Lạc Hùng chính thống

Có rất nhiều học giả Tây có, ta có, Tàu có, cho đến nay vẫn cho rằng sách vở xưa các cụ chép đã nhầm chữ “Lạc” thành chữ “Hùng”, nên kết luận Hùng Vương là Lạc Vương, hay các vua Hùng mang họ Lạc… Bài viết này xin tổng quan lại nhận định về dòng giống Lạc Hùng của người Việt trong suốt tiến trình lịch sử là gì.

Tên gọi “Lạc” đầu tiên được nhắc đến trong sử Việt là Lộc Tục Kinh Dương Vương làm vua phương Nam, lấy tên nước là Xích Quỷ. Chữ “Lộc” ở đây chính là đọc sai của “Lạc”, mà bằng chứng trực tiếp là sau đó Kinh Dương Vương lấy Thần Long sinh ra Lạc – Long quân, thủ lĩnh của vùng Lạc và Long. Nếu mẹ Rồng Động Đình đã là Long thì hiển nhiên cha Tiên phải là Lạc.

Lộc Tục tức là Lạc tộc, chỉ dòng tộc ở vùng đất phương Nam xưa thời lập quốc Xích Quỷ. Phương Nam xưa là phương của cây kim chỉ Nam, vốn luôn chỉ về địa cực, chứ không phải phương Xích đạo như ngày nay. Phương này trong Ngũ hành thuộc về hành Thủy (nước). Do đó tên nước Xích Quỷ thực ra là cách phiên thiết của chữ Thủy = Sủy, chỉ phương Nước mà thôi. Lạc cũng vốn phát âm là Nác, mà tiếng Nghệ Tĩnh ngày nay vẫn đang nói để đọc từ Nước. Lạc nghĩa là Nước, là Thủy, là phương Nam xưa.

Chính điện đình Triệu Phú (Hùng Sơn, Phú Thọ)

Câu đối ở đền Hùng, Phú Thọ:

Khải ngã Nam Giao, Hồng Lạc thiên thu tôn đế quốc

Hiển vu Tây Thổ, Tản Lô nhất đái thọ tân từ.

Dịch nghĩa:

Mở đất Nam Giao, Hồng Lạc nghìn thu xưng đế quốc

Sáng vùng Tây Thổ, Tản Lô một dải mãi lưu đền.

Dòng Lạc tộc của Kinh Dương Vương đã kết hợp với dòng Long tộc Động Đình mà sinh ra Lạc Long Quân. Con Rồng là biểu tượng của phương Đông trong Tứ linh, xuất xứ từ vùng ven biển Động Đình, tức biển Đông. 2 dòng Lạc ở vùng trung du Bắc Bộ và dòng Long ở ven biển Đông đã hợp nhất dưới thời vua cha Lạc Long Quân. Từ đó chữ Lạc cũng dùng chung với nghĩa Lạc Long, chỉ 2 vùng đất này ở miền Bắc Việt.

Phương hướng trong cổ sử Hoa Việt

Dòng Lạc Thị từ Kinh Dương Vương – Lạc Long Quân được thờ tập trung ở vùng Thuận Thành, Gia Bình (Bắc Ninh) với những di tích tiêu biểu như lăng Kinh Dương Vương ở Á Lữ (Thuận Thành), đình Đại Bái thờ Lạc Long Quân, đền Bình Ngô thờ Hùng Vương…

Lạc Long Quân khi nhận ngôi của Kinh Dương Vương đã phải làm một cuộc “cách mạng”, giành quyền cai quản từ dòng phía Tây là Đế Lai. Nhờ dựa vào những người anh em “cùng một bọc trứng” rồng của mẹ Thần Long mà Lạc Long Quân đã trở thành đức Vua cha Bát Hải, đứng đầu Thủy phủ Động Đình.

Câu đối ở đền Đồng Bằng, nơi thờ đức Vua cha Bát Hải Động Đình:

Bình Thục trứ nguyên huân, mỹ tai Hồng Lạc sơn hà, bi kệ trường minh Đào Động miếu
Lịch triều long tự điển, tế thử Á Âu phong hội, sương uy do tại hải môn thu.

Dịch nghĩa:
Dẹp Thục nên công đầu, đẹp thay núi sông Lạc Hồng, bia kệ sáng dài Đào Động miếu
Trải triều thịnh điển lề, đến nơi phong hội Á Âu, uy sương còn mãi hải môn thu.

Hình Rồng ở đền Đồng Bằng (Quỳnh Phụ, Thái Bình)

Những người anh em phò trợ Lạc Long Quân được kể dưới nhiều cái tên. Đó là Thổ Lệnh và Thạch Khanh, hai vị thần Tam Giang ở bến Việt Trì. Đó cũng là 5 anh em của Trung Thành Phổ Tế Đại vương được kể ở vùng Thường Tín, Phủ Lý. Bên Hồ Tây thì đó là Uy Linh Lang và Đoài Hồ Thất giáp, lục bộ thủy phủ đã diệt con Cửu vĩ Hồ (người Hồ ở hướng Tây). Trong tín ngưỡng Tứ phủ thì đó là Ngũ vị tôn quan, lập nên Ban công đồng của Tứ phủ.

Trong truyền thuyết về Tản Viên Sơn thì Lạc Long Quân và những bộ tướng Thủy phủ được kể bằng các tên là Quý Minh như ở Ghềnh Bợ (Ba = Quan Đệ tam Thoải phủ) hay 5 vị thủy thần ở La Phù bên bãi Trường Sa của Đà giang. Đây cũng là các “Lạc tướng” dưới trướng của Lạc Vương (Long Quân), vì hiển nhiên các vị này cùng họ với Lạc Long Quân. Công nghiệp lớn nhất của họ là “phù Hùng đánh Thục”, tức là giúp Lạc Long Quân (vua cha Hùng Vương) đánh dòng phía Tây (Thục) của Đế Lai, lập nên nước Hồng Bàng hay Việt Thường.

Lạc triều từ Lạc Long Quân (hoặc từ Lộc Tục Kinh Dương vương) trải 18 đời (con số ước lệ) đều gọi là Hùng Vương, lấy theo tên của Thái tổ Hữu Hùng Đế Minh. Đến đời Hùng Vương thứ 18 là Duệ Vương thì thiên hạ họ Hùng đã trải rộng vượt bờ Hoàng Hà. Trên vùng đất Lạc lúc này có thủ lĩnh là Lạc tướng Cao Sơn mà truyền thuyết chép mang tên Sùng Lãm. Sùng có nghĩa là Cao. Truyền thuyết Trung Hoa gọi là Bắc Bá hầu Sùng Hổ của thời Ân Thương.

