Nam Hải vĩ nhân

Học giả Phan Kế Bính có tác phẩm Nam Hải dị nhân liệt truyện, kể về các vị vua, các danh thần, danh tướng, các vị thần… nước Nam. Nhưng tại sao lại gọi nước ta là “Nam Hải” thì không thấy ai nói tới. Thực ra, khu vực miền Bắc nước ta từng có tên là Nam Hải, mà bằng chứng rõ ràng là việc nhà Tần chiếm đất Lĩnh Nam chia thành 3 quận Quế Lâm, Tượng Quận và Nam Hải. Một loạt những danh nhân đất Việt của thời kỳ trước Công nguyên lại càng xác thực tên gọi Nam Hải cho vùng nước Nam ta.

Nam Hải Quan Âm Diệu Thiện

Sự tích về công chúa Diệu Thiện con vua Trang Vương, chịu nhiều khổ nạn nhưng vẫn có lòng thiện tâm dùng tay mình làm thuốc cứu vua cha, cuối cùng tu thành Phật Bà Quan Âm được nhiều sách cổ ghi lại. Những tác phẩm Nam Hải Quan Âm Phật sự tích ca hay Nam Hải Quan Âm bản hạnh quốc ngữ diệu soạn trùng san đã gắn tên gọi Nam Hải với Phật Quan Âm. Nơi tu hành của Phật Quan Âm là núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) ở “Nam Hải”. Vậy rõ ràng tên gọi Nam Hải chỉ vùng nước Nam ta ngày nay.

Quan Âm Diệu Thiện được thờ không chỉ ở núi Hương Sơn mà từ thời nhà Đường, Cao Vương Biền đã cho xây chùa Thiên Tôn ở Ninh Bình thờ công chúa Diệu Thiện cùng Trang Vương và Hoàng hậu. Chùa này đặc biệt không thờ Phật mà thờ Tam Thanh, tức là lối thời của Đạo giáo.

Chùa Thiên Tôn nằm trên núi Võ Đang ở Ninh Bình, nơi có động Thiên Tôn thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, với công tích là giúp An Dương Vương diệt yêu quỉ xây thành Cổ Loa. Đây không gì khác là nơi thờ Lão Tử, người đã được nhà Đường phong là Thái Thượng Huyền Nguyên Hoàng Đế và là vị Đại Đạo Thiên Tôn trong bộ Tam Thanh của Đạo giáo.

Công chúa Diệu Thiện luôn được thờ cùng với Lão Tử Lý Bá Dương nên có thể xác định đây là một vị công chúa ở vào cuối thời Tây Chu, chuyển sang Đông Chu. Trang Vương như vậy là một vị vua Chu, có thể là Chu U Vương, vị vua nổi tiếng bạo ngược cuối thời Tây Chu. Đất Nam Hải lúc này ứng với khu vực phía Đông nhà Chu, nơi trận động đất vùng Tam Xuyên đã báo hiệu sự sụp đổ của vương triều Chu và được Bá Dương Lão Tử đăng đàn cảnh báo vua về họa mất nước tại Cổ Loa.

Nếu Lão Tử được coi là người mở đầu cho Đạo giáo thì Diệu Thiện chính là người mở đầu Phật giáo ở nước ta. Giáo lý của Phật Bà Nam Hải là “Thiện”, cứu khổ cứu nạn, từ bệnh tật đến thủy hỏa đạo tặc.

Chùa Quan Âm ở núi Bổ Đà (Việt Yên, Bắc Giang).

Nam Hải An Dương Vương

Thục chủ vốn là người Ai Lao, dòng dõi họ Hùng. Sau khi được vua Hùng nhường ngôi, Thục chủ về đóng đô ở Cổ Loa, xưng là An Dương Vương. Đây là chuyện xảy ra vào quãng thời Chiến Quốc. Khi đó các con của Tây Chu Quân (bộ chủ Ai Lao) tranh chấp nhau, một người trong số đó đã chiếm vùng phía Đông của vua Chu (vua Hùng), lập thành Đông Chu Quân.

Nhà Tần thông hiếu với Đông Chu Quân, cử hoàng tôn là Trọng Thủy lấy con gái của Đông Chu Quân là Mỵ Châu. Mấy năm sau, Tần diệt Tây Chu rồi cũng tiến chiếm đất Đông Chu. Thục An Dương Vương cầm sừng văn tê bảy tấc đi vào biển, kết thúc 800 năm nước Văn Lang của vương triều Chu từ Văn Vương Cơ Xương (Âu Cơ).

An Dương Vương làm chủ vùng đất Bắc Việt, đóng đô ở Cổ Loa, tức là vùng đất Nam Hải, mà tên gọi có ít nhất từ đầu thời Đông Chu (thời của Nam Hải Quan Âm và Lão Tử Lý Bá Dương). Do đó, khi Cổ Loa thất thủ, An Dương Vương chạy ra biển, được nhân dân các nơi lập đền thờ Nam Hải Đại vương. Tên thờ này đã xác nhận vùng đất An Dương Vương trị vì là đất Nam Hải.

Tượng đồng An Dương Vương ở đền Thượng Cổ Loa.

Tư lệ hiệu úy Lý Ông Trọng

Sách Từ Nguyên ghi: Nguyễn Ông Trọng đời Tần, người Nam Hải, thân dài một trượng ba thước, khí chất đoan dũng, khác với người thường. Vua Thủy Hoàng sai cầm quân giữ đất Lâm Thao, thanh thế chấn động Hung Nô.

Lý Ông Trọng người làng Thụy Hương, có tài võ lược, vào Tần được Tần Thủy Hoàng gả con gái là Bạch Tĩnh Cung Công chúa, rồi cử về trấn giữ người Hồ ở đất Lâm Thao. Nơi Lý Thân trấn thủ không phải ở phương Bắc, mà ở chính phương Nam, nơi quê hương của ông. Phò mã Lý Thân đã làm tướng trấn giữ vùng đất quê hương Nam Hải, là một trong 3 quận mà Tần lập ra ở vùng Lĩnh Nam.

Lý Ông Trọng được thờ là một trong 4 vị thượng tướng ở đền Cổ Loa. Rất có thể, người xây thành Cổ Loa với quy mô to lớn 3 vòng thành chính là Lý Ông Trọng.

Thành Cổ Loa được biết là được xây dựng qua nhiều lần. Lần thứ nhất ở vào quãng thế kỷ 4 TCN, tương ứng với thời Thục An Dương Vương ở trên. Lần thứ hai là lần xây dựng quy mô nhất vào quãng thế kỷ thứ 3 TCN. Lần xây này sử dụng công nghệ tương đồng với các công trình thành đất phương Bắc lúc đó. Với quy mô xây dựng to lớn như vậy, ước chừng có tới hàng triệu sức lao động đã được huy động. Thời gian và quy mô như vậy chỉ có triều đại của Tần Thủy Hoàng mới có thể thực hiện được.

Đầu ống ngói Cổ Loa.

Nam Hải Tôn Ninh Triệu Vũ Đế

Sử ký Tư Mã Thiên kể, Nhâm Ngao làm quận úy Nam Hải, Triệu Đà làm Long Xuyên lệnh. Khi Tần Thủy Hoàng mất, loạn lạc nổi lên, Nhâm Ngao mời Triệu Đà đến bàn kế chống giữ đất Nam Hải. Thế rồi, Triệu Đà thay thế Nhâm Ngao lĩnh quản Nam Hải, đánh diệt các quan lại nhà Tần. Tới năm Tần Nhị Thế thứ ba thì Triệu Đà xưng Vương.

Triệu Vũ Đế được thờ ở vùng Thái Bình với sắc phong gọi là Nam Hải tôn ninh Hoàng đế. Một lần nữa cho thấy, đất Nam Hải không phải là vùng Quảng Đông, mà chính là vùng Bắc Việt, nơi nổ ra khởi nghĩa của Triệu Đà kháng Tần chống Sở.

Triệu Vũ Đế khởi nghĩa từ vùng đầm nước ven sông biển ở Thái Bình, rồi Dạ Trạch, chiếm được quận trị của quận Nam Hải, tức là thành Cổ Loa. Đây là lý do tại sao trên lớp thành đất Cổ Loa của lần xây thứ hai lại có một lớp ngói tương đương với ngói như ở Phiên Ngung. Và lò đúc mũi tên, cùng hàng vạn mũi tên đồng, trống đồng Cổ Loa, vũ khí hình lưỡi cày tìm thấy ở đây là có niên đại vào thế kỷ thứ 2 TCN, thời nhà Triệu.

Nam Hải Quan Âm, Thục An Dương Vương, Hiệu úy Lý Thân, Triệu Vũ Đế là những vĩ nhân Nam Hải, những con người có công lao và sự nghiệp to lớn trên vùng đất Bắc Việt ở giai đoạn chuyển tiếp các chế độ Chu – Tần – Hán.

Trống đồng Cổ Loa, thế kỷ 2 TCN (thời Hán – Triệu).

Đọc lại lịch sử Đức Thánh Chèm Lý Ông Trọng

Với một góc nhìn lịch sử mới từ các di tích tín ngưỡng văn hóa trên đất Việt thì nay những câu hỏi về vị Phụ tín hầu Lý Thân thời Tần Thủy Hoàng trên đất Việt đã có lời giải đáp.

Truyện Lý Ông Trọng sinh ra từ thời Hùng Vương, làm quan qua thời An Dương Vương đến khi Tần thống nhất thiên hạ đã là chuyện khó hiểu. Cộng thêm việc năm Tần Thủy Hoàng thứ 33 (năm 214 Trước Công nguyên) tướng Tần là Mông Điềm mới vượt sông Hoàng Hà đánh Hung Nô, mở rộng đất nhà Tần sang miền Bắc. Như thế làm sao trước đó Lý Trọng có thể đi trấn giữ Hung Nô ở Cam Túc được? 

Những điều khó hiểu này đã làm cho người ta nghi ngờ về tính chân xác của truyền thuyết Lý Ông Trọng. Tuy nhiên, với một góc nhìn lịch sử mới từ các di tích tín ngưỡng văn hóa trên đất Việt thì nay những câu hỏi về vị Phụ tín hầu Lý Thân thời Tần Thủy Hoàng trên đất Việt đã có lời giải đáp.

Truyện Lý Ông Trọng trong “Lĩnh Nam chích quái” kể: Cuối đời Hùng Vương ở xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm, quận Giao Chỉ có người họ Lý tên Thân, sinh ra to lớn, cao 2 trượng 3 thước, tính tình hung tợn. Thân giết người, tội đáng tử hình. Hùng Vương tiếc, không nỡ giết. Đến đời An Dương Vương, Tần Thủy Hoàng muốn đem binh đánh nước ta. An Dương Vương bèn đem Lý Thân cống hiến. Thủy Hoàng được Lý Thân rất mừng, dùng làm quan Tư lệ Hiệu úy. Kịp lúc Thủy Hoàng nhất thống thiên hạ, Thân được sai đem binh ra giữ Lâm Thao, Hung Nô không dám xâm phạm biên ải. Thủy Hoàng phong Thân làm Phụ tín hầu, lại gả công chúa cho Thân.

Chuyện kể Lý Ông Trọng này nghe ra… kỳ kỳ. Tần Thủy Hoàng đánh Đông dẹp Bắc, thu phục cả thiên hạ, tới nước Việt thì thay vì chống lại, An Dương Vương lại còn cho “mượn” người làm tướng để giúp Tần chống giữ Hung Nô. Lý Ông Trọng người Việt mà làm tới chức Tư lệ hiệu úy nhà Tần, được phong là Phụ Tín hầu, rồi còn làm phò mã nước Tần! Một người Việt chính gốc lại được đại đế lang sói như Tần Thủy Hoàng hậu đãi tới vậy! Lại còn từ nước Văn Lang sang tới tận Cam Túc để trấn giữ Hung Nô…

1. 

Bản sự tích đầy đủ nhất về Lý Ông Trọng không phải là thần tích đình Chèm ở Từ Liêm, mà là ở Trạo Thôn, xã Đa Lộc, huyện Ân Thi, Hưng Yên – quê mẹ của Lý Ông Trọng. Thần tích Trạo Thôn kể rằng vào đời Hùng Duệ Vương có người con gái họ Hoàng, tên A Nương ở Trạo Thôn đã duyên ngộ và kết hôn với vị Lý Tuấn, người làng Thụy Uyên ở Từ Liêm. Hai người lấy nhau sinh ra một người con trai, lớn lên thân cao hơn 2 trượng, sức địch vạn người, trí dũng siêu quần, thông minh xuất chúng. 

