Chữ viết của người Việt thời Hùng Vương

Những bằng chứng khảo cổ của thời trước Công nguyên cho câu trả lời chắc chắn về việc chữ viết đã được dùng phổ biến ở nước ta từ thời Hùng Vương.

Người đi học đầu tiên là “học cái chữ’. Một xã hội văn minh và học tập đầu tiên phải có chữ viết, vì đó là phương tiện căn bản đề truyền đạt tri thức và thông tin từ người này tới người khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác. Vậy người Viêt cổ liệu đã có chữ viết chưa?

Hoàn tiền (tiền lỗ tròn) có chữ Đông Chu và Tây Chu, tìm thấy ở vùng Bắc Ninh.
Chữ trên vành chiếc thạp đồng ở Bảo tàng cổ vật Hoàng Long, Thanh Hóa.
Đao tiền thời Chiến Quốc trong mộ thuyền Việt Khê.
Bình đồng Nghi Vệ trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Một trong hai chiếc chuông Đông Sơn có chữ của Bảo tào Lào Cai.

Ngay từ đầu thế kỷ 20 vấn đề chữ viết của người Việt cổ đã được thảo luận sôi nổi trong giới trí thức. Có thể kể tới Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, vị Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Là một học giả uyên thâm của Viện Viễn Đông bác cổ, ông đã dựa trên các ghi chép về số đinh và suất thuế trong Ngọc phả Hùng Vương để đi đến nhận định rằng nước ta thời Hùng Vương đã tồn tại và sử dụng một loại chữ viết riêng.

Lưu truyền rằng chữ viết nước ta thời Hùng Vương là loại chữ khoa đẩu, hay chữ hình con nòng nọc.

Về chữ khoa đẩu ở nước ta, sách Đại Nam nhất thống chí của nhà Nguyễn chép rằng tại đền Đồng Cổ ở Thanh Hóa “có một cái trống đồng, nặng ước 100 cân, đường kính hơn một thước, năm tấc, cao hơn hai thước, trong rỗng không có đáy, bên tai hơi khuyết, trên mặt có chín vòng khuyên, lưng tắt mà rốn kín, bốn bên có giây khắc chữ Thập ngoặc, có chữ như lối chữ Khoa đẩu, nhưng lâu ngày không thấy rõ”.

“Lối chữ Khoa đẩu” chỉ một dạng chữ khắc hoặc đúc trên các đồ dùng kim loại (Kim văn) của thời trước Công nguyên. Loại chữ này được nhắc tới trong bài tựa cuốn Thượng Thư (Kinh Thư) bởi Khổng An Quốc, cháu 12 đời sau của Khổng Tử: “… thời Lỗ Cung Vương, thích sửa sang cung thất, Vương cho phá nhà cũ của Khổng Tử để mở rộng thêm. Trong tường nhà tìm được Thư, phần Ngu, Hạ, Thương, Chu cùng Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh, đều viết bằng chữ Khoa đẩu”.

Tứ thư Ngũ kinh là những sách học khoa cử của nhiều thế hệ sĩ tử nước ta, vốn nguyên bản được ghi bằng chữ Khoa đẩu hay chữ Việt cổ của thời Hùng Vương.

Thời đại Hùng Vương được minh chứng qua khảo cổ bởi nền văn hóa đồ đồng Đông Sơn với những hiện vật điển hình đặc trưng là các loại trống đồng, thạp đồng, bình đồng, chuông voi… được tìm thấy ở nhiều nơi, mà tập trung ở vùng miền Bắc và Bắc Trung bộ. Nền văn hóa Đông Sơn được đặt tên theo nơi tìm thấy chiếc trống đồng đầu tiên ở bên bờ sông Mã của Thanh Hóa.

Ở đây không chỉ có ghi chép về chữ viết trên trống đồng ở đền Đồng Cổ mà còn có chiếc thạp đồng có khắc chữ, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng cổ vật Hoàng Long. Dòng chữ khắc trên vành của chiếc thạp này dùng chữ dạng Đại triện (chữ viết thời Tiên Tần) và có thể đọc được là: “…nhất danh viết Điều đệ vị…”, tạm dịch là “…một đồ vật tên là Điều xếp thứ…”

Một hiện vật nổi tiếng khác là chiếc trống đồng được tìm thấy trong khu vực thành Cổ Loa, được cho là gắn với vua An Dương Vương ở đây. Trên vành trong của trống Cổ Loa có dòng 12 chữ dạng Đại triện, mà có thể đọc được là “Vu tập bát cổ, trọng lưỡng cá bách bát thập nhất cân”, nghĩa là: “Trống thứ 48, nặng hai trăm tám mươi mốt cân”.

Những chữ viết trên các đồ vật đồng của văn hóa Đông Sơn có các nét chữ khá thẳng và gập khúc. Những chữ này được TS. Nguyễn Việt, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, gọi là loại chữ Nam Việt do tương đồng với chữ trên các đồ đồng ở vùng Quảng Tây và Quảng Đông. Nhưng thực ra đây là một dạng chữ Đại triện của thời Chiến Quốc, bởi vì trước thời nước Nam Việt nhà Triệu thì thừa tướng Lý Tư của nhà Tần đã quy chuẩn chữ viết dùng thống nhất là chữ Tiểu triện.

Loại chữ phát hiện trên đồ đồng Đông Sơn ở Việt Nam và vùng Lưỡng Quảng nên gọi chính xác hơn là chữ Lạc Việt, vì vùng này vốn là đất Lạc dưới thời Thục An Dương Vương.

Trên các hiện vật của giai đoạn hậu kỳ văn hóa Đông Sơn cũng có chữ viết được đúc hay khắc. Ở Bảo tàng tỉnh Lào Cai hiện còn sưu tầm và lưu giữ được 2 chiếc chuông voi (loại chuông nửa bầu dục dẹt hoặc hình thang cân, có lỗ và 2 tai ở phía trên) có đúc chữ, dạng chữ Lệ. Chữ trên một trong 2 chiếc chuông đó còn có thể đọc được khá rõ là: “… cát phúc” (tốt lành).

Dạng chữ Lệ này xuất hiện muộn hơn chữ Triện, từ xấp xỉ đầu Công nguyên. Dạng chữ Lệ tương tự cũng được thấy trên chiếc bình đồng tìm thấy trong mộ gạch xây cổ ở Nghi Vệ (Thuận Thành, Bắc Ninh) mà dòng chữ đầu đọc là “Kim lũ hồ…” (nghĩa là: Bình đồng có chạm khắc…)

Chữ viết tượng hình còn là loại chữ được đúc trên các loại tiền bằng đồng của thời Chiến Quốc, ghi lại trọng lượng hay nơi sản xuất của đồng tiền. Theo GS. Hoàng Văn Khoán hàng loạt những hiện vật như Bố tiền, Đao tiền, Hoàn tiền có chữ của thời kỳ này đã được tìm thấy ở đất Việt.

Tiền cổ ở Việt Nam điển hình nhất là những Đao tiền cỡ lớn (dài hàng chục cm) được khai quật ở trong mộ thuyền Việt Khê (Thủy Nguyên, Hải Phòng). Mộ thuyền có với niên đại khoảng thế kỷ 3-2 trước Công nguyên và năm 2013 đã được công nhận là bảo vật quốc gia Việt Nam.

Vào thời đại Hùng Vương khoảng trước Công nguyên, ở miền Bắc Việt đã sử dụng các dạng chữ tượng hình như chữ Kim văn, chữ Đại triện, chữ Hán lệ, một cách phổ biến trong đời sống xã hội như trên tiền tệ, để ghi tên và các thông tin trên các vật dụng khác nhau.

Với việc sử dụng chữ Nho từ rất sớm như vậy, chắc chắn người Việt đã tham gia đóng góp không nhỏ vào quá trình hình thành và phát triển loại chữ tượng hình của trời Đông. Chữ Nho đã là công cụ truyền đạt thông tin, học hành, khoa cử, làm nền tảng cho tương tác và phát triển xã hội trong suốt chiều dài mấy ngàn năm sử Việt.

https://congdankhuyenhoc.vn/chu-viet-cua-nguoi-viet-thoi-hung-vuong-179220622120203182.htm

TÌM LẠI CHỮ KHOA ĐẨU TRÊN CÁC CỔ VẬT THỜI NƯỚC VĂN LANG

Khoa đẩu nguyên nghĩa là con nòng nọc. Giống nòng nọc có đầu to, đuôi nhỏ, bơi lội hàng đàn trong nước. Người Việt tới nay vẫn coi chữ Khoa đẩu là loại chữ cổ từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Đã có không ít công trình đi tìm loại chữ nòng nọc này để chứng minh người Việt cổ là một xã hội văn minh, có chữ viết. Vậy chữ Khoa đẩu thực sự là loại chữ gì?

Chữ trên chiếc bình Lai thời Tây Chu.