Chính điện đình La Phù (Thanh Thủy, Phú Thọ)

Hậu duệ của dòng theo Đế Lai đi về phía Tây (lên núi) lúc này là Âu Cơ hay Cơ Xương, là Tây Bá hầu của nhà Ân. Cơ Xương phát động cuộc đại chiến, tiến đánh Sùng Hầu Hổ ở đất Lạc, truyền thuyết gọi là Thục đánh Hùng Duệ Vương. Lạc tướng Cao Sơn cùng với những dòng tộc khác trên đất Lạc là Tản Viên Nguyễn Tuấn và Quý Minh Nguyễn Hiển chống lại sự tấn công của quân Thục ở vùng thượng du sông Đà, sông Thao (Mộc Châu, Quỳnh Nhai). Quân Thục của Cơ Xương giành phần thắng, đất Lạc bị dòng Âu Cơ chiếm. Cơ Xương dời đô từ Kỳ Sơn về Phong Châu (Phú Thọ), hợp nhất 2 vùng đất Âu (tức Ai Lao, hay vùng cao nguyên Vân Quý) và đất Lạc (tức vùng Nam Giao – Giao Chỉ thời Nghiêu Thuấn Vũ), gọi là nước Âu Lạc.

Cơ Xương băng, con trai là Cơ Phát đã phát động các chư hầu làm cuộc tổng tấn công nhằm vào Trụ Vương. Vua Ân chết ở Lộc Đài vào mùa thu, hóa thành Vua Địa phủ. Ngày vua Ân chết trở thành ngày Xá tội vong nhân, khi mà cánh cửa Dương gian và Địa phủ mở ra để Âm Dương có thể quy về hòa hợp.

Thục Vương Cơ Phát (Thục Phán) lên ngôi Thiên tử, xưng là Vũ Vương, truy phong cho cha là Văn Vương, nên lấy tên nước là Văn Lang. Cơ Phát dời lại đô về phía Tây ở Cảo kinh. Vùng đất Lạc ở phía Đông trở thành nơi tế tự tổ tiên họ Hùng và Văn Vương trên núi Nghĩa Lĩnh.

Vũ Vương băng, Thành Vương nối ngôi còn nhỏ, Chu Công Đán cùng Thiệu Công Thích nhiếp chính. Hậu duệ của nhà Ân là Vũ Canh cùng với ba vị giám thúc nổi loạn. Chu Công xuất thân Đông chinh, bắt đám “ngoan dân” của nhà Ân về an trí tại đất Lạc. Thượng thư có mấy thiên nói về viên việc này:

Thiệu cáo (lời của Thiệu Công với Thành Vương và Chu Công): Qua bảy ngày, Giáp tí, Chu Công bén sớm ra dùng thư để ra lệnh cho dân Ân… Dân Ân đều tới làm. Sau đó Thiệu Công đã trình bày sự việc và xin vua (Thành Vương) xá tội cho dân Ân ở đất Lạc.

Lạc cáo (lời đối thoại giữa Chu Công và Thành Vương): Duy thánh ba ngày rằm, Chu Công bắt đầu dựng nền, làm ấp lớn ở nước miền Đông là đất Lạc… Hỡi người do vua sai khiến! Dân Ân chịu lời dạy dỗ, muôn năm cũng vẫn xem mãi ông vua, cháu ta mà mến đức. Ngày Mậu Thìn nhà vua ở ấp mới làm lễ tế chưng hàng năm, tế Văn Vương 1 trâu, Vũ Vương 1 trâu…

Đa sĩ (lời Chu Công nói với các quan nhà Ân):Duy tháng ba, Chu Công bắt đầu ở ấp mới là Lạc, bèn bá cáo với các quan của vua Thương cũ… Bảo cho các ngươi, các quan nhà Ân được hay! Ta không giết các ngươi. Lúc này ta chỉ lại ra lệnh. Nay ta làm ấp lớn ở đất Lạc này. Ấy là ta vì không có chỗ tiếp đãi bốn phương. Và cũng vì các quan các ngươi chạy bạy làm việc, gần vớ nhiều kẻ biết nhường nhịn của ta… Các ngươi hãy nhận lấy ruộng đất của các ngươi! Các ngươi hãy yên ổn ở lại mà làm việc!…

Vùng đất Lạc lúc này ngoài dòng tộc của Lạc Long Quân xưa (Cao Sơn và Quý Minh) đã có thêm dòng tộc của Âu Cơ Văn Vương và của dòng nhà Ân Thương (Việt Thường) đến lập Lạc ấp. Việc yên định hậu duệ của nhà Ân ở đất Lạc là mối lo của các đời vua Chu từ Thành Vương đến Khang Vương, tới Tất Cônghọ Phan mới thành toàn được vùng Đông đô này:

Tất mệnh (lời Khang Vương truyền cho Tất Công): Than ôi! Cha Thái sư! Vì Văn Vương, Vũ Vương ra đức lớn với thiên hạ nên được nhận ngôi của nhà Ân. Nhờ Chu Công giúp đỡ vua trước, yên định được việc nhà. Khó nhọc với đám dân ngoan ngạnh của nhà Ân, dời họ sang ấp Lạc gần kề nhà vua, họa hóa theo lời dạy bảo. Trải qua ba kỷ (mỗi kỷ 12 năm), đời đổi, thói dời… Sự yên nguy của nước chỉ là trông bọn dân Ân ấy. Không cương, không như đức mới thực tu! Duy Chu Công cẩn thận được ban đầu. Duy Quân Trần thỏa hiệp được khoảng giữa. Duy ông thành toàn được đoạn cuối.

Vế đối có chữ Lạc Đô ở đình Tân Khai

Câu đối ở đình Tân Khai ở trung tâm Hà Nội gọi đích xác nơi này là “Lạc Đô”:

Đại La thành nhất đái giang sơn, Long Đỗ chí kim do thắng tích

Tứ vọng tự lũy triều hương hỏa, Lạc Đô chung cổ độc anh thanh.

Dịch nghĩa:

Thành Đại La một dải núi sông, Long Đỗ tới nay còn thắng tích

Bốn đền trấn các triều hương lửa, Lạc Đô tự cổ dậy tiếng thơm.

Thời Chu U Vương vùng Tam Xuyên (tức là vùng Tam Giang trên đất Lạc) gặp trận động đất lớn là điềm âm thịnh dương suy. Thái sử nhà Chu là Lão Tử Lý Bá Dương đã đăng đàn trên núi Thất Diệu, nhắc lại ân oán của 2 nhà Hạ và Thương (cùng là dòng Lạc Long) ở đây để răn dạy vua Chu. U Vương sủng ái Bao Tự, hóa thân của dãi rồng từ thời Hạ, dẫn đến mất nước. Nhà Chu buộc phải dời đô về Đông, tức là về vùng đất Lạc của tổ tiên họ Hùng xưa, đóng đô ở Đông Ngàn Cổ Loa, gọi là Lạc Dương. Dương là hướng mặt trời lên, chỉ phương Đông.

Câu đối ở nghi môn đền mẫu Bạch Kê trên núi Thất Diệu:

Hồng Lạc di phong trang thể thế

Tiên Long dư duệ khải hồng cơ.