Khi ấy Hùng Duệ Vương cho tuyển người tài dũng, Lý Thân đổi tên thành Trọng vào cung đình ứng tuyển, được vua phong cho chức Chỉ huy sứ. Ông Trọng tính cường bạo, gây tội giết người. Hùng Duệ Vương mến tài nên đại xá cho. Lại mỗi khi giặc Chiêm Thành, Ai Lao đến quấy nhiễu là mỗi lần Ông lập công. Vua bèn lệnh cho ra trấn giữ Lâm Thao, giặc man khấu không dám xâm phạm.

Thần tích quê mẹ Lý Thân ở Hưng Yên cho thêm những thông tin lạ về Ông Trọng. Đó là Ông Trọng từng có công đánh giặc Chiêm Thành, Ai Lao và ra vùng Lâm Thao đất của vua Hùng để trấn giữ giặc man khấu. Như thế địa danh Lâm Thao được nhắc đến ở đây không nằm ở phương Bắc, mà là ngay trên đất Việt. Giặc Hung Nô trong thần tích này được gọi là Chiêm Thành và Ai Lao, tức là người phía Nam và Tây đất Việt, không phải ở tận đất Cam Túc xa xôi.

Đất Lâm Thao thời Tần có người Hồ là đất Lâm Ấp, được biết là tiền thân của Chiêm Thành sau này. Ghi chép về Lâm Ấp thời Tần có thể thấy trong “Đại Việt sử ký toàn thư”, Kỷ nhà Triệu chép: “Giáp Ngọ, Tần Nhị Thế năm thứ ba (năm 207 Trước Công nguyên), Vua (Triệu Vũ Đế) chiếm đất Lâm Ấp và Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vương”.

Đại Nam quốc sử diễn ca có thơ kể về Lý Ông Trọng:

Hiếu liêm nhẹ bước thanh vân

Làm quan hiệu úy đem quân ngữ Hồ

Uy danh đã khiếp Hung Nô,

Người về Nam quốc, hình đồ Bắc phương.

Trong bài diễn ca này Hung Nô còn được gọi là người Hồ. Vận dụng phép phiên thiết Nho văn cho ta một số thông tin bất ngờ. Hung Nô đọc lướt là Hồ. Lý Ông Trọng trấn Hung Nô tức là trấn giữ người Hồ hay người Hời. Từ Liêm cũng đọc thiết âm là Tiêm, hay Chiêm. Đức thánh Chèm cũng nghĩa là Đức thánh Chiêm. Tên làng Chèm chỉ rõ công đức trấn giữ đất Chiêm của Lý Ông Trọng. Tới đây không còn nghi ngờ gì nữa, thực ra Lý Ông Trọng làm tướng Tần để giữ vùng đất Tây và Nam nước ta chống lại người Hồ hay người Chiêm.

2. 

Thần tích Trạo Thôn ghi Lý Thân làm Chỉ huy sứ thời Hùng Duệ Vương, tức giai đoạn cuối cùng của thời đại Hùng Vương. Đây cũng chính là An Dương Vương như “Lĩnh Nam chích quái” kể. Chỉ có thế mới có thể hiểu được, tại sao Lý Thân làm quan từ thời Hùng Vương, sang An Dương Vương và tới tận thời Tần.

Lý Thân là phò mã của nhà Tần, lấy Bạch Tịnh Cung công chúa, con gái của Tần Thủy Hoàng. Thế nhưng ở thành Cổ Loa lại lưu truyền rằng Lý Ông Trọng là Hữu thừa tướng, một trong Tứ trụ của triều đình An Dương Vương. Hiện Lý Ông Trọng vẫn đang được thờ cùng với các tướng Cao Lỗ, Nồi Hầu và Trần Tự Minh tại đền Thượng Cổ Loa. Có thể thấy, trong trường hợp này An Dương Vương là vua chủ của Lý Ông Trọng, tương đương với Tần Thủy Hoàng. Lý Thân làm tướng Tần, cũng là quan trụ quốc của An Dương Vương.

Bài thơ được khắc trên gỗ tại đình Chèm có câu nói tới Lạc đô – kinh đô nước Âu Lạc ở thành Cổ Loa:

Xa ôm núi Tản, Nhị hà quanh

Quận cũ Từ Liêm sương trải mành

Vững mãi Lạc đô sông với núi

Lưu truyền Mã sử ngưỡng thanh danh.

Kỳ lạ hơn, ở xã Ninh Sơn, Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ còn đình làng thờ Lý Ông Trọng là thành hoàng. Thần tích Ninh Sơn cho biết đây là nơi cha và mẹ của Lý Thân đã tới cầu tự và cũng là nơi Lý Ông Trọng hóa. Di tích này tương ứng với truyện kể của “Lĩnh Nam chích quái” rằng Ông Trọng đã phải ẩn vào trong núi và tự vẫn khi Tần Thủy Hoàng cho đòi ông về Hàm Dương.

Đặc biệt, thần tích Ninh Sơn lại kể Lý Thân đã vâng mệnh “Triệu Vũ Đế” dẫn binh đánh quân Thục ở thành Cổ Loa. Có thể thấy Triệu Vũ Đế trong thần tích Ninh Sơn là chỉ Tần Thủy Hoàng, người lập nên Trung Hoa thống nhất. Nhà Tần vốn mang họ Triệu, từ vị tổ của Tần là Tạo Phụ thời Chu Mục Vương được phong đất ở Triệu thành. Còn quân Thục trong thần tích Ninh Sơn là hậu quân của An Dương Vương, sau khi bị Tần tấn công chiếm thành Cổ Loa, đã trở thành man khấu người Hồ ở đất Nam Chiếu – Ai Lao như thần tích Trạo Thôn chép. An Dương Vương trong các ngọc phả và thần tích đều được biết là người đến từ đất Ai Lao.

Đức thánh Chèm Lý Thân sinh ra ở Từ Liêm vào thời Hùng Vương đời cuối là An Dương Vương, nhập Tần làm tướng dưới thời Tần Triệu. Tần Thủy Hoàng gả con gái và phong Lý Thân làm Tư lệ Hiệu úy, trấn thủ vùng Lâm Ấp có người Chiêm Hồ – Ai Lao, là hậu quân của nhà Thục. Ông Trọng đóng trị sở ở cố đô Âu Lạc là thành Cổ Loa. Ông mất tại vùng núi Ninh Sơn, Chương Mỹ.

Câu đối ở đình Chèm ca ngợi Lý Ông Trọng:

Điện Việt còn đây thần thượng đẳng

Ải Tần chốn đó tướng Trung Hoa.

Lý Thân là tướng Tần, cũng là người Việt. “Trung Hoa tướng” lại là “Việt điện thượng đẳng thần”. Nhà Tần của Trung Hoa cũng là một giai đoạn lịch sử của người Việt, nối tiếp nhà Thục của An Dương Vương ở Cổ Loa, như một giai đoạn phát triển mới trong thời đại Hùng Vương.

https://congdankhuyenhoc.vn/doc-lai-lich-su-duc-thanh-chem-ly-ong-trong-179220830114802645.htm

Rước giá trong lễ hội Chèm năm 2022
Lâm giá ở đường vào đình Chèm, lễ hỗi Chèm 2022
Rồng chầu trước nghi môn đình Chèm, lễ hội Chèm 2022
Tôn tượng Bạch Tịnh Cung Công chúa và Lý Hiệu úy ở đình Chèm
Bài thơ nói đến Lạc đô ở đình Chèm.

Trang sách “Đại Nam quốc sử diễn ca” nói về Lý Ông Trọng ngữ Hồ.
Đình Ninh Sơn, Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội.

Sách ebook VIỆT ĐIỆN TỨ LINH Tứ phủ, Tứ linh, Tứ bất tử, Tứ trấn, Tứ pháp

Lời nói đầu

Thường nghe: nước Việt Nam có bốn ngàn năm văn hiến… Bốn ngàn năm, con số không hề nhỏ đối với lịch sử của một quốc gia trên thế giới này. Bốn ngàn năm lịch sử đã kết tụ thành một nền văn hóa Việt phong phú, đặc sắc, giàu giá trị nhân văn. Lịch sử và văn hóa luôn gắn liền với nhau. Dòng chảy lịch sử làm nên văn hóa tộc người và văn hóa đến lượt mình định hướng cho hành vi của con người trong cuộc sống hiện tại mà làm nên tương lai.

Văn hóa Việt có một lịch sử lâu đời như vậy nhưng còn có biết bao câu hỏi về nguồn gốc, về lịch sử văn hóa Việt chưa được giải đáp thỏa đáng. Suy nghĩ hiện nay của đại bộ phận người Việt, kể cả các nhà nghiên cứu chuyên môn, cho rằng văn hóa Việt được hình thành chủ yếu mới từ thời Lý cách đây ngàn năm, vì trước đó là ngàn năm chịu sự đô hộ của phương Bắc và trước nữa là thời “khuyết sử”, không biết đã có “ta” hay chưa nữa. Và rằng văn hóa Việt là sự vay mượn, không phải của Trung Quốc thì là Ấn Độ, thậm chí còn là của Chămpa…

Có thực như vậy không? Di sản văn hóa Việt có gì đáng giá? Liệu văn hóa Việt có đóng góp đáng kể gì cho nhân loại? Tại sao Việt Nam sau ngàn năm Bắc thuộc lại vẫn thoát ra một cách độc lập, không bị đồng hóa? Bản lĩnh văn hóa của người Việt là do đâu mà có? Rất, rất nhiều câu hỏi cần tìm câu trả lời.

Thế hệ người Việt Nam hiện tại đang phải hứng chịu hậu quả của một thời kỳ đứt gãy hàng trăm năm về văn hóa, khi những nền tảng truyền thống kết tinh hàng ngàn năm bỗng nhiên bị gạt bỏ, thay bằng lối sống, văn hóa xa lạ của phương Tây. Trước hết là chữ Nho, thứ chữ tượng hình vốn là sản phẩm sáng tạo của người Việt đã bị thay bằng chữ quốc ngữ, dẫn đến nhiều từ, nhiều ngữ của tiếng Việt không còn được hiểu đúng, dùng đúng. Di sản văn hiến Việt được lưu giữ bằng chữ Nho trở nên “không đọc được” với đại bộ phận người Việt hiện nay.

Mỹ thuật, kiến trúc truyền thống cũng đã thay đổi hoàn toàn, thiếu sự tiếp nối hài hòa. Những mái đình, mái đền cong vút, tương trưng cho bầu trời bao la của phương Đông, bị thay bằng những nhà mái bằng khô cứng. Các nghề thủ công truyền thống như chạm khắc, đúc đồng, làm gốm, vẽ tranh… phần nhiều bị thất truyền hay mai một, khiến những sản phẩm ngày nay làm ra không thể nào có được nét tinh tế và sự sáng tạo của thời xưa. Giá trị thẩm mỹ trong văn hóa Việt như thế đã “tiến lùi” rất nhiều so với trước đây.

Các lễ hội truyền thống xưa kia làng nào cũng có, nay phần nhiều đã bị mai một sau thời gian chiến tranh loạn lạc kéo dài hàng trăm năm vừa qua. Tục thờ thần của người Việt vốn rất phong phú, ẩn chứa trong nó những giá trị tinh thần to lớn, cũng bị biến dạng, nhiều khi trở thành tệ nạn mê tín dị đoan vì không mấy ai hiểu đúng bản chất của những tín ngưỡng này.

Trong một hoàn cảnh khó khăn như vậy, cái gì để có thể chứng minh “Có một nền văn hóa Việt Nam” bản sắc và đáng giá? Nhận diện lại nguồn gốc văn hóa truyền thống do đó là việc làm hơn lúc nào hết cần thiết cho phát triển tương lai văn hóa Việt.

Nhà văn Hoài Thanh từng viết: Văn hóa phải khơi nguồn từ đại chúng: đó là điều nhất định. Một khi văn hóa đi xa đại chúng ắt sẽ mất dần sức sáng tạo, sẽ khô héo dần đi. Văn hóa cũng như một cái cây, không thể sống lơ lửng giữa trời. Muốn cho nó đâm chồi nảy lộc, phải cho gốc rễ nó ăn vào đất, nước. Khôi phục các giá trị văn hóa văn minh như vậy trước hết phải dựa vào đại chúng, vào như những di sản của dân gian còn lưu truyền lại được. Văn hóa dân gian thực sự còn nhiều khi “bác học” hơn cả văn hóa bác học ngày nay vì nó được cô đọng cả hàng ngàn năm lịch sử trong nội tại của mình.

