Na Tra Đổng Thiên Vương

Câu chuyện về Na Tra Thái tử trong Phong Thần diễn nghĩa, cuốn truyện lịch sử về quá trình sụp đổ của nhà n Thương và sự thành lập nhà Chu vào thời điểm cách nay trên 3000 năm, tưởng như không có quan hệ gì với lịch sử nước ta. Nhưng những di tích và sự tích về Phù Đổng Thiên Vương ở Việt Nam lại là những dấu tích lưu truyền cuộc đời và sự nghiệp của Na Tra Thái tử.

Linh đồng giáng thế

Phong Thần diễn nghĩa kể Na Tra là Linh Châu Tử được Thái Ất Chân Nhân cho giáng sinh vào nhà của tướng trấn thủ Trần Đường quan là Lý Tịnh. Mẹ của Na Tra là n phu nhân thai nghén 3 năm rưỡi, sinh ra một bọc lớn có mùi thơm ngào ngạt. Cái bọc nứt ra một đứa bé nhanh nhẹn, khác thường, người quấn dải lụa đỏ Hỗn Nguyên lăng, tay cầm vòng Càn khôn.
Bản Sự tích đền thiêng Bộ Đầu ở Thường Tín, Hà Nội trích lại sách Thượng Phúc cổ tự danh lam, kể rằng đời Hùng Vương có bà góa phụ là Bùi Thị Dung, một hôm đi chơi động Hoàng Nham, bà thấy chiếc bàn đá, trên sạch sẽ liền ngả lưng nằm nghỉ. Tiếp đó, bà nhìn thấy một vết chân người rất to, bất giác bà đặt chân ướm thử. Bỗng một chiếc bọc từ trời rơi xuống đúng vào bụng, bà bàng hoàng đứng dậy rồi từ đó có mang. Mang thai được 31 tháng, sinh ra một chiếc bọc hình như búp sen hồng, trong bọc có tiếng khóc và tiếng cựa quậy. Bà Dung rất kinh sợ, liền gửi lại động Hoàng Nham rồi trở về nhà …
Chuyện kể về Đổng Thiên Vương xuất sinh ở Bộ Đầu hoàn toàn giống mô tả trong chuyện về Na Tra Thái tử khi bà mẹ mang thai tới gần 3 năm, sinh ra một bọc có mùi thơm, nứt ra thành một cậu bé khổng lồ…
Cách kể thông thường về Thánh Dóng hạ sinh như trong thần tích xã Phù Đổng là bà mẹ, dẫm lên một dấu chân, rồi thấy có ánh hào quang từ trên trời rớt xuống người, từ đó mang thai. Sinh con qua 3 năm mà không nói câu gì, chỉ nằm 1 chỗ. Cách kể này xét ra chỉ là dị bản của cách kể như ở đền Bộ Đầu về sự sinh nở kỳ lạ với điềm trời hào quang giáng xuống, kéo dài hơn 3 năm mới thành hình hài con người.
Hùng Vương Thánh Tổ ngọc phả chép rằng: Thần là Bắc Đẩu Tinh Quân giáng sinh làm Xung Thiên Thần Vương, so với sự tích Linh Châu Tử đầu thai giáng trần trong Phong Thần diễn nghĩa cũng không khác nhau nhiều.

Tắm ở hồ Tây và giết giao long

Phong Thần diễn nghĩa kể, một hôm Na Tra đi chơi, xuống tắm trên sông, cởi dây lưng đỏ Hỗn Thiên Lăng của mình ra giặt làm cho cả sông nổi sóng, rung rinh tới tận Thủy cung. Dạ Xoa Lý Cấn và Tam thái tử của Long Vương biển Đông hiện lên đều bị Na Tra đánh chết. Na Tra còn rút gân rồng, bóc vảy rồng của họ nhà Long Vương. Long Vương Đông Hải định kiện lên tận trời, rồi kéo cả Tứ hải Long Vương đến hỏi tội, bắt trói cha mẹ của Na Tra. Na Tra đành phải bóc thịt, lóc xương trả cho cha mẹ.
Sự tích Phù Đổng Thiên Vương cũng có chuyện Thánh Dóng đi tắm và giết rồng như Na Tra. Thần tích xã Xuân Tảo (Từ Liêm, Hà Nội) chép: Cậu bé ruỗi chân rồi đứng lên, hắt hơi mười cái, thành người cao lớn hơn 10 trượng, áo quần không thể may kị, tiếng dõng dạc nói: Ta là Thiên tướng, rồi cưỡi lên ngựa sắt, nhảy vút lên ngựa phi như bay, thoặt đã được trăm dặm, rồi ra tắm ở bến Tây Hồ, tức giáp ranh xã Minh Cảo.
Di tích nơi Thánh Dóng đi tắm bên Hồ Tây nay là đền Sóc ở xã Xuân Tảo. Nơi đây còn cả một khu “mộc dục” của Thánh Dóng. Sự kiện Thánh Dóng tắm Hồ Tây không phải là sau khi đi đánh giặc về, mà là trước khi Thánh Dóng ra trận.
Sách Thăng Long cổ tích khảo kể về đền Sóc Thiên Vương: Ở trên gò Phượng Cảnh thuộc ấp Minh Tảo, Tây Hồ huyện Vĩnh Thuận. Vương người ở hương Thường Lạc, nay thuộc làng Sóc Sơn huyện Kim Anh. Vương là vị chân nhân người thời Hùng Vương, sau khi đắc đạo về trời, mẹ ngài ở trần thế bị giao long trong hồ làm hại, Vương liền giáng trần giết chết giao long, rước mẹ trở về rồi hóa. Khi thần giáng đã để lại dấu chân lớn trên gò, nên dân ở đây lập đền thờ phụng. Triều Lý đắp tượng ngài để thờ, tượng rất cao lớn, sau khi công việc hoàn thành phong cho thần là Xung Thiên Thần vương… Vương chính là Trấn Bắc sơn thần hóa thành.
Có thể thấy việc Thánh Dóng tắm ở hồ đi liền với việc Thánh giết rồng cứu mẹ, giống hệt chuyện Na Tra Thái tử giết Tam thái tử Long cung và bắt cả Long Vương Đông Hải mà bóc vảy. Hồ Tây vốn là kinh đô của Thủy quốc Động Đình, nơi có các vị Long Vương ngự trú như trong truyền thuyết về Uy Linh Lang ở các làng Nhật Tân, Quảng Bá, Nghi Tàm phía bên kia hồ.
Cùng giống sự tích Thiên Vương giết giao long là thần tích làng Bộ Đầu ở xã Thống Nhất, Thường Tín, Hà Nội: Đổng Xung Thần Vương lập tức giáng xuống, thân hình cao hơn 31 thước, đầu đội bách tinh rực rỡ, mình khoác áo long bào kim giáp, mặt tựa vầng dương, mắt như sao sáng, tay cắp long đao. Một chân đặt giữa cánh đồng, chân kia dẫm lên đôi giao long ngoài bãi sông. Rồi ngài nâng Vương mẫu trên bàn tay trái, trong chốc lát Vương mẫu đã biến thành một ngôi tháp lớn. Thần vương giết đôi giao long cứu mẹ, sau đó đặt mẹ trong lòng bàn tay trái và bay vút về trời.
Dòng sông Hồng xưa kia vốn nối liền với Hồ Tây và dọc sông Hồng từ khu vực Hồ Tây xuôi xuống vùng Thường Tín – Hà Nam là vùng thờ các vị thủy thần Linh Lang, tức là khu vực của Thủy phủ Long Vương.
Câu đối ở đền Bộ Đầu:
Tự đa đào chú thành chân tượng
Trực thượng phi đằng sính dị long.

Nghĩa là:
Bởi nhiều đất đúc thành chân tượng
Thẳng từ trời xuống diệt rồng kinh.

Một di tích khác có liên quan đến Thánh Dóng đi tắm và Long Vương là đền Sọ hay đền Tam Tổng ở Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội. Đền Sọ là nơi Thánh Dóng đã gội đầu ở giếng nước trước sân đền. Giếng nước xưa nay vẫn còn. Trong nội điện đền Sọ là tượng Thánh Dóng cùng bài vị Mẫu thân và Long Vương. Ban thờ bên trong điện còn có bức tranh vẽ một thiếu niên mặc giáp, cưỡi ngựa, tay cầm bụi tre ngà. Các cụ giữ đền cho biết đây là bức vẽ… Na Tra thái tử.

Diệt giặc Ân và thành Thiên tào

Khi Na Tra róc xương thịt trả cha mẹ thì hồn được thầy là Thái Ất dùng hoa sen làm cốt cho nhập hoàn sinh. Na Tra được thầy giao cho vũ khí là cây giáo Hỏa tiêm thương và cặp bánh xe Phong hỏa luân làm chân thay cho ngựa. Còn cha của Na Tra là Lý Tịnh được các đại tiên ban cho Lung linh tháp làm bảo bối để chế ngự tính hiếu sát của Na Tra. Sau này Lý Tịnh trở thành Thác Tháp Lý Thiên Vương.
Cha con Na Tra và Lý Tịnh cùng đầu quân cho Tây Kỳ nhà Chu chống lại Trụ Vương nhà Ân Thương. Na Tra trở thành là tướng tiên phong của Tây Kỳ, lập nhiều chiến công lẫy lừng. Sau khi Trụ Vương bị diệt, Khương Tử Nha đăng đàn Phong thần, cả nhà Lý Tịnh và Na Tra lên trời đắc đạo làm thiên tướng.
Cặp bánh xe lửa bay của Na Tra so với ngựa sắt phun lửa của Phù Đổng Thiên Vương rất tương đồng. Còn vũ khí của Na Tra là cây giáo Hỏa tiêm thương cũng giống như vũ khí của Thánh Dóng. Trong thần tích ở Bộ Đầu, Thần Vương đã yêu cầu nhà vua đúc cho thanh đao sắt:
Trăm cân sắt thép luyện thành đao
Lưỡi sắc cao dài hơn trượng
Cứ luyện xong đao người khắc hiện
Dương Tào sẽ gặp được Thiên tào.

Đổng Thiên Vương ở đây xưng mình là Thiên tào, là chức quan trên Thiên đình.
Còn ở Sóc Sơn có truyền thuyết Thần Vương hiển thánh trên sông ở đất Thái Nguyên trong cuộc chiến chống Tống thời Lê Hoàn. Khi đó Thần vương mặc bộ giáp vàng, tay cầm giáo vàng. Câu đối đền Thượng Sóc Sơn mô tả:
Thiên thượng giáng thần, thiết mã thiết tiên Chu Việt động
Thủy trung hiển thánh, kim thương kim giáp Thái Nguyên hàn.

Nghĩa là:
Thần xuống từ trời, ngựa sắt roi sắt rung Chu Việt
Thánh hiện trên sóng, giáo vàng giáp vàng lạnh Thái Nguyên.

Lại nữa, sách Thiền uyển tập anh kể thiền sư Khuông Việt khi lên núi Vệ Linh, đêm đến mộng thấy một vị thần, tay trái cầm câu thương vàng, tay phải cầm bảo tháp, theo sau có hơn mười người.
Bài thơ Phù Đổng sự tích diễn âm diễn tả đoạn quốc sư Khuông Việt gặp Xung Thiên Thần Vương như sau:
Vốn ta nay Thái tử Na Tra
Vị Hùng Vương loạn quốc gia
Khâm sai đế mệnh dẹp trừ n binh.
Non Vệ Linh, Sóc Sơn ruổi ngựa
Thoát chiến bào thụ hạ thăng thiên
Lên triều thượng đế ngự tiền
Lại hoàn cựu chức cầm quyền lục cung.

