Truyền thuyết con Niên và hoa Đào, đốt pháo, treo câu đối đỏ ngày Tết

Tương truyền rằng, ngày xửa ngày xưa ở Trung Quốc có con thú dữ gọi là “Niên”, trên đầu mọc sừng, hết sức hung dữ. Thú “Niên” quanh năm suốt tháng sống dưới đáy biển, cứ đến đêm giao thừa thì nó mới lên bờ để giết súc vật và hại người.
Vì vậy, cứ đến ba mươi Tết, già trẻ gái trai trong các làng trại đều phải chạy vào rừng sâu núi thẳm khỏi bị thú dữ “Niên” làm hại.
Có năm vào ba mươi Tết, giữa lúc bà con trong thôn Hoa Đào đang dìu già dắt trẻ lên núi lánh nạn…
Hóa ra, thú dữ “Niên” rất sợ mầu đỏ, ánh lửa và tiếng nổ…
Thế là cứ vào ba mươi Tết, nhà nào nhà nấy đều dán câu đối đỏ, đốt pháo hoa, thắp đèn rực rỡ sáng trưng, đón chào Đêm giao thừa. Sáng mồng một Tết, mọi người đi thăm lẫn nhau, chúc mừng nhau. Chính vì thế tập tục này ngày càng được phổ biến rộng rãi và trở thành ngày Tết cổ truyền long trọng nhất của người dân Trung Quốc.

Đọc đoạn sự tích ngày Tết trên dễ dàng nhận ra đây là bối cảnh ở Việt Nam:
– Con Niên ở dưới đáy biển: ở bên Tàu thời cổ có biển không?

– Thôn Hoa Đào: ở Việt Nam có địa danh này, đó là vùng Thái Bình với tên Hoa Đào trang, nơi thờ đức vua cha Bát Hải Động Đình. Hoa Đào trang nằm giáp biển, thật quá chính xác.

– Bản thân hoa Đào nở vào dịp Tết. Thử hỏi ở bên Tàu hoa Đào có nở vào đúng dịp Tết hay không? Hoa “anh đào” của Tàu phải tới tháng 4-5 mới là mùa nở hoa. Tháng Giêng ở Tàu đang là giữa mùa Đông, lấy đâu ra hoa Đào?

Dong BangNghi môn đền Đồng Bằng ở Quỳnh Phụ Thái Bình.

Câu đối ở đền Đồng Bằng, nơi thờ vua cha Bát Hải Động Đình:
Đào giang Động khẩu kỳ thiên tích
Sinh hóa thần tiên vạn cổ truyền.
Trong đền Đồng Bằng có bức chạm một loài thú lạ thân đuôi cá, nhưng mặt thú. Phải chăng đây chính là hình con Niên trong truyền thuyết, sống ở đáy biển, chỉ lên bờ vào đêm Giao thừa?

Con Nien

Con Niên (?) ở đền Đồng Bằng.

Sự tích con Niên với tục đón Giao thừa bằng pháo nổ, hoa đào và câu đối đỏ cho thấy đây chính là phong tục cổ truyền của người Viêt, xuất phát từ vùng đất ven biển Đông. Tết của người Hoa Hạ chính là Tết Việt vì Hoa – Hạ chỉ vùng phương Nam, nơi có Hoa Đào trang với đức vua cha Lạc Long Quân.

Tam Giáo thánh thần

Trong Nam Việt Hùng Vương sử ký (Ngọc phả Hùng Vương viết thời Lê Hồng Đức) có sự hiện diện không phải chỉ của một tín ngưỡng hay tôn giáo, mà có ít nhất tới 3 tôn giáo. Trước hết là khi nàng Âu Cơ sinh được một bào ngọc thì:
Bốn vị thiên tướng hiện ra rất kỳ lạ cùng cầm long bài, tâu rằng: Trời lệnh sai các đại thần vương phù giúp bảo hộ Nam Miên. Vậy ban sắc này!Thiên sứ báo cho Hiền Vương đặt bào ngọc lên chiếc mâm vàng, lệnh cho triều đình các tướng đến tề tựu ở ngôi chùa cổ ở Viễn Sơn, tức Từ Sơn Thiên Quang Hòa Thượng Thiền Thứu Lĩnh, đặt ở trong chùa, chọn quan trai giới chầu hầu, đèn hương không ngớt. Bào này sẽ sinh ra trăm trai thần tướng.
Hiền Vương tuân theo. Tứ đại thần vương lập tức lại làm gió mưa mây sấm, bay lên không biến hóa.