Thành tựu của khoa học lịch sử gần đây đã sang một trang mới cho việc tìm hiểu văn hóa Việt. Phát hiện về nguồn gốc lịch sử Việt cũng đồng thời với việc xác định nguồn gốc và tiến trình văn hóa Việt. Nền văn minh Việt đã từng là ánh đuốc soi đường cho cả phương Đông đi lên trong suốt hàng ngàn năm của quá khứ. Di sản vật chất Việt trước hết phải kể đến là trống đồng, siêu phẩm trí tuệ và kỹ nghệ của người Việt. Trên trống đồng có ghi đầy đủ những khái niệm Dịch học, nền tảng của văn hóa của phương Đông. Những truyền thuyết Việt lại chép rất đầy đủ về công tích các thánh nhân, các lãnh tụ, các anh hùng nghĩa sĩ của lịch sử Trung Hoa. Những hình tượng mỹ thuật thường thức nhất, gặp trong các chốn đình đền Việt lại mang đậm tính Dịch lý và nét văn hóa của Trung Hoa cổ. Tại sao văn hóa Việt lại chứa đựng cả triết lý và nguồn gốc của Trung Hoa cổ đại?

Đạo thờ tổ tiên hay Đạo Hiếu ở người Việt đã làm nên một di sản văn hóa Việt bất hủ với hàng trăm các vị thần đủ mọi mặt của đời sống xã hội. Nổi lên hơn hết là những vị anh hùng, những thủ lĩnh của quốc gia đã có công dựng nước, giữ nước, phát triển văn hóa xã hội. Tất cả được lồng ghép vào một hệ thống tín ngưỡng mang tên là Công đồng Tứ phủ, với đầy đủ thứ bậc vua, quan, mẫu,…

Từ những hiểu biết mới về lịch sử và nền tảng Dịch học của văn hóa phương Đông cuốn sách này tập hợp những bài viết nhằm giải mã nguồn gốc văn hóa Việt qua phân tích những nhân vật được thờ trong thần điện Việt. Cuốn sách muốn gửi tới bạn đọc một sự góp nhặt mới, dù là rất nhỏ nhoi trong biển văn minh kỳ vĩ mà nhân dân Việt đã sáng tạo ra qua hơn bốn ngàn năm lịch sử.

Bách Việt trùng cửu Nguyễn Đức Tố Lưu

Sách phát hành online bởi Hùng Việt sử quán.

Bất kỳ sự sao chép, in ấn nào từ tác phẩm với mục đích thương mại đều phải được phép của tác giả.

Link tải sách:

https://drive.google.com/file/d/1cGNYy9di78ACcQ3qhi_Epq0HoFH5oOAH/view?usp=sharing

Liên hệ để nhận mật khẩu theo:

    Facebook: https://www.facebook.com/hungvietsuquan

    Email: bachviet18@yahoo.com, 

    Phone, Zalo: 0559551003.

Hương Lang, vị thần đứng đầu Tứ linh thần đất Việt

Lời tiếm bình Việt Điện u linh của tiến sĩ thời Lê là Cao Huy Diệu chép “Hương, Bổng, Đổng, Đằng là bốn vị tối linh của nước ta”. 

Các tác giả trước đây cho rằng vị thần Hương là Lý Ông Trọng thời Tần, quê ở làng Thụy Hương, Từ Liêm, Hà Nội. Sự tích về Lý Ông Trọng tại đình Chèm kể về việc ông Lý Thân làm tới chức Tư lệ hiệu úy của nhà Tần, được Tần Thủy Hoàng gả con gái là Bạch Tĩnh công chúa, rồi cho đi trấn giữ người Hồ ở Lâm Thao. 

Nghi môn đình Chèm

Nhưng sự tích đình Chèm còn kể ông có công… giúp Sơn Tinh đánh Thủy Tinh. Thần tích đình Chèm ghi việc đức thánh Chèm chém thuồng luồng, là đại tướng của Thủy Tinh, ở đoạn sông Hồng chảy qua làng.
Hay trong bản thần tích bằng thơ đình Vật Lại (Ba Vì, Hà Nội) Sự tích thánh Tản Viên diễn ca cũng kể về việc quân của Thủy Tinh khi tấn công Sơn Tinh đi qua Chèm đã ăn thịt mẹ Đức thánh Chèm. Do vậy Đức thánh Chèm nổi giận, chăng lưới đón lõng quân của Thủy Tinh:

Ông Chèm báo oán Long Vương
Lưới giăng ngăn khúc bến giang đón về.
Thuở ấy Long tộc Thủy tề
Đem quân lên đánh Ba Vì Tản Viên.

Khi quân Thủy Tinh bị Sơn Tinh đánh thua chạy rút về thì:

Thủy quân nẻo cũ quen về
Ngày sau tức thì đến xã Từ Liêm.
Tiên binh xung lưới ông Chèm
Ai hòa chẳng được càng thêm lo lường.
Hội đồng cá rắn biên giang
Ông Chèm ra thấy lòng càng mừng thay.
Trả ơn thân mẫu khi nay
Dạng chân sông cả, đôi tay vơ quàng.
Bủa vây mọi khúc biên giang
Rắn rồng bắt lấy bật ngang vào đồi.

Thủy Tinh buộc phải chạy trốn theo đường sông Hát mà ra biển, không dám qua sông Hồng nữa. Đoạn sông Hồng gần Chèm nay còn có bãi bồi lớn giữa sông tên là Võng La, có lẽ nhắc tới tích Thánh Chèm giăng lưới bắt thủy quái ở đây.

Mảng chạm đình Chèm

Câu đối ở đình Chèm tóm tắt sự tích này như sau:

銅影怯彊夷終古神威揚北塞
鉄羅消水怪億年聖力護南邦

Đồng ảnh khiếp cường di, chung cổ thần uy dương Bắc tái
Thiết la tiêu thủy quái, ức niên thánh lực hộ Nam bang.

Dịch:

Tượng đồng khiếp cường di, ngàn xưa oai thần vang ải Bắc
Lưới sắt trừ thủy quái, vạn năm sức thánh giúp nước Nam.

Thành tích trừ thủy quái của Thánh Chèm xem ra không ăn nhập gì lắm với việc Lý Ông Trọng trấn quần Hồ thời Tần. Một đại tướng, phò mã của Tần Thủy Hoàng, một nhân vật lịch sử rõ ràng, sao lại có truyền thuyết gắn với Sơn Tinh – Thủy Tinh?

Thần tích về Tản Viên Sơn Thánh giúp giải đáp khúc mắc này về Đức thánh Chèm. Cuốn Di tích đền thờ Tản Viên Sơn cho biết Vương tên Hương Lang, tức là tôn húy Tản Viên Tam Vị Đại vương vậy. Hương Lang là người con đầu trong số 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi.

Cũng trong thần tích này kể: Vương bèn chuẩn bị sính lễ đến trước, đón Mị Nương về động trên núi. Sau ba ngày, Thủy Tinh mới tới, tức giận không được nên dẫn các loài thủy tộc mà đánh đến mà chiếm lấy. Vương và Hùng Vương ngầm buông lưới sắt ở bến Thụy Hương của huyện Từ Liêm mà ngăn binh thủy tộc không tiến được. Thủy Tinh mới mở riêng một dải sông nhỏ cắt ngang từ Lị Nhân tới vùng sơn cước Quảng Oai nối lên thượng ngạn cửa sông Hát, ra sông Cái nhập vào sông Đà mà tấn công sau núi Tản Viên. Lại mở một sông nhỏ cắt ngang, gọi là sông Bờ theo mặt trước của núi Tản Viên.

Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả kể chi tiết hơn về sự kiện này: Sơn Tinh tâu lên vua cha Hùng Vương. Duệ Vương vô cùng tức giận, lệnh sai quân lính lấy một vạn cân sắt, truyền cho trăm thợ rèn đúc thành một tấm lưới sắt, dài 236 trượng, cao rộng 50 trượng, đem giăng ngang sông ở bến Thụy Hương huyện Từ Liêm, ngăn cắt quân của Thủy Tinh không thể qua lại được.

Như vậy chính Sơn Thánh đã buông lưới sắt chặn Thủy Tinh ở bến Thụy Hương tại Từ Liêm. Rõ ràng là sự tích đức thánh Chèm diệt thủy quái ở Võng La là chuyện của Tản Viên Sơn Thánh, người mang tên thần Hương hay Hương Lang. Phải là Tản Viên Sơn Thánh mới là vị thần đứng đầu các linh thần Việt, chứ Lý Ông Trọng thời Tần khó mà xếp ở hàng đầu trong Tứ linh Hương Bổng Đổng Đằng, trên cả Phù Đổng Thiên Vương được.

Bài thơ ở đình Chèm nói tới núi Tản và sự tích lưới sắt chặn thủy quái:

Viễn ủng Viên phong khống Nhị hà
Từ Liêm cố quận duyệt sương hoa
Lạc đô vĩnh điện sơn hà tráng
Mã sử trường lưu tính tự hoa
Vạn lý ngọc quan kim hữu ảnh
Thiên tầm thiết võng thủy vô ba
Dư linh bàng bạc di Nam Bắc
Suất thổ thần triêm vũ lộ đa.

Dịch nghĩa:

Xa ôm núi Tản, Nhị hà quanh
Quận cũ Từ Liêm sương trải mành
Vững mãi Lạc đô sông với núi
Lưu truyền Mã sử ngưỡng thanh danh
Ải xa vạn dặm in đồng tượng
Lưới sắt nghìn tầm chắn sóng dềnh
Phảng phất oai linh trời Nam Bắc
Nơi nơi thấm đẫm thánh ân lành.

Vì sao ngã ba sông Từ Liêm lại là một nơi xảy ra cuộc giao tranh giữa thần Hương (Tản Viên Sơn Thánh) với Thủy Tinh? 

Truyền Hồ tinh trong Lĩnh Nam chích quái kể:

Thành Thăng Long ngày xưa gọi là đất Long Biên, đời Thượng cổ đã có người ở rồi… Buổi đầu, chỗ đất này về phía Tây có một ngọn núi đá, dưới núi có một cái hang, có một con cáo (Hồ) chín đuôi sống hơn một nghìn năm thành ra yêu quái, biến hóa vạn trạng, có lúc hóa người, lúc hóa khỉ, đi khắp cả nhân gian. Lúc bấy giờ ở dưới chân núi Tản Viên có giống người mọi gác cây kết cỏ mà ở; trên núi có một vị thần được người mọi phụng thờ. Vị thần ấy dạy cho người mọi cày ruộng, dệt vải, may áo trắng mà mặc, nhân đó gọi là Bạch Y man.

Cáo chín đuôi hóa ra người áo trắng nhập vào trong bọn mọi, cùng lũ mọi ca hát, dụ dỗ được người con trai con gái nào thì đem về nhốt ở hang đá; người mọi lấy làm khổ sở về việc ấy. Long Quân mới sai bộ hạ Thủy phủ dâng nước lên đánh phá núi Tiểu Thạch Sơn, đào thành một cái đầm lớn, chính giữa thành có một chiếc vực sâu, gọi là Thi Hồ Trạch (nay là hồ Tây) rồi lập chùa quán để trấn yểm nữa (nay là Thiên Niên quán) …

Trong truyện này có vị thần núi Tản Viên đã dạy cho người dân cày ruộng, dệt vải, may áo… Rõ ràng đây chính là Tản Viên Sơn Thánh. Con cáo chín đuôi (cửu vĩ hồ) ở Tiểu Thạch Sơn hóa thành người dân của núi Tản. Cửu vĩ hồ ở đây là biểu tượng cho quân của Tản Viên Sơn Thánh, của dòng lên núi.