Dịch nghĩa:

Di tích Lạc Hồng đẹp hình thế

Dòng dõi Tiên Long mở cơ đồ.

Câu đối ở miếu Bạch Kê

Cuối thời Chiến Quốc, nước Tần ở phía Tây trên đất Ba Thục trở nên hùng mạnh. Tần Vương (cũng gọi là Thục Vương) đánh chiếm đất Chu của họ Hùng, sát nhập vùng đất Lạc với lãnh thổ phía Tây của nhà Tần nên cũng được gọi là nước Âu Lạc. Tần Thủy Hoàng xưng Đế, thống nhất thiên hạ Trung Hoa.

Chế độ hà khắc của Tần không được lâu. Một người từ vùng đất Phong Bái, tức là đất Lạc, là Lưu Bang đã dựng cờ khởi nghĩa ở vùng núi Châu Sơn Vũ Ninh. Nước Vạn Xuân lập ra rồi lại tách làm 2 phần sau khi Lữ Hậu mất. Nước Nam Việt có địa bàn nằm trên vùng đất Lạc Long xưa, nên Triệu Vũ Đế được coi là dòng Lạc Hùng như câu đối ở điện Xuân Quan bên sông Hồng:

Bạt địa nguy thôi phương tích bất tùy Tần Hán khứ

Xung thiên để trụ anh tiêu trường yết Lạc Hùng lai. 

Dịch là:

Bạt đất mênh mông, danh tiếng thơm bất khuất thời Tần Hán

Động trời cột trụ, chí anh hùng giữ mãi buổi Lạc Hùng.

Nhà Triệu truyền 5 đời tới Triệu Vệ Dương Vương thì thất thủ bởi cuộc tấn công của nhà Hiếu vào Phiên Ngung. Vua Triệu cùng với thừa tướng Lữ Gia đem gia quyến lên lâu thuyền chạy về phía Tây, về đất Lạc xưa ở cửa biển Đại Ác. Không may, vua và Lữ Gia đều bị bắt giết. Nhưng các vị hoàng phi nhà Triệu mang họ Lữ tiếp tục ngược sông Đáy, chạy về vùng Phong Châu, làm nên cuộc khởi nghĩa Trưng Vương. Trưng Vương là dòng “Lạc Hùng chính thống“, khởi nghĩa trả thù cho chồng là “Lạc tướng Chu Diên“, đọc lời thề ở Hát Môn.

Câu đối ở đền Đồng Nhân thờ nhị vị Trưng Vương, nói rõ Trưng Vương đã tiếp nối dòng Lạc, dựng nước Đinh:

Tiếp Lạc, khai Đinh, quan miện xưng vương tam tải sử

Khu Tô, kháng Mã, sơn hà hoàn ngã vạn niên phương.

Dịch là:

Tiếp Lạc Hồng mở Đinh Tây, áo mũ xưng vua ba mùa lưu sử sách

Đuổi Tô Định chống Mã Viện, núi sông thu lại vạn xuân truyền danh thơm.

Câu đối trên đá ở đền Đồng Nhân

Câu đối ở đình Nôm, thờ thánh Tam Giang, một vị đại tướng của Trưng Vương, lấy cháu gái của Triệu Vũ Đế là Triệu Mỵ Nương, nói tới Trưng Vương thu được 65 thành và đóng đô ở “Đông Lạc”:

Lục thập thành Đông Lạc đại đô, Hán thị sơn hà ki khả chuyển

Bách thiên tải Nam triều danh tích, Trưng gia nghĩa liệt khải năng ma.

Dịch nghĩa:

Sáu mươi thành đô lớn Đông Lạc, thời Hán núi sông mà lay chuyển

Trăm ngàn năm tích nổi Nam triều, nhà Trưng công nghĩa chẳng từ.

Khởi nghĩa Trưng nữ Vương thất bại, nhưng hậu quân của Nam Việt nhà Triệu vẫn tiếp tục duy trì ở vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ dưới tên Nam Triệu (Nam Chiếu) của Triệu Ông Lý. Lạc Dương thời Chu Thục trở thành Giao Chỉ với thủ phủ ở Long Biên. 

Tới thời Đường, Lạc Điêu ngự sử Cao Biền được cử sang An Nam bình định Nam Chiếu. Chữ “Lạc Điêu” thực ra là Lạc Diên mới đúng, là đọc chệch của từ Lạc Dương. Cao Biền đuổi quân Nam Chiếu ra khỏi vùng đất Lạc Dương, xây thành Đại La.

Hội đình Kim Lan

Câu đối ở đình Kim Lan, thờ Cao Vương Biền:

Châu lĩnh ngật đồi ba, Hồng Lạc sơn hà lưu thắng tích 

Nhị hà bồi xuân sắc, Thăng Long cố chỉ ánh Đại La.

Dịch nghĩa:

Đất ngọc sóng vờn vun, non nước Lạc Hồng lưu thắng tích

Sông Nhị đắp xuân sắc, nền cổ Thăng Long sáng Đại La.

Dòng dõi Lạc Vương, Lạc Hầu, Lạc Tướngsau khởi nghĩa Trưng Vương còn chưa dứt, bởi tới khi chúa Nguyễn Hoàng dựng nghiệp, Gia Long, Minh Mệnh lập lại đế quốc Đại Nam thì vẫn nhận mình là dòng dõi Hùng Vương, như được ghi trong Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả.Chúa Nguyễn Hoàng nay được thờ là ông Hoàng Mười với sự tích cho rằng là con của Vua cha Bát Hải giáng thế. Vua cha Bát Hải là Lạc Long Quân nên sự tích này ý chỉ họ Nguyễn là dòng dõi của Lạc triều xưa.

Trang ngọc phả đề Hùng Vương năm 32

Nhà thờ họ Nguyễn ở Kẻ Xốm (Vân Nội, Phú Lương, Thanh Oai), nơi lưu giữ Cổ Lôi ngọc phả truyền thưBách Việt triệu tổ cổ lục, luôn coi mình là dòng dõi Kinh Dương Vương. Đình Bình Đà thờ thủy tổ Lạc Long Quân với bức giá tượng cổ Hùng Vương Sơn Nguyên Thánh Tổ. Khu vực Thanh Oai này cũng là “quê mẹ” Bồng Lai của hoàng tử Linh Lang, tức là Lạc Long Quân trong truyền thuyết. Như thế 2 cuốn phả tộc họ Nguyễn trên thực chất là ghi chép lịch sử người Việt từ góc độ của dòng Lạc theo cha, khác với những truyền thuyết chép từ góc độ của dòng lên núi theo mẹ Âu Cơ nước Văn Lang xưa.

Có thể họ Nguyễn = Nguyên, là số 1, chỉ phương Nam xưa trong Hà thư, hành Thủy. Tức là Nguyễn cũng tương đương với Lạc.

