Bà Giàng và Tứ pháp

Ở miền Trung, có một vị thần được thờ rất phổ biến dọc ven biển từ Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế đến Đà Nẵng, Quảng Nam. Vị thần có cái tên khá dân gian: Bà Giàng.
Bà Giàng là ai mà lại được thờ phổ biến như vậy? Để nhận diện vị thần này, hãy điểm qua các di tích thờ Bà Giàng ở vùng ven biển Trung Bộ.

Truyền thuyết về Thai Dương phu nhân

Một ngôi miếu cổ nổi tiếng ở cửa biển Thuận An (Huế) là miếu Bà Giàng. Sự tích ngôi miếu này đã được ghi chép trong Đại Nam nhất thống chí và vị thần Thai Dương phu nhân thờ ở miếu đã được triều đình nhà Nguyễn nhiều lần sắc phong. Truyền thuyết về Thai Dương phu nhân được kể như sau:

Miếu Bà Giàng ở Thuận An, Huế.

“Có một ngư phủ ra làm nghề biển, nằm gối đầu lên khối đá mà ngủ. Ông nằm mộng thấy người đàn bà mang thai lay đầu mình dậy bảo rằng: “Chớ chạm vào thai ta”. Ngư phủ tỉnh dậy không thấy ai khấn rằng: “Thần có thiêng xin đêm nay phù hộ cho ta bắt được nhiều cá”. Quả nhiên, hôm đó ông đạt được ý nguyện như lời cầu xin. Dân chài trong địa phương cùng nhau lập đền thờ. Mỗi lần họ cầu xin điều gì đều được như ý”.
Tục thờ Thai Dương phu nhân gắn liền với tục thờ đá cổ. Miếu Bà Giàng nay nằm ở làng Thai Dương, Thuận An. Dễ nhận thấy âm Giàng đã được ghi trong sách vở bằng chữ “Dương”. Còn chữ “Bà” được dịch ra thành “phu nhân”.

Đá thờ trong nội điện miếu Bà Giàng ở Thuận An, Huế.
Bài vị Thai Dương phu nhân thượng đẳng thần ở miếu Bà Giàng, Thuận An, Huế

Câu đối ở miếu Thai Dương phu nhân:
Bạt thác hóa sinh, thiếp hải trừng ba chương thánh trạch
Thai dương hiển hiện, đằng vân giá vũ diệu thần cơ.

Dịch:
Dấu mạnh hóa sinh, biển lặng sóng yên ngời đức thánh
Thai trời hiển hiện, đi mây về gió khéo cơ thần.

Ở thôn Thanh Phước xã Hương Phong, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng có một viên đá được vua Nguyễn phong là “phu nhân”. Đó là “Kỳ Thạch phu nhân”, một tấm đá có khắc chạm tượng. Đây là tấm phù điêu của một tháp Chăm cổ được người dân tìm thấy trên bãi cồn. Tấm đá chạm hình quỷ vương Ravanda mười đầu, mười tám tay, bốn chân đang lay chuyển ngọn núi của thần Shiva trong Hindu giáo. Làng Thanh Phước gọi tấm chạm này là “Bà Đá”, cho dù hình khắc không thể hiện nhân vật nữ nào. Sắc phong cho Kỳ Thạch phu nhân ở làng Thanh Phước có từ thời Minh Mạng.

Am Bà Đá – Kỳ Thạch phu nhân ở Thanh Phước, Hương Trà, Thừa Thiên Huế.

“Bà” chỉ vị thần trong Hindu giáo

Từ 2 vị “phu nhân” Bà Giàng và Bà Đá trên, ta thấy chữ “Bà” ở đây không phải chỉ nữ giới, mà liên quan đến các vị thần Hindu giáo của của người Chăm xưa để lại qua các phiến tượng đá cổ. Bản thân tên gọi Chămpa được ghi là Chiêm Bà. Chữ “Bà” chỉ thủ lĩnh trong ngôn ngữ cổ. Chiêm Bà nghĩa là Vua Chiêm, nước của vua Chiêm.
Bà Giàng – Thai Dương phu nhân ở miếu Bà Chiêm Sơn (Duy Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam) còn gọi là Bô Bô. Như thế Bà là biến âm của Bô, hay Bố, vốn là từ chỉ Vua ngày trước, tương tự như trong danh xưng Bố Cái Đại Vương ở miền Bắc. Và tượng thờ trong miếu Bà Chiêm Sơn không phải là nữ thần, mà là tượng Đức Phật bằng đá đang ngồi thiền định trên con rắn thần 7 đầu, phong cách tượng tông phái Phật giáo Nam truyền.
Ở thôn Lương Hậu (Thủy Lương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) có ngôi miếu Bà Giàng hay Lùm Giàng. Trên miếu có hoành phi ghi chữ Nho “Bố Y Na miếu”. Căn cứ vào chữ này mà người ta cho rằng đó là nữ thần Thiên Y A Na, phiên âm từ tên Poh Nagar ra. Tuy nhiên, đúng với tên gọi vị thần ở đây là Bà Giàng thì phải phiên âm như sau: Bố = Bà Y; Na = Yang = Giàng.
Bố Y Na là cách ghi âm Hán Việt khác của từ Bà Giàng. Miếu ở Lương Hậu còn có bức tượng thần Shiva nhiều tay trong điệu múa vũ trụ, cho thấy liên hệ trực tiếp giữa cái tên Bà Giàng với tín ngưỡng của Hindu giáo (người Chăm).
Từ Giàng (Yang) trong tiếng dân tộc miền Trung nghĩa là Trời. Từ phát hiện trên có thể thấy Bà là từ chỉ thủ lĩnh trong ngôn ngữ Chăm. Như thế, Bà Giàng nghĩa là Vua Trời. Ghi bằng âm Hán Việt ở miền Bắc là Thiên Đế (Đế Thích). Vua Trời trong văn hóa Chăm là thần Shiva.
Ở chùa Đông Lâm tại thôn Cù Hoan (Hải Thiện, Hải Lăng, Quảng Trị) có miếu Bà Giàng bên trong thờ một mukhalinga là hình một chiếc Linga tròn được gắn với đầu của thần Shiva. Hình thần Shiva còn thấy cả râu mép, rất rõ ràng không phải là nữ thần.

Tượng Bà Giàng – mukhalinga chùa Đông Lâm, Hải Lăng, Quảng Trị.

Rất nhiều những điểm thờ cúng khác liên quan đến chữ “Bà” đều có tượng đá Chăm thể hiện các vị thần của Hindu giáo. Tại chùa Ưu Điềm (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) có miếu Bà Lồi, trong đó lưu giữ một bức phù điêu có khắc hình thần Shiva và vợ đang cưỡi trên con bò thần Nandin. Trong miếu còn các hiện vật khác của một ngôi đền Chăm cổ, có cả một Linga tròn và mảnh vỡ của tượng Yoni. Chữ “Bà” như vậy chỉ các vị thần trong Hindu giáo, nay được gọi theo tiếng miền Bắc là các Chư Thiên.
Các “Bà” hay Chư Thiên Hindu giáo thường gắn với truyền thuyết về “thai sinh”, sinh ra từ thân cây hay trong một tảng đá. Ví dụ như trường hợp Thai Dương phu nhân ở Thuận An đã nói ở trên. Có thể cái “Thai” này là tượng trưng của Linga, biểu tượng của thần Shiva.

Bốn vị thần Tứ pháp

Từ nhận định “Bà” là chỉ các vị thần của Hindu giáo ở miền Trung còn đi đến một phát hiện bất ngờ khác. Bốn vị thần Tứ Pháp – Vân Vũ Lôi Điện ở vùng Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) có tên dân gian là Bà Dâu, Bà Đậu, Bà Tướng, Bà Dàn. Những chữ “Bà” này làm cho người ta nghĩ rằng đây là 4 vị nữ thần…
Thực ra chữ “Bà” trong Tứ Pháp không phải là từ chỉ phụ nữ. Đây là từ có nguồn gốc trong tiếng Chăm, ví dụ như các nơi Bà Đanh, Bà Đá,… thường được cho là du nhập văn hóa Chăm. Như đã dẫn chứng ở trên, Bà tương đương với vua hay vương. 4 vị “Bà” làm Mây Mưa Sấm Chớp ở vùng Luy Lâu do đó là 4 vị vương thần, hay gọi chính xác là Tứ đại Thiên vương. Đây là 4 vị thần của Hindu giáo mà đã được tiểu thuyết lịch sử Phong Thần diễn nghĩa gọi là Phong Điều Vũ Thuận, là các vị thần liên quan đến việc làm mưa làm gió.
Cốt lõi của cây Dung thụ nơi sinh Tứ pháp là Thạch Quang Phật, tức là cái “Thai” đá, hay Linga, biểu tượng của thần Shiva. Tứ đại Thiên vương cũng là những vị thần theo hộ giúp thần Shiva trong Hindu giáo.
Tục thờ Tứ pháp do đó thực chất là thờ các vị thần Hindu giáo, đã du nhập vào miền Bắc từ rất sớm ngay từ những thế kỷ đầu Công nguyên. Khi đó, dưới sự cai quản của Sĩ Nhiếp miền Bắc và miền Trung Việt đang cùng trong 1 châu. Giao Châu thời này bao gồm cả các quận Nhật Nam, Cửu Chân, mà Nhật Nam chính là nơi phụ thân của Sĩ Nhiếp là Sĩ Tứ làm Thái thú. Do đó, hoàn toàn hợp lý khi tín ngưỡng của miền Bắc và miền Trung Việt lúc này cùng là một, thờ các vị Thiên Đế và Chư Thiên của đạo Bà La Môn (Hindu giáo).

Bức hoành phi “Bố Y Na miếu” ở miếu Bà Giàng Lương Hậu.
Phù điêu thần Shiva múa ở miếu Bà Giàng Lương Hậu.
Nội điện miếu Bà Giàng Chiêm Sơn, Duy Xuyên, Quảng Nam.
Tượng Bà Giàng (Phật – Rắn) ở miếu Bà Chiêm Sơn, Duy Xuyên, Quảng Nam.
Bia sao dịch sắc phong cho Thai Dương Phu nhân ở miếu Bà Giàng Chiêm Sơn. 
Ban thờ Pháp Vân ở chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh.
Phù điêu và Linga cùng các hiện vật đá ở miếu Bà Lồi, chùa Ưu Điềm, Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
Tượng Pháp Vân và hộp đựng Thạch Quang Phật ở chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh.
Ban Pháp Vũ ở chùa Dâu, Thuận Thành Bắc Ninh.

Sách ebook VIỆT ĐIỆN TỨ LINH Tứ phủ, Tứ linh, Tứ bất tử, Tứ trấn, Tứ pháp

Lời nói đầu

Thường nghe: nước Việt Nam có bốn ngàn năm văn hiến… Bốn ngàn năm, con số không hề nhỏ đối với lịch sử của một quốc gia trên thế giới này. Bốn ngàn năm lịch sử đã kết tụ thành một nền văn hóa Việt phong phú, đặc sắc, giàu giá trị nhân văn. Lịch sử và văn hóa luôn gắn liền với nhau. Dòng chảy lịch sử làm nên văn hóa tộc người và văn hóa đến lượt mình định hướng cho hành vi của con người trong cuộc sống hiện tại mà làm nên tương lai.

Văn hóa Việt có một lịch sử lâu đời như vậy nhưng còn có biết bao câu hỏi về nguồn gốc, về lịch sử văn hóa Việt chưa được giải đáp thỏa đáng. Suy nghĩ hiện nay của đại bộ phận người Việt, kể cả các nhà nghiên cứu chuyên môn, cho rằng văn hóa Việt được hình thành chủ yếu mới từ thời Lý cách đây ngàn năm, vì trước đó là ngàn năm chịu sự đô hộ của phương Bắc và trước nữa là thời “khuyết sử”, không biết đã có “ta” hay chưa nữa. Và rằng văn hóa Việt là sự vay mượn, không phải của Trung Quốc thì là Ấn Độ, thậm chí còn là của Chămpa…

Có thực như vậy không? Di sản văn hóa Việt có gì đáng giá? Liệu văn hóa Việt có đóng góp đáng kể gì cho nhân loại? Tại sao Việt Nam sau ngàn năm Bắc thuộc lại vẫn thoát ra một cách độc lập, không bị đồng hóa? Bản lĩnh văn hóa của người Việt là do đâu mà có? Rất, rất nhiều câu hỏi cần tìm câu trả lời.

