Dấu vết của Nam Việt Triệu Vũ Đế trong tên làng xã ở Thái Bình

Ở làng Đồng Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình có một ngôi đền cổ đặc biệt là nơi thờ Triệu Vũ Đế, người xưng Nam Việt Đế, lập nên nước Nam Việt huy hoàng trong sử Việt. Tương truyền nơi đây là nơi Triệu Vũ Đế lấy vợ là bà Trình Thị người địa phương tại đây.
Theo sách Kiến Xương xưa và nayLàng Đồng Xâm (sâm) xưa còn gọi là Đường Thâm, huyện Chân Định, phủ Kiến Xương. Theo một số nhà nghiên cứu thì đất làng Đường Thâm đã có hơn 2000 năm lịch sử; xã Đường Thâm xưa là một hòn đảo nổi lên trên mặt biển (đảo nhỏ có tên là đảo Vông; nay vẫn còn dấu tích tên chợ Vông, sông Vông),…
Trong mối tương quan với cuộc khởi nghĩa của Triệu Đà trên đất Thái Bình, những địa danh ở đây có thể được giải thích như sau.
– Kiến Xương: chữ Nho có nghĩa là kiến lập nền tảng. Nghĩa này tương đương với từ “khai cơ”, mà Triệu Vũ Đế ở đền Đồng Xâm được gọi là Đức Khai Cơ. Ý nói tới công nghiệp của Triệu Vũ Đế đã gây dựng một nền tảng quốc gia vững chắc nối đời cho nước Nam Việt.
– Chân Định: là tên quê của Triệu Đà theo như chính sử vẫn chép. Triệu Đà là người Việt rõ ràng, chứ Chân Định thời Tần không thể nằm ở tận đất Hà Bắc của Trung Quốc nay như các sách vẫn chú giải vì lúc đó ở vùng Hà Bắc bên Tàu chưa hề có tên huyện Chân Định.
– Thái Bình: là chữ ghi phiên thiết của âm Bái. Đất Thái Bình cũng là nơi Nam Đế Lý Bôn khởi nghĩa, tới nay còn rất nhiều di tích liên quan đến Lý Bôn ở Thái Bình. Lý Bôn dựng cờ khởi nghĩa ở đất Bái – Thái Bình chính là Bái Công Lưu Bang, người đã lãnh đạo nhân dân đất Bái khởi đầu cuộc khởi nghĩa kháng Tần thắng lợi trong lịch sử Trung Hoa.
– Trình Thị: đọc phiên thiết là Trĩ. Đây là tên cúng cơm của Lữ Hậu, vợ của Lưu Bang (Lý Bôn) là Lữ Trĩ, được sử sách lưu chép. Vị hoàng hậu của Lý Bôn tại Thái Bình được gọi tên là Đỗ Thị Khương, chính là Lữ Trĩ hay Cao Hậu của nhà Hiếu.

Den Trinh ThiĐền thờ Hoàng hậu Trình Thị ở Đồng Xâm.

– Vông: đảo Vông, sông Vông được cho là từ tên gọi nơi có nhiều cây Vông, chữ Nho ghi là Đồng 桐, trong tên làng Đồng Xâm. Vào thời kỳ trước, ở vùng cửa sông Trà Lý này có một doi đất nhô lên như cái đảo, được đặt tên là Vông. Chữ Vông này chính xác hơn phải là “vồng” hay “giồng”, chỉ giồng đất nổi ở nơi cửa sông.
– Đồng Xâm: hay Đồng Sâm 桐琛 theo mặt chữ Nho có nghĩa là “cây vông quý”. Tuy nhiên thực sự dịch nghĩa của tên địa danh này như vậy rất tối ý. Đồng Sâm thực ra là tên ghi phiên thiết của từ nôm là Đầm. Vùng đất này thời xưa từng là cửa sông, có lẽ là một khu vực đầm phá rộng, có hòn đảo nhô lên ở giữa.
– Đường Thâm: tên gọi trước đây của khu vực này là Đường Thâm, đọc phiên thiết cũng cho chữ Đầm. Điều này xác nhận thêm khả năng tên gọi Nôm của vùng này thời kỳ trước là xứ Đầm.
Một câu đối rất dài được lưu trong đền Đồng Xâm về công nghiệp của Triệu Vũ Đế:
炎郊創始與圖保龍父僊母之子孫同大漢時雙帝國
戚里屹成宫闕萃茶海桐江之靈秀亦潘隅外弌神京
Viêm Giao sáng thủy dư đồ, bảo long phụ tiên mẫu chi tử tôn, đồng đại Hán thời song đế quốc
Thích lý ngật thành cung khuyết, tụy Trà hải Đồng giang chi linh tú, diệc Phan Ngung ngoại nhất thần kinh.
Dịch:
Khởi sáng cơ đồ chốn Viêm Giao, cha Rồng mẹ Tiên che chở cháu con, ngang thời nhà Hán hai đế quốc
Lập nên cung quán nơi quê ngoại, sông Vông biển Trà tụ họp linh tú, cùng ngoài Phiên Ngung một kinh thành.

