Châu trưởng Đặng Thiện Quang và di tích đình làng Lý Đỏ

Cuốn sách CHÂU TRƯỞNG ĐẶNG THIỆN QUANG VÀ DI TÍCH ĐÌNH LÀNG LÝ ĐỎ của 2 tác giả Vũ Đình Toàn, Nguyễn Đức Tố Lưu, xuất bản bởi NXB Dân trí, tháng 7/2019. Tổng số 150 trang. Sách được biên soạn và hỗ trợ xuất bản bởi Nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền miếu Việt.

dang-thien-quang-1.jpg

LỜI NGỎ
Trên miền đồng bằng Bắc Bộ, mỗi làng quê Việt đều mang những nét cổ kính, đậm đà, sâu lắng, gắn bó với mỗi người dân làng. Làng Việt đã trải qua hàng ngàn năm gió mưa, dông tố của lịch sử dựng và giữ nước đầy gian nan, nhưng hình bóng của nó vẫn còn lưu đậm trong tâm khảm con dân Việt cho tới ngày nay.
Làm nên văn hiến của làng xã trước hết là bởi các vị thành hoàng làng, những người đã có công lao to lớn không chỉ đối với quê hương mà còn đối với đất nước. Công đức, sự nghiệp của các vị được dân làng ghi sâu, khắc đậm và các vị đã trở thành điểm dựa tinh thần cho mỗi người dân làng, trở thành biểu tượng cao đẹp, hội tụ dân làng qua những lễ tục đầy chất nhân văn và thấm đẫm tinh thần uống nước nhớ nguồn của người Việt.
Thành hoàng, linh hồn của làng trước hết an ngự trong đình làng. Đình làng cùng với những công trình kiến trúc tín ngưỡng khác trong làng như đền, chùa, miếu, mạo hợp thành một tổng thế tâm linh, tín ngưỡng dân gian, rất riêng của làng quê Bắc Bộ.
Làng Lý Đỏ ở xã Tân Việt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương là một ngôi làng cổ như vậy. Ngôi đình làng trải qua hàng trăm năm khắc nghiệt của chiến tranh, của thời cuộc, vẫn còn lưu giữ được nhiều kiến trúc và những minh văn cổ, nói về một truyền thống văn hóa, một vị nhân thần mang tầm vóc quốc gia: Châu trưởng Giao Châu Đặng Thiện Quang, vị Thái thú nước ta thời kỳ đầu Công nguyên.
Là con em trong làng, tác giả đã sưu tầm, tuyển chọn, biên dịch những tư liệu còn lưu giữ lại được ở quê hương Lý Đỏ. Khi tìm hiểu sâu hơn vào vị thành hoàng của làng, chúng tôi đã thấy đây là một vị tiền nhân danh tiếng trong lịch sử Việt Nam, được thờ phụng ở nhiều nơi. Để tiện đường so sánh, đối chiếu, chúng tôi đã sưu tầm các thần tích, văn bia, hoành phi câu đối từ những di tích thờ phụng này, tập hợp trình bày trong cuốn sách nhỏ mà các bạn đang có. Kết hợp các thông tin tư liệu từ những nguồn khác nhau, thu thập qua sử sách, qua di tích góp phần làm sáng tỏ rất nhiều điều trong thân thế và sự nghiệp của Châu trưởng Đặng Thiện Quang, khẳng định sự hợp lý của dân làng trong việc thờ phụng, tri ân tiền nhân có công có đức với làng xã, với đất nước.
Cuốn sách là tấm lòng của một người dân làng, một người dân Việt để tri ân cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Tác giả: Vũ Đình Toàn