Thế hệ người Việt Nam hiện tại đang phải hứng chịu hậu quả của một thời kỳ đứt gãy hàng trăm năm về văn hóa, khi những nền tảng truyền thống kết tinh hàng ngàn năm bỗng nhiên bị gạt bỏ, thay bằng lối sống, văn hóa xa lạ của phương Tây. Trước hết là chữ Nho, thứ chữ tượng hình vốn là sản phẩm sáng tạo của người Việt đã bị thay bằng chữ quốc ngữ, dẫn đến nhiều từ, nhiều ngữ của tiếng Việt không còn được hiểu đúng, dùng đúng. Di sản văn hiến Việt được lưu giữ bằng chữ Nho trở nên “không đọc được” với đại bộ phận người Việt hiện nay.

Mỹ thuật, kiến trúc truyền thống cũng đã thay đổi hoàn toàn, thiếu sự tiếp nối hài hòa. Những mái đình, mái đền cong vút, tương trưng cho bầu trời bao la của phương Đông, bị thay bằng những nhà mái bằng khô cứng. Các nghề thủ công truyền thống như chạm khắc, đúc đồng, làm gốm, vẽ tranh… phần nhiều bị thất truyền hay mai một, khiến những sản phẩm ngày nay làm ra không thể nào có được nét tinh tế và sự sáng tạo của thời xưa. Giá trị thẩm mỹ trong văn hóa Việt như thế đã “tiến lùi” rất nhiều so với trước đây.

Các lễ hội truyền thống xưa kia làng nào cũng có, nay phần nhiều đã bị mai một sau thời gian chiến tranh loạn lạc kéo dài hàng trăm năm vừa qua. Tục thờ thần của người Việt vốn rất phong phú, ẩn chứa trong nó những giá trị tinh thần to lớn, cũng bị biến dạng, nhiều khi trở thành tệ nạn mê tín dị đoan vì không mấy ai hiểu đúng bản chất của những tín ngưỡng này.

Trong một hoàn cảnh khó khăn như vậy, cái gì để có thể chứng minh “Có một nền văn hóa Việt Nam” bản sắc và đáng giá? Nhận diện lại nguồn gốc văn hóa truyền thống do đó là việc làm hơn lúc nào hết cần thiết cho phát triển tương lai văn hóa Việt.

Nhà văn Hoài Thanh từng viết: Văn hóa phải khơi nguồn từ đại chúng: đó là điều nhất định. Một khi văn hóa đi xa đại chúng ắt sẽ mất dần sức sáng tạo, sẽ khô héo dần đi. Văn hóa cũng như một cái cây, không thể sống lơ lửng giữa trời. Muốn cho nó đâm chồi nảy lộc, phải cho gốc rễ nó ăn vào đất, nước. Khôi phục các giá trị văn hóa văn minh như vậy trước hết phải dựa vào đại chúng, vào như những di sản của dân gian còn lưu truyền lại được. Văn hóa dân gian thực sự còn nhiều khi “bác học” hơn cả văn hóa bác học ngày nay vì nó được cô đọng cả hàng ngàn năm lịch sử trong nội tại của mình.

Thành tựu của khoa học lịch sử gần đây đã sang một trang mới cho việc tìm hiểu văn hóa Việt. Phát hiện về nguồn gốc lịch sử Việt cũng đồng thời với việc xác định nguồn gốc và tiến trình văn hóa Việt. Nền văn minh Việt đã từng là ánh đuốc soi đường cho cả phương Đông đi lên trong suốt hàng ngàn năm của quá khứ. Di sản vật chất Việt trước hết phải kể đến là trống đồng, siêu phẩm trí tuệ và kỹ nghệ của người Việt. Trên trống đồng có ghi đầy đủ những khái niệm Dịch học, nền tảng của văn hóa của phương Đông. Những truyền thuyết Việt lại chép rất đầy đủ về công tích các thánh nhân, các lãnh tụ, các anh hùng nghĩa sĩ của lịch sử Trung Hoa. Những hình tượng mỹ thuật thường thức nhất, gặp trong các chốn đình đền Việt lại mang đậm tính Dịch lý và nét văn hóa của Trung Hoa cổ. Tại sao văn hóa Việt lại chứa đựng cả triết lý và nguồn gốc của Trung Hoa cổ đại?

Đạo thờ tổ tiên hay Đạo Hiếu ở người Việt đã làm nên một di sản văn hóa Việt bất hủ với hàng trăm các vị thần đủ mọi mặt của đời sống xã hội. Nổi lên hơn hết là những vị anh hùng, những thủ lĩnh của quốc gia đã có công dựng nước, giữ nước, phát triển văn hóa xã hội. Tất cả được lồng ghép vào một hệ thống tín ngưỡng mang tên là Công đồng Tứ phủ, với đầy đủ thứ bậc vua, quan, mẫu,…

Từ những hiểu biết mới về lịch sử và nền tảng Dịch học của văn hóa phương Đông cuốn sách này tập hợp những bài viết nhằm giải mã nguồn gốc văn hóa Việt qua phân tích những nhân vật được thờ trong thần điện Việt. Cuốn sách muốn gửi tới bạn đọc một sự góp nhặt mới, dù là rất nhỏ nhoi trong biển văn minh kỳ vĩ mà nhân dân Việt đã sáng tạo ra qua hơn bốn ngàn năm lịch sử.

Bách Việt trùng cửu Nguyễn Đức Tố Lưu

Sách phát hành online bởi Hùng Việt sử quán.

Bất kỳ sự sao chép, in ấn nào từ tác phẩm với mục đích thương mại đều phải được phép của tác giả.

Link tải sách:

https://drive.google.com/file/d/1cGNYy9di78ACcQ3qhi_Epq0HoFH5oOAH/view?usp=sharing

Liên hệ để nhận mật khẩu theo:

    Facebook: https://www.facebook.com/hungvietsuquan

    Email: bachviet18@yahoo.com, 

    Phone, Zalo: 0559551003.

Nhận diện tín ngưỡng thờ Tứ Pháp

Tứ Pháp là Vân Vũ Lôi Điện, hay 4 Bà Dâu Dàn Tướng Đậu, tín ngưỡng phổ biến ở vùng Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Nội, là các vị thần phụ trách việc làm mưa. Chữ “Bà” ở đây theo ngôn ngữ phương Nam nghĩa là Thần hay thủ lĩnh tinh thần. Do đó 4 Bà trong tín ngưỡng Tứ Pháp tương đương với Tứ đại Thiên vương, trong văn hóa Trung Hoa cũng là những vị thần cai quản Phong Điều Vũ Thuận.

Tứ đại Thiên vương ở chùa Láng, Hà Nội.

Trong đạo Bà La Môn, Tứ đại Thiên Vương hộ trì ở 4 châu quanh núi Tu Di, nơi có cõi trời 33 của Đế Thích nên có sự sắp xếp sau:
Trung tâm: Núi Tu Di với Vua Trời Đế Thích. Trong chuyện Tứ Pháp là Thạch Quang Phật, phần cốt lõi của cây Dung thụ, nơi Khâu Đà La đã gửi đứa con của Man Nương. Tên chùa thờ là Kim Ngưu.

Tây phương: Tây Ngưu Hóa Châu do Quảng Mục Thiên Vương chủ trì. Trong văn hóa Trung Hoa tên là Thuận, với hình tượng là Rồng. Trong Tứ Pháp là Vân. Rồng đi với Mây. Tên chùa thờ là Diên Ứng (Dâu).
Đông phương: Đông Thắng Thần Châu do Trì Quốc Thiên Vương chủ trì. Trong văn hóa Trung Hoa tên là Điều, hình tượng là Đàn tỳ bà. Trong Tứ Pháp là Lôi. Đàn đánh ra tiếng Sấm. Tên chùa thờ là Phi Tướng (Tướng).
Nam phương: Nam Thiện Bộ Châu do Tăng Trưởng Thiên Vương chủ trì. Trong văn hóa Trung Hoa tên là Phong, hình tượng là cây Kiếm. Trong Tứ Pháp là Điện. Kiếm nhọn (phong) tạo ra Sét. Tên chùa thờ là Trí Quả (Dàn).
Bắc phương: Bắc Câu Lô Châu do Đa Văn Thiên Vương chủ trì. Trong văn hóa Trung Hoa tên là , cầm Ô. Trong Tứ Pháp cũng là . Ô để làm Mưa. Tên chùa thờ là Thành Đạo (Đậu).
Diễn ý tên chùa: Bà Pháp Vân là khởi đầu nên thường được rước để cầu mưa, nên mới là Diên Ứng (ứng nghiệm lâu dài). Bà Pháp Vũ là kết quả mong đợi để được mưa nên gọi là Thành Đạo (Đậu). Bà Pháp Lôi là tiếng đàn, tiếng sấm, là để cổ vũ, nghe mà không thấy nên gọi là Phi Tướng. Bà Pháp Điện thể hiện ánh sáng, trí tuệ nên là Trí Quả.
Nhìn (Quảng Mục), Nghe (Phi Tướng), Làm (Tăng Trưởng) rồi mới Thành (Đậu) ra mưa. Thứ tự là: Vân -> Lôi -> Điện -> Vũ.
Tu Phap - Thien Vuong
Mô hình Tứ Pháp – Thiên Vương.
Ở khu vực Bắc Ninh, còn có vị Trưởng của Tứ Pháp là Đại Thánh Pháp Thông, ở chùa Huệ Trạch (Dàn Chợ). Thần tích ở đây chép, vị này hiển linh nói:
Ta là Đại Thánh Pháp Thông Vương Phật, Ngọc Hoàng sai ta coi giữ tứ Pháp trưởng, Phong Vũ chi Thần, làm chủ tể địa phương này.
Ở lễ hội vùng này khi rước kiệu Tứ Pháp đến chùa Dàn (thờ Pháp Lôi) thì kệu không dừng, phải rước đến Dàn Chợ, nơi có Pháp Thông thì mới được.
Kỳ lạ hơn, Pháp Thông lại không phải từ gốc cây “dung thụ” mà ra. Đây là một Nương Tử 18 tuổi ở vào thời Lý, học trò của Từ Đạo Hạnh:
Đến năm 14 tuổi … Nương Tử không nghe từ đó phát tóc xuất gia, trai giới ăn theo Phật. Một ngày nghe tin ở chùa Phật Tích có một vị thiền sư tên là Từ Đạo Hạnh rất là cao tăng đạo đức. Nương Tử xin vào học đạo thiền sư. Nương Tử vốn đã biết trước tất cả những kinh nhà Phật, lên chỉ học trong vài tháng, đã đại tinh thông những tài lạ. Gọi gió, gọi mưa, có phép hay làm, sấm, chớp, biến tướng tàng hình, đi và đến mọi người không thể biết. Thật là một người Nương Tử siêu việt. Đạo sỹ, thiền sư rất yêu mếm kính trọng, cho nên Nương tử tự đặt tên là Pháp Thông.
Tại sao học trò của Từ Đạo Hạnh lại là Pháp trưởng trong Tứ Pháp?
Điều này sẽ trở nên dễ hiểu nếu biết Từ Đạo Hạnh là một kiếp thân của Đế chủ cõi trời 33, tức là Vua Trời Đế Thích. Còn Tứ Pháp là 4 vị Bà (trong ngôn ngữ phương Nam, Bà chỉ các vị Thần, không phải là nữ), hay Tứ đại Thiên vương, dưới trướng của Đế Thích. Do đó đệ tử của Đế Thích thay mặt thầy làm trưởng Tứ Pháp là hợp lẽ.
IMG_5756
Hoành phi Hiện Đế hóa Thần ở chùa Láng.
Câu đối ở tiền tế chùa Láng nơi thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh:
西方活佛丹青玉殿儼卅三天帝
柴峒神機妙應蓮花顯十八聖王
Tây phương hoạt Phật đan thanh, ngọc điện nghiễm táp tam thiên đế
Sài động thần cơ diệu ứng, liên hoa hiển thập bát thánh vương.
Dịch:
Phương Tây Phật sống sáng ngời, điện ngọc trang nghiêm, cõi trời ba ba đế chủ
Động Sài cơ thần ứng diệu, hoa sen rực rỡ, bậc vua họ Lý thánh vương.

Theo dấu Trâu vàng

Trau Phat Tich
Con Trâu đá ở núi Tiên Du (Phật Tích).

