Bí ẩn cột kinh chùa Nhất Trụ: Đại Thánh Minh hoàng đế Lê tổ là ai?

Chùa Nhất Trụ ở Ninh Bình, ngôi chùa cổ nằm cạnh khu di tích Hoa Lư, nơi có đền thờ các vua Đinh, vua Lê. Chùa này có cái tên nổi bật bởi cây cột kinh phật đá lớn cao hơn 8 m. Chiếc cột kinh chùa Nhất Trụ này được được công nhận là bảo vật quốc gia.
Trên tám mặt của thân cột khắc đầy chữ Hán, nhưng trải qua thời gian hơn 1.000 năm, nửa dưới và ba mặt nửa trên cột đã bị mờ hoàn toàn. Năm mặt nửa trên còn lại cũng không đọc được nguyên vẹn. Nếu còn nguyên vẹn, ước khoảng 2.500 chữ, giờ đây số chữ có thể khổ tâm đọc được hoặc nhận dạng là 1.200 chữ. Theo TS. Đặng Công Nga, nội dung văn tự có 3 phần: kệ, kinh, lạc khoản. Nội dung văn tự là kinh Thủ Lăng Nghiêm, ca ngợi sự bền vững của Đức Phật, sự to lớn bao trùm của tài năng Phật Như Lai…

IMG_9208.JPG
Cột kinh chùa Nhất Trụ.

Tìm hiểu niên đại của cột bia này dựa trên dòng lạc khoản ở mặt cột phía Tây Nam còn đọc được là: Đệ tử Thăng Bình hoàng đế tả tạo…
Đại Việt sử ký toàn thư, Kỷ nhà Lê, Đại Hành hoàng đế chép:
Tân Tị, năm thứ 2 (981). Mùa xuân tháng 3, Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng đến Lạng Sơn, Trần Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng. Vua tự làm tướng chống giữ, sai binh sĩ đóng cọc ngăn sông, quân Tống rút lui. Lại tiến đến sông Chi Lăng. Vua sai binh sĩ giả hàng để dụ Nhân Bảo, bắt được chém đi. Bọn Khâm Tộ nghe tin thủy quân thua đem quân về. Vua đem các tướng đuổi đánh, quân Khâm Tộ thua to, chết quá nửa, thây chất đầy đồng, bắt được tướng là Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân đem về Hoa Lư. Từ đấy trong nước yên tĩnh.
Bầy tôi dâng tôn hiệu là Minh càn Ứng vận Thần vũ Thăng bình Chí nhân Quảng Hiếu Hoàng đế.

Với tôn hiệu lầ Minh Càn Ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân Quảng Hiếu Hoàng đế này thì có thể xác định người đã cho dựng cột kinh chùa Nhất Trụ là vua Lê Đại Hành.
Tuy nhiên, ở m
ặt hướng về phía Tây của cột, là mặt chữ còn khá rõ, ghi:
Bát Nhã tiền việt hải chi ba huề hương … Đại Thánh Minh hoàng đế Lê tổ tự thừa thiên mệnh đại định sơn hà thập lục niên lai…
GS. Hà Văn Tấn dịch là: Thuyền Bát Nhã trước vượt sóng biển mang về bản hương, Đại Thánh Minh hoàng đế tổ họ Lê tự mình kế tiếp mệnh trời, cả định non sông đến nay là 16 năm…
Dịch như thế có chỗ không hợp lý. Đã là “thiên mệnh” thì làm sao có thể “tự mình” kế tiếp được? Chữ “tự” ở đây đúng hơn cần hiểu là “từ lúc”. Đoạn bia trên dịch lại là: Thuyền Bát Nhã trước vượt sóng biển mang về bản hương, Đại Thánh Minh hoàng đế tổ họ Lê từ lúc kế tiếp mệnh trời, cả định non sông đến nay là 16 năm…
Như vậy thời điểm dựng cột bia này là 16 năm tính từ lúc một vị vua “tổ họ Lê” là Đại Thánh Minh hoàng đế lên ngôi, mở triều đại mới. Các nhà nghiên cứu hiện nay dựa vào chữ “tổ họ Lê” ở đây mà cho rằng Đại Thánh Minh hoàng đế cũng là Lê Đại Hành. Nhưng như vậy thật rối rắm và vô nghĩa khi mà Lê Đại Hành trên xưng mình là “Thăng Bình hoàng đế”, dưới lại là “Đại Thánh Minh hoàng đế”. Hơn nữa Lê Đại Hành còn đang sống thì làm sao tự gọi mình là “tổ” được?
Đại Thánh Minh hoàng đế theo cách dễ hiểu nhất phải là vị vua trước Lê Đại Hành. Người trước Lê Đại Hành đã “cả định non sông” thì rõ ràng là Đinh Tiên Hoàng. Vua Đinh lên ngôi năm 968, tính đến năm Lê Đại Hành sau khi phá Tống xưng là Thăng Bình hoàng đế (981) là 14 năm. Cột bia được dựng sau đó khoảng 2 năm là phù hợp với tôn hiệu Thăng Bình hoàng đế.
Đinh Tiên Hoàng được sử sách chép có danh xưng là Đại Thắng Minh hoàng đế, rất gần với tên Đại Thánh Minh hoàng đế trên cột bia. Rất có thể sử sách đã chép lầm chữ Thánh thành Thắng.
Khả năng khác: Thánh Minh đọc thiết là Thinh hay Đinh. Thắng Minh cũng đọc thiết là Đinh. Đây là 2 cách phiên thiết của cùng một chữ Đinh, tên hiệu của Đinh Tiên Hoàng.
Vấn đề quan trọng nhất, theo cột bia chùa Nhất Trụ thì Lê Đại Hành không phải là vị vua khai triều và tổ của các vua Lê. Vị “Lê tổ” là Đại Thánh Minh hoàng đế, tức Đinh Tiên Hoàng. Đây là một bí mật được bộc lộ từ văn bia. Vua Đinh thực chất có họ Lê, là vị vua khai triều của nhà Tiền Lê trước Lê Hoàn.
Vì Đinh Tiên Hoàng và Lê Hoàn đều mang họ Lê nên cuộc chuyển giao vương quyền giữa 2 vị vua này là một việc truyền ngôi bình thường, không có chuyện Lê Hoàn đoạt vị của nhà Đinh. Họ Đinh của Đinh Tiên Hoàng do đó là một dạng tên xưng, chứ không phải họ thật. Đinh là từ chỉ hướng Tây, tương đương với từ Tĩnh trong Tĩnh Hải quân thời kỳ này. Vua Đinh lấy chữ Đinh làm họ vì là người cai quản Tĩnh Hải quân (Tiết độ sứ).
Như vậy, cột kinh chùa Nhất Trụ được lập nên vào năm 983 khi sau khi Lê Đại Hành phá Tống. Cột kinh như một cột mốc lịch sử cho 16 năm của triều Tiền Lê, giữ vững đất nước trước giặc ngoại xâm kể từ vị Lê tổ Đinh Tiên Hoàng tới Thăng Bình hoàng đế Lê Hoàn.

IMG_9188
Đình Yên Thành, cạnh chùa Nhất Trụ.

Câu đối ở đình Yên Thành, nơi thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành ở cạnh chùa Nhất Trụ:
桑劍蘆旗芳跡古
金臺銀地故宮春
Tang kiếm lô kỳ phương tích cổ
Kim đài ngân địa cố cung xuân.
Dịch:
Kiếm dâu cờ lau, còn thơm dấu cũ
Đài vàng đất bạc, xuân mãi cung xưa.

Thánh bất tử Từ Đạo Hạnh

Sách Nam Hải dị nhân của Phan Kế Bính kể về sự tích thánh Từ Đạo Hạnh như sau:
Từ Lộ tự Đạo Hạnh, người làng An Lãng huyện Vĩnh Thuận, làm thầy cúng ở chùa Tiên Phúc núi Phật Tích. Khi xưa thân phụ Từ Đạo Hạnh là Từ Vinh làm Tăng quan đô sát triều nhà Lý, thường vào chơi làng An Lãng, mới làm nhà ở đấy, lấy con gái họ Lăng, sinh ra Đạo Hạnh.
Đạo Hạnh lúc còn bé hay chơi vời, nhưng vẫn có chí, cùng với Phú Sĩ, Phan Ất, Lê Hoàn kết bạn, đêm thì cố công đọc sách, ngày thì đàn sáo đánh bạc làm vui…
Không bao lâu sau cha là Từ Vinh dùng tà thuật phản ông Diên thành hầu. Diên thành hầu nhờ thầy phù thủy là Đại Điên dùng phép đánh chết, quẳng xuống sông Tô Lịch…
Đạo Hạnh nghĩ lấy làm tức giận lắm muốn sang nước Ấn Độ học phép, nhưng đi qua núi Kim Sỉ, hiểm trở lắm mới trở về. Đạo Hạnh mới vào trong hang núi Phật Tích, kết thành hội Bạch Liên để học phép Ngũ giáo. Ngày nào cũng tụng kinh “Đại bi tâm” và niệm câu thần chú “Bà la ni”, cứ tung 18 vạn lần mới thôi.
Một hôm thấy thần báo mộng rằng:
– Đệ tử tức là Tứ trấn thiên vương đây, cảm công đức của thầy tụng kinh cho nên lại hầu, tùy thầy muốn sai khiến gì tôi xin vâng lệnh. Đạo Hạnh biết là đạo pháp của mình đã thành rồi…
Từ Đạo Hạnh sang phương Tây tìm đạo, nhưng mới đi được đến núi Kim Sỉ đã quay về. Vậy đạo pháp mà Từ Đạo Hạnh thành được là đạo pháp gì? Rõ ràng không phải là Phật pháp chính tông. Nhiều nhận định hiện nay cho rằng Từ Đạo Hạnh đã sang vùng Tam giác vàng ở giáp Vân Nam – Miến Điến và học theo Mật tông. Kinh Đà la ni mà ông trì tụng cũng là bộ kinh điển hình của Mật tông, như từng được khắc trên các cột kinh tìm thấy ở Hoa Lư (Ninh Bình) trong thời nhà Đinh.

IMG_7594Cột kinh tràng Phật đỉnh tôn thắng Đà la ni tìm thấy ở Hoa Lư.

Khá đặc biệt là việc sau khi tụng 18 vạn lần kinh Đà la ni thì thấy xuất hiện Tứ trấn thiên vương, nhận theo sai khiến của Từ Đạo Hạnh. Tứ trấn thiên vương hay Tứ đại thiên vương là 4 vị thần của Bà La Môn, theo phục Đế Thích. Chi tiết này cho thấy, thực chất Từ Đạo Hạnh đã tu theo Bà La Môn hay Hindu giáo. Bản thân “mật tông” cũng là giáo phái chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Bà La Môn.
Theo Thiền uyển tập anh thì Từ Đạo Hạnh đã tìm đến chùa Pháp Vân thỉnh giáo thiền sư Sùng Phạm và ngộ thêm đạo. Từ đó pháp lực mạnh thêm, duyên thiền càng chín, pháp thuật của sư đã có thể khiến cho rắn rết, muông thú chầu phục. Các phép lạ như đốt ngón tay cầu mưa, phun nước phép chữa bệnh, không việc gì không ứng nghiệm.
Ghi chép này cho thấy Từ Đạo Hạnh có khả năng “cầu mưa”. Cần biết là Tứ đại thiên vương cũng là Tứ pháp Vân Vũ Lôi Điện ở vùng Luy Lâu. Sự việc Từ Đạo Hạnh biết phép cầu mưa chứng tỏ thêm mối liên quan giữa đạo pháp của ông với Hindu giáo như trong chuyện Khâu Đà La làm phép cầu mưa ở Luy Lâu trước đây.
Theo Việt điện u linh, khi Từ Đạo Hạnh chuẩn bị viên tịch có nói với các đệ tử:
Ta chưa hết nhân duyên với đời, lại phải thác sinh làm vua ở nhân gian, khi nào chết lại về làm chủ “Tam thập tam thiên”.
Sau đó ngài đã đầu thai làm vua Lý Thần Tông. Chính từ sự thác sinh đầu thai này mà Từ Đạo Hạnh được tôn là một trong các vị thánh bất tử của trời Nam.
Đặc biệt nhất trong đoạn trên Từ Đạo Hạnh cho biết mình sẽ lại về “làm chủ Tam thập tam thiên“. Vị thần chủ của “Tam thập tam thiên”, cõi trời 33, là Vua trời Đế Thích trong đạo Bà La Môn. Từ Đạo Hạnh như vậy chính là hóa thân của Đế Thích.
Khả năng “bất tử” của Đế Thích cũng từng được biết trong câu chuyện “Hồn Trương Ba, xương da hàng thịt” khi mà Đế Thích đã triệu Tam phủ hoàn hồn cho kỳ thủ Trương Ba. Còn ở chùa Thầy, bên cạnh đó cũng có đền Tam phủ thờ ba vị vua Thiên phủ, Địa phủ và Thủy phủ. Từ Đạo Hạnh là hóa thân của Đế Thích nên được xếp vào bậc thần bất tử là hoàn toàn hợp lý.

IMG_2497Cầu Nhật Tiên bắc sang đền Tam phủ ở cạnh chùa Thầy.