Thần tích xã Phù Đổng cũng chép: Ta là “Cha Sa” thái tử. Xưa ta là Cảnh Kỳ, phụng mệnh Thiên đế tiêu trừ giặc cho Hùng Vương, sau trở về bổ chức cũ ở Thiên Tào. Trên đỉnh núi cao kia là nhà của ta.
Tới đây thì không còn nghi ngờ gì nữa, Thần Vương đã hiển linh trước quốc sư Khuông Việt, xưng mình là Na Tra Thái tử, đã giúp vua Hùng diệt giặc n rồi bay lên trên núi Vệ Linh, lên trời nhận chức Thiên tào. Ngay cả hình ảnh Na Tra biến hóa 3 đầu 6 tay cũng có trong sự tích Đổng Thiên Vương. Đó là khi Đổng Thiên Vương hiển linh ở Bộ Đầu thời vua Lê chúa Trịnh, có 8 người đi theo tùy tùng, gọi là Bát Bộ Kim Cương. Hay như trong Thiền uyển tập anh cũng chép, theo sau Thần Vương có hơn mười người.
Na Tra Thiên Tử được thờ ngay trong các di tích thờ phụng Phù Đổng Thiên Vương. Đền Hạ Mã ở thôn Phù Mã, xã Phù Linh, Sóc Sơn, tương truyền là nơi Thánh Dóng sau khi thắng giặc n đã xuống ngựa để lại yên cương và ngọc duẩn. Trước sân đền còn cây cọc đá buộc ngựa, lâu ngày đã có cây đa cổ thụ đã mọc trùm lên. Trong đền ở hậu cung bài trí 3 pho tượng thờ gồm Phù Đổng Thiên Vương, Vu Điền Quốc Vương, Na Tra Thiên Tử.
Đền Thượng ở xã Phù Linh, Sóc Sơn, là đền thờ chính của Thánh Dóng tại núi Sóc, nơi Thánh cởi áo giáp bay lên trời. Trong hậu cung của đền Thượng có 7 bức tượng thờ ở tư thế đứng. 7 bức tượng này là gồm: Phù Đổng Thiên Vương, Vu Điền Quốc Vương, Tỳ Sa Môn Thiên Vương, Nữ Oa Bộ Thiên, Na Tra Thiên Tử, Tả Xiên Xiên Lực Sĩ, Hữu Vạn Vạn Tinh Binh. Đền ngày hội Sóc hàng năm, các làng khi làm lễ tại đền đều đọc lời tế cầu thỉnh tên của 7 vị thánh này.
Cho dù ở những nơi như đền Sọ, đền Sóc, đền Hạ Mã thờ song song cả Phù Đổng Thiên Vương và Na Tra Thiên Tử, nhưng có thể thấy trong quan niệm của người dân, Na Tra là vị thần tướng oai dũng đã tham gia và làm nên chiến thắng của nước Văn Lang trước giặc n cường bạo. Sự việc Na Tra giúp vua Hùng đánh giặc n đã cho thấy nước Văn Lang của Hùng Vương lúc này chính là nhà Chu từ Văn Vương Cơ Xương. Sau chiến thắng diệt nhà Ân Thương, Hùng Vương đã lập quốc Văn Lang, phân phong đất đai cho các công thần thành các nước chư hầu phiên dậu bình phong, truy phong các tướng sĩ tử trận trong cuộc chiến vệ quốc thành bách thần. Na Tra – Đổng Thiên Vương không nhận phong đất, cũng không rơi vào bảng phong thần, mà lánh thế bỏ lên núi tu thành đắc đạo, hóa nên vị thần bất tử của nước ta, nhiều lần sau đó hiển linh giúp nước hộ quốc, được muôn người tín ngưỡng.
Xem lại câu chuyện cậu bé Linh Châu giáng thế, vươn mình bỗng chốc thành người khổng lổ, xuống nước diệt rồng, lên núi đánh giặc, lúc thắng trận không màng danh lợi mà bay về trời, còn sống mãi trong tâm trí của người dân Việt. Hàng năm, lễ hội Dóng ở Phù Đổng, Sóc Sơn, Bộ Đầu, Xuân Tảo… lại tái hiện lại sự tích, công lao của Na Tra Đổng Thiên Vương và là lễ hội mừng chiến thắng lẫy lừng, một chiến thắng đã dựng nên triều đại Văn Lang huy hoàng trong sử Việt.

MINH XUÂN

Khu Mộc Dục ở đền Sóc Xuân Tảo.

Mộc dục đài ở Xuân Tảo.

Đền Bộ Đầu.

Đổng Thiên Vương ở đền Bộ Đầu.

Bát Bộ Kim Cương ở đền Bộ Đầu.

Bát Bộ Kim Cương ở đền Bộ Đầu.

Tượng thờ đền Thượng Sóc Sơn: Phù Đổng Thiên Vương, Vu Điền Quốc Vương, Tỳ Sa Môn Thiên Vương, Nữ Oa Bộ Thiên, Na Tra Thiên Tử.

Ban thờ Phù Đổng Thiên Vương, Mẫu thân và Long Vương ở đền Sọ.

Ban thờ Na Tra Thái tử ở đền Sọ.

Cây đa trùm lên bia và cột đá buộc ngựa ở đền Hạ Mã.

Giếng nước đền Sọ

Linh thần của kim thạch

Hùng Vương Thánh tổ ngọc phả kể người cầm đầu quân đội nhà Ân kéo sang nước ta là Thạch Linh thần tướng. Trận chiến giữa Thánh Dóng với Thạch Linh thần tướng diễn ra dưới chân núi Châu Sơn (núi Vũ Ninh) và tướng Ân đã tử trận.

Trong hội Dóng làng Phù Đổng, có bài hát:

Nhớ đời thứ sáu Hùng Vương

Ân sai hai tám tướng cường nữ nhung

Xâm cương cậy thế khoe hùng

Kéo sang đóng chặt một vùng Vũ Ninh.

Bài ca dao và lễ hội Phù Đổng cho biết, tướng Ân là nữ. Vậy Thạch Linh thần tướng ở núi Vũ Ninh cũng chính là nữ tướng Ân. 

Thời nhà Ân các nữ tướng cầm quân ra trận cũng thường cũng là vợ vua Ân. Điển hình là nữ tướng Phụ Hảo nổi tiếng dưới thời Ân Vũ Đinh đã cầm quân đánh các nước như Khương Phương, Ba Phương, Thổ Phương…

(Nhân đây bàn thêm, sử ghi Vũ Đinh đánh nước Quỷ Phương, nhưng lại ghi Phụ Hảo đánh nước Khương Phương. Như thế Khương và Quỷ là 2 từ cùng dùng để chỉ 1 phương hướng. Ở đây là hướng Tây vì ta biết người Khương ở phía Tây. Thực ra Khương hay Khăng là tính chất của phương Tây. Quỷ là đọc sai của Cửu, con số chỉ hướng Tây của Hà thư. Vũ Đinh đánh nước Quỷ Phương là nước của người Khương ở hướng Tây nhà Ân, chứ không có nước “Xích Quỷ” nào vào thời này cả.)

Mộ Phụ Hảo là ngôi mộ lớn của thời Ân Thương, được phát hiện ở thôn Tiểu Đồn, huyện An Dương tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ngôi mộ của vị nữ chúa này có một lượng đồ tùy táng lớn gồm các đồ đồng, ngọc, gốm, xương ngà, mã não, pha lê. Các hiện vật đồ đồng rất phong phú trong mộ cho biết Phụ Hảo còn có “miếu hiệu” là Mẫu Tân, căn cứ vào dòng chữ khắc trên một chiếc đỉnh và các đồ minh khí bồi táng kèm theo.

Một đồ đồng bồi táng mang tên Mẫu Tân cũng được thấy ở Việt Nam. Đó là một chiếc quang (dạng cốc đựng rượu có 4 chân) có hình con Dê với cặp sừng cong cuộn. Xung quanh chiếc quang được đúc trang trí bằng những hoa văn rồng phượng kỳ lạ, đặc trưng của văn hóa thời Ân Thương.

Chiếc Dương quang thời Ân Thương. Hiện vật sưu tầm của Nhóm Đền miếu Việt

Bên dưới chiếc “dương quang” này có dòng chữ đúc chìm, mà thường được đọc là Tư Mẫu Tân 司母辛 và được giải nghĩa là “Dành tế Mẫu Tân”. Cách đọc này tương tự như trên chiếc đỉnh lớn nhất thời Thương đã được phát hiện, với chữ Tư Mẫu Mậu 司母戊. Trong đó chữ cuối cùng là tên một trong thập can, là cách dùng thời Ân Thương để gọi các vị vua (như các tên của Vũ Đinh, Đế Tân).

Tuy nhiên thứ tự đọc này không đúng với nguyên tắc đọc của chữ Nho, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới. Thứ tự đọc theo nguyên tắc này phải là Mẫu Tư Mậu hoặc Mẫu Tư Tân. Vấn đề là khi đó chữ Tư (nghĩa là quản lý) sẽ trở nên vô nghĩa khi ghép với tên của một can.

Ở vùng Vĩnh Phú từng đã phát hiện được 2 chiếc di đồng khá lớn, có hình dạng rất giống với những hiện vật trong mộ Phụ Hảo ở An Dương. Trong lòng 2 chiếc di đồng này có khảm 2 dòng gồm 8 chữ, được đọc là:  

Tôn thủ tác vĩnh bảo Mẫu hậu Dậu 尊守作永寶母后酉

3 chữ cuối cùng của chiếc phương di này cũng như hình chữ trên các đồ bồi táng ở mộ Phụ Hảo và đỉnh Tư Mẫu Mậu cho thấy thứ tự đọc đúng cách viết tên thời Thương ở đây là:

  • Chữ đầu tiên là chữ Mẫu 母 hoặc chữ Phụ 婦.
  • Chữ thứ hai là chữ Tư 司 hoặc chữ Hậu 后 do trong văn tự thời Ân Thương 2 chữ này viết giống nhau.
  • Chữ thứ ba là tên gọi một trong thập can, cũng là tên người được cúng tế.

Với thứ tự đọc này thì chữ thứ 2 phải đọc là Hậu 后 (nghĩa là hoàng hậu) mới có nghĩa, vì chữ Tư 司 (nghĩa là quản lý) không thể ghép được với tên gọi của thập can.

Chữ Mẫu Hậu Tân ở đáy chiếc Dương quang (Hiện vật sưu tầm của nhóm Đền miếu Việt)

Như vậy chữ ở chiếc quang hình dê và ở mộ Phụ Hảo đọc là Mẫu Hậu Tân 母后辛. Chữ trên chiếc phương di ở Vĩnh Phú đọc là Mẫu Hậu Dậu 母后酉. Còn chữ trên chiếc đỉnh trọng khí đồ đồng lớn nhất thời Ân Thương phải đọc là Mẫu Hậu Mậu 母后戊.

Tới đây ta thấy, các vị hoàng hậu của nhà Ân đều được gọi là Mẫu 母. Như đã biết, các vua Ân được gọi là Phụ 父, như Phụ Ất, Phụ Đinh… Phụ và Mẫu vào thời đó không phải là chỉ cha, mẹ đẻ, mà là chỉ các thủ lĩnh của quốc gia gồm vua và hoàng hậu.

