Đọc giải sự tích về Triệu Việt Vương

Trước những tư liệu mới về Triệu Đà ở miền Bắc Việt và Hậu Hùng Vương ở Phú Thọ (thần tích Hạ Mạo và Mạo Phổ) thì nay đã có thể xem xét lý giải được các sự tích về Triệu Việt Vương. Một sự tích Triệu Việt Vương điển hình là bản ngọc phả của thôn Kiều Ngõa, xã Lịch Đông, huyện Tây Chân, phủ Thiên Trường, đạo Sơn Nam Hạ, nay thuộc xã Liêm Hải, Trực Ninh, Nam Định. Đây là bản ngọc phả được lưu truyền ở địa phương, không phải dạng thần tích do Hàn lâm viện đại học sĩ Nguyễn Bính soạn, nên nó còn lưu giữ được các thông tin nguyên bản dân gian, chưa qua chỉnh lý của nhà nước phong kiến xưa.

Trang cuối ngọc phả thôn Kiều Ngõa.

Kể về nguồn gốc của Triệu Quang Phục, ngọc phả chép: Khi đó ở nước ta tại huyện Châu Diên, phủ Tam Đới, đạo Sơn Tây có một người họ Triệu tên Túc, vợ là Lý Thị Đàm. Tổ tiên của ông Túc vốn làm quan có tiếng, trải qua 6 triều thì về quê sinh sống.

Cha của Triệu Việt Vương là Triệu Túc, tổ tiên từng làm quan to qua 6 triều vua trước đây. Đây là thông tin khó hiểu nhưng cũng là manh mối xác định nguồn gốc của Triệu Việt Vương. Khi so sánh với thần tích Hạ Mạo (Phú Thọ) thì Triệu Túc tương đương với Chàng Ánh, dòng dõi Hùng Vương, quê ở Sơn Tây (Phú Thọ), làm quan nhiều đời trong triều Hùng. Bà mẹ Lý Thị Đàm tương đương với con gái Đông Chu Quân trong thần tích Hạ Mạo. Còn Triệu Quang Phục tương đương với Chàng Út Ngọ trong thần tích này.

Một điểm đáng suy nghĩ khác là ông Triệu Túc được biết là ở huyện Chu Diên. Chu Diên nghĩa là con chim màu đỏ, tương ứng với hình tượng Phượng hoàng ngậm bút ngọc bay đến trong tiếng sấm của thần tích Mạo Phổ. Lôi Mao hay lông sấm là hình ảnh gặp phổ biến trên trống đồng của nước Nam Việt. Rất có thể Chu Diên cũng là hình tượng biểu trưng của nước Nam Việt như được thể hiện trên các trống đồng. Ý nghĩa của hình chim Phượng hoàng đỏ là chỉ dòng Tiên của nhà Chu – Thục (An Dương Vương).

Ngọc phả Kiều Ngõa chép: Ông Túc rất vui mừng, cho rằng người con này tất sẽ hưng phục gia nghiệp, bèn đặt tên là ông Phục. Nếu Triệu Túc là dòng dõi Hùng Vương thì chữ Phục trong tên Triệu Quang Phục là có nghĩa phục hưng lại cơ đồ họ Hùng. Ở đây chỉ cơ đồ của nước Âu Lạc, đã bị nhà Tần chiếm mất vào thời Hùng Vương cuối cùng – thời An Dương Vương. Triệu Quang Phục là dòng dõi nước Âu Lạc của nhà Chu – Thục, đã tham gia khởi nghĩa chống lại nhà Tần mà phục quốc.

Ngọc phả kể: Ít lâu sau Lâm Ấp vào cướp bóc. Ông Bôn lập đàn bái ông Phục làm Tả tướng, Phạm Tu làm Hữu tướng, sai dẫn quân đánh phá. Từ đó Bắc đuổi Tiêu Tư, Nam dẹp Lâm Ấp. Triệu Quang Phục tham gia khởi nghĩa kháng Tần của Lý Bôn – Triệu Vũ Đế, được bái làm Tả tướng. Trong quá trình khởi nghĩa đó, Triệu Quang Phục được cử đánh dẹp quân Lâm Ấp ở phương Nam. Dấu vết của việc này là di tích thờ Triệu Việt Vương ở xa về phía Nam như đền Triệu Việt Vương ở xã Trinh Hà, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.

