Lịch sử mạt kỳ Hùng Vương và thời Bắc thuộc

Thời đại Hùng Vương bước sang một trang mới khi Tần Thủy Hoàng hoàn thành đại nghiệp thống nhất lục quốc, lập nên đất nước Trung Hoa, xưng Đế như thời Thái cổ. Tuy nhiên, từ chế độ phong kiến phân quyền, kiến hầu lập bình để chuyển sang chế độ Trung Hoa thống nhất không hề nhanh gọn như vậy. Ngay sau khi Thủy Hoàng mất, thiên hạ nhà Tần lại chia năm xẻ bảy, các chư hầu xưa lại nổi lên. Nhưng bánh xe lịch sử không ngừng tiến lên. Lưu Bang, một đình trưởng nhỏ ở đất Thái Bình (Bái), nhân thời thế tạo anh hùng, đã hoàn thành được việc thống nhất lại thiên hạ, vượt qua đối thủ lớn nhất là Sở Bá Vương Hạng Vũ. Lưu Bang được truyền thuyết Việt gọi là Triệu Vũ Đế hay dã sử gọi là Nam Đế Lý Bôn.

Vấn đề xưng vương cát cứ của các chư hầu dưới thời nhà Hiếu vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Ngay sau khi Lữ Hậu mất, vị Vua Bà nắm đại quyền nhà Hiếu sau Lưu Bang, Trung Hoa lại rạch đôi Nam Bắc. Bắc quốc do chính dòng của Lưu Bang nắm giữ. Nam quốc do một nhánh của họ Lưu với sự trợ giúp của nhà họ Lữ đã xưng Đế nước Nam Việt. Dã sử Việt gọi là Triệu Việt Vương, nối nghiệp Lý Nam Đế ở nước Nam Việt.

Phải tới khi Lưu Triệt, một vị quân vương hiển hách của nhà Hiếu trị vì thì nước Nam Việt mới bị diệt. Vua Triệu cùng thừa tướng Lữ Gia bỏ kinh đô Phiên Ngung thất thủ, lên lâu thuyền chạy về phương Nam, tới vùng cửa biển Đại Ác ở Nam Định thì bị quân của nhà Hiếu truy sát. Vua Triệu bị bắt giết. Nhưng gia quyến nhà Triệu là các hoàng phi họ Lữ ngược dòng sông Đáy về đất tổ Phong Châu ẩn náu. Để rồi một thời gian ngắn sau đó, tại cửa sông Hát, Trưng nữ Vương lập tế đàn cầu khấn tiên tổ Long Quân, thề đền nợ nước trả thù nhà, dẫn quân chiếm lại Long Biên.

Khởi nghĩa của Trưng Vương họ Lã làm chủ được đất Bắc Việt trong vài năm. Nhà Hiếu một lần nữa cử Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức kéo sang, dập tắt cuộc khởi nghĩa, lập lại chế độ quận huyện ở miền Bắc Việt. Vùng đất này trở thành Giao Châu 7 quận, với trị sở ở Luy Lâu. Nối tiếp cai trị tại đây là các Thái thú, Châu mục người địa phương, rất có học thức và có lòng với non sông đất nước là Đặng Nhượng và Tích Quang. Những vị cư sĩ họ Đặng được người Việt tôn làm Nam Giao học tổ, và khắc ghi công đức giáo dân hóa lý trên miền đất này.

Cuối thời Hùng Vương, Vương Mãn là một ngoại thích đã tiếm ngôi nhà Hiếu và thực hiện một loạt cải cách sâu rộng trên cả nước. Tiếc thay, cải cách tiến hành quá vội vã đã làm lung lay cơ tầng toàn xã hội, dẫn đến thế nước suy vong. Nhân thời Trung Hoa suy yếu, lũ thảo khấu Lục Lâm đắc thế chiếm được kinh đô Trường An, rồi dần thôn tính các vùng đất, trong đó có cả trận tử chiến của các cư sĩ họ Đặng ở Long Biên. Trung Hoa rơi vào thời Bắc thuộc bởi Hán quân từ Hán Quang Vũ.