1. Khổng An Quốc, cháu 12 đời sau của Khổng Tử đã ghi trong bài tựa cuốn Thượng Thư (Kinh Thư) như sau: “… thời Lỗ Cung Vương, thích sửa sang cung thất, Vương cho phá nhà cũ của Khổng Tử để mở rộng thêm. Trong tường nhà tìm được Thư, phần Ngu, Hạ, Thương, Chu cùng Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh, đều viết bằng chữ Khoa Đẩu”.

Khổng Tử sống vào cuối thời Xuân Thu, lại ghi chép các kinh sách bằng loại chữ Khoa đẩu thì Khoa đẩu chỉ có thể là chữ viết của thời Tây Chu trước đó. Lịch sử chữ viết tượng hình Trung Hoa được biết rõ ràng nhất ban đầu là loại chữ Giáp cốt dưới thời nhà Thương Ân. Chữ Giáp cốt chủ yếu được khắc trên các mảnh xương thú và mai rùa. Sang thời Chu, chữ tượng hình được phát triển thêm một bước và hay được đúc trên các đồ thanh đồng cổ. Loại chữ này ngày nay gọi là chữ Kim văn. Tuy nhiên trước đây, khi mà môn “kim thạch học” (khảo cổ học) còn chưa ra đời, thì chắc chắn loại chữ này phải có tên gọi khác.

Chữ Giáp cốt thời Thương là loại chữ tượng hình sơ khởi nên các chữ phần nhiều diễn tả trực tiếp hình ảnh của đồ vật và hiện tượng. Ví dụ, chữ Tượng vẽ hình con voi, chữ Điểu vẽ hình con chim, chữ Ngư vẽ hình cá… Số lượng chữ bắt gặp trên mỗi đồ vật thời Ân Thương không nhiều, thường chỉ khoảng 6-10 chữ. Có nhiều cổ vật thời Thương chỉ có 2-3 chữ dạng như phù hiệu mà thôi.

Vào cuối thời Thương sang đầu nhà Chu chữ viết được dùng trở nên phổ biến hơn và tính hình tượng hóa dần tăng lên. Chữ viết lúc này tiếp tục sử dụng nhiều các đường cong giao cắt nhau hoặc khép kín tạo thành các hình lớn và nhiều đường vạch uốn lượn, hiếm thấy hơn là các vạch thẳng. Chính điều này làm cho kiểu chữ nhìn giống như con nòng nọc có đầu to và đuôi dài ngoằn ngoèo.

Một số chữ Khoa đẩu trên Sử Tường bàn.

Ví dụ chữ “Kiến” trong chữ thời Tây Chu được vẽ nhấn mạnh con mắt của con người đang đứng trên 2 chân. Hình con mắt được vẽ to lên, trong khi 2 vạch thể hiện đôi chân lại dài và uốn lượn. Nhìn cả chữ không khác gì con nòng nọc có đuôi dài.

Rất nhiều những chữ khác của thời Tây Chu được thể hiện theo hình thức này. Những vòng cong to và những nét kéo dài tạo thành chữ. Loại chữ Tây Chu tuy là tượng hình nhưng đã không còn nhiều nét “tả thực” như chữ Giáp cốt, mà hình vẽ mang tính hình tượng hơn. Những đối tượng muốn được nói tới thì được vẽ lớn, phóng đại lên so với các bộ phận khác. Bố cục của chữ tương đối thoáng và không hoàn toàn cố định. Vị trí tương đối của các bộ phận cấu thành chữ có thể thay đổi, miễn là vẫn diễn đạt được ý gốc của hình. Kết cấu chữ không cần cân đối mà thường nét cong tạo ra những hình lớn, khoa trương, trong khi những đường vạch thường ngắn hoặc ngoằn nghèo. Những đặc điểm này của chữ Kim văn đã tạo ra ấn tượng khi viết ra trông như một đàn nòng nọc bơi đan xen nhau, không có phương hướng cố định.

Bài minh văn trên Sử Tường bàn (Hiện vật Nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền miếu Việt)

Một loạt những chữ nòng nọc này có thể xem trên các đồ trọng khí thanh đồng cổ thời kỳ Tây Chu, như Sử Tường bàn, Lai lôi, Mao Công đỉnh và Chu Vương đỉnh. Đây là những hiện vật tiêu biểu của thời kỳ này với kích thước đồ vật lớn và được đúc trên đó rất nhiều chữ.

Sử Tường bàn là một chiếc mâm đồng có vành chân, đường kính 47,3 cm. Trong lòng mâm có đúc một bài văn 284 chữ, do một vị quan tên là Tường chép lại chuyện con cháu của ông Vi Tử Khải nhà Ân được Chu Vũ Vương ban phong đất và nối tiếp nhau phò giúp các vua Chu cho tới thời Chu Cung Vương.

Lai lôi và Lai bàn là hai hiện vật cùng thời. Một là chiếc bình đồng có đúc chữ trên thân, hai là chiếc mâm có 3 chân, trong lòng có chữ. Nội dung bài văn 372 chữ trên hai đồ vật này giống nhau, do một người tên là Lai ghi lại các đời tổ tiên đều làm quan cho các triều đại vua Chu từ Chu Văn Vương đến Chu Tuyên Vương.

Bình Lai lôi thời Tây Chu (Hiện vật Nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền miếu Việt)

Mao Công đỉnh là chiếc đỉnh đồng ba chân, trong lòng có bài minh văn 497 chữ, ghi lại lời giáo huấn và ban thưởng của vua Chu cho vị Mao Công. Thiên tử Chu lúc này là Chu Tuyên Vương.

Chiếc Chu Vương đỉnh là một trọng khí cao tới 53 cm, đường kính 43 cm, có bài minh văn đúc nổi ở xung quanh thân đỉnh với tổng cộng 208 chữ. Trên 2 quai đỉnh có khắc dòng chữ “Chu vương tác chi. Tử tôn vĩnh dụng”, nghĩa là: “Vua Chu tạo vật này cho con cháu dùng lâu dài”. Bài minh văn trên thân đỉnh ghi việc đúc đỉnh để dùng vào việc tế lễ lớn cho tông thất nhà Chu.

Chu Vương đỉnh (Hiện vật Nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền miếu Việt)

Trên các đồ vật thời Tây Chu này có thể thấy chữ viết tương đối đồng nhất với nhau, với đường nét, bố cục như đã nói rất giống hình những con nòng nọc đang bơi lội. Quan sát từng chữ trên những hiện vật cổ có minh văn thời Tây Chu mới hiểu tại sao loại chữ này lại gọi là chữ Khoa đẩu.

Nội dung các bài minh văn trên đồ đồng Tây Chu đều nói về việc nhà Chu đã phân phong cho các chư hầu, an định thiên hạ và tôn sùng việc tế lễ tổ tiên. Đây cũng là ý nghĩa của câu chuyện được kể trong Hùng Vương Thánh Tổ ngọc phả. Vua Hùng Hiền Vương và mẹ Âu Cơ đã dùng chiếc âu vàng tế lễ trên núi Nghĩa Lĩnh, trên chiếc âu vàng đó có ghi tên gọi và thứ bậc trăm người con trai. Âu Cơ lập người con trưởng làm vua nước Văn Lang và các anh em khác làm phiên dậu bình phong trong Bách Việt. Nước Văn Lang của các vua Hùng đúng là một nước có văn minh, sử dụng loại chữ Khoa đẩu hình con nòng nọc để đúc và khắc trên các đồ kim khí dùng lưu truyền làm bảo vật cho con cháu thờ cúng tổ tiên và ghi ơn đức của vua.

Bài minh văn trong lòng chiếc Mao Công đỉnh (Hiện vật Nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền miếu Việt) 

2. Theo sách Thuyết văn giải tự của Hứa Thận thì vào thời Tuyên vương nhà Chu, Thái sử Trứu đã sửa đổi chữ thành Đại triện. Như thế vào cuối thời Tây Chu, chữ Đại triện thay thế cho loại chữ Khoa đẩu trước đó. Chữ Đại triện về căn bản vẫn là chữ Kim văn, nhưng chữ có sự gia công và quy chuẩn hơn, có nhiều nét thẳng, nét cong đều hơn, tròn hơn, bố cục chặt chẽ hơn, kết cấu gọn gàng hơn. Sang thời Đông Chu các nước chư hầu anh em Bách Việt đã bắt đầu phân liệt nên cách viết chữ mỗi nước lại phát triển theo một hướng khác nhau cho dù đều trên cùng một nền tảng chữ Kim văn – Khoa đẩu ban đầu.