Truyện sự tích Trâu vàng ở Tiên Du (Tiên Du Kim Ngưu tích truyện) trong Lĩnh Nam chích quái kể:
Ngày xưa, đời thượng cổ, có Vương Chất đi đốn củi ở trong núi gặp hai tiên đồng đang đánh cờ. Hai tiên đồng cho Chất một hạt táo, Chất ăn khỏi đói rồi gác rìu mà ngồi xem đánh cờ. Tiên đồng bảo Chất: “Cán rìu của người nát rồi”. Chất cúi xuống, lúc ngẩng lên thì không thấy tiên đồng đâu. Kịp đến khi trở về nhà thì không còn gặp lại những người thân cũ ở trần gian nữa. Do tích đó người đời bèn gọi quả núi này là núi Lạn Kha (núi rìu nát) còn gọi là núi Tiên Du (núi chơi tiên) rồi nhân lấy tên ấy để đặt tên huyện. Ở huyện Tiên Du nay vẫn còn vết cũ.
Núi Tiên Du có tinh trâu vàng nửa đêm thường tỏa ra ánh sáng. Có nhà sư lấy tích trượng yểm lên trán trâu, trâu vàng bỏ chạy húc vào đất làm sụp thành cái hồ.
Nơi này sau gọi là thôn Húc. Trâu chạy đến địa phận Văn Giang, vì vậy ở đây có cái vũng lớn gọi tên là vũng Trâu Đằm. Trâu chạy qua các xã Như Phượng, Như Loan, Đại Lạn, Đa Ngưu. Các xã này sở dĩ tên như vậy là vì có vết chân trâu đi tới.
Trâu lại từ trong bến ra sông Cái, đến Ninh Giang, đi men phủ Lý Nhân, theo ven sông Cái tới sông Tô Lịch, chỗ ấy chính là Tây Hồ. Người đời truyền tụng rằng Cao Biền giỏi thuật số, thông địa lý, thường cưỡi diều giấy bay trên không trung để yểm các nơi thắng cảnh. Biền thấy trâu đi vào hồ Dâm Đàn (nay là Tây Hồ) rồi thoắt không thấy trâu đâu nữa. Trên đường trâu chạy, khắp nơi biến thành khe, ngòi, rãnh, lạch.

Phat Tich
Bảng giới thiệu của chùa Phật Tích về Khâu Đà La từng tu hành và cầu mưa gió ở đây.

Núi Lạn Kha là núi Phật Tích ở huyện Tiên Du, Bắc Ninh ngày nay. Vị tiên đánh cờ trên núi Phật Tích thì hẳn là Đế Thích, vì Thiên Đế nổi tiếng là cao cờ. Cờ là biểu tượng của Dịch học, của phép thuật trong trời đất.
Nhà sư lấy tích trượng yểm lên trán Trâu ở núi Phật Tích thì rõ ràng là Khâu Đà La trong truyện Man Nương vì núi Phật Tích chính là nơi tu hành của Khâu Đà La. Khâu Đà La có thể là tên phiên âm khác của Đế Thích vì tên phiên âm của Đế Thích hiện là Nhân Đà La.
Hình tượng cụ thể của Kim Ngưu ở vùng Bắc Ninh là tượng con Cừu đá ở Thuận Thành, một con ở cạnh tháp chùa Dâu, một con ở lăng mộ Sĩ Nhiếp. Tên gọi Cừu xuất phát từ phép phiên thiết chữ Kim Ngưu, chỉ con Bò thần. Trâu Vàng là con Bò thần Nandin, vật cưỡi của thần Shiva hay hiện thân của thần Indra trong đạo Bà La Môn. 2 vị thần này được người Việt gọi chung là Đế Thích.

Cuu chua Dau
Con Cừu đá (Kim Ngưu) ở chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh.

Con bò Nandin hay Trâu vàng như vậy tượng trưng cho sự truyền đạo của Đế Thích, tức là đạo Bà La Môn. Đạo này du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, gắn với tục thờ Tứ pháp vì Tứ pháp là Tứ đại thiên vương, 4 vị thần phụ trách mây mưa sấm chớp (Phong Điều Vũ Thuận) và trấn ở chân núi Tu Di, ngọn núi nơi Đế Thích ngự trị.
Bước chân của Trâu Vàng là bước truyền bá phát triển của đạo Bà La Môn ở miền Bắc Việt. Trâu chạy từ Tiên Du, nơi Khâu Đà La khởi đầu truyền đạo, qua vùng Thuận Thành Bắc Ninh, tới vùng Văn Giang. Văn Giang hiện vẫn còn là nơi có tục thờ Tứ pháp rất phổ biển với nhiều ngôi chùa, ngôi đình, ngôi đền đến nay vẫn thờ Tứ pháp như ở các xã Lạc Hồng, Lạc Đạo của huyện Văn Lâm, Hưng Yên. Văn Giang cũng là nơi có sự tích về Đế Thích cưỡi Trâu ở đền Cầu Váu (Vĩnh Khúc) bên dòng sông Nghĩa Trụ, hay Ngưu giang xưa.

De Thich Cau Vau
Thiên Đế cưỡi Bò ở đền Cầu Váu.

Trâu Vàng tiếp tục từ Văn Giang chạy sang vùng Phố Hiến Hưng Yên. Chặng đường này cũng đánh dấu những nơi có sự tích về Đế Thích là ở Liêu Hạ (Mỹ Hào) với chuyện Đế Thích đánh cờ với Trương Ba, ở Cẩm La (Ân Thi) với sự tích Đế Thích giáng trần trừ yêu quỷ từ thời Hùng Vương. Vùng này cũng là nơi mà tục thờ Tứ pháp rất phổ biến.
Trâu Vàng chạy tới ven sông Ninh Giang, tức là quãng huyện Phù Cừ của tỉnh Hưng Yên. Ở đây không có sự tích về Đế Thích nhưng lại là nơi tập trung các đền thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, được gọi là các Đậu. Riêng ở Phù Cừ có 5 ngôi Đậu thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Còn ở huyện Tiên Lữ có Đậu An rất nổi tiếng thờ Ngọc Hoàng.

Dau An
Tháp Đậu An ở Tiên Lữ, Hưng Yên.

Theo Ngọc Hoàng kinh chép của Đậu Từa: Ngọc Hoàng đại đế chính là Hoàng tử của quốc vương nước Quang Nghiêm Diệu Lạc, thời thượng cổ ngài sinh ra năm Bính Ngọ tháng Giêng ngày mồng 9 giờ Tý (tức 12 giờ đêm). Mẫu thân của ngài là Bảo Nguyệt Quang hoàng hậu mơ thấy đức Thái Thượng Lão Quân tặng cho một hình nhân con trai …
Còn trong tư liệu ở đền Cầu Váu về Đế Thích thì ghi: Bàn Cổ năm thứ 48 Giáp Thân tháng Giêng ngày mồng 1 giờ Ngọ, Bảo Nguyệt Quang hoàng hậu sinh ra Đế Thích ở nước Thiện Tiên. Đến năm Giáp Ngọ tháng Giêng ngày mồng 9 thì lên trời làm Thiên Đế (Bảo Kính Đăng Tâm, tập thượng).
Ở đây tên gọi bà mẹ của Vua là Bảo Nguyệt Quang hoàng hậu và ngày thánh đản 9 tháng Giêng là trùng nhau. Có thể thấy Ngọc Hoàng Thượng Đế ở Hưng Yên là một cách gọi khác của Thiên Đế – Đế Thích.

Trau chua ChuongĐế Thích (hoặc Lão Tử) cưỡi Trâu ở chùa Chuông, Hưng Yên.

Ở Phố Hiến – Hưng Yên còn có ngôi chùa Chuông, tương truyền khi đánh quả chuông ở đây thì Trâu Vàng chạy đến… Có thể chùa Chuông cũng từng nằm trong hệ thống đền Bà La Môn như các Đậu ở Hưng Yên.
Trâu Vàng tiếp tục đi men phủ Lý Nhân sang đất Hà Nam. Tới đây câu chuyện liên quan tới vị tướng của nhà Đường là Cao Biền.
Sách Thăng Long cổ tích khảo chép rằng: Tương truyền đời Đường, Cao Biền làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ phủ, đi các nơi có núi sông danh thắng của ta để yếm diệt long mạch. Khi Biền đào sông yểm mạch núi Long Đội, Sơn Thần núi ấy biến thành hình con trâu toả ánh vàng bơi theo sông Đường Giang lên phía Bắc, ẩn ở vùng Hồ Tây thành Đại La.
Sách Tây Hồ chí dẫn lời của Phạm Đình Hổ: Cuối đời Đường, An Quận công Cao Biền ngàn dặm qua Nam đến châu Duy Tân (nay là Duy Tiên) khai sông chặn long mạch núi Phục Tượng nay thuộc xã Đọi Sơn: Thần núi hoá thành trâu phóng ánh sáng vàng, ngược Đường Giang lên ẩn náu tại Hồ Tây, người quanh vùng dựng miếu thờ, thực là dấu thiêng vậy.

Nha bia chua Long Doi
Nhà bia Sùng Thiện Diên Linh thời Lý ở chùa Long Đọi, Duy Tiên, Hà Nam.

Ở Duy Tiên, vùng Đọi Sơn có núi Điệp cũng có tên là Kim Ngưu, nay trên núi còn ngôi chùa cùng tên. Ngay tên sông Châu giang chảy qua đây cũng có thể là sông Trâu, liên quan đến con Trâu vàng.
Đặc biệt hơn, toàn bộ khu vực quanh núi Đọi đều thờ Cao Sơn quốc chủ. Vị thần này đã được xác định là Cao Biền, vị thần trấn Nam của thành Thăng Long. Đoạn kể về việc Trâu Vàng bị Cao Biền đuổi chạy ngược về thành Đại La rồi ẩn trong hồ Tây có thể có ý nghĩa khác so với khi Trâu chạy từ Tiên Du xuống Hưng Yên. Trâu Vàng là biểu tượng của đạo Bà La Môn, cũng là đạo của người Nam Chiếu lúc này. Người Nam Chiếu thời Đường có thể từng được gọi là Ai Lao 哀牢  hay Ngưu Hống 牛吼. Cả 2 tên này đều có chữ Ngưu 牛 ở trong.
Cao Biền là tướng nhà Đường được cử sang dẹp quân Nam Chiếu ở Bắc Việt. Nam Chiếu theo đạo Bà La Môn và được hình tượng hóa bằng hình ảnh Trâu Vàng – Kim Ngưu. Khu vực Đọi Sơn có lẽ từng là một căn cứ quan trọng của Nam Chiếu. Cao Biền dẫn quân đổ bộ bằng đường biển từ vùng Thái Bình – Nam Định tiến đánh Nam Chiếu, trước hết là đánh vùng Lý Nhân này, sau đó mới đánh thành Đại La.
Dấu vết của Cao Biền ở vùng Thường Tín cũng còn lưu qua các di tích thờ Cao Sơn đại vương ở đây như các làng Hà Hồi, Khê Hồi. Đây cũng là nơi có vết tích Trâu vàng với dòng sông Kim Ngưu.

Ha Hoi
Cổng đình Hà Hồi, Thường Tín, nơi thờ Cao Sơn đại vương.

Khu vực từ Hà Nam trở về cũng là vùng ảnh hưởng của tục thờ Tứ pháp, với các di tích như chùa Bà Đanh ở Kim Bảng, chùa Đậu ở Thường Tín, chùa Pháp Vân ở Thanh Trì. Chùa Đậu ở Thường Tín nơi thờ Pháp Điện và Sĩ Nhiếp có câu đối nói tới con sông Ngưu này:
龍派汪涵惠澤千秋傳聖跡
牛江環遶恩波萬世沐神休
Long phái uông hàm, huệ trạch thiên thu truyền thánh tích
Ngưu giang hoàn nhiễu, ân ba vạn thế mộc thần hưu.
Dịch:
Dòng rồng rộng sâu, đất nhân nghìn thu truyền tích thánh
Sông trâu bao bọc, sóng ân vạn thế thấm điềm thần.

IMG_4538
Vế đối Ngưu giang hoàn nhiễu… ở chùa Đậu.

Cao Biền đánh quân Nam Chiếu, giải phóng được thành Đại La nên con Trâu Vàng đến đây thì đi vào hồ Tây mà ẩn náu. Bài thơ trong Lĩnh Nam chích quái chép:
Kim ngưu do ẩn tại hồ trung
Thủy hạt nan tầm bất kiến tung

Đại Việt Nam an tồn thánh chủ
Cao Biền hạ bút hận vô cùng.
Dịch:
Trâu vàng còn ẩn mãi trong hồ
Dấu vết khó tìm dẫu nước khô
Đại Việt Nam yên nhờ thánh chúa
Cao Biền hạ bút hận không bờ.

Dau chan Kim nguu
Dấu chân Kim Ngưu.