Những cuộc khởi nghĩa giải phóng đất nước chống lại sự cai trị của Hán tộc từ đó chưa bao giờ ngừng, lớp trước nối tiếp lớp sau, lấy máu xương đắp đổi núi sông. Trền miền đất Việt, thủ lĩnh khởi nghĩa lúc này là Lý Bí, mà được sử chép là Khu Liên, đánh phá châu quận, giết được thứ sử Giao Châu là Chu Phù. Khu Liên có lẽ đã lên ngôi vua, mở ra nước Lâm Ấp ở phương Nam nên được gọi là Lý Nam Đế.

Khởi nghĩa của Lý Bí – Khu Liên bị giặc Hán đàn áp. Khu Liên mất, hoặc hy sinh. Lâm Ấp bấy giờ bị chia thành 2 phần. Phần phía Đông với trị sở ở Long Biên (Luy Lâu) do bên ngoại của Khu Liên mang họ Phạm cai quản. Sử chép là Sĩ Nhiếp. Phần phía Tây với trị sở ở vùng đất Ô Diên (Sơn Tây) do chính dòng họ Lý nắm giữ, sử gọi là Lý Phật Tử. Họ Lý vốn có nguồn gốc từ Lý Bôn – Triệu Vũ Đế nên xưng là Nam Chiếu. Người Nam Chiếu là con cháu Triệu Vũ Đế.

Trong khi đó, Hán tộc ở phương Bắc bị một loạt các cuộc khởi nghĩa của người Trung Hoa làm lung lay, mà lớn nhất là khởi nghĩa Hoàng Cân của anh em họ Trương. Từ đó dẫn đến hình thành thế chân vạc ba nước Ngụy Thục Ngô mà Thục và Ngô là 2 nước của người Hoa Việt, Ngụy là đám giặc ngoài Hán tộc. Bởi vậy mà Phạm Tu – Sĩ Nhiếp sau đó đã theo về với Đông Ngô, được phong là Long Biên Hầu. Còn Lý Phật Tử được biết dưới tên Man Vương Mạnh Hoạch, nhờ sự chiêu dụ của Võ Hầu Gia Cát đã thuần phục nhà Thục. Cả 2 vùng Đông và Tây Bắc Việt lúc này đều ở chế độ tự trị với nhà Ngô và Thục.

Khi nhà Tấn diệt Thục, vùng đất Tây Bắc của Lý Phật Tử – Mạnh Hoạch vẫn độc lập. Còn vùng đất phía Đông đã sát nhập vào Đông Ngô sau khi Sĩ Nhiếp qua đời, rồi tới thời Đào Hoàng đã phải hàng nhà Tấn. Chỉ còn lại mảnh đất phía Nam Trung Bộ do con cháu họ Phạm nắm giữ, vẫn xưng là Lâm Ấp, không phụ thuộc vào nhà Ngô hay Tấn.

Trải qua các đời Tấn, Tề, Lương, Trần, vùng Tây Bắc Việt vẫn độc lập dưới tên nước Nam (Nam Chiếu) do họ Lý làm vua. Gần đây Thiền sư Lê Mạnh Thát đã phát hiện vào thời này có những bức thư của một vị thủ lĩnh Giao Châu là Lý Miễu gửi cho các vị sư ở đất Bắc. Lý Miễu chính là dòng dõi Lý Phật Tử, nối đời cai quản vùng Tây Bắc Việt.

Tới thời Tùy, khi Giao Châu đạo hành quân tổng quản Lưu Phương áp sát vùng Tây Bắc, hậu duệ của họ Lý là Lý Bát Lang đã chiến đấu chống trả, rồi cuối cùng cũng hàng nhà Tùy. Từ đó Trung Hoa trở lại thống nhất toàn lãnh thổ như thời Triệu Vũ Đế – Lý Bôn xưa. Mảnh đất ở cực Nam là Lâm Ấp, cũng đã bị Lưu Phương tấn công và xóa sổ các vua họ Phạm. Lâm Ấp chấm dứt, thay vào đó là thời kỳ Hoàn Vương của người Chăm từ miền Nam Trung Bộ nắm giữ.