Hai bên chùa Thầy còn có 2 cây cầu gọi là Nhật Tiên và Nguyệt Tiên. Đây là hình tượng khá giống với các nơi thờ Đế Thích, có 2 vị thần là Nhật Thiên và Nguyệt Thiên theo cùng, như ở đền Đế Thích tại Cầu Váu (Vĩnh Khúc, Văn Giang, Hưng Yên) hay đền Xá (Ân Thi, Hưng Yên).
Đoạn cuối truyện Từ Đạo Hạnh trong Nam Hải dị nhân kể:
Khi xưa Từ Đạo Hạnh mới vào chùa Thiên Phúc, thấy có một vết chân người ở trong hang đá. Đạo Hạnh lấy bàn chân in vào thì vừa bằng nhau, tục truyền hang ấy tức là chỗ Đạo Hạnh lột xác… Thây Đạo Hạnh đến mãi lúc nhà Minh sang cướp quân sĩ đốt mất, về sau dân đấy lại tô tượng để thờ như xưa.

IMG_3754Phiến đá trấn trạch tại chùa Thầy.

Dấu chân đá và nhục thân không tan cũng là những đặc điểm của “Mật tông” cũng như Hindu giáo. Nay trong chùa Thầy vẫn còn thờ một phiến đá tương truyền là của Từ Đạo Hạnh dùng để trấn trạch không cho nước dâng cuốn gỗ ở chùa hay không cho kẻ trộm dòm ngó đồ của chùa.
Trong chùa còn có một khám thờ lớn có tượng bên trong. Nguyên trước đây là thân người thật của Thánh, nhưng khi quân Minh sang xâm lược đã đốt mất, dân dùng mây tre, bện lại mà thành, đặt trong 1 khám thờ cầu kỳ to như cả gian nhà, có dây cơ có thể đứng lên ngồi xuống, sau đó Tổng Đốc Sơn Tây Cao Xuân Dục cho cắt dây rối đi để tỏ lòng kính trọng nhà Thánh.
Câu đối ở chùa Thầy:
弌杖顯神機卓錫圓成柴石峝
再生承帝統鴻圖葉繫李蓮花
Nhất trượng hiển thần cơ, trác tích viên thành Sài thạch động
Tái sinh thừa đế thống, hồng đồ diệp hệ Lý liên hoa.
Dịch:
Tỏ cơ thần một gậy, tích lớn đủ thành động đá Sài
Nối dòng đế tái sinh, đất mênh cành tiếp hoa sen Lý.

IMG_3763.JPGKhám thờ ở chùa Thầy, bên trong có tượng xá lợi Từ Đạo Hạnh. 

Việt điện u linh còn kể về lần đầu thai khác của thần dưới thời Lê, cũng là vua:
Trong thời Quang Thuận đời vua Lê Thánh Tông, Trường Lạc hoàng hậu sai Thái úy Trinh quốc công lên động chùa Thiên Phúc cầu tự. Khi làm lễ có một phiến đá ở ngoài động bay vào. Trinh quốc công mang về trình hoàng hậu. Ít bữa sau hoàng hậu mộng thấy rồng vàng vào bên sườn, rồi có mang, sinh ra vua Lê Hiến Tông. Nhân thế mới dựng am Hiển thụy ở chùa Thiên Phúc, có khắc bia để ghi.
Trong chuyện về Từ Đạo Hạnh còn có một số chi tiết về thời gian khá lạ. Từ Đạo Hạnh được biết sống vào thời Lý Nhân Tông. Tuy nhiên, như trích dẫn trên của Nam Hải dị nhân, ông lúc nhỏ lại chơi với Lê Hoàn. Các sách khác chép là đạo sĩ Lê Toàn Nghĩa. Có thể Toàn Nghĩa chỉ là từ phiên thiết của cái tên Hoàn.
Từ Đạo Hạnh từng đến học sư Sùng Phạm của chùa Pháp Vân. Thiền uyển tập anh cho biết về vị sư này:
Sư vân du khắp nơi trong nước Thiên Trúc rộng cầu hiểu biết. Chín năm sau sư trở về, gồm thông cả Giới và Định. Rồi sư đến chùa Pháp Vân giảng pháp. Học trò các nơi đến theo học rất đông. Vua Lê Đại Hành mấy lần thỉnh sư về kinh để hỏi han chuyền chỉ. Vua rất vừa ý, tiếp đãi long trọng.
Sư Sùng Phạm cùng thời với Từ Đạo Hạnh nhưng lại từng mấy lần được vua Lê Đại Hành mời vào kinh. Sau đó sư viên tịch dưới thời Lý Nhân Tông. Với các thông tin trên có thể thấy Lê Đại Hành chỉ có thể là triều đại ngay trước Lý Nhân Tông. Nói cách khác Lê Đại Hành chính là Lý Thái Tông. Chú ý là Lý Thái Tông cũng có hiệu là Đại Hành hoàng đế.
Từ câu chuyện của Từ Đạo Hạnh rút ra 2 kết luận quan trọng:
– Từ Đạo Hạnh tu theo Hindu giáo, là hóa thân của Vua trời Đế Thích.
– Triều đại của Lý Thái Tông cũng từng được gọi là Lê Đại Hành.

Hoa Lư – Đại La và thời kỳ Đinh – Lê – Lý

Thời kỳ lập quốc Đại Việt của nước ta là một thời kỳ rất khó giải về lịch sử do các sự kiện, nhân vật, thể chế chính trị đan xen lẫn nhau, rối như tơ vò, gỡ được ra sự thực thật là thiên nan vạn nan. Bài viết sau trên cơ sở những gì mới biết của Sử thuyết Hùng Việt đề xuất thêm một số ý, hy vọng có thể tìm được đầu mối sợi tơ vò của thời kỳ “mở đầu độc lập” này.
Năm Đường Hàm Thông thứ 7 Cao Biền được giữ chức An Nam đô hộ, kinh lược chiêu thảo sứ dẫn 5.000 quân đổ bộ vào bờ biển Nam Định (nay là Thái Bình) bắt đầu cuộc thảo phạt quân Nam Chiếu. Khi hay tin Cao Biền chiếm được thành Tống Bình, Đường Ý Tông đổi An Nam đô hộ phủ thành Tĩnh Hải quân, bổ nhiệm Cao Biền là Tiết độ sứ. Cao Biền cho xây thành chu vi 3000 bộ, hơn 40 vạn gian phòng ốc…
Người đặt gạch xây thành Đại La chính là Cao Vương Biền. Cũng là Cao Vương đã cho xây dựng các tòa thành Hoa Lư ở Ninh Bình và thành An Tôn ở Thanh Hóa bằng loại gạch Giang Tây quân, làm trị sở phòng thủ chống lại quân Nam Chiếu. Sau hơn 600 năm trị sở của Giao Châu đóng ở Luy Lâu, nay đã chuyển về Đại La. Và cũng từ đây, những vấn đề khúc mắc của sử Đại Việt cũng bắt đầu.

img_0446
Gạch Giang Tây quân ở Thăng Long.

Năm 907 nhà Đường mất ngôi, nhà Hậu Lương lên thay, phong cho Lưu Ẩn làm Nam Bình Vương, kiêm chức Tiết độ sứ Quảng Châu và Tĩnh Hải. Tức là Lưu Ẩn đã làm chủ đất Tĩnh Hải, hay vùng Bắc Việt và Tây Quảng Tây. Người vào Long Thành Đại La lúc này chính là Lưu Ẩn, mà sử Việt gọi là Khúc Hạo. Tuy nhiên, phải đến mùa thu năm 917, Lưu Nham, em của Lưu Ẩn, tức hoàng đế vị ở Phiêng Ngung, đặt quốc hiệu là “Đại Việt”, đại xá, cải nguyên Càn Hanh thì vùng đất Bắc Việt mới trở thành một quốc gia độc lập. Di vật của thời kỳ này là những viên gạch mang dòng chữ “Đại Việt quốc quân thành chuyên” được tìm thấy cả ở Hoàng thành Thăng Long, Hoa Lư và An Tôn (thành nhà Hồ).
Hoàng đế Lưu Nham (sau đổi là Lưu Cung, Lưu Nghiễm) đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Đông). Như vậy ai là người cai quản vùng đất phía Tây – Tỉnh Hải lúc này? Sử sách cho biết đó là vị “kiêu tướng” Lý Khắc Chính, người đã đánh dẹp Khúc Thừa Mỹ ở Tĩnh Hải. Thực ra Lý Khắc Chính không thu phục Khúc Thừa Mỹ mà là đánh đuổi quân Nam Chiếu ra khỏi Bắc Việt và đóng trị sở ở thành Đại La của Cao Vương trước đây.
Tuy nhiên, sử sách lại chép rất lẫn lộn về thời điểm này. Đại Việt sử ký toàn thư kể: “Vua Hán sai kiêu tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang đánh Giao Châu, bắt được Tiết độ sứ là [Khúc] Thừa Mỹ đem về, [Khắc Chính] lấy bộ tướng của mình là Lý Tiến thay thế”. Trên đất Giao Châu như thế đồng thời có 2 tướng của nhà Nam Hán (Đại Việt – Đại Hưng) là Lý Khắc Chính và Lý Tiến cai quản. Phải hiểu về việc này như thế nào?
Dưới ánh sáng của Sử thuyết Hùng Việt thì đất Giao Châu – Tĩnh Hải lúc này được gọi là vùng đất Đinh Bộ, tức là vùng đất phía Tây. Bằng chứng xác thực là những viên gạch Giang Tây quân từ thời Cao Vương Biền và đồng tiền Đại Hưng bình bảo với chữ Đinh ở mặt sau. Lý Khắc Chính và Lý Tiến như vậy đều là các vị mang chữ Đinh.
Phép phiên thiết Hán Nôm cho ta liên hệ đầy đủ:

  • Lý Chính thiết Lĩnh, hay Đinh Bộ Lĩnh.
  • Lý Tiến thiết Liễn, hay Đinh Liễn.

Vì 2 vị đồng thời cai quản khu vực này nên khả năng cao nhất là Lý Khắc Chính đóng ở thành Đại La còn Lý Tiến đóng ở Hoa Lư. Mục đích của việc đóng ở Hoa Lư là để trấn giữ quân Nam Chiếu, ở vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Việt. Lý Khắc Chính có thể là con rể của Lưu Cung, mà truyền thuyết gọi là sứ quân Trần Lãm ở vùng ven biển Đông.
Truyện Nam Chiếu trong Lĩnh Nam chích quái chép:
Tới thời Ngũ đại, Thạch Kính Đường sai Tư mã là Lý Tiến đem 30 vạn quân đánh vào Đồ Sơn, quân Nam Chiếu bèn rút về biên giới Ai Lao.
Lý Tiến là quan Tư mã của nước Đại Việt – Đại Hưng chứ không phải của Thạch Kính Đường nhà Hậu Tấn.
An Nam chí lược cho biết, vua nhà Tống sai sứ sang phong cho Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương và phong cho Nam Việt vương Đinh Liễn làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ. Vậy là cùng một lúc ở Giao Châu – Tĩnh Hải có 2 vị thủ lĩnh. Một là Đinh Bộ Lĩnh – Lý Khắc Chính trị sở ở Đại La. Hai là Đinh Liễn – Lý Tiến trị sở ở Hoa Lư.
Đây là suy luận mang tính chất then chốt để giải thích sự rối rắm của lịch sử thời kỳ này. Lý Khắc Chính còn được gọi là Lý Thái Tổ, người quê ở Cổ Pháp – Bắc Ninh. Còn Lý Tiến mới là vị vua Đinh của vùng đất Hoa Lư, người ở Gia Viễn, Ninh Bình. Lớp gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên tìm thấy ở cả Hoa Lư và Thăng Long xác nhận khả năng cả 2 khu vực này đều là trị sở thời Đại Việt (của họ Lưu ở Phiên Ngung).

dai viet quoc
Mảnh gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên ở Hoa Lư.

Một điểm khác về thời kỳ này là sự tích về Thái sư Lưu Cơ, vị khai quốc công thần của nhà Đinh, đã chủ trì ở thành Thăng Long mãi tới khi nhà Lý dời đô về. Lưu Cơ là Phó vương của Đinh Bộ Lĩnh, nhưng không đóng ở Hoa Lư mà lại ở thành Đại La. Điều này cho thấy Lưu Cơ là công thần của Lý Khắc Chính, đã cai quản Long Thành sau khi Đinh Bộ Lĩnh – Lý Khắc Chính qua đời, và ông không liên quan gì đến cuộc đổi ngôi giữa Lý Tiến và Lê Hoàn. Lưu Cơ có thể liên quan đến triều đại của Lưu Cung – Lưu Ẩn ở Quảng Đông.
Sau khi triều đình nước Đại Hưng ở Phiên Ngung bị nhà Tống thôn tính, trên vùng đất Tĩnh Hải lúc này chỉ còn lại Tiết độ sứ Lý Tiến – Đinh Liễn, trị sở ở Hoa Lư. Đinh Bộ Lĩnh – Lý Khắc Chính có lẽ đã mất trước đó. Lý Tiến là vị vua Đinh đã đánh dẹp các “sứ quân”, làm chủ đất Tĩnh Hải thời kỳ này. “Sứ quân” ở giai đoạn này thực ra là quân Nam Chiếu, chủ yếu là từ vùng Thanh Nghệ quẩy rối nên Lý Tiến phải trấn giữ tại Hoa Lư.
Sự kiện tiếp theo là việc thay ngôi của Lê Hoàn, với sự giúp đỡ của thái hậu Dương Vân Nga. Hoặc là việc Lý Tiến bị Dương Đình Nghệ từ đất Ái Châu tiến lên đánh dẹp. Lê Đại Hành cũng từ Ái Châu, là vị thủ lĩnh của Tĩnh Hải quân tiếp theo đóng trị sở ở Hoa Lư.
Rất có thể Lê Hoàn cũng mang họ Lý, vì Tống sử cho biết họ Lý thời kỳ này “ẩn họ Lê”. Lê Hoàn có thể là anh em họ với Lý Tiến. Điều này giải thích tại sao Lê Hoàn có thể tiếp ngôi của anh họ và lấy chị dâu là thái hậu Dương Vân Nga. Trong quan niệm xưa, anh mất thì em có quyền lấy chị dâu và thay anh đảm nhận ngôi vị. Cũng vì thế mà Lê Hoàn còn có tên là Lý Đại Hành, tức Lý Thái Tông, vị vua thứ hai của triều Lý.
Tới thời Lý Thánh Tông, vị vua thứ 3 của nhà Lý, đã tiếp ngôi của nhà Lê. Lý Thánh Tông xét thấy thực lực trong nước đã đủ mạnh nên công khai ra mặt đối lập với nhà Tống, tự mình xưng đế, lập quốc gia riêng, lấy lại tên Đại Việt của Lưu Cung thời trước. Đồng thời ông cũng cho dời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long mà bằng chứng xác nhận là lớp gạch “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo” được thấy ở Thăng Long (không có ở Hoa Lư) thời kỳ này.

img_5609 (3)
Gạch Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo.

