Ba vị họ Chu ở Thạch Thất và Mạnh Hoạch

Tiểu sử ba vị họ Chu thờ ở đền Quán Sải tại thôn Thúy Lai (Phú Kim, Thạch Thất, Hà Nội) được tóm tắt theo ban quản lý di tích như sau:
Tam tướng công sinh khoảng năm 300 – 350 thời Tam Quốc. Song thân làm thuốc rất có uy tín ở xứ Ba Trung. Tam tướng công đều là người văn võ song toàn cùng đỗ đầu trong 9 kỳ thi Hiếu Liêm do vua Hán Hiến Đế mở để tuyển chọn nhân tài ra giúp nước. Trong thời gian này miền Bắc nước ta bị giặc Mạnh Hoạch xâm chiếm. Vì vậy Tam tướng công được vua Hán (Lưu Bị) cử sang đánh dẹp giặc tại phương Nam. Khi sang nước ta Tam tướng công giữ yên lành cho nhân dân, dạy nhân dân làm thuốc, chữa bệnh, mở trường dạy học, dạy dân, chăn tằm làm ruộng… Tam tướng công còn bỏ tiền mua ruộng của 72 làng phát cho dân. Vì vậy Tam tướng công đã có 72 đền thờ (Thất thập nhị từ). Vì là phúc thần nên được các đời vua nước ta phong 23 sắc phong. Hiện nay còn lưu giữ trong các đình đền. Khi mất đã được an táng tại Quán Sải. Mộ thiên táng tại huyệt Đế Vương do chức sắc kỳ mục của 72 làng an táng Tam vị tướng công.

IMG_2975Nghi môn quán Sải.

Quán Sải là một công trình có quy mô của vùng Sơn Tây xưa. Người dân ở đây có câu “Thứ nhất đền Và, thứ nhì quán Sải, thứ ba đình Vồi”. Đền Và thờ Tản Viên Sơn Thánh là ngôi đền lớn ở thành phố Sơn Tây. Quán Sải và đình Vồi đều là 2 di tích ở xã Phú Kim của huyện Thạch Thất và đều thờ ba vị họ Chu nói ở trên. Sự so sánh 2 di tích này với đền Và cho thấy trước đây quy mô của quán Sải lớn như thế nào.
Quán Sải nằm ở thôn Thúy Lai. Cũng như đền Và có tên chữ là Vân Già, là từ phiên thiết từ âm Nôm của chữ Và, thì Thúy Lai cũng là tên phiên thiết từ âm Sải. Thúy = Súy nên Súy Lai thiết Sải.
Câu đối ở quán Sải:
顕聖一堂三千秋䀡仰
崇祠七十二萬古英靈
Hiển thánh nhất đường tam thiên thu chiêm ngưỡng
Sùng từ thất thập nhị vạn cổ anh linh.
Dịch:
Một nhà ba người hóa thánh, ngàn năm chiêm ngưỡng
Bảy mươi hai đền thờ cúng, vạn cổ linh thiêng.

IMG_3008Thúy Lai quán.

Tất nhiên con số 72 nơi là con số mang tính ước lệ. Có thể 72=9×8, trong 9 khu vực (cửu thiên) thì cả 8 hướng đều có đền thờ.
Việc thờ 3 vị quan họ Chu tại nhiều nơi ở Thạch Thất (tương truyền có tới 72 làng) hiện nay bị chỉ trích là dân gian đã thờ nhầm “giặc” vì đó là các quan đô hộ của nhà Hán. Tuy nhiên khi nhìn nhận lại các triều đại của thời kỳ này dưới một góc nhìn mới thì sẽ nhận ra không phải như vậy.
Theo thần tích của xã Hương Ngải (Thạch Thất, Hà Nội) thì ba vị họ Chu được cử sang đế chống lại quân Mạnh Hoạch và có dùng cháu của Sĩ Nhiếp là Sĩ Năng làm mưu sĩ. Ba vị họ Chu cùng thời với Mạnh Hoạch và Sĩ Nhiếp, tức là lúc này đã có các nước Thục và Ngô. Khu vực nước ta lúc đó đâu còn thuộc nhà Hán (Hán Hiến Đế) nữa. Ba vị quan đô hộ họ Chu thực ra là các quan của nước Thục dưới thời Lưu Bị. Quê quán của ba vị này ở Ba Trung, tức là ở Ba Thục, thuộc khu vực đất đai nhà Thục.
Nước Thục của Lưu Bị là một quốc gia của người Bách Việt (người Hoa) hình thành sau khởi nghĩa Khăn Vàng, chống lại Hán tộc xâm lược. Lưu Bị được truyền thuyết Việt chép dưới tên Lý Bí. Triều đại nhà Thục do đó là một triều đại Việt, hiển nhiên các quan lại của nhà Thục lúc đó không phải giặc ngoại xâm.
Những hành động dạy dân, làm thuốc, mở trường… của các vị quan này cũng chứng tỏ họ hoàn toàn coi người Việt là đồng bào đồng tộc với mình. Người dân địa phương cũng tri ân ba vị, một khu vực 72 làng đều thờ thần. Lễ hội Thúy Lai hàng năm được tổ chức với nhiều tục lệ khá đặc sắc như múa con đĩ đánh bồng, múa sênh tiền, múa rồng, thi cân gà, thi xôi đồng, thổi cơm thi…
Có thể Thạch Thất khi đó là nơi đóng trị sở của vùng phía Tây Giao Chỉ, thuộc đất của nhà Thục từ Lưu Bị – Lý Bí.
Di tích và tục thờ Tam vị họ Chu ở Thạch Thất còn là bằng chứng rõ ràng rằng Mạnh Hoạch là thủ lĩnh người dân tộc (Mường, Thái) ở vùng Tây Bắc nước ta. Khu vực này sau về với nhà Thục khi Gia Cát Vũ Hầu Nam chinh, vượt dòng Lư Thủy, tức sông Lô, tiến vào Tây Bắc Việt. Gia Cát Lượng sau khi thần phục được Mạnh Hoạch, vẫn cho ông ta tiếp tục cai quản vùng đất này, dưới hình thức tự trị.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s