Nhân Tết Trùng cửu, bàn về các vị thần bất tử nước Nam (bài 2)

Vị trí thứ ba trong Tứ bất tử theo quan niệm hiện tại là Thánh Dóng. Tuy nhiên, khi xét quan niệm về thần “bất tử” là những vị thần có phép màu nhiệm, có sinh hóa, liên quan đến đạo thần tiên (Đạo Giáo) thì có thể còn có một vị thần khác cùng ở vị trí bất tử thứ ba này. Đó là Đổng Thiên Vương.

Tranh vẽ Tứ bất tử.

Thánh Dóng cởi nhung y thành tiên ở núi Vệ Linh

Thánh Dóng không chỉ là một vị tướng đã đánh bại giặc Ân, mà còn là một tiên nhân, như được thể hiện trong bức tranh dân gian vẽ Tứ bất tử. Phép tiên thánh của Thánh Dóng có thể thấy qua những “thần khí” của ngài.

Được biết nhiều nhất là con ngựa sắt của Thánh Dóng. Ngoài chuyện con ngựa thần kỳ này phun ra lửa diệt giặc thì chi tiết ít người chú ý là Thánh Dóng đã cưỡi ngựa sắt mà bay về trời. So với việc Tản Viên Sơn Thánh bay lên trời ở núi Ba Vì hay Chử Đồng Tử một đêm về trời ở đầm Dạ Trạch thì việc hóa bất tử thành tiên của Thánh Dóng có phần thấp hơn một bậc, phải nhờ đến thần thú ngựa sắt mới có thể bay lên được.

Voi và hoa tre trong lễ hội đền Sóc.

Thần khí thứ hai của Thánh Dóng là cây roi sắt, nguyên văn chữ Nho là “thiết tiên”. Cây roi này có thể đánh chết cả Thạch Linh thần tướng của nhà Ân, nên chính xác tên nó được gọi là “Roi đánh thần”. So với cây gậy đầu sinh đầu tử của Chử Đồng Tử hay Tản Viên Sơn Thánh thì Roi sắt chỉ có 1 đầu tử để đánh thần, chứ không có khả năng cải tử hoàn sinh. Cũng vì chỉ có 1 đầu sử dụng nên nó mới được gọi là roi, chứ không phải gậy. Chiếc roi này còn bị rơi hoặc gãy mất trong khi đánh nhau với giặc Ân, tức là không phải vật toàn năng như cây gậy thần của Tản Viên Sơn Thánh hay Chử Đồng Tử.

Đền Thượng Sóc Sơn.
Đền Thượng Sóc Sơn.

Nếu Tản Viên Sơn Thánh có sách ước, Chử Đồng Tử có nón thần, còn Thánh Dóng lại có nón sắt làm thần khí. Nón sắt như vậy tương đương với cuốn Thiên thư của Tản Viên Sơn Thánh, ở đây hàm ý là trí tuệ (nón đội trên đầu). 

Chiếc áo ra trận giáp của Thánh Dóng không phải là áo giáp sắt, mà lại là áo hoa lau. Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả kể: “Đổng Thiết cười vang một tiếng, duỗi tay vươn vai, tiếng vang như sấm, ánh mắt loé sáng như chớp, thân mình cao hơn 18 thước. Vì chưa kịp may quần áo nên sai 10 vạn quân đi bẻ hoa lau đem về kết thành đồ mặc”. Rồi sau khi thắng giặc, “đến núi Sóc xã Vệ Linh huyện Kim Hoa, Thần vương cởi bỏ bộ áo hoa lau, cưỡi ngựa bay lên không mà bay đi. Nay nơi ấy vẫn còn dấu chân ngựa in trên lèn đá”.

Hòn đá nứt ở lưng núi Vệ Linh. Tương truyền là áo giáp của Phù Đổng Thiên Vương
để lại trước khi bay lên trời.

Áo hoa lau nhưng lại là vật hộ thân thần kỳ, không mũi tên hay gươm đao nào có thể xâm nhập được. Những bông hoa lau từ chiếc áo thần này khi Thánh Dóng thoát nhung y ở núi Sóc vẫn còn được tái hiện qua những hoa tre màu vàng, màu đỏ dùng trong lễ hội đền Sóc hàng năm. Màu vàng là màu trung tâm của Ngũ hành, nên những bông hoa lau như những chiếc cờ “Hành hoàng kỳ” hay “Ngũ hành kỳ” tỏa ra che chở cho Thần vương. Ngay cái tên địa danh Kim Hoa của vùng núi Sóc Sơn cũng chính là nhắc tới chiếc áo giáp hoa lau thần kỳ này.

Tiền tế đền Phù Đổng.

Núi Sóc còn có tên Vệ Linh, mang hàm nghĩa một nơi linh thiêng. Linh thiêng không chỉ vì đó là nơi Thánh Dóng cưỡi ngựa sắt về trời, mà bởi đó còn là nơi Thánh Dóng đăng đàn trảm tướng phong thần sau chiến thắng. Trong lễ hội đền Sóc vào mồng 6/8 tháng Giêng hàng năm, thôn Yên Tràng ở chân núi Vệ Linh còn có tục diễn cảnh chém 3 tướng Ân của Phù Đổng trước khi bay về trời. Đỉnh Đá Chồng trên núi Vệ Linh với dấu chân ngựa in trên đá là đàn tế phong thần của Phù Đổng Thiên Vương năm xưa.

Hoành phi Bách thần nguyên tự đền Phù Đổng.

Đền Phù Đổng và đền Sóc đều có bức hoành phi đề “Bách thần nguyên tự”, cho biết việc thờ cúng bách thần khởi nguyên từ Phù Đổng Thiên vương. Câu đối ở đền Phù Đổng:

Vạn cổ trường xuân, chiếm liễu trung ương khoa thắng địa

Bách thần nguyên tự, nguy nhiên thượng đẳng đối cao thiên.

Dịch:

Muôn thuở mãi xuân, chiếm giữa trung tâm vùng đất lớn

Trăm thần thờ gốc, sừng sững thượng đẳng sánh trời cao.

Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả chép về vua Hùng: “Bấy giờ vua truy ơn các bậc thánh trước, bèn thực hiện việc chia đất phân cõi, lập các bộ Sơn tinh Thuỷ tinh, định làm các tộc, đổi làm trăm họ, đặt ra chức vụ trăm quan, phong tên cho trăm thần”. Tín ngưỡng thờ bách thần của thiên hạ Bách Việt được bắt đầu từ sau chiến thắng nhà Ân Thương và lễ tế phong bách thần của Thánh Dóng cho các tướng sĩ của cả 2 bên tử trận trong cuộc chiến lập quốc Văn Lang.

Huyền Thiên Lão Tử trừ yêu quỷ thành Cổ Loa

Phù Đổng là từ phiên thiết của chữ Phổng hay Bổng, chỉ Thánh Dóng. Còn Đổng Thiên Vương lại là Huyền Thiên Đại Thánh. Đền thờ Huyền Thiên Đổng Thiên Vương nằm ở làng Bộ Đầu (xã Thống Nhất, Thường Tín, Hà Nội). Thần phả ở đền Bộ Đầu có tên “Bộ Đầu linh từ sự tích Đổng Sóc Thiên Vương Huyền Thiên Đại Thánh Thành hoàng nhất vị”. Các sách cũ đều cho rằng đền này thờ Huyền Thiên Đại Thánh. Bản thân đền được gọi là đền Quán Thánh.

Chùa Bà Đanh, Kim Bảng, Hà Nam.

Theo sự tích ở Huyền Thiên quán tại làng Ngọc Trì (xã Thạch Bàn, Gia Lâm, Hà Nội) thì Huyền Thiên nhiều lần giáng sinh, tu hành, từ đó có phép thuật trấn yêu ma các động. Còn Huyền Thiên ở đền Sái (Thụy Lôi, Đông Anh) là người đã giúp Thục An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Huyền Thiên còn là vị thần được thờ tại Trấn Vũ quán ở Hồ Tây (Hà Nội). Ở những nơi này tượng thờ Huyền Thiên đều được làm dưới hình dạng một người cao lớn, tay bắt quyết và dẫn dụ rắn rùa.

Nhân Tết Trùng cửu, bàn về các vị thần bất tử nước Nam (bài 2): Cấp độ bất tử thứ ba - Ảnh 9.
Đổng Thiên Vương ở đền Bộ Đầu, Thường Tín.

Huyền Thiên không ai khác chính là Lão Tử, vì Huyền Thiên hay Huyền Nguyên là tên sắc phong của nhà Đường cho Lão Tử. Lão Tử, vị giáo chủ Đạo giáo, có khả năng giáng sinh nhiều kiếp, có phép màu trấn yểm yêu quỷ, điều khiển rắn rùa, nên Huyền Thiên Đổng Thiên Vương là một thần bất tử hoàn toàn hợp lý. Lão Tử hiện còn được thờ làm thành hoàng ở đình Thổ Hà (xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang), với công trạng giống như của Huyền Thiên tại đền Sái là đã cử Rùa vàng đến giúp An Dương Vương thời Đông Chu diệt trừ yêu quỷ khi xây thành Cổ Loa.

Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ ở đền Ngọc Trì, Gia Lâm.

Câu đối ở đình Thổ Hà:

Đông Chu phong vũ thị hà thì, biệt bả thanh hư khai đạo Giáo

Nam Việt sơn hà duy thử địa, độc truyền ảo hóa tác thần tiên.

Dịch:

Mưa gió Đông Chu đây một thời, riêng tay nắm chốn thanh hư, khai mở đạo Giáo

Núi sông Nam Việt chỉ đất đó, một mình truyền phép màu nhiệm, tạo tác thần tiên.

Theo thần tích của xã Phù Đạm (Phủ Lý, Hà Nam) thì “Thái Thượng Lão Quân, hiệu là Lý Bá Hoành, tự là Lão Đam, húy là Thái Ông. Ngài giáng sinh đầu thai ở thôn Kim Chân, xã Thúc Lực… Ngài vốn tính thông minh, thông hiểu thiên văn địa lý. Ngài đem đạo phù thủy truyền bá cho nhân dân. Ngài đến xã Phù Khê (tức Phù Đạm) thấy nhân dân trong xã bị dịch chết quá nửa. Ngài bèn đóng giả một cụ già viết 1 đạo bùa thổi vào trong xã, bao nhiêu người bị bệnh trong xã đều khỏi…”

Đình Phù Vân ở Phủ Lý, Hà Nam, nhìn từ bên ngoài.
Đình Phù Vân ở Phủ Lý, Hà Nam.

Thôn Phù Vân của xã Phù Đạm xưa, nay thuộc thành phố Phủ Lý. Đình Phù Vân vẫn còn lưu giữ được tục thờ Thái Thượng Lão Quân ở đây. Theo thần tích trên Thái Thượng Lão Quân chính là Lão Tử, vị tổ sư của Đạo Giáo. Lão Tử giáng sinh ở ngay khu vực Hà Nam của nước ta, từng chữa dịch bệnh cho nhân dân trong vùng. Đó là lý do tại sao khu vực Hà Nam lại thờ Thái Thượng Lão Quân như ở chùa Bà Đanh (Kim Bảng, Hà Nam). Các di tích và truyền tích ở Hà Nam là minh chứng về quê hương bản quán của Lão Tử ở Việt Nam, ngay trên đất Hà Nam.

Bài vị Thái Thượng Lão Quân ở đình Phù Vân.

Có thể thấy phép thuật của Huyền Thiên Lão Tử – Đổng Thiên Vương hạn chế hơn so với Chử Đạo Tổ. Trong khi Chử Đồng Tử có thể cải tử hoàn sinh, tham dự vào huyền cơ thiên địa, thì phép thuật của Đổng Thiên Vương là ở khả năng chữa bệnh dịch, diệt yêu trừ quỷ, chỉ hóa sinh chứ không cải tử hoàn sinh. Vì thế Đổng Thiên Vương được xếp ở cấp độ thứ ba trong Tứ bất tử, sau Tản Viên Sơn Thánh và Chử Đạo Tổ.

(Còn nữa)

https://congdankhuyenhoc.vn/nhan-tet-trung-cuu-ban-ve-cac-vi-than-bat-tu-nuoc-nam-bai-2-17922092815140611.htm

Lang Liêu bản kỷ

Hậu Tắc Cơ Khí

Truyện Bánh chưng kể, Lang Liêu nằm mơ thấy thần nhân bảo rằng: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo là vật để nuôi dân khỏe mạnh, ăn mãi không chán, không có vật gì hơn được. Nếu giã gạo nếp gói thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, hoặc lấy lá gói thành hình vuông để tượng trưng cho Đất, ở trong làm nhân ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý công ơn dưỡng dục của cha mẹ, như thế thì lòng cha sẽ vui, nhà ngươi chắc được ngôi quý”.

Vị thần nhân đã giúp Lang Liêu dùng gạo làm lễ vật là Hậu Tắc, người được Đế Nghiêu gọi là Nông sư. Hậu Tắc là tổ của nhà Chu, được Đế Thuấn đặt tên và ban họ Cơ. Tắc nghĩa là lúa tẻ, tức là lúa nước, chứ không phải lúa nếp (thử) trồng trên nương. Cũng như sự tích Đế Thuấn đi cày ở Lịch Sơn, chuyện Hậu Tắc trồng lúa nước cho thấy đây chắc chắn là một nhân vật lịch sử thời kỳ Hùng Vương Thánh tổ dựng “xã tắc” họ Hùng ở khu vực đất tổ Phong Châu.

Mẹ của Hậu Tắc là bà Khương Nguyên, vào rừng thấy vết chân người khổng lồ bèn dẫm vào rồi mang thai. Cho rằng đó là điềm không lành, khi sinh nở, Khương Nguyên bỏ đứa trẻ ra ngõ hẹp. Nhưng trâu ngựa đi qua đều tránh không dẫm vào đứa trẻ. Khương Nguyên bèn mang bỏ vào rừng, nhưng đúng lúc rừng lại đông người, nên bỏ vào lạch. Đứa trẻ được loài chim lấy cánh ủ cho. Khương Nguyên thấy lạ bèn mang con về nuôi và đặt tên là Khí (弃; nghĩa là bỏ).

Sự tích của ông Hậu Tắc giống một trong những truyền thuyết về Tản Viên Sơn Thánh. Mẹ Tản Viên là bà Đinh Thị Nguộc, người rất xấu, không ai lấy. Một hôm, bà vào rừng kiếm củi, giẫm phải một vết chân lạ, trở về nhà thụ thai. Vì hoang thai nên khi sắp sinh nở bà bị người làng ghét bỏ, đuổi ra khỏi làng. Bà phải vào rừng để ở và sinh ra Nguyễn Tuấn. Người làng bèn kéo nhau lên rừng bắt vạ. Hùm beo ra đuổi những người bắt vạ và hàng ngày mang thịt hươu nai về nuôi mẹ con Nguyễn Tuấn.

Lại có truyền thuyết khác kể rằng thần núi Tản Viên thuở lọt lòng bị bỏ rơi trong rừng, được một người tiều phu gặp đem về nuôi, đặt tên là Kỳ Mạng. Sở dĩ thần có tên nầy là vì trước khi gặp cha nuôi, đứa bé mới lọt lòng đã được dê rừng cho bú, chim chóc ấp ủ cho khỏi chết. 

Chữ Kỳ với Khí cùng một âm. Truyền thuyết này cho thấy ông Hậu Tắc, tổ của nhà Chu, được truyền thuyết Việt ghi vào dòng Tản Viên Sơn Thánh, tức là dòng lên núi theo mẹ về phía Tây.

Chu bản kỷ trong Sử ký Tư Mã Thiên cho biết: Hậu Tắc mất, con là Bất Truất nối dõi. Cuối đời Bất Truất, chính sự nhà Hạ Hậu suy, bỏ dùng chức Tắc. Bất Truất vì vậy mất chức quan, chạy vào vùng Nhung địch.

Hạ Hậu” ở đây là chỉ Hạ Khải, người nối tiếp Hạ Vũ, vì ông Hậu Tắc là người cùng thời với Hạ Vũ từ đời Nghiêu Thuấn. Hạ Khải trong truyền thuyết Việt là Lạc Long Quân. Hạ Khải “bỏ chức Tắc” tức là phế đi quyền nối dõi của con ông Hậu Tắc và đánh đuổi Bất Truất chạy vào vùng Nhung địch. Chính sự kiện này khởi đầu cho sự chia tay 2 dòng lên núi và xuống biển mà dòng ông Hậu Tắc là đại diện của Sơn Tinh, còn dòng Hạ Hậu là đại diện của Thủy Tinh. Dòng họ Cơ của Hậu Tắc bị dòng phía Đông tranh giành quyền lực, phải bỏ đất gốc mà chạy về phía Tây, để sau 14 đời mới lại phục hưng.

Chiếc mâm thời Tây Chu

Văn Vương Cơ Xương

Truyện Bánh chưng kể: Công tử thứ 9 là Lang Liêu… bèn lựa nếp hạt trắng tinh, không sứt mẻ, đem vo cho sạch, rồi lấy lá xanh gói thành hình vuông, bỏ nhân ngon vào giữa, đem nấu chín tượng trưng cho Đất, gọi là bánh chưng. Lại lấy nếp nấu xôi đem quết cho nhuyễn, nhào thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, gọi là bánh dày…

Vua khen ngợi hồi lâu, rồi cho Lang Liêu được giải nhất. Vua dùng thứ bánh ấy để cung phụng cha mẹ trong các dịp lễ tết cuối năm. Thiên hạ mọi người đều bắt chước theo. Lấy tên là bánh Lang Liêu và gọi là Tiết Liệu.

Con số 9 là số chỉ phương Tây trong Hà thư. Lang Liêu nghĩa là thủ lĩnh của người Liêu Lão ở phía Tây Trung Hoa. Vị thủ lĩnh người Liêu Lão xuất phát từ phía Tây là Tây Bá Hầu Cơ Xương. Cơ Xương cũng là người đã viết ra Kinh Dịch, bao hàm đạo Âm Dương, Trời Đất, nên được truyền thuyết Việt kể là Lang Liêu chế ra bánh chưng vuông tượng trưng cho Đất, bánh dày tròn tượng trưng cho Trời.

Cơ Xương là hậu duệ 14 đời của Hậu Tắc. Truyền thuyết Việt chép chung 14 đời này vào thành chuyện Âu Cơ chia đôi đàn con Bách Việt, dẫn một nửa lên núi đi về phía Tây mà lập nước Văn Lang.