Với giả thuyết trên, ta cũng giải quyết được khúc mắc về ghi chép Lý Thái Tổ là người định đô ở Thăng Long vì Lý Thái Tổ – Lý Khắc Chính đúng là ở Đại La – Thăng Long. Ông có xây thành, nhưng bằng loại gạch Đại Việt quốc, vì lúc đó vùng Tĩnh Hải đang là một phần của nước Đại Việt đô đóng ở Phiên Ngung. Thăng Long thực sự được tiếp tục xây dựng sau đó là dưới thời vị vua thứ ba của nhà Lý – Lý Thánh Tông.
Trên đất Tĩnh Hải từ khi Cao Vương Biền lập quyền tiết độ đã xảy ra hàng loạt biến cố trong một thời gian ngắn đầy loạn lạc. Lúc này có 2 nhánh họ Lý, một nhánh gốc Cổ Pháp Bắc Ninh, một nhánh ở động Hoa Lư. Hai nhánh họ Lý chủ quản ở 2 khu vực Đại La và Hoa Lư làm chủ Đinh Bộ – Tĩnh Hải quân nên cùng gọi là triều Đinh. Họ Lý “ẩn họ Lê” thay thế quyền cai quản ở Hoa Lư bởi Lê Đại Hành rồi tới Lý Thánh Tông dời đô về Thăng Long, bắt đầu thời kỳ hoàn toàn độc lập với quốc danh Đại Việt, truyền mãi ngàn năm sau.

Những vị pháp sư thời Lý

Về sự tích của thiền sư Từ Đạo Hạnh thời Lý câu đối ở nội điện chùa Thầy (Sài Sơn) khái quát như sau:
弌杖顯神機卓錫圓成柴石峒
再生承帝統鴻圖葉繫李蓮花
Nhất trượng hiển thần cơ, trác tích viên thành Sài thạch động
Tái sinh thừa đế thống, hồng đồ diệp hệ Lý liên hoa.
Dịch:
Một gậy tỏ phép thần, chót vót thành toàn Sài động đá
Tái sinh nối dòng đế, mênh mông tiếp dõi Lý hoa sen.
Câu đối nói tới việc Từ Đạo Hành tu hành đắc đạo ở núi Sài, dùng tích trượng đánh chết kẻ thù là Đại Điên, trả thù cho cha, sau đó đầu thai thành con của Sùng Hiền Hầu, nối dõi cho nhà Lý, tức là vua Lý Thần Tông. Nội điện (chùa Thượng) của chùa Thầy thờ Từ Đạo Hạnh ở cả 3 ngôi: thánh, phật và đế.

IMG_2395Nội điện chùa Thầy.

Truyện Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không trong Lĩnh Nam chích quái chép:
Xưa ở làng Đàm Xá, huyện Đại Hoàng (còn có tên là Gia Viễn) đất Trường An có người tên là Nguyễn Chí Thành ở chùa Quốc Thanh, hiệu là Minh Không quốc sư, lúc ít tuổi đi du học, gặp Đạo Hạnh, học được đạo giáo, trải hơn mười năm. Đạo Hạnh thấy người tiết tháo bèn truyền tâm ấn, lại đặt tên cho.
Theo truyện này thì thiền sư Nguyễn Minh Không là học trò của Từ Đạo Hạnh, là người sau này đã giải kiếp nạn hóa hổ cho vua Lý Thần Tông. Điều này được xác nhận hơn qua phát hiện Nguyễn Minh Không là vị pháp sư đã diệt thần hổ Xương Cuồng cùng đoạn tạp kỹ diễn các trò nhảy, lăn, phi, vỗ tay, hò hét…  Các thánh tượng (tượng đầu gỗ) trong trò rối Ổi Lỗi là dấu tích của sự kiện này. Từ Đạo Hạnh được coi là tổ của nghề múa rối, tức là “pháp thuật” biểu diễn mà Nguyễn Minh Không đã dùng diệt thần hổ Xương Cuồng là được truyền từ Từ Đạo Hạnh.
Truyện Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải của trong Lĩnh Nam chích quái lại kể, có hai vị thiền sư là người huyện Hải Thanh, đánh cá trên sông rồi cùng tu với nhau là Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải. Sư Giác Hải đã có dịp vào kinh và cùng Thông Huyền đọc thần chú diệt trừ đôi tắc kè trong cung, được vua Lý Nhân Tông làm bài thơ khen tặng:
Giác Hải tâm như hải
Thông Huyền đạo diệc huyền
Thần thông kiêm biến hoá
Nhất Phật, nhất thần tiên.
Trong khi đó ở chùa Thầy có tượng thờ Nguyễn Minh Không và Giác Hải với sự tích rằng đây là những người đã cùng đi học Phật với Từ Đạo Hạnh. Câu đối ở chùa Thầy (Sài Sơn):
覺海心如海赫赫英靈真妙法
通玄道亦玄洋洋顯跡到今傳
Giác Hải tâm như hải, hách hách anh linh chân diệu pháp
Thông Huyền đạo diệc huyền, dương dương hiển tích đáo kim truyền.
Dịch:
Giác Hải lòng như biển, rõ rệt anh linh thực phép lạ
Thông Huyền đạo càng tuyệt, mênh mông dấu tỏ tới nay truyền.
Như vậy trong chuyện này có tới 5 vị thiền sư: Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải, Nguyễn Minh Không và Thông Huyền. Mối quan hệ giữa các vị thiền sư đời Lý này với nhau rất chồng chéo, khó sắp xếp cho hợp lý.

IMG_2363Ban thờ Lý Thần Tông ở chùa Thầy.

Về pháp sư Thông Huyền thì trong Sự tích đức thánh tổ cụ Đặng Xuân Bảng ở làng Hành Thiện (Nam Định) cho biết: Thông Huyền là biệt hiệu của Đức Thánh Tổ (Dương Không Lộ hoặc Nguyễn Minh Không – thánh tổ thờ ở làng Hành Thiện).
Để phân định vai trò và nhân vật giữa các vị thiền sư này, cần nhắc lại rằng cái tên gọi Không Lộ vốn không phải là tên của 1 người, mà là của một giáo phái gồm các pháp sư thời Lý. Không Lộ cũng là tên để gọi giáo chủ của giáo phái đó. Vì thế có ít nhất 2 người đã đảm đương chức giáo chủ Không Lộ này ở 2 thời gian khác nhau. Một là Dương Không Lộ người Hải Thanh (Thái Bình). Hai là Nguyễn Minh Không người Đàm Xá ở Hoa Lư.
Theo tượng thờ ở chùa Thầy (Sài Sơn) thì Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không (ở đền Lại Trì – Thái Bình chép là Dương Không Lộ) và Giác Hải thiền sư cùng nhau đi tìm học Phật và đắc đạo. Điều này có thể hiểu nghĩa là ba người này đã cùng sáng lập ra giáo phái pháp sư Không Lộ. Thử  sắp xếp thứ tự các vị giáo chủ phái Không Lộ thời Lý như sau:
– Vị giáo chủ đầu tiên của giáo phái là Dương Không Lộ, người Hải Thanh, còn có biệt hiệu là Thông Huyền.
– Giác Hải thiền sư có vẻ không từng đảm đương chức vụ giáo chủ, nhưng ông là một trong những người đồng sáng lập giáo phái cùng với Dương Không Lộ ở miền Hải Thanh.
– Từ Đạo Hạnh tương tự, có vai trò sáng lập nhưng không từng làm giáo chủ, vì như đã biết, ông quay về kinh đô để trả thù cho cha và giúp nhà Lý có con nối dõi.
– Vị giáo chủ tiếp theo sau Dương Không Lộ là Nguyễn Minh Không, người quê Ninh Bình, là người đã chữa bệnh cho hậu thân của Từ Đạo Hạnh (vua Lý Thần Tông) hóa hổ.
3 người đi Tây Trúc học Phật có lẽ là 3 vị đầu: Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ và Giác Hải. Còn Nguyễn Minh Không thuộc thế hệ sau, được truyền pháp từ Từ Đạo Hạnh hoặc từ Dương Không Lộ.

IMG_2456Cầu Nhật Tiên và đền Tam phủ trong quần thể di tích chùa Thầy ở Sài Sơn.

Một điều chú ý thêm là giáo phái này có thể đã lấy Tam phủ làm thần điện để tu và thờ cúng. Ở chùa Thầy tại Sài Sơn, là nơi tu hành và hóa của Từ Đạo Hạnh, có đền Tam phủ ở ngay trước chùa (ngoài hòn đảo trên hồ, đi qua cầu Nhật Tiên). Đền này thờ đúng 3 vị là Ngọc Hoàng, Diêm Vương và Long Vương.
Tương tự, ở Bắc Ninh (Cao Đức, Gia Bình) có đền Tam phủ hay gọi là đền Ba Vua thờ các vua Thiên phủ, Địa phủ và Thủy phủ. Đền này cũng thờ cả Dương Không Lộ vì nơi đây gần chùa Phả Lại (Quế Võ, Bắc Ninh), là nơi do Không Lộ thiền sư từng trụ trì và tu hành.
Ở làng Hành Thiện (Nam Định), nơi từng là “trụ sở” của phái Không Lộ (chùa Keo) cũng có miếu Tam phủ. Theo cụ Đặng Xuân Bảng thì miếu này thờ 3 vị Thiên phủ Chủ thiên Thánh đế, Địa phủ Diêm la Thánh đế và Thủy phủ Bát hải Long vương.

IMG_1939Chính điện Tam phủ linh từ ở Lục Đầu.

Như vậy, ở thời Lý, Tam phủ nguyên gốc chưa hề có các vị mẫu thẫn. Điều này khá rõ ràng vì lúc đó thánh mẫu Liễu Hạnh còn chưa xuất thế. Tam phủ nguyên gốc là hình thức thần điện của các pháp sư (đạo sĩ) từ thời Lý thờ đại diện của Tam tài: Thiên – Địa – Nhân, trong đó Thủy phủ đại diện cho nhân sinh.

Từ cô Tấm đến thánh Láng

Truyện Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không trong Lĩnh Nam chích quái kể:
Ông họ Từ tên Lộ, tự là Đạo Hạnh, ở chùa Thiên Phúc, núi Phật Tích, cha tên là Vinh, làm chức tăng quan đô sát ở triều Lý, thường qua chơi làng An Lãng, lấy con gái người họ Lỗ tên là Loan, nhân thế ở lại đó. Lộ tức là con bà họ Lỗ vậy. Thuở niên thiếu, thích giao du hào hiệp, phóng khoáng, có chí lớn, hành động ngôn ngữ không ai có thể lường được, thường cùng kẻ nho giả Mãi sinh, đạo sĩ Lê Toàn Nghĩa và người con hát là Phan Ất kết bạn. Đêm thì mải miết đọc sách, ngày thì thổi sáo đánh cầu, vui sự chơi bời. Cha mẹ thường trách là trễ nải, một đêm ghé dòm qua khe cửa vào trong phòng thấy ngọn đèn gần tàn, sách vở chồng chất, Lộ gục xuống án mà ngủ, tay vẫn chưa rời khỏi sách; do đó cha mẹ không còn lo nghĩ nữa. Sau Lộ dự kỳ thi tăng hương thí, đỗ khoa Bạch Liên.

Chua Nen

Chùa Nền ở Láng Thượng, Hà Nội, nơi sinh của thánh Láng Từ Đạo Hạnh.