Sau đó xảy ra cuộc đụng độ giữa Lục bộ Thủy phủ của Lạc Long Quân với Cửu vĩ Hồ ở phía Tây của đầm nước Hồ Tây. Làng Thụy Hương của Từ Liêm cũng chính nằm ở phía Tây hồ. Lạc Long Quân là Thủy Tinh trong truyền thuyết về Tản Viên Sơn Thánh. Phía Đông của hồ Tây vốn là kinh đô Lạc (như được nói đến trong bài thơ ở đình Chèm) của Lạc Long Quân hay là Thủy phủ Động Đình của Thủy Tinh. Vì thế mà quãng sông trước đình Chèm mới là “chiến trường” tuyến đầu trong cuộc chiến giữa Tản Viên Sơn Thánh với Thủy Tinh Động Đình.

Tản Viên Sơn Thánh với gốc tích nguyên sơ ban đầu trong sự tích về Hương Lang được tôn là thần Hương, đứng đầu trong Tứ linh thần, cũng là đứng đầu trong các bách thần đất Việt.

Nan giải Sơn Tinh

Sự tích về Sơn Tinh nhiều vô cùng, nhưng chung quy có 2 hướng kể. Một là Sơn Tinh có tên Nguyễn Tuấn, quê ở Lăng Sương, sau khi có được gậy thần sách ước, giành được phần thắng trong lần kén rể ở Việt Trì, cưới công chúa Mị Nương, con vua Hùng Duệ Vương đời cuối, rồi cùng với 2 vị Tả Hữu Kiên Thần đánh tan 2 lần xâm lăng của Thục chúa, khuyên Duệ Vương nhường ngôi mà học phép thần tiên, hóa sinh bất diệt. Những thần tích của vùng Thanh Thủy, Phú Thọ (như ở Lăng Sương) là theo hướng này. Có thể gọi khái quát đây là Thần Vương Nguyễn Tuấn.

Một hướng kể khác hay gặp trong khu vực các làng ở vùng chân núi Tản như làng Ngọc Nhị, trưởng tạo lệ của đền Thượng Tản Viên. Theo hướng này, Sơn Tinh có tên là Hương Lang, là người con đầu trong số 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi. Hương Lang có cây gậy thần có thể xuyên đá, trị thủy thời Đường Nghiêu, đánh bại sự tấn công của Thủy Tinh ở Bể Cạn, đi thăm thú, dạy dân đánh cá, sắn bắn ở các nơi, sau là các hành cung Tản Viên. Có thể gọi tóm lược đây là Thần Sư Hương Lang.

Hoành phi “Phụng Tản Viên Sơn” ở đình Ngọc Nhị, trưởng tạo lệ thờ Hương Lang trên đền Thượng núi Tản.

Việc tồn tại 2 xuất xứ của Tản Viên Sơn Thánh được ghi chép trong Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái cũng như trong thần tích của các làng tạo lệ thờ Tản Viên đã đánh đố nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian. Giáo sư Đinh Gia Khánh đã vô cùng lúng túng, không biết phải xếp Tản Viên Sơn Thánh vào thời vua Hùng thứ nhất (con của Âu Cơ) hay vua Hùng cuối cùng (Hùng Duệ Vương). Nhận định về Tản Viên Sơn Thánh thực là nan giải, chỉ có thể giải được với cách nhìn mới về lịch sử và phương thức truyền đạt của truyền thuyết Việt.

Cách lưu truyền của truyền thuyết Việt là mỗi một nhân vật, một vị thần thánh được kể, không phải là 1 người, 1 thời điểm trong lịch sử. Mỗi hình tượng truyền thuyết là câu chuyện kể cho cả một triều đại, một dòng tộc cùng chung nguồn gốc, cùng chung người sáng lập khai mở triều đại đó. Khi nhìn nhận như thế thì câu đố về Sơn Tinh hoàn toàn có thể giải được.

Vị Sơn Tinh mang tên Hương Lang vào thời kỳ hồng hoang mở nước, chống nước ngập ngang trời thời Đường Nghiêu, dùng gậy thần đục đá thông dòng sông Hắc Thủy ở Thác Bờ, là vua Đại Vũ trị thủy. Cái tên Hương Lang liên quan đến việc Sơn Tinh giăng lưới sắt ở Thụy Hương (Từ Liêm), chặn đường tiến quân của Thủy Tinh. Sơn Tinh mới là vị thần Hương, đứng đầu trong Tứ linh Việt: Hương Bổng Đổng Đằng. Đình Chèm Từ Liêm thờ Lý Ông Trọng với 2 sự tích ngăn thủy quái và trấn Hồ – Hung Nô thực ra là về 2 nhân vật. 1 là Sơn Tinh Hương Lang quăng võng la trừ thủy quái thời sơ sử. Một là Lý Thân, Tư lệ hiệu úy, phò mã của Tần Thủy Hoàng.

Vị Sơn Tinh Nguyễn Tuấn phù Hùng đánh Thục, phá tan quân Thục ở Quỳnh Nhai dưới thời Hùng Duệ Vương thực ra là dưới thời Lạc Vương theo như thần tích đình Viễn Lãm (La Phù, Thanh Thủy, Phú Thọ). Đây là một trong những hoàng tử con vua Hùng trấn giữ vùng đất Lạc, giao chiến với quân Thục ở miền Tây Bắc. Vị này còn có tên là Tuấn Lương (tương đương với Nguyễn Tuấn), được phong là Tả Thánh, cũng gọi là Tản Viên Sơn Thánh, cùng thờ trên các cung điện của núi Tản. Sự kiện này tương đương với việc Bắc Bá hầu Sùng Hầu Hổ nhà Thương giao chiến với quân của Chu Văn Vương. Kết cục, Thục chúa Chu Văn Vương nhờ có mệnh trời lòng dân mà đã chiếm được vùng Lạc Việt, về dựng đô ở Phong Châu, mở nước Văn Lang.

Tượng Nguyễn Tuấn ở Lăng Sương

Dù là trong sự tích nào thì Lăng Sương cũng là quê gốc của Sơn Tinh và bãi Trường Sa – Tang Ma cũng là nơi Sơn – Thủy gặp nhau. Lăng Sương là quê của mẹ Âu Cơ trong thần tích Hương Lang hay của Đinh Phi thánh mẫu Ngọc nương trong chuyện Nguyễn Tuấn. Bãi Trường Sa nay ở La Phù – Thanh Thủy, là nơi Sơn Tinh gặp Thủy Tinh, Lạc Long gặp Âu Cơ, còn là nơi có dấu rồng thiêng xuất thế với sự tích về Tang Ma Động Đình Thủy Tinh Thánh mẫu. Đây là chuyện Kinh Dương Vương lấy Thần Long Động Đình trong truyền thuyết, cũng là chuyện Đại Vũ lấy người con gái Đồ Sơn thị của cổ sử Trung Hoa.

Tản Viên Tam vị Quốc chúa trong sự tích Hương Lang là 1 vị quốc chúa của núi Ba Vì (Tam Vị) thời Đại Vũ trị thủy, khơi dòng Hắc Thủy ở núi Tam Nguy. Còn Tam Vị Tản Viên trong sự tích Nguyễn Tuấn là cặp 3 vị tướng chống Thục: Tuấn Lương, Cao Sơn và Quý Minh. Trong sự tích Tản Viên Sơn Thánh như vậy đã bao gồm giai đoạn của 2 thời kỳ. 1 là thời đầu nối tiếp Đường Nghiêu Ngu Thuấn, 1 là thời cuối của dòng theo cha Lạc Long chống Thục, tức là Lạc Vương Bắc Bá Hầu họ Sùng của nhà Thương Ân.

Vị Tản Viên Đại Vũ Hương Lang có công khai sáng các nghề nghiệp đánh cá, cày cấy, săn bắn, chăn nuôi, nên được tôn gọi là Thần Sư. Còn vị Tản Viên Sùng Hầu Nguyễn Tuấn thiên hơn về cai trị và chống giặc nên mang danh Thần Vương. Dù thế nào thì 2 vị đều đã hóa thành bất tử, đứng đầu linh thần nước Việt bởi đã đánh dấu mốc 2 giai đoạn phát triển của lịch sử Việt, là:

– Đại Vũ, tiếp theo thời Tam Vương, mở đầu thời kỳ lịch sử cha truyền con nối, 4000 năm trước.

– Sùng Hầu chống Thục Vương, đánh dấu bước chuyển sang thời phong kiến phân quyền, thiên hạ trăm nhà, khoảng 3000 năm trước.

Câu hỏi ngàn năm xưa về nguồn gốc Sơn Tinh nay đã có lời giải đáp thỏa đáng. Lịch sử thời kỳ dựng nước của người Việt cũng ngày càng sáng tỏ.

Câu đối ở đình Văn Khê (Sơn Tây):

南邦顯跡三峰鎮
西土鍾英歷代褒

Nam Bang hiển tích tam phong trấn
Tây Thổ chung anh lịch đại bao.

Dịch nghĩa:

Hiển tích Nam Bang ba núi trấn
Đúc anh Tây Thổ các đời phong.

Chính điện đình Văn Khê

Đợi tuần tháng Tám cá ăn thề

Truyền thuyết cổ đại kể rằng, thời Đường Nghiêu hồng thủy mênh mông, nước ngập tới lưng trời. Vua Đại Vũ đi xem xét các nơi rồi đến đoạn hiểm trở nhất của sông Hắc Thủy, đục đá phá mỏm núi chắn ngang sông, khơi thông nước lũ. Thiên Vũ Cống của Kinh Thư có câu: “Dẫn nước sông Hắc Thủy đến núi Tam Nguy rồi ra biển Nam Hải”. Nơi Đại Vũ phá đá trị thủy gọi là Vũ Môn. Vũ Môn có nước chảy xiết, hằng năm cá chép tập trung đến đây, con nào vượt qua được Vũ Môn thì hóa rồng. Nên nơi đây còn gọi là Long Môn hay Vũ Long Môn.

Đối với người Việt, Cá vượt Vũ Môn là hình tượng rất thân thuộc, đã đi vào thơ văn, vào tranh dân gian, vào các mảng chạm khắc trang trí trong các đình làng quê lối xóm. Người Việt có câu ca dao:

Mồng bốn cá đi ăn thề

Mồng tám cá về cá vượt Vũ Môn.

Vũ Môn là nơi nào mà ca dao người Việt lại nói tới rõ ràng cả ngày tháng như một phong tục lâu đời vậy?

Chạm khắc cá hóa rồng ở đình Đông Viên, xã Đông Quang, huyện Ba Vì

Cuốn sách thờ cổ lưu truyền ở vùng chân núi Ba Vì là “Tản Viên Sơn từ di tích” có đoạn sau: “Thời Đường Nghiêu, hồng thủy bao trùm. Lạc Long Quân sai trăm người con trai cùng nhau trị thủy. Khi đó chỉ có Tản Viên đại vương có oai anh võ dũng, đức cao đạo lớn, có thuật thần tiên, bèn đọc ước chú làm cho đá vỡ tung, hiện thành cây gậy sắt, lấy gậy đó mà chỉ vào nước thì nạn thủy tai liền hết.”

So sánh đoạn sự tích này với truyền thuyết Trung Hoa cổ đại thì bất ngờ nhận ra rằng vua Đại Vũ trị thủy thời Đường Nghiêu chính là Tản Viên Sơn Thánh ở vùng núi Ba Vì. Sông Hắc Thủy, nơi Đại Vũ dùng “thuật thần tiên” bạt đá trừ thủy hoạn, vốn là tên của dòng sông Đà. Nhà bác học Lê Quý Đôn trong sách “Kiến văn tiểu lục” đã ghi:

Dòng chính có một nhánh chảy xuống thành sông Hắc Thủy vào nước ta… đến sông Kim Tử thì nhập lại thành sông Đà. Sông này nước rất trong… Đường thủy khó đi với 83 ghềnh thác có tiếng hiểm trở mà Vạn Bờ là khó khăn hiểm trở nhất.

Còn nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, người mà quê hương và bút danh gắn với vùng núi Tản sông Đà có bài thơ “Tự thuật” như sau, minh chứng cho tên Hắc Thủy (sông Đen) của dòng sông Đà:

Văn chương thời nôm na,

Thú chơi có sơn hà,

Ba Vì ở trước mặt,

Hắc Giang bên cạnh nhà.”

Một đoạn sông Đà ở khu vực Vạn Bờ.