Người Liêu Lão được nhắc đến tại phần Phong Tục, Cổ Nam Việt, chương Châu Quận Thập Tứ, sách Thông Điển, thời Đường, nói về nước Nam Việt của nhà Triệu như sau:

Phía Nam Ngũ Lĩnh, các bộ lạc người Di người Liêu cư trú lẫn lộn… Thủ lĩnh ở đây đều dùng đồng đúc thành trống lớn, trống vừa đúc xong thì treo giữa sân, bày rượu để đón mời đồng loại (ăn mừng). Họ lại thường hay gây thù chuốc oán với nhau, hay đánh nhau, khi đó sẽ gõ trống, người khắp nơi liền tụ về (tham chiến) đông nghịt như mây. Kẻ có trống đồng tự xưng là Đô Lão, dân chúng sẽ tôn phục.

Theo đó, người Liêu Lão là tộc người sử dụng trống đồng làm nhạc khí quy tập cộng đồng (đón mời đồng loại), dùng trong quân đội (khi đánh nhau) và là biểu tượng của thủ lĩnh (Đô Lão). Tộc người trước thời Hán dùng trống đồng để hiệu lệnh thì rõ ràng là thuộc về nước Văn Lang của Hùng Vương. Thủ lĩnh lập nước của nước Văn Lang là Lang Liêu Cơ Xương, hay bà Âu Cơ. Tên nước Văn Lang là lấy theo tên hiệu Văn Vương của Cơ Xương.

Âu đồng thời Tây Chu

Võ Vương Cơ Phát

Truyện Bánh chưng mở đầu: Vua Hùng sau khi phá xong giặc Ân rồi, trong nước thái bình, nên lo việc truyền ngôi cho con, mới hội họp hai mươi hai vị quan lang công tử lại mà bảo rằng: “Đứa nào làm vừa lòng ta, cuối năm đem trân cam mỹ vị đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho”.

Thời vua Hùng phá giặc Ân là thời của Văn Vương Cơ Xương khởi nghiệp, đến Võ Vương Cơ Phát đại thành diệt Trụ, lên ngôi của Thiên tử.

Con số 22 vị quan lang công tử của vua Hùng khá khó giải thích ý nghĩa vì có vẻ nó không hợp với con số biểu tượng nào trong Dịch học. Tuy nhiên nếu liên hệ với lời mở đầu: “Vua Hùng sau khi phá xong giặc Ân”, thì chợt nhớ tới câu hát của phường Ải Lao trong hội Phù Đổng:

Nhớ đời thứ sáu Hùng Vương

Ân sai hai tám tướng cường nữ Nhung

Xâm cương cậy thế khoe hùng

Kéo sang đóng chặt một vùng Vũ Ninh.

Người đánh giặc Ân cùng với Phù Đổng Thiên vương là Lang Liêu Cơ Phát. Do đó mới có phường Ải Lao (Lao = Lão = Liêu) là đội quân chính của Thánh Dóng. Bên phía giặc Ân là 28 “nữ tướng”. Như vậy, phía Lang Liêu sẽ có 50 người con trừ đi 28 nữ nhà Ân thành ra 22 người anh em. Con số 50 này cũng như số 100, là con số chỉ sự tổng hợp của 2 dòng theo Cha Lạc Long Quân xuống biển và theo Mẹ Âu Cơ lên núi. 28 nữ đại diện của nhà Ân là dòng Lạc Long. 22 nam của Âu Cơ Xương là dòng Liêu (Ải Lao) phía Tây nhà Chu.

Truyện Bánh chưng ghi: Hùng Vương truyền ngôi cho Lang Liêu; hai mươi hai anh em đều chia nhau giữ các phiên trấn, lập làm bộ đảng, trấn thủ những nơi núi non hiểm trở.

Còn Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả kể là khi người con trưởng của Âu Cơ là Hùng Quốc Vương lên ngôi, Vua cha bèn dựng hầu lập bình phong, chia nước làm 15 bộ, xác định cương giới, các đầu núi góc biển, cử ra trăm quan trấn thủ, gìn giữ các phương… Vua mới phân quan lại, định các xứ, cai quản vạn dân. Khi đó lệnh cho anh em trăm trai có tài thần báu trời, cai quản rõ ràng các nơi. Trăm nơi núi sông một mối, xe sách quy mô chế độ đồng nhất, bốn biển một nhà, xưng thần phụ thuộc.

Lang Liêu Cơ Phát sau khi diệt Ân đã lên ngôi thiên tử, phân phong cho các anh em và công thần ở nơi làm chư hầu, gọi là phiên trấn, để quản lý các vùng đất. Đây là khởi đầu của chế độ phong kiến (phong tước kiến địa) trong lịch sử.

Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả kể tiếp: Thái tử là Hùng Quốc Vương đứng đầu trăm anh em tôn thừa nghiệp lớn. Quốc Vương sau khi nối ngôi chính thống, chuyên lo giáo hóa đạo đức, khuyến khích nông tang, khiến dân không lo nghèo thiếu, nước có tích luỹ của dư. Bốn biển yên bình, không ai gian xảo giả dối, phong tục hồn thuần chất phác. Xét xem xuyên suốt cho đến bấy giờ, vua là bậc có nhiều công hưng trị, càng sáng tỏ hơn các đời trước, được người đời tôn xưng là bậc hiền quân.

Bấy giờ vua truy ơn các bậc thánh trước, bèn thực hiện việc chia đất phân cõi, lập các bộ Sơn tinh Thuỷ tinh, định làm trăm vương, đổi làm trăm họ, đặt ra chức vụ trăm quan, phong tên cho trăm thần, phân chia đầu núi góc biển, hùng cứ mỗi phương. 50 tên tộc trấn ở các đầu núi, cửa khe non ngàn, cùng gọi là quan lang, phiên thần, thổ tù phụ đạo. 50 tên tộc trấn ở các góc biển, vực suối cửa sông, cùng là các thần linh trên nước, tiện để bảo hộ dân sinh, giúp phù tông xã. Dựng hầu lập bình phong, chia nước thành 15 bộ. Đất đai 15 bộ này được xác định cương giới, định người trưởng quân gọi là Bô (bố), cha gọi là Trá (cha), con trai gọi là Côn (con).

Nam nữ đều xem theo dòng cha mà xưng. Hậu thế đổi thành quan lang, phiên thần, thổ tù, phụ đạo. Cháu chắt của các công thần khai quốc được cha truyền con nối, vạn đời nối giữ Nam Bang. Còn các nhánh tông phái của các bộ chủ Hùng Vương đời đời trị nước, truyền mãi nước Nam.

Thời kỳ này cũng được Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả gọi là thời Trị bình kiến phu, tức là trị quốc bình thiên hạ, kiến lập các nước chư hầu.

Thành Vương Cơ Tụng

Võ Vương băng, con là Cơ Tụng nối ngôi, còn nhỏ. Chu Công Đán là chú, nhiếp chính. Chu Công đặt ra các lễ chế là Chu Lễ, viết hào từ cho Chu Dịch. Hậu duệ của nhà Ân là Vũ Canh cùng với 3 vị giám thúc nổi loạn. Chu Công Đông chinh, dẹp được loạn Vũ Canh và Tam Giám, an trí đám ngoan dân nhà Ân ở Lạc Dương. Truyền thuyết Việt kể là tướng Cao Lỗ giúp Thục Phán bảo vệ thành Cổ Loa. Chu Công cũng là thần Đồng Cổ, chủ minh thệ trung với nước với vua.

Dưới thời Chu Thành Vương, nước Việt Thường ở vùng cửa sông Trường Giang mang lễ vật là chim bạch trĩ qua 3 lần sứ dịch vào đến Cảo kinh gặp Chu Công. Chu Công nhận lễ, nhận sự chầu phục của nước Việt Thường trong thiên hạ Trung Hoa. Lại ban cho sứ Việt Thường xe chỉ Nam để về nước. Sứ Việt Thường đi dọc sông Mê Kong, qua đất Lâm Ấp và Phù Nam rồi men theo biển mà về.

Con của Thành Vương nối ngôi là Chu Khang Vương. Người nối nghiệp Chu Công, hoàn thành việc xây dựng, yên định vùng đất Lạc Đông Đô là Tất Công. Truyền thuyết Việt gọi là Phan Tây Nhạc. Thời Thành Khang chi trị nhà Chu đã thâu tóm, thuần phục được toàn bộ thiên hạ Trung Hoa, gồm cả vùng đất cũ của nhà Ân ở Trịnh, Vệ, quý tộc nhà Ân ở Lạc Dương, dân nhà Hạ ở Việt Thường.

Dòng chữ “Mục Vương quyết chính” trên mâm đồng

Mục Vương Cơ Mãn

Chu Mục Vương là người đã củng cổ lại triều chính nhà Tây Chu, đánh dẹp Khuyển Nhung, chinh phạt Kinh Sở. Dấu chân của ông đã rải khắp thiên hạ. Ông cũng là người theo truyền thuyết được kể đã lên núi Côn Lôn thấy cung điện ngọc của Hoàng Đế và gặp bà Tây Vương Mẫu.

Ngọc phả Hùng Vương thì kể, vị vua Hùng thứ bảy, sau thời vua Hùng thứ sáu đánh giặc Ân, là Hùng Chiêu Vương, cũng gọi là Lang Liêu. “Hùng Chiêu Vương, buổi đầu tiên nối ngôi nghiêm khắc, chuyên về chính trị. Bãi bỏ khí giới, không dùng việc quân binh. Chăm lo sức dân, chăm sóc nền giáo hóa để mở mang trí tuệ. Ðúc kiếm báu (Thiên linh kiếm), ấn báu (Thiên linh ấn) làm báu vật của quốc gia để giữ yên xã tắc vững bền mãi mãi. Lập đàn ở núi Tam Ðảo, đến chùa Tây Thiên mở hội 7 ngày, 7 đêm để cho trai gái bốn phương dự hội vui. Lại đến chùa Phù Nghì lập vọng Tiên đàn cầu trời đất, mong được gặp Tiên. Trên đường trở về, gặp được nàng Ngọc Tiêu, con gái nuôi của vị Trưởng ông thôn Ðông Lộ rồi kết duyên, sinh ra Hùng Vĩ Vương, lập làm con trưởng.”

Hùng Chiêu Vương chỉ một vị vua của nhà Tây Chu vì chữ Chiêu = chiều, chỉ hướng mặt trời lặn. Sự tích Lang Liêu lên núi Tam Đảo cầu tiên chính là sự kiện Chu Mục Vương lên núi Côn Lôn gặp Tây Vương Mẫu.

Các vị Lang Liêu nối tiếp Chu Mục Vương là Cung Vương, Ý Vương, Hiếu Vương và Di Vương. 

Lai lôi thời Tây Chu

Lệ Vương Cơ Hồ

Truyện Bánh chưng kể: Về sau, anh em tranh giành nhau làm trưởng, mỗi người dựng “mộc sách” (hàng rào cây bằng gỗ) để che kín, phòng vệ. Vì thế, mới gọi là Sách, hay là Trại, là Trang, là Phường. Sách, hay Trại, Trang, Phường bắt đầu có từ đây vậy.

Nhà Tây Chu truyền đến Chu Lệ Vương thì bắt đầu suy. Lệ Vương sống xa xỉ, làm nhiều điều bạo ngược khiến nhân dân oán hận, dẫn đến loạn Quốc dân bạo động. Lệ Vương phải bỏ chạy đến đất Trệ. Trệ là đọc khác của Trại. Đất Trệ, có sách chép là đất Di (Di Lão?), nơi Lệ Vương nương náu có thể là địa danh Thạch Trại Sơn ở Vân Nam ngày nay, nơi có tộc người Di (Lô Lô).

Tên của các vị Lang Liêu từ Văn Vương đến Lệ Vương trong bài minh văn 340 chữ được đúc trên chiếc Lai lôi cổ bằng đồng.

Khi Lệ Vương lưu vong ở đất Trại, triều đình do 2 tướng quốc là Chu Công và Triệu Công quản lý, gọi là thời Chu Triệu cộng hòa. Lệ Vương mất, con là Chu Tuyên Vương lên nối ngôi, chấn hưng lại nhà Chu.

Những chữ: Cung Vương, Ý Vương, Hiếu Vương, Di Vương trên chiếc Lai lôi.

U Vương Cơ Cung Sinh

Cuối thời Tuyên vương, có đứa trẻ hát bài ca:

“Mặt trăng sẽ lên. Mặt trời sẽ lặn.

Cung dâu áo cỏ. Đồ vong nhà Chu.”

Theo Chu bản kỷ thì đây là khi xuất hiện Bao Tự. Bao Tự được Sử ký Tư Mã Thiên chép là từ nước dãi rồng của thời nhà Hạ, truyền qua nhà Ân Thương tới thời Lệ Vương mở ra, hóa thành con thằn lằn đen mà nhập cung. Tới thời Chu U Vương, vùng Tam Xuyên có động đất lớn. Thái sử nhà Chu là Bá Dương viết:

Nhà Chu sẽ mất. Khí của trời đất không để mất trật tự; nếu mất trật tự thì dân sẽ loạn. Khí dương ẩn náu mà không thể phát xuất, khí âm bị chèn ép không thể bốc lên, vậy nên có động đất.

Nay Ba Sông đã chấn động là do khí dương mất chỗ, mà khí âm dồn đầy. Dương mất là do âm, nguồn ắt bị tắc. Nguồn bị tắc, quốc gia ắt mất. Đất có nước tưới nhuần thì dân mới sử dụng được. Đất không có nước chảy, dân thiếu vật dụng, không vong sao được!

Xưa sông Lạc cạn mà nhà Hạ mất. sông Hà cạn mà nhà Thương mất. Nay đức của nhà Chu giống như buổi cuối của hai nhà kia rồi. Nguồn sông lại tắc, tắc tất cạn. Ôi, quốc gia dựa vào sông núi. Sông cạn núi lở, là điềm mất nước vậy. Sông cạn thì núi tất lở. Không quá mười năm nữa nước sẽ mất thôi. Sự ruồng bỏ của Trời không quá số này.

Thái sử Bá Dương, người đã lấy nhị khí âm dương hai thời Hạ Thương để khuyên răn Chu U Vương, là Lão Tử. Vùng Tam Xuyên là đất Bắc Việt ngày nay, nơi có đình làng Thổ Hà lưu dấu tích về Lão Tử đã đăng Chiên đàn Thất Diệu ở Cổ Loa, nhắc lại sự việc Đát Kỷ thời Trụ Vương nhà Ân qua chuyện Bạch Kê tinh. Chu U Vương không nghe theo. Lão Tử biết nhà Chu sắp vong nên rời bỏ thành Lạc Dương mà đi về phía Tây, chắc hẳn là đi gặp các vị Lang Liêu khai triều Tây – Chu thời Văn Vương, Võ Vương.

Chu U Vương sủng ái Bao Tự, đánh mất đạo lý trời đất âm dương của bánh chưng bánh dày từ Hậu Tắc, khinh thường các anh em chư hầu Bách Việt. Nhà Chu (triều Tây – Lang Liêu) vong. Hai mươi hai người anh em tranh giành nhau làm trưởng, mỗi người dựng hàng rào bằng gỗ để che kín, phòng vệ. Thiên hạ chuyển sang thời các liệt quốc Xuân Thu xưng bá chư hầu. “Cung dâu áo cỏ” là chỉ âm thịnh dương suy hay chư hầu lấn át thiên tử?

Thái sử Lý Bá Dương ký

Giải nghĩa các tinh quỷ trong truyền thuyết Cổ Loa thành

Người Việt ai cũng biết Truyện Rùa vàng kể việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa, thành cứ xây xong lại đổ. Vua lập đàn cầu khấn thì được một Lão ông đến chỉ cách đón thần Kim Quy về giúp đỡ, trừ diệt con Gà trắng tu luyện ngàn năm thành tinh, đã tụ tập yêu quỷ trong núi phá thành. Truyện về Tinh gà và Quỷ núi ở Cổ Loa là một trong những câu chuyện thần bí đáng sợ nhất trong kho tàng truyền thuyết Việt. Nhưng liệu đằng sau truyền thuyết này ẩn chứa sự thực nào trong lịch sử xa xưa của người Việt?

Nghi môn miếu Bạch Kê

1. Trong Truyện Rùa vàng, Bạch Kê tinh ẩn hình trong người con gái của quán trọ ở chân núi tại làng Ma Lôi gần thành Cổ Loa. Nói cách khác, Bạch Kê là tinh nữ có tên là Ma Lôi. Chữ Ma thực ra là âm đọc khác của Má – Mụ – Mẫu, chỉ một vị thần nữ.

Núi Thất Diệu là nơi Bạch Kê tinh hóa thành con chim cú bay lên cây chiên đàn ngậm lá thư tâu đến trời trong truyền thuyết thành Cổ Loa. Núi Thất Diệu nay ở xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Nơi đây có ngôi đền thờ một vị công chúa con vua Hùng. Theo thần tích của đền, “thời Hùng Duệ Vương, công chúa nhiều lần hiển hách âm phù quân tướng nhà Hùng dẹp giặc. Khi quân Thục lấy được nước Lạc Việt xây thành Cổ Loa thì công chúa sai ngàn vạn âm binh phá thành. Sau nhờ thần Kim Quy, vua Thục mới xây xong được thành.”

Trong cấm cung của đền có bức tượng thờ chính bằng gỗ, thể hiện một vị Mẫu, đầu đội mũ mào gà, gọi là Mẫu Bạch Kê. Mẫu Bạch Kê ở đây được kể là dòng dõi Lạc Hồng, miêu duệ Rồng Tiên của vua Hùng. Điều này tương ứng với câu nói của thần Kim Quy: “Cái tinh khí ở núi này là con vua đời trước”. Thục An Dương Vương đã đánh dẹp triều Hùng rồi xây thành Cổ Loa. Bạch Kê là một vị nữ tướng, dòng dõi của nhà Hùng, hiện lên báo oán ở núi Thất Diệu, làm cho thành cứ xây lại đổ.

Ở Yên Phụ, Mẫu Bạch Kê còn được thờ tại đình và đền dưới tên Vua Bà Ma Vương. Đối chiếu với truyền thuyết về Ma Cô Tiên trong Truyện Giếng Việt ở núi Châu Sơn thì Mẫu Bạch Kê chính là Ân Hậu, vợ của vua Ân trong cuộc chiến với Thánh Dóng. Ân Hậu cũng là tướng cầm đầu quân đội nhà Ân sang đánh nước Văn Lang, được ngọc phả Hùng Vương gọi là Thạch Linh thần tướng.