Thường là chính các vị Mẫu Hậu này là tướng thống lĩnh quân đội của nhà Ân đi viễn chinh như trường hợp của Phụ Hảo (Mẫu Hậu Tân). Do đó, vị tướng Ân đã dẫn quân đánh sang nước Văn Lang của vua Hùng cũng có thể đúng là “nữ nhung” như trong câu ca dao và đây là một trong các vị Mẫu của nhà Ân được nhắc tới.

Thạch Linh thần tướng chết dưới chân núi Vũ Ninh là hoàng hậu nhà Ân hay Ân Hậu. Đây là một nhận định rất mới, cho phép hiểu rõ hơn truyền thuyết ở vùng núi Vũ Ninh. Truyện Giếng Việt trong Lĩnh Nam chích quái kể:

Đời vua Hùng Vương thứ ba, nhà Ân cử binh sang xâm chiếm nước Nam, đóng quân ở dưới chân núi Trâu (Trâu Sơn). Hùng Vương cầu cứu với Long Quân, Long Quân hóa thành Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc, quân nhà Ân đều thua chạy. Vua nhà Ân chết trận dưới chân núi, biến thành vua ở địa phủ, dân phải lập miếu thờ, bốn mùa đều phải hương khói.”

Sau đó tới thời Tần, có người là Thôi Vĩ đi lạc vào núi Trâu Sơn, gặp được Ân Hậu và một vị thần nữ là Ma Cô Tiên…

Như trên đã phân tích, người chết trận dưới chân núi không phải vua Ân mà là Ân Hậu – Thạch Linh thần tướng. Cũng vì thế mà Thôi Vĩ chỉ gặp Ân Hậu chứ không gặp Ân Vương. Ân Hậu “hiển linh” và được thờ phụng tại vùng núi Châu Sơn này dưới tên Ma Cô Tiên, như một loạt các di tích còn ở đây. Rõ nhất là ngôi chùa mang tên Ma Cô Tiên ở thôn Châu Cầu, xã Châu Phong (huyện Quế Võ, Bắc Ninh). Đây là khám phá hết sức bất ngờ, giải thích được vấn đề “Vua nhà Ân chết trận dưới chân núi” Châu Sơn và truyền tích ở Bắc Ninh.

Suy xét xa hơn, từ Ma Cô đọc thiết âm là , là cách phát âm khác của từ Mẫu 母. Nói cách khác, Ma Cô cũng là một vị Mẫu như được đúc rõ trên các hiện vật thời Ân Thương.

Cũng Truyện Giếng Việt kể, Thôi Vĩ sau khi gặp Ân Hậu và Ma Cô Tiên đã được một người là Dương quan dẫn đường trở về. “Dương quan nhân biến thành một con dê đá đứng ở trong núi, nay con dê ấy còn ở sau chùa Việt Vương trên núi Trâu.” Con “dê đá” này ngày nay vẫn còn, là một bức tượng bằng đá cổ hình nửa thân một con thần thú trông có dáng dấp của con Dê do có cặp sừng cong.

Con “Dê đá” ở núi Vũ Ninh

Thật trùng khớp khi chiếc quang hình dê thời Ân Thương được thấy có chữ “Mẫu Hậu Tân” lại khớp với tên gọi của “Dương quan” trong truyện Giếng Việt. Chiếc quang này là bằng chứng hiển hiện cho sự tham gia của Ân Hậu trong cuộc chiến với Thánh Dóng ở nước ta.

Ân Hậu – Ma Cô Tiên không chỉ hiển linh ở núi Châu Sơn. Truyền thuyết Việt còn kể, khi An Dương Vương xây thành Cổ Loa thì có oan hồn của các vua đời trước nhập vào người con gái chủ quán trọ ở chân núi Ma Lôi, đến đêm hiện hình thành con gà trắng mà phá hoại. Hoặc sự tích ở núi Thất Diệu, nơi có đền Bạch Kê thờ Mẫu là dòng dõi vua Hùng, đã biến thành cô tiên gánh đất giúp An Dương vương xây thành…

Một lần nữa ta lại thấy, nhân vật hiển linh báo oán cho đời trước là nữ, chứ không phải nam. Người con gái ở núi Ma Lôi và Mẫu Bạch Kê ở núi Thất Diệu chính là Ma Cô Tiên hay Ân Hậu được nhắc tới tại Vũ Ninh.

Miếu Bạch Kê ở núi Thất Diệu tại Yên Phong, Bắc Ninh có đôi câu đối ở nghi môn
千秋鈥鈿前王澤
百越山河故國恩

Thiên thu hỏa điền tiền vương trạch
Bách Việt sơn hà cố quốc ân.

Dịch:
Hỏa điền ngàn năm lộc vua trước
Núi sông Bách Việt ơn nước xưa.

Câu đối nói rất rõ, Mẫu Bạch Kê hay Ma Cô Tiên chính dòng dõi Bách Việt của “cố quốc” xưa và các đồ vật kim thạch tế khí của vua đời trước này vẫn còn lưu truyền ngàn năm. 

Phù điêu bên giếng Cô Tiên trên núi Thất Diệu

Cái tên “Thạch Linh thần tướng” của Ma Cô Tiên cho một liên hệ sau. Thạch Linh nghĩa là linh khí của đá. Ma Cô Tiên cũng được biết là vị phúc thần mang lại tài phúc cho nhân gian, như Thôi Vĩ đã được Ma Cô Tiên cho viên ngọc Long Tụy của Hoàng Đế mà trở nên giàu có. Còn ở núi Thất Diệu, sau khi An Dương Vương diệt được Bạch Kê tinh đã cho đào núi, lấy được nhạc khí và xương cốt cổ. “Nhạc khí” thời này là chuông, trống làm bằng đồng, dùng trong việc tế lễ. Ma Cô Tiên là chủ thần về môn “kim thạch học”, tức là tên gọi của ngành Khảo cổ học xưa. Chiếc cốc hình dê (dương quang) và con dê đá ở núi Vũ Ninh đúng là “kim thạch”, là con thần thú chở tài vật của Thạch Linh thần tướng Ma Cô Tiên.

Bài đăng trên báo Lao Động cuối tuần số 22 ngày 28-30/5/2021

Thiên Cang Bắc Đẩu Tinh quân ở Đồng Kỵ

IMG_4821
Nghi môn đình Đồng Kỵ.
Làng Đồng Kỵ ở Từ Sơn, Bắc Ninh từng nổi tiếng với hội thi pháo vào mồng 4 tháng Giêng hàng năm. Hội thi này có nguồn gốc cũng từ vị thần Thiên Cang là thành hoàng làng này như sau:
Thời Hùng Vương có ông Cang Công, con trai ông Kinh Bắc quận vương, có công dẹp giặc Xích Quỷ, được vua phong là Thiên Cang. Trên đường dẹp giặc, Thiên Cang đã về Đồng Kỵ tuyển quân chọn tướng. Vào ngày mồng 4 tháng Giêng, ông ra lệnh xuất quân đánh giặc. Thiên Cang chia quân làm 4 tốp và giao cho 4 tướng chỉ huy. Trong buổi xuất quân, mọi người tổ chức đốt pháo hò reo, tạo không khí náo nhiệt hào hùng để động viên quân sĩ. Khi dẹp xong giặc, Thiên Cang trở về Đồng Kỵ mở hội ăn mừng.

Để nhớ ơn Thiên Cang, làng Đồng Kỵ thờ đức Thiên Cang làm thành hoàng làng tại đình và hàng năm mở hội thi đốt pháo, tái hiện ngày Thiên Cang ra lệnh xuất quân đánh giặc.

Theo thần tích thì thần Thiên Cang đã có công dẹp quỷ Xích và sau đó là đánh giặc Ân.