dang-thien-quang-3.jpg

Vế đối trên cổng đền thờ Sĩ Nhiếp ở Tam Á, Thuận Thành, Bắc Ninh ghi nhận chính xác công nghiệp của các cư sĩ – thái thú Giao Châu Đặng Nhượng – Tích Quang.
汶陽幾辰遷為軍將為州牧為教育師儒恩信遍蒼梧七郡外
龍编何日事此城郭此人民此江河運會文采傳武寧一部中
Vấn Dương kỉ thời thiên, vi quân tướng, vi châu mục, vi giáo dục sư Nho, ân tín biến Thương Ngô thất quận ngoại
Long Biên hà nhật sự, thử thành quách, thử nhân dân, thử giang hà vận hội, văn thái truyền Vũ Ninh nhất bộ trung.
Dịch nghĩa:
Vấn Dương mấy lúc dời, là quân tướng, là châu mục, là giáo dục Nho gia, bảy quận ngoài Thương Ngô ơn nghĩa trải khắp
Long Biên sự ngày nọ, đây thành quách, đây nhân dân, đây non sông vận hội, toàn bộ trong Vũ Ninh văn đức còn truyền.
Căn cứ vào hành trạng, rõ ràng Đặng Thiện Quang, Đặng Nhượng – Tích Quang là một anh hùng trong lãnh vực văn hóa, đồng thời cũng là anh hùng chống ngoại xâm của Việt tộc, nên việc thờ kính của người đời sau là hoàn toàn xứng đáng.

Nguyễn Quang Nhật

logo-den-mieu-viet.jpg

Liên hệ đặt sách với tác giả:
Vũ Đình Toàn: vudinhtoan1982@gmail.com
Nguyễn Đức Tố Lưu:
 bachviet18@yahoo.com

MỤC LỤC
LÀNG VIỆT CỔ TRUYỀN VÙNG BẮC BỘ

Khái quát về làng Việt
Cổng làng
Đền chùa miếu mạo
Đình làng
Thành hoàng làng
Lễ hội làng

XỨ ĐÔNG – HẢI DƯƠNG VÀ TRẠI TRIỀN ĐỔ – THÔN LÝ ĐỎ

Xứ Đông, trấn Hải Đông, trấn Hải Dương
Phủ Bình Giang, huyện Đường An
Trại Triều Đổ – làng Lý Đỏ
Hương lệ xã Lý Đỏ

DI TÍCH ĐÌNH LÀNG LÝ ĐỎ

Lịch sử đình làng
Nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc
Di sản Hán Nôm

TỤC THỜ CHÂU TRƯỞNG ĐẶNG THIỆN QUANG Ở LÀNG LÝ ĐỎ

Thân thế và sự nghiệp đức Đặng Thiện Quang
Sắc phong thành hoàng làng Lý Đỏ
Lễ hội làng Lý Đỏ

THÁI THÚ GIAO CHÂU TRONG QUỐC SỬ

Giao Châu thời Hán
Đại Việt sử ký toàn thư, Kỷ thuộc Tây Hán
Nhâm Diên truyện
Thăng Long cổ tích khảo

CHÂU TRƯỞNG GIAO CHÂU QUA CÁC THẦN TÍCH

Gia Lâm thần tích bi ký
Thần tích làng Nga My Thượng
Thần tích ba thôn Liên Bạt
Thần tích thôn Yên Mỹ, Dương Quang, Gia Lâm
Thần phả về thánh Tam Trinh

HOÀNH PHI, CÂU ĐỐI VỀ CHÂU TRƯỞNG GIAO CHÂU

Thôn Gia Lâm, Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội
Đình Nga My Thượng, Thanh Mai, Thanh Oai, Hà Nội
Đình Áng Phao, Cao Dương, Thanh Oai, Hà Nội
Ba thôn Liên Bạt, Ứng Hòa, Hà Nội
Nghè Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội

KHẢO LUẬN VỀ CHÂU TRƯỞNG GIAO CHÂU ĐẶNG THIỆN QUANG

Nam Giao học tổ
Dẹp loạn Giao Châu
Bỏ mình vì nước
Châu trưởng Tam Trinh
Thay lời kết

