Người truyền sấm vĩ báo sự diệt vong của Tần Thủy Hoàng

Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 32, Thủy Hoàng tới Kệ Thạch, sai người Yên là Lư Sinh đi tìm Tiện Môn, Cao Thệ… Người Yên là Lư Sinh được sai ra biển trở về, tâu việc quỷ thần, lại dâng sách ghi lời sấm viết rằng: “Kẻ diệt Tần là Hồ vậy”. Thủy Hoàng bèn sai tướng quân Mông Điềm cất 30 vạn quân lên phía Bắc đánh người Hồ, chiếm đất Hà Nam”.  (Sử ký Tư Mã Thiên)

Nhận được lời sấm truyền từ Lư Sinh, rằng nhà Tần sẽ bị diệt bởi người Hồ nên Tần Thủy Hoàng đã phát động cuộc tấn công lên phía Bắc, cho đắp công trình “thiên niên kỷ” Vạn lý trường thành để phòng bị Hung Nô. Nhưng kết quả Tần bị diệt không bởi Hung Nô, mà bởi Lưu Bang, một thường dân áo vải ở phương Nam. Vậy là lời sấm vĩ của Lư Sinh đã sai hay Tần Thủy Hoàng đã phán đoán sai?

Lư Sinh được cử đi ra biển tìm tiên mà về truyền lại lời sấm. Đã là đi ra biển tìm tiên lúc đó thì chỉ có thể là ra biển Nam Hải. Năm thứ 37… Thủy Hoàng du hành… lên núi Cối Kê tế Đại Vũ, trông ra Nam Hải mà dựng đá khắc bia, ca tụng công đức của nhà Tần. Nam Hải thời Tần rõ ràng là vùng biển Đông ngày nay, mà chứng cứ là Tần Thủy Hoàng lấy đất Lục Lương chia làm 3 quận Quế Lâm, Tượng và Nam Hải.

Người Yên Lư Sinh đi ra biển Đông (Nam Hải) có thể xác định là… Yên Kỳ Sinh. Vị Thiên Tuế Ông này đi hái thuốc ở ven biển Đông nổi tiếng, được biết rõ tại Việt Nam bởi còn di tích là núi Yên Tử ngày nay. Một đạo sĩ đi hái thuốc thì không phải để chữa bệnh, mà là để chế “tiên dược” cho thuật trường sinh bất lão. Lư Sinh đã nói với Tần Thủy Hoàng: Chúng thần tìm linh chi, kỳ dược thần tiên…

Theo Liệt tiên truyện, Tần Thủy Hoàng đã gặp Yên Kỳ Sinh khi đi tuần phương Đông, rồi tặng ông kim hoàng cùng ngọc bích. Yên Kỳ Sinh đã bỏ lại số quà tặng quý báu này trong đình Phụ Hương cùng với một bức thư, dặn Tần Thủy Hoàng mấy năm sau đến tìm ông ở núi Bồng Lai. Mấy năm sau (năm thứ 37) đúng là Thủy Hoàng đã đi ra biển Nam Hải, lên núi “Cối Kê”, hẳn là để tìm Yên Kỳ Sinh, mà không gặp. Tần Thủy Hoàng cho lập hơn 10 chỗ thờ Yên Kỳ Sinh ở đình Phụ Hương và ven biển Đông. Nhà Tần mất, Hạng Vũ từng mời ông ra làm quan, ông bèn đi nơi khác.

Núi Yên Tử vốn có tên là Tượng Đầu sơn, ở đỉnh núi có khối đá tương truyền là tượng Yên Kỳ Sinh đã đắc đạo thành tiên ở núi này. Tên núi Yên Tử lấy theo tên của Yên Kỳ Sinh. Rất bất ngờ là đầu năm 2021 tại chân núi Yên Tử ở di tích Thiên Long Uyển thuộc thôn Đức Sơn, xã Yên Đức, TX. Đông Triều, Quảng Ninh, đã phát hiện một “bãi cọc” cổ, nhưng không phải là cọc Bạch Đằng mà là cột cho một công trình kiến trúc hoành tráng. Niên đại C14 của cọc này là thế kỷ IV-III trước Công nguyên, tức là trùng khớp với niên đại của nhà Tần. Liệu đây có phải là ngôi đình Phụ Hương cổ tích, nơi gặp gỡ giữa Tần Thủy Hoàng và người Yên Kỳ Sinh?


Cột gỗ thế kỷ IV – III TCN ở di tích Thiên Long Uyển (ảnh của báo CAND)

Tần Thủy Hoàng bản kỷ kể rằng Lư Sinh thuyết phục Thủy Hoàng năng vi hành để tránh ác quỷ để chân nhân mới tới. Thực ra ở đây Lư Sinh có ý khuyên Thủy Hoàng bớt làm điều ác, để ý hơn đến dân tình. Sau đó Lư Sinh bàn với Hầu Sinh: Con người của Thủy Hoàng, tính khí ương bướng tàn bạo, tự theo ý mình, xuất thân chư hầu, thôn tính thiên hạ, muốn gì được nấy, tự cho là từ xưa tới nay không ai bằng mình…”. Thế rồi Lư Sinh bỏ trốn.

Chuyện kể của Lư Sinh đã giải thích lý do Yên Kỳ Sinh treo ngọc ở đình mà đi, không gặp Tần Thủy Hoàng nữa. Yên Kỳ Sinh vốn ban đầu muốn dùng tiên đạo để khuyên Tần Thủy Hoàng bớt tàn ác, nhưng không được nên đành bỏ đi. Trước lúc đi vẫn để lại di ngôn ở dạng sấm vĩ nhằm khuyên răn Thủy Hoàng.

Lời sấm mà Yên Kỳ Sinh đã để lại (trong bức thư ở đình Phụ Hương?): “Kẻ diệt Tần là Hồ vậy” rất chính xác bởi nó chỉ người Hồ ở đây là người ở phương Nam, ở chính vùng đất gần nơi bức thư đã để lại bên bờ biển Đông. Người Hồ đó là Triệu Đà, người ở Chân Định, đất Thái Bình, cách vùng núi Yên Tử không xa. Lời sấm của Yên Kỳ Sinh một lần nữa xác nhận gốc tích của Lưu Bang, người diệt Tần là một người phương Nam, được truyền thuyết Việt kể lại dưới tên Triệu Vũ Đế.

Cao Tổ bản kỷ kể rằng khi Lưu Bang còn làm đình trưởng ở đất Bái, có gặp một cụ già xem tướng cho Lữ Hậu và Lưu Bang nói rằng: tướng của ông quý hết chỗ nói. Rất có thể cụ già xem tướng cho Lưu Bang ở đất Bái chính là Yên Kỳ Sinh (Lư Sinh) và khi đó Yên Kỳ Sinh đã dự đoán Lưu Bang – Triệu Đà chính là “người Hồ” sẽ diệt nhà Tần. Đây cũng là lý do vì sao cho dù có “người quen” giới thiệu, Yên Kỳ Sinh vẫn không về làm quan cho Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ, bởi ông đã đoán biết trước ai mới là người chiến thắng trong cuộc chiến Hán – Sở tranh hùng.

Cũng Cao Tổ bản kỷ chép: Tần Thủy Hoàng đế thường nói: “phía Đông Nam có khí thiên tử”, thế rồi tuần du phương Đông để trấn yểm”. Với lời sấm của Yên Kỳ Sinh, Tần Thủy Hoàng cũng đã đoán biết người thay thế mình đang ở phía Đông Nam. Phía Đông Nam của nước Tần thì phải là vùng ven biển Đông, nơi Thủy Hoàng đã dựng đá ở núi Cù làm cửa thông ra biển.

Thủy Hoàng cũng đã cho một đại tướng thân tín của mình trấn giữ “người Hồ” ở phương Nam là Lý Thân. Lý Ông Trọng là con rể của Tần Thủy Hoàng, làm tới chức Phụ Tín hầu và được cử trấn giữ tại vùng đất Lạc, đóng ở… thành Cổ Loa. Đồng thời với việc xây Vạn lý trường thành, Thủy Hoàng đã cho củng cố lại thành Lạc Dương ở Đông Ngàn để đề phòng người Hồ ở phương Nam. Nhưng cũng chính việc xây thành này lại là nguồn gốc dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Lưu Bang – Triệu Đà kháng Tần trên đất Việt. Do chế độ phu dịch hà khắc của nhà Tần, đình trưởng Lưu Bang đã cùng dân phu bỏ vào rừng núi Mang Đường (nay là núi Vũ Ninh ở Quế Võ, Bắc Ninh) “làm cướp”, cho đến khi Thủy Hoàng mất…

Những địa danh được nói đến trong bài:
1. Yên Tử, nơi có tượng đá Yên Kỳ Sinh
2. Yên Đức, nơi có di chỉ Thiên Long Uyển với cọc gỗ thời Tần
3. Đồng Xâm, nơi Triệu Đà làm đình trưởng
4. Ngọc Xá, nơi núi Vũ Ninh, căn cứ khởi nghĩa của Triệu Đà
5. Thành Cổ Loa, nơi Lý Thân đóng quân và xây thành.

Vang bóng anh hùng

Lữ Gia, cái tên của vị tướng nước Nam Việt tận trung vì nước, kiên quyết chống lại Hán quân xâm lăng, được người Việt qua các thời đại tôn vinh, cho dù không ít người vẫn đặt nghi ngờ về tính chính thống của nhà Triệu. Ngọn nguồn của thừa tướng Lữ Gia phải kể bắt đầu từ Triệu Vũ Đế, người sáng lập ra nước Nam Việt.
Vũ Đế họ Triệu tại làng Đồng Xâm (Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình) đã kết duyên với bà Trình Thị. Trình Thị không phải là người con gái họ Trình, ở khu vực Đồng Xâm không hề có gia tộc họ Trình. Trình Thị đọc thiết âm là Trĩ. Đây là tên cúng cơm của Lữ Hậu, người vợ đã cùng Lưu Bang dựng nghiệp. Lưu Bang và Lữ Hậu mới là khởi nguồn thực sự câu chuyện về thừa tướng Lữ Gia.

IMG_4207-1024x683Đền thờ Hoàng hậu Trình Thị ở Đồng Xâm.

Đất Thái Bình chẳng phải địa danh xa lạ gì trong cổ sử Trung Hoa vì Thái Bình đọc phản thiết là Bái, là nơi Lưu Bang dựng cờ khởi nghĩa. Dưới chế độ hà khắc của nhà Tần, Lưu Bang được nhân dân đất Bái tôn làm Bái Công, là “người tuấn kiệt” lãnh đạo cuộc nổi dậy chống Tần của người Việt.
Triệu Vũ Đế ở Thái Bình là Bái Công Lưu Bang, người đã dẫn quân vào Quan Trung của nhà Tần năm 206 TCN, chiếm lại 3 quận lớn mà Tần Thủy Hoàng lập ra trên đất Việt trước đó (Quế Lâm, Tượng và Nam Hải). Triều đại nhà Hiếu bắt đầu được tính từ đây. Năm 206 TCN là năm Hiếu Cao Tổ thứ nhất. Sử Tàu tráo đổi, biến triều Hiếu thành Hán, gọi triều đại do Lưu Bang lập nên là Tây Hán, cho dù Lưu Bang khởi nghĩa từ đất Thái Bình, là một người Việt chính cống.
Lưu Bang còn được sử Việt chép thành Nam Việt đế Lý Bôn người ở phủ Long Hưng đất Thái Bình. Hiện ở Thái Bình còn lưu đậm đặc các di tích, thần tích về thời kỳ Tiền Lý này vì đây là nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Tần của Lý Bôn – Lưu Bang. Hoàng hậu của Lý Bôn ở Thái Bình được các thần tích chép là bà Đỗ Thị Khương. Đỗ Thị Khương hay Trình Thị thực chất đều là Lữ Hậu, người đã giúp Lý Bôn – Triệu Vũ Đế – Lưu Bang diệt Tần phá Sở, lên ngôi đế vương của thiên hạ Trung Hoa.

Ly-Bon-1-1024x692
Tranh thờ Lý Bôn và hoàng hậu Đỗ Thị Khương ở Thái Bình.

Họ Lữ là những đại công thần khởi lập của triều Hiếu nên đều đã được phong tước hầu. Những người anh của Lữ Hậu là Lữ Thai được phong là Lịch hầu, còn Lữ Sản là Giao hầu. Lịch là đọc sai của Lạc. 2 chức vụ Lịch hầu và Giao hầu của anh em họ Lữ càng cho thấy Giao Chỉ – Lạc Việt là vùng đất khởi nghiệp của Lưu Bang – Lữ Hậu.
Hiếu Cao Lưu Bang mất, Lữ Hậu lên nắm toàn quyền triều chính, phế lập các vị đế họ Lưu theo ý mình. Lữ Hậu đã nhiều lần muốn phá bỏ cam kết ăn thề từ thời Lưu Bang “Ai không phải họ Lưu mà làm vương thì thiên hạ cùng nhau đánh nó”. Bà thái hậu này đã ép các quân thần và phong vương cho gia tộc họ Lữ. Tước vương đầu tiên được phong cho Lịch hầu Lữ Thai là Lữ vương, tức là vua của vùng đất Lữ.
Đất Lữ là quê của Lữ Hậu, tức là vùng đất Bái – Thái Bình. Lữ Vương là một vị trí chức vụ rất quan trọng dưới thời Lữ Hậu vì đó là người phụ trách hậu phương của họ Lữ. Người đầu tiên nắm chức Lữ Vương là Lữ Thai, anh của Lữ Hậu. Lữ Thai mất, thái tử Gia thay thế được lập làm Vương. Sau đó, Gia ăn ở kiêu ngạo hống hách, nên bị phế truất, cho Lữ Sản… làm Lữ Vương”. Mấy tháng sau, Lữ Sản được dời làm Lương Vương và làm thái phó. Lữ Hậu lập Bình Xương hầu Lữ Thai làm Lữ Vương, đổi tên đất Lương gọi là đất Lữ và đất Lữ đổi là Tế Xuyên (Sử ký Tư Mã Thiên, Lữ Hậu bản kỷ).
Việc đổi Lữ Sản làm Lương Vương và đổi tên đất Lương thành đất Lữ cho thấy thực chất Lữ Sản vẫn giữ vai trò của Lữ Vương (vua đất Lữ). Còn vùng đất Lữ trước đây đổi thành Tế Xuyên (Tam Xuyên?) do một vị hầu tước khác cai quản.
Khi Lữ Hậu mất, Lữ Sản làm binh biến định dành ngôi vị nhưng không thành, bị đám cận thần trung thành với họ Lưu giết chết. Trong sự kiện này “những người họ Lữ không kể trai gái, già trẻ đều chém hết”. Tuy vậy, Sử ký không nói gì đến vị Lữ Vương cuối cùng là Bình Xương hầu Lữ Thai sau cuộc binh biến này ra sao. Một vị vương chủ chốt, nắm toàn bộ hậu phương của họ Lữ, do chính Lữ Hậu quan tâm gây lập nên qua mấy đời chắc chắn phải có vai trò rất lớn đối với sự nghiệp của họ Lữ. Vậy mà tung tích của vị này lại không hề được nhắc tới.
Sử ký bàn: “Cao Hậu người đàn bà làm chủ, gọi mệnh lệnh của mình là “chế” nhưng việc chính sự không ta khỏi nhà, thiên hạ yên lành”. Có thật là “thiên hạ yên lành”, không ảnh hưởng gì bởi sự tiếm quyền của họ Lữ? Yên lành gì mà ngay sau khi Lữ Hậu mất ở phương Nam bỗng nhiên nổi lên nước Nam Việt của Triệu Đà, chiếm mất cả nửa diện tích Trung Quốc:
“Cao Hậu mất… Đà nhân đó dùng uy lực uy hiếp nơi biên giới, đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc theo mình. Đất đai của Đà chiều ngang có hơn vạn dặm. Đà bèn đi xe mui lụa mầu vàng cắm cờ tả đạo, mệnh gọi là “chế”, chẳng kém gì Trung Quốc”.
Đặc biệt hơn nữa lúc này trong triều Nam Việt nhà Triệu bỗng xuất hiện Thừa tướng Lữ Gia. Theo Sử ký thì Lữ Gia dưới thời Triệu Anh Tề đã làm thừa tướng tới ba đời vua, tức là từ Triệu Vũ Đế, Triệu Văn Đế tới Triệu Minh Vương (Anh Tề). Như vậy Lữ Gia là thừa tướng của nhà Triệu ngay từ vị vua Triệu lập quốc đầu tiên sau khi Lữ Hậu mất.
Sử sách của nhà Hiếu (Sử ký Tư Mã Thiên) đã dấu đi hoặc đã cố ý không nói tới một sự thật. Sự tiếm ngôi của họ Lữ đã không hề kết thúc một cách yên lành sau khi Lữ Hậu mất. Họ Lữ ở kinh thành Trường An bị giết hết nhưng vẫn còn vị Lữ Vương cuối cùng, người nắm giữ vùng đất Lữ ở phương Nam. Đây chính là thừa tướng Lữ Gia của Nam Việt. Vị Lữ Vương này đã lập một người cháu của Lưu Bang lên làm vua Triệu của nước Nam Việt, bắt đầu thế đối kháng Nam Bắc. Vua Triệu xưng đế ngang với nhà Hiếu ở phương Bắc.
Diễn biến tiếp theo của nước Nam Việt thì như đã biết, sau khi Minh Vương Triệu Anh Tề mất, thái tử Hưng lên ngôi là Triệu Ai Vương. Thái hậu Cù Thị, truyền thuyết Việt gọi là Cảo Nương, con của Triệu Quang Phục, có ý theo về với nhà Hiếu ở phương Bắc. Tất nhiên thừa tướng Lữ Gia không đời nào đồng ý việc này vì mối thù diệt tộc khi Lữ Hậu mất vẫn còn đó, và họ Lữ đã mất công mấy đời gây dựng nước Nam Việt để có lãnh thổ riêng, vương quyền riêng, không thể nào lại hàng nhà Hiếu. Lữ Gia nhanh chóng giết mẹ con Cù Hậu, lập Triệu Kiến Đức lên ngôi và tích cực chiến đấu chống quân nhà Hiếu.
Khi kinh đô Phiên Ngung của Nam Việt thất thủ, vua Triệu Kiến Đức cùng Lữ Gia và cả gia đình hoàng thân quốc thích hàng trăm người đã lên thuyền đi về phía Tây. Phía Tây của Phiên Ngung (Quảng Đông) tức là đất Giao Chỉ, là miền đất gốc của họ Lữ từ thời Lữ Hậu (đất Bái). Không may, khi thuyền vừa mới tới miền đất cũ của họ Lữ, vua Triệu cùng Lữ Gia bị quân nhà Hiếu truy sát bắt được.