IMG_4905
Đình Đồng Kỵ.
Câu đối ở đền Đồng Kỵ:
前伐鬼後破殷恒恒維烈
古生祠今清廟濯濯厥靈
Tiền diệt quỷ, hậu phạt Ân, hằng hằng duy liệt
Cổ sinh từ, kim thanh miếu, trạc trạc quyết linh.
Dịch:
Trước diệt quỷ, sau phá Ân, mãi mãi còn rạng
Xưa đền sinh, nay miếu thanh, ngời ngời khí thiêng.
Câu đối khác ý tương tự ở đình Đồng Kỵ:
氣奪殷師赫赫殸名垂北地
力撑雄運巍巍功德配南天
Khí đoạt Ân sư, hách hách thanh danh thùy Bắc địa
Lực sanh Hùng vận, nguy nguy công đức phối Nam thiên.
Dịch:
Khí giành Ân binh, hiển hách tiếng danh trùm đất Bắc
Sức nâng Hùng vận, nguy nga công đức khắp trời Nam.
IMG_4852
Cửa võng đình Đồng Kỵ.
Tuy nhiên, cũng có chỗ 2 công tích dẹp quỷ và phá giặc Ân này được gộp vào một, như trong câu đối ở đình:
神武掃清殷鬼賊
宗城永奠貉鴻基
Thần võ tảo thanh Ân quỷ tặc
Tông thành vĩnh điện Lạc Hồng cơ.
Dịch:
Võ thần quét sạch giặc Ân quỷ
Thành tổ lập dài nền Lạc Hồng.
Từ đó có thể nhận định, trong trận chiến với Hùng Vương, giặc Ân đã từng tạo ra dịch bệnh, hoặc cùng lúc đó đã xảy ra dịch bệnh. Đây là nạn dịch hạch hoặc đậu mùa, làm cho thân thể người mắc bệnh bị nổi đỏ. Vì thế các thần tích mới gọi là quỷ Xích.
Vị thánh Thiên Cang ở Đồng Kỵ như vậy vừa giúp chữa bệnh dịch cho dân, vừa đánh giặc Ân xâm lược. Trong sắc phong vị này được tôn làm Thiên Cang Đế:
Cao minh Bảo quốc Hộ dân Sóc giang Linh ứng Hiển hữu Thuần nhạ Thông triết Phù vận Tế thế Hộ quốc An dân Thiên Cang Đế Hiển linh Thông duệ Minh triết Trì đạt Anh mẫn Tế dân Đại vương.
IMG_4885
Bản chụp sắc phong Thiên Cang Đế ở Đồng Kỵ.
Điều đáng chú ý là tên “Thiên Cang” 天罡 vốn là từ để chỉ sao Bắc Đẩu. Thiên Cang Đế do đó tương ứng với Bắc Đẩu Tinh quân.
Mặt khác, theo Nam Việt Hùng Thị sử ký (Ngọc phả Hùng Vương) thì Phù Đổng Thiên Vương được phong: Sau lại phong là Xung Thiên Thần Vương (ngày xưa thần Bắc Đẩu Tinh Quân giáng sinh làm Xung Thiên Thần Vương).
Như vậy, Thánh Dóng là Bắc Đẩu Tinh quân giáng sinh. Từ đây suy ra, Thiên Cang Đế ở Đồng Kỵ cũng chính là Phù Đổng Thiên Vương.
Trong truyện Phong Thần diễn nghĩa, Khương Thái Công khi lập bảng Phong Thần cũng có phong cho các vị thần Bắc Đẩu Tinh quân, mà vị thần đứng đầu tên cũng là Thiên Cang.
Một câu đối khác ở đình Đồng Kỵ:
天造英威弌陣成功光鐵馬
地鍾神秀千秋靈蹟在同江
Thiên tạo anh uy, nhất trận thành công quang thiết mã
Địa chung thần tú, thiên thu linh tích tại Đồng giang.
Dịch:
Trời tạo oai tài, một trận thành công bừng ngựa sắt
Đất hun nét thánh, ngàn thu dấu diệu ở sông Đồng.
Câu đối lại kể vị thần tướng nhà Trời ở Đồng Kỵ đã đánh trận bằng “ngựa sắt”. Rõ ràng vị thần Thiên Cang này cũng chính là Thánh Dóng.
Các câu đối nói tới địa danh “Đồng giang”, “Đồng thủy”, cho thấy “Đồng” là tên riêng, chứ không phải Đồng Kỵ là cùng nhau làm giỗ. Rất có thể chữ “Đồng” ở đây là âm sai của Đổng trong Phù Đổng Thiên Vương.
Phù Đổng là tên phiên thiết. Phù ký âm cho âm “Ph”, đổi với các âm “B” và “D”. Do đó Phù Đổng đọc thiết có thể thành Bổng hoặc Dổng, từ đo cho tên Nôm là Dóng.
IMG_4940
Đền Đồng Kỵ.
Câu đối khác ở đình Đồng Kỵ
持地廠神皋西望峰州天日近
斯民陶聖武南来桐水雨膏流
Trì địa xưởng thần cao, Tây vọng Phong Châu thiên nhật cận
Tư dân đào thánh võ, Nam lai Đồng thủy vũ cao lưu.
Dịch:
Đất đó chỗ ở thần, Phong Châu gần mặt trời Tây hướng
Dân đây đúc võ thánh, sông Đồng nước đẫm chảy bên Nam.
Hội pháo làng Đồng Kỵ trước đây làm những quả pháo lớn bằng tre, nứa, rơm, cót, giấy và được trang trí cầu kỳ bằng các hình tượng Tứ linh Long Ly Quy Phượng. Khi rước pháo trong lễ hội có 4 ông quan đám mặc quần áo đỏ, chít khăn đỏ, tượng trưng cho 4 tướng tiên phong. Có thể thấy việc chia quân làm 4 đội là theo mô hình Tứ tượng mà được biểu trưng bằng Tứ linh – 4 linh vật. Mô hình Tứ tượng còn được thể hiện bằng tên gọi khác là Nhật nguyệt tinh thần, tạo thành hình Thái cực đồ.
Trong hội Đồng Kỵ còn có trò “ôm cột Thái Bạch” khi 4 ông quan đám đua nhau ôm được cây cột chính. Tên “Thái Bạch” cũng là biểu tượng của Dịch học, có thể là hình tượng cho vua giặc (vua Ân).  4 ông đám đua nhau ôm cột Thái Bạch là 4 tướng tiên phong của Thánh Dóng đua nhau bắt tướng/vua giặc Ân.
IMG_4879
Pháo lễ ở đình Đồng Kỵ với Tứ linh.
Với nhận định Thiên Cang Đế Đồng Kỵ là Phù Đổng Thiên Vương thì có thể tóm tắt diễn biến thời này như sau. Khi giặc Ân sang xâm chiếm nước của Hùng Vương, chúng còn gieo rắc dịch bệnh, làm người mắc bệnh nổi đỏ nên gọi là quỷ Xích. Khương Thái Công Lã Vọng (tức Thánh Dóng – Thiên Cang Đế) vừa cầm quân chống giặc Ân, vừa tìm cách chữa trị đẩy lùi bệnh dịch. Sau khi thắng được dịch bệnh, Khương Thái Công chuyển từ thế thủ sang thế công, xuất quân tấn công nhà Ân. Đội quân phạt Ân được chia làm 4 đạo tiên phong theo Tứ tượng Long Ly Quy Phượng. Dùng pháo làm hiệu lệnh.
Từ sự kiện lịch sử Khương Thái Công phát binh diệt Ân, làng Đồng Kỵ đã lưu thành phong tục, như câu đối ở đình làng:
聖澤流兮故里化成仁厚俗
神君至止斯民喧唱太平歌
Thánh trạch lưu hề, cố lý hóa thành nhân hậu tục
Thần quân chí chỉ, tư dân huyên xướng thái bình ca.
Dịch:
Ơn thánh truyền chừ, hóa nên làng cũ tục Nhân Hậu
Đức thần tới đó, vang hát dân đây khúc thái bình.
Nhân Hậu là tên làng Đồng Kỵ trước đây. Ở Bắc Ninh cũng từng có cả tổng Nhân Hậu.
IMG_4843
Cửa đình với hoành phi: Thánh trạch lưu hề.
Câu đối khác ở đình Đồng Kỵ:
基圖千古壯前島山後常領俱降
俎豆億年香左祠宇右春臺並壽
Cơ đồ thiên cổ tráng, tiền Đảo sơn, hậu Thường lĩnh câu giáng
Trở đậu ức niên hương, tả từ vũ, hữu xuân đài tịnh thọ.
Dịch:
Cơ đồ ngàn đời vững bền, trước Tam Đảo, sau núi Thường cùng giáng
Mâm bàn muôn năm hương lửa, trái mái đền, phải đài xuân lâu dài.

Phù Đổng Thiên Vương và nhà Chu

Lời tiếm bình Việt Điện u linh của tiến sĩ thời Lê là Cao Huy Diệu chép “Hương, Bổng, Đổng, Đằng là bốn vị tối linh của nước ta”
Câu đối ở chính điện đền thờ Thánh Dóng tại làng Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội):
神威古及今文郎國四最靈之右
壯烈南而北武寧部一大定之功
Thần uy cổ cập kim, Văn Lang quốc tứ tối linh chi hữu
Tráng liệt Nam nhi Bắc, Vũ Ninh bộ nhất đại định chi công.
Dịch:
Oai thần từ trước tới nay, nước Văn Lang tứ linh chưng giúp
Oanh liệt trong Nam ngoài Bắc, bộ Vũ Ninh nhất định đây công.
Câu đối này cho biết Phù Đổng thiên vương là một trong Tứ linh của nước Văn Lang. Đây là ghi chép thứ 2 ít ỏi về bộ Tứ linh thần nước Nam còn lưu lại tới nay. Phù Đổng thiên vương là 1 trong Tứ linh chứ không phải trong bộ Tứ bất tử. Ở các nơi thờ Thánh Dóng đều không hề có tư liệu cổ nào nói Thánh Dóng là thần bất tử.

p1060322Thủy đình ở đền Phù Đổng.

Câu hát phường Ải Lao trong lễ hội Phù Đổng:

Nhớ đời thứ sáu Hùng Vương
Ân sai hai tám tướng cường nữ Nhung
Xâm cương cậy thế khoe hùng
Kéo sang đóng chặt một vùng Vũ Ninh.

Vào ngày lễ hội này 28 cô gái trẻ đóng làm 28 tướng Ân, đối địch với Thánh Dóng. Thông tin từ sự tích của làng Phù Đổng hoàn toàn phù hợp với thời Ân Thương. Thời kỳ này nhà Ân còn đang trong giai đoạn chế độ mẫu hệ. Phụ nữ làm tướng chỉ huy quân đội nhà Ân điển hình như trường hợp nữ tướng Phụ Hảo dưới thời Ân Vũ Đinh đã cầm quân đánh nước Quỷ Phương.

phuong-dong-thoi-an
Một chiếc phương di đồng thời Ân Thương có minh văn tìm thấy ở Việt Nam.

Sự xuất hiện của phường hát Ải Lao trong lễ hội Phù Đổng đánh đố các nhà nghiên cứu, vì không ai hiểu Thánh Dóng đánh giặc Ân thì liên quan gì tới nước Lào hay nước Chăm ở đây. Ý kiến cho rằng đây là phường hát do Lào hoặc Chăm cống tiến xem ra không hợp lý vì cần biết rằng các bố trí, lễ tục trong hội Phù Đổng đều mang tính biểu trưng rất cao. Không thể có chuyện cả một “đạo quân” lớn của Thánh Dóng trong lễ hội lại chỉ là hàng “nhập khẩu” để hát cho hay.
“Đạo quân” Ải Lao là biểu tượng hoàn toàn xác thực cho quá khứ lịch sử khi nhận ra rằng Ai Lao Di là tộc người ở Vân Nam, Quý Châu. Ai Lao thiết Âu, là phần đất Âu trong nước Âu – Lạc đã cùng tham gia với Thánh Dóng đánh giặc Ân. Biểu tượng của phường Ải Lao là ông Hổ. Hổ cũng là con vật thiêng được người Ai Lao Di ở Vân Nam Quý Châu thờ.
Đền Thượng ở xã Phù Linh, Sóc Sơn, nơi tương truyền Thánh Dóng cởi áo giáp bay lên trời trong hậu cung có 7 bức tượng thờ.  Có tài liệu chép rằng 7 bức tượng này là gồm: Phù Đổng Thiên Vương, Vu Điền Quốc Vương, Tỳ Sa Môn Thiên Vương, Nữ Oa Bộ Thiên, Na Tra Thiên Tử, Tả Xiên Xiên Lực Sĩ, Hữu Vạn Vạn Tinh Binh.
Vu Điền quốc vương phải chăng là vua đất Điền? Điền quốc là một nước từng tồn tại ở vùng Vân Nam, chính của người Ai Lao Di hay Di Lão xưa.
Đặc biệt tư liệu trên nói tới Na Tra thiên tử. Na Tra là nhân vật được biết đến trong truyện Phong Thần, là nhân vật đã theo Khương Thái Công và Chu Vũ Vương diệt Trụ.
Phù Đổng Thiên Vương sự tích diễn âm cũng chép lời của Thánh Dóng:
Vốn ta nay thái tử Na Tra
Vị Hùng Vương loạn quốc gia
Khâm sai đế mệnh dẹp trừ Ân binh.
Na Tra cùng với Thánh Dóng đánh giặc Ân. Vậy đây phải là cuộc chiến lịch sử của Trung Hoa khi nhà Chu diệt Ân Trụ Vương.
Thần tích đền Phù Đổng có đoạn:
Thiên Vương thao trận khiến quan quân giặc Ân toán loạn, bèn giết Ân Vương ở dưới Chu Sơn…
Thiên vương đánh tan giặc Ân, vứt tre trên ruộng tại xã Nghiêm Xá, huyện Quế Dương. Tre ở đây sau này rất xanh tốt, có thần miếu gọi là miếu Tam Giang đại vương.
Làng Nghiêm Xá nay ở thị trấn Phố Mới (Quế Võ, Băc Ninh) là nơi thờ đức thánh Tam Giang. Đức thánh là người ở xứ Ngõ Đông, thôn Đống Cải. Cha mẹ sinh được hai anh em… Khi hai người đang đập đất trên đồng thấy Thánh Dóng đuổi giặc chạy qua liền vác vồ đi theo và lập công lớn…
Ta chú ý tên thánh là Tam Giang đại vương.
Cùng với làng Phù Đổng mở hội còn có làng Lệ Chi Nam (Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội). Hội ở làng Lệ Chi Nam gọi là hội Phù Dóng. Theo thần tích thì làng Lệ Chi Nam thờ một vị tướng quân thời Hùng Vương tên là Bùi Duy Trí. Ông là người giỏi võ nghệ nên được vua cho chỉ huy một đạo quân lớn. Khi giặc Ân kéo quân vào chiếm đất Châu Sơn thuộc bộ Vũ Ninh vua Hùng phong cho Bùi tướng công chức Đô Thống, thống lĩnh đại quân đi đánh giặc Ân. Sau nhiều trận đánh ác liệt, quân của vị tướng họ Bùi vẫn không thắng nổi quân giặc hung ác… Khi Thánh Dóng ra trận, tướng Đô Thống cho tập trung tất cả binh mã tại làng Lệ Chi rồi tiến về phía núi Châu Sơn cùng Phù Đổng tham chiến… Sau khi mất vị tướng này được phong là Tam Giang đại vương, hiệu Châu Đô Thống.
Các thần tích trên đã cho những cái tên quan trọng trong chuyện này là Châu Đô Thống, Châu Sơn và Tam Giang. Châu đây là chỉ nhà Châu hay Chu, triều đại đã đánh diệt nhà Ân. Châu Đô Thống nghĩa là tướng thống lĩnh quân đội nhà Chu. Châu Sơn ở bộ Vũ Ninh ghép thành Chu Vũ Vương. Cơ Phát trước khi lên ngôi thiên tử có tên là Ninh Vương. Nhân danh Châu Đô Thống và địa danh Châu Sơn chính là tên gọi của nhà Chu còn lưu lại mãi tới ngày nay trong truyền thuyết về Phù Đổng Thiên Vương.
Tam Giang ở đây là vùng đất của nhà Chu vì khi Tần Thủy Hoàng lập quận huyện đã lấy đất của Đông Chu lập thành quận Tam Xuyên. Tam Xuyên = Tam Giang. Tam Giang là nơi 3 con sông lớn hội tụ Đà, Lô, Thao tại ngã ba Việt Trì. Tam Giang xưa chỉ vùng Bắc Bộ Việt, là phần Lạc trong nước Âu – Lạc.
Như thế trong truyền thuyết về Phù Đổng thiên vương có đủ Ải Lao – Tam Giang hay Âu – Lạc, là 2 khu vực khởi phát chính của nhà Châu – Chu khi Ninh Vương Cơ Phát phát động các chư hầu làm cuộc tổng tấn công Trụ vương.
Câu đối ở đình Chi Nam (Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội):
鐵馬出神威朱粵山頭天古頌
金旗揚將略白騰海口萬年聲
Thiết mã xuất thần uy, Chu Việt sơn đầu thiên cổ tụng
Kim kỳ dương tướng lược, Bạch Đằng hải khẩu vạn niên thanh.
Dịch:
Ngựa sắt tỏ thần oai, đầu non Chu Việt khen ngàn thủa
Cờ vàng nêu mưu tướng, cửa biển Bạch Đằng vọng vạn năm.
“Chu Việt sơn đầu” ở đây nói tới núi Chu – Châu Sơn, là nơi Châu Đô Thống đánh giặc Ân. Núi Châu Sơn là ngọn núi đã được kể trong Truyện Giếng Việt của Lĩnh Nam chích quái, nơi vua Ân tử trận, có miếu thờ, cột đá buộc ngựa… Cuộc chiến mà vua Ân tử trận thì chỉ có cuộc chiến của Vũ Vương Cơ Phát nhà Chu dẹp Trụ Vương mà thôi.