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thánh bất tử Từ Đạo Hạnh

Sách Nam Hải dị nhân của Phan Kế Bính kể về sự tích thánh Từ Đạo Hạnh như sau:
Từ Lộ tự Đạo Hạnh, người làng An Lãng huyện Vĩnh Thuận, làm thầy cúng ở chùa Tiên Phúc núi Phật Tích. Khi xưa thân phụ Từ Đạo Hạnh là Từ Vinh làm Tăng quan đô sát triều nhà Lý, thường vào chơi làng An Lãng, mới làm nhà ở đấy, lấy con gái họ Lăng, sinh ra Đạo Hạnh.
Đạo Hạnh lúc còn bé hay chơi vời, nhưng vẫn có chí, cùng với Phú Sĩ, Phan Ất, Lê Hoàn kết bạn, đêm thì cố công đọc sách, ngày thì đàn sáo đánh bạc làm vui…
Không bao lâu sau cha là Từ Vinh dùng tà thuật phản ông Diên thành hầu. Diên thành hầu nhờ thầy phù thủy là Đại Điên dùng phép đánh chết, quẳng xuống sông Tô Lịch…
Đạo Hạnh nghĩ lấy làm tức giận lắm muốn sang nước Ấn Độ học phép, nhưng đi qua núi Kim Sỉ, hiểm trở lắm mới trở về. Đạo Hạnh mới vào trong hang núi Phật Tích, kết thành hội Bạch Liên để học phép Ngũ giáo. Ngày nào cũng tụng kinh “Đại bi tâm” và niệm câu thần chú “Bà la ni”, cứ tung 18 vạn lần mới thôi.
Một hôm thấy thần báo mộng rằng:
– Đệ tử tức là Tứ trấn thiên vương đây, cảm công đức của thầy tụng kinh cho nên lại hầu, tùy thầy muốn sai khiến gì tôi xin vâng lệnh. Đạo Hạnh biết là đạo pháp của mình đã thành rồi…
Từ Đạo Hạnh sang phương Tây tìm đạo, nhưng mới đi được đến núi Kim Sỉ đã quay về. Vậy đạo pháp mà Từ Đạo Hạnh thành được là đạo pháp gì? Rõ ràng không phải là Phật pháp chính tông. Nhiều nhận định hiện nay cho rằng Từ Đạo Hạnh đã sang vùng Tam giác vàng ở giáp Vân Nam – Miến Điến và học theo Mật tông. Kinh Đà la ni mà ông trì tụng cũng là bộ kinh điển hình của Mật tông, như từng được khắc trên các cột kinh tìm thấy ở Hoa Lư (Ninh Bình) trong thời nhà Đinh.

IMG_7594Cột kinh tràng Phật đỉnh tôn thắng Đà la ni tìm thấy ở Hoa Lư.

Khá đặc biệt là việc sau khi tụng 18 vạn lần kinh Đà la ni thì thấy xuất hiện Tứ trấn thiên vương, nhận theo sai khiến của Từ Đạo Hạnh. Tứ trấn thiên vương hay Tứ đại thiên vương là 4 vị thần của Bà La Môn, theo phục Đế Thích. Chi tiết này cho thấy, thực chất Từ Đạo Hạnh đã tu theo Bà La Môn hay Hindu giáo. Bản thân “mật tông” cũng là giáo phái chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Bà La Môn.
Theo Thiền uyển tập anh thì Từ Đạo Hạnh đã tìm đến chùa Pháp Vân thỉnh giáo thiền sư Sùng Phạm và ngộ thêm đạo. Từ đó pháp lực mạnh thêm, duyên thiền càng chín, pháp thuật của sư đã có thể khiến cho rắn rết, muông thú chầu phục. Các phép lạ như đốt ngón tay cầu mưa, phun nước phép chữa bệnh, không việc gì không ứng nghiệm.
Ghi chép này cho thấy Từ Đạo Hạnh có khả năng “cầu mưa”. Cần biết là Tứ đại thiên vương cũng là Tứ pháp Vân Vũ Lôi Điện ở vùng Luy Lâu. Sự việc Từ Đạo Hạnh biết phép cầu mưa chứng tỏ thêm mối liên quan giữa đạo pháp của ông với Hindu giáo như trong chuyện Khâu Đà La làm phép cầu mưa ở Luy Lâu trước đây.
Theo Việt điện u linh, khi Từ Đạo Hạnh chuẩn bị viên tịch có nói với các đệ tử:
Ta chưa hết nhân duyên với đời, lại phải thác sinh làm vua ở nhân gian, khi nào chết lại về làm chủ “Tam thập tam thiên”.
Sau đó ngài đã đầu thai làm vua Lý Thần Tông. Chính từ sự thác sinh đầu thai này mà Từ Đạo Hạnh được tôn là một trong các vị thánh bất tử của trời Nam.
Đặc biệt nhất trong đoạn trên Từ Đạo Hạnh cho biết mình sẽ lại về “làm chủ Tam thập tam thiên“. Vị thần chủ của “Tam thập tam thiên”, cõi trời 33, là Vua trời Đế Thích trong đạo Bà La Môn. Từ Đạo Hạnh như vậy chính là hóa thân của Đế Thích.
Khả năng “bất tử” của Đế Thích cũng từng được biết trong câu chuyện “Hồn Trương Ba, xương da hàng thịt” khi mà Đế Thích đã triệu Tam phủ hoàn hồn cho kỳ thủ Trương Ba. Còn ở chùa Thầy, bên cạnh đó cũng có đền Tam phủ thờ ba vị vua Thiên phủ, Địa phủ và Thủy phủ. Từ Đạo Hạnh là hóa thân của Đế Thích nên được xếp vào bậc thần bất tử là hoàn toàn hợp lý.