IMG_4785-1024x683
Đền thờ Lữ Gia ở chân núi Gôi.

Câu chuyện thảm thương, kết thúc một triều đại này trong sử Việt được truyền thuyết kể thành chuyện Triệu Việt Vương bị Hậu Lý Nam Đế đuổi, chạy đến cửa Đại Ác thì đường cùng, ra biển mà mất. Đại Ác là cửa sông Đáy đổ ra biển, nay còn di tích đền Độc Bộ (Ý Yên, Nam Định) thờ Triệu Quang Phục, “cháu đời xa của Triệu Vũ Đế”. Gần đó ở chân núi Gôi (Vụ Bản, Nam Định) là nơi thừa tướng Lữ Gia tử trận. Ngôi đền thờ vị tể tướng 4 đời vua Triệu này còn lưu câu đối, nói tới chí khí kiên cường chống giặc của Lữ Gia:
趙氏有天存社稷
漢人無地出楼船
Triệu thị hữu thiên tồn xã tắc
Hán nhân vô địa xuất lâu thuyền.
Dịch:
Còn trời họ Triệu còn xã tắc
Không Hán, lên thuyền đất chẳng chung.
Trong truyền thuyết Việt câu chuyện Lữ Gia không kết thúc ở đây. Sau thất bại ở Phiên Ngung Lữ Gia đã lui về vùng phía Tây dựng phòng tuyến chống lại quân nhà Hiếu. Đó là phòng tuyến bên sông Lô với các di tích về Lữ Gia ở 2 bên bờ sông ở Việt Trì và Lập Thạch. Cũng có chỗ là ở vùng đất Hà Tây (cũ), như các di tích Linh Tiên quán (Hoài Đức), nơi tương truyền Lữ Gia đã gặp tiên đánh cờ.

P1010119-1024x768
Nghi môn Linh Tiên quán.

Câu đối ở quán Linh Tiên :
聖駕仙棋趙承留勝跡
靈僊古觀三教顯名藍
Thánh giá tiên kỳ Triệu thừa lưu thắng tích
Linh tiên cổ quán tam giáo hiển danh lam.
Dịch
Thánh giá cờ tiên, Triệu tướng lưu thắng tích
Linh Tiên quán cổ, Tam giáo tỏ danh lam.
Trong sử Việt Lữ Gia còn được kể dưới một loạt các tên khác nữa. Đó là Đỗ Động tướng quân Đỗ Cảnh Thạc ở vùng Thanh Oai – Quốc Oai (Đỗ động). Họ Đỗ ở đây cũng giống như trường hợp Lữ Hậu ở Thái Bình được gọi là Đỗ Thị Khương. Đỗ Cảnh Thạc bị sử Việt ghép thành 1 trong 12 sứ quân của thời Đinh Bộ Lĩnh, cách sau đó hơn nghìn năm.

P1130096-1024x768
Đình Giá ở Yên Sở trong ngày hội.

Truyền thuyết Việt còn kể về thừa tướng Lữ Gia nhà Triệu dưới tên nhân vật Lý Phục Man. Lý Phục Man là đại tướng của Lý Nam Đế, khi tử trận được người nhà là Trương Hống, Trương Hát đưa về an táng tại làng Yên Sở (Hoài Đức, Hà Nội). Lý Phục Man cũng được gọi là Đỗ Động tướng quân. Nơi mất của Lữ Gia – Lý Phục Man – Đỗ Cảnh Thạc đều ở dưới chân Sài Sơn là chứng thực rõ nhất rằng cả 3 sự tích này đều là về vị thừa tướng họ Lữ lẫy lừng của nhà Triệu Nam Việt.
Về Lữ Gia còn có thêm một dẫn chứng liên hệ nữa. Ở thôn Mai Trung xã Mai Đình (Hiệp Hòa, Bắc Giang) có đình Lợ hay gọi là đình Mới thờ Lữ tể tướng nhà Triệu. Bản thân tên đình Lợ có thể là đọc tránh của họ Lữ. Tương tự ở vùng này có vùng Đông Lỗ nhưng lại có chợ Lữ.
Là đình thờ Lữ Gia nhưng đình Lợ lại nằm trong trong cụm di tích làng Mai thờ anh em Trương Hống, Hát, Lẫy, Lừng và Đạm Nương cùng con thứ của Trương Hống là Trương Kiều. Lễ hội Mai Thượng ở Hiệp Hòa bên dòng sông Cầu tới nay vẫn là một lễ hội lớn, đặc sắc bởi màn tung hoa (bánh dày) để tưởng nhớ tới thánh Trương Kiều, hy sinh theo cha lúc mới 8 tuổi tại đây. Theo sự tích ở thôn Mai Trung thì Lữ Gia là thầy dạy của 5 vị thánh họ Trương.
Sự tích về thánh Tam Giang ở Vân Mẫu (Quế Võ, Bắc Ninh) cũng kể anh em họ Trương đã theo học tiên sinh Lã Thị người hương Chu Minh, lộ Bắc Giang. Tới khi Triệu Quang Phục khởi nghĩa ở đầm Dạ Trạch thì cả nhà họ Trương cùng dấy binh theo về… Triệu Quang Phục phong Trương Hống làm thượng tướng quân, Trương Hát làm phó tướng quân, Lã tiên sinh làm quân sư, Trương Lừng, Trương Lẫy làm tỳ tướng, Đạm Nương làm hậu binh lương và lo kế sách đánh giặc.
Thật khó hiểu vì sao thừa tướng nước Nam Việt ở thời kỳ trước Công nguyên lại làm “thầy” của các vị tướng thời Triệu Việt Vương, mà theo chính sử ngày nay là vào thế kỷ 6 sau Công nguyên. Chỉ khi xác định Triệu Quang Phục là vua Triệu nước Nam Việt thì thừa tướng Lữ Gia mới là cùng thời với anh em họ Trương.

P1240859-1024x768
Đình Lợ ở thôn Mai Trung thờ Lữ Gia, thầy dạy của Trương Hống, Trương Hát.

Lữ Gia là “thầy” của Trương Hống, Trương Hát. Chữ “thầy” ở đây không phải là thầy dạy học. Thầy nghĩa là cha. Lữ Gia là bố của anh em họ Trương, hay anh em Trương Hống Trương Hát mang họ Lữ. Cũng chính Trương Hống, Trương Hát là “người nhà” đã đem thi hài của Lữ Gia về an táng dưới chân núi Sài trong thần tích về Lý Phục Man ở Yên Sở.
Và cũng Trương Hống, Trương Hát là những người tiếp tục sự nghiệp của cha mình để làm nên cuộc khởi nghĩa tiếp theo ở đất Phong Châu. Trương Hống, Trương Hát chính là Trưng Trắc, Trưng Nhị. Các vị nữ vương này mang họ Lữ/Lã của gia tộc họ Lữ và nối tiếp truyền thống “quần thoa anh kiệt” từ tiền nhân là Lữ Hậu. Sông Như Nguyệt (sông Cầu) của thánh Tam Giang mới là dòng Lãng Bạc nơi nổ ra cuộc chiến ác liệt giữa quân của Trưng Vương và Phục Ba tướng quân.
Dòng họ Lữ của nhà Triệu Nam Việt sau thất bại của Trưng Vương vẫn còn cầm đầu các cuộc nổi dậy tiếp theo với sự kiện Triệu Quốc Đạt – Triệu Thị Trinh chống Mã Viện nhà Đông Hán. Họ Triệu của anh em Bà Triệu cho liên hệ với nhà Triệu Nam Việt. Lệ Hải bà vương Triệu Ẩu có thể mang họ Lữ/Lã vì Lệ Hải thiết . Khu vực khởi nghĩa của Bà Triệu được gọi là nước Nam Triệu, là tiền thân của nước Nam Chiếu thời kỳ sau này (Truyện Nam Chiếu, Lĩnh Nam chích quái).
Lịch sử luôn diễn biến theo quy luật, không có gì tự nhiên mà có. Các triều đại, các cuộc khởi nghĩa thời đầu Công nguyên ở nước Nam đã nối tiếp nhau và được xuyên suốt bởi một dòng họ Lữ từ khi Lữ Hậu theo Lưu Bang thấy rồng vàng bay lên trên sông Nhị Hà tới khi Bà Triệu tử tiết ở Tượng Sơn. Cái khí tiết anh hùng “mẹ truyền con nối” ấy thật đáng khâm phục, để lại cho đời sau cả một trang sử hào hùng, phát triển nền tảng của nước Nam người Việt qua mấy trăm năm.

Chân Định tứ linh thần

Nếu ở Nam Định có Thiên Bản lục kỳ kể về 6 sự lạ đất Thiên Bản thì ở Thái Bình cũng có Chân Định tứ linh từ, hay 4 ngôi đền thiêng của đất Chân Định. Chân Định là tên cũ của khu vực Kiến Xương. Tứ linh từ của Chân Định là nơi thờ “tứ linh thần”, 4 vị thần thiêng trên đất Thái Bình.
Ngôi đền thiêng đầu tiên được nhắc đến là đền Vua Rộc tại thôn An Điềm,  xã Vũ An của huyện Kiến Xương. Trước kia, đền nằm trong khu rừng nguyên sinh hiếm hoi của đất Thái Bình, được bao quanh bởi cây cối tươi tốt và hồ nước mát lạnh, quang cảnh rất bình yên. Theo thần tích của đền thì đây là nơi thờ 2 vị Đông Hải đại vương và Tây Hải đại vương. Tuy nhiên, thần tích không cho biết những “đại vương” này là ai, ở thời kỳ nào. Những nghiên cứu trước đây “đoán” Đông Hải đại vương là Đoàn Thượng, còn Tây Hải đại vương thì… không biết…

Den Vua Roc

Đền Vua Rộc ở Vũ An, Kiến Xương.

Câu đối cổ trong đền Vua Rộc chép:
不記何年跡扥南交雙顯聖
相傳此地名髙真定四靈神
Bất ký hà niên, tích thác Nam Giao song hiển thánh
Tương truyền thử địa, danh cao Chân Định tứ linh thần.
Dịch:
Không biết tự năm nào, dấu thác Nam Giao hai hiển thánh
Lưu truyền nơi đất nọ, danh cao Chân Định bốn linh thần.
Vế đối đầu cho biết đền Vua Rộc thờ 2 vị thần đã “hiển thánh” ở Nam Giao từ thời lâu lắm rồi, không biết năm nào nữa. Vế đối sau cho biết hai vị thần đó được xếp vào bộ “Tứ linh thần” của Chân Định. Với thông tin này thì người được thờ ở đây không thể là tướng quân Đoàn Thượng, một nhân vật khá rõ ràng vào cuối thời nhà Lý ở thế kỷ 13.
Một số tác giả cho biết chữ Lạc có thể phục nguyên âm là Rộc, chỉ ruộng lúa. Tới nay người Mường vẫn gọi ruộng là rộc. Vua Rộc như vậy có thể là Vua Lạc hay Lạc Vương, phù hợp với thời Nam Giao mở nước.
Vết tích của 2 vị thần Nam Giao ở đền Vua Rộc có thể được xác định trong một câu đối khác tại đây:
瑞應金龜神爪依依留井上
威揚木馬健蹄隠隠仰橋邊
Thụy ứng Kim Quy, thần trảo y y lưu tỉnh thượng
Uy dương mộc mã, kiện đề ẩn ẩn ngưỡng kiều biên.
Dịch:
Linh ứng Rùa Vàng, móng thần y nhiên nơi giếng cũ
Oai dương Ngựa Gỗ, vó hùng thấp thoáng chốn cầu biên.
2 vế đối của câu đối này nói tới 2 sự kiện của 2 nhân vật. Vế đối đầu khá rõ, chỉ chuyện chiếc móng mà vua An Dương Vương nhận từ thần Kim Quy và chiếc giếng nơi Trọng Thủy trẫm mình. Vế đối thứ hai nói về một con chiến mã bằng gỗ xuất chinh nơi biên ải.
Tại Thái Bình, vua An Dương Vương được thờ ở khá nhiều nơi với tên xưng phong Nam Hải đại vương. Ở làng Thao Bồi (nay thuộc xã Phương Công, huyện Tiền Hải) thần tích kể về người vợ của An Dương Vương là bà Trần Thị Chân, còn gọi là Châu Nương hay Thục Nương. Châu Nương sinh ra công chúa Mỵ Châu. Sau khi Mỵ Châu chết làng Thao Bồi lập miếu “Nhị vị mẫu tử” thờ mẹ con Châu Nương, Mỵ Châu…
Nam Hải đại vương An Dương Vương còn thờ ở nhiều nơi khác tại Thái Bình như ở làng Kênh Xuyên (Đông Xuyên, Tiền Hải), làng Cọi (Vũ Hội, Vũ Thư). Ở đây An Dương Vương được kể như một vị vua từng có công giúp an định và phát triển đời sống dân tình vùng ven biển. Như vậy, có thể thấy An Dương Vương là vị linh thần thứ nhất được thờ tại đền Vua Rộc. Nam Hải đại vương đã hiển thánh ở Nam Giao cũng hoàn toàn hợp lý.
Ngôi đền thiêng thứ hai của đất Chân Định là đền Sóc Lang ở xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư. Đền này thờ Mộc đức tinh quân, rất thiêng nhưng cũng không rõ sự tích ra sao. Chỉ biết có một cây gỗ trôi từ thượng nguồn về, nhân dân vớt đục thành tượng mà thờ. Nay nếu so sánh với câu đối trong đền Vua Rộc thì Mộc đức tinh quân phải là Thánh Gióng với con “ngựa gỗ” xuất chinh chốn “kiều biên”. Cái tên đền “Sóc Lang” hay Sóc Vương cũng cho thấy vị linh thần ở đây là Thánh Gióng đã bay về trời nơi núi Sóc. Nhị vị đại vương ở đền Vua Rộc như thế là An Dương Vương và Sóc Vương Thánh Gióng, rất phù hợp về không gian (Nam Giao) và thời gian.

Chua Keo

Phương đình trước Chùa Keo Thái Bình.