Ngọc phả kể: Ông Phục tự lập là vua, hiệu là Triệu Việt Vương, đóng đô ở thành Long Biên. Đây là sự kiện Triệu Quang Phục được phong Vương ở vùng đất Bắc Việt sau khi khởi nghĩa chống Tần thắng lợi. Trong thần tích Hạ Mao thì Chàng Út Ngọ đã được Triệu Vũ Đế gả con gái cho và cho dùng chữ Triệu làm tên gọi. Trong Hoa sử gọi là Triệu Văn Vương, vị vua thứ hai của nước Nam Việt. Vị vua đầu là Triệu Vũ Vương, hẳn là để chỉ Triệu Túc – Hậu Hùng Vương.

Ngọc phả Kiều Ngõa kể: Ông Phục nhận được móng rồng ở đầm Dạ Trạch. Móng rồng là chiếc ấn rồng Văn Đế hành tỉ, mà nay đã tìm thấy trong mộ của Triệu Văn Đế tại Quảng Châu. Đây là sự kiện Triệu Văn Vương xưng Đế sau khi Lữ Hậu nhà Tây Hán mất. Với vị trí là Đại tướng quân và là con rể của Lý Bôn (Lưu Bang), khi cả Cao Tổ và Cao Hậu quy tiên, Triệu Quang Phục cho rằng mình mới là người nối ngôi chính thống nên đã xưng Đế và lập quốc gia riêng. Cũng vì sự tự xưng này mà Triệu Việt Vương còn được gọi là Hoàng đế trong các tư liệu xưa.

Ngọc phả kể: Việt Vương cũng dời đô về Ngọc Ninh. Ngọc Ninh ở đây hẳn là chỉ núi Vũ Ninh (Châu Sơn), từng là nơi đóng quân của Triệu Vũ Đế khi khởi nghĩa. Có thể Triệu Quang Phục đã tham gia khởi nghĩa cùng Triệu Vũ Đế ngay từ những ngày đầu ở núi Vũ Ninh. Ngoài ra, đây có thể còn chỉ sự kiện vua Triệu dời trị sở từ Long Biên về Phiên Ngung khi xưng đế, lập quốc Nam Việt.

Ngọc phả kể: Vương thường đi khắp thiên hạ, tìm chỗ lập đồn doanh để làm nơi phòng bị. Một hôm Vương xa giá tới thôn Kiều Ngõa, xã Lịch Đông, huyện Tây Chân, phủ Thiên Trường, đạo Sơn Nam. Vương truyền quân cùng nhân dân thiết lập một đồn sở. Vương thường xa giá đến đây đóng quân ở đồn, dạy dân trồng cấy, dân được lợi nhiều.

Sau khi khởi nghĩa thắng lợi và lên ngôi vua, Triệu Việt Vương từng đi khắp nơi, lập các đồn doanh ở vùng ven biển. Như vậy khu vực hành cung vua Triệu ở Ninh Bình (Thần Thiệu, Trùng Thượng, Trùng Hạ) thuộc về thời Triệu Văn Vương, không phải thời Vũ Đế Triệu Đà. Dẫn chứng khác là ở đền Thượng Hoàng Đan (Ý Yên, Nam Định) gần đó thờ đủ 5 đời nhà Triệu nước Nam Việt, chứ không chỉ một mình Triệu Việt Vương hay Triệu Vũ Đế.