IMG_2497Cầu Nhật Tiên bắc sang đền Tam phủ ở cạnh chùa Thầy.

Hai bên chùa Thầy còn có 2 cây cầu gọi là Nhật Tiên và Nguyệt Tiên. Đây là hình tượng khá giống với các nơi thờ Đế Thích, có 2 vị thần là Nhật Thiên và Nguyệt Thiên theo cùng, như ở đền Đế Thích tại Cầu Váu (Vĩnh Khúc, Văn Giang, Hưng Yên) hay đền Xá (Ân Thi, Hưng Yên).
Đoạn cuối truyện Từ Đạo Hạnh trong Nam Hải dị nhân kể:
Khi xưa Từ Đạo Hạnh mới vào chùa Thiên Phúc, thấy có một vết chân người ở trong hang đá. Đạo Hạnh lấy bàn chân in vào thì vừa bằng nhau, tục truyền hang ấy tức là chỗ Đạo Hạnh lột xác… Thây Đạo Hạnh đến mãi lúc nhà Minh sang cướp quân sĩ đốt mất, về sau dân đấy lại tô tượng để thờ như xưa.

IMG_3754Phiến đá trấn trạch tại chùa Thầy.

Dấu chân đá và nhục thân không tan cũng là những đặc điểm của “Mật tông” cũng như Hindu giáo. Nay trong chùa Thầy vẫn còn thờ một phiến đá tương truyền là của Từ Đạo Hạnh dùng để trấn trạch không cho nước dâng cuốn gỗ ở chùa hay không cho kẻ trộm dòm ngó đồ của chùa.
Trong chùa còn có một khám thờ lớn có tượng bên trong. Nguyên trước đây là thân người thật của Thánh, nhưng khi quân Minh sang xâm lược đã đốt mất, dân dùng mây tre, bện lại mà thành, đặt trong 1 khám thờ cầu kỳ to như cả gian nhà, có dây cơ có thể đứng lên ngồi xuống, sau đó Tổng Đốc Sơn Tây Cao Xuân Dục cho cắt dây rối đi để tỏ lòng kính trọng nhà Thánh.
Câu đối ở chùa Thầy:
弌杖顯神機卓錫圓成柴石峝
再生承帝統鴻圖葉繫李蓮花
Nhất trượng hiển thần cơ, trác tích viên thành Sài thạch động
Tái sinh thừa đế thống, hồng đồ diệp hệ Lý liên hoa.
Dịch:
Tỏ cơ thần một gậy, tích lớn đủ thành động đá Sài
Nối dòng đế tái sinh, đất mênh cành tiếp hoa sen Lý.

IMG_3763.JPGKhám thờ ở chùa Thầy, bên trong có tượng xá lợi Từ Đạo Hạnh. 