Chu tiết và Xa tiết nước Sở thời Chiến Quốc (Hiện vật Nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền miếu Việt)

Thời kỳ này có dạng chữ kéo dài về chiều cao, hẹp về chiều dọc như chữ trên Trung Sơn Vương đỉnh, là đỉnh của vua một nước thời Chiến Quốc ở vùng miền Bắc Hoàng Hà. Có nơi lại thiên nhiều về nét tròn như những chữ trên trống đồng, chuông đồng, bình đồng… khả năng của vùng đất Thục ở phía Tây. Chữ nước Sở của vùng Hồ Bắc – Hồ Nam vào thời Chiến Quốc vẫn giữ phong cách của Kim văn ban đầu với nét cong nhiều, nhưng bố cục chặt chẽ quy củ hơn, bớt tính “khoa” trương, tỷ lệ giữa hình và nét cân đối hơn. Loại chữ nước Sở này có thể thấy trên các Kim tiết – một dạng “giấy thông hành” viết trên đồng của nhà nước cấp cho việc vận chuyển hàng hóa theo đường sông (Chu tiết) và đường bộ (Xa tiết).

Chữ cách điệu kéo dài dạng như trên Trung Sơn Vương đỉnh thời Chiến Quốc (Hiện vật Nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền miếu Việt)

Chữ của nước Tần cũng là một dạng chữ Triện với đặc điểm là chữ cao, bố cục đối xứng. Tần triện sau đó được thừa tướng Lý Tư của Tần Thủy Hoàng quy chuẩn hóa thành ra chữ Tiểu triện, làm chữ viết chính thức chung cho toàn đế quốc Tần sau khi thiên hạ Trung Hoa thống nhất.

Ở nước ta, sách Đại Nam nhất thống chí chép ở đền Đồng Cổ tại Thanh Hóa “có một cái trống đồng, nặng ước 100 cân, đường kính hơn một thước, năm tấc, cao hơn hai thước, trong rỗng không có đáy, bên tai hơi khuyết, trên mặt có chín vòng khuyên, lưng tắt mà rốn kín, bốn bên có giây khắc chữ Thập ngoặc, có chữ như lối chữ Khoa đẩu, nhưng lâu ngày không thấy rõ.” “Lối chữ Khoa đẩu” ở đây chỉ dạng chữ Đại triện thời Chiến Quốc, là loại chữ trên nền tảng của chữ Kim văn (Khoa đẩu) nhưng có cải tiến hơn về kết cấu và nét chữ.

Những chữ viết phát hiện các đồ đồng của văn hóa Đông Sơn có các nét chữ khá thẳng và gập khúc. Những chữ này được gọi là loại chữ Nam Việt, nhưng thực ra đây là một dạng chữ Đại triện của thời Chiến Quốc, bởi vì tới thời nước Nam Việt nhà Triệu thì chữ viết đã được dùng thống nhất là chữ Tần triện. Loại chữ trên đồ đồng Đông Sơn ở Việt Nam và vùng Lưỡng Quảng nên gọi chính xác hơn là chữ Lạc Việt, vì vùng này vốn là đất Lạc dưới thời An Dương Vương, tương đương với thời Chiến Quốc.

Chữ trên vành một chiếc thạp đồng ở Thanh Hóa.

Do nét cong ít hơn, kết cấu chữ gọn gàng, không có tính khoa trương (dùng hình để nhấn mạnh yếu tố chính) nữa, nên Triện văn đã không còn mang tính chất Khoa đẩu hình con nòng nọc như chữ Kim văn. Từ đó chữ Khoa đẩu đã lùi vào dĩ vãng, rất hiếm khi được sử dụng sau này. Khoa đẩu vốn là chữ của nhà Chu đã được thay thế bằng chữ Triện của nhà Tần. Nước Văn Lang chấm dứt vai trò là vua chủ của thiên hạ nên chữ viết cũng vì thế mà thay bằng chủ mới, là An Dương Vương đến từ Ba Thục. Chữ Khoa đẩu được thay bằng chữ Lạc Việt, rồi thống nhất bằng chữ Tiểu triện cùng với cả thiên hạ Trung Hoa.

Chuông có chữ Triện thời Chiến Quốc (Hiện vật Nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền miếu Việt).

Khoa đẩu thiết Khẩu

Đăng lại bài viết của Văn Nhân và bổ sung hình ảnh các thể chữ cổ trên đồ đồng ở Việt Nam.

Năm Quang Tự thứ 25 (1899) nhà Thanh Giáp cốt văn được phát hiện tại khu vực làng Tiểu Đốn, huyện An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Giáp cốt văn có nghĩa là chữ viết (văn) được khắc trên mai rùa (giáp) và xương thú (cốt). Giáp cốt văn chỉ hệ thống chữ viết tương đối hoàn chỉnh, được phát triển và sử dụng vào cuối đời Thương (thế kỷ 14-11 TCN).

Giap cotChữ khắc trên yếm rùa.

Chữ Giáp Cốt nhà Thương – Ân (1600-1100 TCN) tiếp tục được phát triển qua các thời:
• Nhà Chu 周 (1021-256 TCN) có chữ Kim (Kim Văn 金文), còn gọi là chung – đỉnh văn là chữ viết trên các chuông và vạc bằng đồng.
• Chiến Quốc 戰國 (403-221 TCN) và thời nhà Tần 秦 (221-206 TCN) có chữ Triện (Đại Triện và Tiểu Triện) và có chữ Lệ (Lệ Thư 隸書).
• Nhà Hán 漢 (Tiền Hán 206 TCN-8 CN), có chữ Khải (Khải Thư 楷書).
Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ trước đây có thể được minh họa bằng chuỗi sau:
Chữ Giáp Cốt → Chữ Kim → Chữ Triện → Chữ Lệ → Chữ Khải.

Cam Tang

Một phiến đá có khắc chữ phát hiện ở di chỉ Cảm Tang – huyện Bình Quả.

Khám phá khảo cổ học quan trọng vào bậc nhất về văn hóa Trung hoa là mới đây đã tìm ra loại chữ đặt tên là chữ Lạc Việt ở Cảm Tang, huyện Bình Quả sát biên giới Việt Trung. Chữ Lạc Việt được xác định đã có từ 3-4 ngàn năm TCN, tức vào hàng hàng tổ mẫu của Giáp cốt văn nhà Thương Ân.
Với sự việc này đã có thể bổ sung và trưng ra sự phát triển chữ Nho từ tận ngọn ngành, chỉ ra những văn tự tiền Giáp cốt: Chữ điểu thú → chữ nút vạch → chữ Lạc Việt (thạch văn) → chữ Giáp cốt→ Chữ Kim → Chữ Triện → Chữ Lệ → Chữ Khải…
Chữ Khải (khải thư hay chính thư 正書): phổ biến vào thế kỷ III TCN. Có thể coi đây là kiểu chữ chính thức của Thiên hạ từ triều đại Lưu Bang. Loại chữ này chuẩn mực, dễ nhận biết, dễ đọc nhất, mỗi chữ mặc nhiên tồn tại trong 1 hình vuông chuẩn nên chữ Khải được coi như chuẩn mực của loại chữ Vuông vẫn là phổ thông nhất trong các kiểu viết chữ Nho hiện nay (chữ Nôm cũng được xếp vào loại hình chữ Vuông).

Chu vuong

Người viết bài này canh cánh bên lòng hơn 40 năm về món nợ văn hóa quan trọng bậc nhất đối với dân tộc kể từ ngày bắt được những dòng tin:
* Sách Tân Lĩnh Nam Chích quái của Vũ Quỳnh (đời Lê, thế kỷ 15) viết đại ý: Thời Lạc Long Quân có người hái củi, bắt được con rùa, lưng rộng khoảng ba thước, trên mai có khắc chữ như con nòng nọc gọi là chữ Khoa Đẩu. Hùng Quốc vương đã cử phái đoàn đem rùa thần đó cống cho vua Nghiêu.
* Sách Thông giám cương mục do Chu Hy đời Tống soạn, chép: “Năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ 5 (2353 TCN) có Nam di Việt Thường thị đến chầu hiến con rùa lớn”.
Sự việc được nói rõ hơn trong tư liệu khác :
Thông chí” (通志) của Trịnh Tiều (鄭樵) có một đoạn nói về việc nước Việt Thường dâng rùa thần (神龜 thần quy) cho Đế Nghiêu, được “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, Tiền biên, quyển 1 dẫn lại như sau: “Đời Đào Đường (陶唐), phương Nam có Việt Thường thị qua hai lần sứ dịch sang chầu, dâng con rùa thần; có lẽ nó được đến nghìn năm, mình nó hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là quy lịch (龜歴, lịch rùa)”.
* Khổng An Quốc, cháu 12 đời sau của Khổng Tử đã ghi trong bài tựa cuốn Thượng Thư (Kinh Thư) như sau: “… thời Lỗ Cung Vương, thích sửa sang cung thất, Vương cho phá nhà cũ của Khổng Tử để mở rộng thêm. Trong tường nhà tìm được Thư; phần : Ngu, Hạ, Thương, Chu cùng Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh đều viết bằng chữ Khoa Đẩu cổ văn do ông cha chúng tôi cất giấu. Vương lại lên nhà thờ đức Khổng Tử, nghe được tiếng vàng, đá, tơ, trúc, bèn không cho phá nhà nữa, đem toàn bộ sách trả cho họ Khổng…
Trong chuỗi xích phát triển Hán văn không có chỗ cho chữ Khoa đẩu, cảm tính tự nhiên nhìn nhận Khoa đẩu là chữ của Việt tộc. Nhiều nhà nghiên cứu đã cất công đi tìm chữ Khoa đẩu, cho tới nay tựu trung về 3 hướng:Dai Loan