Đình Giang ở Viên Nội, Ứng Hòa, thờ Lý Nam Đế, người đã khai mở Lâm Ấp.

Điểm mới của “tường thuật” lịch sử trên đây là ở nhận định: Hậu Lý Nam Đế Lý Bí được thờ ở Việt Nam ngày nay không phải là Lưu Bị nhà Tây Thục, mà là Lý Khu Kiên (Khu Liên) của Lâm Ấp. Lưu Bị chưa từng tới đất Việt nên khó có khả năng ở Việt Nam thờ ông một cách dày đặc như thờ Lý Bí. Hơn nữa, có một số dẫn chứng cho thấy sự liên quan giữa Lý Bí và Lâm Ấp, như câu đối ở đình Giang tại Viên Nội, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, nơi thờ Lý Bí:

Nam diện ung dung, thác thủy tương truyền Lâm Ấp địa
Giang đình nghiễm nhã, cận quang trường chúc Vạn Xuân thiên.

Dịch:

Phương Nam ung dung, khởi đầu truyền đó đất Lâm Ấp
Đình Giang nghiêm nhã, rực sáng mãi còn trời Vạn Xuân. 

Nam Thiên cổ miếu thờ Triệu Việt Vương ở Hoằng Trung, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Hay ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa có đền thờ Triệu Việt Vương với sự tích vua Việt họ Triệu đi đánh dẹp Lâm Ấp ở Cửu Đức, Nhật Nam, là sự kiện không có đối với Triệu Quang Phục. Triệu Việt Vương đánh Lâm Ấp ở đây là vua Việt họ Lý thời nhà Triệu, tức là thời kỳ Nam Triệu của Lý Bí hay Lý Phật Tử.

Bảng sau tóm tắt lịch sử Việt vào cuối thời Hùng Vương và thời Bắc thuộc:

Ba vị họ Chu ở Thạch Thất và Mạnh Hoạch

Tiểu sử ba vị họ Chu thờ ở đền Quán Sải tại thôn Thúy Lai (Phú Kim, Thạch Thất, Hà Nội) được tóm tắt theo ban quản lý di tích như sau:
Tam tướng công sinh khoảng năm 300 – 350 thời Tam Quốc. Song thân làm thuốc rất có uy tín ở xứ Ba Trung. Tam tướng công đều là người văn võ song toàn cùng đỗ đầu trong 9 kỳ thi Hiếu Liêm do vua Hán Hiến Đế mở để tuyển chọn nhân tài ra giúp nước. Trong thời gian này miền Bắc nước ta bị giặc Mạnh Hoạch xâm chiếm. Vì vậy Tam tướng công được vua Hán (Lưu Bị) cử sang đánh dẹp giặc tại phương Nam. Khi sang nước ta Tam tướng công giữ yên lành cho nhân dân, dạy nhân dân làm thuốc, chữa bệnh, mở trường dạy học, dạy dân, chăn tằm làm ruộng… Tam tướng công còn bỏ tiền mua ruộng của 72 làng phát cho dân. Vì vậy Tam tướng công đã có 72 đền thờ (Thất thập nhị từ). Vì là phúc thần nên được các đời vua nước ta phong 23 sắc phong. Hiện nay còn lưu giữ trong các đình đền. Khi mất đã được an táng tại Quán Sải. Mộ thiên táng tại huyệt Đế Vương do chức sắc kỳ mục của 72 làng an táng Tam vị tướng công.

IMG_2975Nghi môn quán Sải.