Không bao lâu, cha dùng tà thuật làm phật ý Diên Thành hầu, Diên Thành sai Đại Điên thiền sư dùng phép đánh chết, ném xác xuống sông Tô Lịch. Xác trôi tới cầu An Quyết, đến trước cửa nhà Diên Thành hầu, hốt nhiên đứng dựng lên ở đấy suốt một ngày không trôi đi. Diên Thành hầu sợ hãi nói với Đại Điên, Đại Điên đến và hét lên rằng: “Người đi tu không được phép giận quá một ngày”. Dứt lời thây đổ xuống mà trôi đi.
Lộ nghĩ việc báo thù cho cha nhưng chưa nghĩ ra mưu kế. Một hôm, rình Đại Điên ra ngoài, gây sự định đánh, bỗng nghe thấy trên không trung có tiếng thét ngăn lại. Lộ sợ hãi quăng gậy mà đi. Muốn sang chùa ấn Quốc cầu phép lạ để đánh Điên, đường đi qua đất rợ Kim Sỉ (răng vàng) thấy hiểm trở bèn quay về, ẩn cư ở núi Phật Tích, thường ngày đọc kinh Đại-bi-đà-la, đọc trọn mười vạn tám nghìn lần. Một hôm, thấy có thần nhân đến trước mặt mà nói rằng: “Kẻ đệ tử tức là Trấn Thiên Vương, cảm phục thày có công trì kinh nên lại đây để thày sai khiến”. Lộ biết là đạo pháp đã thành, thù cha có thể rửa, bèn thân đến cầu An Quyết, cầm cây gậy chống ở tay ném xuống dòng nước chảy xiết. Gậy đi ngược dòng nước tới cầu Tây Dương thì dừng lại. Lộ mừng mà nói rằng: “Phép của ta thắng được Đại Điên rồi!” Bèn đến thẳng chỗ Điên ở, thấy Điên nói rằng: “Mày không nhớ chuyện ngày trước sao?” Nói rồi nhìn lên không trung, tịnh không thấy gì, bèn đánh liền. Điên phát bệnh mà chết….
Khi ấy vua Lý Nhân Tông không có con, tháng ba năm Hội tường Đại khánh thứ 3, có người ở phủ Thanh Hoa nói rằng: “ở bãi bể có đứa trẻ kỳ lạ, mới khoảng lên ba, tự xưng là hoàng đế, lấy hiệu Giác Hoàng, phàm vua làm điều gì đứa trẻ ấy cũng biết, đó chính là Đại Điên hóa sinh”. Vua sai quan trung sứ tới xem, thấy đúng như lời nói, bèn đón về kinh sư, cho ở chùa Báo Thiên. Vua thấy đứa trẻ thông minh, rất lấy làm yêu dấu, muốn lập làm kẻ kế tự, quần thần đều cố khuyên can là không thể được, và nói: “Nếu kẻ kia thực là linh dị, tất phải thác sinh ở nơi cung cấm, sau mới có thể lập được”. Vua nghe theo. Bèn mở đại hội bảy ngày đêm cho đầu thai.
Pháp Lộ nghe tin, nói với chị gái rằng: “Đứa trẻ kia là yêu tà mê hoặc người ta quá đáng. Ta há chịu ngồi yên mà không cứu, để nó làm mê hoặc lòng người, rối loạn chính pháp sao?”. Nhân sai chị gái giả đò làm người đi xem hội, mật đem mấy tấm bùa của Lộ treo ở trên rèm. Hội tới ngày thứ ba thì Giác Hoàng bị bệnh nói với mọi người rằng: “Khắp biên giới trong nước đều có lưới sắt vây che, tuy muốn thác sinh, sợ không có lối vậy”. Vua nghe có kẻ phá mất bùa chú, bèn sai người đi tìm, quả nhiên bắt được Lộ ở Hưng thánh lâu, trói lại, họp quần thần lại để xét xử. Vừa lúc đó Sùng Hiền Hầu đi ngang qua, Lộ năn nỉ nói: “Xin ra sức cứu bần tăng khỏi phải chịu tội, ngày sau xin ngụ thai trong cung để báo đáp công đức này”. Hầu gật đầu.
Sau ngày hội, quần thần tâu với vua rằng: “Bệ hạ vô tự, nên cầu kẻ kia thác sinh, thế mà tên Lộ cuồng dại dám tự ý giải chú, thật là đắc tội”. Hầu tâu rằng: “Thiết tưởng nếu Giác Hoàng có thần lực thì tuy có trăm tên Lộ giải chú, há đâu có hại được ru? Nay lại trái hẳn, Lộ hơn hẳn Giác Hoàng, thần trộm nghĩ nếu như giết, chẳng thà cho nó thác sinh”. Vua bằng lòng. Lộ đến thẳng phủ đệ nhà Hầu, nhằm chỗ phu nhân tắm, nhìn khắp cả. Phu nhân giận quá, mách với Hầu. Hầu vốn hiểu ý, để mặc không hỏi đến. Phu nhân vì thế có thai. Lộ dặn Hầu rằng đến lúc phu nhân lâm bồn phải báo cho biết trước. Đến kỳ lâm bồn, Lộ được người báo tin, bèn tắm rửa thay quần áo, bảo học trò rằng: “Mối túc nhân của ta chưa hết, phải thác sinh lần nữa ở đời, tạm làm đế vương, kíp đến khi già chết làm nhị thập thiên tử. Nếu thấy thân thể tan ra đất, đó là ta đã thâm nhập vào bùn đất không còn ở trong cõi sống chết nữa”.
Học trò nghe nói, ai cũng cảm động sụt sùi. Lộ đọc kệ rằng: Thu tới, không cho chim nhạn báo trước, Cười nhạt mà nhìn nhân gian đau xót. Khẽ bảo bọn môn nhân chớ nên luyến tiếc, Thày xưa mấy độ hóa thày nay. (dịch ý) Đọc dứt, nghiễm nhiên mà hóa. Hầu phu nhân bèn sinh con trai, đặt tên là Dương Hoán. Khi lên ba, vua nhân tông nuôi ở trong cung, lập làm hoàng thái tử. Nhân Tông băng hà, thái tử tức vị, ấy là vua Thần Tông do Lộ thác sinh ra vậy. Hình xác Lộ nay còn ở hõm đá trong chùa Thiên Phúc, núi Phật Tích, huyện Ninh Sơn…

Tien dinh chua Lang

Chùa Láng, Hà Nội.

Câu đối ở chùa Láng (Hà Nội):
生化何年仙是帝
英靈此地聖而神
Sinh hóa khả niên tiên thị đế
Anh linh thử địa thánh nhi thần.
Dịch:
Sinh hóa năm nào tiên chính đế
Linh thiêng đất đó thánh là thần.

Từ Đạo Hạnh là một trong những vị thần bất tử trong tín ngưỡng dân gian, được biết với chuyện trả thù cho cha và đầu thai thành Lý Thần Tông. Tuy nhiên, tại sao một vị thánh tổ Phật giáo lại nặng nghiệp trả thù, rồi tranh đầu thai để làm vua như thế? Công nghiệp thực sự của Từ Đạo Hạnh là ở chỗ nào?
Để lý giải câu chuyện của Từ Đạo Hạnh phải bắt đầu từ vị pháp sư Đại Điên, đối thủ của Từ Đạo Hạnh trong truyện trên. Đại Điên là ai mà lại dám giết cả Tăng đô sát của triều đình (Từ Vinh) và còn định đầu thai làm con vua (Giác Hoàng) nữa?
Khi tìm hiểu về Đại Điên thì có một thông tin bất ngờ. Giác Hoàng Đại Điên cũng là vị sư đã tham gia vào câu chuyện sinh nở của nguyên phi Ỷ Lan. Vua Lý Thánh Tông hiếm muộn, sau khi rước bà Ỷ Lan về cung, thường sai một thái giám là Nguyễn Bông đi cầu tự ở chùa. Sư trụ trì ở chùa này là Đại Điên, đã dùng phép để cho Nguyễn Bông đầu thai làm con của Ỷ Lan. Ỷ Lan sinh được con trai là thái tử Càn Đức, tức vua Lý Nhân Tông sau này. Về sự kiện này dân gian còn lưu lại di tích chùa Thánh Chúa ở làng Vòng (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội), nơi còn thờ Nguyễn Bông và nguyên phi Ỷ Lan.

Y LanTượng nguyên phi Ỷ Lan ở chùa Thánh Chúa.

Nơi trụ trì của sư Đại Điên cũng ở khu Dịch Vọng, nay là chùa Duệ Tú tại thôn Tiền. Ở đây, lý lịch của Đại Điên cho biết ông tên là Lê Nghĩa. Rất có thể vị đạo sĩ Lê Toàn Nghĩa mà Từ Đạo Hạnh giao du ban đầu như trong truyện trích dẫn trên chính là Đại Điên.
Theo thần tích của chùa Duệ Tú, Đại Điên là một thiền sư đắc đạo, một lương y nổi tiếng, một công thần lớn có công giúp nước thời nhà Lý đã được tôn phong là Thánh tổ Giác Hoàng Đại Điên. Nay ở trong chùa Duệ Tú còn tượng ông tạc gỗ kích thước bằng người thật đặt trong khám để phụng thờ. Tới hội chùa Láng (nơi thờ Từ Đạo Hạnh) và chùa Duệ Tú (cùng ngày 7 tháng 3 âm lịch), còn có tục diễn trò đấu thần, khi kiệu rước Từ Đạo Hạnh đến ngõ chùa Duệ Tú (ngõ Vụt – nơi Từ Đạo Hạnh dùng gậy đánh chết Đại Điên) thì hai bên cho bắn pháo vào kiệu của nhau.

Dai Dien

Tượng Giác Hoàng Đại Điên ở chùa Duệ Tú.

Đại Điên như thế vừa là một pháp sư, vừa là một thầy thuốc. Gạt bỏ đi lớp màn sương của truyền thuyết, có thể nhận ra công lao chính của vị lương y Đại Điên chính là việc giúp nguyên phi Ỷ Lan có con trai. Nhờ người con trai này Ỷ Lan đã nắm được quyền nhiếp chính. Nếu trong dân gian Ỷ Lan được thể hiện thành hình tượng cô Tấm thì hình tượng ông Bụt luôn hiện lên giúp đỡ sẽ không phải ai khác chính là sư Đại Điên.
Thần tích xã Thuận Quang (tức làng Siêu Loại xưa) chép rõ sư Đại (Thái) Điên là người đã đến hỏi cô Tấm (Cám) “vì sao cô khóc” và giúp Tấm gặp được nhà vua. Như vậy sư Đại Điên chính là ông Bụt đỡ đầu của Ỷ Lan ngay từ lúc vào cung cho tới chuyện Nguyễn Bông đầu thai làm con trai Ỷ Lan.
Ỷ Lan vốn mang họ Lê, tên gọi Khiết Nương. Cái tên Ỷ Lan hay Yến Loan theo Mộng khuê bút đàm của nhà Tống có thể chỉ là tên phiên thiết của chữ An. Tên hiệu của bà là An phi thì hợp lý hơn. Đại Điên có  tên là Lê Nghĩa, tức là cùng họ Lê với nguyên phi Ỷ Lan. Không rõ họ Lê ở vùng Bắc Ninh này có liên quan gì tới triều Tiền Lê trước đó hay không? Không phải ngẫu nhiên mà Lý Thánh Tông lại đi chọn một cô gái thôn quê về làm phi tần một cách bất ngờ như vậy.

Den tho Y LanĐền thờ nguyên phi Ỷ Lan trên dải núi Phật Tích (Bắc Ninh).

Là người hỗ trợ nguyên phi Ỷ Lan, giúp bà sinh độ hoàng thái tử Càn Đức nên tất nhiên Đại Điên biết rất rõ các chuyện của nhà vua Lý Nhân Tông. Vì thế ông mới có tên là Giác Hoàng, nghĩa là người biết mọi chuyện của nhà vua, như trong chuyện kể về đứa trẻ mang tên Giác Hoàng: “phàm vua làm điều gì đứa trẻ ấy cũng biết, đó chính là Đại Điên hóa sinh”.
Ở đây ta lại thấy một vấn đề khác trong việc truyền thừa của nhà Lý. Lý Thánh Tông vốn hiếm muộn, nhờ Đại Điên tư vấn chữa bệnh mà nguyên phi Ỷ Lan sinh được con trai kế vị. Đến đời Lý Nhân Tông lại không có con trai.  Truyền thuyết giải thích là vì Nhân Tông là do thái giám Nguyễn Bông đầu thai nên vua không có hứng thú với chuyện phòng the. Trước tình thế đó Giác Hoàng Đại Điên hẳn đã phải tính toán một cách thức khác để cho nhà Lý có người kế vị. Mà gia đình được chọn ở đây là Diên Thành Hầu được nhắc tới trong truyện Từ Đạo Hạnh.

Chua DamNền chùa Dạm ở Quế Võ, Bắc Ninh, còn gọi là chùa bà Tấm, là ngôi chùa do nguyên phi Ỷ Lan khởi công xây dựng và từng có đền thờ bà.

Tới đây có thể nhận thấy, mâu thuẫn giữa vị Tăng đô sát Từ Vinh và ngự y Đại Điên nằm ở việc ủng hộ ai để có con trai làm hoàng thái tử. Từ Vinh hẳn đã chống lại Đại Điên chọn gia đình của Diên Thành Hầu là người kế vị, nên bị Đại Điên giết chết. Tới đời con là Từ Đạo Hạnh nối chí cha, diệt Đại Điên và phù trợ cho em vua Nhân Tông là Sùng Hiền Hầu có con trai.
Tương tự như việc làm của Đại Điên dưới thời Lý Thánh Tông, công đức chính của Từ Đạo Hạnh là việc đã dùng pháp thuật (y thuật) giúp cho vợ của Sùng Hiển Hầu sinh con trai, mà người con này sau lên ngôi là vua Lý Thần Tông. Lý Thần Tông do đó coi Từ Đạo Hạnh như cha đẻ của mình, đã cho thờ cúng ông ở những nơi ông tu hành.
Sau khi Từ Vinh bị Đại Điên đánh chết, Từ Đạo Hạnh đã đi tu phép Phật. Tuy nhiên, đầu tiên không phải ông sang Ấn quốc tìm đạo mà là ông xuống Nam Định, nơi có chùa Đại Bi ở Nam Trực để tu hành. Sự tích chùa Đại Bi ở đó kể rằng đây là nơi Từ Đạo Hạnh đã lui về sau khi cha bị giết và cùng giao du học phép với Nguyễn Minh Không và Giác Hải. Bản thân chữ Đại Bi cũng gắn với sự tích Từ Đạo Hạnh niệm kinh Đại-bi-đà-la, đọc trọn mười vạn tám nghìn lần mới đắc đạo.
Hiểu một cách thực tế thì hẳn Từ Đạo Hạnh đã phải rời khỏi quê nhà ở Láng, Thăng Long, xuống trú tránh ở vùng Nam Định. Nam Định lúc này là nơi thịnh hành đạo phù thủy của phái Không Lộ. Cùng với Nguyễn Minh Không và Giác Hải, Từ Đạo Hạnh là một trong những người sáng lập của phái Không Lộ (cùng đi Tây Trúc học Phật).
Có thể nhờ sự trợ giúp của phái Không Lộ, hoặc nhờ học/cùng tu các pháp thuật của phái này mà Từ Đạo Hạnh đã có đủ bản lĩnh để về thực hiện nốt sự nghiệp của cha: diệt Đại Điên và giúp Sùng Hiền Hầu có con trai.