Long Môn, nơi vua Vũ đã đục thông lòng sông Hắc Thủy, khơi dòng dẫn nước qua núi Tam Nguy về Nam Hải, là đoạn sông Đà chảy qua Thác Bờ nay ở tỉnh Hòa Bình, rồi vòng qua núi Ba Vì mà chảy vào sông Nhị Hà ra biển. Sách “Đại Nam nhất thống chí” đã chép như sau: “Ở địa phận Đà Bắc, gần châu lị, đằng trước trông ra sông Đà, có núi Long Môn, tên nữa là núi Thác Bờ, đá núi chắn ngang nửa dòng sông, thế nước xoáy mạnh ầm ầm, trông rất dữ dội. Đầu đời Lý, quân đi đánh Ma Sa đóng ở mỏm Long Thuỷ. Hồi đầu đời Lê đi đánh Đèo Cát Hãn, đường qua bờ Long Thuỷ, tức là chỗ này. Ngay giữa ghềnh đá có một chỗ rộng chừng 5-6 trượng, người ta gọi là Ao Vua, tức là bến sông Vạn Bờ xưa, thuộc xã Hào Tráng, châu Đà Bắc.”

Mỏm đá có bài thơ “Chinh Đèo Cát Hãn hoàn quá Long Thủy đê” (Chinh phạt Đèo Cát Hãn về qua bờ Long Thủy) của Lê Thái Tổ đề khắc tháng ba năm Nhâm Tý (1432) nay vẫn còn lưu trong khu di tích đền Thác Bờ. Đây là những minh chứng rõ ràng cho tên gọi Long Môn xưa của Thác Bờ trên sông Đà.

Sách “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn còn chép: “Thác Bờ ở địa phận động Dĩ Lý và Hào Trang thuộc Mộc Châu. Một ngọn núi đứng sững giữa dòng sông Đà. Đá lớn lởm chởm. Mỗi năm đến ngày 8 tháng 4 từng đàn cá ngược dòng bơi lên những chỉ có vài con cá chép là lên được. Sách Giao Châu ký viết rằng: Có Long Môn nước sâu đến trăm tầm, cá lớn vượt lên đến đấy sẽ hóa thành rồng. Sách Sơn Đường dị khảo viết: Sông Long Môn ở huyện Mông, phủ Gia Hưng, nước An Nam. Nước sông chảy đến đấy thì hai bên bờ đá lớn chắn ngang, nguy hiểm. Ở giữa mở ra ba đường, nước tung tóe, bay xa đến mấy trượng, ầm ầm như sấm dội trống vang, xa hơn trăm dặm mà vẫn còn nghe được. Đến đây thuyền phải kéo lên bờ mới đi được. Bên cạnh có hang lắm cá Anh Vũ. [Chỗ các sách trên nói tới] chính là đây… Hạ lưu của Vạn Bờ… có núi Ngải, ngó xuống sông Đà. Bờ bên kia là xứ Ngòi Lạt. Tương truyền trên núi có thứ cây ngải tiên, về mùa xuân hoa trôi xuống sông, đàn cá nào hớp được là lên được Long Môn hóa rồng.” 

Vũ Long Môn là Thác Bờ trên sông Đà, nơi Tản Viên Sơn Thánh đã khơi dòng trị thủy. Xứ Ngòi Lạt là quê hương của Sơn Thánh, nằm 2 bên bờ sông Đà ở đoạn giáp núi Ba Vì, thời Nguyễn thuộc tổng Tu Vũ. Ngày nay con ngòi này vẫn còn mang tên Ngòi Lạt chảy từ ở địa phận huyện Đà Bắc của tỉnh Hòa Bình sang huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ.

Truyền thuyết ở Ba Vì kể Ngòi Lạt là đường nước mà Thủy Tinh đã mở để đánh tập hậu vào mặt Tây núi Tản. Nơi đây Sơn Tinh dùng lạt hóa ra lũy tre, cắm chông đá (Đá Chông) để chặn quân của Thủy Tinh. Cửa Ngòi Lạt chảy từ núi Tản ra sông Đà nay là Xóm Lặt, nơi có đền Hạ thờ Tản Viên Sơn Thánh ở xã Minh Quang, huyện Ba Vì. 

Núi Tản nhìn từ sông Đà.

Núi Tản như thế là ngọn núi có cây ngải tiên, hoa rơi xuống ngòi, cá đớp được vượt Thác Bờ sẽ hóa rồng. Ở khúc sông Đà này có nhiều cá Anh Vũ, là loài cá có hình dáng tựa như cá chép nhưng có chiếc mõm rất dày, cong, có màu sắc như mỏ vẹt. Cá Anh Vũ dùng chiếc mõm dày khỏe này để bám vào vách đá, ăn rêu nơi nước chảy xiết. Đến mùa sinh sản tháng 3-4, loài cá này bơi ngược dòng để tìm những hốc đá nước sâu mà đẻ trứng. Hình ảnh những con cá Anh Vũ vượt ghềnh Thác Bờ đã được điển tích hóa thành cá hóa rồng ở Vũ Môn.

Cá đi ăn thề còn là hình tượng của việc Sơn Tinh cùng hẹn với Thủy Tinh đến Phong Châu nơi vua Hùng kén rể để thi tài. Cá vượt Vũ Môn cũng là việc vua Đại Vũ trị thủy, khơi thông dòng sông, vượt qua được nạn hồng thủy, chiến thắng Thủy Tinh.

Tương truyền vua Đại Vũ khi trị thủy đã nhìn hình vẽ trên lưng một con Long mã mà sáng tạo ra Hà đồ. Theo đồ hình này thì số 4 là con số chỉ hướng Tây, số 8 chỉ hướng Đông, số 5 chỉ trung cung. Trong câu ca dao, cá tụ họp ăn thề vào ngày mồng 4 ở hướng Tây (Sơn Tây), để đi sang hướng Đông (mồng 8), vượt qua trung cung (số 5 – ngũ – Vũ môn) mà ra biển lớn mà hóa rồng. 

Long mã cõng Hà đồ.

Trong Ngũ hành, cá thuộc về hành Thủy (nước), Rồng thuộc về hành Mộc. Thủy sinh Mộc là một giai đoạn trong Ngũ hành tương sinh, nói về sự phát triển từ những nền tảng vật chất (hành Thủy) mà đạt được sự thăng hoa trong xã hội (hành Mộc). Đại Vũ Sơn Tinh thật sự là “cá hóa rồng” khi khơi dòng Hắc Thủy Đà Giang ở Long Môn Thác Bờ, rồi lên làm chủ thiên hạ họ Hùng của người Việt.

Hình tượng cá vượt Vũ Môn là một lời thề, là tấm gương ngàn năm của Tản Viên Sơn Thánh, vị vua lớn thời lập quốc, đã tìm tòi sáng tạo ra những tri thức về thế giới và nhân sinh (Hà đồ, Ngũ hành), nhờ đó nỗ lực vượt qua thiên tai, xây dựng cuộc sống ấm no cho nhân dân, đưa xã hội người Việt ở thủa hồng hoang phát triển lên một nấc thang mới.

Một lần nữa xin dẫn lời của Tản Đà, người được nhà văn Hoài Thanh xếp hàng đầu trong “Thi nhân Việt Nam”. Bài thơ “Thề non nước” với lời nguyện nước thề non lấy từ điển tích cá đi ăn thề và truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh ở vùng núi Tản sông Đà.

Nước non nặng một lời thề

Nước đi, đi mãi, không về cùng non

Nhớ lời “nguyện nước thề non”

Nước đi chưa lại, non còn đứng không…

Bài viết đăng báo Lao động cuối tuần ngày 27/9/2020.

https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/doi-tuan-thang-tam-ca-an-the-839005.ldo

Tê giác, loài Kỳ lân của cổ văn hóa sử phương Đông

Kỳ lân là biểu tượng của văn hóa và lịch sử cổ truyền ở Việt Nam cũng như Trung Quốc. Tương truyền, khi Khổng Tử sinh ra ở nước Lỗ thì thấy Kỳ lân xuất hiện, báo hiệu thánh nhân ra đời. Khổng Tử chép Kinh Thư từ thời thượng cổ đến khi Lỗ Ai Công săn được Kỳ lân thì dừng lại. Vì thế Kinh Thư còn được gọi là Lân Kinh, là cuốn sách về lịch sử Trung Hoa cổ đại. Thế nhưng, liệu ai có thể ngờ được rằng, nguyên mẫu của Kỳ Lân, con vật đứng đầu trong Tứ linh, lại là con Tê giác, một loài vật chỉ gặp ở xứ nhiệt đới phương Nam.

Trong Kinh Thi phần Chu Nam có bài thơ Quyển nhĩ như sau:

Trèo lên trái núi
Ngựa ta mệt rồi
Bình ta rót rượu hủy quang
Để mà tránh khỏi đau thương lâu dài.”

Bà Chu hậu nhớ chồng đi xa, lên núi cao, uống rượu trong một chiếc “hủy quang” để mong quên đi nỗi nhớ thương.

Hủy quang là một loại đồ vật bằng đồng, mô phỏng hình dáng con Tê giác, dùng để đựng rượu, thịnh hành ở thời Tây Chu. Một chiếc Hủy quang bằng đồng xanh của thời kỳ này được thấy ở Lào.

Te giac

Chiếc quang đựng rượu hình Tê giác thời Tây Chu.

Chiếc quang hình con Tê giác này có phần đầu rất lớn, một sừng to, cong, vươn ra phía trước. Sừng khác nhỏ hơn ở trên trán. Tai Tê giác nhọn. Phần sau của nắp quang là hình mặt lợn, mõm rộng, tai cong. Con mắt của chú Tê giác này to tròn, rất sống động. Phần thân chiếc quang Tê giác được trang trí bằng những hoa văn nổi. Dài theo thân quang ở mỗi bên là hình một con chim lớn, cách điệu, mỏ tù, đuôi dài, mào cong như con chim phượng trên chiếc quang chim thú ở trên. Phần ngực Tê giác hai bên có hình con quỳ long nhỏ, có sừng, đang há miệng, quay đầu về phía con chim phượng.

Tê giác vốn là một loài thú lớn, chỉ sống ở vùng nhiệt đới nóng ẩm. Vậy mà hình tượng Tê giác đã đi vào trong kinh sách và hiện vật văn hóa Trung Hoa hàng ngàn năm trước. Suy xét sâu hơn nữa thì Tê giác còn hiện hữu trong văn hóa phương Đông ở trong bộ linh vật là Tứ linh.

Sách Lễ ký của Khổng Tử, tài liệu sớm nhất nói về Tứ linh, cho một trật tự 4 con vật này như sau: “Lân, Phụng, Quy, Long”. Theo đó, con Lân hay Kỳ Lân là loài linh vật đứng đầu Tứ linh.

Khái niệm Tứ linh liên quan trực tiếp đến học thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông. Bảng kê đầy đủ về Ngũ hành được tóm tắt thấy trong sách Lã Thị Xuân Thu của Lã Bất Vi đời Tần như sau:

– Mộc đức: mùa Xuân, phương Đông, màu xanh. Động vật tiêu biểu là loài có vảy, tức là chỉ con Rồng (Long)

– Hỏa đức: mùa Hè, phương Nam, màu đỏ. Động vật tiêu biểu là loài chim có lông vũ, chỉ chim Phượng hoàng (Phụng).

– Kim đức: mùa Thu, phương Tây, màu trắng. Động vật tiêu biểu là loài thú có lông mao, tức là chỉ Kỳ lân (Ly).

– Thủy đức: mùa Đông, phương Bắc, màu đen. Động vật tiêu biểu là loài giáp giới, chỉ con Rùa (Quy).

Theo bản kê trên, Lân là con thần thú đứng đầu các loài có lông mao và là biểu tượng của hướng Tây. Điều này trùng khớp với tên của loài Tê giác vì bản thân chữ Tê còn có âm đọc là Tây.

Một câu hỏi là trong Tứ linh tên gọi đúng là con Ly hay là con Lân? Phép phiên thiết Hán Nôm giúp giải đáp câu hỏi này. Kỳ lân đọc phản thiết là Ly. Tức là “Kỳ lân” là từ ghi âm của chữ Ly. Gọi là Lân hay Ly đều là về một con vật, một hình tượng.

Bàn về nguyên mẫu và ý nghĩa của con Lân có thể xem bài phong dao Lân chi chỉ (Chân con Lân) trong Kinh Thi (phần Chu Nam):

Kìa là chân của Kỳ lân. Con Văn Vương cũng hậu nhân rõ là. Ôi, như Kỳ lân thật mà!
Kìa là trán của Kỳ lân. Cháu Văn Vương cũng hậu nhân vô cùng. Ôi, như Kỳ lân, một lòng!
Kìa là sừng của Kỳ lân. Họ Văn Vương cũng hậu nhân xiết nào. Ôi, như Kỳ lân làm sao!