1. Chữ Khoa đẩu là loại chữ dấu chân chim tìm thấy ở Đài Loan.

Xuyen

2. Chữ Khoa đẩu là mẹ đẻ của loại chữ viết của nhiều nước Đông Nam Á.
Nhà ngôn ngữ học Paul Rivert cho rằng nền văn hóa Hòa Bình cùng với lối chữ con nòng nọc này đã được truyền bá khắp nơi góp phần tạo nên các chữ viết của các dân tộc Thái Lan, Lào, Chăm, Cao Miên (Cambodia), Nam Dương (Indonesia), Miến Điện (Myannmar), Tây Tạng, Ấn Độ, Srilanka, Đại Hàn và Nhật Bản.

Xuyen 2

3. Đây là loại chữ nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền cho là chữ Việt cổ tồn tại trong các sắc tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam.

Nay bất ngờ  chợt nhận ra : Việc nghiên cứu về chữ khoa Đẩu đang đi chệch hướng do định kiến đối kháng sẵn có … cho chữ Khoa đẩu là loại chữ của cổ nhân Việt trước khi bị Hán tộc xâm lăng đô hộ nên dĩ nhiên chẳng dính dáng gì với Hán văn…
Tốn mấy chục năm suy nghĩ để ngộ được điều vô cùng đơn giản …
Theo phép phiên thiết Hán văn … khoa đẩu thiết Khẩu.

Chu Khau

Rõ ràng ý chỉ loại chữ vuông, tức chữ Khải thời Lưu Bang Hán Cao tổ 200 năm trước CN đến nay. ‘Khải’ chỉ là tam sao thất bản của ‘Khẩu’. Chữ Khoa đẩu là chữ khẩu 口, tức loại chữ Vuông là một cách gọi chữ Nho, tức loại chữ đang bị người Thiên hạ sai lầm gọi là chữ Hán. Khi Lục Lâm thảo khấu dấy loạn, lập nên Hãn quốc đầu tiên trong lịch sử, thì người Hán mới chỉ biết đến cái lều và con ngựa, du thủ du thực rày đây mai đó kiếm sống thì làm quái gì có thì giờ mà nặn ra được con chữ. Khoa đẩu thiết khẩu, tức Khải chính là loại chữ Vuông của người Việt…
Tư liệu cổ Trung Hoa … Việt Thường thị qua hai lần sứ dịch sang chầu, dâng con rùa thần; có lẽ nó được đến nghìn năm, mình nó hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Sử thuyết Hùng Việt cho khởi thủy Thiên hạ chỉ có đất Đào và đất Đường hay Thường. Đất Đào là miền Thanh Nghệ Tĩnh, đất Đường hay Việt Thường là miền 3 sông nay là Hồng – Đà – Lô. Đoạn tư liệu cổ trên thực sự nói lên chữ Khoa đẩu thiết Khẩu là chữ của cư dân vùng này và được dùng là … “quốc ngữ chữ nước ta vào thời đế Đường Nghiêu”.
Có điều cực kì quan trọng :
… Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là quy lịch (龜歴, lịch rùa)”…
….Một chi tiết lịch sử vô cùng quý giá để từ đó chúng ta có thể lần ra đầu mối. Trong văn hóa dân tộc Mường, người Mường coi “rùa” là tổ tiên của mình trong việc giúp xây nhà, làm lịch và vì vậy họ không bao giờ ăn thịt rùa. Truyền thuyết dân tộc Mường liên quan “con rùa” thì rất hay và độc đáo. Trong đó, đặc biệt và siêu đặc biệt duy nhất trên thế giới còn tồn tại đến ngày nay: đó là Lịch Rùa hay còn gọi là Lịch Đá Rò. Nó cũng khác hoàn toàn so với Lịch Âm đang sử dụng. Người Mường đã sáng tạo ra bộ lịch trừ đả ro, có nơi gọi là: Trừ tả rò, dịch phiên âm sang tiếng phổ thông là trừ đá rò.
Rò trong tiếng Mường chỉ con con rùa, song còn nghĩa khác đó là sự dò tìm, phán đoán đoán. Đả trong tiếng Mường là đại từ nhân xưng chỉ bậc bề trên như ông nội hay những người có vai vế tương đương trở lên. Trừ trong tiếng Mường có nghĩa đen là kiểu phép tính trừ, bỏ đi, song nó còn có nghĩa khác kiểu như thuật bấm độn, đoán trước. Dịch đúng nghĩa trong tiếng phổ thông đó là thuật bấm độn của ông rùa, nay xin gọi vắn tắt phiên âm sang tiếng phổ thông là trừ đá rò.
(Trích nghiên cứu của nhà nghiên cứu Bùi Huy Vọng (Hương Nhượng, Lạc Sơn) đăng trên internet).
Sự nối kết Quy lịch và ‘trừ đá rò’ hay Lịch Rùa của người Mường là sự kiện chứng vô cùng quý giá cho Sử thuyết Hùng Việt. Sự nối kết này chỉ ra người Mường chính là hậu duệ của dân thời Đường Nghiêu Trung Hoa. Nói thẳng ra: toàn bộ cổ sử Trung hoa là cổ sử của người Việt Nam. Chính tư liệu cổ Trung Hoa viết: Đế Nghiêu tên là ông Giao Thường là Đường vương, trước khi lên ngôi đế (Giao thường nghĩa là Nam phần đất Giao – giữa).
con rùa thần; có lẽ nó được đến nghìn năm, mình nó hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau
1 cái mai rùa liệu khắc được mấy chữ mà có thể… ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau…? Thực ra đây là cách nói ám chỉ Dịch học. Dịch là biến dịch, là sinh sinh chi vị Dịch, sinh sôi nảy nở ra mãi gọi là Dịch. Tất cả diễn biến tưởng là vô tận ấy có thể gói gọn vào Bát quái đấy chính là ý câu: việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau… Con rùa thần lưng khắc chữ Khoa đẩu chỉ là cách ám chỉ đồ hình 8 quẻ sắp xếp trong đồ hình bát giác :

Bat quai

Chữ Khoa đẩu dùng chép việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau… thực ra là khắc 8 quẻ Dịch.
Thượng thư thiên Vũ cống nói: … Kinh châu miền Cửu giang … khi có lệnh thì cống rùa lớn.
Cửu giang ý xưa nay vẫn hiểu là 9 con sông … Thực ra ‘Cửu giang’ là cách gọi khác của ‘Trường giang’ mà thôi. Ngày nay, người ta đã tìm được loại rùa mà yếm dùng khắc chữ gọi là Giáp cốt văn thời Thương Ân tìm thấy ở bờ Bắc Hoàng Hà chỉ sống ở miền Trường Giang. Đấy chính là loại rùa mà miền Cửu giang Kinh châu đem cống vua khi có lện. Phải chăng là mai rùa hay yếm rùa cống vua được dùng để khắc chữ? Nếu thế thì Giáp văn có từ thời nhà Hạ 2000 TCN không phải mãi đến nhà Ân mới có.
Với người Việt thì không có Hán tự chỉ có chữ Nho mà thôi. Chữ Nho còn được gọi là chữ thánh hiền vì …  đấy là loại chữ đức Không dùng chép kinh ….
Vương cho phá nhà cũ của Khổng Tử để mở rộng thêm. Trong tường nhà tìm được Thư, phần Ngu, Hạ, Thương, Chu cùng Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh đều viết bằng chữ Khoa Đẩu cổ văn do ông cha chúng tôi cất giấu
Khoa đẩu văn là con của chữ Cóc, cóc là góc … chỉ có thể là góc hình vuông trong quan niệm trời tròn đất vuông … Chữ Cóc chính là chữ Vuông vậy.
Người Việt xưa đã tốn hao không biết bao nhiêu công sức trí tuệ để tạo ra bức tranh ‘lão OA giảng độc’ làm di ngôn nhắn cho đời sau biết về chữ cóc – văn Khoa đẩu chính là văn tự do cha ông mình sáng tạo ra chẳng phải mượn, chẳng phải học ai cả …

Lao Oa

Tranh Lão OA giảng độc.