Bài thơ này có câu “Đại Việt Nam an tồn thánh chúa“, ý chỉ nước Việt Nam vẫn còn vua, Cao Biền không làm gì được. Rõ ràng ở đây hình tượng con Trâu vàng là biểu tượng của thủ lĩnh nước Nam (Nam Chiếu). Tinh thần của nước Nam hóa con Trâu vàng ẩn sâu trong hồ Tây bất diệt. Tinh thần đó xuất phát từ ông Tiên đánh cờ trên núi Phật Tích (Khâu Đà La – Đế Thích) đã truyền bá rộng khắp nơi, trở thành tín ngưỡng của người Nam. Dấu chân Kim Ngưu từ Bắc Ninh – Hưng Yên – Hà Nam – Hà Nội đánh dấu khu vực phổ biến của tục thờ Tứ pháp – Đế Thích – Ngọc Hoàng hay đạo Bà La Môn.
Câu chuyện Trâu Vàng chạy đi và về thể hiện sự giao thoa giữa 2 dòng văn hóa Ấn giáo (Bà La Môn) và Đạo Giáo Trung Hoa. Biểu tượng của Đạo Giáo là đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần tổ của nhà Đường (thời Cao Biền) ở 2 bên bờ hồ Tây, phía Bắc thành Đại La.

Sac phong Kim Ngưu
Sắc phong Kim Ngưu tôn thần ở đền Kim Ngưu, hồ Tây.

Câu đối ở đền Kim Ngưu bên hồ Tây:
牛渚表奇觀四顧江山依舊
龍城標勝景十方大眾望新
Ngưu chử biểu kỳ quan, tứ cố giang sơn y cựu
Long thành tiêu thắng cảnh, thập phương đại chúng vọng tân.

 

 

Bà Giàng và Tứ Pháp

Ở miền Trung, có một vị thần được thờ rất phổ biến, dọc ven biển từ Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam Đà Nẵng, nơi nào cũng có thờ. Vị thần có cái tên khá dân gian: Bà Giàng. Bà Giàng là ai mà lại được thờ phổ biến như vậy ở đây? Để nhận diện vị thần này, thử điểm qua các di tích thờ Bà Giàng ở vùng ven biển Trung Bộ.

IMG_3345Miếu Bà Giàng – Thai Dương phu nhân ở Thuận An.

Một ngôi miếu cổ nổi tiếng ở cửa biển Thuận An (Huế) gắn với sự tích Thai Dương phu nhân. Sự tích này đã được ghi chép trong Đại Nam nhất thống chí và vị thần Thai Dương phu nhân ở đây đã được triều đình nhà Nguyễn nhiều lần sắc phong. Truyền thuyết về Thai Dương phu nhân được kể nói chung như sau:
Có một ngư phủ ra làm nghề biển, nằm gối đầu lên khối đá mà ngủ. Ông nằm mộng thấy người đàn bà mang thai lay đầu mình dạy bảo rằng: “Chớ chạm vào thai ta”. Ngư phủ tỉnh dậy không thấy ai khấn rằng: “Thần có thiêng xin đêm nay phù hộ cho ta bắt được nhiều cá”. Quả nhiên, hôm đó ông đạt được ý nguyện như lời cầu xin. Dân chài trong địa phương cùng nhau lập đền thờ. Mỗi lần họ cầu xin điều gì đều được như ý.

IMG_3332Đá thờ trong nội điện miếu Bà Giàng – Thai Dương phu nhân ở Thuận An.

Tục thờ Thai Dương phu nhân gắn liền với tục thờ đá cổ. Miếu Thai Dương phu nhân ở cửa Thuận An còn được gọi là miếu Bà Giàng. Dễ nhận thấy âm Giàng đã được ghi trong sách vở bằng chữ Dương. Còn chữ được dịch ra thành “phu nhân”.
Câu đối ở miếu Thai Dương phu nhân:
跋跅化生帖海澄波彰聖澤
邰陽顯現騰雲駕雨妙神機
Bạt thác hóa sinh, thiếp hải trừng ba chương thánh trạch
Thai dương hiển hiện, đằng vân giá vũ diệu thần cơ.
Dịch:
Dấu mạnh hóa sinh, biển lặng sóng yên ngời đức thánh
Thai trời hiển hiện, đi mây về gió khéo cơ thần.
Ở các nơi khác, Bà Giàng được ghi trong sắc phong là Dương phu nhân. Ví dụ như sắc phong của xã Thi Ông ở Hải Lăng, Quảng Trị. Điều này củng cố thêm nhận định Bà Giàng = Dương phu nhân.

Sac Duong phu nhan.jpgSắc phong thời Tự Đức cho Dương phu nhân trung đẳng thần ở xã Thi Ông, Hải Lăng, Quảng Trị.

Ở thôn Thanh Phước xã Hương Phong, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng có một viên đá được vua phong là “phu nhân”. Đó là “Kỳ Thạch phu nhân”, là một tấm đá có khắc chạm tượng. Đây là tấm phù điêu của một tháp Chăm cổ được người dân tìm thấy trên bãi cồn. Tấm đá chạm hình quỷ vương Ravanda mười đầu, mười tám tay, bốn chân đang lay chuyển ngọn núi của thần Shiva trong Hindu giáo. Làng Thanh Phước gọi tấm chạm này là “Bà Đá”, cho dù hình khắc không thể hiện nhân vật nữ nào. Sắc phong cho Kỳ Thạch phu nhân ở làng Thanh Phước có từ thời Minh Mạng.

IMG_3468
Am Bà Đá – Kỳ Thạch phu nhân ở Thanh Phước.

Từ 2 vị “phu nhân” Bà Giàng và Bà Đá trên, ta thấy chữ Bà ở đây không phải chỉ nữ giới mà nó liên quan đến các vị thần Hindu giáo của của người Chăm xưa để lại qua các phiến đá cổ. Bản thân tên gọi Chămpa được ghi là Chiêm Bà. Chữ Bà do đó là từ chỉ thủ lĩnh trong ngôn ngữ cổ. Chiêm Bà nghĩa là Vua Chiêm, nước của vua Chiêm.
Bà Giàng như ở miếu Bà Chiêm Sơn (Duy Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam) còn gọi là Bô Bô. Như thế Bà là biến âm của Bô, hay Bố, vốn là từ chỉ Vua ngày trước, tương tự như trong danh xưng Bố cái đại vương.
Ở thôn Lương Hậu (Thủy Lương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) có ngôi miếu Bà Giàng hay Lùm Giàng. Trên miếu ghi chữ “Bố Y Na miếu”. Căn cứ vào chữ này mà người ta cho rằng đó là nữ thần Thiên Y A Na, phiên âm từ tên Poh Nagar ra. Tuy nhiên, đúng với tên gọi vị thần ở đây là Bà Giàng thì phải phiên âm như sau:

  • Bố = Bà
  • Y Na = Yang = Giàng.

Bố Y Na là cách ghi âm Hán Việt khác của từ Bà Giàng. Miếu ở Lương Hậu còn có bức tượng thần Shiva nhiều tay trong điệu múa vũ trụ, cho thấy liên hệ trực tiếp giữa cái tên Bà Giàng với tín ngưỡng của Hindu giáo (người Chăm).
Từ Giàng (Yang) trong tiếng dân tộc nghĩa là Trời. Từ phát hiện trên ta lại có, Bà là từ chỉ thủ lĩnh trong ngôn ngữ Chăm. Như thế Bà Giàng nghĩa là Vua Trời. Ghi bằng âm Hán Việt ở miền Bắc là Thiên Đế (Đế Thích). Vua Trời trong văn hóa Chăm là thần Shiva.
Ở chùa Đông Lâm tại thôn Cù Hoan (Hải Thiện, Hải Lăng, Quảng Trị) có miếu Bà Giàng bên trong thờ một mukhalinga là hình một Linga tròn được gắn với đầu của thần Shiva. Hình thần Shiva còn thấy cả râu mép, rất rõ ràng không phải là nữ thần.

Mukhalinga
Tượng Bà Giàng – mukhalinga chùa Đông Lâm (ảnh theo Internet).

Rất nhiều những điểm thờ cúng khác liên quan đến chữ Bà đều có tượng đá Chăm thể hiện các vị thần của Hindu giáo. Tại chùa Ưu Điềm (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) có miếu Bà Lồi, trong đó lưu giữ một bức phù điêu có khắc hình thần Shiva và vợ đang cưỡi trên con bò thần Nandin. Trong miếu còn các hiện vật khác của một ngôi đền Chăm cổ, có cả một Linga tròn và mảnh vỡ của tượng Yoni. Chữ Bà như vậy chỉ các vị thần trong Hindu giáo, nay được gọi là các Chư Thiên.

IMG_3531Phù điêu và Linga cùng các hiện vật đá ở miếu Bà Lồi, chùa Ưu Điềm.

Các “Bà” hay Chư Thiên Hindu giáo thường gắn với truyền thuyết về “thai sinh”, sinh ra từ thân cây hay trong một tảng đá. Ví dụ như trường hợp Thai Dương phu nhân ở Thuận An đã nói ở trên. Có thể cái “Thai” này là tượng trưng của Linga, biểu tượng của thần Shiva.
Từ nhận định chữ Bà là chỉ các vị thần của Hindu giáo ở miền Trung còn đi đến một phát hiện bất ngờ khác. Bốn vị thần Tứ Pháp – Phong Vũ Lôi Điện ở vùng Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) có tên dân gian là Bà Dâu, Bà Đậu, Bà Tướng, Bà Dàn. Những chữ “Bà” này làm cho người ta nghĩ rằng đây là 4 vị nữ thần…

P1150366
Ban Pháp Vũ ở chùa Dâu.

Thực ra chữ Bà này không phải là từ chỉ phụ nữ. Đây là từ có nguồn gốc trong “tiếng Chăm”, ví dụ như các nơi Bà Đanh, Bà Đá,… thường được cho là du nhập văn hóa Chăm. Như đã dẫn chứng ở trên Bà tương đương với vua hay vương. 4 vị “Bà” làm Mây Mưa Sấm Chớp ở vùng Luy Lâu dó đó là 4 vị vương thần, hay gọi chính xác là Tứ đại Thiên vương. Đây là 4 vị thần của Hindu giáo mà đã được tiểu thuyết Phong Thần diễn nghĩa gọi là Phong Điều Vũ Thuận, liên quan đến việc làm mưa làm gió.

P1150368Ban thờ Pháp Vân ở chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh.

Cốt lõi của cây Dung thụ nơi sinh Tứ pháp là Thạch Quang Phật, tức là cái “Thai” đá, hay Linga, biểu tượng của thần Shiva. Tứ đại Thiên vương cũng là những vị thần theo hộ giúp thần Shiva.
Tục thờ Tứ pháp do đó thực chất là thờ các vị thần Hindu giáo, đã du nhập vào miền Bắc từ rất sớm ngay từ những thế kỷ đầu Công nguyên. Khi đó, dưới sự cai quản của Sĩ Nhiếp miền Bắc và miền Trung Việt đang cùng trong 1 châu. Giao Châu thời này bao gồm cả các quận Nhật Nam, Cửu Chân, mà Nhật Nam chính là nơi bố của Sĩ Nhiếp là Sĩ Tứ làm thái thú. Do đó, hoàn toàn hợp lý khi tín ngưỡng của miền Bắc và miền Trung Việt lúc này cùng là một, thờ các vị Thiên Đế và Chư Thiên của đạo Bà La Môn.

 

Sự tích Đế Thích, dấu vết sớm của Hindu giáo ở miền Bắc Việt

IMG_4912
Thiên Đế điện ở Cầu Váu, Vĩnh Khúc, Văn Giang, Hưng Yên.