Đình Yên Phụ, Yên Phong, Bắc Ninh

2. Truyện Rùa Vàng kể: “Trong núi có người nhạc công triều trước chôn ở đây, hóa thành quỷ.” Vị “nhạc công” triều trước ở trong núi là ai mà lại hóa thành quỷ chống phá Thục Vương xây thành?

Đền Yên Phụ còn có tên là đền Núi. Đền này cùng với Vua Bà Ma Vương còn thờ một vị Đại vương tên là Cao Sơn. Thần tích kể rằng Cao Sơn là một trong những người anh em của Tản Viên Sơn Thánh. Cùng với đức Quý Minh, đức Cao Sơn, đã được bà mẹ nuôi là Ma Thị Cao Sơn Thần nữ gửi cho em là Ma Lôi nuôi dưỡng. Sau này Cao Sơn và Quý Minh giúp Hùng Duệ Vương chống lại quân Thục.

Có thể nhận ra, vị “nhạc công” ở trong núi Thất Diệu là thần Cao Sơn. Từ “nhạc” còn có phát âm khác là “Lạc”. Nhạc công tức là Lạc Công, chỉ vị thủ lĩnh vùng đất Lạc lúc đó. Cao Sơn là một trong Tam vị Tản Viên Sơn tinh nên mới được Truyện Rùa Vàng kể là “quỷ trong núi”. Thần tích cũng cho thấy mối liên quan trực tiếp giữa Cao Sơn Đại vương và Ma Lôi, tức mẫu Bạch Kê ở núi Thất Diệu. Cao Sơn Đại vương là một đại tướng của Hùng Duệ Vương trong cuộc chiến chống lại Thục Vương, cũng giống như Mẫu Ma Lôi Bạch Kê đã nói ở trên.

Bình Cú thời Ân Thương (Hiện vật Nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền miếu Việt)

3. Truyện Rùa Vàng kể sau khi An Dương Vương cùng thần Kim Quy giết con Gà trắng trong quán Ma Lôi, “Vua liền sai đào núi Thất Diệu, lấy được nhiều nhạc khí cổ và xương cốt, đốt tan thành tro đem đổ xuống dòng sông. Trời gần tối, Vua và Rùa Vàng leo lên núi Việt Thường thấy quỷ tinh đã biến thành con chim cú, ngậm lá thư bay lên chiên đàn”.

Việc Thục Vương đào được nhiều nhạc khí cổ ở núi Việt Thường, rồi thấy chim Cú mèo ngậm lá thư bay lên chiên đàn không ngờ lại là một hình ảnh rất thật của thời đại nhà Ân Thương cách nay hơn 3.000 năm. Trên nhiều đồ đồng tế khí của nhà Ân thường dùng hình chim Cú trong tạo hình. Một chiếc bình đồng có hình chim Cú như vậy được thấy ở Việt Nam.

Bình có tiết diện hình trứng, một mặt bình được đúc nổi ở giữa là mặt một con chim Cú với 2 mắt tròn to, có mi mắt, mỏ nhọn. Phía trên có 2 tai to nhọn (tai mèo). Phần thân Cú có cánh và chân ở 2 bên. Xung quanh con Cú được trang trí bằng những hình rồng quỳ nhỏ. Toàn bộ chiếc bình được trang trí nền bằng hoa văn vân lôi vuông hoặc tròn, phủ một màu đồng cổ xanh lam độc đáo và đẹp mắt. Đôi mắt Cú mèo tròn to đúc nổi ở giữa thân bình tạo một ấn tượng rất trang nghiêm. Nhìn tổng thể chiếc bình có cảm tưởng như hình một chiến binh đang đứng thẳng, rất dũng mãnh với đầy đủ mũ giáp, áo giáp, mắt to tai lớn, có nanh có mỏ.

Cú mèo (tên chữ Nho là Si hiêu) là biểu tượng của nhà Ân Thương. Thậm chí trong Kinh Thi, phần Bân phong có bài thơ Si hiêu (Cú mèo) như sau:

Cú mèo, Cú mèo.
Đừng phá nhà ta.
Bao nhiêu ân cần.
Nỗi niềm nuôi nấng
”.

Bài thơ này nói chuyện Chu Công, khi đi dẹp phản loạn hậu duệ của nhà Ân là Vũ Canh, bị phao tin là Chu Công sẽ làm hại ấu chúa. Chu Công đã viết bài thơ này gửi cho vua là Chu Thành Vương, ý nói loài Cú mèo nhà Ân, đã cùng các vị vương thân Giám Thúc của nhà Chu làm phản, thì đừng gây chia rẽ trong tông thất giữa Chu Công với vua Chu nữa.

Đáy bình Cú với dòng chữ Vong tông binh Tây sĩ cung…

4. Truyện Rùa Vàng kể, Bạch Kê tinh sau khi bị giết hóa thành một lá thư, được Chim Cú ngậm bay lên núi Thất Diệu. “Rùa vàng liền biến thành con chuột theo sau, cắn vào chân Cú, lá thư rơi xuống đất. Vua vội nhặt lấy, lá thư đã bị mọt ăn mất quá nửa.”

Điều hết sức bất ngờ là dưới chân chim Cú trên chiếc bình thời Ân Thương lại cũng có một “lá thư”. Đó là những chữ tượng hình cổ được khắc lớn và sâu. Dưới đáy bình Cú có 10 chữ dạng Kim văn, loại chữ của thời Thương Chu dùng trên đồ đồng. Đây có thể xem như là lá thư mà chim Cú đã ngậm khi bay lên chiên đàn ở Cổ Loa.

Chiếc bình đồng hình chim Cú cho phép hiểu ý nghĩa câu kể trong Truyện Rùa Vàng: khi chim Cú bị cắn rơi lá thư, lá thư đã bị “mọt ăn” mất quá nửa. Ý nói là mảnh đáy bình có khắc chữ đã bị rỉ mất phân nửa, nên có nhiều chữ không đọc được.

Dù phần đáy bình đã bị phong hóa, nhưng một số chữ Kim văn trên đáy chiếc bình Cú còn có thể đọc như sau: “Vong tông binh Tây sĩ cung”. Tuy không dịch hết dòng chữ này nhưng rõ ràng là nội dung viết về hành động của quan (sĩ) binh. Như thế có thể liên hệ chiếc bình này với Cao Sơn Đại vương ở núi Thất Diệu, vị thủ lĩnh cầm quân vùng đất Lạc chống lại Thục Vương.

Hoành phi Duy nhạc giáng thần ở đình Yên Phụ

5. Còn một nhân vật nữa trong sự tích Sát quỷ ở thành Cổ Loa là vị Lão ông đã cử thần Kim Quy đến giúp An Dương Vương. Vị Lão ông này không phải ai khác mà chính là Lão Tử, người được thờ ở làng Thổ Hà (Việt Yên, Bắc Giang), cách núi Thất Diệu không xa.

Bia “Cung sao sự tích thánh” ở đình Thổ Hà cho biết, vị thần ở đây thờ có “họ là Lý, tên là Lão Đam, tên chữ Lý Bá Dương, lại có tên là Thái Thượng. Thời An Dương Vương, Vua xây thành có những u hồn và tà ma quấy nhiễu. Vua lo lắm, liền xa giá đến Thổ Hà trang cầu đảo. Chợt có thần nhân hiện lên bảo Vua rằng: xin Vua cứ hồi kinh, không lo ngại gì. Rồi ngay hôm đó Người sai Thanh giang sứ, hiệu là Thần Quy, đến giúp trừ phép quỷ, giết Bạch Kê. Lại đào trong núi Thất Diệu được nhạc khí thời cổ cùng hài cốt, đem đốt đi. Từ đó yêu ma tan hết.”

Lão Tử hay Thái Thượng Lão quân được truyền thuyết hóa thành Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần bảo hộ của thành Cổ Loa. Tiểu sử của Lão Tử được ghi trong bài Lão Tử minh như sau: “Lão Tử là quan coi thư viện nhà Chu. Thời U Vương, vùng Tam Xuyên bị động đất. Lão Tử dựa vào những biến động của nhị khí âm dương về thời Hạ, Thương, để cảnh cáo nhà vua.”

Đoạn trích “nhị khí âm dương về thời Hạ, Thương” đã ghi rất đúng câu chuyện ở núi Thất Diệu. “Âm khí thời Thương” là Mẫu Bạch Kê hay Ân Hậu Ma Lôi. Còn “Dương khí thời Hạ” là Lạc tướng Cao Sơn, vốn gốc là dòng dõi nhà Hạ từ Lạc Long Quân (Tản Viên Sơn Thánh).

Trong lịch sử nhà Tây Chu (Thục Vương), thời U Vương gặp loạn Khuyển Nhung tấn công Tây kinh, nhà Chu buộc phải dời đô về lại vùng đất Lạc (Dương) ở phía Đông. Khi xây thành ở Tam Xuyên (Cổ Loa) lại gặp những trận động đất lớn. Lão Tử khi đó đang là “thủ thư” và là quốc sư của nhà Chu đã nhân đó bày chuyện tế trời, lấy tấm gương của hai nhà Hạ và Thương (Lạc Vương và Hùng Duệ Vương) để khuyên răn vua Chu (Thục Vương).

Cây “Chiên đàn” trên núi Thất Diệu theo đúng chữ Nho nghĩa là đàn tế có cắm cờ. Huyền Thiên Lão Tử đã đăng đàn tế ở núi Thất Diệu, nơi chiến trường ác liệt xưa giữa 2 dòng Đông – Tây (Hùng – Thục) từ thời Thục Vương chống giặc Ân, dựng nghiệp nhà Chu. Mẫu Bạch Kê Ma Lôi và Lạc Công Cao Sơn được tái xuất trên đàn tế qua những đồ tế khí đồng thau cổ của thời Ân Thương như những chiếc bình hình chim Cú và những dòng chữ Kim văn khắc sâu dưới chân chim. “Lá thư” của Mẫu Bạch Kê được chim Cú ngậm dâng tấu trên chiên đàn là lời nhắc nhở đấng quân vương không được thất đức, bỏ dân, coi thường các nước chư hầu anh em của Bách Việt mà đánh mất mệnh trời. Nếu không sẽ mất nước và phải chịu hậu quả thảm khốc với sự dày vò của Ma Quỷ. Thần thánh luôn ở trên hai vai. Lời nhắc của Lão Tử đã ghi vào Đạo Đức kinh, gửi gắm trong chiếc móng của thần Kim Quy để làm phép cai quản đất nước ngàn năm.

Bài đăng trên báo Lao Động cuối tuần số 26 từ 25.6 đến 27.6.2021

Thái sử Lão Tử Lý Bá Dương và học thuyết Âm Dương

Sử ký Tư Mã Thiên cung cấp một tiểu sử của Lão Tử với đầy rối rắm, không rõ ràng:

Lão Tử là người thôn Khúc Nhân, làng Lệ, huyện Khổ, nước Sở. Ông họ Lý, tên Nhĩ, tự là Đam. Làm quản thủ thư viện nhà Chu. Khổng Tử đến Chu, hỏi Lão Tử về lễ, Lão tử nói: «Những người mà ông đề cập tới, đã hóa ra người thiên cổ từ lâu. Nay chỉ còn lại những lời nói của họ…».

Lão Tử tu đạo đức. Cái học của ngài trọng ẩn dật, vô danh. Ở Chu lâu năm, sau thấy nhà Chu suy, liền ra đi. Tới quan ải, quan lệnh là Doãn Hỉ nói: «Ngài sắp đi ẩn, xin cố vì tôi viết sách.» Lão tử bèn viết Đạo Đức Kinh chia thành hai thiên gồm hơn năm nghìn chữ, đoạn đi, không biết sau ra sao.

Có người nói rằng: Lão Lai tử cũng là người nước Sở, viết sách mười lăm thiên, nói về chuyện đạo gia, đồng thời Khổng Tử. Có người cho rằng Lão Tử biết cách tu dưỡng nên đã thọ 160 hay 200 tuổi.

Khổng Tử mất, 129 năm sau sử ghi rằng: Thái tử Đam nhà Chu gặp Tần Hiến Công, nói: “Hồi đầu Tần và Chu hợp làm một, hợp năm trăm năm thì tách, tách bảy mươi năm thì bá vương xuất hiện.” Có người cho rằng Đam tức Lão Tử. Có người nói không phải. Người đời chẳng biết ai nói đúng, ai nói sai. Lão tử là một vị quân tử ẩn cư vậy.

Đọc thông tin về Lão Tử của Tư Mã Thiên thì không rõ công nghiệp của Lão Tử là gì, vì sao người đời lại tôn sùng ông như vậy? Ngoài việc bàn luận với Khổng Tử ra thì không thấy ghi gì thêm những việc mà Lão Tử đã làm để thành danh. Đoạn nói chuyện giữa Khổng và Lão có vẻ như là một cách tranh luận giữa 2 học thuyết Nho và Đạo hơn là một sự kiện lịch sử có thật.

Bản thân Tư Mã Thiên cũng đặt nghi ngờ, vì chỗ thì Lão Tử là Lão Lai cùng thời với Khổng Tử, chỗ khác lại là Thái tử Đam nhà Chu sau khi Khổng Tử mất tới 129 năm. Rồi thêm chuyện Lão Tử thọ 160 hay 200 tuổi vì… biết cách tu dưỡng (?). Người đời chẳng biết ai nói đúng, ai nói sai.

Tượng Lão Tử ở chùa Bổ Đà (Việt Yên, Bắc Giang)

Lão Tử minh, là bài minh trên tấm bia do Biên Thiều, quan cai xứ Trần khắc ngày Giáp tí năm Diên Hi thứ 8 (24/9/165) đời vua Hán Hoàn đế, ngoài những thông tin về cuộc tranh luận giữa Lão Tử với Khổng Tử và tuối thọ ngoài 200 của ngài còn một chi tiết đáng chú ý về hành trạng đương thời của Lão Tử:

Lão Tử tính Lý, tự Bá Dương, người huyện Tương nước Sở. Sau thời Xuân thu, Chu triều chia làm hai gọi là Đông quân, Tây quân… Lão tử là quan coi thư viện nhà Chu. Thời U vương, vùng Ba Sông bị động đất. Lão Tử dựa vào những biến động của nhị khí âm dương về thời Hạ, Thương, để cảnh cáo nhà vua.”

Thông tin về việc Lão Tử dựa vào những biến động của nhị khí âm dương về thời Hạ, Thương, để cảnh cáo Chu U Vương hết sức lạ. Lạ vì nếu vậy, đối với các “học trò” của Khổng Tử thì Lão Tử thành ra thọ trên 200 tuổi, để có thể gặp Khổng Tử. Rõ ràng là Lão Tử có hành trạng và sự nghiệp riêng từ thời Tây Chu chứ không phải trở nên nổi tiếng chỉ vì mấy câu nói của Khổng Tử. Chỉ vì các “Nho gia” không muốn chấp nhận điều này nên không ai xem xét Lão Tử ở thời Chu U Vương là ai.

U Vương là vị vua cuối cùng của thời Tây Chu. Chu bản kỷ trong chính Sử ký Tư Mã Thiên chép:

Tuyên Vương băng, con là U Vương Cung Sinh lên ngôi. U Vương năm thứ hai, Ba Sông Tây Chu có động đất. Bá Dương Phủ nói:

Nhà Chu sẽ mất. Khí của trời đất không để mất trật tự; nếu mất trật tự thì dân sẽ loạn. Khí dương ẩn náu mà không thể phát xuất, khí âm bị chèn ép không thể bốc lên, vậy nên có động đất.

Nay Ba Sông đã chấn động là do khí dương mất chỗ, mà khí âm dồn đầy. Dương mất là do âm, nguồn ắt bị tắc. Nguồn bị tắc, quốc gia ắt mất. Đất có nước tưới nhuần thì dân mới sử dụng được. Đất không có nước chảy, dân thiếu vật dụng, không vong sao được!

Xưa sông Lạc cạn mà nhà Hạ mất. sông Hà cạn mà nhà Thương mất. Nay đức của nhà Chu giống như buổi cuối của hai nhà kia rồi. Nguồn sông lại tắc, tắc tất cạn. Ôi, quốc gia dựa vào sông núi. Sông cạn núi lở, là điềm mất nước vậy. Sông cạn thì núi tất lở. Không quá mười năm nữa nước sẽ mất thôi. Sự ruồng bỏ của Trời không quá số này.”

Năm ấy Ba Sông cạn, núi Kỳ lở.

Vùng Ba Sông hay Tam Xuyên là đất Phong, nơi Văn Vương khởi nghiệp. Núi Kỳ cũng là đất gốc tổ của nhà Chu.

So sánh sự kiện của Bá Dương Phủ thời Chu U Vương nói đến với ghi chép của Lão Tử minh thì thấy rõ ràng 2 chuyện là một. “Thời U vương, vùng Ba Sông bị động đất. Lão Tử dựa vào những biến động của nhị khí âm dương về thời Hạ, Thương, để cảnh cáo nhà vua.” Tức là, Lão Tử chính là Thái sử Bá Dương của thời Chu U Vương. Bản thân Lão Tử minh cho biết Lão Tử có tên là Bá Dương.

Bia Cung sao thánh tích ở đình Thổ Hà với tên Lý Bá Dương của Lão Tử

Kỳ lạ hơn nữa, câu chuyện về Lão Tử bàn chuyện nhị khí âm dương mà khuyên răn vua còn có ở Việt Nam. Đình làng Thổ Hà ở Việt Yên, Bắc Giang là nơi có sự tích về Lão Tử tu hành tại đây. Bia “Cung sao thánh tích” làng Thổ Hà cho biết, Lão Tử nói: Họ ta là Lý, tên là Lão Đam, tên chữ Lý Bá Dương, lại có tên là Thái Thượng. Bá Dương chính là tên của Lão Tử

Tiếp theo Chu bản kỷ kể, U Vương sủng ái Bao Tự, phế Thân hậu, lập con của Bao Tự làm thái tử. Quan Thái sử nhà Chu là Bá Dương đọc sử ký: Nhà Chu mất rồi!… Thái sử Bá Dương nói: Gây nên họa rồi! Còn làm được gì.