img_0043
Núi Châu Sơn nhìn từ hồ Phùng Dị.

Núi Châu Sơn ở Vũ Ninh rất có thể như vậy là nơi hội quân ban đầu của Vũ Vương trong cuộc chiến phạt Ân Trụ Vương, đánh dấu sự thay đổi triều đại Trung Hoa từ Thương sang Chu. Nhà Chu được gọi chính xác trong câu đối trên là Chu Việt. Người đời sau không hiểu gọi thành núi Trâu Sơn, mất đi danh hiệu gốc của quốc gia thời Văn Lang – Âu Lạc trong đị danh này.
Câu đối khác ở đền Sóc Sơn:
天上降神鐵馬鐵韉朱粵動
水中顯聖金鎗金甲太原寒
Thiên thượng giáng thần, thiết mã thiết tiên Chu Việt động
Thủy trung hiển thánh, kim thương kim giáp Thái Nguyên hàn.
Dịch:
Thần xuống từ trời, ngựa sắt yên đồng rung Chu Việt
Thánh tỏ trong nước, giáo vàng giáp bạc lạnh Thái Nguyên.
Một lần nữa lại có cụm từ Chu Việt. Chu Việt chỉ rõ quốc danh nước Việt thời Thánh Dóng là Chu. Nước Văn Lang của Vũ Vương nhà Chu (Vũ Ninh) ban đầu như vậy gồm 2 phần Âu và Lạc, được gọi trong truyền tích Phù Đổng Thiên Vương là Ải Lao và Tam Giang.

Chân Định tứ linh thần

Nếu ở Nam Định có Thiên Bản lục kỳ kể về 6 sự lạ đất Thiên Bản thì ở Thái Bình cũng có Chân Định tứ linh từ, hay 4 ngôi đền thiêng của đất Chân Định. Chân Định là tên cũ của khu vực Kiến Xương. Tứ linh từ của Chân Định là nơi thờ “tứ linh thần”, 4 vị thần thiêng trên đất Thái Bình.
Ngôi đền thiêng đầu tiên được nhắc đến là đền Vua Rộc tại thôn An Điềm,  xã Vũ An của huyện Kiến Xương. Trước kia, đền nằm trong khu rừng nguyên sinh hiếm hoi của đất Thái Bình, được bao quanh bởi cây cối tươi tốt và hồ nước mát lạnh, quang cảnh rất bình yên. Theo thần tích của đền thì đây là nơi thờ 2 vị Đông Hải đại vương và Tây Hải đại vương. Tuy nhiên, thần tích không cho biết những “đại vương” này là ai, ở thời kỳ nào. Những nghiên cứu trước đây “đoán” Đông Hải đại vương là Đoàn Thượng, còn Tây Hải đại vương thì… không biết…

Den Vua Roc

Đền Vua Rộc ở Vũ An, Kiến Xương.

Câu đối cổ trong đền Vua Rộc chép:
不記何年跡扥南交雙顯聖
相傳此地名髙真定四靈神
Bất ký hà niên, tích thác Nam Giao song hiển thánh
Tương truyền thử địa, danh cao Chân Định tứ linh thần.
Dịch:
Không biết tự năm nào, dấu thác Nam Giao hai hiển thánh
Lưu truyền nơi đất nọ, danh cao Chân Định bốn linh thần.
Vế đối đầu cho biết đền Vua Rộc thờ 2 vị thần đã “hiển thánh” ở Nam Giao từ thời lâu lắm rồi, không biết năm nào nữa. Vế đối sau cho biết hai vị thần đó được xếp vào bộ “Tứ linh thần” của Chân Định. Với thông tin này thì người được thờ ở đây không thể là tướng quân Đoàn Thượng, một nhân vật khá rõ ràng vào cuối thời nhà Lý ở thế kỷ 13.
Một số tác giả cho biết chữ Lạc có thể phục nguyên âm là Rộc, chỉ ruộng lúa. Tới nay người Mường vẫn gọi ruộng là rộc. Vua Rộc như vậy có thể là Vua Lạc hay Lạc Vương, phù hợp với thời Nam Giao mở nước.
Vết tích của 2 vị thần Nam Giao ở đền Vua Rộc có thể được xác định trong một câu đối khác tại đây:
瑞應金龜神爪依依留井上
威揚木馬健蹄隠隠仰橋邊
Thụy ứng Kim Quy, thần trảo y y lưu tỉnh thượng
Uy dương mộc mã, kiện đề ẩn ẩn ngưỡng kiều biên.
Dịch:
Linh ứng Rùa Vàng, móng thần y nhiên nơi giếng cũ
Oai dương Ngựa Gỗ, vó hùng thấp thoáng chốn cầu biên.
2 vế đối của câu đối này nói tới 2 sự kiện của 2 nhân vật. Vế đối đầu khá rõ, chỉ chuyện chiếc móng mà vua An Dương Vương nhận từ thần Kim Quy và chiếc giếng nơi Trọng Thủy trẫm mình. Vế đối thứ hai nói về một con chiến mã bằng gỗ xuất chinh nơi biên ải.
Tại Thái Bình, vua An Dương Vương được thờ ở khá nhiều nơi với tên xưng phong Nam Hải đại vương. Ở làng Thao Bồi (nay thuộc xã Phương Công, huyện Tiền Hải) thần tích kể về người vợ của An Dương Vương là bà Trần Thị Chân, còn gọi là Châu Nương hay Thục Nương. Châu Nương sinh ra công chúa Mỵ Châu. Sau khi Mỵ Châu chết làng Thao Bồi lập miếu “Nhị vị mẫu tử” thờ mẹ con Châu Nương, Mỵ Châu…
Nam Hải đại vương An Dương Vương còn thờ ở nhiều nơi khác tại Thái Bình như ở làng Kênh Xuyên (Đông Xuyên, Tiền Hải), làng Cọi (Vũ Hội, Vũ Thư). Ở đây An Dương Vương được kể như một vị vua từng có công giúp an định và phát triển đời sống dân tình vùng ven biển. Như vậy, có thể thấy An Dương Vương là vị linh thần thứ nhất được thờ tại đền Vua Rộc. Nam Hải đại vương đã hiển thánh ở Nam Giao cũng hoàn toàn hợp lý.
Ngôi đền thiêng thứ hai của đất Chân Định là đền Sóc Lang ở xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư. Đền này thờ Mộc đức tinh quân, rất thiêng nhưng cũng không rõ sự tích ra sao. Chỉ biết có một cây gỗ trôi từ thượng nguồn về, nhân dân vớt đục thành tượng mà thờ. Nay nếu so sánh với câu đối trong đền Vua Rộc thì Mộc đức tinh quân phải là Thánh Gióng với con “ngựa gỗ” xuất chinh chốn “kiều biên”. Cái tên đền “Sóc Lang” hay Sóc Vương cũng cho thấy vị linh thần ở đây là Thánh Gióng đã bay về trời nơi núi Sóc. Nhị vị đại vương ở đền Vua Rộc như thế là An Dương Vương và Sóc Vương Thánh Gióng, rất phù hợp về không gian (Nam Giao) và thời gian.

Chua Keo

Phương đình trước Chùa Keo Thái Bình.