Ở thôn Cầu Váu, xã Vĩnh Khúc, Văn Giang, Hưng Yên có một ngôi đền cổ khá đặc biệt, nơi thờ Đế Thích, gọi là Thiên Đế Điện. Theo một bản thần tích chép lưu tại đền thì sự tích vị Thiên Đế này như sau:

Đế Thích có tên là Đại Phạm Thiên vương Thiên chủ Đế Thích Đế Hoàn Nhân Thánh đế, thống trị sáu cõi dục. Ngọc Hoàng là Hạo Chí tôn Huyền khung Cao Thượng Đế. Trong năm tháng Giêng ngày mồng 9 là ngày lễ mừng của các Chư Thiên Thượng Đế (xem Đạo tàng diên quang tập).
Bàn Cổ năm thứ 48 Giáp Thân tháng Giêng ngày mồng 1 giờ Ngọ, Bảo Nguyệt Quang hoàng hậu sinh ra Đế Thích ở nước Thiện Tiên. Đến năm Giáp Ngọ tháng Giêng ngày mồng 9 thì lên trời làm Thiên Đế. Thời Đế Thích năm 11 có Tây phương Đại Càn Bà Vương dâng một người con gái cho Thượng Đế làm Ngọc Chi phu nhân. Bà Vương khi về phương Tây tâu lên xin cho tìm gặp Đế Thích. Thượng Đế đồng ý, ra ý cho đặt ra một cái vạc dầu, để khi Đế Thích đến, sẽ mời vào vườn hoa thưởng ngoạn, dẫn tới chỗ vạc dầu sôi mà ném vào.
Bỗng có một người áo trắng (tức là Phật) bảo Đế rằng là có mưu hại Đế. Ta sẽ cho một chiếc quạt. Đế nên đi từ Bắc về Nam, nếu bị đuổi kịp thì dùng quạt này mà quạt.
Bà Vương thấy vạc dầu đã sôi thì chạy vào vườn hoa tìm Đế. Lúc đó người áo trắng hóa thành Đế. Bà Vương liền túm và ném vào vạc dầu, nhưng bỗng trong vạc hết sạch dầu. Bà Vương kinh sợ hỏi: Thần hay Phật vậy. Rồi Bà Vương quay ra tìm Đế.
Đế dùng quạt quạt, tức thì thành ba núi năm non. Bà Vương lè lưỡi nuốt chửng, núi non tiêu sạch. Đế chạy đến nước Nam Việt, ở Cổ Lộng Lâm (nay là tỉnh Kinh Bắc, phủ Thuận Thành, huyện Văn Giang, Vĩnh Bảo xã, địa phận thôn Ốc Nhiêu) thấy tình thế bức bách liền chạy vào trốn trong đàn trâu cùng lũ trẻ chăn trâu. Bà Vương chạy lách qua đó đi thẳng về phía Nam.
Đế đi ra rồi vào một quán. Người trong quán dâng cho Đế xôi rau. Lại thấy sau quán có 12 người con gái không có mắt ôm 8-9 đứa trẻ nhỏ. Đế hỏi vì sao lại ra như vậy. Họ đáp chúng tôi là tiên nương 36 động Bồng Thái đang lên chầu Trời thì bị Bà Vương móc mất mắt như thế này.
Đế về tâu sự việc đó lên Thượng Đế. Thượng Đế trao cho Đế lục thần ngũ trí để diệt Càn Bà Vương, đốt Cổ Lộng Lâm trừ hổ lang, chấm hóa lại mắt cho 12 tiên nàng, sau đó dẫn họ quay về Trời.
Từ đó, Đế thường đi tiêu du ba ngàn thế giới, linh thiêng hiển rõ. Dân Vĩnh Bảo lập sửa cung đền phụng sự, gặp khi trời hạn cầu phúc được ứng báo như ý vậy (xem Bảo Kính Đăng Tâm thượng tập cũng có chép việc này).
Tích thiêng Thiên Đế xưa có văn bia, tới nay mưa vùi gió rập, chuyện cũ khó truy. Tương truyền xã Vĩnh Bảo, xã Triền Quán có một ngôi nhà cỏ, có bà lão bán nước chè ở đó. Bỗng thấy một đại trượng phu từ trên không hạ xuống, dung mạo đường đường khác thường, đi vào quán và hỏi: Bà có thấy một thiếu phụ kiều diễm mặc áo trắng đi qua đây không? Chưa kịp đáp thì ngay lúc đó Bà Vương xông đến. Đế phất áo, mở chiếc quạt thần ra quạt hóa thành ngọn lửa lớn ,đốt diệt Bà Vương. Trong chốc lát 15 loại quỷ cùng kéo tới. Đế dùng cung thiêng bắn chúng, một lúc diệt hết lũ quỷ. Đế cưỡi trên một chiếc xe bò đi tới bờ Tây Nghĩa Trụ. Nhân dân ở trong xã đều bái yết.
Đế nói: Ta là Đế Thích của cõi trời 33, xuống cứu giúp nhân dân, diệt Bà Vương và 15 loại quỷ hại dân. Dứt lời, bay lên không mà về. Bản xã lập đền miếu tại đó để thờ, cung phụng đồ tế lễ, gặp khi hạn hán thì nghênh thánh giá về Triền Quán để cầu đảo, thường được ứng mưa. Nhân dân bốn biển cầu là ứng vậy.
Thiên Đế ở trên cõi trời 33 mỗi năm tháng Giêng, tháng Năm, tháng Chín dùng kính báu chiếu về Nam Hải các châu động xem nhân gian thiện ác. Những người thường xuyên tụng kinh, làm việc thiện tất được sự che chở của huyền giới (xem Bắc triều đại lịch).

IMG_5017Bản thần tích lưu ở đền Cầu Váu.

Tục thờ Đế Thích Thiên cho thấy rõ Hindu giáo đã xuất hiện ở miền Bắc Việt từ rất sớm. Thậm chí thần tích ghi từ thời… ông Bàn Cổ năm thứ 48. Vị thần ngự trị trên 33 tầng trời là thần Indra trong Ấn Độ giáo. Kinh đô của cõi trời này theo là Thiện Kiến thành, trong thần tích gọi là Thiện Tiên. Đây cũng chính là đỉnh núi Tu Di, ngọn núi thần thánh trong Phật giáo.
Câu đối trong đền Cầu Váu:
恩霑法雨三千界
喜倍天僊十二娥
Ân triêm pháp vũ tam thiên giới
Hỉ bội thiên tiên thập nhị nàng.
Dịch:
Ơn thấm mưa phép ba ngàn giới
Mừng thêm tiên trời mười hai nàng.
Cũng chính thần Indra (Đế Thích) là vị thần chống lại vua quỷ La Sát và các giống quỷ Dạ Xoa. Trong thần tích trên gọi là quỷ vương Càn Sát Bà và 15 loại quỷ.
Câu đối trong đền Cầu Váu:
帝座至尊御三十三天統三千世界
天神妙化除十五鬼類救十二僊娥
Đế tọa chí tôn, ngự tam thập tam thiên, thống tam thiên thế giới
Thiên thần diệu hóa, trừ thập ngũ quỷ loại, cứu thập nhị tiên nga.
Dịch:
Đế ở ngôi cao, ngự trời ba mươi ba, trị ba ngàn thế giới
Thần trời phép nhiệm, diệt quỷ mười lăm loại, cứu mười hai nàng tiên.
Chi tiết khác rất đặc biệt, điển hình của Hindu giáo là việc Thiên Đế cưỡi bò. Vị thần cưỡi bò là vị thần hủy diệt Shiva với con bò thần Nandin. Thần Shiva trong tranh của Ấn Độ có nơi thể hiện là dùng Cung và Lửa để hủy diệt. Còn Đế Thích ở Văn Giang cũng dùng Cung và Quạt ra lửa để diệt quỷ.
Ở Thiên Đế điện tại Cầu Váu trong khám thờ cấm cung là tượng một vị Thiên Đế đang cưỡi một con bò màu mận chính. Sự tích Thiên Đế cưỡi bò đi dọc sông cho thấy đây là hình ảnh của thần Shiva.

IMG_4960
Thiên Đế cưỡi Bò thần trong khám thờ đền Cầu Váu.

Câu đối trong đền Cầu Váu nói tới sự tích cưỡi bò:
光芒赤電疑弓影
靉靆黃雲想犢車
Quang mang xích điện nghi cung ảnh
Ái đãi hoàng vân tưởng độc xa.
Dịch:
Sáng lòa chớp đỏ ngờ cung bóng
Mù mịt mây vàng ngỡ xe trâu.
Hay câu khác:
弓掛何年秋電赤
犢歸甚𩂜暮雲黄
Cung quải hà niên thu điện xích
Độc quy thậm xứ mộ vân hoàng.
Dịch:
Cung khoác năm nào sầu chớp đỏ
Trâu về xứ ấy tối mây vàng.

IMG_4985
Tượng chim thần ở nội điện đền Cầu Váu.

Điều đáng chú ý là con sông này mang tên Ngưu Giang, thường được gắn với truyền thuyết con Trâu vàng (Kim ngưu). Nhưng với ngôi đền Thiên Đế ở Cầu Váu và sự tích thần cưỡi bò thì Kim Ngưu hay Hoàng Ngưu phải là con Bò. Cái tên Kim ngưu như vậy bắt nguồn từ ảnh hưởng của tín ngưỡng Hindu giáo ở khu vực này.
Câu đối nói tới Kim Ngưu:
億年顯跡金牛上
萬古靈祠義冑西
Ức niên hiển tích Kim Ngưu Thượng.
Vạn cổ linh từ Nghĩa Trụ Tây.
Dịch:
Nghìn năm rõ tích Kim Ngưu Thượng
Vạn thế đền thiêng Nghĩa Trụ Tây.
Chùa Đậu ở Thường Tín nơi thờ Pháp Điện và Sĩ Nhiếp cũng có câu đối nói tới con sông Bò (Ngưu giang) này:
龍派汪涵惠澤千秋傳聖跡
牛江環遶恩波萬世沐神休
Long phái uông hàm, huệ trạch thiên thu truyền thánh tích
Ngưu giang hoàn nhiễu, ân ba vạn thế mộc thần hưu.
Dịch:
Dòng rồng rộng sâu, đất nhân nghìn thu truyền tích thánh
Sông trâu bao bọc, sóng ân vạn thế thấm điềm thần.

Đôi câu đối ở chùa Đậu.

Một điểm nữa là Thiên Đế điện cũng là nơi để cầu đảo khi gặp hạn hán. Bởi vì thần Indra – Đế Thích là thần Giông tố, có phép làm mưa.
Câu đối nói tới việc cầu đảo, cầu mưa, cầu phúc ở đền Thiên Đế Cầu Váu:
仙升佛降今如見
國擣民祈古以來
Tiên thăng Phật giáng kim như kiến
Quốc đảo dân kỳ cổ dĩ lai.
Dịch:
Tiên lên Phật xuống nay như thấy
Nước cúng dân cầu xưa tới giờ.
Bản thân tên thôn Cầu Váu hay bằng chữ Nho là Cầu Bảo 求保, nghĩa là cầu sự bảo trợ của thần.
Câu đối khác ở Cầu Váu nói tới sự bình an ở đây nhờ có Thiên Đế:
曲奏霓裳天上月
人皆絃管陸中仙
Khúc tấu nghê thường Thiên thượng Nguyệt
Nhân giai huyền quản Lục trung Tiên.
Dịch:
Nghê thường tấu khúc Trăng trên Trời
Đàn hát cùng người Tiên tại đất.
Thiên Đế làm mưa còn gặp trong tục thờ Tứ pháp, với di tích chùa Đậu ở Thường Tín, nơi Sĩ Nhiếp đã cho dựng Kính Thiên Điện (nơi thờ Thiên Đế?). Tại chùa Đậu còn có chùa Vua (Thiên Đế) và hiện tìm thấy một bức tượng lạ hình một vị thần có 6 tay. Rất có thể đây chính là bức tượng Thiên Đế – thần Shiva của Hindu giáo.
Hình tượng con Bò thần cũng gặp trong sự tích của Tứ pháp và Sỹ Nhiếp, là 2 con “cừu” đá, 1 con ở chùa Dâu nơi thờ Pháp Vũ cùng Thạch Quang Phật, 1 ở lăng mộ Sỹ Nhiếp. Bản thân Thạch Quang Phật vốn là một tảng đá có hình Linga, mà Linga là biểu tượng của thần Shiva. Chùa Dâu không gì khác vốn là một điện thờ Thiên Đế, bên trong thờ Linga, ngoài thờ Tứ pháp là Tứ đại thiên vương của Hindu giáo, ngoài sân có chú bò thần Nadin ngồi chầu ở chân tháp Hòa Phong.

IMG_4569
Con Bò ở lăng Sỹ Nhiếp tại Tam Á, Thuận Thành, Bắc Ninh.

Trong thần tích thì Đế Thích được Thượng Đế ban cho lục thần ngũ trí nên là người rất thông tuệ. Truyền thuyết dân gian kể thành chuyện Đế Thích là một kỳ thủ tài giỏi, đã từng so tài cùng Trương Ba và hồi mạng cho họ Trương khi mất. Đền thờ Trương Ba và Đế Thích nay ở xã Liêu Hạ, Yên Mỹ, Hưng Yên. Câu chuyện Hồn Trương Ba này cũng mang đậm màu sắc của Hindu giáo.
Các câu đối ở đền Cầu Váu thường gắn liền chuyện Đế Thích diệt quỷ Càn Sát và đánh cờ cùng Trương Ba:
滅鬼一弓方顯聖
出人半局始知天
Diệt quỷ nhất cung phương hiển thánh
Xuất nhân bán cục thủy tri thiên.
Dịch:
Trừ quỷ một cung nơi hiển thánh
Giáng nhân nửa cuộc mới biết trời.
Hay như câu:
錫類人褱多范子
侯棋世界少張公
Tích loại nhân hoài đa Phạm tử
Hầu kì thế giới thiểu Trương Công.
Dịch:
Góp lành người mong nhiều Phạm tử
Tướng cờ thế giới hiếm Trương công.
Khả năng cải tử hoàn sinh là một quyền năng rất lớn, chỉ có những bậc Thiên thần đặc biệt mới làm được. Ở đền Cầu Váu ngoài cửa nghi môn có 2 bức tượng lớn, được gọi là tượng Nam Tào Bắc Đẩu. Tức là những vị nắm sổ sinh tử của chúng sinh.