Quán Sải là một công trình có quy mô của vùng Sơn Tây xưa. Người dân ở đây có câu “Thứ nhất đền Và, thứ nhì quán Sải, thứ ba đình Vồi”. Đền Và thờ Tản Viên Sơn Thánh là ngôi đền lớn ở thành phố Sơn Tây. Quán Sải và đình Vồi đều là 2 di tích ở xã Phú Kim của huyện Thạch Thất và đều thờ ba vị họ Chu nói ở trên. Sự so sánh 2 di tích này với đền Và cho thấy trước đây quy mô của quán Sải lớn như thế nào.
Quán Sải nằm ở thôn Thúy Lai. Cũng như đền Và có tên chữ là Vân Già, là từ phiên thiết từ âm Nôm của chữ Và, thì Thúy Lai cũng là tên phiên thiết từ âm Sải. Thúy = Súy nên Súy Lai thiết Sải.
Câu đối ở quán Sải:
顕聖一堂三千秋䀡仰
崇祠七十二萬古英靈
Hiển thánh nhất đường tam thiên thu chiêm ngưỡng
Sùng từ thất thập nhị vạn cổ anh linh.
Dịch:
Một nhà ba người hóa thánh, ngàn năm chiêm ngưỡng
Bảy mươi hai đền thờ cúng, vạn cổ linh thiêng.

IMG_3008Thúy Lai quán.

Tất nhiên con số 72 nơi là con số mang tính ước lệ. Có thể 72=9×8, trong 9 khu vực (cửu thiên) thì cả 8 hướng đều có đền thờ.
Việc thờ 3 vị quan họ Chu tại nhiều nơi ở Thạch Thất (tương truyền có tới 72 làng) hiện nay bị chỉ trích là dân gian đã thờ nhầm “giặc” vì đó là các quan đô hộ của nhà Hán. Tuy nhiên khi nhìn nhận lại các triều đại của thời kỳ này dưới một góc nhìn mới thì sẽ nhận ra không phải như vậy.
Theo thần tích của xã Hương Ngải (Thạch Thất, Hà Nội) thì ba vị họ Chu được cử sang đế chống lại quân Mạnh Hoạch và có dùng cháu của Sĩ Nhiếp là Sĩ Năng làm mưu sĩ. Ba vị họ Chu cùng thời với Mạnh Hoạch và Sĩ Nhiếp, tức là lúc này đã có các nước Thục và Ngô. Khu vực nước ta lúc đó đâu còn thuộc nhà Hán (Hán Hiến Đế) nữa. Ba vị quan đô hộ họ Chu thực ra là các quan của nước Thục dưới thời Lưu Bị. Quê quán của ba vị này ở Ba Trung, tức là ở Ba Thục, thuộc khu vực đất đai nhà Thục.
Nước Thục của Lưu Bị là một quốc gia của người Bách Việt (người Hoa) hình thành sau khởi nghĩa Khăn Vàng, chống lại Hán tộc xâm lược. Lưu Bị được truyền thuyết Việt chép dưới tên Lý Bí. Triều đại nhà Thục do đó là một triều đại Việt, hiển nhiên các quan lại của nhà Thục lúc đó không phải giặc ngoại xâm.
Những hành động dạy dân, làm thuốc, mở trường… của các vị quan này cũng chứng tỏ họ hoàn toàn coi người Việt là đồng bào đồng tộc với mình. Người dân địa phương cũng tri ân ba vị, một khu vực 72 làng đều thờ thần. Lễ hội Thúy Lai hàng năm được tổ chức với nhiều tục lệ khá đặc sắc như múa con đĩ đánh bồng, múa sênh tiền, múa rồng, thi cân gà, thi xôi đồng, thổi cơm thi…
Có thể Thạch Thất khi đó là nơi đóng trị sở của vùng phía Tây Giao Chỉ, thuộc đất của nhà Thục từ Lưu Bị – Lý Bí.
Di tích và tục thờ Tam vị họ Chu ở Thạch Thất còn là bằng chứng rõ ràng rằng Mạnh Hoạch là thủ lĩnh người dân tộc (Mường, Thái) ở vùng Tây Bắc nước ta. Khu vực này sau về với nhà Thục khi Gia Cát Vũ Hầu Nam chinh, vượt dòng Lư Thủy, tức sông Lô, tiến vào Tây Bắc Việt. Gia Cát Lượng sau khi thần phục được Mạnh Hoạch, vẫn cho ông ta tiếp tục cai quản vùng đất này, dưới hình thức tự trị.