Việt điện u linh còn kể về lần đầu thai khác của thần dưới thời Lê, cũng là vua:
Trong thời Quang Thuận đời vua Lê Thánh Tông, Trường Lạc hoàng hậu sai Thái úy Trinh quốc công lên động chùa Thiên Phúc cầu tự. Khi làm lễ có một phiến đá ở ngoài động bay vào. Trinh quốc công mang về trình hoàng hậu. Ít bữa sau hoàng hậu mộng thấy rồng vàng vào bên sườn, rồi có mang, sinh ra vua Lê Hiến Tông. Nhân thế mới dựng am Hiển thụy ở chùa Thiên Phúc, có khắc bia để ghi.
Trong chuyện về Từ Đạo Hạnh còn có một số chi tiết về thời gian khá lạ. Từ Đạo Hạnh được biết sống vào thời Lý Nhân Tông. Tuy nhiên, như trích dẫn trên của Nam Hải dị nhân, ông lúc nhỏ lại chơi với Lê Hoàn. Các sách khác chép là đạo sĩ Lê Toàn Nghĩa. Có thể Toàn Nghĩa chỉ là từ phiên thiết của cái tên Hoàn.
Từ Đạo Hạnh từng đến học sư Sùng Phạm của chùa Pháp Vân. Thiền uyển tập anh cho biết về vị sư này:
Sư vân du khắp nơi trong nước Thiên Trúc rộng cầu hiểu biết. Chín năm sau sư trở về, gồm thông cả Giới và Định. Rồi sư đến chùa Pháp Vân giảng pháp. Học trò các nơi đến theo học rất đông. Vua Lê Đại Hành mấy lần thỉnh sư về kinh để hỏi han chuyền chỉ. Vua rất vừa ý, tiếp đãi long trọng.
Sư Sùng Phạm cùng thời với Từ Đạo Hạnh nhưng lại từng mấy lần được vua Lê Đại Hành mời vào kinh. Sau đó sư viên tịch dưới thời Lý Nhân Tông. Với các thông tin trên có thể thấy Lê Đại Hành chỉ có thể là triều đại ngay trước Lý Nhân Tông. Nói cách khác Lê Đại Hành chính là Lý Thái Tông. Chú ý là Lý Thái Tông cũng có hiệu là Đại Hành hoàng đế.
Từ câu chuyện của Từ Đạo Hạnh rút ra 2 kết luận quan trọng:
– Từ Đạo Hạnh tu theo Hindu giáo, là hóa thân của Vua trời Đế Thích.
– Triều đại của Lý Thái Tông cũng từng được gọi là Lê Đại Hành.

Thánh tổ Không Lộ, vị thần của dân gian

Không Lộ thiền sư là một trong Tứ bất tử nước ta. Ông được thờ ở nhiều nơi nhưng không chỉ như một nhà sư tu hành mà còn được tôn là bậc thánh tổ. Hiện tồn tại nhiều tranh luận về tên gọi (Không Lộ, Giác Hải, Minh Không, Thông Huyền), và xuất xứ (Đàm Xá, Giao Thủy, Hán Lý…) của vị thiền sư này, nhưng trong tâm thức dân gian ông là một vị thần quan trọng bảo hộ cho các nghề nghiệp sinh sống của người dân. Bài sau đi vào chi tiết giải thích vì sao thánh tổ Không Lộ lại được người dân tôn thờ như vậy.

Thần đánh cá
Dọc ven biển miền Bắc Việt Nam có nhiều nơi thờ Không Lộ như một vị thần bảo hộ cho nghề chài lưới. Điều này thể hiện ngay trong tục rước thuyền mông đồng trong lễ hội của chùa Keo ở Thái Bình và Hành Thiện.

Thuyen rong Thai Binh 2.jpg
Thuyền mông đồng chùa Keo Thái Bình.

Lĩnh Nam chích quáiTruyện Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải:
Thiền sư Dương Không Lộ ở chùa Nghiêm Quang huyện Hải Thanh, mấy đời làm nghề câu cá…
Thiền sư Giác Hải cũng là người huyện Hải Thanh, tu tại chùa Diên Phúc trong quận nhà. Sư họ Nguyễn, thuở nhỏ thích câu cá, thường lấy thuyền câu làm nhà, lênh đênh trên mặt nước.