Tượng Nam Tào, Bắc Đẩu đền Cầu Váu.

Câu đối ở đền:
世無乾𩴳弓常静
人盡張公命可囬
Thế vô Càn Sát cung thường tĩnh
Nhân tận Trương Công mệnh khả hồi.
Dịch:
Đời không Càn Sát cung thường tĩnh
Người đến Trương Công mệnh còn hồi.
Như thế, Hindu giáo đã vào miền Bắc Việt từ rất sớm. Sau này những đền thờ Hindu bị chuyển thành “chùa”, tưởng rằng là thờ Phật. Bản thân các vị thần Hindu cũng được gọi là các chư Phật. Hindu giáo hay Bà La Môn, Ấn Độ giáo vốn là tôn giáo có trước Phật giáo. Về sau khi đức Thích Ca ra đời, một bộ phận lớn tín đồ Bà La Môn mới cải sang đạo Phật. Đạo Phật tới này còn dùng rất nhiều biểu tượng và thần điện của Bà La Môn.
Câu đối ở đền Cầu Váu liên quan đến nhận định này:
色空理悟曇而聖
生化機玄帝又天
Sắc không lý ngộ Đàm nhi Thánh
Sinh hóa cơ huyền Đế hựu Thiên.
Dịch:
Biết lẽ sắc không Phật mà Thánh
Diệu kỳ sinh hóa Đế cùng Trời.
Hay câu:
永清鬼類神哉佛
保惠黔黎聖即天
Vĩnh thanh quỷ loại Thần tai Phật 
Bảo huệ kiềm lê Thánh tức Thiên.
Dịch:
Mãi không loại quỷ Thần như Phật
Giữ ái dân đen Thánh cũng Trời.

 

Hindu giáo trong văn hóa Việt cổ

Ảnh hưởng của Ấn Độ đến văn hóa Việt tưởng chừng bắt đầu sớm nhất là Phật giáo. Chứng tích thường được dẫn một cách “chắc chắn” là chuyện Man Nương và Phật Tứ Pháp dưới thời Sỹ Nhiếp. Tuy nhiên, thực tế Phật giáo không phải là tín ngưỡng sớm nhất đến nước ta từ Ấn Độ.

duong long
Tháp Dương Long ở Tây Sơn, Bình Định, gồm 3 tháp thờ bộ ba vị thần Hindu giáo là Brahma, Visnu và Shiva.

Truyện Dạ Xoa Vương trong Lĩnh Nam chích quái:
Xưa về thời thượng cổ, ngoài nước Âu Lạc của nước Nam Việt có nước Diệu Nghiêm, hiệu là Dạ Xoa Vương, có người gọi là Trường Minh Vương, có người gọi là Thập Đầu Vương. Nước ấy phía Bắc giáp nước Hồ Tôn Tinh. Nước Hồ Tôn Tinh gọi là Thập Xoa Vương, Thái tử gọi là Vy Tư.
Vợ Vy Tư gọi là Bạch Tinh Hậu Nương, dung mạo mỹ lệ, đời ít ai có; Dạ Xoa Vương nghe tiếng mà thích bèn đem dân chúng vây đánh nước Hồ Tôn Tinh, bắt được nàng Bạch Tinh Hậu Nương.
Vy Tư giận mới thắng lĩnh bọn di hậu dẹp núi lấp biển hết thảy hóa ra đất bằng, phá nước Diệu Nghiêm, giết Dạ Xoa Vương, lại đem nàng Tinh Hậu trở về.
Nước Hồ Tôn Tinh là tinh của loài khỉ bây giờ là nước Chiêm Thành vậy.
Truyện này chép rằng nước Nam Việt – Âu Lạc là một nước, song song cùng thời với nước Văn Lang (mà biên giới phía Nam giáp Hồ Tôn). Điều này chứng tỏ Văn Lang và Âu Lạc là tên của cùng một quốc gia thời Hùng Vương mà thôi. An Dương Vương lập nước Âu Lạc cũng là Hùng Vương dựng nước Văn Lang.

da xoa duong long
Hình chạm đá các Dạ Xoa trên tháp Dương Long ở Tây Sơn, Bình Định.

Phía Nam của nước Văn Lang – Âu Lạc có nước Hồ Tôn. Câu chuyện thái tử Vy Tư nhờ khỉ tinh cứu vợ Bạch Tinh Nương dễ thấy là mang bóng dáng của sử thi Ramayana, kể về chuyện giữa chàng Rama và nàng Sita.
Vợ Rama, nàng Sita, tình nguyện theo Rama vào rừng sống ẩn, luyện tập võ nghệ. Quỷ vương Ravana ở đảo Lanka lập mưu cướp nàng Sita đem về làm vợ. Hắn dụ dỗ và ép buộc nàng nhưng nàng đã kịch liệt chống cự. Mất Sita, Rama đau buồn khôn xiết. Chàng quyết tâm cứu bằng được vợ trở về. Trên đường đi, Rama gặp và giúp đỡ vua khỉ Xugriva, sau đó chàng được tướng khỉ Hanuman cùng đoàn quân khỉ giúp. Cuối cùng Rama cũng c­ứu được Sita.
Rama là một hóa thân của thần bảo tồn Visnu, một trong ba vị thần tối cao của Hindu giáo. Có thể tên gọi Trường Minh Vương cùng nghĩa với thần bảo tồn – Visnu.

khuong my
Hình khỉ trên tháp Khương Mỹ (Quảng Nam).

Hình tượng khỉ gặp trên trang trí các tháp Chăm cổ ở Quảng Nam như ở Trà Kiệu hay Khương Mỹ.
Phía Nam của nước Hồ Tôn là nước Dạ Xoa của Thập Đầu Vương. Dạ Xoa là bộ chúng của thần quỷ Kubera. Cũng có chỗ Dạ Xoa đồng nghĩa với quỷ La Sát (Rakshasa). Thủ lĩnh của quỷ La Sát là Ravana có 10 đầu, là kẻ thù của Rama đã bắt cóc nàng Sita trong sử thi Ramayana. Như thế Thập Đầu Vương là hình tượng của chúa quỷ La Sát Ravana. Và Truyện Dạ Xoa Vương hoàn toàn khớp với sử thi Ramayana.

300px-ravanaChúa quỷ La Sát Ravana (ảnh internet).

Truyện Dạ Xoa Vương cho biết Hindu giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc đến vùng Trung Bộ và Nam Trung Bộ Việt từ thời Hùng Vương. Còn ở miền Bắc Việt liệu có ảnh hưởng của tôn giáo này không?
Dấu chứng rõ ràng của đạo Hindu – Bà La Môn ở Bắc Việt là Truyện Man Nương. Dưới thời Sỹ Nhiếp, vị đạo sĩ Bà La Môn đến từ Ấn Độ tên là Khâu Đà La đã có quan hệ với một người con gái địa phương là Man Nương, từ đó sinh ra 4 vị thần Tứ Pháp là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Tứ pháp được thờ và cầu mưa trong tín ngưỡng dân gian ở miền Bắc Việt.
Vị thần mưa trong Hindu giáo là thần Indra. Còn gọi là thần Đế Thích. Vị này có màu sắc chủ đạo là màu nâu đỏ, nay còn thấy trong việc thể hiện của tục thờ Tứ pháp dùng màu mận chín cho các tượng thờ.
Thần Indra còn có các tên Hán là Kiều Thi Ca (Kaucika) và Nhân Đà La. Có thể thấy những cái tên này rất gần với tên Khâu Đà La trong Truyện Man Nương.
Một trong những tính chất của thần Indra là tính thác loạn. Tính chất này cũng thể hiện trong quan hệ với Man Nương, sinh ra đứa bé gái. Hoặc truyền thuyết dân gian vùng Thuận Thành kể về thần Thạch Quang ban đêm thường xuyên hiện hình cưỡng hiếp phụ nữ ở trong làng. Hình của Thạch Quang Phật ở chùa Dâu được nhiều người nhận xét rằng đó là một dạng Linga. Mà Linga là biểu tượng của thần Shiva trong Hindu giáo. Đây là bằng chứng rất rõ ràng rằng tục thờ Tứ Pháp ở Bắc Việt chính là đạo Hindu.

p1150359
Tượng Thiên Vương trong tháp Hòa Phong của chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).

Đặc biệt là hình ảnh Tứ pháp cầu mưa tương ứng với hình tượng hộ pháp Tứ đại Thiên Vương của Hindu giáo.  Trong truyện Phong thần diễn nghĩa, Tứ đại thiên vương được coi là bốn vị thần cai quản mưa thuận gió hóa – “Phong Điều Vũ Thuận” gồm Nam phương Tăng Trưởng Thiên Vương, Đông phương Trì Quốc Thiên Vương, Bắc phương Đa Văn Thiên Vương và Tây phương Quảng Mục Thiên Vương. Như vậy chức năng làm mưa làm gió của các vị thiên vương này đã chuyển vào văn hóa Việt dưới dạng thần Tứ pháp.
Ở chùa Dâu, tượng Tứ đại thiên vương được đặt bên trong tháp Hòa Phong. Tên tháp Hòa Phong cùng một nghĩa với cầu mưa thuận gió hòa.

cuu chua dau
Con “cừu” ở chùa Dâu.

Trước tháp Hòa Phong ở chùa Dâu và lăng Sỹ Nhiếp tại Thuận Thành, Bắc Ninh có tượng con cừu đá. Con cừu đá này tương truyền là của Khâu Đà La.

bo nandi
Bò Nandi trước đền Preah Ko ở Strung Treng (Cambodia).

Thực ra đây là hình ảnh bò thần Nandi, vật cưỡi của thần Shiva trong Hindu giáo. Hình ảnh con vật nằm phục 4 chân là đặc trưng của bò thần Nandi. Ở Ấn Độ có loại bò sừng cong vặn xuống tương tự như tượng ở chùa Dâu. Bản thân thần Indra cũng có hóa thân là con bò đực.

shiva chua dauTượng sáu tay ở chùa Đậu.

Thêm một liên hệ nữa là ở chùa Đậu (Thường Tín) người dân đã tìm thấy một bức tượng lạ, hình dáng như một đạo sĩ đang ngồi thiền, nhưng lại có 6 cánh tay. Đây không phải là một vị bồ tát hay Quan Âm vì vị này đội mũ như đạo sĩ và không ngồi trên tòa sen. Nhiều khả năng bức tượng này thể hiện một vị thần của Hindu giáo, có thể là thần Shiva.

shiva chien dan
Tượng thần Shiva cưỡi trên con bò thần ở tháp Chiên Đàn (Quảng Nam).

Như vậy, Truyện Man Nương dưới thời Sỹ Nhiếp là dấu ấn sâu sắc của Hindu giáo chứ không phải đạo Phật. Rất nhiều hình tượng của Hindu giáo sau này được thấy trong điêu khắc thời Lý Trần như hình chim thần Garuda (Kim Sỉ Điểu), người chim Kinara (Khẩn Na La), nhạc công thiên thần Ganharva (Cát Thàn Bà) hay vũ nữ Apsara chưa chắc đã là ảnh hưởng của văn hóa Chăm, mà có thể chúng đã sớm xuất hiện trong văn hóa Việt từ những năm đầu Công nguyên.

 

 

 

 

Tứ pháp và Thái Thượng Lão Quân ở Hà Nam

IMG_4586

Chùa Bà Đanh nằm bên dòng sông Đáy cạnh hòn núi Ngọc là một thắng cảnh có tiếng của đất Hà Nam. Chùa còn có tên là Bảo Sơn tự, tương truyền rằng vào thế kỷ thứ VII, đây là một ngôi đền nhỏ thờ Tứ pháp, đến thời Lê chùa được xây dựng đàng hoàng và to đẹp hơn. Câu đối trong chùa ca ngợi cảnh đẹp và sự linh thiêng của ngôi chùa độc đáo này:
神界寂空水鏡山鬟層閣外
靈蹤彷彿竹響松濤半天来
Thần giới tịch không, thủy kính sơn hoàn tằng các ngoại
Linh tung phảng phất, tùng đào trúc hưởng bán thiên lai.
Dịch:
Cõi thần lặng không, núi bọc nước soi tầng gác trước
Dấu thiêng phảng phất, trúc reo thông vẫy nửa trời qua.

IMG_4581 (2)Chùa Bà Đanh – núi Ngọc.