Ngôi đền thiêng thứ ba của đất Chân Định là đền Lại Trì ở xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương. Theo thần tích và văn bia lưu tại di tích, đây là nơi thờ Đại pháp thiền sư Không Lộ, họ Dương, húy là Minh Nghiêm, là người làng Giao Thuỷ, phủ Thanh Hà (tỉnh Nam Định), nối đời làm nghề đánh cá. Thân mẫu họ Nguyễn, người ở ấp Hán Lý, huyện Vĩnh Lại, phủ Ninh Giang (tỉnh Hải Dương). Năm 1060 Không Lộ cùng Đạo Hạnh và Giác Hải đã sang Tây Trúc để tu luyện về đạo Phật. Năm 1061 thời vua Lý Thánh Tông, sư về nước và dựng chùa Nghiêm Quang (sau đổi tên là Thần Quang Tự) ở làng Dũng Nghĩa (xã Duy Nhât, Vũ Thư, Thái Bình) để truyền bá đạo Phật, hoằng dương Phật pháp. Chùa này được biết đến với tên chùa Keo Thái Bình.
Thời đó đạo Phật được nhà Lý coi là quốc giáo. Đức Dương Không Lộ là người hiểu về đạo Phật sâu sắc, là giáo chủ của cả vùng, ngoài việc truyền bá đạo phật, nhà sư còn có công lớn trong việc mở mang các công trình trị thuỷ nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, đưa nhân dân lao động thoát khỏi đói khổ. Ông còn là người am hiểu về y thuật có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông được phong làm quốc sư. Sau Dương Không Lộ sang Trung Quốc chữa bệnh cho thái tử nhà Tống rồi xin đồng về đúc chuông, tạc tượng.
Đền Lại Trì là nơi bà Nguyễn Thị, mẹ của Không Lộ đã tu hành và hóa. Còn Chùa Keo Thái Bình là nơi Không Lộ trụ trì. Câu đối ở khu thờ thiền sư Không Lộ tại chùa Keo:
法手濟群方李代特生之聖
靈丹扶九鼎南邦不死之神
Pháp thủ tế quần phương, Lý đại đặc sinh chi thánh
Linh đan phù cửu đỉnh, Nam bang bất tử chi thần.
Dịch:
Làm phép cứu chúng phương, đời Lý riêng sinh là thánh
Thuốc thiêng chữa cửu đỉnh, bang Nam bất tử là thần.
Cửu đỉnh là 9 chiếc đỉnh, hình tượng chỉ vương quyền, chỉ Vua. Câu đối nhắc đến chuyện thiền sư Không Lộ đã chữa bệnh cho vua Lý và cứu giúp nhân dân trong vùng. Thiền sư Không Lộ do đó đã được phong làm quốc sư thời Lý (Lý triều quốc sư).
Câu đối trên cũng xác định Không Lộ là một trong những thần bất tử nước Nam. Khái niệm thần bất tử không giống với linh thần. Ngoài việc là một linh thần (thần thiêng), thần bất tử phải là người có phép thuật, có khả năng “bất tử”, tức là khả năng cải tử hoàn sinh, trường sinh bất lão hay đầu thai chuyển thế. Thường thì đó phải là những người tu hành đắc đạo thần tiên.
Trước khi Thánh Mẫu Liễu Hạnh được xếp là một trong Nam thiên Tứ bất tử thì Không Lộ thiền sư và Từ Đạo Hạnh đã được coi là các thần bất tử. Tuy nhiên, tư liệu ở đền Lại Trì trên chép Không Lộ làm Quốc sư và chữa bệnh cho vua dưới triều Lý Thánh Tông. Trong khi chuyện Từ Đạo Hạnh đầu thai lại vào thời Lý Thần Tông. Đồng thời thiền sư Không Lộ ở đây mang họ Dương, không phải họ Nguyễn (Nguyễn Minh Không) như trong những truyện của Từ Đạo Hạnh. Những chi tiết này cho thấy truyền thuyết về việc hóa thân đầu thai của Từ Đạo Hạnh thành vua Lý Thần Tông cần được xem xét thêm cho đúng với sự việc thật sự đã xảy ra.
Ngôi đền thiêng thứ tư của đất Chân Định là đền Đồng Xâm ở xã Hồng Thái, Kiến Xương. Đền này thờ đức Khai Cơ Triệu Vũ Đế, người đã lập nên nước Nam Việt thời trước Công nguyên. Đền Đồng Xâm là chứng tích rành rành về “những nỗi oan” của vua Triệu Đà. Sử sách chép Triệu Đà người Chân Định… Chân Định đây là đất Kiến Xương, Thái Bình ở Việt Nam, hoàn toàn không phải ở đâu xa lắc xa lơ tận Hà Bắc, Trung Quốc. Bản thân tên huyện Kiến Xương cũng có thể liên quan tới công nghiệp của Triệu Vũ Đế vì Kiến Xương nghĩa là kiến thiết nên nền tảng ban đầu, tương ứng với danh hiệu Khai Cơ của Triệu Vũ Đế tại đây.
Về thời nhà Triệu, ở Kiến Xương còn có nhiều chuyện lạ. Ở đình Luật Nội và Luật Ngoại (xã Quang Lịch, Kiến Xương) thờ 2 mẹ con bà Phương Dung và Thạch Công đã tận trung báo quốc, giúp Triệu Việt Vương đánh giặc Lương và hy sinh ở quãng sông Lịch Bài tại Kiến Xương. Điều lạ là cha của Thạch Công lại là ông Hùng Tuệ Công, dòng dõi vua Hùng, từng làm phủ doãn Chân Định. Câu đối ở đình Luật Ngoại:
壹門義烈雄母子
萬古山河趙越王
Nhất môn nghĩa liệt Hùng mẫu tử
Vạn cổ sơn hà Triệu Việt vương.
Dịch:
Một nhà nghĩa liệt mẹ con họ Hùng
Vạn năm sông núi đức vua Triệu Việt.
Từ thời Hùng Vương trước Công nguyên tới thời của Triệu Việt Vương chống giặc Lương theo sử sách ngày nay có dư 500 năm. Làm sao bố làm quan thời Hùng mà con lại có thể giúp vua Triệu đánh giặc? Truyền thuyết nhầm lẫn hay chính sử đã sai?

Luat NgoaiNghi môn đình Luật Ngoại.

Câu đối khác ở đình Luật Ngoại:
浩氣塞滄溟節烈一門皇趙日
芳名傳國母頡頏天古二徵間
Hạo khí tắc thương minh, tiết liệt nhất môn Hoàng Triệu nhật
Phương danh truyền quốc mẫu, hiệt hàng thiên cổ Nhị Trưng gian.
Dịch:
Khí lớn chất biển khơi, một nhà tiết nghĩa khi Vua Triệu
Danh thơm truyền quốc mẫu, ngàn năm bay bổng đất Hai Trưng.
Sử sách đã có sự nhầm lẫn. Triệu Việt Vương không phải vị vua ở thế kỷ thứ 6. Triệu Việt Vương gần thời Hùng Vương và thời Hai Bà Trưng phải là vua Triệu của nước Nam Việt. Nước Nam Việt được Triệu Vũ Đế lập từ những năm 200 trước Công nguyên. Có vậy thì những quan lại, công tướng của Triệu Việt Vương mới có thể mang họ Hùng.
Những cái tên Chân Định, Kiến Xương hay cả Thái Bình đều liên quan đến vị khai cơ Triệu Vũ Đế. “Ai đặt tên cho đất Thái Bình” thì không rõ, nhưng tên này chí ít đã có từ thời Triệu Vũ Đế vì Thái Bình là từ phản thiết của chữ Bái. Triệu Vũ Đế ở Chân Định là Bái Công đã lãnh đạo nhân dân Việt khởi nghĩa kháng Tần thắng lợi, lập ra quốc gia Nam Việt độc lập, xưng đế, là một thiên tử thực sự của thiên hạ.

Luat Noi

Gác mái đình Luật Nội.

Thử sắp xếp Chân Định Tứ linh thần theo các phương vị (Tứ trấn):
– Thục An Dương Vương nên xếp ở hướng Tây, vì Thục nghĩa là hướng Tây. Thục Phán đến từ hướng Tây. An Dương Vương có danh Tây Hải đại vương trong đền Vua Rộc.
– Sóc Vương Thánh Gióng ở đền Sóc Lang với tên Mộc đức tinh quân xếp ở hướng Đông vì hành Mộc là hành của phương Đông, ứng với tên Đông Hải đại vương ở đền Vua Rộc.
– Đồng Xâm Triệu Vũ Đế hợp lý nhất xếp ở hướng Bắc vì công nghiệp “Bắc tiến” của vị vua này. Xâm hay Thâm đều là màu xám, tối của hướng Bắc.
– Không Lộ thiền sư ở đền Lại Trì và chùa Keo có thể xếp ở trấn Nam vì vị thiền sư này gốc Nam Định.
Tứ linh từ, Tứ linh thần, Tứ trấn của đất Chân Định như vậy đã hội tụ đầy đủ cả.

Thánh Gióng là ai?

P1060325

Lời hát của phường Ải Lao trong lễ hội Gióng ở Phù Đổng:

Nhớ xưa đương thủa triều Hùng
Vũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xa
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài…

Lễ hội Phù Đổng đã được tôn vinh công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, nhưng Thánh Gióng là ai thì vẫn mỗi người một ý. Điểm qua vài quan điểm về thánh Gióng của các chuyên gia ngày nay.
Tạ Chí Đại Trường trong cuốn Thần và người đất Việt đã cố công biến hết “người đất Việt” thành “thần”. Thánh Gióng bị cho là thần đá vì chữ Phù Đổng được thấy giống chữ pù – đống, trong tiếng Tày Thái nghĩa là đống đá… Một nhân vật lịch sử lâu đời như vậy mà bị cho “hóa thạch”, thật là bậy bạ hết chỗ nói… Thế mà vẫn có những “sử gia” thuộc vào hàng đáng kính viết lời giới thiệu quảng bá cho sách…
Khá khẩm hơn có tiến sĩ Đinh Hồng Hải mới xuất bản cuốn sách Các vị thần, nhưng cũng chỉ thấy mới “thần” mà không thấy “thánh”. Thánh Gióng ở đây được “xếp hạng” ngang hàng với Thần tài, Thần bếp…?! Tác giả đã “truy nguyên” hình tượng Phù Đổng Thiên Vương là được nhà Lý dựng nên vào thế kỷ 11, lấy nguyên mẫu từ Tỳ Sa Môn Thiên Vương, một vị hộ pháp của nhà Phật…!?
Nước ta “độc lập” kể từ nhà Lý, truyền tích, di vật để lại thì không từ thời Lý thì còn từ thời nào nữa. Nhưng chuyện Thánh Gióng được kể có từ thời nhà Ân, từ trên 3.000 năm trước. Lúc đó Phật tổ Thích Ca còn chưa ra đời thì làm sao Thánh Gióng lại là tướng nhà Phật được? Trong truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương cũng có chỗ nào nói đến Phật đâu mà có thể cho là chép từ Phật tích ra.
Các “Phật tử” du học ở Tây, ở Ấn về hơi ngộ nhận về ảnh hưởng của Phật Giáo đối với cổ sử Việt. Cũng như thiền sư Lê Mạnh Thát biến chuyện An Dương Vương xây thành Cổ Loa thành chuyện… gì đó ở trong kinh Phật… Có biết đâu là có chuyện Lão Tử hóa Hồ… Đạo Lão của người Việt còn có trước Đạo Phật, và Đạo Phật có thể đã chịu ảnh hưởng của Đạo Lão ở một số mô típ và quan niệm.
Tư duy biện chứng hơn phải kể đến tác giả Tạ Đức trong cuốn Nguồn gốc người Việt người Mường. Tạ Đức cho rằng Thánh Gióng là hình ảnh của thần chiến tranh Xuy Vưu. Cuộc chiến chống giặc Ân là sự đụng độ của nước Quỷ Phương với Ân Cao Tông. Nước Quỷ Phương được cho là nước Xích Quỷ của người Việt cổ, được giải thích là nghĩa đen là “Quỷ đỏ” vì… Xuy Vưu ở một số nơi bên Hàn quốc được thờ với áo màu đỏ…
Quan điểm của Tạ Đức đúng ở chỗ cho rằng Thánh Gióng là một nhân vật lịch sử có thật trong trận chiến với nhà Ân. Có điều truyền thuyết cho biết Thánh Gióng đã đánh thắng giặc Ân, vua Ân chết trận ở Trâu Sơn, vua Hùng thứ sáu sau đó lên ngôi còn duy trì quốc gia dài dài… Cuộc chinh phạt nước Quỷ Phương của Ân Cao Tông có phần thắng thuộc về nhà Ân, chứ không phải thuộc về nước Quỷ Phương.
Tạ Chí Đại Trường đã nhận xét có lý rằng chuyện Thánh Gióng thắng giặc Ân là chỉ nhà Chu, vì Chu thiên tử mới là triều đại đã đánh đổ nhà Ân. Đây không phải sự sao chép hay học đòi, “tự sướng” của người Việt, mà là lịch sử thật sự. Chính Hùng Vương Vũ Ninh đã đánh thắng Ân Trụ Vương chứ chẳng phải ai khác.
Lễ hội làng Phù Đổng và truyền thuyết về người anh hùng Gióng vẫn còn mang đậm hơi thở lịch sử của 3.000 năm trước. Câu trả lời Thánh Gióng là ai nằm ngay ở trong những truyền thuyết lễ hội dân gian. Câu hát Ải Lào hội Gióng:

Nhớ đời thứ sáu Hùng vương
Ân sai hai tám tướng cường nữ nhung
Xâm cương cậy thế khoe hùng
Kéo sang đóng chặt một vùng Vũ Ninh.

