơn nhiều. Thời Chu Mục Vương, Tạo Phụ là người đánh xe cho Mục Vương có công được phong đất ở Triệu Thành, lấy đó làm họ. Đến đời Chu Hiếu Vương, có Thân hầu, có tổ tiên là ông Bá Ế thời Đại Vũ giỏi việc chăn nuôi, nên Chu Vương đã cho Thân hầu lập đất Tần, lấy họ Doanh của Bá Ế để… chăn ngựa với người Khuyển Khưu. Mãi đến thời Chu Bình Vương, họ Doanh có công phò vua Chu đánh Khuyển Nhung mới được phong ở đất Kỳ Phong, bắt đầu hình thành nước Tần.
Như vậy nước Tần được thành lập rất muộn, mãi tới thời Đông Chu mới chính thức được ban phong. Đất Tần lại vốn là nơi người Khuyển Nhung chăn ngựa, nên dân Tần thực ra chủ yếu là người Nhung Địch. Mãi sau này cả đến khi Tần xưng Vương thì một nước của người Rợ là Nghĩa Cừ vẫn thường xuyên quấy phá và là mối họa của nước Tần.
Chính vì xuất xứ của nước Tần không từ việc phân phong công thần của thời Chu Vũ Vương diệt Trụ, người Tần lại không phải công hầu quý tộc thân vương của nhà Chu, dân Rợ, Nhung chiếm phần nhiều, đã tạo ra một xã hội “kém phát triển” nhất về chế độ quý tộc thế tập so với các nước chư hầu lớn khác. Đây lại là điều kiện tuyệt vời cho việc thực hành Pháp trị, bởi theo tư tưởng của Pháp gia: “Chúng sinh bình đẳng“. Ai có công được thưởng, có tội phải xử, không phân biệt tầng lớp, thân thế.
Lệnh bài Tần Vương với dòng chữ: Giáp Ngọ trung hưng, Hành tẩu biến địa, Chúng sinh bình đẳng
Chế độ Pháp trị do Thương Ưởng thực hành ở Tần là nơi dễ thành công nhất, do tầng lớp quý tộc của Tần vốn ít và yếu, chế độ Tông pháp của nhà Chu hầu như chưa thực hành ở Tần được bao nhiêu. Trong khi đó, Pháp gia ở các nước chư hầu đều không được hoan nghênh, hay thực hiện không thành công như trường hợp Thân Bất Hại ở nước Hàn. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ Tông pháp thế tộc đã ăn sâu ở các nước này.
Biến Pháp của Thương Quân tiếp tục được duy trì tại Tần quốc ngay cả khi Thương Ưởng bị Tần Huệ Văn Vương xử ngũ mã phanh thây. Với sức mạnh của biến pháp Huệ Văn Vương đã chính thức xưng Vương ngang hàng với các chư hầu lớn, đánh chiếm Ba Thục, đất gốc tổ của nhà Chu.
Sang thời Tần Võ Vương, rồi Tần Chiêu Tương Vương với Tuyên Thái hậu nhiếp chính, Pháp trị tiếp tục được duy trì, là nền tảng để tạo nên sức mạnh của nước Tần mà thâu tóm toàn thiên hạ. Tần Chiêu Tương Vương nhanh chóng diệt Tây Chu, rồi Đông Chu, chính thức trở thành Thiên tử thay thế cho nhà Chu. Để rồi đời sau, Tần Thủy Hoàng diệt lục quốc, thống nhất thiên hạ, xưng Đế, xóa bỏ chế độ thế tập phân phong của nhà Chu, lập nên chế độ trung ương tập quyền, quản lý theo quan chế quận huyện.Xã hội Trung Hoa vào thời Tần đã tiến thêm một bước, từ chế độ phong kiến phân quyền 1 nhà 100 nước, trở thành một nước thống nhất từ trên xuống dưới.
Mặt trống đồng với vòng chữ Đại triện và hình ảnh đạo quân Tần hùng mạnh
Sách sử Trung Quốc ngày nay một mặt thì chê bai nước Tần hung bạo, hoang dại, man di, mặt khác lại đề cao công nghiệp thống nhất của Tần Thủy Hoàng. Ngay cái tên China ngày nay cũng là từ tên gọi nước Tần mà ra.Còn người Việt, một mặt không thể bác bỏ những chứng cứ hiển nhiên trên các hiện vật khảo cổ về sự có mặt của nhà Tần tại Bắc Việt, cũng như những ghi chép lịch sử về sự chiếm đóng, lập quận huyện của Tần tại Lĩnh Nam, nhưng mặt khác lại luôn khăng khăng là Thục An Dương Vương đã đánh bại 50 vạn quân Tần của Đồ Thư. Đúng là một sự gán ghép vô căn cứ về mọi mặt, hiện vật khảo cổ cũng như sử sách.
Sự có mặt của Tần Thủy Hoàng trên đất Việt ít nhất được biết đến trong 3 di sản còn lại đến ngày nay:
1. Lý Thân, là Tư lệ hiệu úy của nhà Tần, được Tần Thủy Hoàng gả con gái là Bạch Tĩnh công chúa, rồi sai làm đại tướng trấn thủ người Hồ ở Lâm Thao.
2. Ngự sử đại phu của Tần là Thôi Lượng, người đã cho sửa sang miếu thờ Ân Vương trên núi Châu Sơn (Quế Võ, Bắc Ninh) trong Truyện Giếng Việt.
3. Đạo sĩ Yên Kỳ Sinh, người đã gặp Tần Thủy Hoàng trong các cuộc Đông du ven bờ biển Nam Hải, dưới chân ngọn núi Yên Tử ở Quảng Ninh ngày nay.
Tượng Lý Ông Trọng và Bạch Tĩnh Công chúa ở đình Chèm
Còn có nhiều tướng lĩnh thời Tần, hay chống Tần khác được thờ phụng trên đất Việt, trong các di tích đền miếu trải khắp ở Bắc Bộ. Chưa kể đến khả năng vị Nam Hải Đại vương được thờ ven biển Thái Bình, Nam Định chính là Tần An Dương Vương trong các cuộc Đông du Nam Hải vậy.
Chế độ Tông pháp có thể là chiếc “móng rùa” mà thần Cao Lỗ (Chu Công) đã dùng để chế ra chiếc nỏ thần của Thục Vương. Triệu Trọng Thủy là tôn thất nước Tần, đã phá bỏ chế độ Tông pháp, xác lập một “nỏ thần” khác là chế độ Pháp trị. Chính vì thế mà Thục Vương mất nước, nhà Tần lên làm thiên tử, lấy đất hai nhà Chu chia thành các quận Tượng, Tam Xuyên, Quế Lâm.
Tiếp theo thời Tần, thiên hạ Trung Hoa được thống nhất bởi một “đình trưởng” vô danh tiểu tốt là Lưu Bang, chứ không phải bởi một đại tướng quân dòng dõi nước Sở như Hạng Vũ. Thời thế đã rất rõ. Chế độ thế tập đã cáo chung. Nhường chỗ cho sự công bình giữa người với người. Tiêu chuẩn của xã hội lúc này là Pháp luật, chứ không phải là Thân tộc. Chính nhờ đó mà Trung Hoa mới trở nên thống nhất và mạnh mẽ dưới thời Triệu Vũ Đế Lưu Bang.