Trong cung cấm của chùa ngoài một pho tượng Tứ pháp còn có tượng Phật Tam Thế cùng với Thái Thượng Lão quân và Nam Tào, Bắc Đẩu. Câu đối trong chùa nói về Tứ pháp:
榕化靈光儕四法
梅修品格遇三乘
Dong hóa linh quang sài tứ pháp
Mai tu phẩm cách ngộ tam thừa.
Dịch:
Cây dung hóa thiêng cùng Tứ pháp
Cốt mai tu phẩm rõ Tam thừa.
Câu đối này nói tới sự tích bà Man Nương thời Sĩ Nhiếp ở thành Luy Lâu, theo thầy Khâu Đà La tu hành, sau đó sinh một đứa con gái, được thầy làm phép gửi vào trong một cây dung thụ bên sông. Về sau cây dung thụ được dùng để tạc tượng Tứ pháp, là các vị thần cầu mưa linh ứng ở khu vực này.
Tứ pháp gồm 4 vị nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Dân gian gọi là các Bà Dâu, Bà Dàn, Bà Đậu, Bà Nành, … tùy từng địa phương. Có nhiều ý kiến cho rằng các “bà” ở đây là ảnh hưởng tín ngưỡng thờ thần của người Chăm, do các tù binh Chăm thời Lý Trần Lê lập nên…
Mây Mưa Sấm Chớp thực ra là 4 tính chất của Đế Thích hay thần dông tố Indra, một vị thần tối cao của đạo Bà Là Môn. Có thể chữ “Bà” trong tên “Bà Đanh” ở đây chính là chỉ đạo Bà – La Môn. Chữ “Bà” này không phải là yếu tố ảnh hưởng của người Chăm từ Trung Bộ Việt như thường nghĩ. Khu vực Trung Bộ Việt vào đầu Công nguyên đang thuộc cai quản của Sĩ Nhiếp ở miền Bắc. Khâu Đà La, Sĩ Nhiếp thực chất là các tu sĩ của đạo Bà La Môn. Do đó, nếu đạo Bà La Môn phổ biến ở Giao Chỉ thì cũng phổ biến ở miền Trung. “Người Chăm” miền Trung như vậy chịu ảnh hưởng tín ngưỡng của người Việt ở miền Bắc trong trường hợp này.

Một chút bàn luận về nhân vật Sĩ Nhiếp trong sử Việt của tác giả Văn Nhân Nguyễn Quang Nhật: Sử hiện nay cho Sĩ Nhiếp có tên khác là Sĩ Tiếp. Suy nghĩ theo hướng khác thì Sĩ không phải là họ mà chỉ kẻ Sĩ hay người có học. Sĩ Tiếp là quan triều Lý Bôn (Lưu Bang) và Vương Mãn. Cuối thời Vương Mãn bọn Lục Lâm thảo khấu nổi loạn chiếm kinh đô Tràng An, giết vua Vương Mãn. Không còn vua và triều đình trung ương, khắp nơi các quan đầu mục nổi lên xưng tướng, xưng vương. Riêng Sĩ Tiếp chỉ đóng cửa giữ thành, bảo an dân chúng… Phải chăng chính vì thế mà sử gọi là Sĩ Tiếp? Chữ “tiếp” là tiếp tục – tiếp nối…
Thời Hai Bà Trưng sử hiện nay bỏ qua hẳn chi tiết Mã Viện sau khi diệt Đô Dương bộ tướng của Trưng Vương thì nghị hoà… 2 nước Hán – Trưng nhà ai nấy ở. Biên giới được đánh dấu bằng cột đồng ở động Cổ Sâm – Khâm Châu, nay thuộc Quảng Tây. Tư liệu viết trên cột đồng khắc câu … trụ đồng gãy thì Giao Chỉ… tiêu đời… tức rất rõ ràng lúc cắm cột đồng phân ranh thì Giao Chỉ còn nguyên…
Do bỏ hẳn đoạn sử này nên sử cả ta và Tàu quên luôn không nói gì đến “nước” và bộ máy lãnh đạo quốc gia trên đất Giao Chỉ thời hậu Trưng này.
Sử thuyết Hùng Việt cho rằng thủ lãnh nước hậu Trưng chính là Sĩ Nhiếp – Ngạn Uy được chép trong sử.
Sĩ Nhiếp tức kẻ sĩ nhiếp quyền, đặt kinh đô nước hậu Trưng ở Luy Lâu, sau theo về với Tôn Quyền. Luy Lâu trở thành thủ phủ của Giao Châu như chép trong sử.
Quan điểm của Sử thuyết Hùng Việt là: lịch sử Thiên hạ không có thời Tam quốc, chỉ có thời Lưỡng quốc kháng Ngụy. 2 nước Thục và Ngô của người Trung Hoa vừa đánh lẫn nhau vì thù trong, vừa cùng nhau chống lại nước Ngụy của Hán tộc, tức giặc ngoài.
Gần đây việc khai quật thành Luy Lâu lần 2 đã phát hiện tới 900 mảnh khuôn đúc trống đồng với đủ loại hoa văn đặc trưng của trống đồng Đông Sơn. Niên đại của lò đúc trống đồng này ước định quãng thế kỷ 3-4.
Luy Lâu, thủ phủ Giao Châu thời Sĩ Nhiếp là đất của người Việt, nên ở đấy đúc trống đồng theo tục Việt là hoàn toàn hợp lẽ. Còn theo sử hiện nay đấy là thời Hán thuộc thì sự việc Luy Lâu đúc trống cũng giống như nước Hồi giáo chế mõ tụng kinh Phật vậy… Làm gì có việc như thế.

Vi keo

Bộ vì kèo ở chùa Bà Đanh.

Đôi câu đối ở khu tiền tế bên ngoài chùa Bà Đanh:
地湧寒江傳妙決
天移蓬島在人間
Địa dũng hàn giang truyền diệu quyết
Thiên di bồng đảo tại nhân gian.
Dịch:
Đất phun sông mát truyền phép lạ
Trời chuyển đảo bồng chốn nhân gian.
Câu đầu chỉ phép màu của Tứ pháp tạo nguồn nước cứu hạn cho nhân dân. Vế đối sau ca ngợi cảnh đẹp ở đây như chốn Bồng Lai tiên cảnh. Có thể câu này ứng với tục thờ Thái Thượng Lão Quân trong chùa, là một nơi tiên tích của đạo Giáo.

Bao Son tu

Chính điện Bảo Sơn tự.

Câu đối ở gian giữa chùa Bà Đanh:
化鼓两間司橐籥
功高四法凜靈聲
Hóa cổ lưỡng gian tư thác thược
Công cao tứ pháp lẫm linh thanh.

Vế đối sau thì ý tứ khá rõ ràng, công của Tứ pháp to lớn, vang vọng mãi tiếng thiêng. Còn vế đối đầu tương đối khó hiểu. Vế này sử dụng từ ngữ trong Đạo Đức Kinh, chương 5 – Thiên Thượng:
Thiên địa chi gian, kì do thác thược hồ
Tạm dịch là Trời đất là không gian, giống như cái ống bễ vậy.
“Hóa cổ” là cái trống Tạo hóa. Cả vế này “Hóa cổ lưỡng gian tư thạc thược” hiểu nôm na là: Trống Hóa Công có 2 gian (Trời và Đất) thì (ngài) cai quản cái ống bễ nối chúng.
Đối tượng được nói đến ở đây là người cai quản sự liên thông giữa trời và đất chính là Thái Thượng Lão Quân. Vế đối này như vậy ca ngợi vai trò, quyền lực của Thái Thượng Lão Quân.
Câu đối trên là dẫn chứng một cách rõ ràng rằng chùa Bà Đanh thờ Thái Thượng Lão Quân như một đối tượng thờ chính, sánh ngang cùng với Tứ pháp, chứ không phải phối thờ.
Chùa Ba Đanh như vậy thờ tới 3 tôn giáo:

  • Tứ pháp là đạo Bà La Môn.
  • Đạo Phật, và
  • Đạo Lão.

Đây không phải mô hình Tam giáo đồng lưu thông thường vì không có yếu tố “Nho giáo” trong chùa này. Chắc chắn tục thờ cúng này có nguồn gốc, có lịch sử hình thành riêng của nó. Tại sao Thái Thượng Lão Quân lại được thờ cùng Tứ pháp ở chùa Bà Đanh?
Thần tích vùng Phủ Lý, Hà Nam giải đáp câu hỏi này. Theo thần tích của xã Phù Đạm thì Thái Thượng Lão Quân, hiệu là Lý Bá Hoành, tự là Lão Đam, húy là Thái Ông. Ngài giáng sinh đầu thai ở thôn Kim Chân, xã Thúc Lực…
Ngài vốn tính thông minh, thông hiểu thiên văn địa lý. Ngài đem đạo phù thủy truyền bá cho nhân dân. Ngài đến xã Phù Khê (tức Phù Đạm) thấy nhân dân trong xã bị dịch chết quá nửa. Ngài bèn đóng giả một cụ già viết 1 đạo bùa thổi vào trong xã, bao nhiêu người bị bệnh trong xã đều khỏi…

P1210273Đình Phù Vân ở Phủ Lý.

Thôn Phù Vân của xã Phù Đạm xưa nay thuộc thành phố Phủ Lý. Đình Phù Vân vẫn còn lưu giữ được tục thờ Thái Thượng Lão Quân ở đây. Theo thần tích trên Thái Thượng Lão Quân chính là Lão Tử, vị tổ sư của Đạo Giáo. Lão Tử giáng sinh ở ngay khu vực Hà Nam của nước ta, từng chữa dịch bệnh cho nhân dân trong vùng. Đó là lý do tại sao khu vực Hà Nam lại thờ Thái Thượng Lão Quân như ở chùa Bà Đanh. Các di tích và truyền tích ở Hà Nam là minh chứng về quê hương bản quán của Lão Tử ở Việt Nam, ngay trên đất Hà Nam.
Câu đối khác ở chùa Bà Đanh:
一息蓬蓬八表遊行天地使
層臺屹屹萬家欹頌海山僊
Nhất tức bồng bồng, bát biểu du hành thiên địa sử
Tằng đài ngật ngật, vạn gia y tụng hải sơn tiên.
Dịch:
Một thoáng bồng bồng, tám phương du hành khiển trời đất
Hai tầng ngân ngất, vạn nhà khen tụng thần núi sông.

Các bộ tứ trong thần điện Việt: Tứ pháp

Tứ pháp là bộ bốn vị thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện (Mây, Mưa, Sấm, Chớp), được kể trong Truyện Man Nương. Chuyện xảy ra dưới thời Sỹ Nhiếp, liên quan tới vị sư đến từ Ấn Độ là Khâu Đà La. Tứ pháp được tạo tượng thờ từ thân cây dung thụ, nơi ẩn chứa đứa con gái của Man Nương và Khâu Đà La và được tin là các thần cầu mưa rất linh ứng.
Sự tích Tứ pháp được tóm tắt trong câu đối sau ở chùa Đậu (chùa Thành Đạo thờ Pháp Vũ ở Thường Tín, Hà Nội):
萬古仰玄功涸潤枯繁嘉惠普霑南海甸
两間鍾灝氣樹藏石化慶源溯自士王朝
Vạn cổ ngưỡng huyền công, hạc nhuận khô phồn, gia huệ phổ triêm Nam hải điện
Lưỡng gian chung hạo khí, thụ tàng thạch hóa, khánh nguyên tố tự Sỹ Vương triều.
Dịch:
Vạn năm ngưỡng phép thiêng, thấm hạn tưới khô, ơn lành phủ khắp điện Nam Hải
Hai gian đúc khí lớn, giấu cây hóa đá, nguồn tốt đến từ triều Sỹ Vương.
Thụ tàng” chỉ chuyện Man Nương sinh con, mang cho Khâu Đà La, Khâu Đà La giấu đứa bé trong cây Dung thụ, sau trở thành Tứ pháp. “Thạch hóa” chỉ chuyện phần cây Dung thụ có đứa bé con Khâu Đà La cứng như đá, rìa búa bổ vào đều mẻ. Sau được tạc thành Thạch Quang Phật.
Trong các bài viết trước đây đã từng xác định, Tứ pháp là bốn tính chất hay là hiện thân của thần dông tố Indra, vị thần tối cao của đạo Bà La Môn. Khâu Đà La và bản thân Sỹ Nhiếp là những tu sĩ theo Bà La Môn giáo.

Bia chua DauBia đá “Tu tạo Pháp Vũ tự bi” chùa Đậu.