Không Lộ và Giác Hải người Hải Thanh, ban đầu sống bằng nghề đánh cá, sau đi tu, trở thành một vị cao tăng đắc đạo, phép thần thông biến hóa vô cùng. Cụ thể hơn nữa, Không Lộ từng có công diệt “thủy quái” trên biển, giúp ngư dân đi biển được bình an.

Khong Lo Giac Hai
Tượng thần chài lưới ở đình Quan Lạn (Vân Đồn, Quảng Ninh).

Câu đối ở thôn Trà Đông, Thiệu Trung, Thiệu Hóa, Thanh Hóa, nơi thờ Khổng Minh Không:
南天畱四噐北地嗔雙牛越史永傳法佛
海上斬神蜈殿前醫帝虎李朝褒贈世師
Nam thiên lưu tứ khí, Bắc địa sân song ngưu, Việt sử vĩnh truyền pháp Phật.
Hải thượng trảm thần ngô, điện tiền y đế hổ, Lý triều bao tặng thế sư
Dịch:
Trời Nam còn bốn đồ, đất Bắc chọc hai trâu, mãi truyền Việt sử phép nhà Phật
Trên biển chém thần rết, trước điện chữa đế hổ, khen tặng Lý triều thầy thế gian.

Câu đối này có nói tới sự tích Không Lộ chém thần rết trên biển. Ngày nay, ở khu vực Trực Ninh, nơi Không Lộ khởi nghiệp đánh cá, còn có địa danh “cồn Rết”, tương truyền là nơi Không Lộ đã chém thần Rết ở đây. Đây cũng là một chỉ dẫn về địa điểm Giao Thủy, nơi giao tiếp giữa sông và biển và là quê hương của Không Lộ thiền sư.

Thần giáng long
Câu đối ở đền thánh Nguyễn (Đàm Xá, Gia Viễn, Ninh Bình):
與十八子有因果乎卓然扵後扵前醫虎翊龍两朝偉績
是二社民所尸祝者辰或為分為合觀燈望井萬古祥光
Dữ thập bát tử hữu nhân quả hồ, trác nhiên ư hậu ư tiền, y hổ dực long lưỡng triều vĩ tích
Thị nhị xã dân sở thi chúc giả, thần hoặc vi phân vi hợp, quan đăng vọng tỉnh vạn cổ tường quang.
Dịch:
Cùng vua họ Lý nhân quả sao! vời vợi trước sau, chữa hổ giáng rồng, hai triều tích lớn
Ấy dân hai xã khấn tế vậy! khi lúc chia hợp, xem đèn trông giếng, vạn năm sáng lành.
Không Lộ thiền sư sau khi tu hành từ Tây phương về tương truyền có tài “hàng long phục hổ”. Tuy nhiên, trong các sự tích của Không Lộ thiền sư, không có sự tích nào nói đến việc “hàng long” cả.
Lĩnh Nam chích quáiTruyện Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải:
Thời Lý Nhân Tông, sư thường cùng sư Thông Huyền được triệu vào ngồi hầu trên ghế đá mát lạnh ở cung Liên Mộng. Bỗng một hôm có đôi tắc kè đang gáy, nhức tai điếc óc. Vua truyền Thông Huyền dùng phép để ngăn nó lại, Huyền lặng nhẩm thần chú, một con rơi xuống trước. Vua cười bảo với Giác Hải rằng: “Hãy còn một con xin để nhường nhà sư”. Sư liền đọc thần chú, trong nháy mắt con còn lại cũng rơi xuống đất. Vua kinh lạ, làm thơ rằng:
Giác Hải lòng như biển

Thông Huyền đạo cũng huyền
Thần thông thêm biến hoá
Một Phật một thần tiên.
Sự tích Không Lộ “giáng long” là việc 2 vị thiền sư Thông Huyền và Giác Hải cùng làm phép hạ 2 con tắc kè, giúp chữa bệnh mất ngủ cho vua Lý Nhân Tông. Tắc kè là hình ảnh của rồng. Như vậy Không Lộ thiền sư là Thông Huyền hoặc Giác Hải trong sự tích này.