Việc Chu bản kỷ đến 3 lần dẫn lời của Thái sử Bá Dương đời Chu U Vương như một dấu mốc cho việc chấm dứt thời Tây Chu cho thấy vai trò của vị Thái sử này không hề nhỏ. Cả Sử kýLão Tử minh đều cho biết Lão Tử là quan thủ tàng thất sử của nhà Chu. Rõ ràng gọi Lão Tử là chức Thái sử, tên Bá Dương là hoàn toàn khớp giữa các tư liệu về Lão Tử.

Lão Tử minh có đoạn kệ từ:

Trời làm chấn động Ba Sông,

Can vua, vả khiến cho lòng dân an.

Nếu Âm chẳng lăng loàn lấn át,

Át Dương kia, tan tác sao sinh?

Vùng Ba Sông hay Tam Xuyên thực ra chính là Tam Giang, chỉ nơi hội tụ ba con sông Đà, Lô, Thao ở Việt Trì. Tam Xuyên là quận mà sau này Tần lấy đất Đông Chu để lập quận. Tam Xuyên là vùng Bắc Việt ngày nay. Nên vùng Ba Sông bị động đất thời Chu U Vương chính là khi Thục An Dương Vương xây thành Cổ Loa trong truyền thuyết Việt.

Việc Âm lấn át Dương ở thời này còn là chỉ việc Bao Tự trong cung của Chu U Vương. Sử ký Tư Mã Thiên chép Bao Tự xuất xứ từ việc nước dãi rồng truyền từ thời Hạ, qua Thương sang Chu. Tới Chu Lệ Vương mở vải đựng dãi rồng ra xem thì hóa thành một con thằn lằn đen chạy vào hậu cung, nhập vào đứa nô tỳ mà sinh ra Bao Tự. Chu U Vương yêu mến Bao Tự, đã đốt lửa Ly Sơn lấy các chư hầu làm trò cười mà gây ra họa mất nước.

So sánh với sự tích Lão Tử ở Thổ Hà thì chợt nhận ra, truyền thuyết Lão Tử đăng đàn ở núi Sái Cổ Loa trừ diệt Bạch Kê tinh cũng chính là ám chỉ cảnh Âm thịnh Dương suy từ đời Hạ Thương tới Chu. Bạch Kê là Ân Hậu hay Đát Kỷ thời Trụ Vương, đã tái hiện trong hình của Bao Tự thời Chu U Vương. Thái sử Bá Dương Lão Tử đã lấy câu chuyện Đát Kỷ – Trụ Vương xưa để răn Chu U Vương qua việc đăng đàn ở Cổ Loa, nơi chiến trường xưa thời Ân – Chu (Hùng – Thục).

Vế đối Đông Chu phong vũ… ở đình Thổ Hà

Câu đối bất hủ ở đình Thổ Hà về Lão Tử Lý Bá Dương thời Chu ở non sông Nam Việt:

Đông Chu phong vũ thị hà thì, biệt bả thanh hư khai Đạo giáo

Nam Việt sơn hà duy thử địa, độc truyền ảo hóa tác thần tiên.

Dịch nghĩa:

Mưa gió Đông Chu đây một thời, riêng giữ thanh hư, mở Đạo Giáo

Núi sông Nam Việt chỉ đất đó, một truyền màu nhiệm, tạo Thần Tiên.

Thần tích ở Thổ Hà không kể gì đến việc Lão Tử gặp Khổng Tử cả. Có thể thấy đây là chuyện thêu dệt của các Nho gia đời sau khi muốn tôn sùng Khổng Tử. Hoặc thời Khổng Tử có một vị khác, là Lão Lai ở nước Sở mà Khổng Tử đã đến “tư vấn”. Nhưng Lão Lai tử hay cả Thái tử Đam sau này đều không phải là Lão Tử, người đã phát triển học thuyết Thái cực Âm Dương và Đạo Đức kinh dưới thời Chu U Vương.

Lão Tử là vị Thái sử của nhà Chu, một trong những sử gia đầu tiên của Trung Hoa, còn trước cả Tư Mã Thiên đến hơn nửa thiên niên kỷ. Cuốn sử thực sự đầu tiên của Trung Hoa chính là… huyền sử Việt, như Truyện Rùa Vàng, An Dương Vương xây thành Cổ Loa vậy.

Chim cú núi Thất Diệu và lá thư của Mẫu Bạch Kê

Người Việt ai cũng biết câu chuyện An Dương Vương xây thành Cổ Loa, thành cứ xây xong lại đổ. Vua lập đàn cầu khấn thì được một Lão ông đến chỉ cách đón thần Kim Quy về giúp đỡ, trừ diệt con Gà trắng tu luyện ngàn năm thành tinh, đã tụ tập yêu quỷ trong núi phá thành. Truyện về Ma gà và Quỷ núi ở Cổ Loa là một trong những câu chuyện thần bí đáng sợ nhất trong kho tàng truyền thuyết Việt. Nhưng liệu đằng sau truyền thuyết này ẩn chứa sự thực nào trong lịch sử người Việt?
Truyện Rùa Vàng của Lĩnh Nam chích quái kể: “Cái tinh khí ở núi này là con vua đời trước, muốn báo thù cho nước. Lại có con gà trắng sống lâu ngàn năm, hóa thành yêu tinh ẩn ở núi Thất Diệu. Trong núi có quỷ. Có người nhạc công triều trước chôn ở đây, hóa thành quỷ. Ở bên cạnh, có một quán trọ cho khách vãng lai, chủ quán tên là Ngộ Không, có một người con gái và một con gà trắng, vốn là dư khí của quỷ thần, phàm có khách qua đường nghỉ đêm ở quán, thì quỷ tinh lại biến hóa muôn hình vạn trạng, làm hại người chết rất nhiều. Nay giết được con gà trống trắng và con gái chủ quán ấy thì trấn áp được yêu tinh. Con tinh ấy sẽ hóa ra một lá thư của yêu, cho con chim cú mèo ngậm bay đậu lên trên cây chiên đàn, tâu cùng Thượng đế để xin phá thành”.
Tìm hiểu bản chất của đoạn truyện trên, xin đi sâu vào từng nhân vật được nói tới trong sự tích là Ma gà, Quỷ núi, Chim cú và Lão ông.

Mẫu Bạch Kê – Vua bà Ma Lôi

Trong truyện Rùa vàng, Bạch Kê tinh ẩn hình trong người con gái của quán trọ ở chân núi tại làng Ma Lôi. Nói cách khác Bạch Kê là tinh nữ và có tên là Ma Lôi. Chữ Ma thực ra là âm đọc sai của Má – Mụ – Mẫu.
Ở núi Thất Diệu nay là xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, có đền Bạch Kê thờ một vị Mẫu, tương truyền là công chúa con vua Hùng. Cổng đền có đôi câu đối:
鴻 貉 遺 風 粧 體 勢
僊 龍 餘 裔 啟 洪 基
Hồng Lạc di phong trang thể thế
Tiên Long dư duệ khải hồng cơ.

Dịch nghĩa:
Phong tục Lạc Hồng hình thể đẹp
Dòng dõi Rồng Tiên mở cơ đồ.

Nghi môn miếu Bạch Kê

Trong cấm cung của đền có bức tượng chính bằng gỗ thể hiện một vị Mẫu, xưa đội mũ hình đầu gà, gọi là Mẫu Bạch Kê. Như vậy Bạch Kê là dòng dõi Lạc Hồng, miêu duệ Rồng Tiên của vua Hùng. Điều này tương ứng với câu nói của thần Kim Quy: Cái tinh khí ở núi này là con vua đời trước. Thục An Dương Vương đã đánh dẹp triều Hùng rồi xây thành. Bạch Kê là một vị nữ, dòng dõi của nhà Hùng, hiện lên báo oán ở núi Thất Diệu, làm cho thành cứ xây lại đổ.
Ở Yên Phụ mẫu Bạch Kê được gọi là Bà chúa Núi và cũng được thờ ở đình và đền Yên Phụ trên núi Thất Diệu. Ở đình và đền Yên Phụ thờ vị đức Vua bà Ma Vương, là tên thần hiệu sùng kính mà dân gian vùng Yên Phụ thường tôn xưng. Sắc phong, mỹ từ của Vua bà được chép trong Hương ước của Tứ Yên (Yên Phụ, Yên Hậu, Yên Tân, Yên Vĩ) như sau:
“Phương Dung trinh liệt, Nhân hiếu từ thuận đoan trang, Trinh tiết u nhàn, Khoan hoà ý đức, Thuận tắc thận hạnh, Khắc cẩn ôn hoà, Gia huệ cẩn tiết, Hậu đức chí nhân, Phổ tế trinh thục, Tuy lộc diên tường, Thuần nhất huy nhu, Diên phúc long khánh, Túc nghi gia phạm, Hồng từ thục chất, Trinh thuận hiển linh, Huy gia trinh nhất Ngọc chất nương Hậu phi Phu nhân Đại vương“.
Tài liệu ở Yên Phụ cho thấy, Mẫu Bạch Kê là một vị Hậu phi họ Ma (Ma Lôi). Đối chiếu với truyền thuyết về Ma Cô Tiên trong Truyện Giếng Việt ở núi Châu Sơn thì Mẫu Bạch Kê chính là Ân Hậu, vợ của vua Ân trong cuộc chiến với Thánh Dóng. Ân Hậu cũng là tướng cầm đầu quân đội nhà Ân sang đánh nước Văn Lang, được ngọc phả Hùng Vương gọi là Thạch Linh thần tướng.
Cuộc chiến giữa Hùng và Thục ở đây như thế là nói tới sự kiện nước Văn Lang với Phù Đổng Thiên Vương chống lại giặc Ân. Khu vực núi Thất Diệu nằm ở giữa của Sóc Sơn, là căn cứ của Thánh Dóng, và Châu Sơn, là căn cứ của tướng Ân. Hẳn vùng Yên Phong này đã là chiến trường chính trong cuộc đụng độ giữa nước Thục Văn Lang và Hùng Ân Vương. Kết quả như đã biết trong Truyện Giếng Việt: “Ân Vương chết ở dưới chân núi, biến thành vua ở Địa phủ”. Người tử trận không phải là Ân Vương, mà là Ân Hậu, tức Vua bà họ Ma hay Mẫu Bạch Kê.

Mẫu Bạch Kê

Vua Chờ – Lạc Công Quý Minh

Truyện Rùa Vàng kể: Trong núi có quỷ, có người nhạc công triều trước chôn ở đây, hóa thành quỷ.
Khu vực núi Thất Diệu từng có nhiều hài cốt, nhiều đến mức nơi đó có tên là phố Sọ. Những cái tên có chữ Yên/An (Yên Phụ, Yên Phong, An Ninh) cho thấy đây là nơi an táng yên nghỉ những binh sĩ, tướng lĩnh của một thời. Vị “nhạc công” triều trước ở trong núi là ai mà lại hóa thành quỷ chống phá Thục Vương xây thành?
Nằm không xa núi Thất Diệu tại thị trấn Chờ có ngôi đền rất cổ là đền Hàm Sơn, hay còn gọi là đền Chờ Cả. Đền này thờ một vị Đại vương có tên trong quốc tự điển là Quý Minh. Người dân địa phương gọi thần là Vua Chờ. Trong đền có mộ của Quý Minh. Thần tích kể rằng Quý Minh là một trong 3 người anh em của Tản Viên Sơn Thánh. Cùng với Cao Sơn, Quý Minh đã được bà mẹ nuôi là Ma Thị Cao Sơn Thần nữ gửi cho em là Ma Lôi nuôi dưỡng. Sau này Quý Minh tham gia trận chiến chống lại quân Thục.
Có thể nhận ra, vị “nhạc công” ở trong núi chính là Quý Minh. Từ “nhạc” còn có phát âm là “Lạc”. Nhạc công tức là Lạc Công, chỉ vị thủ lĩnh đất Lạc lúc đó. Sách Đại Nam nhất thống chí chép rằng: Đền thần Quý Minh ở đỉnh núi Hàm Sơn, thuộc xã Nội Trà, huyện Yên Phong. Tương truyền thần là con của của Lạc Long Quân”. Đây chính là lý do mà Quý Minh đã được gọi là Lạc Công, rồi đọc thành “nhạc công” ở núi Thất Diệu.
Quý Minh là một trong Tam vị Tản Viên Sơn tinh nên mới được truyện Rùa Vàng kể là “quỷ trong núi”. Thần tích cũng cho thấy mối liên quan trực tiếp giữa Quý Minh Đại vương và Ma Lôi, tức mẫu Bạch Kê ở núi Thất Diệu. Quý Minh là một đại tướng của Hùng Vương chống lại Thục Vương, cũng giống như mẫu Ma Lôi Bạch Kê đã nói ở trên.
Truyện Rùa Vàng kể An Dương Vương xây thành ở đất Việt Thường. Việt Thường là tên triều đại do Lạc Long Quân khai sáng mà Quý Minh Đại vương là thủ lĩnh cuối cùng ở vùng đất Lạc. Bản thân nhà Ân Thương cũng được gọi là Việt Thường, như bài thơ đề miếu Ân Vương trong Truyện Giếng Việt:
Thắng thua một cuộc không Ân đức
Vạn thế linh thiêng trấn Việt Thường.

Cổng sau đền Hàm Sơn

Chim Cú mèo

Truyện Rùa Vàng kể sau khi An Dương Vương cùng thần Kim Quy giết con Gà trắng trong quán Ma Lôi, Vua liền sai đào núi Thất Diệu, lấy được nhiều nhạc khí cổ và xương cốt, đốt tan thành tro đem đổ xuống dòng sông. Trời gần tối, Vua và Rùa Vàng leo lên núi Việt Thường thấy quỷ tinh đã biến thành con chim cú, ngậm lá thư bay lên chiên đàn.
Việc Thục Vương đào được nhiều nhạc khí cổ ở núi Việt Thường, rồi thấy chim Cú mèo (Si – hưu) ngậm lá thư bay lên chiên đàn không ngờ lại là một hình ảnh rất thật của thời đại nhà Ân Thương cách nay hơn 3.000 năm. Trên nhiều đồ đồng tế khí của nhà Ân thường dùng hình chim Cú trong tạo hình. Một đôi bình đồng có hình chim Cú như vậy được thấy ở Việt Nam.

Chiếc bình chim Cú thời Ân Thương (Hiện vật Nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền miếu Việt)

Mỗi chiếc bình có tiết diện hình trứng, chiều ngang chỗ rộng nhất 10 cm, chiều rộng chỗ rộng nhất 9cm, chiều cao cả nắp 20 cm. Mỗi một mặt bình được đúc nổi ở giữa là mặt một con chim Cú với 2 mắt tròn to, có mi mắt, mỏ nhọn. Phía trên có 2 tai to nhọn (tai mèo). Phần thân Cú có cánh và chân ở 2 bên. Xung quanh con Cú được trang trí bằng những hình rồng quỳ nhỏ.
Nắp của chiếc bình có hình 4 con rắn với đầu to, đang há miệng, lộ cả 2 chiếc răng nanh. Thân rắn ngắn, được trang trí bằng các họa tiết tạo bởi 2 hình thoi lồng vào nhau, một dạng họa tiết rất đặc trưng ở đồ đồng thời Ân Thương. Ở đỉnh nắp có núm cầm hình thang chóp nhọn.
Toàn bộ chiếc bình được trang trí nền bằng hoa văn vân lôi vuông hoặc tròn, phủ một màu đồng cổ xanh lam độc đáo và đẹp mắt. Đôi mắt Cú mèo tròn to đúc nổi ở giữa thân bình tạo một ấn tượng rất trang nghiêm. Nhìn tổng thể chiếc bình có cảm tưởng như hình một chiến binh đang đứng thẳng, rất dũng mãnh với đầy đủ mũ giáp, áo giáp, mắt to tai lớn, có nanh có mỏ.

Phần thân của chiếc bình Cú thời Ân Thương thứ hai (Hiện vật Nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền miếu Việt)

Ở nghi môn miếu Bạch Kê tại Yên Phụ có đôi câu đối nói tới những đồ đồng từng được khai quật tại đây:
Thiên thu hỏa điền tiền vương trạch
Bách Việt sơn hà cố quốc ân.

Dịch nghĩa:
Hỏa điền ngàn năm lộc vua trước
Núi sông Bách Việt ơn nước xưa.

Trong đó, 2 chữ “hỏa điền” 鈥鈿 dùng bộ Kim 金, chỉ các vật dụng bằng kim loại (đồng).
Những đồ dùng hình chim Cú mèo của nhà Ân có dáng vẻ của một tướng quân hùng dũng. Rất có thể đây là những đồ “nhạc khí” hay “hỏa điền” của Quý Minh Đại vương, vị Lạc tướng của nhà Ân đã chống Thục trên miền đất Việt Thường vào thời hơn 3.000 năm trước.

Lá thư của yêu tinh

Truyện Rùa Vàng kể, Bạch Kê tinh sau khi bị giết hóa thành một lá thư. Rùa vàng liền biến thành con chuột theo sau, cắn vào chân Cú, lá thư rơi xuống đất. Vua vội nhặt lấy, lá thư đã bị mọt ăn quá nửa.
Điều hết sức bất ngờ là dưới chân chim Cú trên đôi bình thời Thương lại cũng có một “lá thư”. Đó là những chữ tượng hình cổ được khắc lớn và sâu. Dưới đáy mỗi bình có 10 chữ dạng Kim văn, loại chữ của thời Ân Thương dùng trên đồ đồng. Đây chính là lá thư mà chim Cú đã ngậm khi bay lên chiên đàn ở Cổ Loa.
Những chiếc bình đồng hình chim Cú cho phép hiểu ý nghĩa câu kể: khi chim Cú bị cắn rơi lá thư, lá thư đã bị “mọt ăn” (đổ thực) mất quá nửa. Ý nói là mảnh đáy bình có khắc chữ đã bị rỉ mất phân nửa, nên có nhiều chữ không đọc được.

Kim văn trên đáy bình Cú thứ nhất (Hiện vật Nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền miếu Việt)

Những chữ Kim văn trên đáy một chiếc bình Cú có thể đọc được như sau:
亡宗兵西士宫追? 民?
Vong tông binh Tây sĩ cung truy ? dân ?
Cho dù không đọc được hết những dòng chữ này nhưng rõ ràng là nội dung viết về hành động của quan (sĩ) binh. Như thế có thể liên hệ chiếc bình này với Quý Minh đại vương, thủ lĩnh cầm quân vùng đất Lạc chống lại Thục Vương.
Lá thư thứ hai dưới đáy chiếc bình Cú có các chữ:
女行享金至王?毛? ?
Nữ hành hưởng kim chí vương ? mao ?  ?