Ngôi đền thiêng thứ ba của đất Chân Định là đền Lại Trì ở xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương. Theo thần tích và văn bia lưu tại di tích, đây là nơi thờ Đại pháp thiền sư Không Lộ, họ Dương, húy là Minh Nghiêm, là người làng Giao Thuỷ, phủ Thanh Hà (tỉnh Nam Định), nối đời làm nghề đánh cá. Thân mẫu họ Nguyễn, người ở ấp Hán Lý, huyện Vĩnh Lại, phủ Ninh Giang (tỉnh Hải Dương). Năm 1060 Không Lộ cùng Đạo Hạnh và Giác Hải đã sang Tây Trúc để tu luyện về đạo Phật. Năm 1061 thời vua Lý Thánh Tông, sư về nước và dựng chùa Nghiêm Quang (sau đổi tên là Thần Quang Tự) ở làng Dũng Nghĩa (xã Duy Nhât, Vũ Thư, Thái Bình) để truyền bá đạo Phật, hoằng dương Phật pháp. Chùa này được biết đến với tên chùa Keo Thái Bình.
Thời đó đạo Phật được nhà Lý coi là quốc giáo. Đức Dương Không Lộ là người hiểu về đạo Phật sâu sắc, là giáo chủ của cả vùng, ngoài việc truyền bá đạo phật, nhà sư còn có công lớn trong việc mở mang các công trình trị thuỷ nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, đưa nhân dân lao động thoát khỏi đói khổ. Ông còn là người am hiểu về y thuật có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông được phong làm quốc sư. Sau Dương Không Lộ sang Trung Quốc chữa bệnh cho thái tử nhà Tống rồi xin đồng về đúc chuông, tạc tượng.
Đền Lại Trì là nơi bà Nguyễn Thị, mẹ của Không Lộ đã tu hành và hóa. Còn Chùa Keo Thái Bình là nơi Không Lộ trụ trì. Câu đối ở khu thờ thiền sư Không Lộ tại chùa Keo:
法手濟群方李代特生之聖
靈丹扶九鼎南邦不死之神
Pháp thủ tế quần phương, Lý đại đặc sinh chi thánh
Linh đan phù cửu đỉnh, Nam bang bất tử chi thần.
Dịch:
Làm phép cứu chúng phương, đời Lý riêng sinh là thánh
Thuốc thiêng chữa cửu đỉnh, bang Nam bất tử là thần.
Cửu đỉnh là 9 chiếc đỉnh, hình tượng chỉ vương quyền, chỉ Vua. Câu đối nhắc đến chuyện thiền sư Không Lộ đã chữa bệnh cho vua Lý và cứu giúp nhân dân trong vùng. Thiền sư Không Lộ do đó đã được phong làm quốc sư thời Lý (Lý triều quốc sư).
Câu đối trên cũng xác định Không Lộ là một trong những thần bất tử nước Nam. Khái niệm thần bất tử không giống với linh thần. Ngoài việc là một linh thần (thần thiêng), thần bất tử phải là người có phép thuật, có khả năng “bất tử”, tức là khả năng cải tử hoàn sinh, trường sinh bất lão hay đầu thai chuyển thế. Thường thì đó phải là những người tu hành đắc đạo thần tiên.
Trước khi Thánh Mẫu Liễu Hạnh được xếp là một trong Nam thiên Tứ bất tử thì Không Lộ thiền sư và Từ Đạo Hạnh đã được coi là các thần bất tử. Tuy nhiên, tư liệu ở đền Lại Trì trên chép Không Lộ làm Quốc sư và chữa bệnh cho vua dưới triều Lý Thánh Tông. Trong khi chuyện Từ Đạo Hạnh đầu thai lại vào thời Lý Thần Tông. Đồng thời thiền sư Không Lộ ở đây mang họ Dương, không phải họ Nguyễn (Nguyễn Minh Không) như trong những truyện của Từ Đạo Hạnh. Những chi tiết này cho thấy truyền thuyết về việc hóa thân đầu thai của Từ Đạo Hạnh thành vua Lý Thần Tông cần được xem xét thêm cho đúng với sự việc thật sự đã xảy ra.
Ngôi đền thiêng thứ tư của đất Chân Định là đền Đồng Xâm ở xã Hồng Thái, Kiến Xương. Đền này thờ đức Khai Cơ Triệu Vũ Đế, người đã lập nên nước Nam Việt thời trước Công nguyên. Đền Đồng Xâm là chứng tích rành rành về “những nỗi oan” của vua Triệu Đà. Sử sách chép Triệu Đà người Chân Định… Chân Định đây là đất Kiến Xương, Thái Bình ở Việt Nam, hoàn toàn không phải ở đâu xa lắc xa lơ tận Hà Bắc, Trung Quốc. Bản thân tên huyện Kiến Xương cũng có thể liên quan tới công nghiệp của Triệu Vũ Đế vì Kiến Xương nghĩa là kiến thiết nên nền tảng ban đầu, tương ứng với danh hiệu Khai Cơ của Triệu Vũ Đế tại đây.
Về thời nhà Triệu, ở Kiến Xương còn có nhiều chuyện lạ. Ở đình Luật Nội và Luật Ngoại (xã Quang Lịch, Kiến Xương) thờ 2 mẹ con bà Phương Dung và Thạch Công đã tận trung báo quốc, giúp Triệu Việt Vương đánh giặc Lương và hy sinh ở quãng sông Lịch Bài tại Kiến Xương. Điều lạ là cha của Thạch Công lại là ông Hùng Tuệ Công, dòng dõi vua Hùng, từng làm phủ doãn Chân Định. Câu đối ở đình Luật Ngoại:
壹門義烈雄母子
萬古山河趙越王
Nhất môn nghĩa liệt Hùng mẫu tử
Vạn cổ sơn hà Triệu Việt vương.
Dịch:
Một nhà nghĩa liệt mẹ con họ Hùng
Vạn năm sông núi đức vua Triệu Việt.
Từ thời Hùng Vương trước Công nguyên tới thời của Triệu Việt Vương chống giặc Lương theo sử sách ngày nay có dư 500 năm. Làm sao bố làm quan thời Hùng mà con lại có thể giúp vua Triệu đánh giặc? Truyền thuyết nhầm lẫn hay chính sử đã sai?

Luat NgoaiNghi môn đình Luật Ngoại.

Câu đối khác ở đình Luật Ngoại:
浩氣塞滄溟節烈一門皇趙日
芳名傳國母頡頏天古二徵間
Hạo khí tắc thương minh, tiết liệt nhất môn Hoàng Triệu nhật
Phương danh truyền quốc mẫu, hiệt hàng thiên cổ Nhị Trưng gian.
Dịch:
Khí lớn chất biển khơi, một nhà tiết nghĩa khi Vua Triệu
Danh thơm truyền quốc mẫu, ngàn năm bay bổng đất Hai Trưng.
Sử sách đã có sự nhầm lẫn. Triệu Việt Vương không phải vị vua ở thế kỷ thứ 6. Triệu Việt Vương gần thời Hùng Vương và thời Hai Bà Trưng phải là vua Triệu của nước Nam Việt. Nước Nam Việt được Triệu Vũ Đế lập từ những năm 200 trước Công nguyên. Có vậy thì những quan lại, công tướng của Triệu Việt Vương mới có thể mang họ Hùng.
Những cái tên Chân Định, Kiến Xương hay cả Thái Bình đều liên quan đến vị khai cơ Triệu Vũ Đế. “Ai đặt tên cho đất Thái Bình” thì không rõ, nhưng tên này chí ít đã có từ thời Triệu Vũ Đế vì Thái Bình là từ phản thiết của chữ Bái. Triệu Vũ Đế ở Chân Định là Bái Công đã lãnh đạo nhân dân Việt khởi nghĩa kháng Tần thắng lợi, lập ra quốc gia Nam Việt độc lập, xưng đế, là một thiên tử thực sự của thiên hạ.

Luat Noi

Gác mái đình Luật Nội.

Thử sắp xếp Chân Định Tứ linh thần theo các phương vị (Tứ trấn):
– Thục An Dương Vương nên xếp ở hướng Tây, vì Thục nghĩa là hướng Tây. Thục Phán đến từ hướng Tây. An Dương Vương có danh Tây Hải đại vương trong đền Vua Rộc.
– Sóc Vương Thánh Gióng ở đền Sóc Lang với tên Mộc đức tinh quân xếp ở hướng Đông vì hành Mộc là hành của phương Đông, ứng với tên Đông Hải đại vương ở đền Vua Rộc.
– Đồng Xâm Triệu Vũ Đế hợp lý nhất xếp ở hướng Bắc vì công nghiệp “Bắc tiến” của vị vua này. Xâm hay Thâm đều là màu xám, tối của hướng Bắc.
– Không Lộ thiền sư ở đền Lại Trì và chùa Keo có thể xếp ở trấn Nam vì vị thiền sư này gốc Nam Định.
Tứ linh từ, Tứ linh thần, Tứ trấn của đất Chân Định như vậy đã hội tụ đầy đủ cả.

“Ai oán” Việt Tần

Theo quan niệm hiện nay thì cuộc đụng đầu lịch sử đầu tiên của người Việt với phương Bắc là khi tướng Tần Đồ Thư đem đại quân tiến đánh phương Nam năm 216 TCN. Cho dù không có thư tịch Trung Hoa nào nhắc tới tên Thục An Dương Vương nhưng các sử gia ngày nay “bịa” ra giả thuyết Tần đã diệt nước Tây Âu của Thục Vương là bố của Thục Phán, rồi Thục Phán liên kết với nước Lạc Việt của vua Hùng để làm cuộc kháng chiến trường kỳ chống Tần, kết thúc bằng thắng lợi oanh liệt, giết Đồ Thư, mang lại độc lập…
Nhưng một khi đã nhận ra những “nỗi oan” vô lý của Triệu Đà trong chuyện xâm chiếm nước Âu Lạc thì những “nỗi ai oán” của An Dương Vương và Tần Vương cũng không kém phần bức xúc…

AI LÃNH ĐẠO NGƯỜI VIỆT CHỐNG TẦN THẮNG LỢI?
Sử ký Tư Mã Thiên, Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 33 (năm 216 TCN), Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ.
Sách Hoài Nam tử cho biết: Trong 3 năm, [quân Tần] không cởi giáp dãn nỏ. Giám Lộc không có đường chở lương, lại lấy binh sĩ đào cừ cho thông đường lương để đánh nhau với người Việt. Giết được quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống. Nhưng người Việt đều vào trong rừng, ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt người Tuấn kiệt lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá quân Tần và giết được Đồ Thư.
Người Tuấn kiệt” lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi của dân Tây Âu là ai? Các sử gia đời nay cho rằng đó là Thục Phán. Nhưng năm 216 TCN Tần Thủy Hoàng đã đánh chiếm vùng đất Việt, lập quận huyện đầy đủ, còn đâu nước nào nữa mà có Thục An Dương Vương?
Theo sử Việt An Dương Vương đánh Hùng Vương lập nước Âu Lạc năm 256 TCN, nếu 50 năm sau (năm 207 TCN) vẫn còn sống thì đã ngoài 70-80 tuổi, làm sao mà còn lãnh đạo người Việt đánh Tần? Chưa kể chuyện Triệu Đà đánh nước Âu Lạc của An Dương Vương nay bị dời tới năm 179 TCN, tức là vào lúc An Dương Vương đã ngoài trăm tuổi, vậy mà vẫn còn có con gái Mỵ Châu đang ở tuổi cập kê mười tám đôi mươi?!
Trong khi đó, Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép: Khi nhà Tần bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương. Còn Đại Việt sử ký toàn thư chép: Giáp Ngọ, năm thứ 1 [207 TCN] (Tần Nhị Thế năm thứ 3). Vua (Triệu Đà) chiếm lấy đất Lâm Ấp và Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vương.
Triệu Đà chứ không phải ai khác vào năm 207 TCN đã chiếm lại 3 quận Quế Lâm (hoặc Lâm Ấp), Tượng Quận và Nam Hải mà Tần lập ra trên đất Việt. Vì vậy Triệu Đà mới là “người Tuấn kiệt” đã lãnh đạo nhân dân Âu Lạc kháng Tần thắng lợi được nhắc đến trong sách Hoài Nam tử.
Sử sách ghi rõ ràng thời gian và nhân vật trong cuộc chiến với quân Tần như thế mà các sử gia Việt Nam vẫn không muốn công nhận. Bởi vì họ thích An Dương Vương, một người Việt, chiến thắng quân Tần hơn là Triệu Đà. Có điều họ không nhận ra, Triệu Đà cũng là người Việt, vua Việt chẳng khác gì An Dương Vương. Triệu Đà khởi nghiệp từ đất Thái Bình, lãnh đạo nhân dân Việt kháng Tần thắng lợi, giành lại đầy đủ các quận mà Tần lập ra trên đất Việt ngay sau khi Tần Thủy Hoàng mất.

TẦN CHIẾM VIỆT NHƯ THẾ NÀO?
Nếu Triệu Đà không phải người đã xâm lược nước Âu Lạc thì người đã đánh diệt An Dương Vương chỉ có thể là nhà Tần. Truyền thuyết Việt cũng như người Choang ở Quảng Tây (truyện Thần cung bảo kiếm) chép chi tiết sự kiện Tần đánh Việt qua câu chuyện thương tâm Trọng Thủy – Mỵ Châu. Trọng Thủy là người Tần như trong bài thơ sau, hiện còn lưu ở am Mỵ Châu tại thành Cổ Loa:
Hoàng thành đoạn kính thảo ly ly
Vãng sự thương tâm bất khả ti
Tần Việt nhân duyên thành oán ngẫu
Sơn hà kiếp vận đáo nga mi…
Dịch (theo Đỗ Văn Hỷ):
Thành hoang khuất khúc xanh rì cỏ
Việc cũ đau lòng biết hỏi ai?
Tần Việt nhân duyên thành cập oán
Non sông vận kiếp tới mày ngài…
Để chuẩn bị cho cuộc tấn công Âu Lạc, Tần Vương đã cử vương tôn của mình là Trọng Thủy sang kết hôn với con gái của An Dương Vương là Mỵ Châu, nhằm dò xét quân tình. Trọng là thứ ba trong thứ tự Mạnh, Trọng, Quý. Thủy là hành thủy chỉ phương Bắc, như trong tên hiệu của Tần Thủy Hoàng. Trọng Thủy là vị vương tử thứ ba của nhà Tần.
Khi Trọng Thủy đã nắm được mọi đường ngang lối dọc ở Âu Lạc, kiếm cách trốn về nước, rồi dẫn đạo quân của Đồ Thư tổng tấn công nước Âu Lạc. Quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống bị Tần diệt như sách Hoài Nam Tử kể là An Dương Vương, vua của nước Âu Lạc, đã phải “cầm sừng văn tê bảy tấc đi ra biển”.
Sự thực thì việc Trọng Thủy ở rể trên đất Việt là chuyện Dị Nhân Doanh Tử Sở, cháu của Tần Chiêu Tương Vương, làm con tin tại nước Triệu. Doanh Tử Sở lấy người thiếp của Lã Bất Vi là Triệu Cơ hay Châu Cơ, được truyền thuyết Việt chép là nàng Mỵ Châu. Doanh Tử Sở lên ngôi có hiệu là Tần Trang Tương Vương. Còn Châu Cơ – Mỵ Châu là người sinh ra đại đế Tần Thủy Hoàng. Câu chuyện Lã Bất Vi “buôn vua” chỉ là sự sao chép lệch lạc của mối nhân duyên Tần Việt ở thành Cổ Loa.
Như vậy Tần đánh chiếm nước Âu Lạc của An Dương Vương không phải vào thời Tần Thủy Hoàng mà là vào năm 257 TCN, thời điểm sử Việt chép An Dương Vương đánh Hùng Vương. Tần Thủy Hoàng khi thống nhất Trung Hoa đã tiến hành chính sách “hòa tập Bách Việt”, “đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn” tới đất Lục Lương, phân chia quận huyện trên đất Việt. Sử Việt đã chép lẫn cuộc tấn công của Đồ Thư đánh Dịch Hu Tống – An Dương Vương năm 257 TCN với việc di dân quy mô lớn của Tần Thủy Hoàng năm 216 TCN.