Gac chuong Dai Bi

Gác chuông chùa Đại Bi (Nam Trực, Nam Định).

Câu đối ở chùa Đại Bi:
西地三同行六智神通先得道
南天四不死两朝帝制登尊
Tây địa tam đồng hành, lục trí thần thông tiên đắc đạo
Nam thiên tứ bất tử, lưỡng triều đế chế biệt đăng tôn.
Dịch:
Đất Tây ba người đi, lục trí thần thông thành đạo trước
Trời Nam bốn bất tử, hai triều vua sắc trọng riêng tôn.
Sau khi diệt được Đại Điên, Từ Đạo Hạnh đã về chùa Thầy ở Sài Sơn tu hành rồi hóa ở đó. Núi Sài cũng có tên là núi Phật Tích, giống như ngọn núi ở Bắc Ninh, nơi nguyên phi Ỷ Lan đã cho xây một ngôi chùa lớn mà di tích còn lại tới nay. Không rõ đây chỉ là sự trùng lặp hay có ẩn ý gì khác trong cái tên Phật Tích của 2 nơi này.
Truyền tích cho rằng Từ Đạo Hạnh là tổ của nghề hát chèo và múa rối. Chú ý rằng khác với các Không Lộ thiền sư có xuất xứ từ dân gian, Từ Đạo Hạnh có xuất thân là con quan lớn trong kinh thành, có học hành và đỗ đạt tới khoa Bạch Liên trước khi đi tu. Có thể đóng góp của ông trong đạo phù thủy của phái Không Lộ là đã đưa diễn xướng hát, múa vào trong thực hành đạo. Hát chèo ban đầu có thể được dùng như một dạng hát chầu, kiểu lên đồng khi làm phép phù thủy.
Tương tự, dấu ấn về múa rối mang đậm màu sắc tín ngưỡng còn lưu lại trong tục múa rối đầu gỗ (Ổi Lỗi) ở di tích chùa Đại Bi, Nam Định. Không rõ có liên quan gì không, nhưng cái tên Ổi Lỗi này cũng chính là tên quê của nguyên phi Ỷ Lan ở làng Thổ Lỗi (Sủi, Lỗi Hương). Từ “Lỗi” còn có thể liên quan trực tiếp đến Từ Đạo Hạnh vì ông có tên là Lộ (họ mẹ là Lỗ). Không rõ vì sao tên họ mẹ của Từ Đạo Hạnh lại trùng với tên của nguyên phi Ỷ Lan: Loan, Lỗi.

Chan cot chua Dai BiChân cột hoa sen thời Lý ở chùa Đại Bi.

Nhận định mới về mối liên quan giữa 2 truyền tích đầu thai thời Lý, một là của Ỷ Lan – Đại Điên, hai là của Sùng Hiền Hầu – Từ Đạo Hạnh đã làm sáng tỏ hơn về sự tích của vị thánh bất tử Từ Đạo Hạnh. Điều này ghi nhận rõ ràng hơn công nghiệp của vị sư tổ này, gạt bỏ đi lời phê phán về hành động khác với giáo lý Phật của Từ Đạo Hạnh. Từ Đạo Hạnh là một pháp sư có tài nghệ độc đáo (hát chèo, múa rối) đã góp phần cho việc nối truyền ngôi của nhà Lý dưới thời Lý Nhân Tông.

Vị thần bất tử Không Lộ Lý quốc sư

Không Lộ thiền sư là một trong các vị thần bất tử của tín ngưỡng dân gian người Việt. Tuy nhiên các ghi chép và di tích còn lại về vị này lại thường lẫn lộn trong thân thế và tiểu sử của thánh, ít nhất có 2 xuất xứ được nói tới. Một là Dương Không Lộ ở Hải Thanh – Thái Bình. Hai là Nguyễn Minh Không ở Đàm Xá – Ninh Bình. Dương Không Lộ sinh vào thời Lý Thái Tổ, còn Nguyễn Minh Không sinh vào thời Lý Thánh Tông. Thêm vào đó, sự tích và công trạng của những vị này theo các ghi chép rất giống nhau và phạm vi di tích tín ngưỡng thờ 2 người này cùng tập trung ở khu vực Thái Bình và Nam Định. Do đó về xuất xứ của Không Lộ Lý triều quốc sư hiện vẫn còn đang rất nhiều tranh cãi. Trong quá khứ thậm chí đã từng có một vụ các cụ đồ địa phương ở Thái Bình tranh kiện nhau xem đức thánh Không Lộ là họ Nguyễn hay họ Dương. Cho đến nay trong giới học thuật những thảo luận về xuất xứ của Không Lộ thiền sư cũng vẫn còn chưa ngã ngũ.

IMG_1675Gác chuông đền thờ thánh Nguyễn ở Đàm Xá (Gia Viễn, Ninh Bình).

Bài viết này nêu một góc nhìn mới cho phép lý giải được sự tích khác nhau của Không Lộ thiền sư thông qua phân tích tín ngưỡng dân gian, mà trước hết là từ quan niệm về thần bất tử. Các vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt đã được xác định là những vị tu tiên đắc đạo, có phép cải tử hoàn sinh, trường sinh bất lão hoặc giáng sinh chuyển thể. Không Lộ thiền sư là vị thần bất tử hàng thứ tư trong quan niệm này.
Đứng đầu Tứ bất tử là Tản Viên Sơn Thánh với cây gậy thần đầu sinh đầu tử và cuốn sách ước diệu kỳ. Tản Viên được gọi là Thần Sư, đi khắp nơi lên rừng xuống biển, cứu giúp nhân dân. Điểm đáng chú ý trong sự tích về Tản Viên là Sơn Thánh đã khuyên vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán và cùng đi ngao du, tức là đi tu tiên. Tản Viên Sơn Thánh còn là vị thần đứng đầu trong các linh thần Việt.
Thần bất tử thứ hai là Chử Đồng Tử cùng công chúa Tiên Dung và Tây Sa. Với cây gậy và chiếc nón thần gia đình nhà Chử là những bậc thánh tiên cứu chữa bệnh cho nhân dân và một đêm đã bay về trời trên đầm Dạ Trạch. Chử Đồng Tử được tôn gọi là Chử Đạo Tổ, tức là một trong những vị tổ Đạo của người Việt.
Thần bất tử thứ ba là Đổng Thiên vương Huyền Thiên đại thánh, người đã có công giúp An Dương Vương trừ yêu diệt quỷ khi xây thành Cổ Loa. Huyền Thiên Đổng Thiên Vương đã được xác định là Thái Thượng Lão Quân hay Lão Tử, vị giáo chủ khai mở Đạo Giáo. Lão Tử vừa là người khởi đầu cho một tín ngưỡng tâm linh, vừa là một thầy thuốc chữa bệnh dịch cho dân ở miền Bắc Việt (thần tích gọi là diệt giặc Xích Tỵ).
Một trong những vị thần bất tử ở hàng thứ tư là Liễu Hạnh công chúa. Thánh mẫu Liễu Hạnh với ba lần tái thế đã trở thành vị giáo chủ của Đạo Mẫu và Tứ phủ. Điểm đặc biệt của sự tích Liễu Hạnh là bà có vẻ như không có công nghiệp gì lớn lao trong việc cứu dân độ thế, nhưng lại được tôn làm giáo chủ của Đạo Mẫu. Công nghiệp chính của Mẫu Liễu là ở việc đã đề xướng Đạo Mẫu, đưa vai trò của các nữ thần lên bậc thần quyền chính thức trong Tứ phủ.
Điểm qua 4 vị thần bất tử Thần Sư, Đạo Tổ, Lão Quân và Thánh Mẫu trên ta nhận thấy họ đều là các vị “giáo chủ”, mở đầu cho những đạo phái trong tín ngưỡng của người Việt. Đây cũng chính là ý nghĩa cơ bản của tín ngưỡng thờ thần bất tử, là thờ những vị tổ khai lập môn phái, mở đường cho đạo.
2 vị Không Lộ thiền sư và Từ Đạo Hạnh cũng được xếp ở hàng thứ tư trong các vị thần bất tử. Vận dụng nhận định mới phát hiện trên về ý nghĩa của thần bất tử có thể thấy Không Lộ và Từ Đạo Hạnh cũng phải là những vị sư tổ, có công gây dựng tông phái và được thờ như các giáo chủ của giáo phái.
Giáo phái của Không Lộ thiền sư có thể được gọi là phái Không Lộ. Đồng thời Không Lộ cũng là danh xưng của Giáo chủ giáo phái này. Với cách hiểu như thế thì sẽ thấy rõ, không phải chỉ có 1 vị Không Lộ thiền sư bởi vì chức Giáo chủ của giáo phái có thể là những người khác nhau đảm nhận qua các thời.

IMG_7074Đền Lại Trì ở Vũ Tây, Kiến Xương, Thái Bình.

Nhận định này giúp giải quyết được khúc mắc về việc có tới 2 ngài Không Lộ như ở phần đầu bài đã nêu. Có thể sắp xếp như sau, Dương Không Lộ quê Thái Bình là vị tổ thứ nhất của giáo phái Không Lộ, xuất hiện vào quãng thời Lý Thái Tổ – Thánh Tông. Kế tục ông là Nguyễn Chí Thành, người quê Ninh Bình, làm giáo chủ Không Lộ phái vào thời Lý Nhân Tông – Thần Tông.
Câu đối ở đền Lại Trì (Vũ Tây, Kiến Xương, Thái Bình) nơi thờ Dương Không Lộ:
蹟顯李朝三出世
名尊真定四靈祠
Tích hiển Lý triều tam xuất thế
Danh tôn Chân Định tứ linh từ.
Dịch:
Dấu tỏ Lý triều ba thế xuất
Tên nêu Chân Định bốn đền linh .
Tam xuất thế” ở đây có thể chỉ Không Lộ, Giác Hải và Từ Đạo Hạnh, nhưng cũng có thể là chỉ 3 lần xuất hiện của Không Lộ thiền sư. Cũng vì chức danh giáo chủ Không Lộ là gồm các đời nối tiếp nhau, tức là khả năng tái xuất thế nhiều lần, nên Không Lộ được xếp vào hàng thần bất tử.
Một đạo phái được xác lập khi nó có đủ 3 yếu tố, gọi là Tam bảo. Trước hết là có giáo chủ là Không Lộ thiền sư như nêu trên. Thứ hai là có giáo lý thể hiện qua những tiêu chí và hành động của giáo phái. Thứ ba là có các tăng lữ hay đạo sĩ theo đạo này.
Giáo lý của phái Không Lộ vừa theo giáo lý nhà Phật lại vừa kết hợp với Đạo Giáo ở nước ta. Điều này thể hiện qua các tài phép “lục trí thần thông” của Không Lộ thiền sư như đi trên không, nổi trên nước… Các chùa nơi Không Lộ từng tu hành đều có tên Thần Quang tự, phần nào cũng nói tới sự thần bí (tính chất của Đạo Giáo) của vị thiền sư này. Lý triều quốc sư Không Lộ như vậy không chỉ là một Phật tử mà còn là một Pháp sư cao tay. Bia chùa Keo Hành Thiện ở Nam Định ghi rõ ông là một Đại pháp sư.

P1280468Hoành phi “Đại Pháp Sư” ở chùa Keo Hành Thiện (Xuân Trường, Nam Định).