Hanh Thien
Mảng chạm rồng ở chùa Keo Hành Thiện.

Thần chữa hổ
Sự tích chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông được chép là của Nguyễn Minh Không. Điều đáng chú ý, đây cũng là truyền thuyết về một vị đạo sĩ đã diệt thần Xương Cuồng, bởi vì thần Xương Cuồng là Mộc tinh, tức là chúa sơn lâm, cũng chính là ông ba mươi hay thần hổ.
Truyện Mộc tinh trong Lĩnh Nam chích quái:
Đất Phong Châu thời thượng cổ có một cây lớn gọi là cây chiên đàn cao hơn ngàn trượng cành lá xum xuê, không biết che rợp tới mấy ngàn rậm. Có chim hạc bay đến đậu nên đất chỗ đó gọi là đất Bạch Hạc. Cây trải qua hàng mấy ngàn năm khô héo mà biến thành yêu tinh, thường thay đổi hình dạng, rất dũng mãnh, có thể giết người hại vật….
Đến đời vua Đinh Tiên Hoàng có pháp sư Văn Du Tường vốn người phương bắc, đức hạnh thanh cao, đã từng đi qua nhiều nước, biết được tiếng các dân man, học được thuật làm nanh vàng và răng đồng, năm hơn 80 tuổi sang nước Nam ta. Tiên Hoàng lấy lễ thầy trò mà tiếp, pháp sư bèn dạy cho nghề tạp kỹ để làm trò vui cho thần Xương Cuồng xem mà giết y. Đoàn tạp kỹ này có Thượng Kỵ, Thượng Can, Thượng Hiểm, Thượng Đát, Thượng Toái, Thượng Câu… Khi thì cho bọn ca hát gõ trống khua chiêng, ca múa rầm rĩ. Lại giết súc vật mà tế. Thần Xương Cuồng tới, thấy thế bèn đến xem, pháp sư đọc mật chú rồi lấy kiếm mà chém. Thần Xương Cuồng cùng bộ hạ đều chết hết, không thể trở lại thành yêu nữa.
Nguyễn Minh Không – Không Lộ thiền sư là pháp sư Văn Du Tường diệt thần Xương Cuồng bằng cách bày ra các trò diễn để dụ thần Xương Cuồng tới mà giết đi. Các trò diễn này được lưu lại qua 6 “Thánh tượng” đầu gỗ trong trò diễn Ổi Lỗi tại các nơi thờ Không Lộ thiền sư tới nay. Thánh tượng thiết Thượng, là tên của 6 người trong đoàn tạp kỹ của pháp sư Văn Du Tường.

Roi dau go 2.jpg
Rối đầu gỗ ở chùa Keo Thái Bình (ảnh tư liệu thời Pháp).

Một di tích khác có liên quan đến sự tích Không Lộ diệt hổ là ở chùa Thượng, Đình Liêu, thôn Liêu, Ngọc Lương, Yên Thủy, Hòa Bình. Chùa nằm trên hang núi, phía trên làng Hổ. Tương truyền, khu vực này có nhiều hổ, nhưng nếu vào hang chùa này sẽ tránh được hổ. Chùa có sắc phong cho Giác Hải thiền sư và còn đôi câu đối:
武跡在山傳自古
虎頭建廟始於今
Vũ tích tại sơn truyền tự cổ
Hổ đầu kiến miếu thủy ư kim.
Dịch:
Dấu võ ở núi truyền từ cổ
Đầu hùm dựng miếu trước tới nay.
Cùng với việc chữa bệnh cho Lý Thần Tông hóa hổ, Không Lộ có thể còn được thờ phụng như một vị thầy thuộc tài giỏi, chữa trị được nhiều loại bệnh (nghề y dược).