NHỮNG DANH NHÂN ĐẤT VIỆT THỜI TẦN
Tần Thủy Hoàng là đứa con của 2 dòng máu Tần Việt (Trọng Thủy – Mỵ Châu) nên dưới thời Tần các danh nhân ở đất Việt rất được trọng dụng. Truyền thuyết Việt còn ghi chuyện Lý Thân, người làng Thụy Hương, Từ Liêm, được Tần Thủy Hoàng gả con gái và giao chức Tư lệ hiệu úy, trấn thủ đất Hoa Di. Khi Lý Thân mất, Tần Thủy Hoàng vô cùng thương tiếc, cho đúc tượng đồng to bằng người thật đặt ở Hàm Dương, đủ thấy sự quý mến của Tần Thủy Hoàng với Lý Ông Trọng như thế nào.
Câu đối ở đình Chèm thờ Lý Ông Trọng:
Tần quan lỵ chỉ Trung Hoa tướng
Việt điện nguy nhiên thượng đẳng thần.
Dịch:
Ải Tần chốn đó tướng Trung Hoa
Điện Việt còn đây thần thượng đẳng.
Một chuyện khác về thời Tần được chép trong Lĩnh Nam chích quáiTruyện Giếng Việt. Truyện mở đầu như sau:
Giếng Việt ở miền Trâu Sơn huyện Vũ Ninh. Đời vua Hùng Vương thứ ba, nhà Ân cử binh sang xâm chiếm nước Nam, đóng quân ở dưới núi Trâu Sơn… Ân Vương chết ở dưới chân núi, biến thành vua ở địa phủ, dân phải lập miếu thờ, lâu năm suy dần đền miếu bỏ hoang.
Qua đời Chu tới đời Tần, có người nước ta là Thôi Lượng làm quan cho nhà Tần đến chức ngự sử đại phu, thường qua vùng này thấy cảnh suy tàn, chạnh lòng thương cảm, bèn sửa sang lại đền miếu…
Thôi Lượng làm quan tới chức ngự sử đại phu dưới thời Tần. Ngự sử đại phu tức là chức quan phó của thừa tướng, rất cao trong hàng quan chức thời Tần Hán. Rõ ràng đã có một triều Tần trên đất Việt, với những người Việt làm phò mã, ngự sử đại phu. Điều này chỉ có thể hiểu được khi biết rằng một nửa dòng máu của Tần Thủy Hoàng là dòng máu Việt từ nàng Mỵ Châu mà ra.

CON ĐƯỜNG ĐÔNG DU CỦA TẦN THỦY HOÀNG
Sự có mặt của triều Tần trên đất Việt sẽ không hề vô lý khi biết rằng Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất Lục quốc đã cho dời đô về phía Nam, gần biển hơn. Tần Thủy Hoàng bản kỷ (Sử ký Tư Mã Thiên) chép:
Năm thứ 35, sai làm con đường thông từ huyện Cửu Nguyên đến đất Vân Dương, đục núi, lấp các khe núi, nhờ vậy đường đi suốt và thẳng. Thủy Hoàng cho rằng ở Hàm Dương người thì đông mà cung đình các vua trước thì nhỏ nói:
– Ta nghe vua Văn Vương nhà Chu đóng đô ở đất Phong và Vũ Vương đóng đô ở Cảo, miền giữa Phong và Cảo là đô của đế vương.
Bèn sai xây cung để tiếp các triều thần ở phía Nam sông Vị….
Con đường Tần Thủy Hoàng cho làm để đi thông ra biển qua đất Vân Dương cũng là nơi Thủy Hoàng sau đó đi tuần du phương Đông năm thứ 37 (211 TCN), lên Cối Kê tế vua Vũ, nhìn ra biển Nam Hải dựng đá khắc công đức nhà Tần. Chỗ có thể lên núi để nhìn ra biển Nam Hải thì chắc chắn phải là ở vùng ven biển Đông ngày nay.
Trong những lần Đông du đó Tần Thủy Hoàng đã gặp vị đạo sĩ bác sĩ Yên Kỳ Sinh. Chuyện Yên Kỳ Sinh được sách Trung Quốc chép như sau:
Yên Kỳ Sinh người Phụ Hương, thuộc Lang Gia. Ông bán thuốc ở ven biển Đông Hải. Người đời gọi là Thiên Tuế Ông. Tương truyền khi Tần Thủy Hoàng đông du đã gặp ông, ban cho ông hàng vạn vàng ngọc. Ông bèn để tất cả lại nơi Phụ Hương đình rồi bỏ đi. Ông để thư lại cho Tần Thủy Hoàng đến tìm ông dưới núi Bồng Lai. Tần Thủy Hoàng mấy lần sai người ra biển tìm ông nhưng đều bị bão phải quay về. Bèn lập đền thờ ở Phụ Hương đình và hơn 10 nơi ven biển.
Yên Kỳ Sinh chẳng xa lạ gì với người Việt vì đỉnh núi Yên Tử ở Đông Triều, Quảng Ninh chính là một trong những lưu tích của Yên Kỳ Sinh. Tần Thủy Hoàng gặp Yên Kỳ Sinh khi đi tuần du như vậy là ở ven biển Đông. Con đường Thủy Hoàng mới mở do đó cũng là con đường chạy ra biển Đông, đi qua đất Việt.

Cac quan cuc Nam thoi Tan

Vị trí các quận cực Nam của nhà Tần.

Chứng tích về vị trí con đường của Tần Thủy Hoàng mở còn được thấy trong chuyện về Triệu Đà. Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép: Nhâm Ngao, ốm sắp chết, mời huyện lệnh Long Xuyên là Triệu Đà đến nói:
– Tôi nghe bọn Trần Thắng làm loạn. Nhà Tần làm điều vô đạo, thiên hạ khổ cực. Bọn Hạng Vũ, Lưu Quý, Trần Thắng, Ngô Quảng đều dấy binh tụ tập quân sĩ, tranh giành thiên hạ. Trung Quốc loạn lạc chưa biết lúc nào yên. Những người hào kiệt phản Tần đều đứng lên cả. Nam Hải ở nơi xa lánh, tôi sợ quân giặc xâm lấn đến đây, nên định dấy binh chặn đứt con đường mới để tự phòng bị, đợi chư hầu có sự thay đổi.
Chặn đứt con đường mới” là chặn con đường mà Tần Thủy Hoàng mới mở đi ra Vân Dương. Dương là hướng mặt trời lên, hay hướng Đông. Vân Dương nghĩa là phía Đông của đất Vân Nam, tức là vùng Bắc Việt – Quảng Tây. Câu nói của Nhâm Ngao chỉ rõ con đường Tần Thủy Hoàng mới mở là đi qua đất Nam Việt nơi Nhâm Ngao và Triệu Đà đang quản lý. Đó cũng là nơi có các di tích của đạo sĩ Yên Kỳ Sinh thời Tần Thủy Hoàng.
Tại con đường Đông du đó, Lưu Bang thời trẻ đã từng đứng quan sát Tần Thủy Hoàng đi qua mà ngậm ngùi mộng đế vương (Cao Tổ bản kỷ). Lưu Bang không phải ai khác chính là Triệu Đà ở đất Thái Bình. Do vậy, Lưu Bang – Triệu Đà mới có thể thấy Tần Thủy Hoàng đi du ngoạm ở khu vực đất Quảng Ninh ngày nay…
An Dương Vương hiển nhiên là người Việt. Tần Thủy Hoàng ít nhất có nửa dòng máu mẹ là người Việt. Triệu Đà cùng Lưu Bang cũng là người Việt từ đất Thái Bình. Dòng sử Việt từ thời các vua Hùng dựng nước tới nhà Hiếu của Lưu Bang chưa hề bị đứt mạch. Đã đến lúc người Việt phải trả lại sự thực cho những “nỗi oan ức” của tiền nhân…

Trước Bà Trưng, sau Bà Triệu, cùng một bậc người

Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Hát Môn có lẽ đã là người lập “Hội phụ nữ” đầu tiên của nước Nam. Dưới cờ Nhị Trưng Vương có rất nhiều tướng lĩnh là nữ, cùng chung chí hướng, “đền nợ nước, trả thù nhà”. Nhưng người phụ nữ đầu tiên nắm quyền lãnh đạo đất nước có lẽ phải kể đến tiền nhân của Hai Bà Trưng là… Lữ Hậu.

Lữ Hậu, tên cúng cơm là Trĩ, người Đồng Xâm (Kiến Xương, Thái Bình). Tại đây bà được gọi là Hoàng hậu Trình Thị (thiết Trĩ). Lữ Trĩ là người vợ từ thủa hàn vi của Lưu Bang, được truyền thuyết Việt chép là Lý Bôn. Lưu Bang khởi nghĩa tại đất Bái, được chép là đất Thái Bình, cũng là Triệu Vũ Đế quê ở Chân Định (tên cũ của huyện Kiến Xương). Lưu Bang là người Tuấn kiệt, đã lãnh đạo nhân dân Việt kháng Tần thắng lợi, lên ngôi Hiếu Cao Tổ, Lữ Trĩ trở thành Lữ Hậu.

ly-bon

Lý Nam Đế và hoàng hậu Đỗ Thị Khương, tranh thờ ở Thái Bình.

Lưu Bang mất, Lữ Hậu nắm toàn quyền, phân phong cho họ Lữ những chức vụ quan trọng nhất, nắm binh quyền. Đáng chú ý là có tước Lữ Vương, là người cai quản vùng đất quê họ Lữ, tức là vùng đất Bái – Thái Bình xưa.

Lữ Hậu mất, họ Lữ định làm cuộc đảo chính nhưng không thành. Anh em Lữ Lộc, Lữ Sản bị các cận thần của Lưu Bang giết chết. Tuy nhiên, họ Lữ không tuyệt đường ở đây. Vị Lữ Vương ở phương Nam đã tôn một người cháu của Lưu Bang lên làm vua, lập nước Nam Việt, gọi là Triệu Đà, còn bản thân mình làm thừa tướng Lữ Gia. Họ Lữ ở Nam Việt “con giai lấy con gái vua, con gái lấy con giai, anh em, tôn thất của vua“, nắm quyền hành lớn.

Năm 111 TCN Hiếu Vũ Đế cử Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức tấn công Nam Việt. Phiên Ngung thất thủ, Lữ Gia cùng vua Triệu Vệ Dương Vương và gia quyến lên thuyền đi về phía Tây. Tới cửa Đại Ác (cửa sông Đáy đổ ra biển ở Nam Định) cả vua Triệu và Lữ Gia bị bắt, giết.

Nhưng họ Lữ vẫn còn người. Hai hoàng phi nhà Triệu là Trưng Trắc, Trưng Nhị, truyền tích gọi là Ả Lã, con gái của Lữ Gia, đã chạy thoát về Phong Châu. Từ đây Nhị Trưng lập đàn thề ở cửa sông Hát, tưởng nhớ tới chồng là Triệu Vệ Dương Vương tử nạn ở cuối sông, phất cờ Quang Phục, đánh Tô Định, chiếm Luy Lâu, xưng là Tây Vu Vương hay gọi là Lang Tề (Nàng Đê).

Với thân phận là hoàng phi nhà Triệu nên khởi nghĩa Trưng Vương đã được sự tham gia đông đảo của con cháu các quan lại nhà Triệu trước đó, nhiều người là nữ, có hoàn cảnh cha hay chồng bị giết trong cuộc bình định Nam Việt của nhà Hiếu. Truyền thống nữ trung hào kiệt từ Lữ Hậu cùng với nợ nước thù nhà đã làm nên một “Hội thề” Hát Môn hùng tráng, lập nên quốc gia Hoàng Đinh độc lập.

Khởi nghĩa của các hoàng phi nhà Triệu dưới thời Hiếu – Tây Hán giành thắng lợi. Trưng Trắc lên ngôi vua của nước Tây (Đinh), là Tây Vu Vương. Nhưng chỉ ít lâu sau nhà Hiếu cử Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức, người từng đại phá Nam Việt, dẫn quân xuống đánh dẹp. Những trận đánh ác liệt giữa hai bên nổ ra ở Lãng Bạc – Bạch Đằng, rồi Cấm Khê, kết thúc bằng cái chết của Nhị Trưng Vương. Thiên hạ Trung Hoa lại thống nhất về một mối.

Nhà Hiếu truyền đời mấy trăm năm thì bị đại thần Vương Mãng soán ngôi. Vương Mãng mang hoài bão phục cổ, xây dựng một thế giới lý tưởng, đã thực hiện hàng loạt cải cách ảnh hưởng toàn diện đến xã hội. Nhân lúc Trung Hoa suy yếu người Hán tụ tập thành lũ giặc cỏ ở núi Lục Lâm, rồi diệt nhà Tân của Vương Mãng, biến Trung Hoa của người Hoa Việt thành Hán quốc (Đông Hán).

Trên đất Giao Châu các châu mục, thái thú lúc này là Đặng Nhượng, Tích Quang, Đỗ Mục cai quản, vừa lo chống giặc Hán bên ngoài, vừa dung nạp các hiền sĩ chạy loạn về phương Nam nương nhờ, mở trường dạy học, nêu cao văn hiến. Đặng Nhượng là Đặng cư sĩ thờ ở làng Lệ Chi, Gia Lâm. Đỗ Mục có thể là vị cư sĩ được thờ ở khu vực Thanh Oai – Chương Mỹ ngày nay (Đỗ Lang). Các vị này đã kiên cường chống lại sự bành trướng của Hán tộc xuống phương Nam và bỏ mình vì nước, như thần tích các nơi thờ cho biết.

Ang Phao

Đình Áng Phao, Cao Dương, Thanh Oai, Hà Nội, nơi thờ một vị Cư sĩ chống giặc thời Hán.

Giao Châu bị Mã Viện của Đông Hán chiếm, bắt hàng trăm các “cừ súy” Việt về Bắc. “Cừ súy” thiết “quý”, chỉ các quý tộc, tầng lớp lãnh đạo của người Việt. Truyền tích Việt trong các nơi thờ cúng chép thành “cư sĩ“. “Cư sĩ” cũng thiết “quý”. Đây là bằng chứng cho thấy cuộc tấn công của Mã Viện chiếm Giao Châu bắt các cừ súy Việt xảy ra vào thời đầu Đông Hán, đánh các “cư sĩ” là các châu mục, thái thú của nhà Tân.

Chiếm được Giao Châu Mã Viện xóa bỏ luật Việt, áp đặt luật Hán, thiết lập chế độ cai trị hà khắc ở Giao Châu. Sử ta đã lầm lẫn giữa cuộc hành quân của Lộ Bác Đức đánh Trưng Vương thời nhà Hiếu với cuộc tấn công xâm lược Giao Châu của Mã Viện thời Đông Hán.

Nước Nam mất, nhưng Hán tộc không được lúc nào yên ở phương Nam. Sử ghi trong hàng chục năm của thế kỷ thứ 2 người Nhật Nam, Cửu Chân liên tục nổi dậy. Đặc biệt khởi nghĩa của Khu Liên ở đất Tượng Lâm đã thành công, lập nên nước Lâm Ấp ở phương Nam. Khu Liên hay Khu Đạt, cũng là Triệu Quốc Đạt, cũng là Chu Đạt, người đã cầm đầu người Di khởi nghĩa ở Nhật Nam – Cửu Chân, buộc nhà Đông Hán phải cắm cột đồng phân giới Bắc Nam ở Man Thành Quảng Tây.

Em của Triệu Quốc Đạt là Triệu Thị Trinh, hay Bà Triệu, trong cuộc chiến này đã nổi danh là một nữ tướng xinh đẹp, dũng mãnh. Bà Triệu đi guốc vàng, mặc áo vàng, đầu voi phất ngọn cờ vàng, nối tiếp truyền thống nước Hoàng Đinh của Trưng Vương, chống giặc. Mã Viện lúc này đã buộc phải xây lũy đắp đê ở Cửu Chân, ngăn cản sự nổi dậy của cơn sóng khởi nghĩa phương Nam của Lệ Hải Bà vương.

Khu Liên – Triệu Quốc Đạt mang họ Lý của Lý Bôn – Lưu Bang, cũng được truyền thuyết Việt gọi là Lý Nam Đế vì đã lập nên nước Nam – Lâm Ấp. Hai Bà Trưng mang họ Lữ của Lữ Hậu, còn Bà Triệu mang họ Lý của Lưu Bang. Cái cội nguồn truyền thống, mối liên thông lịch sử giữa các triều đại của thời kỳ này cho giải thích về khí phách và chiến công của các vị nữ vương, nữ tướng người Việt.