Câu đối khác ở đền Lại Trì nêu công nghiệp của Không Lộ thiền sư:
法手濟群生徳是聖神心是佛
仙丹扶九鼎國留事業史留名
Pháp thủ tế quần sinh, đức thị thánh thần tâm thị phật
Tiên đan phù cửu đỉnh, quốc lưu sự nghiệp sử lưu danh.
Dịch:
Tài phép cứu chúng sinh, đức chính thánh thân tâm chính phật
Thuốc tiên giúp thánh thượng, nước lưu sự nghiệp sử lưu tên.
Đặc biệt, đạo Không Lộ có mức độ nhập thế rất cao so với các thiền phái của nhà Phật thể hiện trong việc Không Lộ chữa bệnh cho vua Lý và thực hành nghề đúc đồng. Nhận định Không Lộ là tên giáo chủ hay giáo phái giúp giải quyết khúc mắc về sự kiện Không Lộ thiền sư đã đúc An Nam tứ đại khí vì 4 đồng khí lớn được đúc vào các thời kỳ khác nhau. Đỉnh tháp Báo Thiên chắc chắn đã được làm dưới thời Lý Thánh Tông vì đã phát hiện những viên gạch Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo ở chân tháp, là niên hiệu của vị vua Lý thứ ba này. Tượng Phật Di Lặc chùa Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền hoặc chuông Phả Lại, vạc Phổ Minh lại là ở những nơi khác vào thời gian khác. Nếu Không Lộ chỉ là 1 người thì không thể có chuyện lại tham gia đúc nên cả 4 đồng khí này.
Vì Không Lộ là tên giáo phái nên ở đây có thể hiểu là những đại đồng khí trên đã do giáo phái Không Lộ đảm nhận việc đúc nên ở các thời kỳ khác nhau. Như thế thì giáo chủ của giáo phái ở các thời gian đó cũng khác nhau, không phải chỉ là 1 người. Câu chuyện Không Lộ thiền sư đi sang Trung Quốc chở đồng đen về đúc chuông có lẽ muốn nói giáo phái này đã học được nghề đúc đồng tới mức thu hút hết tinh hoa của nghề này về nước ta. Không Lộ thiền sư được các làng nghề đúc đồng trên cả nước tôn làm vị tổ nghề.

IMG_6470Một số tháp Phật và gạch hoa thời Lý mới phát lộ ở Nam Định.

Câu đối đền Lại Trì về tứ đại khí nước Nam:
四噐容成南越地
一囊括尽北京銅
Tứ khí dung thành Nam Việt địa
Nhất nang quát tận Bắc Kinh đồng.
Dịch:
Bốn đồ chứa nên đất Nam Việt
Một túi gói hết đồng Bắc Kinh.

IMG_7017Gian thờ Dương Không Lộ ở đền Lại Trì.

Về giáo lý, có thể Không Lộ nghĩa đúng không phải là tài bay trên không của các vị thiền sư như vẫn nghĩ. Không Lộ là con đường của đạo Không. Thiền uyển tập anh còn lưu một bài thơ của Không Lộ thiền sư như một tâm yếu chú, như sau:
Đoán luyện thân tâm thủy đắc thanh
Sâm sâm trực cán đối hư đình
Hữu nhân lai vấn không không pháp
Thân tọa bình biên ảnh tập hình.
Dịch:
Rèn luyện thân tâm tựa nước thanh
Sân thênh cổ thụ tỏa sum cành
Có người xin hỏi nguồn Không pháp
Lưng dựa bình phong, bóng tựa hình.
Bài thơ có nhiều dị bản, nhưng câu “Hữu nhân lai vấn không không pháp” cho thấy rõ “phép” của Không Lộ thiền sư là “Không pháp”. Nó cũng là lời giải thích cho danh xưng Không Lộ của giáo chủ giáo phái này.
Giáo phái Không Lộ từng phổ biến chính ở vùng Nam Định – Thái Bình, với trung tâm là 2 ngôi chùa Keo ở 2 bên sông Hồng. Chữ Keo có thể nghĩa là Cả, là thủ lĩnh hay giáo chủ. Chùa Keo nghĩa là chùa Cả, trung tâm của giáo hội.

P1170499Gian ngoài chùa Keo Thái Bình.

Về tăng lữ của phái Không Lộ, có thể thấy các chùa thờ Không Lộ và Từ Đạo Hạnh thường ban đầu không có sư trụ trì như chùa Keo Hành Thiện, Keo Thái Bình hay chùa Đại Bi. Điều này nay có thể hiểu vì giáo phái của Không Lộ khác với Phật giáo chính dòng.
Điểm đặc biệt là ở các chùa thờ Không Lộ và Từ Đạo Hạnh tới nay còn lưu được nghi lễ hầu thánh bằng múa rối đầu gỗ, là các thánh tượng, đại diện cho giới tăng lữ của giáo phái này. Câu chuyện về các thánh tượng này có liên quan đến truyền tích Pháp sư diệt thần Xương Cuồng trong Lĩnh Nam chích quái. Vị pháp sư và các đệ tử của mình đã diệt được thần Xương Cuồng chính là Không Lộ thiền sư.

P1170531Các thánh tượng đầu gỗ ở chùa Keo Thái Bình.

Với đầy đủ tam bảo: giáo chủ, giáo lý và tăng lữ, rõ ràng phái Không Lộ có thể được coi là một Đạo, phổ biến và có vai trò lớn dưới thời Lý. Vua Lý cũng là đệ tử của giáo phái này (Lý Thần Tông là hóa thân của Từ Đạo Hạnh) và giáo chủ Không Lộ được tôn làm Lý triều quốc sư. Đây mới là tôn giáo chính của nước ta dưới thời nhà Lý.

Những bảo vật Đại Việt và Đại Hưng

Tiền đồng đầu tiên của nước ta hiện nay đang được cho là đồng tiền Thái Bình hưng bảo với chữ Đinh ở mặt sau vì nó tương ứng với niên hiệu Thái Bình của vua Đinh Tiên Hoàng theo sử sách. Tuy nhiên, trên tất cả các đồng tiền được biết hiện nay chữ đầu tiên không phải chữ Thái 太, mà là chữ Đại 大. Điều này làm cho giới chuyên môn xác định tên đồng tiền này phải đọc là Đại bình hưng bảo. Rắc rối ở chỗ như vậy tên đồng tiền lại không tương ứng với bất kỳ niên hiệu nào của ta cũng như của Trung Quốc.
Lạ hơn nữa còn có đồng tiền với các chữ ghi rõ ràng là Đại Việt thông bảo 大越通寶 đã được tìm thấy ở nước ta. Theo TS. Phạm Quốc Quân, nguyên giám đốc Bảo tàng lịch sử Việt Nam, thì đồng tiền Đại Việt thông bảo được nhà sưu tầm Nguyễn Đình Sử thu thập ở khu vực huyện Yên Mô của tỉnh Ninh Bình từ năm 2006. Đồng tiền này từng được triển lãm trong dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long tại Bảo tàng Hà Nội.
Đồng Đại Việt thông bảo có đường kính 24,9 mm, đường kính lỗ là 6,1 mm, độ dày 1,3 mm, trọng lượng 3,5 g. Giám định lớp patin trên tiền xác nhận đây là tiền cổ thật sự. Kích thước lỗ rộng và dạng thư pháp của chữ cho nhận định rằng đây là tiền có niên đại tương đương với đồng Đại bình hưng bảo (Phạm Quốc Quân, Tạp chí Khảo cổ học 5-2007).
Vấn đề làm các tác giả lúng túng là ở thời kỳ nhà Đinh thì làm gì có quốc danh Đại Việt vì mãi tới Lý Thánh Tông, vị vua thứ ba của nhà Lý, sau khi lên ngôi mới đặt tên nước là Đại Việt. Vì thế có ý kiến cho rằng đây là tiền Đại Định thông bảo đã được “sửa” chữ Định 定 thành chữ Việt 越. Ý kiến này khó có thể chấp nhận được vì hai chữ này rất khác nhau và như nêu trên đồng Đại Việt thông bảo có kích thước và thư pháp khác. Đồng thời đồng tiền này không chỉ thấy ở Việt Nam mà trong một số bộ sưu tầm của Trung Quốc và Nhật Bản cũng có loại tiền Đại Việt thông bảo này.

DVTB

Tiền Đại Việt thông bảo ở nước ngoài.

TS. Phạm Quốc Quân cho rằng đồng Đại Việt thông bảo là tiền của nhà Đinh, dùng từ khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất 12 sứ quân năm 968 cho tới khi lấy niên hiệu Thái Bình năm 970 thì chuyển sang tiền Đại bình hưng bảo. Và rằng quốc hiệu của nhà Đinh là Đại Việt, thay cho Đại Cồ Việt như sử sách vẫn chép.
Như vậy, những cách giải thích hiện nay cho 2 đồng tiền cổ này đều chưa thỏa đáng. Một là không có niên hiệu, tên gọi Đại Bình nào ở thời Đinh cả. Hai là tên nước của vua Đinh không phải là Đại Việt, vì sau đó đến đời Lý tên này mới được đặt. Vậy phải hiểu những tên gọi trên hiện vật khảo cổ của thời kỳ này như thế nào?
Khi nhìn rộng ra hơn phạm vi nước “Đại Việt” ngoài miền Bắc Việt ngày nay thì thấy rõ: Đại Việt là quốc hiệu của nước do Lưu Cung thành lập, đô đóng ở Quảng Châu. Đồng tiền Đại Việt thông bảo là tiền của thời Lưu Cung khi mới lập quốc năm 917 cho tới khi đổi tên nước.
Lý do dùng quốc hiệu chứ không phải niên hiệu vua trên đồng tiền của thời kỳ này cũng dễ hiểu. Khi nhà Đường suy yếu, các khu vực trong Trung Hoa tự tách ra lập thành các quốc gia riêng. Thời kỳ này còn gọi là thời Hoa Nam thập quốc. Với cả chục quốc gia cùng chung văn tự, văn hóa nằm cạnh nhau như vậy rõ ràng dùng quốc hiệu để đặt tên tiền sẽ giúp phân biệt được tiền giữa nước này với nước kia. Nước Đại Việt của Lưu Cung không phải là ví dụ duy nhất dùng quốc hiệu cho tiền của mình. Thời kỳ này còn có đồng tiền Đường Quốc thông bảo của nước Nam Đường có cách đặt tên tương tự.

Dai Viet quoc

Mảnh gạch Đại Việt… tìm thấy ở động Thiên Tôn, Ninh Bình.

Tên gọi Đại Việt còn được dùng trên các viên gạch để xây thành thời kỳ này ở miền Bắc Việt. Những viên gạch với dòng chữ Đại Việt quốc quân thành chuyên大越國軍城塼 tìm thấy ở  Hoa Lư, Hoàng thành Thăng Long và một số nơi khác là bằng chứng về sự hiện diện của Lưu Cung trên vùng đất Bắc Việt. Thành Hoa Lư chính là được xây dựng dưới thời Lưu Cung như một trị sở ở Bắc Việt.
Phát hiện những viên gạch xây thành Hoa Lư mang tên Đại Việt quốc quân thành chuyên và đồng tiền Đại Việt thông bảo ở Ninh Bình cho thấy Lưu Cung đã có khá nhiều thời gian để đúc tiền và xây thành trên đất Bắc Việt. Vì thế sự kiện Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng buộc phải xem xét lại…

Dai Hung binh baoTiền Đại Hưng bình bảo có chữ Đinh ở mặt sau.

Việc nhìn nhận tên nước Đại Việt trên đồng tiền cũng dẫn đến khả năng giải nghĩa cho đồng Đại bình hưng bảo. Đồng tiền này theo cách đọc thuận chiều kim đồng hồ sẽ là Đại Hưng bình bảo. Đại Hưng chính là tên nước mà Lưu Cung đã đổi sang từ tên Đại Việt. Sử Tàu biến hóa thành nước Đại Hán rồi Nam Hán, trong khi Lưu Cung lập nước gọi là Việt rõ ràng từ quốc danh Đại Việt đầu tiên.
Như thế tiếp theo đồng tiền Đại Việt thông bảo với của triều đại Lưu Cung là tiền Đại Hưng bình bảo. Đồng tiền này có thể có chữ Đinh ở mặt sau hoặc không. Chữ Đinh ở đây không phải là họ vua mà là từ để chỉ khu vực phía Tây hay Tĩnh Hải quân thời kỳ này. Đinh, Tĩnh đều là tính chất của phương Tây trong Dịch học.
Nhiều khả năng ở khu vực phía Tây nước Đại Hưng có trị sở ở Hoa Lư thì tiền Đại Hưng bình bảo có chữ Đinh được sử dụng phổ biến. Còn ở phía Đông nước này (tức là vùng Thanh Hải quân ở Quảng Đông) bắt đầu dùng niên hiệu vua trên đồng tiền. Ví dụ như gặp đồng Càn Hanh trọng bảo 乹亨重寳 với niên hiệu Càn Hanh của Lưu Cung.

Can hanh

Đồng tiền Càn Hanh trọng bảo.

Hai đồng tiền cổ và viên gạch của Đại Việt – Đại Hưng triều đại từ Lưu Cung lại hiện hữu ở kinh đô Hoa Lư. Vậy mối quan hệ giữa nước Đại Việt này với nước “Đại Cồ Việt” của nhà Đinh là như thế nào? Nhà Đinh dùng tiền gì và xây thành bằng gạch gì? Sao lại không thấy hiện vật của nhà Đinh ở chính kinh đô của mình? Lịch sử giai đoạn này quả đang còn rất nhiều bí ẩn chưa được làm sáng tỏ.