Cấm cung đình nội Bình Đà

Lịch sử hơn 4.000 năm, từ khi Lạc tộc khai phá phương Nam, Lạc Long Quân mở nước về miền biển Đông, Thục Vương dời đô về Lạc ấp, Tần Vương thống nhất Âu Lạc, Triệu Vũ Đế khởi binh, Trưng Vương nêu cao ngọn cờ Lạc Hùng chính thống, Cao Vương xây thành Đại La, cho tới các vua Nguyễn hưng thịnh nước Đại Nam. Dòng máu Lạc Hồng chưa hề ngừng chảy trong con tim mỗi người dân Việt.

Phường Trường Súng

Trích bài viết của L. Cadière đăng trong Những người bạn của cố đô Huế, BAVH năm 1925.
Bản dịch của Hà Xuân Liêm, NXB Thuận Hóa, 2002.

II. NHỮNG HỒI KÝ VỀ CHÚA NGUYỄN
Chúng tôi sẽ không cho bắt đầu phường Trường Súng từ hướng cực Đông của con đường mang cùng tên với phường này. Như vậy chúng tôi sẽ phải nói đến toàn bộ vùng Phủ Cam. Người ta đã cho con đường Trường Súng một chiều dài quá mức. Con đường này đã được phân ra, và phần bên dưới từ cầu chợ Phủ Cam xuống đã được đặt là đường kè bờ sông mang tên là Forçant. Con đường này sẽ còn rút ngắn lại nữa, và điều này hợp lý. Vậy chúng ta sẽ khởi hành từ nhà ga, vì từ đó đến nơi ra khỏi thành phố, con đường dẫn tới Trường Súng, rất đáng được mang cái tên của di tích lịch sử này.
Con đường Trường Súng này như đã được định ranh giới cho đến xưởng máy vôi Long Thọ, hai bên đường được bao viền bởi nhiều dấu vết kỷ niệm mà các chúa Nguyễn của Huế, qua tiến trình nhiều thế kỷ, đã để lại nơi đây.

*
**

Tôi không hiểu có còn một bản đồ về phường Nhà Ga không, vì trước khi xây dựng con đường sắt làm sao khỏi dẫn đến sự đảo lộn hoàn toàn vùng đất này, có một số di tích lịch sử rất lý thú có thể đã bị phá hủy mà kỷ niệm về chúng đã bị quên lãng hẳn, hoặc chỉ được lưu giữ bởi những người mà người ta không dễ gì đến hỏi han tham cứu. Trong vùng đất mà ngày nay người ta dựng lên xưởng làm nước đá của ông Bogaert, ngày xưa đã có những chuồng nuôi voi của nhà chúa. Chúng ta cũng sẽ thấy những chuồng khác nuôi voi ở thượng lưu, gần Trường Súng. Xưa kia, nhiều đội tượng binh được lập rải rác ở nhiều nơi. Chính trong Hoàng cung cũng có một đội tượng binh, và những đội khác thì có chuồng nhốt ở trung tâm làng Kim Long. Tôi đã nói ở một bài khác, tất cả những điều có liên quan đến các con vật đi diễu hành và đi đánh trận này (BAVH, 1922). Hôm nay tôi không nói lại ở đây nữa.
Những chuồng voi này được thiết lập trên con đường phục vụ giao thông cho chuyến đò ngang gọi là đò Trường Súng. Con đò này tạo sự thông thương giữa bờ phải với bờ bên trái con sông. Nếu người ta tiếp tục đi theo con đường này về hướng Nam, thì có một đoạn giốc đứng dẫn lên đỉnh một vách đứng thống ngự gần nhà Ga, và con đường đã kéo dài ra bởi đoạn mà các bản đồ của Sở Công chánh gọi là đường “song song phía Tây”, ngày xưa đường này thường được dùng trước khi người ta cho mở đại lộ Nam Giao.
Về phía trái, người ta thấy có ngôi chùa Phật giáo là chùa Báo Quốc, mà ông Labonde đã kể cho chúng ta biết về lịch sử của nó (BAVH, 1917), và về phía phải có hai ngôi miếu quan trọng: miếu Lịch Đại, và miếu thờ vua Lê Thánh Tôn. Miếu Lịch Đại, được xây dựng trên đất Dương Xuân, và được dành để thờ “các triều vua chúa” ngày xưa (*). Miếu này được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ tư, như bức hoành ở gian giữa miếu đã chỉ rõ điều này: “Minh Mạng năm thứ tư, tháng năm, ngày tốt tạo lập (9 Jiun – 8 Juill. 1823). Toàn bộ được trở mặt về hướng Nam và gồm có ngôi miếu chính năm gian, hai nhà tả hữu vu, ngôi tả vụ bên trái ở hướng Đông, ngôi hữu vu bên phải ở hướng Tây. Ở gian chính giữa của ngôi miếu chính người ta thờ các vị hoàng đế huyền thoại hoặc thuộc lịch sử vào thời đầu của đế quốc Trung Hoa. Gian thứ nhất bên trái, nghĩa là gian về hướng Đông tôn trí những bài vị của các vị vua thuộc cổ tích, hoặc có tính cách bán lịch sử của nước Nam, người ta đã phối thờ vào gian này vị vua lập nên triều đại quốc gia đầu tiên là Đinh Tiên Hoàng. Gian thứ nhất bên phải, hướng Tây, được dành để thờ các vị vua sáng lập ra triều đại nhà Tiền Lê, các vị Hoàng đế chính của triều đại nhà Lý. Gian thứ hai bên trái và bên phảo được kính cẩn dành để thờ một số vị vua đời nhà Trần và nhà Hậu Lê. Cuối cùng, hay dãy tả vu hữu vu tôn trí những bài vị các vị công thần của các vua nói trên, mười lăm vị thờ ở tả vu và mười lăm vị thờ ở hữu vu. Vua Minh Mạng thích định quy tắc thờ tự một cách tỉ mỉ cũng như mọi điều khác, nên vào năm 1830, ngài cho chạm bài vị Sãi Vương, để đưa vào thờ ở Văn Miếu, một cách thuần túy và đơn giản, ngài đã bỏ những tôn thờ vinh dự dành cho vua Lê Anh Tôn. Vào năm 1835, ngài cho thỉnh bài vị Thái Công Vọng vào thờ ở Võ Miếu.
Với toàn thể các ngôi nhà ấy, ở đàng sau còn có một ngôi nhà để sửa soạn đồ lễ cúng hiến, tất cả được một bức tường không cao lắm bao quanh. Trước mặt tiền chính,  người ta cho xây lên một cổng tam quan có 3 cửa vào miếu mà ngày xưa có trình bày nhiều câu văn khắc, cả bên trong lẫn bên ngoài. Trên của chính giữa, ở bên trong người ta đọc được câu văn khắc: “Khi nhìn ở phía trước thì quang cảnh này rất tuyệt diệu” và câu văn khắc ở bên ngoài là: “Các vị hoàng đế và các vị quốc chúa kế vị nhau“. Trên hai cửa ở bên trái, hướng Đông, ở bên phải, hướng Tây thì bên phía trong khắc: “Nguyên tắc về lễ mà các đấng tiên vương đã vạch ra, chói lọi trong sử sách thời quá khứ“, và “Ảnh hưởng đáng trọng của chư vị tiên vương đem lại thái bình an lạc cho Nam quốc“; và ở phía ngoài khắc: “Danh thơm về đạo đức của các tiên vương hiện nay vẫn còn phảng phất nơi đây cũng như trong các thế kỷ quá khứ” và “Quy tắc trị nước cũng lan truyền khắp phương Bắc phương Nam“. Những câu chữ khắc này nay không còn nữa.
Năm Thành Thái thứ 14 (1902), đều được trùng tu toàn bộ. Điều này không muốn nói rằng miếu đang ở tình trạng tốt (ĐNNTC, q.1 tờ 16).