Có việc tưởng như vô cùng đơn giản nhưng mãi nghĩ không ra, tìm không thấy… Đấy là …
Nước Hán chỉ ra đời sau cuộc nổi loạn của bọn Lục Lâm thảo khấu khoảng đầu Công nguyên, trong khi Khoa đẩu văn đã có từ thời Đường Nghiêu đế trước Công nguyên cả 3000 năm thì dính dáng gì đến người Hán mà nhận quàng.
Thực là sự trùng hợp diệu kì… Phải chăng chữ Lạc Việt mới khám phá ở miền biên giới Việt Trung và được coi là cố tổ của chữ Hán ngày nay chính là chữ Khoa đẩu mà Việt Thường thị dâng vua Nghiêu?
Chung quanh chuyện chữ Khoa đẩu ngoài những thông tin trên còn có bức tranh ‘Lão Oa giảng độc’.
Oa là biến âm của ếch tiếng Việt không phải là cóc. Tên gọi bức tranh Đông Hồ này phải đổi lại là thày đồ ếch mới chính xác. Cóc Hán văn là thiềm thừ, ếch và cóc là loài lưỡng cư , sinh ra trứng ở dưới nước, trứng nở ra nòng nọc hay khoa đẩu sống trong nước không khác gì loài cá. Nòng nọc lớn lên rụng đuôi thành cóc – ếch lên bờ biến ra loài sống trên cạn.
… Cóc → góc, góc là giao điểm của Tròn – Vuông, của đất trời và của hữu hình – vô hình. Hữu hình là cái hình tượng con người thấy được và vô hình là ý nghĩa chứa trong hình tượng ấy. Hình tượng mang ý nghĩa ấy gọi là chữ. Chữ cũng là chứa trữ vậy.
Nhưng tại sao hình tượng con cóc lại được dùng làm biểu tượng của chữ viết? Trong điểu thú văn con cóc nghĩa là chữ vì như dân gian Việt giải thích trong bức tranh “Lão Oa giảng độc”. Oa là con cóc nhưng oa cũng là ‘chứa trữ’ tức chữ (viết). Lão Oa chính là thày Chữ, là thày chữ nên mới đọc hiểu và giảng dạy tri thức – đạo nghĩa.
Cóc – ếch đẻ ra nòng nọc tức khoa đẩu.
Chữ (cóc – oa – trữ ) đẻ ra văn.
Cũng có thông tin:
Vào đời Chu Thành Vương, Hùng Vương sai bề tôi tự xưng là người Việt Thường đem dâng nhà Chu chim trĩ trắng…
Giống như oa – trữ – chữ, Trĩ cũng chỉ là biến âm của Trữ – chữ mà thôi. Ý của đoạn tư liệu là …quốc ngữ chữ nước ta thời nhà Châu cũng là loại chữ của tộc Việt Thường (di duệ còn lại là người Mường).
Tại sao 1 bức tranh mà nét vẽ nguệch ngoạc như người mới tập vẽ phải nói thực là chẳng có gì đẹp, chẳng thấy ý nghĩa thâm trầm sâu sắc gì cả mà lại có thể sống dai như thế trong lòng người Việt?
Phải chăng là bức tranh dân gian … ‘Lão Oa giảng độc’ được những cái đầu bác học làm ra vì thông tin về chữ Khoa đẩu trong tư liệu văn minh cổ Trung Hoa…
Lão Oa giảng độc chỉ là để khẳng định: chữ Khoa đẩu là chữ của người Việt. Khoa đẩu – nòng nọc là con của Lão Oa – thày đồ Cóc, mà thầy Cóc – Oa – Chữ là sản phẩm của những cái đầu Việt thì con nó đẻ ra là nòng nọc – khoa đẩu đương nhiên phải là sản phẩm của người Việt… Dù chỉ trở nên thịnh hành được dùng phổ biến từ thời Lí Bôn – Lưu Bang về sau thực ra khởi đầu loại chữ này đã có từ thời Đường Nghiêu 3000 năm TCN (chữ LạcViệt ?).
Khi khẳng định: chữ Khoa đẩu – chữ Khẩu – chữ Vuông chính là chữ Khải mà xưa nay đa số sai lầm gọi là chữ Hán, là loại chữ thịnh từ thời Nam Việt đế Lí Bôn – Lưu Bang đến nay, là chữ viết của người Việt, không có nghĩa nói những hướng nghiên cứu chữ cổ Việt khác là sai lạc vì Khoa đẩu văn có thể không phải là loại chữ cổ Việt duy nhất… Ngay trong bản văn dùng nghiên cứu ở đây cũng có thể đặt câu hỏi: trước khi đế Đường Nghiêu nhận con rùa thần hay vua nhà Châu nhận con chim trĩ trắng do người Việt Thường dâng cho thì triều chính Đường Nghiêu và nhà Châu dùng loại văn tự gì?… Rất có thể Thiên hạ còn nhiều loại văn tự cổ khác nữa.

——–

Bách Việt trùng cửu bổ sung ảnh minh họa.

Kim van
Chữ Kim văn trên đồ đồng thời Ân Thương thấy ở Việt Nam.

Dai trienChữ Đại triện trên một chiếc nắp đồng ở Việt Nam.

P1200150
Chữ Tiểu triện trên nắp một chiếc phương đồng ở Việt Nam.

P1100140Chữ trên chuông đồng Đông Sơn.

Minh văn trên hai chiếc phương di đồng thời Thương ở Bắc Ninh và cổ sử Việt

Theo định vị của sử Tàu ngày nay, triều đại thứ hai trong Tam đại Trung Hoa là nhà Thương nằm ven sông Hoàng Hà (Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Bắc, Hà Nam). Sang thời Chu đất đai thiên tử bắt đầu tiến tới bờ sông Dương Tử, còn cách đất Việt Nam ngày nay vài ngàn cây số. Tới tận khi Tần Thủy Hoàng xua quân bình định phương Nam thì cuộc đụng độ đầu tiên giữa người Việt và Trung Hoa mới xảy ra… Trước đó, phương Nam là nơi man di, còn đang ở thời kỳ “cởi trần đóng khố”, chưa biết đến chữ viết là gì…
Ấy vậy mà thực tế ở miền Bắc Việt Nam lại gặp khá nhiều hiện vật cổ của thời kỳ Thương Chu. Điển hình là những chiếc nha chương bằng ngọc, kích thước khá lớn được khai quật ở Phú Thọ, có niên đại ước vào cuối thời Thương, đầu Tây Chu. Hàng loạt những đồ đồng mang phong cách Thương Chu cũng được tìm thấy khắp nơi tại Việt Nam. Hơn nữa, không ít hiện vật đồ đồng này còn có minh văn, được khắc bằng chính những loại chữ Kim, chữ Triện của Trung Hoa cổ đại. Những đồ Thương Chu này ở đâu mà ra? Sự hiện diện của chúng ở Việt Nam nói lên sự thật gì về lịch sử Trung Hoa và Việt Nam cổ đại?

Di Thuong

Chiếc phương di đồng ở Bắc Ninh.

Trong bộ sưu tầm của một người chơi đồ cổ ở Bắc Ninh có 2 chiếc di vuông đặc biệt. Di là tên gọi chung đồ đồng, do có hình vuông nên gọi là phương di. Hai chiếc di ở Bắc Ninh có hình dạng, kích thước, trang trí giống nhau, chiều cao khoảng 36 cm, trông giống như hình một ngôi nhà lớn, có phần đáy vuông và nắp. Mỗi mặt của phần đáy dưới được chia làm 3 tầng. Tầng trên là hình 2 con chim quay vào nhau. Tầng giữa rộng nhất là hình mặt thú Thao thiết, có 2 tai và 2 sừng hai bên. Tầng dưới cùng là 2 con quỳ long quay mặt ra ngoài.
Phần nắp chiếc di có hình mái nhà 4 mặt. Trên nóc mái có núm cũng hình mái nhà. Hai mặt dài là hình Thao thiết, giống như mặt Thao thiết ở phần dưới của chiếc di, nhưng quay ngược lên trên. Hai mặt bên cũng là hình Thao thiết này quay ngược, nhưng không có tai. Những họa tiết trang trí này mang phong cách đặc trưng của đồ đồng thời Thương.
So sánh hình dạng, kích thước, họa tiết trang trí thì 2 chiếc di vuông này hoàn toàn giống với mô tả của chiếc di được tìm thấy trong mộ Phụ Hảo thời Thương tại thôn Tiểu Đồn, huyện An Dương (Hà Nam, Trung Quốc). Chiếc di trong mộ này ở Hà Nam có khắc hai chữ Phụ Hảo 妇好 bên trong nắp.
Phụ Hảo là một vị phi tần của vua Cao Tông nhà Thương (Vũ Đinh), sống vào khoảng năm 1.200 năm trước Công nguyên. Theo như những ghi chép trong Giáp cốt văn thì Phụ Hảo là nữ tướng tiên phong, có lúc thống lĩnh quân đội nhà Thương trong các cuộc chinh phạt các nước Khương Phương, Thổ Phương, Ba Phương, Đông Di. Ngoài ra bà còn thực hiện việc chủ trì các hoạt động tế tự quan trọng, như chủ trì việc cúng tế tổ tiên, thần thánh, đất, trời (theo wikipedia).
Sự kiện quan trọng dưới thời Ân Cao Tông là việc nhà Ân tiến đánh nước Quỷ Phương. Có thể thấy Phụ Hảo thống lĩnh quân đội nhà Thương đánh nước Khương Phương cũng là nước Quỷ Phương vì Quỷ = Cửu là số 9 chỉ hướng Tây. Khương là tính chất Khăng định của phương Tây trong Dịch học. Nước Khương Phương hay Quỷ Phương là nước nằm ở phía Tây của nhà Thương.