Về con Lân trong bài thơ này tác giả Chu Hy (thế kỷ 12 thời Nam Tống) đã chú giải như sau: “Lân, loại thú mình giống con chương, đuôi bò, móng ngựa, thú đứng đầu trong các loài có lông… Chân con Lân không đạp lên cỏ tươi, không dẫm lên côn trùng còn sống.

Ngày nay cả ở Việt Nam và Trung Quốc đều thể hiện Kỳ lân ở dạng loài động vật bốn chân móng guốc, đầu rồng, thân có vảy. Nhưng như vậy hóa ra Kỳ lân là con Long mã (đầu rồng chân ngựa). Điều này hoàn toàn không phù hợp vì trong bộ Tứ linh đã có riêng con rồng (Long) là loài có vảy. Ở vị trí con Lân phải là loài có lông mao.

Bài Lân chi chỉ trong Kinh Thi ca ngợi dòng dõi Chu Văn Vương, có lòng nhân hậu, có thánh đức như con Lân không dẫm lên côn trùng, không ăn sinh vật… Con Lân hay con Ly là con thần thú biểu tượng của nhà Chu, cho lòng nhân đức của Văn Vương, người khởi dựng nhà Chu trong lịch sử.

Gom Cay Mai Tượng Kỳ lân trong dòng gốm Cây Mai Nam Bộ.

Ở miền Nam Việt Nam trước đây có dòng gốm Cây Mai cũng thường tạo hình Kỳ lân dưới dạng con thú có râu dài, có một sừng và có hai bông hoa lớn, ý chỉ là loài không ăn thịt, cũng là có nghĩa ca ngợi tính nhân hậu của Kỳ lân. Con vật có lông mao, hình dáng như con hươu lớn, có móng guốc như ngựa, đuôi như đuôi bò, ăn hoa lá, có một sừng, lại biểu tượng cho hướng Tây thì chắc chắn phải là con Tê giác.

Trong cuốn Hoa văn Việt Nam, tác giả Nguyễn Du Chi có bàn như sau: Ở Việt Nam hình tượng Kỳ lân cũng được du nhập vào rất sớm. Từ thời Lý đã được chú ý đến loại đề tài này. Tuy nhiên, đọc sách vở thấy Kỳ lân có nhiều nét giống Tê giác, nên năm 1057 triều đình nhà Lý đã mang hai con này qua Quảng Châu định cống vua Tống và nói là Kỳ lân. Vì người Trung Quốc tin rằng chỉ có thánh nhân ra đời mới có Kỳ lân xuất hiện nên các quan nhà Tống đã cãi nhau sôi nổi về việc con vật được cống nạp này. Sách Tục tư trị thông giám trường hiện của Lý Đảo đời Tống còn chép rõ hình dáng con vật: “Hình như trâu, mình có da dày từng mảnh như giáp, đầu mũi có sừng, hay ăn cỏ, quả, dưa, cho ăn phải lấy gậy đanh nó mới ăn”.

Có thể nhận ra rằng vì các loài Tê giác chỉ có ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nên những người phương Bắc (Trung Quốc) không biết nguyên mẫu con Lân là con Tê giác. Do đó đã biến con Lân trong văn hóa Trung Hoa thành một con vật hoàn toàn tưởng tượng (Long mã), không phù hợp với những mô tả về Kỳ lân trong thư tịch cổ.

Te giac chua Phat Tich 2Tượng Tê giác thời Lý ở chùa Phật Tích, Bắc Ninh.

Tê giác là loài vật vốn rất được tôn trọng ở nước ta không chỉ bởi sừng Tê là vật quý. Với ý nghĩa cát tường, hình Kỳ lân – Tê giác một sừng đã được vẽ màu trên những chiếc đĩa gốm Chu Đậu nổi tiếng khắp thế giới. Tê giác cũng bắt gặp trong những cặp tượng linh thú thời Lý đặt trước sân chùa Phật Tích ở Bắc Ninh, hay chầu bên lăng mộ các vua Lê ở Lam Kinh, Thanh Hóa.

Tê giác trong văn hóa phương Đông là tượng trưng cho sức mạnh tinh thần, trí tuệ và văn hóa. Vua Minh Mạng khi lên ngôi, cho đúc Cửu đỉnh đặt ở Thái miếu tại Hoàng thành Huế, cũng đã cho khắc hình con Tê lên Chương đỉnh, như một biểu tượng của văn chương.

Con Tê giác cuối cùng ở Đông Dương đã tuyệt chủng năm 2010 tại Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), nhưng hình tượng Tê giác – Kỳ lân sẽ không thể mất trong văn hóa Việt vì nó đã hóa thành loài vật linh thiêng bất diệt trong Tứ linh, biểu tượng cho một nền văn minh sớm, đầy rực rỡ của người Việt.

IMG_5027Hình con Tê trên Chương đỉnh ở Huế.

Với việc phục hồi nguyên mẫu của Kỳ lân là loài Tê giác, linh vật của hướng Tây, thì định vị của Trung Nguyên thời kỳ nhà Chu chắc chắn phải dời xa hơn về phương Nam, nơi có loài thú này sinh sống. Bởi Trung Nguyên có nghĩa là chỗ giữa của thiên hạ bốn phương. Thần thú Kỳ lân nay đã hiện nguyên hình là con Tê giác thì lịch sử phương Đông cổ đại, gắn liền với sự khởi lập thiên hạ của nhà Chu, với triết lý Âm dương Ngũ hành, với biểu tượng Tứ tượng Tứ linh… rồi cũng sẽ trở nên sáng tỏ, trở về bản căn vốn có của sự thật lịch sử.

MINH THI

(Báo Lao động cuối tuần số 35 từ 28.8 đến 30.8.2020. Trang 4-5.)

Thiên Cang Bắc Đẩu Tinh quân ở Đồng Kỵ

IMG_4821
Nghi môn đình Đồng Kỵ.
Làng Đồng Kỵ ở Từ Sơn, Bắc Ninh từng nổi tiếng với hội thi pháo vào mồng 4 tháng Giêng hàng năm. Hội thi này có nguồn gốc cũng từ vị thần Thiên Cang là thành hoàng làng này như sau:
Thời Hùng Vương có ông Cang Công, con trai ông Kinh Bắc quận vương, có công dẹp giặc Xích Quỷ, được vua phong là Thiên Cang. Trên đường dẹp giặc, Thiên Cang đã về Đồng Kỵ tuyển quân chọn tướng. Vào ngày mồng 4 tháng Giêng, ông ra lệnh xuất quân đánh giặc. Thiên Cang chia quân làm 4 tốp và giao cho 4 tướng chỉ huy. Trong buổi xuất quân, mọi người tổ chức đốt pháo hò reo, tạo không khí náo nhiệt hào hùng để động viên quân sĩ. Khi dẹp xong giặc, Thiên Cang trở về Đồng Kỵ mở hội ăn mừng.

Để nhớ ơn Thiên Cang, làng Đồng Kỵ thờ đức Thiên Cang làm thành hoàng làng tại đình và hàng năm mở hội thi đốt pháo, tái hiện ngày Thiên Cang ra lệnh xuất quân đánh giặc.

Theo thần tích thì thần Thiên Cang đã có công dẹp quỷ Xích và sau đó là đánh giặc Ân.

IMG_4905
Đình Đồng Kỵ.
Câu đối ở đền Đồng Kỵ:
前伐鬼後破殷恒恒維烈
古生祠今清廟濯濯厥靈
Tiền diệt quỷ, hậu phạt Ân, hằng hằng duy liệt
Cổ sinh từ, kim thanh miếu, trạc trạc quyết linh.
Dịch:
Trước diệt quỷ, sau phá Ân, mãi mãi còn rạng
Xưa đền sinh, nay miếu thanh, ngời ngời khí thiêng.
Câu đối khác ý tương tự ở đình Đồng Kỵ:
氣奪殷師赫赫殸名垂北地
力撑雄運巍巍功德配南天
Khí đoạt Ân sư, hách hách thanh danh thùy Bắc địa
Lực sanh Hùng vận, nguy nguy công đức phối Nam thiên.
Dịch:
Khí giành Ân binh, hiển hách tiếng danh trùm đất Bắc
Sức nâng Hùng vận, nguy nga công đức khắp trời Nam.
IMG_4852
Cửa võng đình Đồng Kỵ.
Tuy nhiên, cũng có chỗ 2 công tích dẹp quỷ và phá giặc Ân này được gộp vào một, như trong câu đối ở đình:
神武掃清殷鬼賊
宗城永奠貉鴻基
Thần võ tảo thanh Ân quỷ tặc
Tông thành vĩnh điện Lạc Hồng cơ.
Dịch:
Võ thần quét sạch giặc Ân quỷ
Thành tổ lập dài nền Lạc Hồng.
Từ đó có thể nhận định, trong trận chiến với Hùng Vương, giặc Ân đã từng tạo ra dịch bệnh, hoặc cùng lúc đó đã xảy ra dịch bệnh. Đây là nạn dịch hạch hoặc đậu mùa, làm cho thân thể người mắc bệnh bị nổi đỏ. Vì thế các thần tích mới gọi là quỷ Xích.
Vị thánh Thiên Cang ở Đồng Kỵ như vậy vừa giúp chữa bệnh dịch cho dân, vừa đánh giặc Ân xâm lược. Trong sắc phong vị này được tôn làm Thiên Cang Đế:
Cao minh Bảo quốc Hộ dân Sóc giang Linh ứng Hiển hữu Thuần nhạ Thông triết Phù vận Tế thế Hộ quốc An dân Thiên Cang Đế Hiển linh Thông duệ Minh triết Trì đạt Anh mẫn Tế dân Đại vương.
IMG_4885
Bản chụp sắc phong Thiên Cang Đế ở Đồng Kỵ.
Điều đáng chú ý là tên “Thiên Cang” 天罡 vốn là từ để chỉ sao Bắc Đẩu. Thiên Cang Đế do đó tương ứng với Bắc Đẩu Tinh quân.
Mặt khác, theo Nam Việt Hùng Thị sử ký (Ngọc phả Hùng Vương) thì Phù Đổng Thiên Vương được phong: Sau lại phong là Xung Thiên Thần Vương (ngày xưa thần Bắc Đẩu Tinh Quân giáng sinh làm Xung Thiên Thần Vương).
Như vậy, Thánh Dóng là Bắc Đẩu Tinh quân giáng sinh. Từ đây suy ra, Thiên Cang Đế ở Đồng Kỵ cũng chính là Phù Đổng Thiên Vương.
Trong truyện Phong Thần diễn nghĩa, Khương Thái Công khi lập bảng Phong Thần cũng có phong cho các vị thần Bắc Đẩu Tinh quân, mà vị thần đứng đầu tên cũng là Thiên Cang.
Một câu đối khác ở đình Đồng Kỵ:
天造英威弌陣成功光鐵馬
地鍾神秀千秋靈蹟在同江
Thiên tạo anh uy, nhất trận thành công quang thiết mã
Địa chung thần tú, thiên thu linh tích tại Đồng giang.
Dịch:
Trời tạo oai tài, một trận thành công bừng ngựa sắt
Đất hun nét thánh, ngàn thu dấu diệu ở sông Đồng.
Câu đối lại kể vị thần tướng nhà Trời ở Đồng Kỵ đã đánh trận bằng “ngựa sắt”. Rõ ràng vị thần Thiên Cang này cũng chính là Thánh Dóng.
Các câu đối nói tới địa danh “Đồng giang”, “Đồng thủy”, cho thấy “Đồng” là tên riêng, chứ không phải Đồng Kỵ là cùng nhau làm giỗ. Rất có thể chữ “Đồng” ở đây là âm sai của Đổng trong Phù Đổng Thiên Vương.
Phù Đổng là tên phiên thiết. Phù ký âm cho âm “Ph”, đổi với các âm “B” và “D”. Do đó Phù Đổng đọc thiết có thể thành Bổng hoặc Dổng, từ đo cho tên Nôm là Dóng.
IMG_4940
Đền Đồng Kỵ.
Câu đối khác ở đình Đồng Kỵ
持地廠神皋西望峰州天日近
斯民陶聖武南来桐水雨膏流
Trì địa xưởng thần cao, Tây vọng Phong Châu thiên nhật cận
Tư dân đào thánh võ, Nam lai Đồng thủy vũ cao lưu.
Dịch:
Đất đó chỗ ở thần, Phong Châu gần mặt trời Tây hướng
Dân đây đúc võ thánh, sông Đồng nước đẫm chảy bên Nam.
Hội pháo làng Đồng Kỵ trước đây làm những quả pháo lớn bằng tre, nứa, rơm, cót, giấy và được trang trí cầu kỳ bằng các hình tượng Tứ linh Long Ly Quy Phượng. Khi rước pháo trong lễ hội có 4 ông quan đám mặc quần áo đỏ, chít khăn đỏ, tượng trưng cho 4 tướng tiên phong. Có thể thấy việc chia quân làm 4 đội là theo mô hình Tứ tượng mà được biểu trưng bằng Tứ linh – 4 linh vật. Mô hình Tứ tượng còn được thể hiện bằng tên gọi khác là Nhật nguyệt tinh thần, tạo thành hình Thái cực đồ.
Trong hội Đồng Kỵ còn có trò “ôm cột Thái Bạch” khi 4 ông quan đám đua nhau ôm được cây cột chính. Tên “Thái Bạch” cũng là biểu tượng của Dịch học, có thể là hình tượng cho vua giặc (vua Ân).  4 ông đám đua nhau ôm cột Thái Bạch là 4 tướng tiên phong của Thánh Dóng đua nhau bắt tướng/vua giặc Ân.
IMG_4879
Pháo lễ ở đình Đồng Kỵ với Tứ linh.
Với nhận định Thiên Cang Đế Đồng Kỵ là Phù Đổng Thiên Vương thì có thể tóm tắt diễn biến thời này như sau. Khi giặc Ân sang xâm chiếm nước của Hùng Vương, chúng còn gieo rắc dịch bệnh, làm người mắc bệnh nổi đỏ nên gọi là quỷ Xích. Khương Thái Công Lã Vọng (tức Thánh Dóng – Thiên Cang Đế) vừa cầm quân chống giặc Ân, vừa tìm cách chữa trị đẩy lùi bệnh dịch. Sau khi thắng được dịch bệnh, Khương Thái Công chuyển từ thế thủ sang thế công, xuất quân tấn công nhà Ân. Đội quân phạt Ân được chia làm 4 đạo tiên phong theo Tứ tượng Long Ly Quy Phượng. Dùng pháo làm hiệu lệnh.
Từ sự kiện lịch sử Khương Thái Công phát binh diệt Ân, làng Đồng Kỵ đã lưu thành phong tục, như câu đối ở đình làng:
聖澤流兮故里化成仁厚俗
神君至止斯民喧唱太平歌
Thánh trạch lưu hề, cố lý hóa thành nhân hậu tục
Thần quân chí chỉ, tư dân huyên xướng thái bình ca.
Dịch:
Ơn thánh truyền chừ, hóa nên làng cũ tục Nhân Hậu
Đức thần tới đó, vang hát dân đây khúc thái bình.
Nhân Hậu là tên làng Đồng Kỵ trước đây. Ở Bắc Ninh cũng từng có cả tổng Nhân Hậu.
IMG_4843
Cửa đình với hoành phi: Thánh trạch lưu hề.
Câu đối khác ở đình Đồng Kỵ:
基圖千古壯前島山後常領俱降
俎豆億年香左祠宇右春臺並壽
Cơ đồ thiên cổ tráng, tiền Đảo sơn, hậu Thường lĩnh câu giáng
Trở đậu ức niên hương, tả từ vũ, hữu xuân đài tịnh thọ.
Dịch:
Cơ đồ ngàn đời vững bền, trước Tam Đảo, sau núi Thường cùng giáng
Mâm bàn muôn năm hương lửa, trái mái đền, phải đài xuân lâu dài.