Kim văn trên đáy chiếc bình Cú thứ hai (Hiện vật Nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền miếu Việt)

Trong đó chữ đầu tiên là chữ Nữ 女, chỉ phụ nữ. Còn có chữ Vương 王 ở dạng tượng hình sớm (nét ngang dưới cùng được cách điệu). Đặc biệt “lá thư” này có chữ Mao 毛 chỉ lông của động vật và một chữ không đọc được nhưng rất đẹp, có tượng hình đầu chim. Có thể nói “lá thư” này do một Vương nữ (Hậu phi) dưới hình một loài chim biến thành cũng không phải là so sánh vô lý.
Hình tượng chim là tín ngưỡng thờ vật tổ của nhà Thương, bắt nguồn từ sự tích bà Giản Địch nuốt trứng chim Huyền điểu mà sinh ra Tử Tiết, là ông tổ của nhà Thương. Kinh Thi có câu: “Thiên mệnh Huyền Điểu, giáng nhi sinh Thương“, nghĩa là: Trời cho chim đen giáng hạ thành Thương. Huyền điểu không phải là con chim màu đen mà là con chim tượng trưng cho phương Bắc nay. Huyền điểu theo một số tác giả cũng có thể chính là chim Cú, loài chim hoạt động trong bóng tối.
Những nghiên cứu trước đây như của GS. Trần Quốc Vượng cho rằng Truyện Rùa Vàng nói tới sự xung đột giữa bộ tộc Núi thờ Chim và bộ tộc Nước thờ Rùa của người Việt. Nhưng thật bất ngờ khi biết rằng “bộ tộc thờ Gà trắng” trong truyền thuyết ấy là nhà Thương Ân. Và như thế, “bộ tộc thờ Rùa vàng” của Thục An Dương Vương phải là nhà Chu, triều đại đã lật đổ nhà Ân mà lên ngôi thiên tử của thiên hạ.

Huyền Thiên Lão Tử

Còn một nhân vật nữa trong sự tích Sát quỷ ở thành Côn Lôn (cách gọi thành Cổ Loa thời nhà Đường) là vị Lão ông đã cử thần Kim Quy đến giúp An Dương Vương. Vị Lão ông này không phải ai khác mà chính là Lão Tử, người được thờ ở làng Thổ Hà (Việt Yên, Bắc Giang), cách núi Thất Diệu không xa.
Bia “Cung sao sự tích thánh” ở đình Thổ Hà cho biết, vị thần ở đây thờ có họ là Lý, tên là Lão Đam, tên chữ Lý Bá Dương, lại có tên là Thái Thượng. Thời An Dương Vương, Vua xây thành có những u hồn và tà ma quấy nhiễu. Vua lo lắm, liền xa giá đến Thổ Hà trang cầu đảo. Chợt có thần nhân hiện lên bảo Vua rằng: xin Vua cứ hồi kinh, không lo ngại gì. Rồi ngay hôm đó Người sai Thanh giang sứ, hiệu là Thần Quy, đến giúp trừ phép quỷ, giết Bạch Kê. Lại đào trong núi Thất Diệu được nhạc khí thời cổ cùng hài cốt, đem đốt đi. Từ đó yêu ma tan hết.

Bia Cung sao thánh tích ở đình Thổ Hà

Như vậy, Lão ông trong Truyện Rùa Vàng chính là Lão Tử hay Thái Thượng Lão quân, sau được truyền thuyết hóa thành Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần bảo hộ của thành Cổ Loa. Tiểu sử của Lão Tử được ghi trong bài Lão Tử minh như sau: Lão Tử là quan coi thư viện nhà Chu. Thời U Vương, vùng Tam Xuyên bị động đất. Lão Tử dựa vào những biến động của nhị khí âm dương về thời Hạ, Thương, để cảnh cáo nhà vua.
Đoạn trích “nhị khí âm dương về thời Hạ, Thương” đã ghi rất đúng câu chuyện ở núi Thất Diệu. “Âm khí thời Thương” là Mẫu Bạch Kê hay Ân Hậu Ma Lôi. Còn “Dương khí thời Hạ” là Lạc tướng Quý Minh, vốn gốc là dòng dõi nhà Hạ từ Lạc Long Quân.
Để hiểu được dòng chảy lịch sử Việt trong câu chuyện này có thể điểm lại những sự kiện thời Tam đại Hạ Thương Chu trên đất Việt. Sơ khai Nam Việt hữu Kinh Dương Vương, Hoa sử ghi là ông Đại Vũ. Khi Kinh Dương Vương mất, quyền hành định giao lại cho Đế Lai, là dòng dõi từ Viêm Đế – Đế Nghi. Thế nhưng, con của Kinh Dương Vương là Lạc Long Quân đã làm cuộc đảo chính đuổi Đế Lai, giành lấy quyền hành (chiếm nàng Âu Cơ). Đế Lai được Hoa sử gọi là ông Bá Ích, đã phải bỏ vùng đất Lạc mà đi về phía Tây, gây dựng đất Âu.

Sơ đồ Tam đại Hạ Thương Chu ở đất Việt

Lạc Long Quân được Hoa sử gọi là Hạ Khải, bắt đầu nhà Hạ với chế độ cha truyền con nối. Dòng Lạc Long Quân phát triển mở mang đất đai về phía Đông, truyền tới Hạ Kiệt vô đạo, bị Thành Thang, thủ lĩnh bộ tộc phương Bắc nay (với biểu tượng là chim “Huyền điểu”) lật đổ. Thành Thang dựng nên nhà Thương.
Nhà Thương là chế độ phụ đạo chiếm hữu nô lệ nên các vua Thương được gọi là Phụ (cha), các hậu phi được gọi là Ma/ Mẫu/ Phụ (mẹ). Giai đoạn cuối của nhà Thương gọi là nhà Ân. Vị vua cuối cùng của dòng theo cha Lạc Long này được gọi là Hùng Duệ Vương, hay Ân Trụ Vương.
Dòng Đế Lai đi về phía Tây lập nên vùng đất Âu. Tới thời Ân dòng này trở thành một trong những chư hầu lớn nhất miền Tây khi đó, là Tây Bá Hầu Cơ Xương. Sử Việt gọi là Thục Vương hay Âu Cơ. Trụ Vương thất đức, thiên hạ oán hận. Thục hầu Cơ Xương dưỡng đức trước thiên hạ, theo thiên mệnh mà khởi binh chống Ân. Nhưng đầu tiên ông tiến đánh nước ở phía Bắc xưa (phía Nam nay) của Bắc Bá Hầu Sùng Hầu Hổ. Sùng Hầu Hổ là thủ lĩnh vùng đất Sùng hay đất Lạc, vùng đất tổ của Kinh Dương Vương xưa. Các anh em họ Sùng lúc này được gọi là các Lạc tướng (Lạc công) mà Quý Minh là một trong số đó. Đây là điều giải thích vì sao Quý Minh lại là dòng dõi của nhà Hạ (do Hạ Khải – Lạc Long Quân khởi dựng).
Họ Sùng của các Lạc tướng Cao Sơn, Quý Minh thất bại. Cơ Xương dời đô về Phong Châu, lập nên nước Văn Lang, lấy theo tên hiệu của Cơ Xương là Văn Vương. Hiền Vương Cơ Xương mất ở đất Hiền Lương, nơi Âu Cơ đã hóa tại vùng Hạ Hòa, Phú Thọ ngày nay. Con trai của Cơ Xương là Cơ Phát lên nắm quyền. Trụ Vương bị mất đất Lạc (Sùng) bèn cử đại tướng, cũng là vợ của mình, là Ân Hậu Ma Lôi dẫn quân tấn công nước Văn Lang. Quân Ân đóng ở vùng núi Châu Sơn bên Lục Đầu giang.
Thục Phán Cơ Phát cùng Lã Vọng Thánh Dóng lập căn cứ ở Sóc Sơn, giao chiến với Ma Bà ở vùng Vũ Ninh (Bắc Ninh), cuối cùng toàn thắng. Vùng Vũ Ninh mà Yên Phong là đất chính, là chiến trường ác liệt xưa của cuộc chiến này. Lạc tướng Quý Minh chống Thục mất ở đây. Ân Hậu hóa thành Mẫu Bạch Kê, ẩn mình trong vùng đất Vũ Ninh.
Thục Phán lên ngôi thiên tử, lập ra nước Âu Lạc, là sự kết hợp của 2 vùng đất Âu và Lạc trước đây. Chu Võ Vương dời đô về Cảo Kinh ở Vân Nam, bắt đầu thời kỳ Tây Chu. Nhà Tây Chu trải mấy đời tới Chu U Vương vô đạo, bị Khuyển Nhung tấn công Cảo kinh, buộc phải dời đô về lại vùng đất Lạc (Dương) ở phía Đông. Khi xây thành ở vùng đất Tam Xuyên (Tam Giang) này gặp những trận động đất lớn. Lão Tử khi đó đang là “thủ thư” và là quốc sư của nhà Chu đã nhân đó bày chuyện tế trời, lấy tấm gương của hai nhà Hạ và Thương để khuyên răn vua Chu.

Ban thờ miếu Bạch Kê trên núi Thất Diệu với đôi bình chim Cú thời Ân

“Chiên đàn” 旃壇 theo đúng nghĩa là đàn tế có cắm cờ. Huyền Thiên Lão Tử đã đăng đàn ở núi Thất Diệu, nơi chiến trường xưa của 2 dòng Đông (Hạ Thương) và Tây (Chu Thục) khi Văn Vương và Vũ Vương dựng nghiệp nhà Chu. Mẫu Bạch Kê Ma Lôi và Lạc Công Quý Minh được tái xuất trên đàn tế qua những đồ tế khí đồng thau cổ của thời Ân Thương như những chiếc bình hình chim Cú mèo và những dòng chữ Kim văn khắc sâu dưới chân chim. “Lá thư” của Mẫu Bạch Kê được chim Cú ngậm dâng tấu trên chiên đàn là lời nhắc nhở đấng quân vương không được thất đức, bỏ dân, coi thường các nước chư hầu anh em của Bách Việt mà đánh mất mệnh trời. Nếu không sẽ mất nước và phải chịu hậu quả thảm khốc với sự giày vò của Ma Quỷ. Ma Gà là Mẫu Địa phủ. Còn Quỷ Núi là Sơn tinh Quý Minh. Thần thánh luôn ở trên hai vai. Lời nhắc của Lão Tử đã ghi vào Đạo Đức kinh, gửi trong chiếc móng của thần Kim Quy để làm phép cai quản đất nước ngàn năm.

Con Trâu chở Đạo và Huyền Thiên Lão Tử

Bài đăng báo Lao động số Xuân Tân Sửu 2021

Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả bàn rằng: Trời ban đầu mở vào Giáp Tý. Đất tụ mang ở Ất Sửu. Vận người sinh ở Giáp Dần. Vạn vật ra đời ở gian Ất Mão. Từ thời Bàn Cổ, Thái cực sinh Lưỡng Nghi, là Thiên Địa. Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, là Thái âm, Thái dương, Thiếu âm, Thiếu dương. Tứ tượng biến hóa thành nhiều hình trạng… Thiên Hoàng nối Bàn Cổ mà trị ở ngôi Thiên tử, nắm quyền chế độ, mới chế ra Can chi. Mười can là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ Canh, Tân, Nhâm, Quý. Mười hai chi là Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Vị, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Lấy đó để định thời gian, giúp nhân dân biết phương hướng.

Các thánh nhân thời cổ đại đã chế ra Thiên can và Địa chi dùng để phân định thời gian và nhận biết phương hướng. 12 con giáp không chỉ dùng để chỉ ngày giờ tháng năm, mà còn là để gọi tên cho các khu vực trên mặt đất. Vì thế các con giáp được gọi là các Địa chi. 12 địa chi được sắp xếp theo 4 phương Đông – Tây – Nam – Bắc, mỗi phương tương ứng với 3 vùng đất (3 địa chi). Như một chiếc gương đồng thời Đường (thế kỷ 7-9) tìm thấy ở Quảng Nam có khắc nổi trên mặt gương hình Tứ linh, Bát quái và Thập nhị địa chi, minh họa rõ cho những mối liên hệ này.

Xem đồ hình trên gương cổ, chi Sửu có hình tượng là con Trâu, nằm cùng hướng quẻ Khảm trong Bát quái và cùng với phương Huyền vũ (hình con Rùa) trong Tứ linh. Đây là phương Bắc, trong Ngũ hành thuộc về hành Thủy (nước), ứng với màu Tím (hoặc Đen).

Gương đồng thời Đường tìm thấy ở Duy Xuyên, Quảng Nam

Tên gọi chi Sửu có mối liên hệ với từ Nước như sau: Sửu – Sủy – Thủy. Con trâu được người Việt Nam gọi đầy đủ là con trâu nước hay thủy ngưu. Trâu là con vật quen thuộc của nền văn minh lúa nước đã được người xưa dùng làm con vật tiêu biểu cho phương “nước” – hành Thủy, hay hướng Bắc ngày nay. Tính chất căn bản của quẻ Khảm hay hướng Nước đó là sự tòng thuận. Con Trâu là con vật nuôi do người điều khiển mà làm các công việc hàng ngày như cày, kéo, nên người xưa đã dùng hình ảnh con Trâu để tượng trưng cho tính chất thuận tòng của hành Thủy, Bắc phương.

Tòng thuận cũng là tư tưởng then chốt trong học thuyết Đại Đạo do Lão Tử đề xướng từ cách đây trên 2.500 năm. Trong tác phẩm để đời Đạo Đức Kinh của mình, ở chương “Tượng nguyên” Lão Tử đã viết: “Trong cõi có Tứ Đại, mà Người là một. Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên”.

Trong tư duy Dịch học cổ đại, Đất tượng trưng cho những gì thuộc về vật chất, về tri thức khoa học kỹ thuật. Trời tượng trưng cho những gì thuộc về tinh thần, về minh triết nhân sinh. Đạo Đức kinh giảng rằng, con người phải biết tuân theo những hiểu biết của khoa học kỹ thuật. Khoa học đến lượt mình lại cần được sự định hướng của minh triết. Chân lý này tuy đơn giản nhưng ngày nay với khoa học công nghệ hiện đại chế ra hàng tấn bom nguyên tử treo lơ lửng thì ta mới hiểu, khoa học mà không có sự định hướng của minh triết sẽ có hậu quả khôn lường.

Minh triết có gốc ở Đạo. Đạo là từ sự tự nhiên, không cưỡng ép. Con người ta có Khôn (trí tuệ, khoa học) nhưng phải có Ngoan (biết tuân thủ, biết hướng Đạo) thì mới được bền lâu. Khi con người làm những điều trái với tự nhiên, mất “đạo đức”, như phá rừng, thiêu đốt nguyên liệu hóa thạch, đã dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng to lớn đến tương lai loài người ngày nay. Đây là những viễn cảnh đã được báo trước trong Đạo Đức kinh.

Tư tưởng tòng thuận, tự nhiên, vô vi là căn cơ trong Đạo Lão. Vì thế mà Lão Tử thường được thể hiện dưới hình ảnh đang cưỡi một con Trâu. Trâu là con vật chở Đạo tòng thuận, sống và hành động thuận theo trời đất, không đi ngược với lẽ tự nhiên.

Ở nước ta sự tích về hành trạng và công nghiệp của Lão Tử được gặp ở nhiều di tích cổ, là những nơi còn lưu dấu chân con Trâu chở Đại Đạo trên vùng đất Bắc Việt. Như bên bờ sông Cầu, quê hương của những làn điệu quan họ, di sản văn hóa phi vật thể thế giới đã được công nhận, có một ngôi đình làng cổ nổi tiếng. Đình Thổ Hà ở xã Vân Hà (Việt Yên, Bắc Giang) được vang danh từ lâu bởi nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc rất tinh xảo của xứ Kinh Bắc. Có điều khi xem đến vị thành hoàng được thờ ở đây thì mới thực sự là điều bất ngờ. Thành hoàng làng Thổ Hà tên là Lão Đam, Thái Thượng Lão Quân.

Thần tích về Lão Tử ở làng Thổ Hà được khắc trên tấm bia “Cung sao thánh tích” lưu tại đình. Sự tích thánh mở đầu như sau: “Thời Hùng Vương kết thúc, khi An Dương Vương nối ngự trị, có một người từ nước Bắc tới trang Thổ Hà, huyện Yên Việt, phủ Bắc Hà, đạo Kinh Bắc, sống ở tại chùa tên là chùa Đoan Minh. Ngài ngày đêm đọc giảng, tự như có sức lực của thần thánh vậy. Ở trong trang có nhiều đệ tử đến theo học. Một hôm, Ngài nói với đệ tử rằng:

– Ta vốn xuất hiện từ chốn Hồng Mông, trời đất sinh ra nên Ta có được bản tính thông minh. Xưa mẹ Ta nói với Ta rằng: Mẹ vốn sinh ra từ sự huyền diệu của lòng từ bi, tên là Mỹ Thổ Hoàng, nằm mộng nuốt một con Trâu trắng là tinh khí của mặt trời mà cảm ứng mang thai. Sau 81 năm vào mùa Xuân năm Canh Thìn, ngày 7 tháng Giêng, bên nách cánh tay chuyển động mà sinh ra Ta. Khi sinh đầu đã bạc, chân có chữ. Ta không có cha. Theo lời mẹ mà lấy Lý làm họ, tên là Lão Đam, tự Lý Bá Dương, danh Thái Thượng.”

Sự tích làng Thổ Hà cho biết vị Thái Thượng ở đây mang tên Lão Đam hay Lý Bá Dương, cầm tinh con Trâu trắng mặt trời. Tinh con Trâu trong sự tích này có ý nghĩa nói tới Đạo tòng thuận của Lão Tử.

Ở làng Thổ Hà, Lão Tử không chỉ giảng đạo mà còn ra sức chữa bệnh cứu giúp nhân dân. “Lúc bấy giờ trong nước có giặc Quỷ mũi đỏ, một vị quan thị hầu vua bị bệnh ngã nhào xuống đất và sau đó bệnh tật lan khắp mọi nơi. Trong nước nhiều nơi mắc bệnh, người ốm người chết thiệt hại rất nhiều. Nhà vua vội truyền hịch đi các nơi: Nếu ai trừ được giặc Quỷ vua sẽ gia phong tước lộc. Lão Tử vâng mệnh, đến nơi có giặc Quỷ, người liền niệm chú. Xong, Ngài lại thư phù vào gậy trúc và phóng đi bốn phương. Các nơi đều trở nên yên ổn. Quan địa phương tâu với triều đình, vua liền mời Lão Tử đến ban thưởng, mở tiệc khoản đãi và phong người là Đệ nhất nhân. Lại cho ngài được hưởng thực ấp ở vùng An Việt huyện. Người bái tạ đức vua và trở về Thổ Hà trang.