Câu đối ở đình Luật Ngoại tại xã Quang Lịch, Kiến Xương, Thái Bình:
Trăng thu trải cuộc bể dâu, Nam nước Việt, Bắc giặc Lương, ghi ngàn đời sử.
Sông Bài nổi gương tiết nghĩa, trước Bà Trưng, sau Bà Triệu, cùng một bậc người.

Nhân ngày phụ nữ Việt Nam, xin ôn xưa kể cũ để biết phụ nữ Việt truyền thống anh hùng bất khuất thế nào. Chúc mừng các bà, các mẹ, các chị em người Việt Nam, con cháu Bà Trưng, bà Triệu, nhân ngày này.

Họ Vi và họ Đồng

Họ Vi là dòng họ lớn của người Tày ở vùng ven biên giới Lạng Sơn, Cao Bằng. Họ này từng có những người làm các chức quan tộc nhiều đời ở đây như tổng đốc Vi Văn Định thời trước cách mạng tháng Tám. Nguồn gốc họ Vi theo sách Thất tộc thổ ty của Lã Văn Lô như sau:
Xét gia phả họ Vi, nguyên tổ tiên là họ Hàn tên là Nhân, dòng dõi của Hoài Âm hầu Hàn Tín. Lã Hậu nghi Hàn Tín mật thông với Trần Hy làm phản, nên cùng lập mưu với Tiêu Hà diệt trừ Hàn Tín. (khoảng năm 110 trước CN). Lúc bấy giờ một người thiếp của Hàn Tín có thai, Tiêu Hà mật gửi cho Triệu úy Đà ở Lĩnh Nam nhận nuôi. Đà làm Long châu lệnh (Long châu nguyên là đất Việt ta, thời Tần Vua sai Triệu Đà theo Nhâm Thao sang chia cai trị, đất ấy đến bây giờ thuộc Hán), nuôi nhận (tức là con người thiếp của Hàn Tín) rất chu đáo. Khi Nhân trưởng thành, giúp Đà làm việc, Đà chia đất cho từ Thượng Thạch trở đi, lấy phía Đông làm giới hạn. Đà sai Nhân bỏ nửa chữ Hàn đi trở thành họ Vi từ đó (để tránh chu di Tam tộc). Từ khi Nhân ở đất Long châu, từ Thượng Thạch về phía Đông, Cổ Lân, Tư Lãng về phía Bắc đều giao cho Nhân quản trị. Đến lúc họ Triệu suy, Nhân chiếm ức đất Long châu, sai con thứ chín là Vi Tiết Nghiêm, giúp cai trị. Sau Nghiêm kiêu ngạo làm bậy bị Hồ giết chết (Hồ là cháu Triệu Đà, con Trọng Thủy lấy Mỵ nương nước Việt sinh ra). Họ hàng con cháu lánh nạn về đất Nhật Nam, trở thành một dòng họ quý tộc ở đất này. Như thế đủ thấy phúc trạch họ Vi đầy đặn và lâu dài.
Đoạn tộc phả trên chứa đựng những thông tin khá lạ về giai đoạn Lưu Bang – Triệu Đà trên đất Việt. Hoài Âm Hầu Hán Tín là mưu sĩ đại công thần của Lưu Bang trong cuộc chiến Hán Sở tranh hùng. Khi Lưu Bang lên ngôi hoàng đế đã tìm cách diệt trừ các công thần có quyền thế lớn, trong đó có Hàn Tín. Tiêu Hà, một cận thần của Lưu Bang đã ra tay cứu vớt dòng họ Hàn, gửi gắm vợ con của Hàn Tín cho Triệu Đà ở đất Lĩnh Nam. Họ Hàn (韩) bỏ đi nửa chữ, đổi thành họ Vi (韦) để tránh nạn chu di và được Triệu Đà trọng dụng cho cai quản một vùng đất lớn ở Long Châu…
Chỗ lạ của chuyện này là việc Tiêu Hà gửi gắm dòng máu của Hàn Tín cho nhà Triệu. Triệu Đà và Lưu Bang theo sách sử ngày nay khởi nghĩa thành công cùng một năm ở 2 miền Nam Bắc riêng biệt. Nam Việt và Tây Hán có liên quan gì đến nhau đâu mà Tiêu Hà lại thân thiết với Triệu Đà đến mức có thể giao phó một chuyện lớn như vậy? Họ Vi bắt đầu từ con của Hàn Tín người Hán sao lại cuối cùng thành ra một dòng họ của người Tày?
Đoạn tộc phả trên có thể giải thích theo cách nhìn mới về thời kỳ lịch sử nhà Tây Hán và Nam Việt. Hiếu Cao Tổ Lưu Bang vốn xuất thân là một đình trưởng nhỏ ở đất Bái. Từ lúc thả dân phu đi Lịch Sơn Lưu Bang bỏ vào vùng rừng núi Mang Đường (= Mường) ẩn náu. Khi Tần Thủy Hoàng mất, loạn lạc nổi lên khắp nơi. Viên huyện lệnh đất Bái theo lời “tư vấn” của Tiêu Hà mời Lưu Bang về trợ giúp, song sau lại đổi ý, dẫn đến kết cục bị nhân dân đất Bái nổi dậy giết chết, tôn Lưu Bang làm Bái Công, cầm đầu khởi nghĩa kháng Tần…
Từ góc nhìn của dòng sử dân gian Việt chuyện này được chép là Triệu Đà người Chân Định (Kiến Xương) ở đất Thái Bình (Thái Bình phiên thiết Bái), thay chức Nhâm Ngao, rồi khởi nghĩa ở huyện Long Xuyên hay Long Biên. Tộc phả họ Vi chép Long Xuyên là Long Châu. Thực ra Long Châu hay Long Xuyên là quận Tam Xuyên thời Tần vì Tam và Long đều là những dịch tượng chỉ hướng Đông. Nhâm Ngao theo như tộc phả trên là người từng cai quản đất Long Châu – Long Xuyên này, không phải Nhâm Ngao là quận thủ của quận Nam Hải như sách sử vẫn chép. Từ quận Tam Xuyên Lưu Bang – Triệu Vũ Đế mới đánh chiếm Quế Lâm, Nam Hải và quận Tượng, làm chủ toàn bộ vùng đất mà nhà Tần thiết lập trên đất Việt trước đó.
Tiêu Hà là cận thần theo Lưu Bang từ khi khởi nghĩa còn đang trứng nước ở đất Bái – Long Xuyên. Vì thế quan hệ Tiêu Hà với vùng Long Châu mới rất gần gũi như trong tộc phả họ Vi đã kể. Triệu Đà lập nước Nam Việt sau khi Lữ Hậu mất là một người cháu của Lưu Bang, nên Lưu Bang được nhà Triệu Nam Việt tôn là Vũ Đế. Con cháu của đại tướng quân Hàn Tín như vậy mới được trọng dụng ở Nam Việt, nhằm đối đầu với triều Hiếu (Tây Hán) ở phía Bắc, được dựng nên bởi các cận thần của Lưu Bang sau khi Lữ Hậu mất.
Tộc phả họ Vi còn cung cấp một chi tiết nữa. Con cháu họ Vi lánh nạn ở đất Nhật Nam. Nhật Nam nếu theo định vị hiện tại nằm ở vùng Nam Trung Bộ Việt Nam, lấy đâu ra dòng họ Vi? Trong khi đó dòng họ Vi tới nay vẫn là một dòng họ lớn, có vai vế ở vùng Lạng Sơn và Quảng Tây. Như vậy vùng đất Nhật Nam được nói tới không phải là ở miền Trung mà là khu vực phía Nam Quảng Tây và một phần giáp ranh Bắc Việt. Vị trí quận Nhật Nam cũng là nơi Khu Liên khởi nghĩa cuối thời Đông Hán, không phải ở miền Trung Việt Nam mà là ở Quảng Tây.
Một dòng họ khác cũng có nguồn gốc bắt đầu từ thời Tây Hán là họ Đồng. Theo các tài liệu do chị Đồng Hồng Hoàn thu thập thì họ Đồng là hậu duệ của sử gia nhà Tây Hán Tư Mã Thiên. Tư Mã Thiên vì bị liên luỵ trong vụ án Lý Lăng nên đã phải chịu cung hình. Để bảo toàn gia tộc, 2 người con của ông buộc phải đổi họ. Người con trưởng là Tư Mã Lâm (司马临) từ họ phức là Tư Mã (司马) đã lấy chữ Mã (马) đồng thời thêm 2 chấm bên trái đổi thành họ Phùng (冯). Người con thứ là Tư Mã Quan (司马观) từ họ phức Tư Mã (司马) lấy chữ Tư (司) đồng thời thêm một nét sổ bên trái chữ Tư đổi thành họ Đồng (同). Hiện nay tại thôn Trại Từ Long Môn thuộc Hàn Thành, Thiểm Tây, quê hương của Tư Mã Thiên tuy không còn họ Tư Mã, nhưng người họ Phùng, họ Đồng rất đông, họ đều là con cháu đời sau của Tư Mã Thiên. Cả ngàn năm nay hai họ Phùng và Đồng vì cùng tế chung một ông tổ nên không bao giờ thông hôn, họ đều là người một nhà.
Còn gia phả họ Đồng ở Cổ Loa, Đông Anh thì cho biết: Tương truyền rằng trước đây tổ tiên là người Trung Quốc – họ Đồng Mã, nhưng không truyền tại duyên cớ gì sang bản quốc cư trú tại xã Nam Gián, tỉnh Hải Dương; Họ là từ chữ Tư (司) rồi thêm một nét sổ thành chữ Đồng (同)…
Vấn đề muốn bàn ở đây là tổ tiên họ Đồng đã sang định cư ở Hải Dương vào thời gian nào, vì duyên cớ gì?
Họ Tư Mã là một trong bách gia tính Trung Hoa, tức là người Bách Việt. Vốn Trình Bá thời Chu làm chức Tư mã rồi lấy đó làm họ. Như vậy Tư Mã Thiên là một sử gia người Hoa Việt, chép sử dưới thời Hiếu Vũ Đế, cũng là một triều đại Việt. Đây hoàn toàn không phải họ của người Hán như việc đánh lẫn họ của vua Tấn (Tư Mã Chiêu) với họ của Tư Mã Thiên. Tấn là chữ phiên thiết của Tây Hán, là người Hán chứ không phải người Hoa, nên không thể chung họ với Tư Mã Thiên được. Vả lại con cháu Tư Mã Thiên đều đã đổi sang họ Phùng và họ Đồng, làm gì còn ai mang họ Tư Mã mà sau này làm vua Tây Hán – Tấn.
Khi xác định họ Đồng VN bắt đầu từ Tư Mã Thiên thì việc có một người họ Đồng Trung Quốc đến Nam Gián, Hải Dương nhiều khả năng sẽ là dưới thời Sĩ Nhiếp, khi “danh sĩ nhà Hán sang nương nhờ có hàng trăm người“. Sĩ Nhiếp này là các thái thú châu mục Đặng Nhượng, Tích Quang của triều Tân chống lại giặc Hán, chứ không phải Sĩ Nhiếp thời Tam quốc.
Cuối thời Tân, đám Lục Lâm thảo khấu (được gọi là Hán quân) nhân cơ hội Trung Hoa suy yếu sau cải cách của Vương Mãng đã cướp được chủ quyền Trung Hoa. Tiền nhân họ Phùng là Phàn Sùng đã tôn một người cháu của Lý Bôn – Lưu Bang là Lưu Bồn Tử (Lý Bôn Tử) lên ngôi và phát động cuộc khởi nghĩa Xích My đánh dẹp quân Lục Lâm. Phàn Sùng chiếm được Trường An (kinh đô thời nhà Hiếu) nhưng sau đó bị thất bại bởi quân của Lưu Tú (Hán Quang Vũ). Trường An là nơi có nhà Tư Mã = Đồng + Phùng. Trong khởi nghĩa của họ Phùng này hẳn con cháu Tư Mã Thiên họ Đồng đã tham gia.
Họ Tư Mã vốn là những danh sĩ của nhà Hiếu, tiếp là triều Tân của Vương Mãng, nên sau khi khởi nghĩa của họ Phùng (Phàn Sùng) thất bại hẳn người họ Đồng đã phải chạy giặc xuống phương Nam, nương nhờ các thái thú châu mục ở đây lúc này là Đặng Nhượng và Tích Quang. Đặng Nhượng là người Việt quê ở Gia Lâm nên việc họ Đồng tới vùng Hải Dương rất liên quan đến thời điểm này.
Qua 2 câu chuyện của họ Vi và họ Đồng có thể thấy triều đại của nhà Hiếu (sử ngày nay gọi là Tây Hán) có liên quan trực tiếp đến vùng đất Giao Chỉ. Đây là nơi các danh sĩ nhà Hiếu, nhà Tân đã tìm về để ẩn náu do những biến động của thời cuộc bởi vì đây là đất gốc tổ của người Hoa Việt, của Hiếu Cao Lưu Bang và là nơi được các vị nhân sĩ trí thức yêu nước kiên cường chống giặc Hán xâm lược ngay cả khi triều đình trung ương đã rơi vào tay giặc (thời Sĩ Nhiếp). Mảnh đất Giao Chỉ do vậy là nơi hội tụ và bảo giữ được những dòng máu, những văn hóa cổ xưa nhất của người Bách Việt.

Triệu Vũ Đế Lưu Bang

QUAN TRUNG CỦA NHÀ TẦN
Tần Thủy Hoàng bản kỷ (Sử ký Tư Mã Thiên) chép:
Năm thứ 35 (205 TCN), sai làm con đường thông từ huyện Cửu Nguyên đến đất Vân Dương, đục núi, lấp các khe núi, nhờ vậy đường đi suốt và thẳng. Thủy Hoàng cho rằng ở Hàm Dương người thì đông mà cung đình các vua trước thì nhỏ nói:
– Ta nghe vua Văn Vương nhà Chu đóng đô ở đất Phong và Vũ Vương đóng đô ở Cảo, miền giữa Phong và Cảo là đô của đế vương.
Bèn sai xây cung để tiếp các triều thần ở phía Nam sông Vị…
Ở Quan Trung, số cung đến 300 cái, ở ngoài Quan Trung hơn 400 cái. Thủy Hoàng bèn sai dựng đá ở bờ biển Đông Hải thuộc đất Cù để làm cửa phía Đông của nhà Tần, nhân đấy dời 3 vạn nhà đến Ly Ấp, 5 vạn nhà đến Vân Dương, những nhà này đều được tha việc công dịch mười năm.
Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất thiên hạ đã cho dời kinh đô – trung tâm hành chính (nơi “tiếp các triều thần”) về phía Đông (gần biển hơn) Nam (Nam sông Vị). Trung tâm mới của nhà Tần này nằm ở quãng giữa hai kinh đô của nhà Chu là Phong và Cảo. Đất Phong là Phong Châu ở Bắc Việt ngày nay, Cảo là Vân Nam nên nơi Tần Thủy Hoàng dời đô về là ở trên đất Quảng Tây.
Ngô Thì Sĩ có cho một thông tin: Xét sách Việt chí, cách phía Tây huyện Hưng Yên thuộc tỉnh Quảng Tây 40 dặm có một cái thành tương truyền do Tần Thủy Hoàng đắp ra để ngăn cách nước Việt. Chân móng xây bằng đá, nền cũ hãy còn. Về phía Tây Nam cũng có thành của nước Việt ta, phía Bắc cách thành của nhà Tần 20 dặm.
Rất có thể thành nhà Tần ở Hưng Yên – Quảng Tây là một trong những cung điện mà Tần Thủy Hoàng đã xây khi dời đô về phía Đông Nam. Quan Trung nhà Tần do vậy lúc này nằm ở đất Quảng Tây – Quý Châu.
Con đường “thông từ huyện Cửu Nguyên đến Vân Dương” mà Tần Thủy Hoàng xây dựng là từ Quý Châu (= Cửu Nguyên vì Cửu = Quý là số 9) tới Quảng Tây (Vân Dương nghĩa là phía Đông của Vân Nam). Cửa biển phía Đông của nhà Tần lúc này là cửa Cù, nay là Cửa Ông ở Móng Cái. Đây cũng là con đường mà Thủy Hoàng đã vài lần đi tuần du phía Đông tiếp sau đó. Chứng tích là chuyện Thủy Hoàng gặp đạo sĩ thầy thuốc Yên Kỳ Sinh với các di tích ở khu vực ven biển Đông còn tới nay (như núi Yên Tử ở Quảng Ninh).

page01Vị trí một số địa danh và các quận cực Nam của nhà Tần
(Khu vực khoanh tròn chỉ vị trí Quan Trung của nhà Tần sau khi Tần Thủy Hoàng dời đô về phía Đông Nam)

Như vậy đất Quan Trung của nhà Tần nằm trên khu vực nơi mà năm thứ 33 (năm 216 TCN), Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ.
Thực ra khu vực các quận Quế Lâm, Tượng Quận và Nam Hải cùng với quận Tam Xuyên là đất của nhà Đông Chu đã bị nhà Tần chiếm từ khi Tần Chiêu Tương Vương diệt Chu Noãn Vương năm 256 TCN. Tần Thủy Hoàng năm thứ 33 tiến hành cuộc dời đô và di dân quy mô lớn trong khu vực này chứ không phải tiến chiếm lần nữa.
Tiếp theo, Nam Việt Úy Đà liệt truyện (Sử ký Tư Mã thiên) chép: Khi nhà Tần bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương. Còn Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Giáp Ngọ, năm thứ 1 [207 TCN], (Tần Nhị Thế năm thứ 3). Vua (Triệu Đà) chiếm lấy đất Lâm Ấp và Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vương.
Như vậy Triệu Đà chứ không phải ai khác là người đã chiếm lại các quận mà Tần Thủy Hoàng lập ra trên đất Việt vào thời điểm năm Tần Nhị thế thứ 3 (207 TCN). Triệu Đà xưng là Nam Việt Vũ Vương.
Cùng năm này là lúc Lưu Bang chiếm được Quan Trung của nhà Tần. Lưu Bang tiếp ngay đó đã xưng vương (Hán Vương theo phong vương của Hạng Vũ). Triều đại của Lưu Bang được bắt đầu tính từ năm 206 TCN (Cao Tổ năm thứ nhất). Thiên Nam ngữ lục nói về thời điểm này:

Lần kể đã được ba đông
Thay Tần, Hán đã cửu trùng làm vua
Xa thư một mối góp thu
Ai đương Giáng, Quán, ai đua Hàn, Bành.