IMG_4245Hoành phi KHAI QUỐC ĐẠI ĐẾ của đền Đồng Xâm.

Phát hiện nơi khởi nghĩa của Triệu Đà – Lý Bôn – Lưu Bang là đất Bái (Thái Bình), ở vùng Đầm nước cửa sông còn có liên hệ tới truyền thuyết Việt, kể về cuộc kháng chiến của Triệu Việt Vương dựa vào chốn đầm lầy mà chống giặc. Đoạn kể về khởi nghĩa của vua Triệu ở vùng đầm lầy chính là nói tới khởi nghĩa của Triệu Vũ Đế ở Đồng Sâm – Đường Thâm.
Ngay tại Kiến Xương, không xa đền Đồng Xâm có di tích liên quan đến vua Triệu (Quang Phục) là đình đền Luật Ngoại và Luật Nội tại xã Quang Lịch. Nơi đây thờ một vị phu nhân của Hùng Tuệ Công, làm huyện doãn dưới thời nhà Triệu (Triệu Đà) và con trai là Thạch Công. Thế nhưng thần tích lại kể bà Phương Dung và con trai là Thạch Công sau đã theo Triệu Quang Phục chống giặc và hy sinh ở vùng này.
Sự tích kỳ lạ ở Luật Ngoại – Luật Nội cho thấy, trong truyền thuyết Việt đã có sự lẫn lộn giữa 2 thời đại Triệu Đà và Triệu Quang Phục. Cùng một nhân vật, một thời đại đã bị chép thành ra cách nhau tới hơn 600 năm.

P1170659Đền Luật Nội ở xã Quang Lịch, Kiến Xương, Thái Bình.

Câu đối ở đình Luật Ngoại:
秋月幾滄桑南越北梁千古事
排江餘素節前徵後趙一流人
Thu nguyệt kỷ thương tang Nam Việt Bắc Lương thiên cổ sự
Bài giang dư tố tiết tiền Trưng hậu Triệu nhất lưu nhân.
Vũ Đình Ngạn dịch:
Trăng thu trải cuộc bể dâu, Nam nước Việt Bắc giặc Lương, ghi ngàn đời sử
Sông Bài nổi gương tiết nghĩa, trước Bà Trưng sau Bà Triệu, cùng một bậc người.
Tên con sông chảy qua vùng đất này là sông Bài, hẳn liên quan tới cái tên Bái của Bái Công Lưu Bang, người đất Thái Bình.
Những địa danh và di tích lưu lại trên đất Thái Bình đã cho thấy, Triệu Đà là một người Việt chính cống, lấy vợ ở đất Thái Bình, dựng cờ khởi nghĩa từ vùng đầm nước Đường Thâm – Đồng Xâm, khai cơ kiến quốc Nam Việt.

Bàn Vương và người Dao

Đồng bào người Dao là dân tộc có nhiều phong tục mang đậm dấu ấn tâm linh. Trong đó quan trọng có lễ cúng Bàn Vương, người được coi là thủy tổ đã sinh ra 12 nhánh dân tộc Dao. Trong lễ cấp sắc, lễ làm cho người đến tuổi trưởng thành, người Dao quan niệm rằng có trải qua lễ cấp sắc mới biết lễ phải trái ở đời, mới đích thực là con cháu Bàn Vương, khi chết hồn mới được đoàn tụ với tổ tiên.

IMG_7217Bàn thờ Bàn Vương trong lễ hội Bàn Vương của người Dao tại Hồ Thầu, Hoàng Su Phì, Hà Giang.