Nu nhung

Nữ tướng Ân trong lễ hội Phù Đổng (Ảnh Nguyễn Hồng Quân).

Trong ngày hội Gióng 28 cô gái trẻ (vị thành niên, dưới 13 tuổi) đóng vai làm 28 tướng Ân, diễn lại trận đánh với Thánh Gióng. Một bên là một cậu bé 3 tuổi, ăn cơm cà của cả làng mà lớn nhanh như thổi, cầm gậy cưỡi ngựa ra trận. Một bên là 28 thiếu nữ… Có lẽ chẳng có lễ hội nào trên thế giới lâu đời, kỳ lạ và khó hiểu đến vậy.

Tác giả Văn nhân đã giải thích rõ tập tục trong lễ hội này. Số 2 trong Hoa ngữ còn gọi là Ơn, biến thành Ân. Hoặc trong thập can Ất là số 2 (Giáp – Ất). Ất biến ra Ân. Còn 8 là con số chỉ phương Đông (như trong từ Bát Hải – biến Đông). Phương Đông lấy tượng là màu xanh = thanh = thương. Phương Đông là phương của tình cảm – tình thương. 28 như vậy là tên gọi đã số hóa của nhà Ân Thương. Nhà Thương từ khi Bàn Canh dời đô vượt sông được gọi là nhà Ân, nghĩa là nhà Thương thứ hai.
28 nữ tướng Ân yểu điệu ám chỉ nhà Ân Thương còn đang ở thời kỳ mẫu hệ, kém văn minh so với nhà Chu. Sau cuộc chiến của Vũ Vương diệt Ân, lập nên nhà Chu, Trung Hoa bước vào giai đoạn quân chủ phong kiến chính thức. Chu Công tiếp đó đặt nên lễ nhạc, hình thành nền tảng phong hóa Trung Hoa cho hàng ngàn năm sau. Vũ Ninh, nơi Thánh Gióng thắng giặc Ân là tên của Chu Vũ Vương. Vũ Vương trước khi lên ngôi có danh là Ninh Vương Cơ Phát.
Đặc biệt sự có mặt của phường hát Ải Lào với người đội lốt hổ chỉ rõ mối liên hệ nguồn gốc của nhà Chu với tộc người Ai Lao Di ở vùng Vân Nam Quý Châu, tộc người lấy con hổ làm con thần thú của mình. Ải Lào thiết Âu. Hai khu vực Âu của người Ai Lao Di và Lạc (Hùng Vương thứ sáu = Hùng Lục Vương = Hùng Lạc Vương) nơi Thánh Gióng xuất thế, đã cùng nhau đánh đổ triều Ân, lập nên nước Âu Lạc. Hai dòng tộc của cha Lạc Long và mẹ Âu Cơ lại gặp nhau, hòa hợp trong một thời đại mới.
Cuối cùng, là Thánh Gióng không phải là ông Đổng, ông Khổng lồ, để có những “phát hiện” kiểu Thánh Gióng mang họ Đổng nhưng lại diệt thủy quái dựa theo thần tích đền Bộ Đầu (Thường Tín). Đền Bộ Đầu thờ Đổng Thiên Vương Huyền Thiên Đại Thánh bị gộp chung với các di tích của Thánh Gióng ở Phù Đổng và Sóc Sơn thành di sản văn hóa thế giới. Ông Đổng là một nhân vật khác với Phù Đổng. Phù Đổng thiết Phổng hay Bổng, chính xác Thánh Gióng là thần Bổng. Cậu bé ba tuổi làng Phù Đổng đã lớn phổng, cưỡi ngựa nhổ tre đánh giặc rồi bay bổng về trời trên núi Sóc. Bắt đầu từ Ninh Vương Cơ Phát sinh Bách Việt, lịch sử Âu Lạc sang một trang mới, một thời đại bay bổng tuyệt vời của xã hội Việt.

… Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
Lên ba đương tuổi anh hài
Roi ngà ngựa sắt ra oai trận tiền
Một phen khói lựa dẹp yên
Sóc Sơn nhẹ gót thần tiên lên trời.

Hương Bổng Đổng Đằng

Văn bia đình Chèm do tiến sĩ Cao Dương Trạc (đỗ tiến sĩ khoa Ất Mùi năm 1715) chép: “Hương, Bổng, Đổng, Đằng là bốn vị tối linh của nước ta vậy.
Thường người ta nói đến Tứ bất tử Việt Nam là Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử và Mẫu Liễu Hạnh. Vậy còn “bốn vị tối linh” này là những ai, có thành tích gì mà nhân dân tôn làm “tối linh” thần?
Cũng tại đình Chèm, chủ đề tứ linh được đề cập khá nhiều, từ những bức chạm trên mái đình đến bài thơ trong chính điện:
Tu linh thiBức chạm Phượng hàm thư với bài Tứ linh thi ở đình ChèmBài Tứ linh thi chạm ở mái đình Chèm (tương truyền làm từ thời Cao Biền):
Thụy vật tương toàn hữu tứ linh
Hiếu bằng khắc họa kiến văn minh
Vũ mao lân giáp tề xưng trưởng
Kim bích đan thanh các tiếu hình
Bính nhĩ thần cung phương tích tại
Hoảng nhiên thánh thế mỹ tường trình
Phù trì thượng ngưỡng vô cùng đức
Tái tục phù ê vịnh thái bình.
Hoàng đồ củng cố

Dịch (theo sách Danh nhân Lý Ông Trọng với di tích và lễ hội đình Chèm, năm 2011):
Vật đẹp trong đời có tứ linh
Hãy xem khắc họa thấy văn minh
Cánh lông mai vảy cùng khoe đẹp
Vàng biếc son xanh đủ mọi hình
Rực rỡ cung thần lưu dấu tốt
Nguy nga đất thánh rạng điềm lành
Chở che ngưỡng vọng bền ân đức
Lại thấy chim ca khúc thái bình!
Giữ vững non sông

Thử lần theo dấu vết các đền thờ và truyền tích để xem tứ linh thần nước Nam là những ai.

Hương – Thụy Hương Lý Thân
Vị thứ nhất “Hương” thì khá rõ, chính là người được thờ ở nơi có văn bia trên, là đình làng Thụy Hương, tức là Lý Ông Trọng. Làng Thụy Hương không hiểu sao ngày nay lại chép thành Thụy Phương. Tên làng như vậy đã có, vậy cái tên Chèm hẳn chỉ một sự tích khác.
Trong bài trước đã nêu Chèm là từ đọc sai của Chiêm (Từ Liêm thiết Chiêm). Vị tối linh thứ nhất của nước ta là đức thánh Chiêm, người đã có công đánh giặc Chiêm Hung Nô – Hồ vào thời nhà Tần. Lý Ông Trọng có tên thánh là Hy Khang Thiên Vương. Hy là từ phiên thiết của Hoa Di. Hy Khang nghĩa là “Uy trấn Hoa Di”, như bức hoành phi trong đền Chèm còn lưu.
Bên cạnh công trạng lịch sử khá rõ Lý Ông Trọng còn có công … giúp Sơn Tinh đánh Thủy Tinh. Thần tích đình Chèm ghi việc Lý Ông Trọng chém thuồng luồng, là đại tướng của Thủy Tinh, ở đoạn sông Hồng chảy qua làng.
Hay trong bản thần tích bằng thơ đình Vật Lại Sự tích thánh tản viên diễn ca cũng kể về việc quân của Thủy Tinh khi tấn công Sơn Tinh đi qua Chèm đã ăn thịt mẹ Lý Ông Trọng. Do vậy Đức thánh Chèm nổi giận, chăng lưới đón lõng quân của Thủy Tinh:
Ông Chèm báo oán Long Vương
Lưới giăng ngăn khúc bến giang đón về.
Thuở ấy Long tộc Thủy tề
Đem quân lên đánh Ba Vì Tản Viên.
Khi quân Thủy Tinh bị Sơn Tinh đánh thua chạy rút về thì:
Thủy quân nẻo cũ quen về
Ngày sau tức thì đến xã Từ Liêm.
Tiên binh xung lưới ông Chèm
Ai hòa chẳng được càng thêm lo lường.
Hội đồng cá rắn biên giang
Ông Chèm ra thấy lòng càng mừng thay.
Trả ơn thân mẫu khi nay
Dạng chân sông cả, đôi tay vơ quàng.
Bủa vây mọi khúc biên giang
Rắn rồng bắt lấy bật ngang vào đồi.
Thủy Tinh buộc phải chạy trốn theo đường sông Hát mà ra biển, không dám qua sông Hồng nữa.
Đoạn sông Hồng gần Chèm nay còn có bãi bồi lớn giữa sông tên là Võng La, có lẽ nhắc tới tích Lý Ông Trọng giăng lưới bắt thủy quái ở đây.
Câu đối ở đình Chèm tóm tắt sự tích Lý Ông Trọng như sau:
Đồng ảnh khiếp cường di, chung cổ thần uy dương Bắc tái
Thiết la tiêu thủy quái, ức niên thánh lực hộ Nam bang.

Dịch:
Tượng đồng khiếp cường di, ngàn xưa oai thần vang ải Bắc
Lưới sắt trừ thủy quái, vạn năm sức thánh giúp nước Nam.

Thành tích trừ thủy quái của Lý Ông Trọng xem ra… không ăn nhập gì lắm với việc ông trấn quần Hồ thời Tần. Một đại tướng, phò mã của Tần Thủy Hoàng, một nhân vật lịch sử rõ ràng, lại có truyền thuyết gắn với Sơn Tinh – Thủy Tinh. Thật chưa hiểu thế nào…

Bổng – Phù Đổng Thiên Vương
Rà hết truyền thuyết, lịch sử Việt chẳng thấy có vị thần nào có tên hay sinh ra ở làng “Bổng” cả. Chỉ có mỗi Phù Đổng thiết Phổng. Âm “ph” và âm “b” có thể đổi cho nhau trong cổ âm (ví dụ phòng – buồng, phật – bụt) nên Phổng còn đọc là Bổng. Hoặc chữ Phù nếu đọc là Bồ thì Phù Đổng = Bồ Đổng thiết Bổng.
Phép phiên thiết cho thông tin: thần “Bổng” là Thánh Gióng. Làng Phù Đổng là làng Bổng ở Tiên Du xưa. Gọi là Bổng vì Thánh Gióng mới 3 tuổi, ăn cơm cà của làng mà lớn “phổng”, nhanh như thổi, cưỡi ngựa sắt đánh giặc Ân ở Vũ Ninh. Thắng giặc ngài bỏ mũ áo lên núi Sóc Sơn rồi bay… “bổng” về trời…
Đúng là từ Thánh Gióng đã mở ra một thời đại “bay bổng” tuyệt vời của người Việt. Cùng với Ninh Vương Cơ Phát (Vũ Ninh) mở đầu nhà Chu kéo dài thiên thu, hình thành nền tảng văn hóa xã hội Trung Hoa rực rỡ.
Câu đối ở đền Phù Đổng:
Kiếm mã phấn Vũ Ninh, Hùng Lạc sơn hà kinh tái tạo
Miếu đình sâm Tiên Phổ, Viêm Giao vũ trụ ngưỡng dư linh.