Đôi điều về các thủy thần ở Phủ Lý Hà Nam

Thông tin giới thiệu đình Văn Xá thuộc thôn Văn Xá (Đức Lý, Lý Nhân, Hà Nam). Đây là một di tích được xếp hạng quốc gia, có nhiều chạm khắc gỗ đẹp.
Đình thờ nhị vị Thủy tề Long vương cùng song thân. Thần phả, sắc phong và truyền thuyết kể rằng, vào đời vua Lý Thái Tổ, ở Văn Xá, huyện Thanh Liêm có ông Cao Phúc kết hôn với bà Từ Thị Lang ở Văn Xá, huyện Nam Xang. Hai ông bà tuổi cao mà vẫn chưa có con. Một hôm, hai ông bà vớt được hai quả trứng trắng ngoài sông bèn đem về, 100 ngày sau nở ra 2 con rắn trắng, một con dưới bụng có chữ Câu Mang anh, một con có chữ Câu Mang em. Hai ông bà để nuôi và thương yêu như con đẻ.
Một năm ở Thanh Liêm trời làm dịch bệnh, hai ông Cao Mang làm mưa to gió lớn tẩy trừ dịch bệnh cho dân rồi làm ra một cái giếng sâu và đi mất. Tương truyền, cái giếng này ở Văn Xá, Nam Xang có mạch thông sang Văn Xá, Thanh Liêm. Dân Văn Xá, Thanh Liêm lập miếu thờ. Cũng năm đó lũ to làm đê vỡ, hai ngài Bạch Xà từ giếng ra, đầu gối bên này, đuôi chạm bên kia nằm chắn khúc đê vỡ để ngăn dòng nước chảy, sau hai ngài lại ra sông đi mất. Quan sở tại tâu lên triều đình, nhà vua phong cho hai ngài là Nhị vị Thủy tề Long vương, thân phụ là Văn Phúc đại Vương, thân mẫu là bà Từ Văn Lang công chúa. Năm sau ở Nam Xang lại có dịch bệnh. Từ bà hóa thành con nghê tới làm phép chữa bệnh cho dân. Dân Nam Xang lập miếu thờ…

Chinh dien dinh Van XaChính điện đình Văn Xá.

Câu đối ở đình Văn Xá:
神化是何年交接禮文猶然敘南舍外鄉青林内邑
民思到今日希奇事業如復覩黄雲捲霧洪水平流
Thần hóa thị hà niên, giao tiếp lễ văn do nhiên, tự nam xá ngoại hương, thanh lâm nội ấp
Dân tư đáo kim nhật, hy kỳ sự nghiệp như phục, đổ hoàng vân quyển vụ, hồng thủy bình lưu.
Dịch:
Thần hóa tự năm nào, lễ văn giao tiếp còn đây, tụ họp quán Nam ngoài làng, bầy yên trong ấp
Dân nhớ tới nay hiện, sự nghiệp lạ kỳ như vẫn, trông thấy mây vàng cuốn móc, nước Hồng lặng trôi.

IMG_6557.JPGHậu cung thờ Nhị vị thủy thần ở đình Văn Xá.

Sự tích về 2 vị con Mãng xà mang cái tên đầy “thần thoại” – Câu Mang không khỏi gây sự nghi ngờ về tính xác thực của câu chuyện. Ngay chính thủ từ của đình Văn Xá cũng gọi đó là thờ sự “linh ứng”, chư không nên tin vào điều phi khoa học.
Tuy nhiên, cái “lý” của truyền thuyết dân gian luôn có. Những câu chuyện được kể dù kỳ bí nhưng đều có nền tảng là những sự kiện nhân vật hiển hiện.
Câu Mang là một cái tên thần gặp khá nhiều, thậm chí trong thần thoại Trung Hoa cổ, chỉ Mộc thần hướng Đông. Còn ở Lý Nhân ngay trong phần giới thiệu ở trên cũng đã có những thông tin giải thích cái tên này:
– Mang = Mường, tương tự như địa danh Nam Xang là Nam Xương trong truyện Người thiếu phụ Nam Xương của Truyền kỳ mạn lục (nay còn có đền thờ ở Lý Nhân là đền Vũ Điện ở xã Chân Lý, Lý Nhân, Hà Nam). Mường nghĩa rộng là đất nước, chứ không phải chỉ là bản mường.
– Câu = Cao = Cả, chỉ thủ lĩnh, người đứng đầu.
Như thế Câu Mang = Cả Mường hay thủ lĩnh của đất nước. Hai vị thần Câu Mang là 2 vị thủ lĩnh tầm cỡ quốc gia.

IMG_7360.JPGNghi môn đình Công Đồng.

Cũng ở khu vực này còn có đình Công Đồng (thôn Tiên Lý, Đồn Xá, Phủ Lý, Hà Nam). Đình Công Đồng thờ ông Trương Minh và Liên Hoa công chúa có công đánh giặc Ân. 3 người con của 2 vị này là Trương Đức, Trương Hiền và Trương Bảo được thờ ở các ngôi đền nhỏ gần đình Công Đồng gọi là Đức thánh Cả, Đức thánh Hai và Đức thánh Ba. Đình Công Đồng cũng đã được xếp hạng di tích quốc gia, trong đình còn lưu được nhiều hoành phi, câu đối, đồ thờ và các mảng chạm khắc rất đẹp.

IMG_6652 (2).JPGChạm khắc ở đình Công Đồng.

Có thể thấy sự tích 2 ngôi đình Văn Xá ở Lý Nhân và Công Đồng khá tương đồng. Trương hay Trưởng cũng như Câu – Cao là những từ chỉ thủ lĩnh. Mô típ truyện các thủy thần sinh ra từ trứng ở khu vực này có thể quy chung về sự tích của vua cha Bát Hải Động Đình và các vị quan lớn trong Thoải phủ. Điển hình ở Hà Nam là nơi có đền Lảnh, nơi thờ chính của Quan lớn đệ Tam Thoải phủ tại huyện Duy Tiên.
Ngay cái tên “đình Công Đồng” cũng đã chỉ ra sự tích 3 vị thánh ở đây là các vị quan lớn của ban Công đồng trong Tứ phủ. Cha của các vị này chính là đức vua cha Bát Hải hay Lạc Long quân. Công chúa mẹ của các vị này là Mẫu Thoải hay Long nữ Động Đình.
Như vậy, truyện các vị thần Câu Mang ở Lý Nhân không phải xảy ra vào thời Lý, mà là thời Hùng Vương. Chữ Lý ở đây chỉ là từ chỉ vua nói chung, gần giống như chữ Hùng vì Lý = lửa, là mặt trời, ánh sáng, chỉ thủ lĩnh. Không rõ chữ “Lý” trong các địa danh Phủ Lý, Lý Nhân, Tiên Lý có phải cùng với nghĩa này không.

Hoanh phi dinh Van XaHoành phi “Lý đại phi anh” ở đình Văn Xá.

Truyền tích đình Công Đồng kể các vị thánh họ Trương giúp vua Hùng đánh giặc Ân. Giặc Ân đây không phải giặc Ân thời Phù Đổng thiên vương, mà Ân = Ơn là số 2, chỉ hướng Xích đạo. Lạc Long Quân cùng các vị quan lớn đã đánh giặc Thục, là dòng của Đế Nghi ở hướng Nam (nay) nên còn gọi là Ân. Sự tích đánh giặc Ân tương tự cũng gặp ở đền Đức thánh Cả Bột Hải đại vương tại Thái Đường (Ứng Hòa, Hà Nội).

Bàn về loại gạch Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo

Loại gạch có dòng chữ  Lý gia đệ tam đế Long Thủy Thái Bình tứ niên tạo là loại gạch sớm nhất của nhà Lý còn để lại cho tới nay. Loại gạch này gặp ở một số di tích quan trọng, cụ thể là:
1. Hoàng thành Thăng Long: đây là lớp gạch gặp khá nhiều, nằm trên các lớp gạch Giang Tây quânĐại Việt quốc quân thành chuyên. Ở Thăng Long loại gạch này còn dùng để xây tháp Báo Thiên (nay đã mất dấu tích) vì Phạm Đình Hổ trong sách Tang thương ngẫu lục đã chép:
… Những hòn gạch hoa, hòn viên nào cũng khắc chữ “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”. Lại có câu thơ:
Lý Thị cố cơn thành mậu thảo
Thái Bình duy tích uỷ tàn chuyên.
(Lý Thị nền xưa vùng cỏ tốt
Thái Bình hiệu cũ đống sành hoang). 

P1120725

2. Chùa Phật Tích, Bắc Ninh: Ngôi chùa này nổi tiếng với bức tượng Phật ngồi trên tòa sen của đời Lý. Dưới nền chùa Phật Tích ở Tiên Du, Bắc Ninh đã phát hiện một nền tháp được xây dựng có sử dụng loại gạch Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo (ảnh từ Internet).

cdv-nenmong-10_jpg

3. Tháp Tường Long, Đồ Sơn, Hải Phòng:
Ở trên dãy Đồ Sơn còn một nền tháp khá lớn được xây dựng bằng những viên gạch Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo. Tương truyền rằng vua Lý Thánh Tông khi đi qua đây, đêm nằm mộng thấy rồng vàng xuất hiện, nên cho xây một tòa tháp cao, đặt tên là Tường Long. Di vật còn lại ở khu vực này ngoài nền gạch có nhiều viên gạch có chữ còn có một phần bệ tượng Phật thời Lý trang trí tương tự như bệ tượng Phật ở chùa Phật Tích.

IMG_5731 (2)So sánh các viên gạch ở 3 địa điểm khác nhau trên có thể thấy những viên gạch này đều làm theo một tiêu chuẩn, hình chữ nhật, ở chính giữa có ô gồm 2 dòng chữ 李家第三帝龍瑞太平四年造 (Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo) bằng loại chữ khải khá đẹp và giống nhau.
Khó có thể chấp nhận rằng những viên gạch này làm từ cùng một chỗ, rồi mang vận chuyển đi các nơi cách xa nhau như vậy để xây. Nhiều khả năng khuôn chữ và khuôn gạch là thống nhất, từ một chỗ. Còn gạch được sản xuất ở từng địa phương có di tích.
Dù thế nào thì sự đồng nhất giữa các viên gạch này cho thấy các di tích này được làm một cách tập trung từ triều đình của Lý Thánh Tông, cùng một lúc, cùng một khuôn, chứ không phải hành động ngẫu nhiên của các địa phương. Bản thân chữ “tạo” trên gạch có thể không phải chỉ là làm ra viên gạch đó, mà là chỉ công trình dùng loại gạch này được xây dựng năm như ghi trên gạch. Nói cách khác, những viên gạch này là một dạng văn bia của các di tích mà chúng được dùng để xây nền móng.
Về nghĩa, Lý gia đệ tam đế thì đã rõ là vua Lý Thánh Tông. Nhưng tại sao gạch xây thành Thăng Long lại là gạch của vua Lý Thánh Tông chứ không phải Lý Thái Tổ? Lý Thái Tổ theo sử sách hiện tại đã cho dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, nhân đi trên sông Hồng thấy rồng vàng bay lên nên đặt tên kinh thành là Thăng Long. Nhưng tại sao không tìm thấy viên gạch nào mang niên hiệu Thuận Thiên của Lý Thải Tổ ở Thăng Long cũng như ở các nơi khác? Thay vào đó lại là việc xây dựng thành Thăng Long và một loạt các điểm khác dưới thời Lý Thánh Tông, năm thứ 4.
Căn cứ vào hiện vật khảo cổ để lại là những viên gạch được ghi chữ rõ ràng thì người xây thành Thăng Long, và hiển nhiên cũng là người đã dời đô ra Thăng Long, phải là vị vua thứ ba của nhà Lý là Lý Thánh Tông.
Thêm vào đó Lý Thánh Tông mới là người đã đặt tên nước là Đại Việt. Trước đó, 2 vị vua đầu nhà Lý không thấy sử sách chép gọi tên nước là gì. Như thế Lý Thánh Tông khi lên ngôi đã chính thức xưng hoàng đế, đặt tên nước là Đại Việt và tiến hành dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.

IMG_5704

Một phần bệ tượng Phật và chân cột chạm hoa sen còn lại ở khu tháp Tường Long.

Còn sự kiện thấy rồng bay lên trên sông Hồng được xác nhận bằng di tích tháp Tường Long ở Đồ Sơn của Lý Thánh Tông. Tường Long nghĩa là rồng hiện hình tỏ tường. Tháp Tường Long nằm trên dải núi Đồ Sơn hình như một con rồng 9 khúc đang ngậm ngọc (đảo Hòn Dấu). Đồ Sơn cũng rất gần với của sông Hồng đổ ra biển là cửa Thái Bình. Nếu tính đường sông thì từ kinh đô Thăng Long tiến ra biển gần nhất chính là đi về cửa Thái Bình giữa Hải Phòng và tỉnh Thái Bình ngày nay.
Đặc biệt, niên hiệu của vua Lý Thánh Tông ghi trên gạch cũng liên quan tới sự kiện này. Long Thụy Thái Bình nghĩa là chỉ điềm rồng (long thụy) khi vua lên ngôi (thái bình), hoặc thậm chí chỉ rồng bay lên trên đất Thái Bình, tức là khu vực Đồ Sơn.
Con Rồng ở đất Thái Bình có khả năng chỉ… Lạc Long Quân, mà được vùng này thờ là vua cha Bát Hải Động Đình tại đền Đồng Bằng (Quỳnh Phụ, Thái Bình). Câu đối ở đền Đồng Bằng:
四千年國俗尚神捌海龍飛傳異蹟
十八號雄朝出世洮江虎略振靈聲
Tứ thiên niên quốc tục thượng thần, Bát Hải long phi truyền dị tích
Thập bát hiệu Hùng triều xuất thế, Đào giang hổ lược chấn linh thanh.
Dịch:
Bốn nghìn năm nước gọi thượng thần, biển Bát rồng bay truyền tích lạ
Mười tám hiệu triều Hùng xuất thế, sông Đào hổ lược dậy danh thiêng.
Những viên gạch Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo là bằng chứng xác thực việc thiên đô từ Hoa Lư ra Thăng Long đã xảy ra dưới thời Lý Thánh Tông. Lịch sử của nhà Lý do đó buộc phải xem xét lại, để trả về đúng vị trí và công nghiệp cho 3 vị vua đầu triều Lý.

