Vĩnh bảo dụng lợi

Trong cuốn Bí ẩn về những chiếc gương cổ ở miền Trung Việt Nam các tác giả Hồ Xuân Em, Hồ Anh Tuấn có giới thiệu một chiếc gương đồng có 4 cổ tự tìm thấy tại Mỹ Đức, Quảng Bình. Chiếc gương này được xác định có niên đại thời Đông Chu (770 – 256 TCN). Một chiếc gương giống vậy cũng được thấy tại Huế.
Bac Son 099 Theo chính sử thông thường thì mãi tới thời Tần nước Việt mới bị người Hán xuống đánh chiếm. Vậy mà gương đồng, hiện vật đặc trưng của văn hóa Trung Hoa, lại có mặt ở nước ta từ tận thời Chu. Thậm chí còn ở tận Bình Trị Thiên.
4 chữ trên gương được viết theo thể Triện. Không phải chữ Tiểu triện thời Tần mà là chữ Đại triện. 4 chữ này được đọc là Vĩnh bảo dụng lợi (永呆用利). Hiểu nghĩa là Giữ mãi dùng tốt.
4 chữ này còn được thấy trên những chiếc gương đồng khác có niên đại muộn hơn. Có vẻ câu “khuyến cáo” này khá phổ biến, khuyến khích người dùng giữ gìn đồ vật để sử dụng lâu dài… Hiểu nghĩa đen vậy thì đơn giản quá. 4 chữ ngắn gọn ghi trên một chiếc gương có niên đại hơn 2000 năm này chắc chắn phải có ẩn ý sâu hơn.
Trên những chiếc gương đồng thời Chu cũng như sau này rất hay gặp những hình ảnh, chữ viết thể hiện các khái niệm trong Dịch học, như hình ảnh Tứ linh (Thanh long, Bạch hổ, Chu tước, Huyền vũ), hình Bát quái, hình chữ Sơn (山)… 4 chữ trên chiếc gương đồng ở Huế trên cũng có thể là một đồ hình Dịch lý.
Chu guong dongKhi so sánh 4 chữ này với 4 nguyên tắc cơ bản của quẻ Càn là Nguyên Hanh Lợi Trinh thì thấy rõ sự tương đồng. Nguyên tương đương với Bảo. Hanh (hanh thông) tương đương với Dụng. Chữ Lợi thì trùng nhau. Trinh và Vĩnh đều nghĩa là bền lâu. Như vậy 4 chữ Vĩnh Bảo Dụng Lợi là những tên khác, cách gọi khác của 4 nguyên tắc Nguyên Hanh Lợi Trinh trong Dịch học.
Xét về phương vị như thể hiện trên gương thì:
–    Bảo (= Nguyên) nằm ở hướng Bắc (nay).
–    Dụng (= Hanh) nằm ở hướng Đông.
–    Lợi nằm ở hướng Nam (nay).
–    Vĩnh (= Trinh) nằm ở hướng Tây.
Những chiếc gương đồng ở miền Trung Việt Nam có niên đại thời Đông Chu, mang những chữ Đại triện của thời Chu, thể hiện 4 nguyên tắc căn bản của Dịch học. Những mẩu chữ trên gương này tương tự như những “ký tự” trên trống đồng, là minh chứng về chủ nhân của Dịch học, của nền văn hóa Trung Hoa không đâu xa, mà ở ngay chính Việt Nam. Gần đây hòa thượng Thích Viên Như cho xuất bản cuốn sách có tên “Người Việt chủ nhân của Kinh dịch và chữ vuông“, cũng không phải là một tuyên bố quá đáng, vô căn cứ.