Sự trùng khớp về không gian và thời gian diệt Tần xưng vương của Lưu Bang và Triệu Đà là các lý do đầu tiên để xác định Triệu Vũ Đế chính là Lưu Bang.

TRẢM XÀ KHỞI NGHĨA VÀ THĂNG LONG
Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Cao Tổ bản kỷ Lưu Bang vốn là một đình trưởng ở đất Bái, khi làm nhiệm vụ dẫn dân phu đi Lịch Sơn, nửa đường thấy số người bỏ trốn quá nhiều, sợ rằng theo pháp luật nhà Tần, không hoàn thành việc áp giải dân phu sẽ bị tội, nên Lưu Bang đã thả tất cả dân phu rồi cùng nhau lên núi chống lại Tần theo kiểu “anh hùng Lương Sơn Bạc”.
Còn Triệu Vũ Đế thì được Trần Hưng Đạo kể là: Nước ta thuở xưa, Triệu Vũ Vương dựng nghiệp, Hán đế đem binh đến đánh, Vũ Vương sai dân đốt sạch đồng áng, không để lương thảo cho giặc chiếm được, rồi đem đại quân sang châu Khâm, châu Liêm đánh quận Trường Sa, dùng đoản binh mà đánh được, đó là một thời…
Cách dùng đoản binh, đánh “du kích” này và chuyện Lưu Bang khởi nghĩa bắt đầu với vài trăm người ở núi Mường Đăng là một.
Cũng Sử ký Tư Mã Thiên kể Lưu Bang khi khởi nghĩa ở Mường Đăng Lưu Bang đã chém con rắn trắng (Bạch Đế) cản đường và Lưu Bang được xem là Xích Đế. Bạch là màu trắng, chỉ phương Tây. Bạch Đế ở đây chỉ Tần Thủy Hoàng vì nhà Tần ở phía Tây Bắc của Trung Hoa. Câu chuyện Xích Đế cho thấy Lưu Bang là người của phương Nam (phương Xích đạo). Triều đại của Lưu Bang còn được gọi là Viêm Lưu cũng với nghĩa như vậy.
Triệu Vũ Đế khi khởi nghĩa ở đất Long Biên đã thấy rồng bay lên nên gọi là Long Hưng. Điện Long Hưng nay là đình Xuân Quan ở Văn Giang, Hưng Yên bên bờ sông Hồng còn ghi rõ truyền tích này. Thiên Nam ngữ lục cũng xác nhận, chính Triệu Vũ Đế là người đã thấy rồng lên trên sông Nhị Hà và lấy đó đặt tên cho đất Thăng Long:

Hiệu xưng là Triệu Vũ Hoàng
Chín lần xem trị bốn phương đẹp lòng
Long Biên thành hiệu Thăng Long
Vì xưa rồng dậy dưới sông Nhị Hà
Chầu vua bay thẳng yên hà
Lấy có cớ ấy hiệu là Thăng Long.

Triệu Vũ Đế là Nam Việt Vũ Vương nên hiển nhiên là một triều đại của phương Nam hay phương Xích. Câu đối ở đền Đồng Xâm (Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình):
五羊旺氣宜黄屋
百越華風樹赤旗
Ngũ Dương vượng khí nghi hoàng ốc
Bách Việt hoa phong thụ xích kỳ.
Dịch:
Ngũ Dương khí vượng vàng xe mái
Bách Việt gió hoa đỏ ngọn cờ.
Ngũ Dương là tên của thành Quảng Châu xưa, nơi Triệu Đà xưng đế, đi xe mui vàng, cắm cở tả đạo là lễ nghi của bậc đế. Ngọn “xích kỳ” là biểu tượng của Bách Việt ở phương Nam.
“Long Hưng”, “xích kỳ” của Triệu Vũ Đế như vậy hoàn toàn khớp với chuyện “Xích Đế”, “Viêm Lưu” của Lưu Bang.

NHÂM NGAO VÀ VIÊN HUYỆN LỆNH ĐẤT BÁI
(Xin xem thêm trong bài viết Khởi nghĩa của Triệu Đà)
Theo Nam Việt Úy Đà liệt truyện thì Triệu Đà ban đầu là quan lệnh huyện Long Xuyên. Khi Tần Thủy Hoàng mất, loạn lạc nổ ra khắp nơi, quan úy ở Nam Hải là Nhâm Ngao đã trao lại quyền cho Triệu Đà. Triệu Đà lấy quyền đó “dần dần dùng hình pháp giết các trưởng lại do nhà Tần đặt ra, dùng những người đồng đảng thay thế. Khi nhà Tần đã bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương”.
Long Xuyên là cách gọi khác của Tam Xuyên, vốn là quận mà Tần đã lập ra trên đất nhà Đông Chu. Tam và Long đều là các dịch tương chỉ phương Đông. Long Xuyên cũng là Long Biên, nơi Triệu Vũ Đế khởi nghĩa, thấy rồng bay lên trên sông Nhị Hà ở trên.
Câu đối ở đền Đồng Xâm về Triệu Vũ Đế:
中原逐鹿人何在
南島垂黃帝有眞
Trung nguyên trục lộc nhân hà tại
Nam đảo thùy hoàng đế hữu chân.
Dịch:
Trung nguyên người mải đuổi hươu chạy
Nam đảo đế chân rủ áo bào.
Câu đầu nói đến tích nhà Tần để xổng mất con hươu, thiên hạ cùng nhau đuổi bắt. Tức là Tần Thủy Hoàng mất, thiên hạ nổi dậy khắp nơi tranh giành ngôi vị đế vương của Trung Hoa. Trong lúc đó thì Triệu Vũ Đế là vị “chính vương chân đế” bình thản rủ áo mà cai trị phương Nam.
Chuyện Nhâm Ngao – Triệu Đà hoàn toàn giống chuyện của Lưu Bang lúc mới khởi nghĩa từ diễn biến tới thời gian. Sử ký Tư Mã Thiên, Cao Tổ bản kỷ chép về cuộc khởi nghĩa của Lưu Bang như sau:
Năm thứ nhất đời Tần Nhị Thế (209 TCN) mùa thu, bọn Trần Thắng nổi lên ở đất Kỳ, khi đến đất Trần thì xưng vương là Trương Sở. Nhiều quận và huyện giết bọn quan lại cầm đầu hưởng ứng theo Trần Thiệp. Viên huyện lệnh ở Bái sợ, muốn đem quân Bái theo Trần Thiệp. Người chủ lại Tiêu Hà và quan coi ngục Tào Tham nói với viên lệnh:
– Ông làm quan nhà Tần, mà lại muốn phản lại và đem con em đất Bái theo thì sợ họ không nghe. Xin ông triệu tập những người tránh ở ngoài, có thể được vài trăm người, để gây uy thế làm áp lực với họ. Như thế, người ta nhất định phải nghe theo.
Viên lệnh sai Phàn Khoái mời Lưu Quý đến. Bè đảng của Lưu Quý lúc bấy giờ đã có ngót trăm người. Phàn Khoái bèn theo Lưu Quý đến.
Lưu Quý là tên của Lưu Bang. Viên huyện lệnh của đất Bái vì sợ chư hầu nổi dậy nên đã mời Lưu Bang đến để thêm vây cánh. Lưu Bang lúc này là một thủ lĩnh của vài trăm người đóng ở vùng rừng núi Mường Đăng gần đó, chống lại Tần đã cả chục năm, tính từ lúc thả dân phu khi đi Lịch Sơn. Có thể thấy viên huyện lệnh đất Bái này và Nhâm Ngao trong chuyện Triệu Đà là một.
Tiếp theo nhân dân đất Bái đã nổi dậy, giết chết viên huyện lệnh rồi tôn Lưu Bang lên làm thủ lĩnh, lập làm Bái Công, bắt đầu khởi nghĩa kháng Tần. Đất Bái như đã biết là chữ phiên thiết của Thái Bình. Thái Bình là nơi Triệu Vũ Đế lấy hoàng hậu Trình Thị ở Đồng Xâm, Kiến Xương (Chân Định).
Câu đối ở đền Đồng Xâm:
靈跡億年遺鉄斧
帝图四百少金刀
Linh tích ức niên di thiết phủ
Đế đồ tứ bách thiểu kim đao.
Dịch:
Tích thiêng vạn năm lưu búa sắt
Đất vua bốn hướng không dao vàng.
“Thiết phủ” là chiếc búa sắt lưu ở đền Đồng Xâm, là một linh vật của đất Thái Bình, tương truyền là cây búa Triệu Vũ Đế được ban cho khi khởi nghiệp. Kim 金 đao刂là chiết tự của chữ Lưu 劉, chỉ triều đại của Lưu Bang.
Triệu Vũ Đế Lưu Bang dùng đoản binh ở Mường Đăng, dựng xích kỳ khởi nghĩa ở đất Bái – Thái Bình, trảm bạch xà ở Long Biên, chiếm Quan Trung nhà Tần năm Tần Nhị thế thứ 3, xưng vương ngay sau đó, mở đầu một triều đại mới của người Bách Việt…

Nước Nam Việt và 2 vị vua Triệu

Nếu như thời đại Hùng Vương, kể cả thời Thục An Dương Vương, bị chìm trong huyền thoại, dẫn đến sự nghi ngờ về tính chân thực của những câu truyện còn truyền lại thì chuyện nước Nam Việt của Triệu Đà không còn là truyền thuyết nữa. Nhưng tại sao những câu hỏi về quốc gia “đầu tiên” trong chính sử Việt này lại nhiều đến vậy mà chưa có lời giải? Những nhận định về tính chính thống của nhà Triệu trong sử Việt cứ bị đảo qua đảo lại mãi mà không có kết luận.
Tạ Đức trong nghiên cứu Nguồn gốc người Việt người Mường của mình đã làm một tổng quan đầy đủ các nhận định từ trước tới nay về nhà Triệu và nước Nam Việt. Tuy nhiên tác giả cũng không đi đến kết luận gì cụ thể mà chỉ đưa ra khuyến cáo: “việc thừa nhận Triệu Đà là một vị vua của Việt Nam… rất đáng để … lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông và trân trọng”…
Cái sự “lờ mờ” về nguồn gốc và công trạng của Triệu Đà là do từ những “hỏa mù” đã được các sử gia Tàu tung ra quanh các tư liệu về vị vua này. Các nhà nghiên cứu không loại bỏ đám “bụi mù” đó thì còn lẫn lộn ta và giặc mãi.
Ví dụ, Tạ Đức viết: “Về thân thế Triệu Đà, Sử ký và Hán thư ghi ông là người Chân Định, Hà Bắc, xưa thuộc nước Triệu nên mang họ Triệu. Năm 228 TCN, Tần diệt Triệu, Triệu Đà thành người Tần, làm tướng Tần…”.
Sử kýHán thư chỉ ghi: “Vua Nam Việt họ Triệu tên là Đà người huyện Chân Định, trước làm quan úy”. Chẳng có cổ thư nào chép Chân Định là Hà Bắc và Hà Bắc là nước Triệu cả. Việc sử dụng những “định vị thứ cấp” của sử Tàu này dẫn đến nhận định hoàn toàn sai về vua Nam Việt. Chân Định là tên cũ của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Nơi đây còn di tích đền Đồng Xâm ở xã Hồng Thái thờ Triệu Vũ Đế và vợ là Trình Thị. Triệu Đà quê ở Thái Bình, là người Việt rõ ràng chứ không phải người nước Triệu ở tận bắc Hoàng Hà.

KHỞI NGHĨA KHÁNG TẦN
Sử ký Tư Mã Thiên, Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 33 (năm 216 TCN), Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ.
Sách Hoài Nam tử cho biết tiếp: Trong 3 năm, [quân Tần] không cởi giáp dãn nỏ. Giám Lộc không có đường chở lương, lại lấy binh sĩ đào cừ cho thông đường lương để đánh nhau với người Việt. Giết được quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống. Nhưng người Việt đều vào trong rừng, ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt người Tuấn kiệt lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá quân Tần và giết được Đồ Thư.
Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép: Khi nhà Tần bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương.
3 đoạn trích này có thể tóm tắt thành như sau: Năm 216 TCN Tần Thủy Hoàng lập 3 quận Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải trên vùng đất Việt. Người Việt bỏ vào rừng chống lại quân Tần. Năm 207 TCN Triệu Đà, quận úy Nam Hải, đánh chiếm Quế Lâm, Tượng Quân, xưng là Nam Việt Vũ Vương.
Như vậy là “hai năm rõ mười”, Triệu Đà chứ không phải ai khác là người đã lãnh đạo nhân dân Việt kháng Tần những năm 216 – 207 TCN, đã toàn thắng, chiếm lại 3 quận mà Tần lập ra trên đất Việt trước đó. Các sử gia ngày nay hoàn toàn sai lầm khi cho rằng “người Tuấn kiệt” làm tướng kháng Tần những năm này là Thục Phán. Dòng dõi cuối cùng Âm Dương Vương (An Dương Vương) là Dịch Hậu Tông (Dịch Hu Tống) đã bị Tần diệt từ năm 256 TCN sau chuyện con thứ của Tần Vương là Trọng Thủy lừa nàng Mỵ Châu, dẫn đến cơ đồ nhà Thục “đắm biển sâu”. Làm gì còn vua Thục nào chống Tần vào sau đó nữa.

Dong Xam_1Đền Đồng Xâm, xã Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình.