Giặc Xích tỵ (Quỷ mũi đỏ) là loại dịch bệnh gây nổi các vết đỏ trên da, dẫn đến tử vong. Có thể đây là bệnh dịch hạch hoặc đậu mùa, rất phổ biến thời xưa. Nhờ có những tri thức về y học, về vệ sinh dịch tễ mà Lão Tử đã giúp nhân dân và triều đình ngăn chặn được dịch bệnh bùng phát. Do đó ông đã được tôn phong ở trang Thổ Hà. Nhưng công nghiệp của vị Thái Thượng này không chỉ dừng ở đó. Thần tích làng Thổ Hà kể tiếp:

Sau đó vua (An Dương Vương) xây thành (Cổ Loa) có những u hồn và tà ma quấy nhiễu, cứ xây xong lại đổ. Vua lo lắm, liền xa giá đến Thổ Hà trang cầu đảo. Chợt có thần nhân hiện lên bảo vua rằng: xin vua cứ hồi kinh, không lo ngại gì. Rồi Người sai Thanh giang sứ (tức thần Kim Quy) đến giúp, giết Bạch kê tinh trong núi Thất Diệu, lại đào được hài cốt Bạch kê đem đốt đi. Từ đó yêu ma tan hết, lại đào thấy nhạc khí thời cổ (như chiêng trống đồng). Thành xây nửa tháng vừa xong.”

Đây là một thông tin hết sức bất ngờ, khi biết được rằng người đã giúp vua An Dương Vương trừ yêu quỷ xây thành Cổ Loa trong truyền thuyết lại là triết gia Lão Tử của Trung Hoa cổ đại. Thần Kim Quy đã theo sự sai khiến của Lão Tử hiện thành Thanh Giang sứ giả mà chém Bạch Kê tinh. Sự thật trong truyền thuyết Cổ Loa thành này là gì?

Về hàng trạng của Lão Tử, tấm bia cổ đời Hán Hoàn đế (146-167) có tên “Lão Tử minh” chép: “Lão Tử là quan coi thư viện nhà Chu. Thời U vương, vùng Tam Xuyên bị động đất. Lão Tử dựa vào những biến động của nhị khí âm dương về thời Hạ, Thương, để cảnh cáo nhà vua.”

So sánh thông tin của Lão Tử minh và sự tích thành Cổ Loa sẽ nhận thấy, nguyên nhân chính của việc thành xây bị đổ là những trận động đất của vùng Tam Xuyên. Tam Xuyên là 3 con sông, chỉ vùng đất hợp lưu sông Đà, sông Lô và sông Thao ở Việt Trì. Tam Xuyên hay Tam Giang là tên gọi cổ của vùng đất Bắc Việt, nơi có thành Cổ Loa.

Lão Tử là quan thủ thư dưới thời Chu U Vương, vị vua cuối cùng của nhà Tây Chu. U Vương tính tình tàn dị, để mua nụ cười của Bao Tự mà đã cho đốt lửa Ly Sơn ngàn dặm, gây kinh động tới các chư hầu. Lão Tử nhân việc động đất ở Tam Xuyên đã đăng đàn ở núi Thất Diệu, nhằm muốn khuyên răn vua Chu về đạo thuận theo mệnh trời và nhắc nhở bài học mất nước của Hạ Kiệt, Trụ Vương thời trước.

Đình Thổ Hà có câu đối nói về sự việc này:

Quy giải hiệu linh, Thất Diệu sơn trung truyền dịch quỷ

Long năng thừa hóa, Ngũ Vân trang hạ ký đăng tiên.

Dịch:

Rùa biết nghiệm linh thiêng, núi Thất Diệu truyền chuyện sai khiến quỷ

Rồng tài mau biến hóa, trang Ngũ Vân lưu tích bốc lên tiên.

Cửa võng ban thờ chính điện đình làng Thổ Hà

Như trên đã biết, trong địa chi thì chi Sửu – con Trâu nằm cùng hướng với Huyền vũ, là hình tượng “Quy Xà hợp hình”, gồm có Rùa và Rắn (Rồng). Vì thế, thần Kim Quy từ dưới nước đi lên cũng là biểu tượng của hành Thủy, của tinh thần Đạo tòng thuận, tuân theo lẽ trời đất. Đạo lý này chính là điều đã giúp được An Dương Vương yên định được oán khí trong nhân dân, xây dựng thành trì, củng cố đất nước vững mạnh, nối nghiệp tổ tiên và theo mệnh trời mà trị quốc.

Tại Ngọc điện ở làng An Xá (xã Tân Trào, Thanh Miện, Hải Dương), Lão Tử được thờ dưới hình một ông lão râu tóc bạc trắng, tay cầm gậy đầu Rồng, chân dẫm lên một con Rùa vàng. Hình tượng Rùa vàng hay Trâu trắng đều là thể hiện tinh thần tòng thuận của Đạo Lão.

Tượng thờ Thái Thượng Lão Quân ở làng An Xá, Tân Trào, Thanh Miện, Hải Dương

Về Lão Tử còn lưu truyền câu chuyện “Tử khí Đông lai”, kể rằng, khi Lão Tử đi qua cửa Hàm Cốc, quan lệnh là Doãn Hỷ nhìn thấy có một luồng khí sắc tím bay tới từ phía Đông, biết rằng sẽ có thánh nhân đi qua. Quả nhiên lúc sau Lão tử cưỡi trâu xanh từ hướng Đông qua đây. Doãn Hỷ ăn mặc chỉnh tề, quỳ gối dập đầu, khẩn khoản giữ Lão Tử ở lại và viết lại những hiểu biết của mình trước khi đi vào sa mạc. Lão Tử vì ưu ái Doãn Hỷ nên đã lưu lại Hàm Cốc quan hơn 100 ngày, truyền thụ lại tư tưởng của mình trong cuốn Đạo Đức Kinh.

Thần Kim Quy cũng từ phía Đông tới giúp An Dương Vương, rồi trao cho vua cái Móng rùa để làm bí quyết an dân giữ nước. Móng rùa ở đây không gì khác chính là cuốn Đạo Đức kinh, hay là tư tưởng Đại Đạo mà Lão Tử đã theo đuổi. Sống có Đạo, có Đức, tuân theo trời đất, hợp với tự nhiên là chiếc Móng rùa được Lão Tử gửi gắm lại cho nhân gian.

Ở Cổ Loa, người được tôn sùng vì giúp An Dương Vương trừ yêu xây thành là Huyền Thiên Chân Vũ. Đây là tên thờ của Lão Tử, xuất hiện dưới thời Đường. Do học thuyết của Lão Tử lấy sự tòng thuận trong tính chất của phương Bắc (Huyền vũ) làm căn bản nên ông được tôn là Đại Thánh Bắc phương Thiên Tôn. Đặc biệt ở làng Thụy Lôi, là nơi thờ phụng Huyền Thiên Chân Vũ bên núi Võ Đương (núi Sái ở Đông Anh), có tục lệ hàng năm nuôi một con bò chăn cho béo tốt, đến ngày dùng để tế lễ đức Huyền Thiên. Truyền ngôn rằng: “khi xưa Ngài nằm ở đây trông thấy một con bò tinh. Ngài ước rằng được ăn thịt con bò ấy. Rồi sau khi Ngài hóa, con bò ấy cũng chết. Cho nên dân làng đều tế bằng bò. Dân làng phải lập cuộc giả vương giả tướng để lễ tạ Ngài, tức là thay mặt vua Thục để lễ tạ.” Việc nuôi bò để tế Huyền Thiên Chân Vũ là hình thức khuyến khích Đạo tòng thuận trong biểu tượng của con “Hoàng ngưu” (chi Sửu còn có hình tượng là con Bò vàng trong lịch pháp Trung Quốc).

Tượng Huyền Thiên Đại thánh ở đền Trấn Vũ tại làng Ngọc Trì, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội.

Các nơi thờ Huyền Thiên Chân Vũ như ở Quán Thánh bên Hồ Tây, Huyền Thiên Cổ Quán ở phố Hàng Khoai, hay ở đền Trấn Vũ tại làng Ngọc Trì, Long Biên, đều thể hiện Ngài trong hình dáng to lớn, đang chống một thanh gươm có Rắn quấn quanh lên mình con Rùa. Những hình tượng này đều thống nhất với cách thờ đối với Thái Thượng Lão Quân như ở làng An Xá ở trên. Quy xà hợp hình thành linh vật Huyền vũ, đại diện của Bắc phương, sắc tím.

Huyền Thiên Lão Tử cầm tinh con Trâu, giảng Đại Đạo ở Thổ Hà, tiêu trừ dịch bệnh, đăng đàn nêu cao đạo tòng thuận ở núi Võ Đương, để lại cuốn Đạo Đức kinh làm bí quyết nỏ thần giúp An Dương Vương an định thành đô, trị bình thiên hạ. Mùa Xuân năm Tân Sửu 2021 bắt đầu. Xem lại chuyện xưa mà ngẫm trong xã hội ngày nay. Thế kỷ 21 này dịch bệnh lây lan, xã hội đầy những sự thái quá, phá bỏ quy luật tự nhiên, tất không khỏi phải gánh lấy hậu quả. Xin hãy cưỡi Trâu mà đi giữa đường đời để có được sắc tím huyền diệu của Đạo, giúp cho con người có cuộc sống yên bình dài lâu, hạnh phúc như các bậc thần tiên.

Câu đối đình Thổ Hà

Để nhớ đến đức Huyền Thiên Lão Tử, người đã khai mở con đường Đạo Đức cho nhân gian, xin ghi nhớ đôi câu đối ở chính điện tiền tế đình Thổ Hà:

Đông Chu phong vũ thị hà thì, biệt bả thanh hư khai Đạo Giáo

Nam Việt sơn hà duy thử địa, độc truyền ảo hóa tác Thần Tiên.

Dịch nghĩa:

Mưa gió Đông Chu đây một thời, riêng giữ thanh hư mở Đạo Giáo

Núi sông Nam Việt chỉ đất đó, một truyền màu nhiệm tạo Thần Tiên.

MINH THI

Lão Tử cưỡi… Rùa vàng

Bức tượng Thái Thượng Lão Quân, tức Lão Tử, trong Ngọc điện của một làng ở Thanh Miện, Hải Dương có một điểm hết sức đặc biệt. Ở đây Lão Tử không cưỡi trâu như thường gặp, mà chân phải đang kê lên một con Rùa vàng.

Đây là dẫn chứng bổ sung cho nhận định chính Lão Tử chứ không phải ai khác là người đã cử thần Kim Quy tới giúp An Dương Vương trừ yêu quỷ xây thành Cổ Loa. Lão Tử được thờ chính danh ở làng Thổ Hà, nơi tu hành và nơi hóa của ông. Lão Tử thờ ở Cổ Loa với tên Huyền Thiên Trấn Vũ, trên núi Sái Võ Đang (Đông Anh).

Trâu (Thủy ngưu) hay Rùa (Thanh giang sứ giả) đều là hình tượng của Nước, hành Thủy trong Tiên Thiên Bát quái, chỉ tính chất tòng thuận của quẻ Khôn.

Câu “khẩu quyết” của Đạo Đức Kinh là: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên“. Nên con Rùa hay Trâu nước được dùng làm nền cho học thuyết của Lão Tử.

Lão Tử ở đây cầm cây gậy hình Rắn. Cặp Rắn – Rùa này cũng tương ứng với hình tượng Huyền Thiên Trấn Vũ cầm kiếm Rắn mà dẫm lên Rùa. Câu đối ở đình Thổ Hà nói tới Rùa và Rắn (Long):

Quy giải hiệu linh, Thất Diệu sơn trung truyền dịch quỷ
Long năng thừa hóa, ngũ vân trang hạ ký đăng tiên.
Dịch:
Rùa biết nghiệm linh thiêng, núi Thất Diệu truyền chuyện sai khiến quỷ
Rồng tài mau biến hóa, trang Ngũ Vân lưu tích bốc lên tiên.

Thần tích Lão Tử ở làng Thổ Hà

Ha Bac
Theo ghi chép của Ty văn hóa Hà Bắc năm 1973 thì thần tích làng Thổ Hà ở Việt Yên được kể theo 2 truyện:
  1. Thành hoàng làng Thổ Hà tên húy là Lão Đam, tên chữ là Lý Bá Dươnng, vốn là người nhà trời. Thượng Hoàng sai Lão Đam đầu thai vaof bà lão Mậu Huyền Diệu Mông để giúp dân dẹp bọn Xích Quỷ. Vì đầu thai sớm quá nên Lão Đam phải ở trong bụng mẹ 81 năm, rồi ra đời dưới gốc cây mận. Lão Đam sau khi dẹp hết bọn Xích Quỷ thì hóa ở chùa Đoan Minh (chùa làng Thổ Hà) và được phong là Thái Thượng Lão Quân.
  2. Cuối đời Chu, Lão Tử đã đi xuống miền Nam du ngoạn. Khi Lão Tử tới tả ngạn sông Nguyệt Đức thấy một khu đất rông hơn 50 mẫu, ba mặt liền sông, sau có hồ sen thiên tạo rộng hơn 6 mẫu. Lúc này đang mùa sen nở, hoa thắm lá xanh, hương bay ngàn dặm. Lão Tử thấy phong cảnh đẹp bèn cắm trang ở đây, đặt tên là Thổ Hà trang. Sau khi lập trang ông ta còn mở trường truyền đạo cho các đồ đệ, nhà trường nay là chùa Đoan Minh. Lão Tử có nhiều phép màu trừ hung sát quỷ. Đương khi Thục An Dương Vương xây thành Cổ Loa, nhưng thành cứ xây lên, sáng dậy lại bị đổ, bởi thần Kim Kê ở núi Thất Diệu trêu cợt. Vua nghe thấy ở trang Thổ Hà có người biết trừ hung sát quỷ bèn cử sứ giả lại mời. Lão Tử nhận lời, rồi đi đến núi Thất Diệu sai Thanh Giang sứ hiện thành rùa vàng vào rừng trừ yêu quái, lại thư phù vào lá trúc thả xuống sông cho trôi khắp mọi nơi xua yêu quái. Nhờ vậy, nửa tháng đã xây xong thành Cổ Loa, Lão Tử có từ ra về, được An Dương Vương ban thưởng rất hậu. Về đến trang Thổ Hà bèn mở tiệc khao toàn thể dân làng. Đang lúc đó trên trời xuất hiện một đám mây ngũ sắc bay đến. Lão Tử liền bay lên trời, ẩn vào mây biến mất. Hôm đó là ngày 22 tháng 2 âm lịch.
    Nhân dân làm sớ tấu, vua truyền cho dân Thổ Hà lập đình phụng sự.
    (Theo Bắc Giang tỉnh chí, Trịnh Như Tấu).

IMG_7320
Chùa Đoan Minh, trường giảng đạo của Lão Tử.

Sự tích 1 chép Lão Đam dẹp bọn Xích Quỷ, có lẽ bị nhầm chữ. Đúng là Xích Tỵ (Mũi Đỏ). Đây là chuyện Lão Tử chữa bệnh dịch hạch hoặc đậu mùa (bệnh có biểu hiện nổi mụn đỏ trên da) cho người dân. Trong tín ngưỡng dân gian, Lão Tử được tôn như một vị thánh cứu thế chính là vì công nghiệp chữa bệnh dịch cứu nhân gian này.
Chi tiết Lão Tử đã thư phù vào lá trúc thả xuống sông cho trôi khắp mọi nơi xua yêu quái. Hẳn là ông đã biết dùng loại thảo dược gì đó (“lá trúc”) để sát khuẩn cho nước ăn, triệt tận gốc nguồn dịch bệnh.
So sánh sự tích 2 với tiểu sử của lão Tử trong Lão Tử minh (bài minh văn soạn thời Hán Hoàn Đế):
Lão Tử vi Chu tàng thất sử. Đương U Vương thời Tam Xuyên thật chấn dĩ Hạ Ân chi quý, âm dương chi sự giám dụ thời vương.
Dịch:
Lão Tử làm quan coi sử sách của nhà Chu. Thời Chu U Vương, vùng Tam Xuyên xảy ra động đất, đã lấy sự biến động của âm dương mà răn dụ Vua.

IMG_7258
Bia “Thủy tạo đình miếu bi” ở trước đình làng Thổ Hà.

Đoạn văn ngắn ngủi nhưng đã cung cấp thông tin rất quan trọng về thời gian, công nghiệp thực sự của Lão Tử:
Thời gian: Lão Tử là quan thủ thư của nhà Chu dưới thời Chu U Vương, tức là vị vua cuối cùng của thời Tây Chu. U Vương là vị vua tàn bạo, nổi tiếng với câu chuyện đốt lửa Ly Sơn mua nụ cười của Bao Tự. Cũng vì thế mà sau đó, Chu Bình Vương đã phải dời đô nhà Chu sang phía Đông, mở đầu thời kỳ Đông Chu liệt quốc.
Công nghiệp của Lão Tử: vùng Tam Xuyên bị động đất. Lão Tử nhân đó dựa sự quỷ thần, lấy tấm gương của các nhà Hạ, Ân mất nước để khuyên răn Chu U Vương.
Đây cũng là cốt truyện của việc An Dương Vương (vua Chủ) xây thành Cổ Loa ở vùng Đông Ngàn, bị hồn ma các vua đời trước biến thành con Bạch Kê tinh quấy phá, thành xây xong là đổ do… động đất. Huyền Thiên Trấn Vũ, tức Lão Tử, đã cử thần Kim Quy đến đăng đàn trên núi Thất Diệu, giúp vua An Dương Vương diệt yêu trừ quỷ dựng thành.
Câu đối ở đình Thổ Hà:
龜解効靈七燿山中傳役鬼
龍能承化五雲庄下記豋僊
Quy giải hiệu linh, Thất Diệu sơn trung truyền dịch quỷ
Long năng thừa hóa, Ngũ Vân trang hạ ký đăng tiên.
Dịch:
Rùa biết nghiệm linh thiêng, núi Thất Diệu truyền chuyện sai khiến quỷ
Rồng tài mau biến hóa, trang Ngũ Vân lưu tích bốc lên tiên.