Thần đúc đồng
Các làng nghề đúc đồng nằm ở Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nội và Thanh Hóa thờ thánh Không Lộ. Tất nhiên, nghề đúc đồng ở nước ta đã có từ thời Đông Sơn, trước Công nguyên. Việc các làng đúc đồng thờ thánh tổ Không Lộ mang tính chất là thờ thần bảo hộ cho nghề đúc hơn là tổ nghề. Việc này bắt nguồn từ việc Không Lộ thiền sư đi sang “Minh quốc”, gom đồng vào túi, cưỡi nón làm thuyền vượt biển mà về, dùng đồng đó đúc ra An Nam tứ đại khí: đỉnh tháp Báo Thiên, chuông chùa Phả Lại, vạc Phổ Minh và tượng Phật chùa Quỳnh Lâm.
Ngọc phả chùa làng Công Luận (Văn Giang, Hưng Yên) kể:
[Minh Không] tự nghĩ mình đến Tây Trúc, đi qua bốn mươi tám nước, chùa nào cũng đến thăm, chưa có chuông nào được năm thước, muốn đúc một quả chuông thật to để lưu danh đến vạn đời sau. Nhưng nước ta nhỏ, sao có thể khuyến khích nhiều người góp vàng, đồng để đúc chuông. Bèn may một chiếc túi, đựng được khoảng hai mươi đấu thóc, đến nước Tống khuyến đồng đúc chuông. Vua Thần Tông nhà Tống tự nghĩ túi này đựng được bao nhiêu đồng, mới cười, bảo: Quý tăng Nam Việt không hẹp hòi công sức đến nước trẫm khuyến đồng, cho phép vào kho đồng lấy theo ý muốn”. Minh Không bèn thu hết đồng trong kho vào túi mà chưa đầy, rồi vác trên vai đến trước mặt vua Thần Tông, bái tạ vua xin về nước. Vua Thần Tông thấy đồng trong kho đã hết, có ý hối tiếc, nhưng đã trót hứa, đành để Minh Không về nước.
Minh Không vác túi đồng về nước, phàm qua sông biển, hễ xuống thuyền đò, đều bị chìm lật, không thể chở được. Minh Không bèn hạ nón của mình thay cho thuyền, vác túi đồng ngồi trong nón, lấy hai tay làm mái chèo, trong chốc lát biển lớn cũng vượt qua. Mọi người nhìn thấy, ai cũng kinh hãi, cùng hô là Thần sư.
Minh Không mang túi đồng về chùa quê ngoại ở Phả Lại, lập một gác chuông chín tầng, cao một trăm thước, rộng ba mươi trượng, đúc một quả chuông, lòng rộng hai mươi thước. Thỉnh ba tiếng, con trâu vàng nước Tống nghe thấy, tự chạy đến thành Thăng Long nước Việt ta, hóa thành sông Kim Ngưu, cùng Tây Hồ, vốn là do đường chạy của trâu vàng tạo ra. Minh Không biết Tống Thần Tông đã mất đồng trong kho, lại mất trâu vàng, tất sẽ sinh lòng oán giận, sợ chuyển thành tội, bèn ném chuông này ở sông Lục Đầu. Từ đó, danh tiếng của Minh Không nổi khắp bốn phương xa gần, nhân dân lũ lượt kéo đến xin làm thần tử, đông đến năm trăm ấp.
Như thế, từ đây Không Lộ được tôn làm thánh tổ, hình thành một dòng phái nhiều “thần tử” đông đảo ở khắp nơi.

Ve xa.jpg
Tượng đồng Không Lộ thiền sư ở đền Vệ Xá (Đức Long, Quế Võ, Bắc Ninh).

Câu đối ở chùa Trung Kênh, Lương Tài, Bắc Ninh:
括盡一囊萬古聲傳北國
鑄成四噐千秋跡顯南邦
Quát tận nhất nang, vạn cổ thanh truyền Bắc quốc
Chú thành tứ khí thiên thu tích hiển Nam bang.
Dịch:
Thu hết một túi, vạn xưa tiếng truyền nước Bắc
Đúc thành bốn đồ, nghìn thu tích tỏ bang Nam.
Thực tế có lẽ thánh tổ Không Lộ chỉ đúc chuông Phả Lại. Còn những “đại khí” khác xem ra không cùng thời gian với thánh nên có đúc là do các học trò của ngài làm. Nhưng vì sự tích “hải lạp nang đồng” này mà Không Lộ thiền sư được tôn thành vị thần bảo hộ của nghề đúc đồng.