Truyền thuyết về Bàn Vương của người Dao có nhiều dị bản. Như người Dao ở Hoàng Su Phì, Hà Giang kể: tuy là vua nhưng Bàn Vương vẫn giữ thói quen sống giản dị, gần gũi với thiên nhiên. Ngài luôn căn dặn các con phải chăm chỉ lao động sản xuất. Có một lần, Bàn Vương cùng tùy tùng lên núi săn bắn, đuổi theo một con sơn dương bị thương, chẳng may bị sơn dương húc, ngài ngã vào cây gù hương và mất tại đó. Thi thể Bàn Vương bị vướng trên nhành cây, các con bèn chặt cây làm thân trống, đuổi bắt con sơn dương để lấy da làm trống tế lễ Bàn Vương. Từ đó, cứ đến khoảng tháng 2 Âm lịch hàng năm, con cháu người Dao từ đời này sang đời khác phải nhớ ngày cúng giỗ Bàn Vương, thể hiện sự biết ơn với tổ tiên đã sinh ra họ.

IMG_7205Sách cúng người Dao ở Hồ Thầu, Hoàng Su Phì có đoạn:
出世長水國 盤胡儀儀置天地 置得男多女又水 聞説今朝有状請 盤胡着病是何日 何人抯水箒洗面 盤胡何年何月死
Bàn Hồ xuất thế trường thủy quốc
Bàn Hồ nghi nghi trí thiên địa
Trí đắc nam đa nữ hựu thủy
Văn thuyết kim triều hữu trạng thỉnh
Bàn Hồ trứ bệnh thị hà nhật
Hà nhân tra thủy trửu tẩy diện
Bàn Hồ hà niên hà nhật tử…
Quan niệm Bàn Vương khai thiên lập địa như trong sách cúng người Dao đã dẫn ở trên tương đồng với truyền thuyết Trung Hoa về ông Bàn Cổ bổ vỡ khối hỗn mang phân chia trời đất. Tuy nhiên, truyền thuyết Bàn Hồ của người Dao có nhiều chi tiết hơn, mô tả một thời kỳ rõ ràng hơn, đã có phân hóa, có đấu tranh trong xã hội. Bàn Hồ ở đây phải chỉ một giai đoạn khác so với thời Bàn Cổ sáng thế.
Chuyện Bàn Hồ của người Dao kể về một con Long Khuyển và cuộc chiến giữa hai nhân vật huyền thoại là Bình Hoàng – Cao Vương. Long Khuyển vốn ở trên trời và được Bình Hoàng hết mực yêu quý. Khi Bình Hoàng quyết tâm tiêu diệt Cao Vương, Long Khuyển xin được nhận nhiệm vụ đó. Cảm kích trước sự dũng cảm của Long Khuyển, Bình Hoàng hứa rằng nếu nhiệm vụ kia hoàn thành, sẽ gả con gái cho Long Khuyển. Bàn Hồ (tên con Long Khuyển) bơi 7 ngày 7 đêm qua đại dương thì đến địa phận của Cao Vương. Cao Vương thấy con chó dài 3 thước, lông đen mượt có vằn vàng cho là giống vật quý liền đem về nuôi trong cung. Nhân lúc Cao Vương say rượu, Long Khuyển chồm lên cắn chết, ngoạm lấy đầu rồi bơi về báo công. Bình Hoàng giữ đúng lời hứa, gả con gái cho Long Khuyển và ban cho một vùng đất. Vợ chồng Bàn Hồ sinh được 12 người con (6 trai, 6 gái) và được nhạc phụ ban sắc thành 12 họ là họ Bàn, họ Mãn, họ Trần, họ Lan, họ Đặng, họ Tống, họ Phượng, họ Lương, họ Uyển, họ Triệu, họ Đới, họ Lưu…
Vậy Bàn Hồ, vị thủy tổ của 12 họ người Dao là ai và những truyền thuyết trên là hình bóng của giai đoạn lịch sử nào của dân tộc này?

IMG_7418Các họ người Dao làm lễ 12 bái trong lễ cúng Bàn Vương ở Hồ Thầu.