*
**

Miếu thờ Lê Thánh Tôn cũng không còn. Miếu đã bị triệt hạ và người ta chuyển hết vật liệu đi nơi khác, để dùng vào các công việc khác. Người ta không còn thấy gì hơn là cái nền miếu, những mảnh vụn của tường thành và phần bên dưới cổng vào mà phần trên của nó đã được xây theo một kiểu thức đặc biệt. Miếu này không quan trọng bằng miếu Lịch Đại, mà chỉ có một mái nhà ở giữa với phần máu nhô ra trước mặt. Miếu này xây về mặt hướng Đông. Vị hoàng đế mà người ta thờ trong đó thì ngày xưa, tại Huế, cũng đã có một miếu thờ riêng, nhưng miếu này đã bị hư hoại từ lâu, khi vua Gia Long cho xây lại miếu này, vào năm 1809, ở phía Đông và có hơi xích xuống phía miếu Lịch Đại…. (Lược đoạn nói về vua Lê Thánh Tôn).

*
**

Nếu từ miếu Lịch Đại, người ta đi theo con đường “song song hướng Tây”, leo qua nhiều ụ đất nhỏ màu hơi đỏ, thì khi đi hết hai hoặc ba trăm mét người ta đến một ngôi miếu được dành để thờ Hỏa Thần, miếu dựng trên địa vực làng Phú Xuân.
Ngôi miếu này vừa được cải dụng; chính quyền đã nhượng lại cho Đệ Cửu, thuộc thành phố Huế (phường Nhà Ga) là đình phường tại đây và thờ các vị thổ thần vùng ngoại ô.
Chính vào năm Minh Mạng thứ 5 (1824), nhà vua đã xuống dụ xây dựng miếu Hỏa Thần, ngài đã phong cho vị Hỏa Thần một đạo sắc phong. Hằng năm, ngày 23 tháng 6 âm lịch, người ta phải dân tế thần một lễ tam sinh: trâu, heo, dê và xôi. Các quan tỉnh Thừa Thiên được ủy nhiệm cúng tế, và 9 người dân làng Phú Xuân được giao cho việc canh gác, giữ gìn ngôi miếu. Vào năm 1825, việc xây miếu hoàn thành, vua Minh Mạng đã ban hành một chỉ dụ cho tổ chức lễ khánh thành vào ngày 15 tháng 6 âm lịch (30 Juillet) để làm lễ “an vị thần vị” của thần. Một đại biểu của Lục bộ đứng làm chánh tế biểu lễ.
Ngày xưa, miếu Hỏa Thần được xây dựng trong kinh thành, ở phía Bắc kinh Ngự Hà, trên địa vực làng Phú Xuân. Tôi không tìm được tư liệu chỉ rõ năm nào thì đền được chuyển về vị trí mà chúng tôi đang nghiên cứu hiện nay.
Vào năm Đồng Khánh nguyên niên (1886), người ta thiết thêm ở miếu này nhiều thần vị của các Hỏa Bác Thần mà ngôi miếu của Hỏa Bác Thần vừa bị triệt hạ.
Ngôi cổ miếu thờ Hỏa Bác Thần cũng có lịch sử của nó. Chính vào năm 1826, vua Minh Mạng đã cho xây dựng miếu này. Vua đã ban hành một sắc chỉ về vấn đề không kém thú vị để nghiên cứu tín ngưỡng của người nước Nam.
Súng đại bác có một tầm quan trọng cực kỳ trong nghệ thuật chiến tranh; sức mạnh phá địch của súng do một oai linh đáng sợ mà có. Tuy nhiên cho đến bây giờ, người ta chưa hề có một sự thờ cúng thần đại bác. Vậy, Trẫm xuống dụ cho các quan có thẩm quyền chọn một nơi thích đáng và xây lên một ngôi miếu tại đó, và người ta sẽ tôn thờ vị đại bác thần tại miếu này, vài những lúc phải có, thì lễ cúng bái thần được cử hành tại miếu. Ngoài ra, Trẫm sẽ phong cho vị thần này tước hiệu: “Linh Uy viễn Chấn hỏa Bác chi Thần”. Các quan phải tuân theo lời dụ này. Miếu sẽ được xây trên địa vực làng Phú Xuân, hàng năm, vào ngày mùng một tháng 9 âm lịch, các quan phải dâng một lễ tế ở miếu này cũng như ở miếu Hỏa Thần, một quan Quản vệ của súng Đại bác và Hỏa thần sẽ đứng ra chủ tế trong lễ này; 9 người dân làng Phú Xuân được giao nhiệm vụ giữ miếu“.
Vào năm 1836, vua Minh Mạng đã quy định việc thờ cúng tám khẩu đại bác đã được chở vào Sài Gòn vào những năm trước, trong dịp nổi loạn của Lê Văn Khôi, sau đó súng lại được đưa về Huế sau khi khôi phục được thành Gia Định (Sài Gòn) và quân nahf vua chiến thắng. Tám khẩu thần công này đã nhận được sắc phong tước để thờ cúng. Đó là “Thần Vũ Phá địch Thượng tướng quân Bác vị Oai linh chi Thần”. Tước này được khắc trên biển đồng của một khẩu súng, Một ngôi đền được dựng lên để thờ tám khẩu đại bác thần công này; mỗi năm trong đền đó, vị quản vệ Thần công và Đại bác sẽ lo liệu sửa lễ dâng cúng tám vị thần công này. Một chỉ dụ khác đã quy định chỉ rõ việc thờ cúng các khẩu thần công này, trước khi xây dựng ngôi đền, trong chính xưởng để súng; tại đây một ông Quản vệ của Thần công và Đại bác cũng đã phải dâng biện một lễ cúng vào ngày mồng 2 tháng 9 âm lịch mỗi năm. Người ta thấy rằng vua Minh Mạng đã nôn nóng để tỏ sự biết ơn của ngài đối với những khẩu đại thần công đã đem lại chiến thắng cho ngài đối với cuộc nổi loạn đáng sợ đã đe dọa ngôi báu của ngài.
Vào năm 1844, vua Thiệu Trị cho đặt vào miếu Hỏa Bác Thần, một số thần vị của vài ba khẩu súng cũng được nâng cao giá trị thiêng liêng của chúng lên. Một chỉ dụ lạ lùng đã dành để nói về việc này: chỉ dụ ấy đã cho chúng ta biết lịch sử của các khẩu súng đó và đồng thời, nó cũng cho chúng ta biết về những tình cảm của nhà vua.
Ngày xưa, người ta rất thánh phục cây cung và những mũi tên. Ngày nay người ta đã sáng chế ra súng thần công, chúng đã bỏ xa sau lưng chúng tất cả những vũ khí về quân sự và chúng nắm hết mọi giá trị về chiến tranh.
Đấng cao hoàng Gia Long của Trẫm, được trời phú cho tất cả mọi phẩm chất, về quân sự cũng như về nhân sự, đã chỉ hay những đạo quân của ngài với sự thành công trọn vẹn và đã bình định được toàn quốc gia. Trong những trận đánh của ngài, ngài đã sử dụng một khẩu súng có giá rất đắt, khẩu súng có tiếng nổ uy nghiêm của sấm sét, và nó làm cho khắp nơi đều run sợ. Nhờ vào thứ vũ khí đó, ngài đã phục hưng được triều Nguyễn và nhất thống toàn quốc dưới vương quyền của ngàu, và nhờ nỗ lực của ngài, ngài đã mở rộng biên cương của quốc gia. Thứ vũ khí này, mạnh hơn tất cả các thứ vũ khí mà người ta đã từng thấy, nó đã vượt qua cả Kiếm Hán và Cung Đường.
Dưới triều Minh Mạng, phụng du nhà vua, khẩu súng này đã nhận tước phong là “Võ Công Lương khí Bửu thương”.
Hoàng đế Minh Mạng, phụ hoàng của Trẫm, mà đức độ của ngài đã thấm nhuần toàn vương quốc và võ công của ngài đã vang dội vượt qua cả biên giới, vào mùa xuân, ngài đã đi săn để giải lao. Vào ngày hôm đó, trong vùng mà người ta đã bao vây, có một con cọp rất lớn, nhảy từ núi ra, bắt người để ăn thịt, mà không có ai dám đuổi nó. Phụ hoàng của Trẫm, đầy dũng khí uy nghi đáng sợ, đã chụp ngay khẩu súng quý mà ngàu thường dùng, kê súng lên vai và bắn chết ngay con cọp hung dữ, và như vậy, ngài đã giải thoát cho những người dân luôn luôn lo sợ quanh vùng. Khẩu súng ấy được phụ hoàng Trẫm ban cho tên là “Sát Hổ thương” (Về khẩu súng này, xin xem bài: Lăng Gia Long (L. Cadière) trong BAVH, 1923). Sau đó, ngài luôn luôn dùng khẩu súng này trong những cuộc săn bắn mà ngài tổ chức để săn các động vật phá hoại mùa màng.