Vương quốc Lĩnh Nam

Khái niệm “Lĩnh Nam” trong lịch sử hiện nay đang được hiểu là phía Nam dãy núi Ngũ Lĩnh, là loạt dãy núi ở vùng ranh giới các tỉnh Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc, ngăn cách vùng Lưỡng Quảng với phần lãnh thổ phía bắc của vùng Giang Nam. Ngũ Lĩnh ở đây là đường phân thủy giữa hai con sông lớn là Dương Tử và Châu Giang. Khái niệm này còn dùng chỉ khu vực nước Nam Việt của nhà Triệu trong các cuộc đối đầu thời Tần Hán.
Tuy nhiên, đọc kỹ lại cổ thư thì danh từ Lĩnh Nam không hề được sử dụng để nói về vùng này, cũng như không gặp trong thư tịch cổ nói về thời Tần Hán. Tác phẩm Lĩnh Nam chích quái là tập hợp những truyền thuyết Việt từ xa xưa, nhưng trong bộ sách này không có những chuyện ở Lưỡng Quảng mà chỉ có ở khu vực miền Bắc nước ta hiện nay. Vậy Lĩnh Nam đây đâu phải là phía Nam dãy Ngũ Lĩnh ở Quảng Đông Quảng Tây. Lĩnh Nam là chỉ khu vực miền Bắc Việt mới đúng.
Lĩnh Nam là địa danh gặp ở ngay dòng đầu tiên trong truyền thuyết dựng nước của người Việt. Truyện họ Hồng Bàng: Đế Minh, cháu ba đời của Viêm Đế Thần Nông sinh ra Đế Nghi, sau nhân đi tuần về phía Nam, đến núi Ngũ Lĩnh lấy được con gái của Vụ Tiên, rồi trở về sinh ra Lộc Tục.
Ngọc phả Hùng Vương  (bản năm Thiên Phúc nguyên niên, thời Lê Đại Hành) chép: Sử ký Việt Nam. Thời thượng cổ là Giao Chỉ, đổi thành động Xích Quỷ, tên là nước Xích Quỷ. Kinh Dương Vương nhận vị từ ngày 15 tháng 2 năm Nhâm Tuất, tuân mệnh đi tuần ở núi Ngũ Lĩnh, gọi là động Bạch Hổ Vân Nam.
Lĩnh Nam là nơi Kinh Dương Vương lên ngôi trị vì (Đế Minh phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam). Bản Ngọc phả Hùng Vương thời Hồng Phúc còn cho biết trong 15 bộ của nước Văn Lang thì bộ thứ 14 là “Ngũ Lĩnh sơn Vân Nam“.
Như thế danh từ “Lĩnh Nam” trong huyền sử Việt chính xác phải là Ngũ Lĩnh Vân Nam, chỉ khu vực vùng núi phía Bắc nước ta ngày nay. Vị trí của Ngũ Lĩnh Vân Nam này được mô tả đầy đủ trong Ngọc phả Hùng Vương (bản thời Hồng Phúc):
Vua [Kinh Dương Vương] bèn thân ngự giá lên núi, tìm mạch đất, nhận thấy khí mạch từ núi Côn Lôn xuất ra, theo từ động núi Ngũ Lĩnh Vân Nam đại quốc, tiếp gặp Ải Môn Ngưỡng Đức thủy hồng, như hình chữ Bát. Xuyên núi thấu mạch dẫn tới Cao Bình, Lạng Sơn, Càn Hải chín châu. Các núi cao vút, bỗng nổi lên thành ba ngọn núi [Tam Đảo], rồng trắng giáng khí ở châu Thái Nguyên, chợ trời bàn đá [Thiên Thị Thạch Bàn], nước chảy khe trên, ngược núi ngược sông, mạch dẫn liên miên…
Vùng Ngũ Lĩnh Vân Nam ở gần các dãy núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Tam Đảo, Thái Nguyên như thế là chỉ khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam ngày nay, chạy dọc theo dãy núi Hoàng Liên Sơn từ Vân Nam tới ngã ba Việt Trì, tức là quãng các tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang ngày nay.
Việc định vị dãy Ngũ Lĩnh trong cổ sử Việt thành ra dải núi ở phía Bắc Quảng Đông Quảng Tây dẫn đến sai lệch hoàn toàn nguồn gốc xuất phát của người Việt. Với cách hiểu này người ta đã biến thời điểm lập quốc họ Hùng của Đế Minh và Kinh Dương Vương thành ra vương quốc Lĩnh Nam mới chỉ hình thành vào thời Tần Hán khi mà nhà Tần dẫn quân đánh phương Nam và Triệu Đà lập nước Nam Việt.

ngu-linh.png
Vị trí Lĩnh Nam trong sử Việt và các quận phía Nam thời Tần.

Xem xét tất cả các thư tịch về thời Tần Hán cũng đều không hề thấy nói tới từ Lĩnh Nam như sự gán ghép trên. Tư liệu thường được trích dẫn khi nói về cuộc tấn công của nhà Tần xuống phương Nam là đoạn chép trong sách Hoài Nam tử, phần Nhân gian huấn:
Vua Tần chiếm 6 nước, xem truyện này như sau: “Nhà Tần vong, tại sao vậy?”. Nguyên nhân là sai Mông Công và tướng Tương Ông Tử xây sửa thành. Phía Tây chiếm Lưu Sa, phía Bắc  đánh sông Liêu, phía Đông thì liên kết với Triều Tiên, các quận của trong nước phải kéo xe đi chinh chiến. Lại ham những món lợi như sừng tê giác, ngà voi, ngọc phỉ thúy, trân châu, nên sai quan úy Đồ Thư mang 50 vạn quân, chia làm 5 đạo. Một đạo đóng ở vùng Đàm Thành, một đạo phòng thủ ở chỗ hiểm yếu Cửu Nghi, một đạo đóng ở đô thành Phiên Ngung, một đạo đóng ở nơi biên giới Nam Dã, một đạo đóng ở sông Dư Can. Ba năm quân không cởi giáp giãn nỏ. Sử Giám Lộc không tìm được hướng đi mới sai lính đào kênh để chuyển binh lương đánh người Việt, giết thủ lĩnh Tây Âu là Dịch Hu Tống.
Đoạn trích trên cho dù đã mô tả rất kỹ cuộc tấn công của Tần xuống phía Nam, nhưng không hề gọi vùng đó là Lĩnh Nam. Địa danh được nhắc tới ở đây là Tây Âu, với quân trưởng lúc đó là Dịch Hu Tống.
Một đoạn khác về việc Tần đánh phương Nam trong Sử ký Tư Mã Thiên, Tần Thủy Hoàng bản kỷ: Năm thứ 33, (Tần Thủy Hoàng) đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ.
Đoạn Sử ký này cũng không hề nói đến địa danh Lĩnh Nam. Khu vực Tần đánh chiếm ở đây được gọi là đất Lục Lương.
Có thể thấy, sự kiện Tần đánh Việt có tới 2 mô tả khác nhau như ở trên. Hoài Nam tử cho biết đây là cuộc tấn công quy mô lớn với 50 vạn quân, chia thành 5 đạo đi theo các hướng khác nhau, do một đại tướng của Tần là Đồ Thư cầm đầu, diệt được vùng Tây Âu. Trong khi đó Sử ký Tư Mã Thiên lại mô tả việc này như một “trò đùa”, Tần Thủy Hoàng dùng những người lưu vong, ở rể, thương gia, đến lấy đất lập 3 quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng. Sự thật thì không thể có việc chiếm một vùng đất đai rộng lớn như vậy lại dùng đám hỗn quân lộn xộn như thế.
Nam Việt Úy Đà liệt truyện thì chép: Thời Tần đã hợp nhất thiên hạ, chiếm lấy Dương Việt đặt các quận Quế Lâm, Nam Hải, Tượng, đưa những người bị đi đày đến ở cùng người Việt, được 13 năm.
Đọc kỹ đoạn này ta thấy việc Tần Thủy Hoàng đưa người bị đi đày đến 3 quận trên đất Việt là để “sống cùng với người Việt” bản địa, chứ không phải việc tiến quân đánh chiếm. Việc dời dân đến 3 quận này hoàn toàn khác với việc Đồ Thư dẫn 50 vạn quân đánh phương Nam ở trên.
Sự kiện Đồ Thư dẫn quân Tần đánh qua đất Tây Âu như thế phải là một sự kiện khác, xảy ra trước thời Tần Thủy Hoàng. Thực ra, nó xảy ra dưới thời Tần Chiêu Tương Vương, hay cuối thời Chu Noãn Vương.
Thiên Nam ngữ lục có đoạn thơ kể về chuyện của Lý Ông Trọng vào thời điểm như sau:

Kể từ Hùng tổ trị dân
Lên ngôi sánh với thánh nhân Đào Đường
Tới nay Chu mạt Noãn Vương
Ông cha con cháu giữ giàng trị dân…
Ấm bao nhiêu, rét bấy nhiêu
Vườn Chu ải giậu, Tần trèo đãng hoa.