Một tập tục gợi ý về nguồn gốc của người Dao là tục ăn Tết của người Dao và người Mông (nhóm Miêu – Dao) theo Âm lịch, nhưng lại trước ngày Tết hiện tại của người Việt và người Trung Quốc 1 tháng. Lịch Âm hiện nay đang theo lịch của nhà Hạ, lấy tháng Dần làm tháng Giêng đầu năm, hay còn gọi là lịch kiến Dần. Như thế người Miêu – Dao ăn Tết theo lịch kiến Sửu, lấy tháng Sửu làm tháng Giêng. Lịch kiến Sửu là lịch của nhà Thương.
Người Dao còn bảo lưu được tập tục dùng lịch của nhà Thương, nên khả năng nhà Thương chính là tổ tiên của nhóm dân tộc này. Với nhận định như thế, có thể phân tích so sánh câu chuyện Bàn Vương với lịch sử lập quốc của nhà Thương.
Nhà Thương bắt đầu từ vua Thành Thang, được sự giúp đỡ của một hiền thần là Y Doãn đã diệt Hạ Kiệt. Căn cứ vào Trúc thư kỷ niên, Y Doãn được Thành Thang cử sang làm gián điệp bên nhà Hạ, lợi dụng sự bất mãn của nàng Muội Hỷ khi nàng không còn được Hạ Kiệt sủng ái để lấy tin tức về tình hình Hạ Kiệt. Sau khi nắm được nội tình nhà Hạ, Y Doãn trở về với Thành Thang.
Hành trạng của Y Doãn khá giống với sự tích long khuyển Bàn Hồ của người Dao. Cao Vương hay Cao Tân ở đây là Hạ Kiệt. Bình Hoàng là vị vua Thành Thang, nhờ sự giúp đỡ của Y Doãn đã thành công trong việc lật đổ Hạ Kiệt lập nên triều Thương. Y Doãn đã phò tá 4 đời vua Thương nối tiếp nhau, sau tự mình nắm quyền vua Thương, rồi cuối đời trao lại ngôi cho Thái Giáp.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Nhật từng phân tích ý nghĩa của chú chó Bàn Hồ:
– Khuyển hay Khang là tính chất của hướng Tây. Cẩu (chó) cũng là cửu, chỉ hướng Tây.
– Chú chó Bàn Hồ đi về Nam Sơn, sinh ra 6 người con trai và 6 người con gái, thành tổ tiên của 12 họ người Dao. Hướng Nam xưa nay là hướng Bắc nay, tượng bởi quẻ Cấn – núi. Số 6 là con số chỉ hướng Nam xưa (Bắc nay) trong Hà thư.
Như thế Long khuyển Bàn Hồ có xuất xứ từ phía Tây và di dời lên phía Nam xưa (Bắc nay). Định vị này hoàn toàn tương ứng với vị trí Tây Bắc của nhà Thương so với nhà Hạ ở phía Đông Nam.
Chi tiết Bàn Vương (hay Bàn Hồ) đã dẫn người Dao bơi 7 ngày bảy đêm trên đại dương để đến nơi ở mới cũng tương đồng với việc nhà Thương đã năm lần bảy lượt di cư. Đặc biệt là dưới thời vua Bàn Canh dân nhà Thương đã theo vua vượt sông Dương Tử lên phía Nam (xưa) hay Bắc nay. Tên vua Bàn Canh cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa vị vua Thương này với người Dao.

IMG_8678

Một ngôi nhà người Dao ở Quản Bạ, Hà Giang.

Di chỉ thời Thương mang tên Bàn Long Thành nay ở tỉnh Hồ Bắc, ngay phía Bắc sông Dương Tử. Đây là dấn ấn rõ ràng nhất của sự kiện Bàn Canh dẫn dân Thương vượt hà. Long là từ chỉ vua nên Bàn Long Thành tức là thành của Bàn Vương, mà Bàn Vương lại là thủy tổ người Dao.
Truyền thuyết và tục thờ cúng Bàn Vương của người Dao như vậy xác nhận họ chính là hậu duệ của nhà Thương từ Thành Thang, Y Doãn, Bàn Canh. Nhà Thương gắn liền với việc phát triển của chữ viết, với chữ trên xương cốt và mu rùa (chữ giáp cốt) đã được phát hiện. Người Dao đến nay vẫn còn sử dụng loại chữ Nho đó để ghi chép, thờ cúng, cho dù họ có tiếng nói (phát âm) riêng. Trong lễ cúng của họ còn có điệu múa Bắt rùa độc đáo, có lẽ gắn với việc sử dụng mu rùa trong cúng bài từ thời Thương.

IMG_7483Các thầy cúng trong điệu múa Bắt rùa ở lễ hội Bàn Vương tại Hồ Thầu.