Chu Tu

Chữ ở mặt trong của nắp chiếc di.

Không kém so với chiếc di Phụ Hảo, bên trong nắp chiếc di ở Bắc Ninh cũng có chữ. Một chữ có thể đọc được là chữ Tử 子. Trên đáy trong 2 chiếc di đồng này còn có khắc 8 chữ cổ, chia làm 2 cột, mỗi cột 4 chữ. Đây cũng là dạng chữ Kim văn, tức là loại chữ thời Thương Chu khắc trên đồ kim khí.
Hai cột chữ này có thể tạm đọc là:
尊家出物 – Tôn gia xuất vật
寶妇司奠 – Bảo phụ tư điện
Tạm hiểu nghĩa: Gia tộc cao quý sinh ra nhân vật lớn. Người phụ nữ kính trọng phụ trách việc tiến cúng.
Ý tứ của những chữ này hoàn toàn phù hợp với bối cảnh của thời Ân Thương. Nếu Trung Quốc có vị nữ tướng Phụ Hảo lo việc tế tự thì Việt Nam cũng có Bảo Phụ, là nhân vật xuất sắc trong hoàng tộc và phụ trách việc tiến cúng. Thời Ân Thương Trung Hoa còn đang ở chế độ thị tộc mẫu hệ nên vai trò người phụ nữ mới quan trọng như vậy.

Chữ Kim văn trên đáy chiếc di.

Chủ nhân hai chiếc di đồng ở Bắc Ninh cho biết ông đã mua lại được chúng từ những người dân tộc địa phương (Sán Dìu và Dao đỏ) sống quanh núi Tam Đảo từ những năm 1980. Làm thế nào mà những chiếc di đồng của nhà Thương với tuổi cổ vật trên 3.000 năm lại có mặt ở nước ta?
Lý giải chuyện này có thể có giả thuyết như sau. Khoảng năm 1126 trước Công nguyên Cơ Phát, con trai của Cơ Xương đã phát động các chư hầu tiến đánh Trụ Vương. Truyền thuyết Việt kể chuyện Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân ở Vũ Ninh. Vũ Ninh hay Ninh Vương là danh xưng của Cơ Phát trước khi lên ngôi.
Bài hát Ải Lào trong lễ hội Phù Đổng:

Nhớ đời thứ sáu Hùng Vương
Ân sai hai tám tướng cường nữ nhung
Xâm cương cậy thế khoe hùng
Kéo sang đóng chặt một vùng Vũ Ninh.

Trong hội Dóng 28 cô gái trẻ đóng thành các tướng giặc Ân. Rõ ràng đây ám chỉ nhà Ân còn đang ở chế độ mẫu hệ. Những dẫn chứng về Phụ Hảo và Bảo Phụ trong Kim văn trên đồ đồng thời Thương xác nhận thêm điều này.
Sau khi diệt Trụ Vương, Cơ Phát lên ngôi xưng làm thiên tử, gọi là Chu Vũ Vương, bắt đầu vương triều Chu trong lịch sử Trung Hoa. Vũ Vương tiến hành phong tước vị, phân đất đai cho các chư hầu, các đại công thần trong công cuộc diệt Ân Trụ Vương. Trung Hoa bước sang thời kỳ phong kiến thực sự.
Con cháu Trụ Vương là Vũ Canh vẫn được nhận phân phong tại đất cũ của nhà Ân ở vùng Triều Ca (Hà Nam). Khi Vũ Vương mất, Vũ Canh liên kết với các bộ tộc Đông Di nổi loạn. Em trai của Vũ Vương là Chu Công Cơ Đán đang nắm quyền phụ chính triều Chu đã cất quân dẹp loạn. Sau khi dẹp được loạn Chu Công mang đám quý tộc “ngoan ngạnh” của nhà Ân về Lạc Dương để “an trí”. Đây chính là điểm mấu chốt để giải thích sự có mặt của đồ đồng thời Thương tại vùng Bắc Việt.
Lạc Dương hay Đông Đô của nhà Chu là thành Đông Đô Hà Nội, tức là vùng Cổ Loa xưa. Các quý tộc Thương được an trí tại Lạc Dương rất có thể là ở vùng quanh núi Tam Đảo, nên đã để những di vật tại đây. Thành phần dân tộc chính của nhà Ân là người thuộc nhóm Miêu – Dao. Điều này cũng phù hợp với thông tin rằng 2 chiếc di thời Thương được mua lại từ người Dao đỏ và Sán Dìu. Sán Dìu còn gọi là Sơn Dao nhân. Có thể những tộc người Dao này là hậu duệ của các gia tộc nhà Ân Thương đã được Chu Công cho “định cư” tại đất Lạc Dương.
Ở khu vực Cổ Loa trong quá khứ từng có một cuộc “khai quật khảo cổ” nữa. Đó là “thời U vương, vùng Tam Xuyên bị động đất. Lão Tử dựa vào những biến động của nhị khí âm dương về thời Hạ, Thương, để cảnh cáo nhà vua” (Lão Tử minh). Lão Tử là Huyền Thiên Trấn Vũ, người đã cử thần Kim Quy giúp Thục An Dương Vương xây thành Cổ Loa, bắt yêu trừ quỷ ở núi Thất Diệu (núi Sái ở Đông Anh). Theo truyền thuyết lúc này ở Cổ Loa đã đào thấy xương cốt, nhạc khí thời cổ (như chiêng trống đồng). Như vậy những đồ đồng đào được ở thời Đông Chu tại Cổ Loa cũng có thể là những di vật của các quý tộc nhà Ân Thương đã mang tới khi bị an trí tại Đông Đô – Lạc Dương.
Mối liên hệ các triều đại Thương – Chu với vùng đất Lạc (Việt) ngày nay được chứng thực bởi những cổ vật có minh văn tại đây.

Giả thuyết mới về những lớp gạch bên dưới Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là phức hợp di tích – di vật khảo cổ đồ sộ, với số lượng hàng triệu hiện vật, nhiều chủng loại và niên đại. Vị trí Hoàng thành là thành Đại La, trị sở của đất Tĩnh Hải dưới thời nhà Đường và tiếp đó là kinh đô Thăng Long của nước Đại Việt từ thời Lý. Các nền móng, công trình kiến trúc của Hoàng thành được xây dựng bằng những loại gạch thuộc các thời kỳ khác nhau. Nhiều viên gạch có in chữ Hán, ghi lại địa danh, quốc hiệu, niên hiệu của thời kỳ mà gạch được làm ra. Đây là những bằng chứng rõ ràng nhất về giai đoạn lịch sử đầy biến động của nước ta, khi nước Đại Việt độc lập mới ra đời. Bài viết nêu lên một cách hiểu mới về ý nghĩa lịch sử của những minh văn đúc trên 3 lớp gạch cổ nhất trong di tích Hoàng thành Thăng Long.[1]

Gạch Giang Tây quân
Lớp gạch ở tầng sâu nhất của Hoàng thành Thăng Long là loại gạch có chữ Giang Tây quân 江西軍 hoặc Giang Tây chuyên 江西塼. Đây là loại gạch tốt, được xác định là làm dưới thời nhà Đường. Tên gạch Giang Tây quân hiện nay được giải thích là thời đó hàng năm vào mùa thu và đông nhà Đường thường phái nhiều đội quân phòng thủ Lĩnh Nam, gọi là “quân phòng thu”, “quân phòng đông”. Các đoàn quân được tổ chức và mang phiên hiệu từng tỉnh ở Trung Quốc, mà chủ yếu là quân vùng Giang Tây.[2]
Lý giải trên tỏ ra không phù hợp với lịch sử thời kỳ này. Năm 866 tướng Cao Biền đánh đuổi quân Nam Chiếu ra khỏi thành Tống Bình. Nhà Đường đổi An Nam đô hộ phủ thành Tĩnh Hải quân, bổ nhiệm Cao Biền là Tiết độ sứ. Cao Biền xây thành Đại La bắt đầu từ năm này. Như vậy, thành Đại La là trị sở của Tĩnh Hải quân do một Tiết độ sứ cầm đầu. Tiết độ sứ là người cầm cờ tiết độ, có toàn quyền thay mặt cho nhà vua trên khu vực mình quản lý. Chế độ phiên trấn tiết độ trên đất Tĩnh Hải lúc này gần như một chế độ tự trị. Với bối cảnh đó rất khó có khả năng quân đội từ một “quân” khác lại sang Tĩnh Hải quân để xây thành. Hơn nữa tại sao chỉ thấy mỗi quân Giang Tây có chữ in trên gạch để lại? Chữ Giang Tây quân ở đây chắc chắn phải có nghĩa khác.