Chùa Đậu ở Thường Tín còn gọi là chùa Vua, không phải là chùa dành cho vua chúa (Sỹ Nhiếp không xưng vua), mà là chùa thờ Vua. Vua ở đây là thần Phạm Thiên – Đế Thích của đạo Bà La Môn. Chùa này theo các tư liệu vốn có tên là Kính Thiên điện hay điện thờ Trời.
Tương tự, ở thành phố Hà Nội cũng có chùa Vua thờ thần Đế Thích. Khu vực chợ gần đó gọi là chợ Trời, không phải là chợ ở ngoài trời, mà là khu vực thờ ông Trời. Chùa Vua đúng tên mà nay còn ghi ở đó là Thiên Đế điện.
Đế Thích là vị thần cai quản thời tiết và chiến tranh. Cũng vì vậy mà dân gian kể thành ra Đế Thích rất giỏi chơi cờ. Chơi cờ tướng là nghệ thuật điều binh khiển tướng, tức là tổ chức chiến tranh.

Thiên Đế điện – chùa Vua Hà Nội.

Đạo Bà La Môn như vậy rất thịnh hành dưới thời Sỹ Nhiếp ở cả miền Bắc và miền Trung Việt. Họ Phạm của Sĩ Nhiếp cũng như họ Phạm ở Lâm Ấp có thể vừa là pháp danh trong đạo, vừa là họ. Trong quan niệm của Bà La Môn thì tầng lớp thống trị là con của thánh thần. Thần Bà La Môn là Phạm Thiên nên người cai quản đất nước cũng mang họ Phạm.
Như thế trung tâm Luy Lâu vốn khởi đầu không phải là bởi Phật giáo mà là đạo Bà La Môn. Chỉ sau khi Sỹ Nhiếp mất thì Phật giáo ở đây mới bắt đầu nổi lên, bằng sự xuất hiện của sư tổ Khương Tăng Hội, chép dịch kinh và truyền đạo. Việc Khương Tăng Hội từng sang Kiến Nghiệp để thuyết giáo cho Tôn Quyền nay có thể hiểu lại.
Khi Sỹ Nhiếp mất, Tôn Quyền cho Lữ Đại sang thay họ Sỹ – Phạm cai quản Giao Châu. Việc Đông Ngô khuyến khích Phật Giáo ở Giao Châu như thế còn có ý nghĩa về chính trị, nhằm loại bỏ “tàn dư” của thời Sỹ Nhiếp do Bà La Môn giáo thống trị. Giao Châu từ đó chuyển sang chịu ảnh hưởng của đạo Phật. Trong khi khu vực miền Trung vẫn tiếp tục do họ Phạm lãnh đạo và tiếp tục theo Bà La Môn giáo. Khương Tăng Hội không chỉ từ Giao Châu sang thuyết giáo Tôn Quyền mà có thể đã dựa vào Tôn Quyền để khuếch trương Phật giáo tại Giao Châu, nơi vốn là lãnh địa của Bà La Môn giáo họ Phạm.
Vị sư tổ Thiền tông Khương Tăng Hội đã soạn các bản kinh bằng chữ Nho rõ ràng là với mục đích truyền bá Phật Giáo ở Giao Châu sau thời Sỹ Nhiếp. Tác phẩm Lục độ tập kinh của Khương Tăng Hội do đó không phải là kinh nguyên văn của Ấn Độ được dịch mà là sách do Khương Tăng Hội sáng tác với mục đích truyền giáo vào Giao Châu – Trung Quốc. Chính vì vậy mà trong Lục độ tập kinh ta thấy xuất hiện có những mô típ điển hình của truyền thuyết Việt như chuyện sinh trăm trứng hay chuyện sừng tê bảy tấc rẽ nước (An Dương Vương). Thiền sư Lê Mạnh Thát đã từng lấy đây làm dẫn chứng để cho rằng các truyền thuyết của nước ta là đi chép từ kinh của Ấn Độ. Như vậy là không hợp lý. Ngược lại, đây là những truyền thuyết Việt đã được Khương Tăng Hội vận dụng đưa vào trong kinh Phật để cho phù hợp với tâm lý và tư tưởng người Việt khi mới truyền giáo. Thủ pháp truyền giáo này được áp dụng ở thời kỳ đầu du nhập đạo Phật sang phương Đông như thời Đông Tấn có sư Tuệ Viễn đã dùng các điển tích của Trang Tử để giảng đạo Phật ở Trung Quốc.
Việc một khu vực chuyển từ ảnh hưởng của Bà La Môn giáo sang Phật giáo gặp rất phổ biến ở thời kỳ đầu của Phật giáo. Sự việc này được hình ảnh hóa thành ra 2 vị thần tối cao của Bà La Môn giáo là Indra (Đế Thích) và Brahma (Phạm Thiên) trở thành 2 vị hộ pháp khi Phật tổ ra đời. Trong các chùa ngày nay thường gặp tượng của Phạm Thiên và Đế Thích đặt ở 2 bên tượng Cửu long (Thích Ca sơ sinh) hoặc thờ thành ban Đức Ông riêng.

Duc OngBan thờ Đức Ông chùa Bộc.

Ở chùa Bộc có ban thờ Đức Ông nằm phía bên trái chính điện. Bức tượng Đức Ông này có quần áo trang phục như một vị vua và được cho là hình tượng của vua Quang Trung. Tuy nhiên, đôi câu đối hai bên ban thờ này chép:
洞裡無塵大地山河留棟宇
光中化佛小天世界轉風雲
Động lý vô trần, đại địa sơn hà lưu đống vũ
Quang trung hóa Phật, tiểu thiên thế giới chuyển phong vân.
Dịch:
Trong động bụi không, đất rộng núi sông lưu đền mái
Giữa quang phật hóa, một trời thế giới chuyển gió mưa.
Đoạn câu đối “tiểu thiên thế giới chuyển phong vân” là chỉ thần Đế Thích, vị thần cai quản chuyện làm mưa làm gió ở trên thế giới này đã theo Phật. Tứ pháp, Vân Vũ Lôi Điện, là hiện thân của thần Đế Thích, bắt nguồn từ Bà La Môn giáo du nhập vào Giao Châu dưới thời Sỹ Nhiếp. Sau này, từ khi Khương Tăng Hội soạn kinh và truyền giáo ở Giao Châu thì các điện thờ Tứ pháp mới chuyển hóa thành các chùa thờ Phật.

Bàn thêm về Sỹ Nhiếp và Tứ pháp

Thần tích xã Đặng Xá ở Ân Thi, Hưng Yên cung cấp một số chi tiết khác về sự tích Man Nương và tục thờ Tứ pháp. Ngay ở đầu thần tích cho biết:
Tương truyền vào cuối đời Hán Minh Đế có một nhà sư tên là Khâu Đà La vốn dòng đạo Bà La Môn ở nước Thiên Trúc“.
Thông tin rất rõ ràng, Khâu Đà La là một nhà sư theo đạo Bà La Môn. Trong bài trước về Sỹ Nhiếp đã bàn, bản chất của tục thờ Tứ pháp là thờ thần dông tố Indra của đạo Bà La Môn. Cũng theo thần tích này thì chính Sỹ Nhiếp là người cho tạc tượng Tứ pháp và phổ biến tục thờ Tứ pháp ở khu vực miền Bắc. Như thế Sỹ Nhiếp có thể cũng là một tu sĩ theo đạo Bà La Môn, hoặc chí ít thì tín ngưỡng chính của Giao Châu thời Sỹ Nhiếp là đạo Bà La Môn, chứ không phải đạo Phật như vẫn nghĩ.

Chua DauCổng chùa Đậu ở Thường Tín.

Thần tích còn cung cấp thông tin rằng với sự “tư vấn” của thầy địa lý Quách Thông, tượng Pháp Vũ đầu tiên được dựng thờ ở chùa Thành Đạo, thuộc Sơn Nam, ở địa phận xã Gia Phúc, tổng La Phù, huyện Thượng Phúc. Địa chỉ này nay khớp với chùa Đậu ở thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội. Đậu cũng có nghĩa là Thành (Đạo).
Đặc biệt, thần tích Đặng Xá cho biết Sỹ Nhiếp đã chọn chỗ này để xây dựng Kính Thiên điện. Ở chùa Đậu tới nay còn lưu giữ cuốn sách bằng đồng do Sỹ Nhiếp viết. Trong sách đồng có đoạn tả cảnh chùa:
Đồng bằng bát ngát nẩy toà sen
Phật ngự trang nghiêm tựa động tiên
Đất phúc xây nên cung Nguyệt Điện
Trời Nam riêng hẳn cảnh thiên nhiên
Lô hương khói toả tan niềm tục
Hồ ngọc trăng soi rõ cửa thiền
Công đức từ bi bao xiết kể
Công lao vô lượng lại vô biên.
Bài thơ trong sách đồng như thế cũng nói tới một cung điện đã từng được dựng ở đây. Nội dung của bài thơ này có thể thấy tương tự bài thơ chép trong thần tích Đặng Xá:
Trùng trùng dũng địa xuất hồng liên
Chính khí chung lại bảo điện tiền
Lệ nhuận tây thiên tân đông vũ
Hùng khoa nam hải cựu sơn xuyên
Ngọc khê nguyệt đạm khai từ kính
Hương các phong lại tấu tuệ huyền
Tối thượng cập nhập đa phúc trạch
Huyền công vô lượng cánh vô lương.
Những thông tin trên rất hữu ích, là chỉ dẫn để hiểu thêm về di tích chùa Đậu và có thể là đầu mối để tìm kiếm vết tích của một cung điện cổ của Giao Châu từ thế kỷ thứ 3 ở chỗ này.

Bia chua DauBia Tu tạo Pháp Vũ tự ở chùa Đậu.

Đôi câu đối ở chùa Đậu cũng ghi nhận sự tích về Tứ pháp và Sỹ Nhiếp:
天使甘霖南越遥傳千古蹟
地開明鏡士王屹立萬年祠
Thiên sử cam lâm, Nam Việt diêu truyền thiên cổ tích
Địa khai minh kính, Sĩ Vương ngật lập vạn niên từ.
Dịch:
Trời khiến mưa lành, Nam Việt truyền xa tích thiên cổ
Đất mở gương sáng, Sĩ Vương dựng cao đền vạn năm.
Vế đầu câu đối nói tới Tứ Pháp (ở đây là Pháp Vũ – mưa) là tích truyện cổ truyền ở nước Nam Việt. Vế đối sau kể tại đất này Sĩ Vương đã cho dựng một ngôi đền cao.

Chinh dien chua Dau

Chính điện thờ của chùa Đậu.

Theo thần tích Đặng Xá trong 3 pho tượng còn lại thì tượng thánh Pháp Điện đặt tại chùa Trí Quả, gần với chỗ ở của thánh mẫu Man Nương. Chùa Trí Quả là chùa Dàn ở Thuận Thành, Bắc Ninh, nơi thờ Pháp Điện. Tuy nhiên, cũng địa điểm xã Trí Quả là nơi đã phát hiện tấm bia Xá lợi tháp minh thời Tùy. Tấm bia nói về việc Tùy Văn Đế năm Nhân Thọ nguyên niên (601) đã cho nhập xá lợi Phật vào chùa Thiền Chúng ở Giao Châu.
Có thể thấy, chùa Thiền Chúng được nói đến ở đây phải là chùa Dâu, nơi thờ Pháp Vân, cùng trong hệ thống Tứ pháp ở Thuận Thành. Chùa Dâu còn có tên là Thiền Định. Có thể từng được gọi là Thiền Chúng. Hoặc Thiền Chúng đọc phản thiết cho chữ Chiền, chỉ ngôi chùa nói chung. Điều này hoàn toàn phù hợp với lời kể của Cổ Châu Phật bản hạnh, một tư liệu cổ của chùa Dâu, kể rằng Tùy Văn Đế đã nhập xá lợi vào “chiền Cổ Châu”:

Thời ấy có ông Lưu Chi
Tâu rằng nhà Tùy Cao đế niên gian
Năm hòm xá lỵ Bụt quan
Giữa huyện Siêu Loại là chiền Cổ Châu
Danh lam bảo tháp phù đồ
Cao dự nghìn trượng khỏe phò thánh cung.

Thap Hoa Phong

Tháp Hòa Phong, bia tứ diện và con cừu đá chùa Dâu.

Tháp xá lợi thời Tùy chính là ở chỗ tháp Hòa Phong nay của chùa Dâu. Tấm bia tứ diện dưới chân tháp Hòa Phong cũng xác nhận sự kiện này.
Đôi cừu đá, một ở tháp Hòa Phong, một ở lăng mộ Sỹ Nhiếp là tượng chứng về một thời kỳ Giao Châu tự chủ và sự du nhập của đạo Bà La Môn vào Giao Châu qua tín ngưỡng Tứ pháp, cầu mưa.