Dịch:
Gươm ngựa động Vũ Ninh, Hùng Lạc non sông gây dựng lại
Sân miếu quang Tiên Phổ, Viêm Giao trời đất ngưỡng oai linh

Tiên Phổ ở đây là huyện Tiên Du.
Ngu monĐền Phù Đổng ở Bắc NinhĐổng – Huyền Thiên Trấn Vũ
Nếu “Bổng” là Phù Đổng thiên vương thì “Đổng” là ai?
Đền Bộ Đầu ở bên sông Hồng thuộc Thường Tín – Hà Nội hé lộ thân thế của vị thần này. Đền này tương truyền thờ Đổng Sóc thiên vương nhưng lại với những ghi chép sự tích hoàn toàn khác vị Phù Đổng thiên vương đánh giặc Ân ở trên. Thần tích kể có người đàn bà trong làng ra bờ sông gánh nước, bị thuồng luồng lôi tuột xuống sông. Bỗng thấy người con từ trên trời sà xuống cứu mẹ, giẫm chết hai con thuồng luồng. Người con cũng hóa luôn, để lại trên bờ sông một vết chân to lớn. Vì thế nên gọi là xã Bộ Đầu.
Den Bo DauĐền Bộ ĐầuVết chân lớn của thánh cũng gặp trong truyền thuyết Phù Đổng ở Tiên Du, mẹ Gióng đi làm đồng giẫm phải dấu chân lớn về nhà có mang sinh ra Thánh Gióng… Còn chuyện giết thuồng luồng trả thù cho mẹ thì đã gặp trong chuyện của Thánh Chèm ở trên.
Nay ở đền Bộ Đầu còn bức tượng đất nung của thần Đổng cao 7-8 mét, một tay cầm long đao, một tay cầm mộ tháp mẫu thân, chân giẫm giao long. Trước đây đền có mái cao, mở như gác chuông, đứng từ bến sông có thể chiêm ngưỡng được tượng thánh oai phong lẫm liệt, đang hướng mắt nhìn ra sông Hồng.
Câu đối ở đền Bộ Đầu:
Tự đa đào chú thành chân tượng
Trực thướng phi thăng sính dị long.

Dịch nghĩa:
Đúc bằng đất nung thành chân tượng
Bay từ trời xuống giết dị long.

Dong thien vuongTượng đất ở đền Bộ Đầu
Có thể thấy chữ Đổng ở đây là chỉ sự to lớn của thần. Thần Đổng là vị thần khổng lồ. Đổng là chép từ “Đùng” của tiếng Nôm.
Chữ Đổng 董 và chữ Trọng 重 viết và đọc gần như nhau nên chắc một phần sự tích của thần Đổng đã chép sang thành của thần Hương (Lý Ông Trọng). Từ đó mới có chuyện Lý Thân người to lớn, cao hai trượng, dày mười gang … Ông Trọng là mang nghĩa kính trọng, vì là đại tướng phò mã nhà Tần, chứ không phải nghĩa là to lớn về hình thể.
Phần khác vì chữ Đổng nằm trong phiên thiết của Phù Đổng nên sự tích ông Đổng lại lẫn nốt vào sự tích của thần Bổng Thánh Gióng.
Theo thần phả đền Bộ Đầu, thủa ấy, ở động Xích Thủy do Hùng Vương trị vì có thần tướng Đằng Xà nổi lên cướp bóc suốt từ rẻo Cao Bằng, Tuyên Quang, Hưng Hóa đến Thái Nguyên. Quân giặc được mô tả mặt thú hình yêu, đầu rắn mặt cá… như là hiện thân của những cơn lũ và những loài thủy quái làm hại dân lành.
Cao Bằng, Tuyên Quang, Hưng Hóa đến Thái Nguyên” là địa bàn trấn giữ giặc Hồ của Lý Thân (đất Lâm Thao). Thần tích này đã chép lẫn chuyện của Thánh Chèm vào đây. Tuy nhiên thần tích đền Bộ Đầu cho thấy rõ thần Đổng như vậy là một vị thần trị thủy, diệt thủy quái.
Lạ hơn nữa thần phả ở đền Bộ Đầu có tên “Bộ Đầu linh từ sự tích Đổng Sóc Thiên Vương Huyền Thiên Đại Thánh, Thành hoàng nhất vị“. Các sách cũ (theo Từ điển di tích văn hóa Việt Nam của Ngô Đức Thọ) đều cho rằng đền này thờ Huyền Thiên Đại Thánh chứ không phải Phù Đổng thiên vương.
Nằm đối diện bên kia sông Hồng có Trấn Vũ quán ở thôn Ngọc Trì – Thạch Bàn – Gia Lâm. Ở đó thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, người có công giúp An Dương Vương dẹp yêu quái xây thành Cổ Loa. Nhưng ở đây Huyền Thiên lại là vị thần chuyên thu phục yêu quái các sơn thủy động, “trấn qui xà”. Tượng Huyền Thiên ở Ngọc Trì làm bằng đồng to lớn nặng tới 4 tấn…
Huyen ThienTượng đồng Huyền Thiên ở Ngọc Trì – Gia Lâm
Thì ra thần Đổng có thân hình, dấu chân to lớn, có công trừ yêu, trấn thủy quái chính là Huyền Thiên, tức là Lão Tử. Vị tổ của Đạo Giáo này thì rõ là phải giỏi nghề hàng yêu phục quỉ, nổi bật nhất là khiển thần Kim Qui giúp Thục An Dương Vương diệt yêu gà trắng Bạch Kê Tinh xây thành Cổ Loa.
Đằng – Vua Mây họ Phạm
Vị thần Đằng ở Kim Động tưởng là rõ nhưng cũng nhiều tồn nghi. Lĩnh Nam chích quái chép nguyên một chuyện về vị thần xứ Đằng Châu hiển linh trước nhà vua làm nửa sông mưa, nửa sông tạnh… Các sách chép không giống nhau là thần đã hiển linh với vị vua nào, chỗ là Lý Thái Tổ, chỗ là Lý Thái Tông, chỗ lại là Lê Long Đĩnh. Sự lộn xộn này nay cũng sáng tỏ vì Lý Thái Tổ cũng chính là Lê Long Đĩnh – Đinh Bộ Lĩnh (Long Đĩnh thiết Lĩnh).
Den vua MayĐền vua Mây ở Hưng YênĐền Đằng Châu ở Kim Động còn gọi là đền Vua Mây, thờ sứ quân Phạm Phòng Ất (Phạm Bạch Hổ) thời Đinh Tiên Hoàng. Nhưng theo tộc phả họ Phạm:
Cuối đời Hùng Duệ Vương (258 trước CN) con trai trưởng của Phạm Duy Minh ở xứ Đằng Châu, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên ngày nay là Đại lang Phạm Duy Hinh cùng Lý Thành (con Lý Thân – Lý Ông Trọng) trấn thủ đất Nam Hà gồm 2 châu là Ái châu (Bình Trị Thiên) và Trung châu (gọi là xứ Lâm Ấp) – tức là Nam Trung bộ ngày nay…
Như vậy nếu thần Hương là Lý Thân thì thần Đằng phải là Phạm Duy Minh. Có thể Phạm Duy Minh cũng chính là sứ quân Phạm Phòng Ất vì thời 12 sứ quân Việt Nam chỉ là bản chép của thời Chiến Quốc. Khai thiên trấn quốc Đằng Châu họ Phạm có thể là tướng trấn giữ vùng phía Đông ven biển thời nhà Tần. Con cháu họ Phạm sau này kế nghiệp trấn giữ vùng duyên hải ven biển miền Trung (Lâm Ấp).
Hương, Bổng, Đổng, Đằng – bốn vị tối linh của nước ta là 4 vị tướng có công lớn vào thời Chu Tần (Văn Lang – Âu Lạc):
Hương là Lý Thân, đại tướng phò mã trấn Chiêm Hồ của nhà Tần.
Bổng là Thánh Gióng, người cùng Chu Vũ Vương đánh Trụ dẹp Ân.
Đổng là ông khổng lồ Huyền Thiên Lão Tử, người giúp vua Chu dời đô từ Tây sang Đông về Lạc Ấp Cổ Loa, chuyên nghề trừ yêu diệt quái.
Đằng là vị họ Phạm, trấn giữ vùng ven biển, giỏi chuyện hô mây gọi gió.
Từng đoạn, từng sự tích của các vị này bị chép lẫn vào nhau, dẫn đến mỗi nơi chép một kiểu, người này nhầm vào người kia.
Tu linhBức chạm tứ linh ở đền ChèmNếu xét về phương hướng thì:
Hương là thần trấn phương Tây như Lý Thân giúp Tản Viên Sơn Thánh hay màu trắng trong tên Bạch Tĩnh công chúa. Hướng Tây có linh vật là chim phượng, nên thánh có tên là Chèm (Chim – Chiêm), người làng Hương thơm (Thụy Hương), rất giỏi chữ nghĩa, đỗ Hiếu liêm, đọc Tả truyện Xuân thu, … Đây rõ là một “văn tướng”, còn cái phần “khổng lồ” của Ông Trọng là chép nhầm từ ông Đổng mà ra.
Bổng là thần trấn phương Nam ngày nay, hướng Sóc phương của núi Sóc, nơi thần hóa. Bổng cũng là tính chất nhẹ, bay của phương Nam (như các từ “bốc”,”bức”). Phương Nam có linh vật là con Ly hay con Hổ (Hỏa). Thánh Gióng rõ là một Hổ tướng, cưỡi ngựa sắt phun ra lửa (hỏa)…
Đổng (Đùng) là thần trấn phương Bắc màu đen của Huyền Thiên. Linh vật là còn rùa, rất rõ trong hình ảnh của Huyền Thiên Trấn Vũ trấn qui xà, cử thần Kim Qui tới giúp An Dương Vương trừ yêu quái…
Đằng là thần trấn phía Đông ven biển, trong chuỗi liên hệ Đằng -> Đường -> Thương, Thương là tính chất từ ái của phương Đông, là màu xanh (Thanh). Linh vật phương Đông là con rồng, có tài cưỡi mây phun mưa. Vua của Mây thì chính là rồng…
Cả bốn vị tối linh Hương Bổng Đổng Đằng đều có thân thế sự nghiệp được ghi rõ trong Lĩnh Nam trích quái. Truyền thuyết Việt đúng là những câu chuyện “cổ tích”, tức là dấu tích của chuyện cổ, của lịch sử thật sự…