Gach Giang TayGạch “Giang Tây quân” trưng bày ở Bảo tàng Thái Bình.

Gạch Giang Tây quân còn được tìm thấy ở một loạt các di tích khác trong lớp khảo cổ cùng thời như ở Thành nhà Hồ (Thanh Hóa), Thành Hoa Lư (Ninh Bình) hay ở khu vực phòng thủ ven biển Thái Thụy – Thái Bình[3]. Đặc biệt, ngay ở Hà Nội, tại di chỉ Hàm Rồng ở làng gốm Kim Lan (Gia Lâm) bên bờ sông Hồng cũng phát hiện được loại gạch này.
Đình làng Kim Lan thờ Cao Biền làm thành hoàng làng. Đôi câu đối cổ ở cột nghi môn đình Kim Lan:
静海甄傳瓷陶業
江西甎築大羅城
Tĩnh Hải chân truyền từ đào nghiệp
Giang Tây chuyên trúc Đại La thành.
Dịch:
Thầy Tĩnh Hải truyền nghề gốm sứ
Gạch Giang Tây đắp Đại La thành.
Việc gạch Giang Tây quân được dùng xây thành Đại La mới được biết trong khoảng những năm đầu thế kỷ 21 khi khai quật sâu xuống khu vực Hoàng thành Thăng Long. Vậy mà ở Kim Lan người dân đã biết từ lâu rằng thành Đại La được xây bằng loại gạch này và bởi Tiết độ sứ Cao Biền. Theo như thần tích tại đây, Kim Lan là làng gốm cổ có từ thời Cao Biền. Đây là một trong những nơi đã đúc nên loại gạch Giang Tây quân của thành Đại La. Gạch Giang Tây quân hoàn toàn không phải do đội quân từ nơi khác đến làm nên.
Đôi câu đối trên ở đình làng Kim Lan cho gợi ý về nghĩa tên gạch Giang Tây quân. Giang Tây thời Cao Biền là từ dùng tương đương với Tĩnh Hải. “Tĩnh” là tính chất tĩnh lặng của phương Tây theo Dịch học phương Đông. “Giang” là từ biến âm của “dương”, có nghĩa là biển (như trong từ “đại dương”). Khu vực miền Bắc Việt và phần Tây Quảng Tây thời Đường được gọi là đất Tĩnh Hải, nằm ở phía Tây của biển Đông. Trong khi đó, đối lập lại, khu vực Đông Quảng Tây và Quảng Đông được gọi là Thanh Hải, là vùng phía Đông của biển. Vì chữ Tĩnh Hải 静海 viết khá nhiều nét, nên trên các viên gạch để cho đơn giản người ta đã dùng từ đồng nghĩa ít nét hơn là từ Giang Tây 江西 thay thế.
Đáng chú ý là những viên gạch Giang Tây quân đã cho thấy đơn vị hành chính “quân” của thời Đường do một Tiết độ sứ cai quản (tức là một “sứ quân”) có phạm vi rộng lớn như thế nào. Trong giai đoạn tiếp theo, loạn 12 sứ quân lại chỉ được định vị ở quanh vùng đồng bằng sông Hồng, mỗi sứ quân chỉ có phạm vi quãng 1-2 tỉnh ngày nay. Điều này không khớp với qui mô của các “sứ quân” như thể hiện trên viên gạch Giang Tây quân ở Hoàng thành.

Kim Lan (2)Đình Kim Lan thờ Cao Biền ở Gia Lâm.

Đại Việt quốc quân thành chuyên
Lớp gạch tiếp theo ở Hoàng thành Thăng Long là gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên 大越國軍城塼. Loại gạch này đầu tiên tìm thấy ở cố đô Hoa Lư ở Ninh Bình. Điều này cho thấy Hoa Lư cũng như Thăng Long sau thời “Tĩnh Hải sứ” – “Giang Tây quân” đã chuyển thành “Đại Việt quốc”, là một quốc gia độc lập. Tên “Đại Việt quốc” trên các viên gạch ở Hoa Lư là một sự thách đố các nhà nghiên cứu lịch sử vì theo Đại Việt sử ký toàn thư mãi tới năm 1054 khi Lý Thánh Tông lên ngôi mới đặt quốc hiệu là Đại Việt. Do đó hiện có ý kiến cho rằng tên Đại Việt trên các viên gạch ở Hoa Lư là quốc hiệu thời Đinh – Lê và đầu Lý. “Việt Nam không có quốc hiệu Đại Cồ Việt mà chỉ có quốc hiệu Đại Việt…”[4].
Tuy nhiên, các giải thích như vậy không thật đầy đủ. Nếu từ thời Đinh nước ta đã gọi là Đại Việt thì tới Lý Thánh Tông còn “đặt quốc hiệu là Đại Việt”[5] làm gì? Hơn nữa thời Đinh và Tiền Lê kinh đô đang đóng ở Hoa Lư, tại sao gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên lại đã được dùng để xây cung điện ở thành Đại La?
Xét trên một phạm vi rộng của cả vùng Lĩnh Nam dưới thời kỳ Mạt Đường thì quốc hiệu Đại Việt trên các viên gạch ở Hoa Lư và Đại La phải là của nhà Nam Hán, kinh đô đóng ở Phiên Ngung (Quảng Đông). Năm 917 Lưu Nham (Lưu Cung) lên thay anh là Lưu Ẩn, tự xưng đế, lập nước quốc hiệu Đại Việt. Năm 923 Lưu Nham đánh Khúc Thừa Mỹ, nhập Tĩnh Hải quân vào nước Đại Việt. Đến năm Đinh Sửu (947) Lưu Nham cải quốc hiệu là Nam Hán[6]. Trong thời gian dài từ năm 923 đến 947 Lưu Nham có thể đã cho củng cố các thành trên đất Tĩnh Hải, xây hành cung ở Đại La và Hoa Lư.
Thiên sử thi chữ Nôm thế kỷ 17 Thiên Nam ngữ lục cung cấp thêm một dẫn chứng về sự hiện diện của Lưu Ẩn – Lưu Nham ở thành Đại La. Theo tác phẩm này sau khởi nghĩa của Phùng Hưng thì các quan cai trị Giao Châu của nhà Đường lần lượt là Tăng Cổn, Thông Đình, Lý Trác rồi đến Lưu Ẩn[7]:

Sau thằng Lưu Ẩn nó rày tới nơi
Khoe khoang trí ngõ hơn người
Đời Tống Chu Miện nên trai anh hùng
Binh sang ở giữa thành Long
Phúc thay nó lại có lòng cứu dân.

Theo sách này thì Lưu Ẩn đã vào thành Đại La của nhà Đường từ trước khi Lưu Nham lập nước Đại Việt. Nhận định những viên gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên là gạch thời Đại Việt của Lưu Nham được củng cổ thêm bởi tư liệu này.
Giai đoạn Đại La ở Hoàng thành Thăng Long như vậy không chỉ có 1, mà là có tới 2 thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất từ khi Cao Biển khởi dựng thành năm 866, là lúc khu vực miền Bắc nước ta thuộc Tĩnh Hải quân của nhà Đường. Giang Tây là tên gọi tương đương với Tĩnh Hải thời kỳ này. Thời kỳ thứ hai bắt đầu từ năm 917 khi Lưu Nham lập nước Đại Việt và xây thành bằng gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên.

Gạch Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo
Lớp gạch kế tiếp bên trên gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên là lớp gạch mang dòng chữ Lý gia đệ tam đế Long Thủy Thái Bình tứ niên tạo 李家第三帝龍瑞太平四年造. Tạm hiểu là gạch được chế tạo vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 đời hoàng đế thứ ba nhà Lý. Hoàng đế thứ ba nhà Lý có niên hiệu Long Thụy Thái Bình là Lý Thánh Tông. Như vậy viên gạch trên có niên đại năm 1057, 4 năm sau khi Lý Thánh Tông lên ngôi.

Gach Ly gia de tamGạch “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo” ở Hoàng thành Thăng Long.