Ngọc phả kể về sự kết thúc của Triệu Việt Vương: Địa phương lập đền chính ở nơi Vương hóa, viết thần hiệu là Triệu Việt Hoàng đế để phụng thờ. Tới nay vẫn còn đền (tức xã Độc Bộ, nay đổi là Lục Bộ). Lại nói, từ khi ông Phục hóa về sau nhân dân thôn Cầu Ngõa, xã Lịch Động đều bị tật dịch, súc vật không yên. Nhân dân đi bốc quẻ xem, mới lập miếu ở nơi đồn dinh, viết thần hiệu Việt Vương Hoàng đế để phụng thờ.

Các di tích ở vùng ven biển Nam Định như vậy là di tích hình thành từ nơi hóa của Triệu Việt Vương. Người đã hóa ở cửa biển Đại Nha lúc này không phải là Triệu Văn Vương thời khởi nghĩa kháng Tần, mà là Triệu Vệ Dương Vương, vị vua cuối của nhà Triệu Nam Việt. Người cháu của Lý Bôn là Lý Phật Tử, tức là vua Hiếu Vũ Đế, đã tấn công kinh đô Phiên Ngung. Triệu Vệ Dương lên thuyền chạy về phía Tây, về nơi quê cha đất tổ, nhưng khi đổ bộ vào vùng cửa biển Nam Định – Ninh Bình thì bị quân của Lộ Bác Đức truy sát. Vua Triệu đã bị bắt và tử tiết ở vùng ven biển này. Nhân dân sau đó lập đền thờ, không chỉ thờ vị vua cuối cùng của nhà Triệu mà là thờ cả triều đại nhà Triệu nước Nam Việt dưới tên Triệu Việt Vương.

Các di tích thờ phụng Triệu Vũ Đế và Triệu Việt Vương.

Như vậy, danh xưng Triệu Việt Vương ở nước ta có thể là:

  1. Triệu Trọng Thủy: Ai cũng biết chuyện Trọng Thủy là con trai của Triệu Đà, lừa gạt con gái của An Dương Vương lấy mất lẫy nỏ thần, dẫn đến cơ đồ nước Âu Lạc đắm chìm biển sâu. Thế mà vẫn có một người không biết tới chuyện này, đó là Tư Mã Thiên, vì trong Nam Việt Úy Đà liệt truyện không hề nhắc tới Trọng Thủy hay Mỵ Châu. Lý do là Trọng Thủy không phải con trai của Nam Việt Úy Đà, mà là vương tử của Tần Vương. Nhà Tần vốn mang họ Triệu do tổ tiên đánh xe ngựa cho Chu Mục Vương và được phân phong ở Triệu thành. Triệu Việt Vương thứ nhất do đó là Tần Vương.
  2. Triệu Vũ Đế: Vị quan lệnh Long Xuyên đã khởi nghĩa kháng Tần thành công, xưng Đế thiên hạ tất nhiên cũng là một vị vua Triệu của người Việt, nên gọi ông là Triệu Việt Vương hoàn toàn phù hợp. Các di tích ở miền Bắc Việt tại Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh và Hà Nội hiện đang gọi Triệu Vũ Đế là Triệu Việt Vương. Đây chính là Cao Tổ của họ Triệu, cũng là Lý Bôn hay Lưu Bang.
  3. Triệu Quang Phục: Là người nối tiếp ngôi của Nam Việt Đế Lý Bôn, Triệu Quang Phục tất nhiên là vua của nước Nam Việt, nên cũng được gọi là Triệu Việt Vương. Sự tích Hạ Mạo cho biết chàng Út Ngọ là dòng dõi Hùng Vương, tham gia khởi nghĩa kháng Tần cùng Triệu Vũ Đế, được gả con gái và phong là Triệu Vương, cai quản đất Nam Việt. Như thế Triệu Túc tương đương với Hậu Hùng Vương, còn Triệu Quang Phục là Út Ngọ Lôi Mao. Trong Sử ký Tư Mã Thiên thì Út Ngọ tương ứng là Triệu Văn Vương, mà ngôi mộ có ấn Văn Đế hành tỉ đã được phát hiện ở Phiên Ngung – Quảng Châu. Triệu Văn Đế khi lên ngôi đã có một số lần về thăm quê ở Bắc Việt và từng dẹp quân Lâm Ấp ở phía Nam nên rải rác vẫn còn các di tích hành cung Triệu Việt Vương của vị vua này ở Thanh Hóa, Ninh Bình.
  4. Triệu Vệ Dương Vương: Vị vua Triệu đã thất thủ thành Phiên Ngung, phải lên thuyền chạy về phía Tây, tới cửa biển Đại Ác ở Nam Định thì bị truy sát bắt giết cũng là Triệu Việt Vương. Di tích thờ Triệu Việt Vương ven bờ biển Nam Định – Ninh Bình có rất nhiều, chính là dành cho Triệu Vệ Dương Vương, vị vua cuối cùng của nhà Triệu nước Nam Việt.
Phả đồ so sánh các dòng sử về Triệu Việt Vương.