Khi Trẫm còn nhỏ, Trẫm thường theo hầu phụ hoàng; ngài đã dạy cho Trẫm những quy tắc lễ giáo, Trẫm đã luyện tập võ nghệ. Phụ hoàng Trẫm đã ban cho Trẫm khẩu súng quý mà ngài thường sử dụng nó, ngài dạy Trẫm tập bắn cho trúng đích; nhờ hồng ân đấng cao xanh, Trẫm đã ngắm bắn trúng đích, và khẩu súng được phong tên là “Toản Võ thương”.
“Ngày xưa, vào thời nhà Hán, người ta đã xây dựng một ngôi miếu, trong đó thiết lập sự thờ tự cây kiếm; vào thời đại nhà Đường, người ta đặt vào xưởng quân giới một cây cung lớn và một cây tên dài, mà người ta thường tôn thờ cung tên ấy khi có lễ tế Trời, tế Đất; người ta đặt lễ vật trước những vũ khí ấy, để tỏ lòng cầu nguyện mà người ta muốn cầu cho sức mạnh chiến trận của chúng. Hiện nay, người ta dùng súng đại vác và súng thường để đánh quân địch với sức mạnh hơn nhiều, những thứ vũ khí ấy bẩm sinh một sức mạnh siêu nhiên, vậy nên Trẫm hạ chỉ dụ rằng khẩu “Võ Công Lương Khí Bửu Thương”, sẽ được gọi “Thần Võ Phá Địch Đại Tướng Quân Oai Linh chi Thần”. Khẩu súng tay “Sát Hổ thương”, bên cạnh tên gọi cũ, được phong tước “Thần Võ Oai Linh Đại Tướng quân…” Khẩu súng “Toản Võ Thương”, ngoài tên thường gọi, cũng sẽ được gọi “Thần Võ Hộ Quốc Oai Linh, Đại Tướng quân…“.
Các đạo sắc phong được giao cho súng, các bài vị để dành cho súng để thờ trong miếu “Hỏa Bác Thần”, có mục đích nhắc người ta nhớ lại giá trị của các vũ khí bằng cách thờ tự chúng liên tục, và trong các lễ cúng hiến thường kỳ, nhắc người ta nhớ lại các vũ khí đó mà quân nổi loạn bị dẹp tắt và dân được hưởng hòa bình.
Trong các gian ở hai bên miếu thờ, người ta sẽ đặt hai ban thờ thứ cấp, trên bàn thờ bên trái, sẽ thờ vị thần “Võ Công…” và thần súng “Sát Hổ…”; trên bàn thờ bên phải người ta dành để thờ thần súng “Toản Võ Thương”. Ở mỗi bàn thờ, cũng như ở mỗi bàn thờ tại Hỏa Bác thần miếu, mỗi năm, người ta dâng cúng một con heo luộc, một mâm xôi, và ba mâm quả. Vị Quản Vệ Thần Công và Đại Bác sẽ đứng chủ lễ lễ tế này”.
Ngày nay, sau việc cải dụng miếu Hỏa Bác Thần, việc thờ tụng tất cả các vị thần có tiếng nổ như sấm vang và có sức phá hoại, nhưng lại là những vị thần bảo hộ sức mạnh của quốc gia ấy, được đem thờ, theo như người ta nói với tôi, trong miếu Hội Đồng, xây trên địa vực làng Triều Sơn.
Theo tín ngưỡng dân gian An-nam, tất cả mọi vật đem lại sự phụng sự con người đều được xem là có bẩm sinh đức hạnh đặc thù cần phải bồi đắp, bởi vì đức hạnh này có thể hiển lộ ra, khi con người có vận may hạnh phúc; hoặc nó có thể tạo nên sai lầm, và lúc đó chính là sự thiệt hại cho con người. Hơn nữa, những vật này đều được xem như nằm dưới sự che chở của một vị thần, vị thần này sẽ sử dụng chúng theo ý muốn để đem lại phúc hoặc họa cho con người. Cũng chính một số trong các vật này, khi chúng mang tính cách dị thường, hoặc bởi những công việc lặp đi lặp lại mà chúng đã đem đến cho con người, hoặc bởi những tai họa mà chúng gây ra cho con người, thì đều được xem đó là chính những vị thần và phải tôn thờ như vậy. Ở đây không phải là nơi để nói rộng về các lý thuyết này, cũng không phải là nơi để dẫn ra những ví dụ, vì chúng nhiều vô số. Mặt khác dân gian còn tôn thờ nhiều yếu tố, trong số đó thì “Bà Hỏa” giữ một vai trò quan trọng nhất.
Chúng ta thấy rằng sự thờ cúng chính thức của nhà nước thuận theo những tín ngưỡng thờ cúng của dân gian. Thần Súng, mà vua Minh Mạng đã cho dựng miếu thờ, và theo những quy định đã ghi thành văn bản, chính quyền địa phương phải dâng vật cúng nhiều lần trong năm cho thần súng thờ trong miếu đó, đều phù hợp tương ứng với “Bà Hỏa” mà dân gian tôn thờ. Mặt khác, các khẩu đại bác vốn có một hỏa lực mạnh, và chúng đã đảm trách những công việc không gì sánh nổi cho vương quốc: bởi vậy , chúng được đặt dưới sự bảo hộ của một vị thần, vị thần này đã ban cho chúng sức mạnh mà chúng hiện có, và vị thần này đã đặt sức mạnh này vào việc phụng sự Quốc GIa. Vậy phải đền đáp những ân huệ của vị thần này bằng sự thờ phụng chính thức. Cũng vì vậy mà một vị quan có phẩm trật cao coi về Thần Công và Đại Bác tức là quan Quản Vệ, được giao trách nhiệm lo biện lễ thờ cúng vị thần ấy.
Ngoài những khẩu đại bác và những súng cầm tay được thần hóa mà chúng ta vừa nói đến, thì một số khác cũng đã nhận được những vinh dự như vậy. Mọi người đều biết những khẩu Đại Thần Công, có 9 khẩu tất cả, được đặt trước cửa Ngọ Môn. Đó là những “Vị chỉ huy tối cao của quân đội hay là những vị Đại Tướng Quân, mà tính cách Uy Nghi của các vị Đại Tướng Quân ấy cũng ngang với với vẻ Uy Nghi của các vị Thần, không có gì sánh nổi” (BAVH 1914). Linh mục Kofffler vào năm 1750, cũng đã thấy được những khẩu thần công tương tự đặt ở cổng vào chính dinh của Võ Vương, một vị chúa Nguyễn ở Huế; và ông Dampier, một khách du lịch người Anh đã sống ở Thăng Long (Hà Nội) vào cuối thế kỷ thứ XVII, cũng đã thấy được một khẩu đại thần công như thế và cũng giữ nhiệm vụ của vị thần siêu phàm bảo hộ cho vương quốc, đặt trước cung ohur Trịnh Căn (BAVH, 1915). Những khẩu đại thần công hiện nay ở Hoàng Cung, cũng như những khẩu đại thần công ngày xưa, hẳn đã mang tính cách tôn giáo. Chúng đã mang tính chất này ở nơi chiều kích của chúng, tính chất này tưởng chừng là có một sức mạnh rất lớn. Nhưng, những súng cầm tay đơn giản cũng đã có sức mạnh của một vật siêu phàm, như vua Thiệu Trị đã nói về điều này trong chỉ dụ của ngài. Bởi vậy, người ta phải thờ tự tôn sùng các vị thần công ấy, hay đúng hơn là vị thần đã trao cho chúng sức mạnh của chúng. Tôi nói cái gì nhỉ? Những ống đồng tầm thường mà buổi chiều, khi đêm xuống, buổi sáng, vào lúc bình minh, người ta cho nổ lệnh đóng mở các cửa Kinh Thành; và, vào buổi trưa, cho nổ để chỉ nửa ngày thì đều được những người lính có phận sự giữ để cho nổ lệnh ấy gọi là “Ông Linh”, và họ cũng tổ chức việc cúng bái thờ phụng chúng, thật là thô lỗ và ấu trĩ, hay là cúng bái ông thần đã cho chúng tính năng hiệu lực đó (**).