Câu đối ở cổng đền Đồng Xâm, bên cửa sông Trà Lý:
弌方海島別拓太平基為我國帝统之始
萬古江山長存南越號與漢家天子熟賢
Nhất phương hải đảo biệt thác Thái Bình cơ /vi ngã quốc đế thống chi thủy
Vạn cổ giang sơn trường tồn Nam Việt hiệu /dữ Hán gia thiên tử thục hiền.
Dịch:
Một phương biển đảo riêng mở cơ đồ Thái Bình, là đế quân nước ta khởi thủy
Vạn năm sông núi mãi còn tên hiệu Nam Việt, cùng nhà Hán thiên tử tốt lành.
Triệu Vũ Đế là người Chân Định đúng như sử sách chép, tức là người Thái Bình. Khởi nghĩa của Triệu Đà bắt đầu từ huyện Long Xuyên nơi Triệu Đà trấn nhiệm. Long Xuyên nay là Long Biên, nơi còn điện Long Hưng thờ Triệu Vũ Đế tại xã Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên. Từ Long Biên Triệu Vũ Đế mới dẫn quân đánh chiếm các nơi, lấy lại 3 quận mà Tần lập ra trên đất Việt trước đó là Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây) và Tượng quận (Vân Nam). Chi tiết này còn được ghi trong câu nói của Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn:
Nước ta thuở xưa, Triệu Vũ Vương dựng nghiệp, Hán đế đem binh đến đánh, Vũ Vương sai dân đốt sạch đồng áng, không để lương thảo cho giặc chiếm được, rồi đem đại quân sang châu Khâm, châu Liêm đánh quận Trường Sa, dùng đoản binh mà đánh được, đó là một thời…
Nếu Triệu Vũ Đế bắt đầu sự nghiệp ở Quảng Đông (Phiên Ngung) thì còn đem đại quân sang châu Khâm, châu Liêm làm gì? Huyện Long Xuyên nơi Triệu Đà trấn nhiệm là Long Biên nằm ở cạnh bờ sông Hồng chứ không phải ở bên Quảng Tây.

HAI VỊ TRIỆU ĐÀ
Sử ký Tư Mã Thiên, Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép: “… Cao Hậu mất… Đà nhân đó, dùng uy lực uy hiếp nơi biên giới, đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc theo mình. Đất đai của Đà chiều ngang có hơn vạn dặm. Đà bèn đi xe mui lụa mầu vàng cắm cờ tả đạo, mệnh gọi là “chế”, chẳng kém gì Trung Quốc”.
Cao Hậu là Lữ Hậu, vợ của Lưu Bang, mất năm 180 TCN. Các sử gia hiện nay dựa vào đoạn trích trên xác định lại: năm 179 TCN Triệu Đà mới đánh Âu Lạc của An Dương Vương…, tức là tới gần 30 năm sau so với thời điểm Triệu Đà xưng Nam Việt Vũ Vương trước đó khi nhà Tần sụp đổ… Kết quả thành ra Triệu Đà thọ 121 tuổi như Đại Việt sử ký toàn thư chép.

Trieu Vu De_1

Tượng Triệu Vũ Đế ở điện Long Hưng, Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên.

Câu đối ở điện Long Hưng, Xuân Quan:
一指已無秦萬里開先閩貉絶
两立何難漢億年倡始帝王基
Nhất chỉ dĩ vô Tần, vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt
Lưỡng lập hà nan Hán, ức niên xương thủy đế vương cơ.
Dịch:
Một vùng vắng bóng Tần, vạn dặm mở ra vời xa Mân Lạc
Hai ngôi sánh cùng Hán, ngàn năm gây nền vững vàng đế vương.
Cần chú ý là cuốn Sử ký được Tư Mã Thiên viết dưới thời Hiếu Vũ Đế từ quãng năm 109 đến 91 TCN. Còn nhà Triệu Nam Việt thì mới chỉ kết thúc trước đó vài năm vào năm 111 TCN khi Lộ Bác Đức bắt vị vua Triệu cuối cùng của Nam Việt là Vệ Dương Vương. Nước Nam Việt như vậy đã tồn tại độc lập với nhà Tây Hán khoảng 70 năm. Thậm chí không chỉ là độc lập mà còn là quốc gia đã đối đầu với nhà Tây Hán trong suốt thời gian này. Trong bối cảnh như vậy, Tư Mã Thiên hẳn sẽ không có đủ tư liệu để nhìn nhận đúng nguồn gốc các vị vua khai sáng nước Nam Việt, dẫn đến những khúc mắc khó hiểu trong sử liệu để lại.
Những thiếu sót này được tư liệu dân gian từ vùng đất quê gốc của Triệu Vũ Đế ở Chân Định (Kiến Xương, Thái Bình) bổ sung, chỉnh lý. Đôi câu đối trước cửa đền thờ hoàng hậu của Triệu Đà là Trình Thị ở Đồng Xâm chép:
何年開七君帝途正金殿留双府月
此地肇二南王化前恭古至一神能
Hà niên khai thất quân đế đồ/ chính kim điện lưu song phủ nguyệt
Thử địa triệu nhị Nam vương hóa/ tiền cung cổ chí nhất thần năng.
Dịch:
Năm nào mở nghiệp bảy vương quân, chính điện vàng lưu ánh trăng hai phủ
Đất này sinh hóa hai Nam đế, trước đền xưa tỏ tài sức một thần.

Trinh thi_1Cửa đền Trình Thị ở Đồng Xâm và đôi câu đối.

Câu đối này cho thông tin rất lạ. Hoàng hậu Trình Thị và Triệu Vũ Đế đã mở nghiệp cho 7 vị quân đế nhà Triệu. Và vùng đất này đã khởi đầu 2 vị Nam vương.
Vế đối sau cho một gợi ý: có 2 vị vua khai sáng nước Nam Việt nhà Triệu… Chỉ như vậy mới giải quyết được những khúc mắc về 2 lần xưng đế của Triệu Đà ghi trong Sử ký Tư Mã Thiên và tuổi thọ 121 năm của vị vua này.
Vị vua Triệu thứ nhất được gọi là Vũ Đế, là người đã lãnh đạo nhân dân Việt từ huyện Long Biên kháng Tần thắng lợi năm 207 TCN. Vị vua Triệu thứ hai là người đã nổi dậy ở Phiên Ngung sau khi Cao Hậu mất năm 180 TCN, thu phục Mân Việt và Tây Âu Lạc vào nước Nam Việt. Vị vua Triệu thứ hai là Triệu Văn Vương, là cháu của Triệu Vũ Đế (vị vua Triệu thứ nhất) theo đúng như “gia phả” nhà Triệu đã chép trong Sử ký Tư Mã Thiên. Công nghiệp của 2 vị vua Triệu này đã bị chép chung thành 1, dẫn đến những điều mâu thuẫn như đã nêu trên.
Lăng mộ Triệu Mạt được tìm thấy ở Quảng Đông với ấn Văn đế hành tỷ là lăng mộ của Triệu Đà thứ hai, người khởi đầu nước Nam Việt sau thời Lữ Hậu. Mạt = Một, Đà = Đầu. Triệu Mạt nghĩa là Triệu Một hay Triệu Đầu, vị vua đầu của Nam Việt. Cả Triệu Vũ Đế và Triệu Văn Đế đều gọi là Triệu Đà vì đều mở đầu nước Nam Việt, là 2 vị Nam vương được nhắc đến trong câu đối ở đền Trình Thị.
Theo Sử ký Tư Mã Thiên nhà Triệu Nam Việt có 5 vị vua nối tiếp nhau là Vũ Vương, Văn Vương, Minh Vương, Ai Vương và Vệ Dương Vương. Nhưng câu đối ở đền Trình Thị (Đồng Xâm) lại cho biết dòng dõi nhà Triệu có tới 7 vị quân đế. Như vậy khoảng giữa Triệu Vũ Vương (Triệu Đà 1) và Triệu Văn Vương (Triệu Đà 2) còn có 2 vị vua nữa. Vì Văn Vương là cháu của Vũ Vương nên suy ra 2 vị vua “dư ra” này phải là hàng con của Triệu Vũ Vương và hoàng hậu Trình Thị. Đây là Hiếu Huệ Đế và Thiếu Đế của nhà Tây Hán, 2 vị vua nối tiếp Hiếu Cao Lưu Bang… bởi vì Triệu Vũ Đế chính là Lưu Bang, người đã chiếm Quan Trung của nhà Tần năm 206 TCN (trùng thời điểm với thắng lợi của Triệu Vũ Đế trước nhà Tần).
Lưu Bang khi khởi nghĩa được gọi là Bái Công, tế cờ ở Bái Đình. Bái Đình là đọc phản của Thái Bình, Thái Bình phản thiết Bái. Bái Công Lưu Bang là Triệu Vũ Đế ở Thái Bình. Hoàng hậu Trình Thị không phải ai khác chính là Lữ Hậu, vợ của Lưu Bang. Trình Thị thiết Trị hay Trĩ, là tên của Lữ Hậu theo sử sách.

Cũng vì Lưu Bang và Lữ Hậu là tiền nhân của Triệu Văn Vương (Triệu Đà 2) nên vị vua Triệu này mới có “mồ mả cha mẹ” ở phương Bắc như Sử ký Tư Mã Thiên chép. Điều này đã dẫn đến nhận định sai rằng Triệu Đà là người phương Bắc.

Câu đối ở đền Đồng Xâm:
炎郊創始輿圖保龍父僊母之子孫同大漢時雙帝國
戚里屹成宫闕萃茶海桐江之靈秀亦潘隅外弌神京
Viêm Giao sáng thủy dư đồ /bảo long phụ tiên mẫu chi tử tôn /đồng đại Hán thời song đế quốc
Thích lý ngật thành cung khuyết /tụy Trà hải Đồng giang chi linh tú /diệc Phan Ngung ngoại nhất thần kinh.
Dịch:
Viêm Giao sáng lập địa đồ, giữ con cháu cha Rồng mẹ Tiên, đương cùng triều Hán hai đế quốc
Làng quê ngất thành cung khuyết, hợp linh tú biển Trà sông Động, với ngoài Phiên Ngung một kinh thần.
Nhà Triệu Nam Việt là một triều đại của đất Viêm Giao (Viêm Bang Giao Chỉ, tức là đất Việt), là con Rồng cháu Tiên chính thống. Triệu Vũ Đế quê ở miền sông Trà (Trà Lý) biển Động Đình (biển Đông). Cái tên nước Nam, vua Triệu còn in đậm trong suốt chiều dài lịch sử nước ta. Tới thời Lý nước Nam, vua Nam của người Việt còn vang trong bài thơ Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Đừng ai vì không hiểu biết mà dại dột hạ bức hoành phi “Nam Việt triệu tổ” ở cửa đền Hùng (Phú Thọ) xuống, kẻo mà mang tội bất kính với tổ tiên.

Tần An Dương Vương

Sử ký Tư Mã Thiên, Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 33 (năm 216 TCN),Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ.

Sách Hoài Nam tử cho biết tiếp: Trong 3 năm, [quân Tần] không cởi giáp dãn nỏ. Giám Lộc không có đường chở lương, lại lấy binh sĩ đào cừ cho thông đường lương để đánh nhau với người Việt. Giết được quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống. Nhưng người Việt đều vào trong rừng, ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt người Tuấn kiệt lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá quân Tần và giết được Đồ Thư.

Người “Tuấn kiệt” lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi của dân Âu Lạc là ai? Các sử gia đời nay cho rằng đó là Thục Phán. Nhưng rõ ràng năm 216 TCN Tần đã đánh chiếm vùng đất này, lập quận huyện đầy đủ, còn đâu nước nào nữa mà có Thục An Dương Vương? Nếu An Dương Vương là người đã kháng Tần những năm 216 – 207 TCN, thì Tần đánh ai ở đất Lục Lương năm 216 TCN?

So sánh thời gian này với hành trạng của Triệu Đà. Triệu Đà làm huyện lệnh Long Xuyên, rồi được Nhâm Ngao trao lại quyền cai quản ở Nam Hải. Tiếp theo Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép: Khi nhà Tần bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương.
Còn Đại Việt sử ký toàn thư chép: Giáp Ngọ, năm thứ 1 [207 TCN], (Tần Nhị Thế năm thứ 3). Vua (Triệu Đà) chiếm lấy đất Lâm Ấp và Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vương.

Như vậy Triệu Đà chứ không phải ai khác vào năm 207 TCN đã chiếm lại 3 quận Quế Lâm, Tượng Quận và Nam Hải mà Tần thành lập trên đất Việt năm 216 TCN. Vì vậy Triệu Đà chính là người “tuấn kiệt” lãnh đạo nhân dân Âu Lạc kháng Tần thắng lợi được nhắc đến trong sách Hoài Nam tử.

Một tư liệu khác nói về Triệu Đà là lời trăn trối của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với vua Trần Anh Tông khi nhà vua hỏi kế sách đối phó với giặc phương Bắc. Hưng Đạo Vương tâu rằng: “Nước ta thuở xưa, Triệu Vũ Vương dựng nghiệp, Hán đế đem binh đến đánh, Vũ Vương sai dân đốt sạch đồng áng, không để lương thảo cho giặc chiếm được, rồi đem đại quân sang châu Khâm, châu Liêm đánh quận Trường Sa, dùng đoản binh mà đánh được, đó là một thời…”

Lời kể của Hưng Đạo Vương về hành trạng Triệu Vũ Đế xét kỹ thì thấy không giống gì với chính sử hiện nay. Triệu Đà nếu khởi nghiệp ở Nam Hải thì còn mang đại quân sang châu Khâm châu Liêm đánh chiếm làm gì nữa? Kỳ lạ hơn, Triệu Đà còn dùng kế vườn không nhà trống và lối đánh “du kích”, dùng đoản binh để chống giặc phương Bắc. Nhà Hán có tấn công vào lãnh thổ Nam Việt thời Triệu Đà lúc nào đâu mà phải bỏ cả ruộng đồng để đánh du kích?

Lời kể của Trần Hưng Đạo chỉ có thể hiểu được nếu Triệu Đà chính là người đã lãnh đạo nhân dân Việt kháng Tần, bắt đầu từ huyện Long Xuyên (Long Biên) rồi mới tiến sang chiếm Nam Hải (châu Khâm châu Liêm) và các quận khác.

Theo Truyện Rùa Vàng, Lĩnh Nam chích quái thì Triệu Đà đã đánh chiếm nước Âu Lạc của An Dương Vương. An Dương Vương là nhân vật không hề được chép trong sử sách mà chỉ có trong truyền thuyết. Thực tế lịch sử là Triệu Đà đánh Tần thắng lợi ở đất Âu Lạc, do vậy đưa đến một nhận định bất ngờ: An Dương Vương chính là nhà Tần, đã bị Triệu Đà diệt năm 216 TCN ở Âu Lạc.

Theo Lĩnh Nam chích quái thì An Dương Vương, người Ba Thục, đã cử binh đánh Hùng Vương, diệt nước Văn Lang, lên làm vua, xây thành ở đất Việt Thường. Điều này hoàn toàn trùng khớp với nhà Tần. Nhà Tần cũng từ đất Thục (Tứ Xuyên), tiến đánh Văn Lang – Âu Lạc. Còn việc xây thành ở đất Việt Thường là việc Tần Thủy Hoàng dời đô từ Hàm Dương xuống phía Đông Nam.

Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép:
Năm thứ 35 (205 TCN), sai làm con đường thông từ huyện Cửu Nguyên đến đất Vân Dương, đục núi, lấp các khe núi, nhờ vậy đường đi suốt và thẳng. Thủy Hoàng cho rằng ở Hàm Dương người thì đông mà cung đình các vua trước thì nhỏ nói:
– Ta nghe vua Văn Vương nhà Chu đóng đô ở đất Phong và Vũ Vương đóng đô ở Cảo, miền giữa Phong và Cảo là đô của đế vương.
Bèn sai xây cung để tiếp các triều thần ở phía Nam sông Vị….
Ở Quan Trung, số cung đến 300 cái, ở ngoài Quan Trung hơn 400 cái. Thủy Hoàng bèn sai dựng đá ở bờ biển Đông Hải thuộc đất Cù để làm cửa phía Đông của nhà Tần, nhân đấy dời 3 vạn nhà đến Ly Ấp, 5 vạn nhà đến Vân Dương, những nhà này đều được tha việc công dịch mười năm.

Thành Cổ Loa ở đất Việt Thường mà An Dương Vương xây 9 vòng thì ra chính là cung điện (cung A Phòng?) mà Tần Thủy Hoàng đã xây khi dời đô ra gần biển Đông. Ly Ấp phải chăng là Lâm Ấp mà Đại Việt sử ký toàn thư nói đến ở trên (hay là Quế Lâm trong Sử ký Tư Mã Thiên)? Còn Vân Dương hẳn là đất Vân Nam, tức là vùng Tượng Quận. Quan Trung của nhà Tần ở chính vùng đất “Việt Thường” là Quế Lâm và Tượng Quận.

Vua Tần được gọi là An Dương Vương bởi vì Tần xuất phát từ phía Tây (Thục) đã diệt nhà Đông Chu ở phía Đông. An Dương nghĩa rõ ràng là Yên Đông. Chữ Dương này tương tự như trong Lạc Dương, kinh đô của Đông Chu vậy.