7 thoughts on “Đọc giải sự tích về Triệu Việt Vương

  1. fthinh

    Có điều kỳ lạ chưa thông với sử ký Tư Mã Thiên. Với thân thế của Út Ngọ Lôi Mao – Triệu Quang Phục thân tình với Lý Bôn – Lưu Bang, được phong đến Tả tướng vì những chiến công hiển hách như vậy mà Sử ký lại bỏ sót về ông, cũng như tiểu thuyết Hán Sở tranh hùng lại đề cập đến nhà nước Nam Việt nó như xa lạ đến kỳ lạ. Tư Mã Thiên tuy là người đời sau, nhưng là sử quan trong triều Tây Hán mà lại không có tài liệu về thân thế Triệu Quang Phục – mà lại chỉ nói đến Triệu Đà thì kể cũng kỳ lạ.

    Like

    1. Sử ký có nói đến Triệu Quang Phục, chính là trong chuyện Nam Việt Úy Đà liệt truyện, vì phần từ lúc Triệu Đà xưng Nam Việt Vương là chuyện của Triệu Quang Phục. Còn đoạn khởi nghĩa ban đầu trước đó là của Lý Nam Việt Đế.

      Like

      1. fthinh

        Có lẽ cần thêm nhiều bằng chứng để cứng hơn về dòng dõi họ Lê – Triệu Quang Phục này để có thể thuyết phục được số đông giới chính sử không chỉ sử ta lẫn sử TQ hiện nay. Phải chi có thêm phả hệ hậu nhân Triệu đế ở TQ nữa thì lại hay.
        Chúng ta đã thấy giới chính sử ta bác bỏ phả hệ họ Phạm – dòng dõi vương tộc ở Đồ Bàn trước khi bị Lữ Phương đánh bại như thế nào rồi.

        Like

  2. Chánh

    Nếu chỉ dựa vào chi tiết “tổ tiên làm quan to nhiều đời” rồi kết luận Triệu Việt Vương chính là Út Ngọ Lôi Mao thì sao không kết luận Triệu Việt Vương chính là An Dương Vương, vì giữa hai nhân vật này còn có nhiều chi tiết trùng hợp hơn : cả hai đều nhờ có nỏ thần mà đánh bại quân giặc, sau đó đều mắc kế “ở rể” nên bị kẻ thù đánh cắp bí mật quân sự, tráo đổi nỏ giả dẫn đến thua trận, phải chạy ra bờ biển, giết chết con gái rồi nhảy xuống biển chết. Sao không dựa vào đó mà kết luận Lý Phật Tử là Triệu Đà, Nhã Lang là Trọng Thủy, Cảo Nương là Mỵ Châu, Triệu Việt Vương là An Dương Vương ?

    Like

    1. Vấn đề là An Dương Vương xuất phát ban đầu đã là Vua, tức là tiếp nối triều đại trước đó. Còn Triệu Việt Vương thì theo Lý Nam Đế khởi nghĩa, sau nhiều thất bại mới xưng vương.

      Like

Leave a comment