Gạch mang niên hiệu Long Thụy Thái Bình còn tìm thấy ở các di tích thời Lý khác như ở chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, Bắc Ninh), tháp Tường Long (Đồ Sơn, Hải Phòng)[8]. Lý Thánh Tông cũng là người đã cho xây Văn Miếu, tháp Báo Thiên và các công trình quan trọng khác ở kinh thành Thăng Long.
Từ khi Lưu Nham lập nước Đại Việt năm 917 đến năm 1057 theo chính sử hiện nay thì khu vực miền Bắc nước ta đã trải qua hàng loạt triều đại của Ngô Quyền, Dương Bình Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành. Năm Thuận Thiên nguyên niên (1010) Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về La Thành, đổi tên là thành Thăng Long[9]. Vậy mà suốt quãng thời gian từ lúc Lý Thái Tổ dời đô (năm 1010) tới thời Lý Thánh Tông lên ngôi (năm 1054) ở Hoàng thành Thăng Long lại không hề tìm được loại gạch nào có niên hiệu tương ứng. Tại sao Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long mà lại không xây dựng một công trình nào trong thành?
Nếu theo đúng những lớp gạch hiện khai quật được ở Hoàng thành Thăng Long thì người đã dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, xây dựng thành quách cung điện ở đây phải là Lý Thánh Tông, vị hoàng đế thứ ba của nhà Lý. Lý Thánh Tông cũng là người đã đặt quốc hiệu Đại Việt năm 1054, bắt đầu một nền độc lập tự chủ thật sự của nước ta. Theo chứng cứ khảo cổ này tại Hoàng thành thì sự kiện dời đô và đặt tên thành Thăng Long có khả năng đã bị sử sách chép nhầm từ Lý Thánh Tông sang cho Lý Thái Tổ. Đây là giả thuyết cần được xem xét thêm, để tìm lại đúng lịch sử thật sự về thời kỳ khai sinh của nước Đại Việt.


CHÚ THÍCH:

[1] Bài viết gửi tạp chí Xưa và Nay tháng 10/2015.
[2] Đỗ Văn Ninh, Chương VII: Những viên gạch kể chuyện mình, trong Hoàng thành Thăng Long, Tống Trung Tín (chủ biên), NXB Văn hóa thông tin, 2006.
[3] Di tích khảo cổ học ở Thái Bình. Vũ Đức Thơm, Nguyễn Ngọc Phát, Bảo tàng Thái Bình, 2009.
[4] Đỗ Văn Ninh, xem chú thích trên.
[5] Đại Việt sử ký toàn thư. Ngô Sĩ Liên tu soạn. Cao Huy Giu dịch. NXB Hồng Bàng, 2012.
[6] Việt Nam sử lược. Trần Trọng Kim, NXB Thời đại, 2010.
[7] Thiên Nam ngữ lục. Nguyễn Thị Lâm khảo cứu, phiên âm, chú giải. NXB Văn học, 2001.
[8] Thử tìm một mô hình tháp Phật giáo thời Lý qua các phát hiện ở chùa Phật Tích. Ngô Văn Doanh, TC Di sản văn hóa, số 4 (41), 2012, tr. 77 – 81.
[9] Việt Nam sử lược, xem chú thích trên.

Nòng nọc đứt đuôi

Trong kho tàng truyện Nôm Trê cóc kiện nhau là câu chuyện ngụ ngôn đầy ý nghĩa. Cóc sống trên bờ, đến kỳ sinh nở đẻ xuống ao, nở ra nòng nọc. Cá Trê thấy thế dẫn về làm con mình. Cóc phát đơn kiện đòi con nhưng quan trên về tra xét, thấy lũ nòng nọc con bơi dưới nước giống như Trê, nên xử Cóc thua. Oan khuất tày đình. May nhờ có thầy Nhái bén “tư vấn”, đợi đến khi nòng nọc đứt đuôi, nhảy lên bờ thì cả nhà Cóc lại đoàn tụ. Cóc thắng kiện.

Trecoc

Bức tranh dân gian Đông Hồ đã diễn tả rất sinh động câu chuyện này. Hình ảnh chú Cóc hai tay giơ trên đầu dâng đơn kiện lên quan “thái thú” cá chép. Xung quanh toàn là họ hàng nhà tôm cá, không có lấy một chú ếch nhái nào. Nòng nọc thì đang còn đuôi, bơi bên cá Trê. Xét xử như vậy những tưởng Cóc sẽ thua. Nhưng Cóc vẫn hùng hồn tuyên bố (chữ trên tranh):

Giỏ ai quai nấy rành rành
Giương vây thích ngạnh tranh hành chẳng xong.

Sự thật cuối cùng sẽ trở về đúng chỗ của nó dù xung quanh có huyên náo như thế nào.
Câu chuyện này còn có chứa thâm ý gì?

Bức tranh Đông Hồ Thầy đồ cóc cho biết con cóc vốn là “thầy đồ”, là người đã sản sinh ra văn tự, chính là đàn “nòng nọc” đầu to chữ khoa đẩu xưa. Thầy đồ cóc là biểu tượng của văn hóa Việt. “Con cóc là cậu ông trời”, chỉ nghiến răng cũng đã làm Trời phải sợ.

Cóc quen vui thú bờ hồ,
Khi ra đài các, khi vô cung đình.

Chú Cóc Việt đơn giản nhưng thật cao quí, đầy hãnh diện.

Đàn chữ khoa đẩu nòng nọc của nền văn hóa Việt sinh ra ở dưới nước, bị cá Trê cướp đoạt mất. Nước (thủy) trong Dịch học là tượng trưng của phương Bắc ngày nay. Con cá Trê đen nhẻm, chuyên rúc bùn ao là hình ảnh của hắc tặc – giặc phương Bắc. Hán tộc đã cướp không đàn chữ “nòng nọc” của người Việt, gọi thành “chữ Hán”. Cuộc kiện tụng ngàn năm xem “cái chữ” thuộc về ai bắt đầu.

Quan tòa xét xử như trong bức tranh đều là họ hàng tôm cá cả. Một mình chú Cóc Việt đâm đơn, đòi lại chân lý, đòi lại công bằng. “Chữ Hán” là của người Việt. Cái điều tưởng như vô lý, “thế giới” ai ai cũng cười nhạo này rồi cuối cùng cũng trở về đúng vị trí của nó.

Hãy nghe lời Cóc mắng Trê trên công đường:

Trê kia chớ có huyên hoa,
Hùm dầu có cánh ta đà chẳng ghê.
Quả tình nào có hồ nghi,
Ra điều bán dạ lâm trì khó coi.
Phù sinh mấy kiếp ở đời,
Làm cho rắn cắn được voi còn chầy.
Chỉ nghề dạy khỉ leo cây,
Xui nguyên dục bị, chỉ hay bày trò.
Ai ngờ xã thử thành hồ,
Chỉ điều cậy thế làm cho hại người.
Biết rằng hươu chết tay ai,
Mỏ chim, nanh chuột tranh hơi còn nhiều.

Đoạn này truyện Nôm dùng toàn thành ngữ: “hùm dầu có cánh”, “bán dạ lâm trì” “rắn cắn voi”, “dạy khỉ leo cây”, “xã thử thành hồ”, “hươu chết tay ai”… Chửi rất hay và rất đúng. “Thầy đồ cóc” có khác, rất lắm chữ. Cái lý ở đời không thể nào đổi trắng thay đen được, không thể dùng quyền thế mà lấn át sự thật.

Và cái sự kiện tụng ở đây đã không chỉ còn dừng lại ở phân xử chữ Nho là của ai nữa. Điển tích “săn hươu” là chỉ “thiên hạ”. “Thiên hạ” Trung Hoa thực sự là của ai?

Đầu năm Nhâm Thìn đã tìm thấy chữ Lạc Việt khắc trên đá ở Bình Quả – Quảng Tây, với niên đại vào thời kí đỉnh cao của ‘văn hóa xẻng đá lớn’ cách đây 4000 – 6000 năm. Nòng nọc khoa đẩu cuối cùng cũng đứt đuôi để lên bờ, trở về với cha ông Cóc của mình. Lời “tiên tri” trong câu chuyện Trê cóc đã thành sự thực.

Đáng nói là loại chữ Lạc Việt cổ này có sớm hơn chữ giáp cốt nhà Thương tới 1000 năm và “chắc chắn có nguồn gốc sâu xa với chữ giáp cốt cổ”. Nói vậy tức là chữ Lạc Việt là chính là tiền thân của chữ giáp cốt đời Ân Thương được tìm thấy Ân Khư. Nhà Thương là một triều đại dùng chữ Việt, tức là triều đại của người Việt.

Con chữ, cái nền tảng của văn minh đã được phát hiện. Chân lý này thật “nhái bén”: sự thật không cần kiện mà vẫn thắng. Đã đến lúc phải trả lại “nòng nọc” cho “cóc”. Không phải chỉ trả chữ Nho cho người Việt mà còn phải trả cả văn hóa lịch sử Trung Hoa cổ đại về đúng quê cha đất tổ Việt Nam.