Tu dai thien vuong.png
Tứ đại thiên vương, khắc gỗ chùa Khải Đoan (Buôn Mê Thuật, Đăk Lăk).

Bốn vị Thiên vương đã giáng xuống để hộ giúp thai ngọc nở ra trăm trai. Đây là hình ảnh của Tứ đại Thiên vương, là bốn Thiên thần trong đạo Bà Là Môn.
Trong văn hóa Trung Hoa Tứ đại Thiên vương được gọi là “Phong Điều Vũ Thuận”. Ở nước ta, Tứ đại Thiên vương được thờ dưới tên gọi là Tứ pháp gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, những vị thần chuyên làm “mây mưa sấm chớp”, đúng như trong Ngọc phả Hùng Vương kể ở trên.
Hình ảnh bào ngọc cũng có thể là xuất phát từ đạo Bà La Môn. Đó là hình ảnh của Linga, vật tượng trưng cho Shiva, là vị thần tối cao trong Tam thần Tạo hóa – Bảo hộ – Hủy diệt của đạo Bà La Môn. Hình ảnh này trong chuyện Tứ pháp là Thạch Quang Phật, được thờ cùng với bộ Tứ pháp.
Tiếp theo trong Ngọc phả Hùng Vương, khi các hoàng tử lớn lên thì: … thấy tám vị thần tướng nhà trời xưng là Bát bộ Kim Cương, vâng sắc chỉ của Thượng Thiên Chư Phật Ngọc Đế sai xuống trợ giúp. Trăm vị vương tử nay đã trưởng thành các bậc thánh thần đôn hậu minh mẫn. Tám tướng phụng mệnh đưa các hoàng tử đến lạy mừng vua cha, trị bình trong nước. Trời ban cho Hiền Vương một lệnh long bài, một quả bảo ngọc thần ấn, một viên ngọc trắng, một thanh kiếm thần, một quyển sách trời, một chiếc thước ngọc, đặt trên mâm vàng, tất cả đều đặt trong chính điện.
Hình ảnh bồ tát Kim Cương là của Phật giáo nhưng “Bát bộ” lại có thể là tượng trưng cho Bát quái, tức là triết lý Đạo giáo.

IMG_5373.JPG
Các vị Kim Cương ở đền Bộ Đầu (Thường Tín, Hà Nội).