*
**

Không phải là không có ý định mà người ta đã đặt ở vùng này những ngôi miếu thờ Hỏa Thần và thờ Hỏa Bác thần. Cẩ hai ngôi miếu ấy có quan hệ chặt chẽ với nhau với một toàn bộ những kỷ niệm có liên quan đến pháo binh.
Chúng ta thấy ngay rằng, những xưởng đúc súng đại bác đều đặt ở một hoặc hai cây số trên đỉnh đồi vùng chúng ta đang đứng; và, không xa các xưởng đúc đại bác là các kho thuốc súng. Chúng taooi đã nói đến chuyến đò ngang, gần nhà Ga, làm phương tiện nối vờ phải của con sông với bờ bên trái, có tên là đò Trường Súng, có nghĩa là “trường bắn súng đại bác”. Chính là chuyến đò ngang này đã đưa những toán lính ở Vệ Hỏa Pháo sang sông để đi lên trường bắn. Chính Trường Súng lại nằm cạnh miều Hỏa Bác Thần, ngày nay trở thành đình chung của phường Đệ Cửu. Thực vậy, trước đền này, trên bờ những đám ruộng như tấm thảm xanh của vùng thung lũng nhỏ, có một cái giếng cổ, tất cả dân làng lân cận đều ăn uống nhờ nước giếng này; bởi vậy, giếng phải có từ thời rất xa xưa. Giếng có cái tên gọi là giếng Trường Bia. Giếng này nằm ở cực hạ của miitj miều trũng nhỏ, vùng trũng này dài khoảng một trăm mét, rộng từ hai mươi đến ba mươi mét, trũng này tách ngọn đồi nhỏ trên đó người ta xây miếu Hỏa Bác Thần với một mô đất khác trên đó, chính giữa các vườn tộng, người ta xây lên ngôi chùa Huệ Lâm thuộc Phật giáo theo lời những người dân ở vùng đó thì chính trong vùng trũng này người ta đã thực hiện những lần tập bắn. Hẳn đây là sân tập bắn súng cầm tay, vì, đối với việc tập bắn đại bác, thì phải tập ở một nơi khác như chúng ta sẽ đến xem sân bắn đó, ở phía Tây miếu thờ Đại Bác thần. Thật là thú vị khi đến viếng chùa Huệ Lâm. Sát bên chùa , có một cái giếng cổ, hiện nay đã cạn, với hang cột bằng nề đỡ cái tời (treuil) gang ngang, ngày xưa dùng kéo gàu múc nước. Hơi xa một ít, người ta cũng thấy một cái mộ nhỉ, được trang trí một mô típ mỹ miều của ngành điêu khắc, tháp mộ nhỏ này trà táng xương cốt của nhà sư gọi là “Thiền sư, Hòa thượng Tịnh Công, được vua ân ban thụy hiệu này“.