Bổ sung: MÓNG RÙA TRAO LẠI LÀ BẢO BỐI GÌ?
Hùng Vương Thánh tổ Ngọc phả cho biết, người xây thành Cổ Loa là Hùng Vương, chứ không phải Thục An Dương Vương. Khi thành mới dựng, cứ xây xong lại đổ. Vua cầu khấn thì được Rùa Vàng hiện làm Thanh Giang sứ giả đến giúp trừ tinh quỷ ở núi Thất Diệu. Sau đó Rùa Vàng trao cho vua Hùng một bảo vật là chiếc Móng Rùa, được dùng làm lẫy nỏ thần, sẽ giúp nhân dân trong thiên hạ được yên vui…
Vậy chiếc Móng Rùa đó là vật gì mà lại có sức mạnh như vậy?
Câu chuyện Lão Tử với tên Huyền Thiên Trấn Vũ, cử thần Kim Quy giúp vua xây thành ở núi Võ Đang giúp tìm ra chiếc Móng Rùa này.
Lão Tử cuối đời xuất quan đi về phía Tây (hẳn có nghĩa là ông đi hóa – quy Tây – về trời) thì gặp quan Doãn Hỷ cầu xin ông để lại sở học của mình, chép ra thành Đạo Đức kinh để truyền thế.
So sánh 2 chuyện ta thấy quan Doãn Hỷ chính là đã vào vai trong hình tượng thần Kim Quy, là đệ tử của Huyền Thiên Lão Tử. Như thế, chiếc Móng Rùa để lại không gì khác chính là cuốn Đạo Đức Kinh, tác phẩm truyền đời nổi tiếng, làm nền tảng cho văn hóa tín ngưỡng phương Đông sau này.
Ở đền Sái Đông Anh trên núi Võ Đang, trong lễ hội thần Kim Quy được gọi là Chúa (xem hình Chúa áo vàng), cùng với Vua sống đến tế lễ thần Huyền Thiên.

P1110606

Tây Hồ sự tích

Truyện Hồ Tinh trong Lĩnh Nam chích quái:

Thành Thăng Long ngày xưa gọi là đất Long Biên, đời Thượng cổ đã có người ở rồi. Đến đời vua Lý Thái Tổ chèo thuyền ở bến sông Nhị Hà, có hai con rồng dẫn thuyền đi, nhân đó mới đặt tên là Thăng Long và đóng đô ở đấy, tức là kinh thành ngày nay vậy.
Buổi đầu, chỗ đất này về phía Tây có một ngọn núi đá, dưới núi có một cái hang, có một con hồ chín đuôi sống hơn một nghìn năm thành ra yêu quái, biến hóa vạn trạng, có lúc hóa người, lúc hóa khỉ, đi khắp cả nhân gian.
Lúc bấy giờ ở dưới chân núi Tản Viên có giống người mọi gác cây kết cỏ mà ở; trên núi có một vị thần được người mọi phụng thờ. Vị thần ấy dạy cho người mọi cày ruộng, dệt vải, may áo trắng mà mặc, nhân đó gọi là Bạch y man. Hồ chín đuôi hóa ra người áo trắng nhập vào trong bọn mọi, cùng lũ mọi ca hát, dụ dỗ được người con trai con gái nào thì đem về nhốt ở hang đá; người mọi lấy làm khổ sở về việc ấy.
Long Quân mới sai bộ hạ Thủy phủ dâng nước lên đánh phá núi Tiểu Thạch Sơn, đào thành một cái đầm lớn, chính giữa thành có một chiếc vực sâu, gọi là Thi Hồ Trạch (nay là hồ Tây) rồi lập chùa quán để trấn yểm nữa (nay là Thiên Niên quán); bờ phía Tây bên đầm thì đồng nội bằng phẳng, ruộng ao cày cấy, gọi là Lỗ Hồ động. Chỗ nào cao ráo thì đều có dân cư, tục gọi là Hồ thôn. Còn cái hang nay gọi là Lỗ Hồ trạch vậy.
Câu chuyện Long Quân diệt con Cáo chín đuôi thành hồ Tây trên được xếp vào thời “thượng cổ” cùng với Lạc Long Quân. Tuy nhiên, trong chuyện không hề nói tới Lạc Long Quân mà chỉ nói “Long Quân”. Hồ Tây vốn là một nhánh sông Hồng, hình thành khá muộn về sau này, nên khó có thể thời Lạc Long Quân 4000 năm đã có hồ, có động, có thôn như vậy. Lịch sử gắn với huyền thoại hình thành và phát triển của Hồ Tây thực sự ra sao?

Bat Thap
Khu vực tháp trong chùa Thiên Niên – đàn trấn yểm của Huyền Nguyên đại đế.

Trong Truyện Hồ Tinh có cho biết Long Quân đã lập chùa quán để trấn yểm bên Hồ Tây là Thiên Niên quán. Thiên Niên quán ngày nay là chùa Thiên Niên ở Trích Sài ven hồ Tây. Ở chùa này có lưu sự tích về việc diệt con Cáo chín đuôi qua tấm bia Hoàn Long Trích Sài Thiên Niên tự bi ký (Bài ký trên bia chùa Thiên Niên, thôn Trích Sài, huyện Hoàn Long). Bài ký này được khắc trên tấm bia đá dựng vào đời vua Thành Thái năm thứ 13 (1901). Nội dung kể:
Khu vực Hồ Tây, trước kia là khu rừng rậm mọc toàn gỗ lim. Trong rừng có hòn núi nhỏ, có con cáo chín đuôi đã thành tinh ẩn náu trong hang núi đó, thường thường hiện hình làm hại người và vật, đã lâu ngày không trừ được.
Vua Tiền Lý Nam Đế lấy làm lo, sai hai công chúa đi học pháp thuật để trừ hại cho dân. Hai công chúa tu luyện ba năm, kết quả chưa thành, con cáo yêu quái càng quấy nhiễu dữ. Hai công chúa xin sang phương Bắc học Trung Quốc. Thuyền đi đến sông Nguyệt Đức, buổi chiều gặp một vị Đại tiên. Vị này nói:
– Ta nghe hai công chúa có chí trừ yêu quái mà con hồ tinh lọt lưới ẩn nấp chưa trừ được. Vậy ta đến giúp để cứu dân.
Hai công chúa mừng lắm, đón vị Đại tiên về và vào tâu với vua. Vua cho mời vị Đại tiên, hỏi tường tận về pháp thuật. Đại Tiên bảo hãy chuẩn bị lập đàn ở nơi cao ráo, sạch sẽ, dựng 8 cửa, 8 tháp như hình bát quái trận đồ và dạy hai công chúa tất cả những bí quyết phù chú.
Trong khoảng 100 ngày, việc học tập đã thành thạo. Bèn chọn ngày tốt, xem địa thế và lập đàn trừ yêu. Dùng cờ và lọng ngũ sắc mỗi thứ 100 cái. Rồi rước vị Huyền Chân Đại đế ở phương Bắc chủ trì đàn trấn yêu. Lại dựng miếu thờ vĩnh viễn, để con cáo yêu quái sau khi bắt được, không thể lại hiện hình, tác quái được nữa.
Vua theo lời lập 3 đàn, đàn giữa thờ Thiên, địa, thần kỳ do vị Đại tiên chủ trì, đàn tả thờ Dương thần, đàn hữu thờ Âm thần do hai công chúa phụng lễ.
Đến ngày lễ đàn, Đại tiên một tay cầm bùa, một tay cầm kiếm, chỉ vào trước núi đá. Bỗng thấy con cáo từ trong hang núi nhảy vọt ra, đá núi đổ xuống. sóng nước sôi lên, bắn tung tóe ra bốn phía, rừng lim sụt xuống, tất cả biến thành hồ nước, đất sụt tới tận bên cạnh đàn. Trong đàn lửa bốc lên, cờ lọng bị cháy hết. Phía trên đám lửa kết thành một đám mây đen bay lên lưng chừng trời, Đại tiên bắt trói con yêu quái bay lên không trung. Sau cùng không thấy nữa, chỉ còn hai công chúa bắt quyết ngồi ở đàn, lửa chẳng hề bén đến thân thể.
Quan quân báo tin về với vua Lý, vua theo như lời Đại tiên nói trước, sai dựng đền ở nơi lập đàn, để hai công chúa sớm chiều thờ phụng. Đền ở giáp bên hồ. Sát bờ bên kia hồ cũng lập miếu để thờ Huyền Chân Đại đế và chỗ dựng 8 tháp nơi đàn cũ, xây ngôi chùa để hai công chúa trụ trì. Sau một thời gian, hai công chúa cũng hóa theo Tiên Phật…
So sánh chuyện này với Truyện Hồ Tinh có thể thấy hai chuyện kể khác nhau nhưng cùng là một sự kiện. Người diệt Hồ Tinh ở đây được chép là Huyền Chân Đại Đế, tức là Huyền Thiên Trấn Vũ, người thờ ở đền Quan Thánh bên phía đối diện của Hồ Tây. Còn thời gian được chép là vào thời “Tiền Lý Nam Đế”. Tuy nhiên, Huyền Thiên Trấn Vũ là tên mà Đường Cao Tông phong cho Lão Tử là Thái Thượng Lão Quân Huyền Nguyên hoàng đế. Như thế, Huyền Thiên đại đế mới có từ sau thời nhà Đường. Trong khí đó thời “Tiền Lý Nam Đế” lại là trước thời Tùy Đường. Khả năng triều “Tiền Lý Nam Đế” ở đây là chỉ chính triều Đường vì các vua Đường mang họ Lý (Lý Đường).

Trich Sai
Cổng đình Trích Sài.

Ở trong đình Trích Sài có ban thờ Tam vị công chúa và am bên cạnh đó cũng thờ 3 vị này dưới tên Phúc Thọ Lộc. Sách Tây Hồ chí đã viết về am này như sau:
Đền ba vị chúa Phúc Lộc Thọ tại phường Trích Sài. Ba vị chúa là: Vạn Thọ phu nhân tức hóa thân của Kim Mẫu, Vạn Phúc công chúa và Vạn Lộc công chúa. Hai công chúa đều là con vua Tiền Lý Nam Đế do bà phi họ Đoàn sinh ra. Đến tuổi cài trâm, cả hai cô đều thông tuệ, yêu mến sông núi, thường cùng thả con thuyền dưới núi Mài, là khu vực gồm 5 ngọn núi đất, khi đó là rừng rậm. Nghe nói trong rừng có con cáo 9 đuôi làm hại người, hai cô quay chèo mong sao tìm cách học đạo trừ yêu. Đến cầu Khôi Lâm, gặp một bà tự xưng là họ Ma, vốn là Giác Hải Đại vương, có biết phép thuật, liền hỏi:
– Có thể trừ yêu quái không?
Đáp rằng:
– Được!
Hai công chúa mừng đón bà họ Ma lên thuyền đưa về tâu vua. Vua xuống chiếu chọn ngày lập đàn dưới núi, đảo cáo Thượng Đế rồi mời họ Ma đến làm phép. Giông gió sấm sét liền nổi lên dữ dội, cây rừng bị nhổ hết, đồi núi sạch không mà yêu ma tuyệt tích. Giữa đàn có đám mây đỏ rực bây lên, trông lại thì họ Ma đã biến đi đâu mất. Xa giá trở về, vua đem chuyện hỏi đình thần. Hoặc có kẻ nói Kim Mẫu hóa thân, vua liền phong là Vạn Thọ phu nhân Trấn Tĩnh Bà Vương, cho lập miếu thờ.

Có thể thấy vị Bà Vương họ Ma này cũng là vị Đại tiên trong sự tích chùa Thiên Niên và là Long Quân trong Truyện Hồ Tinh. Như vậy cả 3 chuyện về con Cáo chín đuôi ở hồ Tây đều là một sự kiện. Sự kiện này cụ thể là gì?
Đây hẳn là việc hình thành Hồ Tây khi một nhánh sông Hồng tách rời khỏi dòng chính, nước dâng, sụn lún được huyền thoại hóa thành trận hồng thủy của Long Quân hóa ra một vực sâu.
 
Tam Thanh
Điện thờ Tam Thánh Đế ở trước đình Phú Gia.
Bên cạnh đó con Cáo chín đuôi ở khu vực phía Tây hồ Tây này còn liên quan đến những sự kiện lịch sử và di tích khác. Không xa chùa Thiên Niên là khu vực Quán La nơi có chùa Khai Nguyên, thuộc xã Xuân La. Ngôi chùa này theo ghi chép từng là nơi thờ Huyền Nguyên Đế Quân. Sự tích trong Việt Điện u linh:
Trong thời Khai Nguyên nhà Đường, Thứ sử Quảng Châu tên là Lư Ngư sang làm đô hộ bên ta, đóng tại thôn An Viễn, khoảng giữa hai huyện Long Đỗ và Từ Liêm, thấy chỗ đất này bằng phẳng rộng rãi, cây cối tốt tươi, phía sau có sông Già La, địa thế càng đẹp. Ngư mới sai lập phủ lỵ và dựng đền thờ thần vị Huyền Nguyên Đế Quân.
Một đê, Ngư mộng thất một cụ già đầu bạc phơ đến bảo Ngư rằng:
– Quán này nên đặt tên là quán Khai Nguyên. Thôn này cũng nên đổi tên là thôn Khai Nguyên.
Ngư thức dậy theo lời mà đặt tên quán, thôn và dựng bia ghi, để nêu rõ cái công của vua Khai Nguyên nhà Đường. Rồi lại dựng một đền, đặt tượng thần thổ địa để nêu công đức. Đền ấy đặt tên là Gia La quán, cầu đảo thường linh ứng, hương khói quanh năm. Đến hồi đầu năm Thiệu Long (1258) nhà Trần, sư Văn Thảo sửa dựng lại đền, đổi làm chùa An Dưỡng. Từ đó, sứ các nơi đến họp, người ta gần như đến lễ và ngoạn cảnh rất đông, xe ngựa thường đi chật đường không ngớt. Sau vì lâu năm, khách qua lại vắng dần, chùa cũng gần đổ nát, nay đã dời về Quy Bộ Đầu.
Năm Trùng Hưng thứ nhất sắc phong “Khai Nguyên uy hiển đại vương”. Năm thứ 4 gia phong hai chữ “Long trứ”. Năm Hưng Long 21 gia phong hai chữ “Trung vũ”.
Cần chú ý là khu vực này cũng liên quan đến con Cáo, với những cái tên Cáo Đỉnh, Xuân Cảo. Đây mới là trung tâm của “hang Cáo”, nơi ẩn náu của con Cửu vĩ Hồ hồ Tây.
Hiện nay trong chùa Khai Nguyên vẫn còn một tượng vị vua được người dân cho là tượng của Đường Minh Hoàng (niên hiệu Khai Nguyên).
Duong Minh Hoang
Tượng Đường Minh Hoàng trong chùa Khai Nguyên.