Sứ quân Lã Đường và thời Đại Việt lập quốc

Loạn 12 sứ quân ở Việt Nam là sự kiện không hề được các thư tịch Trung Hoa nói tới. 12 sứ quân thực ra là được sử Việt chắp nối dựa trên các sự tích địa phương dựng nên. Các sứ quân này khi xét kỹ đều là những nhân vật của thời kỳ khác. Điển hình, sứ quân mạnh nhất là Đỗ Cảnh Thạc ở vùng Thanh Oai – Quốc Oai lại là cách kể khác của chuyện thừa tướng Lữ Gia nhà Triệu Nam Việt từ thời trước Công nguyên. Đằng Châu Phạm Phòng Ất ở vùng Hưng Yên xét kỹ phải là Sĩ Nhiếp, cai quản Giao Châu tự trị dưới triều Ngô Vương Quyền thời Tam Quốc…
Một trong 12 sứ quân được kể đến là tướng Lã Đường ở vùng Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên). Theo truyền thuyết làng Khoai, nay là làng Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên thì ông là người sở tại, thủa nhỏ còn có tên gọi khác là Lã Tá Phi vốn người cao lớn, thông minh, văn võ song toàn. Ông được sinh ra trong một gia đình hào trưởng giàu có, cha ông là Lã Đại Liệu, nguyên là bộ tướng của sứ quân Trần Lãm và đã lập được nhiều chiến công dưới thời Ngô Quyền. Lớn lên ông kế nghiệp cha lập ấp và cai trị nhân dân khu vực Tế Giang. Gặp thời loạn, thế lực của ông trở thành một trong những đại diện cát cứ mạnh nhất thời 12 sứ quân.
Tương tự, các di tích miếu Bản Thổ và đình Cự Chính ở Hà Nội cũng thờ Lã Tá Đường cùng với cha ông là Lã Đại Liệu. Theo thần tích, Lã Đại Liệu cha ông vốn là người võ nghệ siêu quần, được mệnh danh là đại đô vật, hô phong hoán vũ và là bộ tướng thứ 7 của Trần Lãm dưới thời Ngô Vương, có công đánh đuổi giặc Nam Hán.
Ngay trong những thần tích trên cũng đã lộ ra những điều khó hiểu. Trần Lãm là người gốc Quảng Đông, nổi lên làm sứ quân sau khi nhà Ngô suy sụp. Vậy làm sao bộ tướng Lã Đường của Trần Lãm lại tham gia đánh quân Nam Hán cùng với Ngô Vương? Trần Lãm và Lã Đường đều là trong 12 sứ quân thời đó, làm sao Lã Đường lại là bộ tướng của Trần Lãm được?

P1300924Đình Bến ở Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên.

Theo thần tích đình Thắm, làng Đan Nhiễm, thị trấn Văn Giang thì Lã Tá Đường bị tướng Chu Công Mẫn đánh bại, Lã Tá Đường bị chém đầu, thủ cấp bị mang về thành Hoa Lư. Chu Công Mẫn là người làng Đan Nhiễm, nên xưa dân 2 làng Phụng Công và Đan Nhiễm thường có hiềm khích với nhau.
Lã Tá Đường cũng được thờ tại đền Thượng, xã Mỹ Hà, Mỹ Lộc, Nam Định nhưng thần tích ở đền thì lại cho biết ông là sứ quân quy hàng Đinh Bộ Lĩnh và được vua ban ruộng đất ở đây cho dân thờ phụng. Điều này có vẻ đúng hơn. Đinh Bộ Lĩnh được Trần Lãm gả con gái và trao lại binh quyền. Như thế Lã Đường là bộ tướng của Trần Lãm, đi theo Đinh Bộ Lĩnh thì hợp lý hơn là thành ra sứ quân đối đầu với Đinh Bộ Lĩnh?
Một nơi thờ Lã Đường khác là đình thôn Cầu, trước là Cầu Bây (Thạch Cầu, Long Biên, Hà Nội) với sự tích có nhiều chi tiết hết sức kỳ lạ về vị sứ quân này.
Theo các cụ kể lại, thần quê chính ở Văn Giang, làm tướng theo Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn Thập nhị sứ quân. Tướng Lã Lang Đường là mô sinh của Lý Công Uẩn, ông được thầy Lý dạy văn, dạy võ, sau ông tập hợp dân binh kéo quân theo nhà Đinh. Đoàn thuyền mang quân về Nam Định, Ninh Bình, rồi vào khu Bãi Sậy (Hưng Yên). Ông đánh tan bọn đầu trộm đuôi cướp, chở thuyền về Thăng Long. Quân bại trận, ngựa ngã chết nhiều, chất đống thành cánh đồng Mả Ngựa. Về đến Cầu Bây ông gặp ba mẹ con bà bán nước, ông dừng chân. Bà bán nước phát hiện máu ở cổ ông đang rỉ chảy, ông sờ tay lên vai mới biết mình bị thương nặng. Ông vượt cầu qua sông Nghĩa Trụ rồi mất ở cánh đồng Cuốc.”
Cầu Bây là nơi lễ hội có tục chém lợn được nhắc đến trong thời gian gần đây do hình ảnh cổ súy “sát sinh” này tỏ ra không còn hợp với thời đại. Tục lệ tế lợn không đầu cũng thấy ở đình Bến (Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên), cũng là đền thờ tướng Lã Đường. Tục lệ này liên quan đến việc Lã Đường bị thương ở cổ và hy sinh như được kể đến trong thần tích trên.
Thần tích ở Cầu Bây cho biết Lã Đường là một tướng theo Đinh Bộ Lĩnh đi dẹp loạn, chứ không phải một sứ quân. Đặc biệt thông tin Lã Đường là môn sinh của Lý Công Uẩn thì không thể hiểu nổi theo sử sách hiện tại. Từ thời 12 sứ quân và Đinh Bộ Lĩnh đến khi có Lý Công Uẩn còn qua cả một triều đại của nhà Tiền Lê. Môn sinh của Lý Công Uẩn sao lại là tướng hay sứ quân thời Đinh được?

P1320395Đình Cầu ở Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội.

Đọc thêm những câu đối trong đình Cầu thì còn kỳ lạ hơn nữa. Câu đối ở tòa đại đình ghi (theo sách Hà Nội danh thắng và di tích):
Dực bảo trung hưng thiên cổ tự
Hòa đao mộc lạc trấn Nam phương.
Hòa đao mộc lạc” là cụm từ gặp trong bài sấm ký trên cây gạo khi Lý Công Uẩn lên ngôi:
Thụ căn diểu diểu
Mộc biểu thanh thanh
Hòa đao mộc lạc
Thập bát tử thành
Hòa đao mộc” 禾刀木 là chiết tự của họ Lê 梨. Nghĩa của bài sấm này ám chỉ là nhà Lê mất thì nhà Lý lên thay.
Một câu đối khác hiện còn ở trong cung thờ Lã Lang Đường tại đình Cầu:
雲騰雙鳳天降兩龍聖跡後光傳易録
祐翌和刀陣扶石馬神威中外凛靈聲
Vân đằng song phượng, thiên giáng lưỡng long, thánh tích hậu quang truyền dị lục
Hữu dực hòa đao, trận phù thạch mã, thần uy trung ngoại lẫm linh thanh.
Dịch:
Đôi phượng cưỡi mây, hai rồng đậu xuống, tích thánh ngời sau truyền chuyện lạ
Hòa đao thần giúp, ngựa đá xung trận, oai thần ngoài khắp tiếng thiêng xa.
Vế đối đầu nói tới sự tích địa phương về việc có một bầy tiên nữ đến xây khu vực này cầu, làm đánh thức con rồng đang ngủ. Con rồng hiện thành gà gáy kêu to báo trời sáng làm bầy tiên bay về trời. Do đó có một cây cầu đá tiên xây chưa xong còn lơ lửng giữa dòng sông…
Vế đối sau rõ ràng nói tới chiến tích của Lã Lang Đường như kể trong thần tích. Đặc biệt ở đây một lần nữa có cụm từ “Dực hòa đao”, tức là phò giúp họ Lê vì “hòa đao” là chiết tự rút gọn của chữ .
Tới đây thì thật không biết vị tướng Lã Đường này “phục vụ trong quân ngũ” của ai. Lúc thì là bộ tướng của Trần Lãm và cùng Ngô Vương đánh giặc. Lúc thì là môn sinh của Lý Công Uẩn nhưng lại làm tướng dẹp loạn cho Đinh Bộ Lĩnh. Lúc thì lại có công trạng phò tá, trung hưng nhà Tiền Lê…
Những câu chuyện đầy mâu thuẫn này của vị tướng Lã Đường chỉ có thể hiểu khi nhìn nhận lại giai đoạn lịch sử Việt Nam sau thời phân rã Hậu Đường theo sử thuyết mới:
– Lưu Nham thay anh là Lưu Ẩn nhận chức Tiết độ sứ cho cả 2 vùng Tĩnh Hải và Thanh Hải. Truyền thuyết Việt gọi Lưu Nham là sứ quân Trầm Lãm (Lưu Nham thiết Lãm), chiếm giữ vùng ven biển phía Đông (Trần chiết tự là Đông A).
– Lưu Nham thực ra mang họ Lê vì cha là Lưu Tri Khiêm, thứ sử Phong Châu. Lưu Tri thiết Ly, . Lê cũng đọc là Lý trong phát âm tiếng Trung.
– Lưu Nham ngay sau đó tự lập nước Đại Việt, đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Đông). Ông đổi tên thành Lưu Cung. Vì thế truyền thuyết Việt còn gọi ông là Lý Công Uẩn (Lê Cung – Lê Ẩn), là vị “Thái Tổ” của nhà Lý nước Đại Việt đầu tiên.
– Vì đô thành của nước Đại Việt này đóng tại Phiên Ngung hay Phiên Ngu nên sử Việt còn gọi triều đại của Lê Nham là triều Ngô (Ngô Vương).
Lã Đường là bộ tướng của Trần Lãm, hay môn sinh của Lý Công Uẩn, cùng Ngô Vương đánh giặc và phò giúp nhà Lê đều chỉ là cùng một chuyện. Nghĩa là Lã Đường là tướng của Lê Nham – Trần Lãm – Ngô Vương – Lý Công Uẩn, có công cùng Lê  Nham lập quốc.
Triều Ngô – Tiền Lê của Lê Nham sau đổi tên nước thành Đại Hưng, sách Tàu chép thành Nam Hán. Tới thời Lê Sưởng (Lưu Sưởng) thì bị nhà Tống tấn công, phần đất Thanh Hải cùng kinh đô Phiên Ngô thất thủ. Phần đất Tĩnh Hải là vùng Bắc Việt trước đó do con rể của Trần Lãm hay Lưu Cung là Lý Tiến cai quản. Lý Tiến được sử Việt gọi là Đinh Bộ Lĩnh, nghĩa là thủ lĩnh của Đinh bộ – Tĩnh Hải quân, hay Nam Việt Vương Đinh Liễn (Lý Tiến thiết Liễn). Lý Tiến là người quê ở Cổ Pháp (Bắc Ninh), là Lý Công Uẩn thứ 2 của triều Lý nước Đại Việt thứ 2 (tới Lý Thánh Tông mới lấy lại tên nước Đại Việt). Như thế Lã Đường là bộ tướng của tiền triều Lê Nham, sau đó theo hoặc chống Đinh Bộ Lĩnh hay Lý Công Uẩn 2 gây dựng quốc gia Đại Việt trên đất Tĩnh Hải.
Chính sử Việt giai đoạn này còn nhắc tới một nhân vật họ Lã khác. Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ ghi: “Xét Thập quốc thế gia Ngô Xương Văn mất ở Giao Châu, tướng tá của ông là Lã Xử Bình và Thứ sử Phong Châu là Kiều Tri Hựu tranh nhau lên thay. Giao Chỉ đại loạn, Đinh Liễn ở Giao Châu đánh tan hai người ấy, Xưởng giao cho Liễn làm Tiết độ Giao Châu…”.
An Nam chí lược của Lê Tắc chép: “Đến khi Ngô Xương Văn chết, thì có bộ thuộc là Ngô Xử Bình, giành làm vua; Đinh Bộ Lĩnh giết Ngô Bình, lãnh nước Giao Chỉ, tự xưng là Vạn Thắng Vương“.
Các tư liệu cho biết Lã Xử Bình là tướng của Ngô Xương Văn, thậm chí còn được lấy họ Ngô của vua. Sau khi Ngô Vương mất Lã Xử Bình nổi lên ở Giao Châu rồi bị Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp. Đinh Bộ Lĩnh dẹp được Lã Xử Bình thì mới tiếp quản được Giao Châu. Lã Xử Bình như vậy là một thế lực đối đầu chủ yếu với Đinh Bộ Lĩnh nhưng lại không hề có mặt trong danh sách 12 sứ quân hiện nay. So sánh có thể thấy Lã Xử Bình chính là Lã Đường, vốn là tướng của Ngô Vương (Văn Xương thiết Vương) – Lê Nham, sau chống lại Lý Tiến – Đinh Bộ Lĩnh Giao Châu.
Giai đoạn chuyển tiếp, mở đầu độc lập của nước Đại Việt thật rối như tơ vò bởi những thông tin lịch sử của ta và tàu đầy mâu thuẫn. Chuyện về sứ quân Lã Đường là một trong những đầu mối để gỡ được cái mối tơ nhùng nhằng đó, trả lại đúng lịch sử cho những vị vua, những vị công thần lập quốc Đại Việt này.