*
**

Về phía Tây của ngôi miếu Bác Hỏa Thần, những ngọn đồi nhỏ tiếp nhau hạ thấp dần sườn đồi xuống một cách nhẹ nhàng và chìm sơn mạch xuống cánh đồng bằng toàn ruộng. Tại cánh đồng đó có hai mô đất lớn, gọi theo tiếng nước Nam là “Hòn Mô” tức là “những mô đất để làm bia bắn”, nhắc lại dấu tích trường tập bắn súng của Pháo binh. Cả hai mô đất trường bắn đều nằm trên địa vực làng DươnG Xuân Hạ. Mô thứ nhất nằm gần thôn Xuân Giang, mà chúng ta sẽ đến xem tức khắc, vì vấn đề là cung vui chơi của Võ Vương gần đấy; mô này đo được 32 bộ chiều dài, 20 bộ chiều rộng và gần 2m chiều cao. Mô thứ hai, không xa miếu Thành Hoàng, có chiều kích gần bằng mô trên, nhưng nó lại cao hơn nhiều: dài 35 nộ, rộng 15 bộ và cao gần đến 5. Cả hai gò đất ấy, ngày nay đều giảm thấp xuống và đã bị cây cỏ hoang dại xâ, chiếm; nhưng những chiều kích của chúng còn lưu dấu có thể cho ta đoán được tầm quan trọng ngày xưa và công dụng của chúng vậy.
Người ta nói đến việc xây dựng “Một sân bắn cho súng đại bác” vào năm 1747, trong tháng 9 âm lịch, kéo dài từ mồng 4 tháng October đến mồng 3 Nomvembre. Chính dưới triều Võ Vương, vị chúa đã tổ điểm nhiều cho Huế, và chúng ta sẽ gặp tức khắc một kỷ niệm mới. Người ta không nói rõ nơi mà trường bắn này đã được lập, nhưng một cách chắc chắn là nơi mà chúng tôi hiện đứng đây.
Thực vậy, tôi không biết chỗ nào khác, trong các vùng quanh Huế, có mang cái tên Trường Súng này. Người ta đã tập bắn súng đại bác ở Thanh Phước, những bục bắn ở đây được dành cho các khẩu súng của Thủy quân; bục bắn này được sử dụng vào đầu thế kỷ thứ XIX, nhưng Biên niên triều Nguyễn lại nói rõ là việc xây dựng từ 1642. Cũng vậy, bục bắn mà Dutreuil de Rhins đã thấy ở Thuận An, vào năm 1876, dùng để tập bắn súng tay. Hơn nữa, thật là bình thường khi cho rằng Trường Súng nằm cạnh vùng mà tại đó người ta đúc hỏa pháo; thế mà, người ta đã biết điều này, từ hơn một thế kỷ, xưởng đúc đại bác lại nằm khoảng chưa đầy một cây số phía bên trên vùng mà chúng tôi đang đứng. Một lý luận mới lại xuất hiện từ sự hiện hữu cung điện mùa hạ của Vĩ Vương, ở cách trường bắn vài trăm mét về bên trên. Chúng ta đang ở vào năm 1747. Thế mà, từ khi lên ngôi chúa từ năm 1738, Võ Vương đã không ngừng xây dựng cung điện; vào năm 1744, tất cả đều hoàn thành; nói một cách đúng đắn, thì cách một khoảng ngắn nằm phía trên sân bắn, đã có cung Trường Lạc dùng làm nơi nghỉ mát cho Võ Vương. Vị chúa này đã thường tổ chức những cuộc nghỉ ngơi tại đây. Hiển nhiên là Võ Vương đã xây dựng trường bắn đại bác không xa cung điện của ngài, để kiểm soát những bài tập luyện đội quân hỏa pháo của ngài. Vậy, một cách chắc chắn là trường bắn mà chúng tôi đang nói đây thì sự thiết lập nên nó đã được nói đến trong các tập Biên Niên Sử năm 1747.
Trường bắn này không phải là vô dụng. Pierre Poive, thương gia người Pháp đã đến Huế vào thời này, đã cung cấp cho chúng ta chứng cứ. “Ngày 10 [Novembre 1749]. Tôi đã đến viếng một ông quan lớn hay còn gọi là quan Hieou tlaon(***). Ông quan này có nhiệm vụ tập luyện bắn súng đại bác, ông đã gởi cho tôi biết những lời biện giải của ông mà ông không có khả năng nhận cho tôi, và ông đã cầu xin tôi hãy lui tới nhà ông ba hoặc bốn lần trong tháng này [12 hoặc 13 Nomvembre]”.
Tôi tin rằng những bục bắn này cũng đã được dùng để làm bãi tập cho những Vệ Hỏa Pháp và vệ lính bộ, trong tiến trình của thế kỷ thứ XX. Nhưng tôi không thể dựa ý trên một tư liệu nào cả….
(Lược bỏ đoạn cuối).

* Lịch Đại Đế Vương Miếu – Con đường đi đến miếu này khá khó tìm. Người ta đi theo con đường lớn Nam Giao, và ngay sau khi đi ngang qua đường sắt ngã vào Đà Nẵng, thì quay về phía phải, đi dọc theo cổng chắn của nhà ga, và leo lên cái dốc dẫn đến cách núi đá thẳng đứng thống ngự cả vùng nhà ga; một con đường đất nhỉ, đi khá khó khăn, dẫn đến miếu Lê Thánh Tôn và đến miếu Lịch Đại Đế Vương – hoặc là, sau khi đi qua kênh Phủ Cam ở cầu Ga, đi theo đường Trường Súng, vượt qua con đường ga ngập nước, và sau độ một trăm mét đi theo con đường chạy về phía trái, xuyên qua đường đi Quảng Trị, và các lối của xưởng sửa chữa, leo lên cái dốc dần đến đỉnh vách núi đá thẳng đứng thống ngự vùng nhà Ga, và tiếp tục đi đến miếu Lịch Đại. – Người nước Nam thường đọc thành Lịch Đợi hay Lịch Đại.
** Cũng là một điều thú vị để nói rằng, hoặc theo quan điểm lịch sử, hoặc theo quan điểm niềm tin của An-nam, về miếu thờ thần Mưa được xây dựng gần đền thờ Thần Súng. Hai miếu thờ này đã dự phần vào cùng một vòng thờ phụng, cũng như sự thờ phụng các vị Thần khác nhau: thần nước, thần bốn mùa, thần gió; các miếu thờ các vị thần này đều được xây dựng trong vùng Thuận An, ở cửa con sông Hương, và sự thờ phụng các vị thần núi.
*** Ông Hữu Trọng, danh hiệu thường để gọi một trong bốn vị quan lớn của vương quốc, mà danh hiệu hành chánh của ông là “Nội Hữu”.