Thẻ ngọc An Dương được tìm thấy ở Quảng Châu những năm 50 thế kỷ trước với các chữ tiểu triện của nhà Tần là một dẫn chứng xác thực về Tần An Dương Vương đã làm chủ vùng Nam Hải.

Thực ra thì có tới 2 An Dương Vương, hay 2 vua đã dẹp yên phương Đông. An Dương Vương thứ nhất là nhà Chu vì nhà Chu cũng từ phía Tây (Thục) lật đổ nhà Thương Ân ở phía Đông. Nhà Chu cũng cho xây thành ở đất Việt Thường, là vùng Cổ Loa ngày nay. Truyền thuyết Việt đã chép chung chuyện của Chu An Dương Vương và Tần An Dương Vương thành một, dẫn đến sự rối loạn không thể hiểu nổi về nhân vật này.

Nhận định Triệu Đà diệt An Dương Vương là diệt Tần còn đem đến một nhận định khác không kém quan trọng. Vì Quan Trung của nhà Tần như trên là vùng đất gần biển Đông ở Quế Lâm (Lâm Ấp) và Tượng Quận nên Triệu Đà chiếm Quế Lâm và Tượng Quận tức là chiếm Quan Trung của nhà Tần. Người đã dẫn quân chiếm Quan Trung năm Tần Nhị thế thứ 3 là Lưu Bang. Suy luận hiển nhiên: Triệu Đà cũng chính là Lưu Bang. Triệu Đà diệt An Dương Vương trong truyền thuyết Việt là chuyện Lưu Bang diệt Tần trong Hoa sử.

Sử Việt không chép gì về thời kỳ nhà Tần làm chủ đất Việt, nhưng thay vào đó chính là chuyện của An Dương Vương với nước Âu Lạc. Truyện Lý Ông Trọng là tướng của An Dương Vương rồi làm phò mã Tần như vậy cũng trở nên dễ hiểu vì An Dương Vương với Tần ở đây là một mà thôi.

Giai đoạn giữa Tần – Hán này đối với sử Việt thực sự là câu hỏi nan giải, đau đầu. Càng ngẫm càng thấy những chuyện tưởng như vô lý hết mức lại là câu trả lời đơn giản, hợp lý nhất. Đáng tiếc là chẳng mấy ai hiểu đúng mà tin vào những điều này.

Khởi nghĩa của Triệu Đà

THỦA ĐẦU KHỞI NGHĨA
Nói về việc nhà Tần tiến đánh phương Nam Sử ký Tư Mã Thiên chép: Năm thứ 33,Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ.

Còn Đại Việt sử ký toàn thư cũng chép: … (Tần Thủy Hoàng năm thứ 33) nhà Tần phát những người trốn tránh, người ở rể người đi buôn, ở các đạo ra làm binh, sai hiệu úy Đồ Thư đem quân lâu thuyền, sai Sử Lộc đào ngòi vận lương, đi sâu vào đất Lĩnh Nam, đánh lấy miền đất Lục Dương, đặt các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận; cho Nhâm Ngao làm Nam Hải úy, Triệu Đà làm Long Xuyên lệnh.
Tần chiếm đất Lục Lương, chia làm ba quận Quế Lâm, Tượng Quận và Nam Hải. Tượng Quận đã xác định là Vân Nam, có thể cả một phần Tây của Giao Chỉ; Quế Lâm là vùng Quí Châu và một phần phía Bắc của Quảng Tây. Vậy quận thứ ba phải là đất Đông Giao Chỉ và phần Nam Quảng Tây vì trong đợt tiến quân này Tần đã chiếm vùng Giao Chỉ. Quận thứ ba này do đó phải là quận Tam Xuyên, chứ không phải Nam Hải.
Sách Hoài Nam tử cho biết, khoảng năm 218 TCN Tần Thủy Hoàng sai Úy Đồ Thư phát 50 vạn binh, chia làm 5 đạo quân tấn công Bách Việt. “Trong 3 năm, [quân Tần] không cởi giáp dãn nỏ. Giám Lộc không có đường chở lương, lại lấy binh sĩ đào cừ cho thông đường lương để đánh nhau với người Việt. Giết được quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống. Nhưng người Việt đều vào trong rừng, ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt người Tuấn kiệt lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá quân Tần và giết được Đồ Thư“.
Xét về không gian và thời gian lúc này thì “người tuấn kiệt” lãnh đạo người Việt kháng Tần ở đây không phải là Thục An Dương Vương vì An Dương Vương đã làm vua trước đó từ lâu và Thục đã bị Tần diệt. Người tuấn kiệt ở đây phải là Triệu Đà, cầm đầu một nhóm người Việt, dựa vào rừng núi mà chống Tần.
Chuyện người Tuấn kiệt này cũng là chuyện của Lưu Bang. Sử ký Tư Mã Thiên cho biết Lưu Bang vốn là một đình trưởng nhỏ, khi thay mặt huyện đưa những người bị đày đến Lịch Sơn, giữa đường nhiều người bỏ trốn. Lưu Bang tự xét đến nơi thì tất cả đều sẽ trốn hết, cho nên khi đến cái đầm ở phía Tây ấp Phong thì dừng lại, đang đêm, thả tất cả những người bị đày ra rồi cùng họ vào núi Mang Đường trốn tránh.
Mang Đường ở giữa Phong và Bái có thể là vùng tỉnh Thái Nguyên ngày nay. Triệu Đà – Lưu Bang dựa vào vùng rừng núi Thái Nguyên “đánh du kích”, theo kiểu “Lương Sơn Bạc”. Cứ vậy hơn chục năm, cho tới khi Tần Thủy Hoàng mất.
CHIẾM LONG XUYÊN
Như trên đã nói, quận Tam Xuyên thời Tần vốn là đất của Đông Chu đã bị cạo sửa thành quận Nam Hải. Tam Xuyên còn gọi là Long Xuyên vì hai chữ Tam và Long dùng đổi cho nhau, Tam là con số 3 chỉ phương Đông, phương của Rồng trong Dịch học.
Nhâm Ngao được nhà Tần bổ làm quan ở quận Long Xuyên chứ không phải Nam Hải. Dẫn chứng rõ ràng là Truyện Mộc tinh trong Lĩnh nam trích quái: … khi Tần Thủy Hoàng bổ Nhâm Ngao làm quan lệnh Long Xuyên, Nhâm Ngao cấm không được nạp lễ người sống, thần Xương Cuồng tức giận vật chết Nhâm Ngao.
Triệu Đà cũng làm quan của huyện Long Xuyên và sau đó được Nhâm Ngao trao lại quyền hành. Như vậy Nhâm Ngao phải là quan tiền nhiệm của Triệu Đà ở Long Xuyên. Có vậy thì việc Nhâm Ngao trao quyền cho Triệu Đà mới hợp lẽ. Nếu Nhâm Ngao ở Nam Hải, Triệu Đà ở Long Xuyên thì làm sao mà trao quyền được?
Tại sao Nhâm Ngao trao quyền lại cho Triệu Đà? Vì sao mà quan của một quận lớn lại dễ dàng từ bỏ chức vụ quyền hành cho người khác? Lý do việc này đã được Sử ký Tư Mã Thiên chép trong Nam Việt Úy Đà liệt truyện:
Nhâm Ngao, ốm sắp chết, mời huyện lệnh Long Xuyên là Triệu Đà đến nói:
– Tôi nghe bọn Trần Thắng làm loạn. Nhà Tần làm điều vô đạo, thiên hạ khổ cực. Bọn Hạng Vũ, Lưu Quý, Trần Thắng, Ngô Quảng đều dấy binh tụ tập quân sĩ, tranh giành thiên hạ. Trung Quốc loạn lạc chưa biết lúc nào yên. Những người hào kiệt phản Tần đều đứng lên cả. Nam Hải ở nơi xa lánh, tôi sợ quân giặc xâm lấn đến đây, nên định dấy binh chặn đứt con đường mới để tự phòng bị, đợi chư hầu có sự thay đổi.

Nhâm Ngao ốm sắp chết thì còn quan tâm chuyện thiên hạ làm gì? Nguyên nhân sâu xa của việc mời Triệu Đà đến là Nhâm Ngao thấy thiên hạ nổi lên chống Tần khắp nơi, sợ hại đến mình, muốn tự phòng bị nên gọi Triệu Đà đến để gánh đỡ gánh nặng này.
Chuyện Nhâm Ngao – Triệu Đà này hoàn toàn giống chuyện của Lưu Bang lúc mới khởi nghĩa từ diễn biến tới thời gian. Sử ký Tư Mã Thiên chép về cuộc khởi nghĩa của Lưu Bang như sau:
Năm thứ nhất đời Tần Nhị Thế (209 trước công nguyên) mùa thu, bọn Trần Thắng nổi lên ở đất Kỳ, khi đến đất Trần thì xưng vương là Trương Sở. Nhiều quận và huyện giết bọn quan lại cầm đầu hưởng ứng theo Trần Thiệp. Viên huyện lệnh ở Bái sợ, muốn đem quân Bái theo Trần Thiệp. Người chủ lại Tiêu Hà và quan coi ngục Tào Tham nói với viên lệnh:
– Ông làm quan nhà Tần, mà lại muốn phản lại và đem con em đất Bái theo thì sợ họ không nghe. Xin ông triệu tập những người tránh ở ngoài, có thể được vài trăm người, để gây uy thế làm áp lực với họ. Như thế, người ta nhất định phải nghe theo.
Viên lệnh sai Phàn Khoái mời Lưu Quý đến. Bè đảng của Lưu Quý lúc bấy giờ đã có ngót trăm người. Phàn Khoái bèn theo Lưu Quý đến.

Viên huyện lệnh của đất Bái vì sợ chư hầu nổi dậy nên đã mời Lưu Bang đến để thêm vây cánh. Lưu Bang lúc này là một thủ lĩnh của vài trăm người đóng ở vùng rừng núi Mường Đăng gần đó, chống lại Tần đã cả chục năm, tính từ lúc thả dân phu khi đi Lịch Sơn. Có thể thấy viên huyện lệnh đất Bái này và Nhâm Ngao trong chuyện Triệu Đà là một.
Tiếp theo:
Sau đó, viên lệnh hối hận sợ thời thế thay đổi chăng, bèn sai đóng cửa thành và giữ thành, ý muốn giết Tiêu Hà và Tào Tham. Tiêu Hà, Tào Tham sợ, trèo qua tường trốn tránh ở nhà Lưu Quý. Lưu Quý bèn viết chữ lên lụa bắn tên vào thành bảo với các vị phụ lão quận Bái:
– Thiên hạ cực khổ vì nhà Tần đã lâu rồi. Nay các cụ tuy giữ thành cho viên huyện lệnh nhưng chư hầu đều nổi lên, họ sẽ làm cỏ quận Bái. Nhân dân đất Bái hãy cùng nhau giết chết viên lệnh, chọn con em nào đáng lập thì lập lên để hưởng ứng chư hầu. Làm như thế cửa nhà sẽ được nguyên vẹn, nếu không, cha con đều bị giết sạch, chẳng còn lối thoát.
Các vị phụ lão bèn cầm đầu bọn con em cùng nhau giết viên lệnh, mở cửa thành đón Lưu Quý. Họ muốn mời Lưu Quý làm huyện lệnh đất Bái….
Lưu Quý mấy lần nhường, nhưng mọi người không ai dám làm nên lập Lưu Quý làm Bái công.

Nhâm Ngao không ốm chết mà … bị thần Xương Cuồng tức giận “vật chết”. Thực ra viên huyện lệnh Long Xuyên là Nhâm Ngao đã bị nhân dân đất Bái nổi dậy giết chết, rồi họ tôn Lưu Bang lên làm thủ lĩnh (Bái Công), vì ai cũng sợ chống Tần không thành công, phải chịu hậu quả.
XUẤT THÁI BÌNH
Sử ký Tư Mã Thiên chép: Bái công sai làm lễ thờ Hoàng Đế, tế Xuy Vưu ở Bái Đình, lấy máu bôi lên trống, cờ xí đều màu đỏ vì câu chuyện con vua Xích Đế giết rắn là con vua Bạch Đế, cho nên ông ta chuộng màu đỏ;
Bọn trai tráng, thân hào, quan lại như Tiêu Hà, Tào Tham, Phàn Khoái đểu tập hợp hai ba nghìn con em đất Bái theo Quý. Quý đánh quận Hồ Lăng và quận Phong Dư rồi về giữ đất Phong.

Nơi Triệu Đà khởi nghĩa là Long Xuyên. Long Biên hay Long Xuyên chỉ là 2 cách đọc khác nhau của quận Tam Xuyên thời Tần. Ở Long Biên nay còn di tích điện Long Hưng (đình Xuân Quan), là nơi Triệu Vũ Đế đóng quân. Câu đối ở điện Long Hưng:
Nhất chỉ dĩ vô Tần, vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt
Lưỡng lập hà nan Hán, ức niên xương thủy đế vương cơ.

Dịch:
Một vùng vắng bóng Tần, vạn dặm mở ra vời xa Mân Lạc
Hai ngôi sánh cùng Hán, ngàn năm gây nền vững vàng đế vương.

Long Xuyên cũng là đất Bái nơi Lưu Bang tế cờ. Bái Đình đọc phản thiết là Thái Bình, là quê của Lý Bôn. Lý Bôn khởi nghĩa đầu tiên đánh đuổi thứ sử Tiêu Tư (Thiên Nam ngữ lục chép là Tiêu Ý) ở thành Long Biên. Như vậy Tiêu Tư là Nhâm Ngao, là viên huyện lệnh đất Bái thời Lưu Bang.

TronghoiVanXuanHội làng Giang Xá – Hoài Đức thờ Lý Nam Đế.

Ở tỉnh Thái Bình ngày nay, nơi huyện Chân Định (tên quê của Triệu Đà, nay là Kiến Xương) còn đền Đồng Xâm thờ Triệu Vũ Đế và vợ là Hoàng hậu Trình Thị.
Câu chuyện Nhâm Ngao ở đất Bái càng củng cố cho nhận định 3 nhân vật lịch sử Triệu Đà – Lưu Bang – Lý Bôn là một, được chép từ góc nhìn của các dòng sử khác nhau mà thôi.
KIẾN QUỐC NAM VIỆT
Đại Việt sử ký toàn thư: Giáp Ngọ, năm thứ 1 [207 TCN], (Tần Nhị Thế năm thứ 3). Vua (Triệu Đà) chiếm lấy đất Lâm Ấp và Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vương. Còn Sử ký Tư Mã Thiên ghi: Khi nhà Tần bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương.
So sánh 2 sách trên thì thấy rõ: Quế Lâm trong Sử ký Tư Mã Thiên chính là Lâm Ấp trong Việt sử. Địa danh Lâm Ấp xuất hiện từ thời Triệu Đà, chứ không cần đợi đến thời Khu Liên lập quốc. Ở đây Lâm Ấp tương đương với quận Quế Lâm, là phần Quí Châu – Bắc Quảng Tây.
Năm Tần Nhị Thế thứ ba cũng là năm Lưu Bang dẫn quân vào Quan Trung đánh Tần. Nếu năm này Triệu Đà chiếm Lâm Ấp và Tượng Quận thì có thể thấy 2 quận này chính là đất Quan Trung. Lâm Ấp như vậy có thể là kinh đô của nhà Tần, nơi mà Tần Thuỷ Hoàng đã dời về vùng đất giữa hai nhà Chu để lập đô.
Triệu Đà – Lưu Bang như vậy đã chiếm đủ 3 quận thời Tần của đất Lục Lương trước đây gồm Quế Lâm, Tượng Quận và Long Xuyên/Nam Hải. Vùng đất này sau thành nước Nam Việt của nhà Triệu.
Khởi nghĩa của Triệu Đà nổ ra không phải vì những mưu tính sâu xa, dự định tranh hùng tranh bá thiên hạ ngay từ đầu như sử cũ vẫn chép. Triệu Đà – Lưu Bang buộc phải cầm đầu cuộc khởi nghĩa vì chế độ phu phen hà khắc của nhà Tần và vì khi Tần Thủy Hoàng mất, thiên hạ đại loạn, nếu không tự khởi nghĩa thì không chết vì Tần cũng chết vì Sở. Thời thế tạo anh hùng. Nhà Tần sụp đổ đã tạo ra một Triệu Đà – Lưu Bang, khai nghiệp đế vương cho cả 2 triều đại Bắc Nam của Trung Hoa là nhà Hiếu và nhà Triệu Nam Việt.