Quán Già La và chùa Khai Nguyên xưa ở Xuân La nay đã dời về khu vực Bộ Đầu, tức là bến Chèm ở sát sông Hồng, nay là đình làng Phú Gia và chùa Bà Già ở Phú Thượng, Từ Liêm. Bản xã thần tích của đình Phú Gia cũng chép chuyện này:
Đời Đường thứ sử Lư Ngư lập một đền thờ thổ thần gọi là Già La Quán, sau đổi thành chùa An Dưỡng ở thôn Bà Già cạnh đền Sóc thiên vương, giáp sông Già La. Sông này sau đổi là Thiên Phù.
Khai Nguyen Dich GiaoMột sắc phong ở đình Phú Gia: Khai Nguyên Địch giáo Long ân trứ Uy hiển Trung vũ…
Đình Phú Gia thờ một vị thành hoàng là Khai Nguyên Địch giáo Uy hiển Long trứ Trung vũ Đại vương, thời vua Hùng đánh giặc Ân. Tuy nhiên tên thần ở trên chính được nói tới trong Việt điện u linh, kể sự tích thần Khai Nguyên ở Quán La. Nói cách khác, vị thần ở đình Phú Gia cũng chính là Đường Minh Hoàng niên hiệu Khai Nguyên, mà tượng thờ nay còn ở chùa Khai Nguyên tại Xuân La.
Tới đây cần giải nghĩa các địa danh trong sự tích Hồ Tây. Đầu tiên là các chữ La trong tên địa danh cổ “Già La“, “Quán La“. Trong Truyện Hồ Tinh có “Lỗ Hồ động“, “Lỗ Hồ đàm“. Kết nối các chuyện có thể thấy La và Lỗ là cùng một từ. Thực ra từ này chỉ hướng Tây vì trong Dịch học phương Tây là phương của lý lẽ – la lỗ.
Bản thân cái tên Thi Hồ cũng có thể là âm khác của Tây vì Tây còn đọc là Xi – Thi. Rõ nhất chính là tên hồ Tây, chỉ hướng Tây, cho dù hồ này không hề nằm ở hướng Tây của thành Thăng Long.
Trong tên con Cáo chín đuôi – Cửu vĩ Hồ thì chữ Cửu cũng là con số chỉ hướng Tây trong Dịch học. Từ Cửu biến ra Cảo, rồi Cáo.
Ba Gia tu
Hoành phi Bà Già Tự ở chùa Phú Gia.
Chữ thứ hai cần giải nghĩa là chữ Hồ. So sánh các địa danh thì có thể đoán chữ Hồ này tương đương với chữ Già trong tên chùa Bà Già, Già La vì Lỗ Hồ = Già La. Chữ Hồ và Già này chỉ điều gì?
Hiện nay tên Già La đang được cho là âm tiếng Chăm Đà da li, cho dù người Chăm cũng chẳng hiểu Đà da li nghĩa là gì. Suy đoán này dựa vào dòng ghi chép chuyện Trần Nhật Duật trong Đại Việt sử ký toàn thư:
Nhật Duật thích chơi với người không nói cùng thứ tiếng, thường cưỡi voi đến chơi thôn Bà Già (thôn này có người Chiêm Thành ở tên là Đà-da-li, sau gọi chệch là Bà Già) có khi tới bốn ngày mới về.
Tuy nhiên, những địa danh Bà Già, Già La đã có ít nhất từ thời Đường thì làm sao mà lại do những tù nhân Chiêm Thành bị bắt thời Lý Trần đặt ra được? Đây đúng là những từ tiếng Chiêm, nhưng là thời trước đó nhiều.
Thời trước nữa người Chiêm còn được gọi là người Hồ hay người Di. Đây mới chính là gốc tích của chữ Hồ và chữ Già. Hồ là chỉ người Hồ (người Chiêm). “Hồ thôn” hiểu đơn giản là thôn của người Chiêm. Già – Dạ – Di cũng vậy.
Ba Gia tu bi ky
Bà Già tự bi ký.
Chữ thứ ba trong sự tích Tây Hồ là chữ . Vị thần ở đình Trích Sài được chép là Trấn Tĩnh Bà Vương. Nhưng vị thần tương ứng ở chùa Thiên Niên lại là một vị Đại tiên. Có thể thấy chữ Bà không có nghĩa là nữ mà nghĩa chỉ thần thánh hay thủ lĩnh. Bà Vương = Đại vương. Bà Già nghĩa là thủ lĩnh/thần người Di.
Lịch sử trung đại Việt có nước Tây Bà Dạ hoặc Tây Đồ Di từng liên kết với Nam Chiếu chính là tương ứng với sự tích này. Tây = La = Lỗ. Dạ = Di = Già = Hồ.
Bản thân khu vực Già La còn được gọi là Lâm Ấp. Lâm Ấp cũng là tên gọi chung của Nam Chiếu thời kỳ Lục triều.
Thời Tùy Đường thì phía Tây của sông Nhị Hà là đất của Nam Chiếu (theo Truyện Nam Chiếu trong Lĩnh Nam chích quái). Truyện Hồ Tinh kể con Cửu vĩ Hồ đã biến thành Bạch y man ở chân núi Tản để hại người. Hiểu một cách khác thì trong số những người ở vùng Sơn Tây (núi Tản) có những người nổi loạn được gọi là Cửu vĩ Hồ. Bản thân chữ Bạch là màu trắng chỉ hướng Tây. Bạch y Man cũng tương đương với Tây Di hay Lỗ Hồ, chỉ người Man ở phía Tây sông Nhị.
Truyện Nam Chiếu cho biết người Nam Chiếu từ thời Tấn đến tận thời Tùy liên tục quấy phá vùng Tây Nhị Hà. Đây chính là con Cửu vĩ Hồ được ám chỉ trong truyền thuyết hồ Tây. Phải đến đời Đường Khai Nguyên thì quân Nam Chiếu mới được bình định.
Khởi nghĩa của người Tây Di dưới thời Đường Khai Nguyên là khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Mai Hắc Đế đã tiến chiếm thành Tống Bình, đuổi tướng nhà Đường là Quang Sở Khách phải chạy về nước. Sau đó Mai Hắc Đế thất bại, thành Tống Bình lại về tay nhà Đường. Rất có thể chính sự kiện này là cái cốt của câu chuyện diệt con Cáo chín đuôi ở Hồ Tây dưới thời Đường Khai Nguyên.
Khu vực Phú Thượng – Xuân La là vùng đất cao nhất quanh hồ Tây. Nơi đây đã tìm thấy hàng loạt các mộ cổ thời Lục triều và giếng nước thời Tùy Đường. Hiện nay dưới đình Quán La vẫn còn có một khu mộ cổ xây bằng gạch thời Lục triều, được biết dưới tên Thông Thiền động. Cái hang Cáo chín đuôi vẫn còn di chỉ vật chất là đây.
Mo Luc Trieu
Một mộ cổ trong động Thông Thiền dưới đình Quán La.
Như thế vùng Tây Bắc của hồ Tây đã là khu dân cư tập trung từ thời Lục triều tới Tùy Đường. Rất có thể đây là vùng thành Ô Diên được nói tới thời Hậu Lý Nam Đế – Lý Phật Tử. Truyền thuyết cho biết Lý Phật Tử đã lấy bãi Quân Thần làm ranh giới phân chia Đông – Tây, phía Tây thuộc đất của Lý Phật Tử. Bãi Quân Thân chính là khu vực Chèm – Quy Bộ Đầu. Như thế Lý Phật Tử đã lấy vùng Tây Hồ Tây làm ranh giới với các triều đại Trung Hoa thời Lục triều và thời Tùy.
Hơn nữa, đây có thể là trị sở của Giao Châu theo như sự tích, thứ sử Lư Ngư đã xây trị sở ở đây và xây chùa quán thờ Huyền Thiên. Đối chiếu vào sử Việt, ta thấy đây có thể chính là thành Tống Bình, trị sở của quận Giao Chỉ sau thành Luy Lâu ở Long Biên. Thành Tống Bình là trị sở của quận Giao Chỉ từ năm Tùy Đại Nghiệp (605-616).
Dinh Quan La
Cổng đình Quán La.
Dẫn chứng khác cho vị trí của thành Tống Bình là chuyện quan đô hộ Triệu Xương thời Đường Trinh Nguyên đã gặp Lý Ông Trọng hiển mộng ở bến Chèm. Bến Chèm cạnh gò Quy Bộ Đầu nơi có chùa Bà Già và đình Phú Gia ở trên.
Việc Mai Hắc Đế và sau đó là Phùng Hưng tấn công thành Tống Bình là tấn công khu vực Tây Bắc của hồ Tây này, chứ không phải vùng Nam hồ Tây. Rất có thể Phùng Hưng đã đặt thành Tống Bình là thành Đại La, lấy từ tên nước La – Lỗ của mình. Thành Đại La thời Phùng Hưng còn được gọi là Phượng thành, rất tương ứng với tên thành Ô Diên (ô và diên đều là 2 loài chim).
Chỉ tới khi Cao Biền được cử sang đánh quân Nam Chiếu thì mới xây thành ở phía Nam hồ Tây, lập đô hộ phủ ở đó, xưng Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân. Bằng chứng rõ ràng là lớp gạch dưới cùng ở Hoàng Thành nay là gạch Giang Tây quân của Cao Biền. Dưới Hoàng thành không hề phát hiện được các dấu vết kiến trúc thời Lục triều hay đầu thời Đường (khi chưa có chế độ Tiết độ sứ quân).
Chua Khai Nguyen
Chùa Khai Nguyên.
Việt điện u linh ở trên chép khu vực Lư Ngư lập quán nằm “giữa 2 huyện Long Đỗ và Từ Liêm“. Từ Liêm đọc thiết là Chiêm – Chăm, chỉ người Chiêm thì đã rõ. Long Đỗ là khu vực ở phía Đông Nam, gắn với sự tích của thần Bạch Mã – Sĩ Nhiếp.
Từ Cao Biền hồ Tây không gắn với con Cáo chín đuôi nữa (vì người Hồ – Nam Chiếu đã bị Cao Biền đánh bại, xây thành mới), mà gắn với truyền thuyết con Trâu Vàng. Truyện này được đánh dấu trong sự tích Truyện con trâu vàng ở huyện Tiên Du trong Lĩnh Nam chích quái. Con Kim Ngưu chạy từ núi Phật Tích ở Tiên Du Bắc Ninh về đã thành vị thần bảo hộ của hồ Tây từ thời Cao Biền. Cũng Cao Biền đã lấy thần Long Đỗ – Bạch Mã làm thành hoàng cho kinh thành này, đánh dấu việc dời vị trí từ bên Từ Liêm – Chiêm sang Long Đỗ ở phía Nam, từ sông Già La (Thiên Phù) sang sông Tô Lịch.
Kim Ngưu thiết Cừu, chính là con Cừu đá ở chùa Dâu hay con Bò thần Nandin trong đạo Bà la môn. Tiên Du Phật Tích là nơi tu hành của Khâu Đà La trong sự tích Man Nương – Sĩ Nhiếp, đánh dấu một vùng ảnh hưởng phía Đông của thần Long Đỗ – Bạch Mã tới vùng hồ Tây – Thăng Long.
Tây Hồ được hình thành khoảng thời Lục Triều, gắn với người Chiêm Hồ ở phía Tây, được truyền thuyết hóa thành con cáo Cửu vĩ Hồ. Cửu vĩ Hồ bị diệt dưới thời Đường Khai Nguyên. Nhà Đường dùng Huyền Thiên, vị thần của Đạo Giáo để trấn giữ vùng này. Thành Tống Bình được xây dựng tại vùng Tây Bắc hồ Tây. Đến thời Cao Biền dẹp Nam Chiếu đã xây thành mới ở vùng Đông Nam bên sông Tô Lịch, lấy hình ảnh Kim ngưu làm biểu tượng mới cho hồ Tây. Vùng hang Cáo xưa bị quên lãng như chính lịch sử Việt Nam vậy.
Cuu vi ho
Vòng đỏ là khu vực phát hiện các mộ cổ thời Lục Triều đến Tùy Đường.
Câu đối ở chùa Khai Nguyên:
前挹龍城稱勝景
後環牛渚引文闌
Tiền ấp Long thành xưng thắng cảnh
Hậu hoàn Ngưu chử dẫn văn lan.

Dịch:
Ấp trước thành Rồng gọi cảnh đẹp
Vòng sau Trâu bãi dẫn đường văn.

Tam Giáo thánh thần

Trong Nam Việt Hùng Vương sử ký (Ngọc phả Hùng Vương viết thời Lê Hồng Đức) có sự hiện diện không phải chỉ của một tín ngưỡng hay tôn giáo, mà có ít nhất tới 3 tôn giáo. Trước hết là khi nàng Âu Cơ sinh được một bào ngọc thì:
Bốn vị thiên tướng hiện ra rất kỳ lạ cùng cầm long bài, tâu rằng: Trời lệnh sai các đại thần vương phù giúp bảo hộ Nam Miên. Vậy ban sắc này!Thiên sứ báo cho Hiền Vương đặt bào ngọc lên chiếc mâm vàng, lệnh cho triều đình các tướng đến tề tựu ở ngôi chùa cổ ở Viễn Sơn, tức Từ Sơn Thiên Quang Hòa Thượng Thiền Thứu Lĩnh, đặt ở trong chùa, chọn quan trai giới chầu hầu, đèn hương không ngớt. Bào này sẽ sinh ra trăm trai thần tướng.
Hiền Vương tuân theo. Tứ đại thần vương lập tức lại làm gió mưa mây sấm, bay lên không biến hóa.

Tu dai thien vuong.png
Tứ đại thiên vương, khắc gỗ chùa Khải Đoan (Buôn Mê Thuật, Đăk Lăk).

Bốn vị Thiên vương đã giáng xuống để hộ giúp thai ngọc nở ra trăm trai. Đây là hình ảnh của Tứ đại Thiên vương, là bốn Thiên thần trong đạo Bà Là Môn.
Trong văn hóa Trung Hoa Tứ đại Thiên vương được gọi là “Phong Điều Vũ Thuận”. Ở nước ta, Tứ đại Thiên vương được thờ dưới tên gọi là Tứ pháp gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, những vị thần chuyên làm “mây mưa sấm chớp”, đúng như trong Ngọc phả Hùng Vương kể ở trên.
Hình ảnh bào ngọc cũng có thể là xuất phát từ đạo Bà La Môn. Đó là hình ảnh của Linga, vật tượng trưng cho Shiva, là vị thần tối cao trong Tam thần Tạo hóa – Bảo hộ – Hủy diệt của đạo Bà La Môn. Hình ảnh này trong chuyện Tứ pháp là Thạch Quang Phật, được thờ cùng với bộ Tứ pháp.
Tiếp theo trong Ngọc phả Hùng Vương, khi các hoàng tử lớn lên thì: … thấy tám vị thần tướng nhà trời xưng là Bát bộ Kim Cương, vâng sắc chỉ của Thượng Thiên Chư Phật Ngọc Đế sai xuống trợ giúp. Trăm vị vương tử nay đã trưởng thành các bậc thánh thần đôn hậu minh mẫn. Tám tướng phụng mệnh đưa các hoàng tử đến lạy mừng vua cha, trị bình trong nước. Trời ban cho Hiền Vương một lệnh long bài, một quả bảo ngọc thần ấn, một viên ngọc trắng, một thanh kiếm thần, một quyển sách trời, một chiếc thước ngọc, đặt trên mâm vàng, tất cả đều đặt trong chính điện.
Hình ảnh bồ tát Kim Cương là của Phật giáo nhưng “Bát bộ” lại có thể là tượng trưng cho Bát quái, tức là triết lý Đạo giáo.

IMG_5373.JPG
Các vị Kim Cương ở đền Bộ Đầu (Thường Tín, Hà Nội).

Sự xuất hiện của đạo Phật được kể rõ ràng hơn trong Ngọc phả ở đời Hùng Huy Vương:
Một ngày tốt có hương trời, Vua đang ngự ở trong điện, bỗng thấy một lão ông mình vàng mặt ngọc cưỡi mây bay đến. Vua lạy chào rồi mời lão ông vào trong chùa ở chính điện. Lão ông nói:
– Ta là thần miền Tây Vực, cư trú lâu ngày ở biển Giác, chu du trên thuyền Bát Nhã, không nhiễm lòng trần, tẩy niềm tục Niết Bàn. Nay thấy nơi đây có lòng thành cảm cách, râm ran tiếng cầu kinh xướng kệ, cho nên ta cảm ứng mà đến đây.
Vua mừng thầm: Người có lòng thanh tịnh, ý trời sẽ thông.
Trong chốc lát, cụ già lấy trong ống tay áo ra một chiếc móng rồng, một khối ngọc trời, đem trao cho Vua. Liền đó một đám mây ngũ sắc hiện ra sáng loá cả núi rừng. Lão ông bay lên trời mà đi. Vua mới biết đó là đức Phật trên trời giáng ngự. Vua bèn quỳ vọng bái.
Với những dữ kiện “Tây Vực”, “Giác Hải”, “Bát Nhã”, “Niết Bàn” thì có thể thấy Lão ông gặp Hùng Huy Vương là đức Phật Thích Ca. Phật tổ ban cho Vua một khối ngọc và một chiếc móng rồng, sau đó được dùng để làm ấn và kiếm, là hai bảo vật trấn quốc của triều Hùng, truyền cho nhiều đời sau.
Từ đó xã tắc vô lo, triều đình yên tĩnh. Vua nghiệm ra một điều rằng lẽ trời rất mực huyền vi, đối với đạo trời vua dốc lòng ngày một thêm sùng chuộng.
Đây là cách kể của sự kiện đạo Phật được truyền vào nước ta dưới thời Hùng Vương, đã được sùng chuộng và có tác dụng rõ rệt với xã tắc, triều đình.
Một khám phá bất ngờ khác từ Ngọc phả Hùng Vương là sự khai sinh của đạo Giáo tại nước ta qua việc vua Hùng xây thành Cổ Loa. Theo Ngọc phả thì thành Cổ Loa được xây dựng vào thời Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18) nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Quy:
Duệ Vương cùng với triều thần trăm quan dời xe vạn thặng đến ở xứ Kinh Bắc, xây thành tên là Cổ Loa. Đô thành rộng nghìn trượng, khoanh tròn như hình con ốc, nay ở tại xã Cổ Loa, huyện Đông Ngạn, nên gọi là thành Cổ Loa. Mới đầu thành xây toàn bị đổ. Bỗng thấy một con rùa vàng trên sông từ phía Đông bơi đến, xưng là Kim Quy giang sứ.
Ngọc phả cung cấp thông tin là Hùng Duệ Vương bị nhà Thục đánh nên đã rời đô về Đông Ngạn. Như thế thời kỳ này đã có sự rời kinh đô, cho dù triều đại không thay đổi. Theo Ngọc phả thì thành Cổ Loa được xây dựng dưới thời Hùng Vương chứ không phải thời Thục An Dương Vương.
Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái cung cấp thêm chi tiết:
… Đắp thành ở đất Việt Thường, thành đắp xong lại sập. Vua bèn lập đàn trai giới, cầu đảo ba tháng. Ngày mồng 7 tháng 3, bỗng thấy một ông già từ phương Tây mà đến thẳng trước cửa thành, vừa đi vừa than rằng:
– Xây dựng thành này biết bao giờ mới xong!
Vua rước vào trong điện, lạy và khóc rằng:
– Ta đắp thành này đã xong lại đổ, hao tổn công sức rồi mà không thành, thế là tại làm sao?
Ông già thưa:
– Ngày nào có sứ giả Thanh Giang cùng đắp với Vua thì thành ấy mới xong.
Như thế Thanh Giang sứ giả Kim Quy được một Lão ông cử đến giúp vua Hùng. Lão ông này là ai?
Di tích ở chính thành Cổ Loa cho biết đó là Huyền Thiên Trấn Vũ (đền Sái, Đông Anh, Hà Nội). Còn ở đình làng Thổ Hà (Việt Yên, Bắc Giang), cách đền Sái không xa, thì cho biết chính Lão Tử – Thái Thượng Lão Quân là người đã cử thần Kim Quy đến giúp xây thành Cổ Loa.

P1320064.JPG
Tượng thờ Lão Tử ở chùa Bổ Đà (Việt Yên, Bắc Giang).

Câu đối ở đình Thổ Hà:
龜解効靈七燿山中傳役鬼
龍能承化五雲庄下記豋僊
Quy giải hiệu linh, Thất Diệu sơn trung truyền dịch quỷ
Long năng thừa hóa, ngũ vân trang hạ ký đăng tiên.
Dịch:
Rùa biết nghiệm linh thiêng, núi Thất Diệu truyền chuyện sai khiến quỷ
Rồng tài mau biến hóa, trang Ngũ Vân lưu tích bốc lên tiên.
Sách Lão Tử minh chép: Lão Tử là quan coi thư viện nhà Chu. Thời U vương, vùng Tam Xuyên bị động đất. Lão Tử dựa vào những biến động của nhị khí âm dương về thời Hạ, Thương, để cảnh cáo nhà vua.
Từ đó có thể thấy, theo Ngọc phả dưới thời Hùng Vương Trị Bình Kiến Phu (đọc lướt là Tru – Chu), khi dời từ Tây sang Đông thì vùng đất xây kinh đô là Tam Xuyên bị động đất, làm cho thành Đông Đô cứ xây là đổ. Lão Tử lúc đó đã đăng đàn cúng tế, lấy lẽ trời đất mà khuyên nhủ vua Chu – Hùng Vương. Sự xuất hiện của Lão Tử thời này đánh dấu sự hình thành của đạo Giáo dưới thời Hùng Vương.
Tam Giáo – ba tôn giáo lớn đều được xuất hiện trong Ngọc phả Hùng Vương là đạo Bà La Môn, đạo Phật và đạo Lão.