Sự xuất hiện của đạo Phật được kể rõ ràng hơn trong Ngọc phả ở đời Hùng Huy Vương:
Một ngày tốt có hương trời, Vua đang ngự ở trong điện, bỗng thấy một lão ông mình vàng mặt ngọc cưỡi mây bay đến. Vua lạy chào rồi mời lão ông vào trong chùa ở chính điện. Lão ông nói:
– Ta là thần miền Tây Vực, cư trú lâu ngày ở biển Giác, chu du trên thuyền Bát Nhã, không nhiễm lòng trần, tẩy niềm tục Niết Bàn. Nay thấy nơi đây có lòng thành cảm cách, râm ran tiếng cầu kinh xướng kệ, cho nên ta cảm ứng mà đến đây.
Vua mừng thầm: Người có lòng thanh tịnh, ý trời sẽ thông.
Trong chốc lát, cụ già lấy trong ống tay áo ra một chiếc móng rồng, một khối ngọc trời, đem trao cho Vua. Liền đó một đám mây ngũ sắc hiện ra sáng loá cả núi rừng. Lão ông bay lên trời mà đi. Vua mới biết đó là đức Phật trên trời giáng ngự. Vua bèn quỳ vọng bái.
Với những dữ kiện “Tây Vực”, “Giác Hải”, “Bát Nhã”, “Niết Bàn” thì có thể thấy Lão ông gặp Hùng Huy Vương là đức Phật Thích Ca. Phật tổ ban cho Vua một khối ngọc và một chiếc móng rồng, sau đó được dùng để làm ấn và kiếm, là hai bảo vật trấn quốc của triều Hùng, truyền cho nhiều đời sau.
Từ đó xã tắc vô lo, triều đình yên tĩnh. Vua nghiệm ra một điều rằng lẽ trời rất mực huyền vi, đối với đạo trời vua dốc lòng ngày một thêm sùng chuộng.
Đây là cách kể của sự kiện đạo Phật được truyền vào nước ta dưới thời Hùng Vương, đã được sùng chuộng và có tác dụng rõ rệt với xã tắc, triều đình.
Một khám phá bất ngờ khác từ Ngọc phả Hùng Vương là sự khai sinh của đạo Giáo tại nước ta qua việc vua Hùng xây thành Cổ Loa. Theo Ngọc phả thì thành Cổ Loa được xây dựng vào thời Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18) nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Quy:
Duệ Vương cùng với triều thần trăm quan dời xe vạn thặng đến ở xứ Kinh Bắc, xây thành tên là Cổ Loa. Đô thành rộng nghìn trượng, khoanh tròn như hình con ốc, nay ở tại xã Cổ Loa, huyện Đông Ngạn, nên gọi là thành Cổ Loa. Mới đầu thành xây toàn bị đổ. Bỗng thấy một con rùa vàng trên sông từ phía Đông bơi đến, xưng là Kim Quy giang sứ.
Ngọc phả cung cấp thông tin là Hùng Duệ Vương bị nhà Thục đánh nên đã rời đô về Đông Ngạn. Như thế thời kỳ này đã có sự rời kinh đô, cho dù triều đại không thay đổi. Theo Ngọc phả thì thành Cổ Loa được xây dựng dưới thời Hùng Vương chứ không phải thời Thục An Dương Vương.
Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái cung cấp thêm chi tiết:
… Đắp thành ở đất Việt Thường, thành đắp xong lại sập. Vua bèn lập đàn trai giới, cầu đảo ba tháng. Ngày mồng 7 tháng 3, bỗng thấy một ông già từ phương Tây mà đến thẳng trước cửa thành, vừa đi vừa than rằng:
– Xây dựng thành này biết bao giờ mới xong!
Vua rước vào trong điện, lạy và khóc rằng:
– Ta đắp thành này đã xong lại đổ, hao tổn công sức rồi mà không thành, thế là tại làm sao?
Ông già thưa:
– Ngày nào có sứ giả Thanh Giang cùng đắp với Vua thì thành ấy mới xong.
Như thế Thanh Giang sứ giả Kim Quy được một Lão ông cử đến giúp vua Hùng. Lão ông này là ai?
Di tích ở chính thành Cổ Loa cho biết đó là Huyền Thiên Trấn Vũ (đền Sái, Đông Anh, Hà Nội). Còn ở đình làng Thổ Hà (Việt Yên, Bắc Giang), cách đền Sái không xa, thì cho biết chính Lão Tử – Thái Thượng Lão Quân là người đã cử thần Kim Quy đến giúp xây thành Cổ Loa.

P1320064.JPG
Tượng thờ Lão Tử ở chùa Bổ Đà (Việt Yên, Bắc Giang).

Câu đối ở đình Thổ Hà:
龜解効靈七燿山中傳役鬼
龍能承化五雲庄下記豋僊
Quy giải hiệu linh, Thất Diệu sơn trung truyền dịch quỷ
Long năng thừa hóa, ngũ vân trang hạ ký đăng tiên.
Dịch:
Rùa biết nghiệm linh thiêng, núi Thất Diệu truyền chuyện sai khiến quỷ
Rồng tài mau biến hóa, trang Ngũ Vân lưu tích bốc lên tiên.
Sách Lão Tử minh chép: Lão Tử là quan coi thư viện nhà Chu. Thời U vương, vùng Tam Xuyên bị động đất. Lão Tử dựa vào những biến động của nhị khí âm dương về thời Hạ, Thương, để cảnh cáo nhà vua.
Từ đó có thể thấy, theo Ngọc phả dưới thời Hùng Vương Trị Bình Kiến Phu (đọc lướt là Tru – Chu), khi dời từ Tây sang Đông thì vùng đất xây kinh đô là Tam Xuyên bị động đất, làm cho thành Đông Đô cứ xây là đổ. Lão Tử lúc đó đã đăng đàn cúng tế, lấy lẽ trời đất mà khuyên nhủ vua Chu – Hùng Vương. Sự xuất hiện của Lão Tử thời này đánh dấu sự hình thành của đạo Giáo dưới thời Hùng Vương.
Tam Giáo – ba tôn giáo lớn đều được xuất hiện trong Ngọc phả Hùng Vương là đạo Bà La Môn, đạo Phật và đạo Lão.