Chu Noãn Vương bị Tần diệt năm 256 TCN, cũng là lúc có Lý Ông Trọng là người Việt làm quan cho nhà Tần. Như thế Tần chiếm đất Việt đã là từ lúc này, chứ không phải tới mấy chục năm sau khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi.
Sự kiện Tần đánh Việt được huyền sử Việt chép bằng câu chuyện Thục An Dương Vương đánh và nhận ngôi vị của Hùng Vương. Tần lúc này đã chiếm vùng đất Thục, hoặc chính gốc Tần là ở đất Thục nên Thục cũng chính là Tần. Thục tiếng Việt nghĩa là Chín (đồ chín). Còn Tần cũng được đọc là Chin(a) trong tên gọi tiếng Anh cho Trung Quốc ngày nay.
Miền đất Việt đã bị quân Tần do Đồ Thư, Sử Lộc xâm chiếm vào năm 256 TCN. Tới thời Tần Thủy Hoàng, thống nhất các nước chư hầu, cho thiết lập chế độ quận huyện trên toàn quốc thì mới có sự việc di dân đến 3 quận ở phía Đông đất Việt (Dương Việt). Khả năng những người dân được di cư đi từ vùng đất Âu Lạc mà Tần đã chiếm trước đó, sang vùng đất cảu 3 quận bên cạnh.
Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 34, đem đày những quan coi ngục không thanh liêm đi xây Trường Thành cùng với đất Nam Việt.
Rõ ràng mục đích di dân ở đây là để xây dựng cho nhà Tần, chứ không phải đánh chiếm đất đai của nước khác. Cũng chính trong việc đưa ly dân đi làm xây thành đắp đường này mà đã làm nảy sinh cuộc khởi nghĩa của Triệu Đà như được kể tới trong thần tích về Triệu Vũ Đế ở Chân Định – Kiến Xương:
Năm thứ 44 thời An Dương Vương, kỷ nhà Thục (Tần Thủy Hoàng năm 33) nhà Tần sai Hiệu úy Sử Lộc đem thuyền chở quân sĩ đào ngòi vận chuyển lương thực thâm nhập vùng Lĩnh Nam, chiếm đất Lục Lương đặt các quận Quế Lâm, Nam Hải, Tượng Quận, cho Nhâm Hiêu làm Nam Hải úy, Đế [Triệu Đà] làm Long Xuyên lệnh (tức huyện Nam Hải), đem bọn bị biếm trích đến đóng ở Ngũ Lĩnh (năm ấy Đế 31 tuổi).
Triệu Đà là một huyện lệnh nhỏ ở Long Xuyên đã đưa dân phu đi xây dựng ở vùng Ngũ Lĩnh, tức là vùng núi Hoàng Liên Sơn ngày nay. Sau đó Triệu Đà cùng dân phu bỏ trốn, lên núi Vũ Ninh (Châu Sơn) ở Bắc Ninh, để ẩn náu, chống lại nhà Tần.
Hoài Nam tử kể: … Vì vậy người Việt vào rừng rậm sống chung cùng muông thú, không chịu để quân Tần bắt làm tù binh. Họ chọn người tài trí và kiệt tuấn làm tướng, cứ đến đêm tối tấn công quân Tần, đạt được chiến thắng lớn, giết quan úy Đồ Thư, quân Tần chết cả chục vạn. (Tần) Bèn cử người đến đóng giữ.
Người tuấn kiệt được chọn làm thủ lĩnh kháng Tần lúc này chính là Triệu Đà, người mà ngay sau khi Tần Thủy Hoàng mất đã chiếm lại toàn bộ vùng đất phương Nam gồm quận Long Xuyên và 3 quận Tần đã lập ra trên đất Việt là Quế Lâm, Nam Hải và Tượng.
Có một điểm liên quan đến sự kiện di dân dưới thời Tần Thủy Hoàng trên đất Việt là câu cuối trong đoạn trên. Nguyên văn trong Hoài Nam tử là: 乃發適戍以備之 Nãi phát trích thú dĩ bị chi. Tương tự, Tần Thủy Hoàng bản kỷ đoạn này cũng viết: 以適遣戍 Dĩ thích khiển thú. Hiện câu này đang được dịch nghĩa là: đưa những người bị biếm trích đến đóng giữ.
Tuy nhiên chữ dùng ở đây không phải là Trích 謫 (trong “biếm trích”), mà là Thích 適. Chữ Thích 適 này có nghĩa chính là: Con gái xuất giá. Như: “thích nhân” nghĩa là con gái về nhà chồng. Hay nghĩa như trong từ “thân thích”.
Dĩ thích khiển thú do đó có thể hiểu là: dùng người bên nhà rể để đóng giữ.
Thật bất ngờ khi hiểu tư liệu theo nghĩa dịch này lại trùng khớp với sự tích Lý Ông Trọng ở Việt Nam. Lý Thân được Tần Thủy Hoàng gả con gái là Bạch Tĩnh Cung công chúa cho. Sau đó Lý Thân được cử đi trấn thủ người Hồ ở đất Lâm Thao. Lâm Thao có thể tương đương nghĩa với Lâm Ấp hay Lĩnh Nam. Trị sở của khu vực mà Lý Ông Trọng trấn thủ là tại vùng đất Bắc Việt ngày nay.

IMG_3663
Nghi môn trong đền Cổ Loa.

Khi đã xác định Thục chính là Tần thì suy ra thành Cổ Loa của Thục An Dương Vương là trị sở được nhà Tần xác lập trên vùng đất Việt. Người cầm đầu khu vực phương Nam lúc đó là Lý Thân, con rể của Tần Thủy Hoàng. Hiện trong đền Cổ Loa vẫn còn tượng và tục thờ Lý Ông Trọng, xác chứng thêm cho nhận định này.
Câu đối ở đình Chèm, là đền thờ Lý Ông Trọng còn nói tới liên quan giữa Lý Ông Trọng và nhà Tần sau khi thống nhất lục quốc:
六合銷兵想見雄威驚絶域
千秋遺廟疑然正氣障狂瀾
Lục hợp tiêu binh, tưởng kiến hùng uy kinh tuyệt vực
Thiên thu di miếu, nghi nhiên chính khí chướng cuồng lan.
Dịch:
Sáu nước tan binh, oai hùng nhớ thấy khiếp biên cõi
Nghìn thu để miếu, chính khí như còn chặn sóng hung.

Con Rồng cháu Tiên ở… Myanmar

Myanmar là một quốc gia Phật giáo nổi tiếng với những ngôi chùa tháp, tượng Phật vàng khổng lồ và các dấu chân, xá lợi Phật như ở các thành phố Yagon, Mandalay … Thế nhưng ở Myanmar vẫn không khó nhận ra một lớp văn hóa bản địa truyền thống, không phải Phật giáo hay Ấn Độ giáo, mà lại là những nét văn hóa rất… Việt.
Trước hết phải nói về người Karen, là nhóm dân tộc tới nay vẫn còn dùng trống đồng ở Myanmar. Người Karen sống tập trung ở 2 bang Kayah và Kayin, là dân tộc lớn thứ ba của Myanmar, chiếm 7% dân số của nước này. Thực tế về nhóm người ở Myanmar dùng trống đồng có thể làm cho nhiều người phải ngỡ ngàng đặt câu hỏi, vậy những người dân này có liên hệ thế nào với nền văn hóa trống đồng Đông Sơn ở Việt Nam?

Trong dong Myanmar 1

Trống đồng ở Myanmar.

Trống đồng Karen thuộc loại trống đồng loại Heger III có trang trí là hình mặt trời ở trung tâm và nhiều vòng tròn đồng tâm với các mô típ chính là cá và chim. Trên mặt trống ở 4 góc là hình những con cóc chồng lên nhau, thường là 3 tầng. Do đó, loại trống này còn gọi là trống cóc (frog drum).
Trống đồng là nhạc cụ được người Karen rất coi trọng, sử dụng trong các buổi cúng lễ để gọi hồn tổ tiên về chứng giám các đám cưới, đám tang, mừng nhà mới hay để xua đuổi tà ma. Người Karen cũng tin rằng trong trống đồng có các linh hồn ngự trị nên họ cất giữ trống cẩn thận và phải làm lễ cúng trống nếu mặt trống bị thay đổi biến dạng.

Hinh tren trong dong Myanmar

Hoa văn trên trống đồng Myanmar.

Người Karen cũng thường để các đồ quý giá trong trống đồng và chôn cất ở nơi kín đáo, tin rằng đó là những của mà sau khi họ chết sẽ đem theo. Tục chôn trống đồng cùng với người chết cũng từng gặp ở người Karen, cho những thủ lĩnh của bộ tộc.
Trống đồng còn là biểu tượng của sự giàu có và quyền lực đối với người Karen. Thậm chí bang Karenni (một bang nhánh của người Karen trước đây) dùng hình ảnh mặt trống đồng làm biểu tượng trên lá cờ của mình.

Co KarenniCờ của người Karenni.

Người Karen có truyền thuyết nói rằng họ xuất phát từ một vùng “sông cát bay” (river of running sand). Người ta cho rằng đó là nói tới sông Hoàng Hà ở Trung Quốc. Nhưng với nền văn hóa trống đồng sâu sắc vẫn còn tới nay như vậy thì người Karen không thể nào khởi nguồn từ vùng sông Hoàng Hà được. Nhóm dân tộc này chắc chắn có khởi nguồn ở khu vực văn hóa trống đồng tại Đông Nam Á. Vùng “cát bay” ở “Trung Quốc” cổ đại có thể là vùng miền Trung Việt vì nước Việt cổ chính là Trung Hoa.
Một nhóm người Karenni được biết đến nhiều nhất là nhóm người cổ dài Kayan, nổi tiếng bởi tục đeo các vòng đồng ở cổ. Những người phụ nữ Kayan quấn các vòng đồng quanh cổ từ khi còn nhỏ. Có truyền thuyết cho rằng những chiếc vòng cổ này là tượng trưng cho cổ rồng.

Nguoi Kayan

Phù điêu phụ nữ người Kayan với những chiếc vòng đồng trên cổ, cổ tay và cổ chân.

Người cổ dài Kayan không chỉ đeo các vòng đồng ở cổ mà ở cổ tay, cổ chân họ cũng đeo những chiếc vòng này. So sánh thì tục đeo vòng ở cổ tay cổ chân rất tương đồng với những chiếc vòng đồng trong văn hóa Đông Sơn.
Tín ngưỡng của người Kayan cho rằng dân tộc mình được hình thành do kết quả sự kết hợp giữa mẹ rồng (a female dragon) và cha tiên (a male angel). Họ được sinh ra từ một trong những quả trứng của rồng. Truyền thuyết khởi nguồn này của người Karen chỉ rõ mối liên hệ nguồn gốc trực tiếp với người Việt cổ, cùng là dòng giống Rồng Tiên, dùng trống đồng, vòng đồng.
Trong truyền thuyết Việt, Cha Tiên lấy Mẹ Rồng là chuyện Kinh Dương Vương lấy con gái Thần Long Động Đình. Phải chăng người Karen là một nhánh tộc từ thời mở sử Việt này đã di cư về phía Tây?

4-1463545283_1200x0

Vòng ống chân ở di chỉ Làng Vạc, Nghệ An (Ảnh internet).

Hình tượng rồng trong văn hóa Myanmar tới nay còn rất phổ biến. Các bức chạm khắc gỗ hình rồng, hình chim phượng được dùng để trang trí khách sạn, công sở, gia đình ở nhiều nơi. Hình rồng còn dùng trong tạo hình các giá đỡ cho các bộ cồng chiêng. Cồng chiêng cũng là nhạc cụ và văn hóa phổ biến ở Myanmar.
Doi rong

Chạm gỗ hương hình rồng đỡ cồng ở Myanmar.

Con rồng ở Myanmar còn biến thể thành một loài linh thú đầu sư tử, sừng và chân hươu, vòi và ngà voi, thân và đuôi cá, cánh chim. Biểu tượng linh thú này dùng phổ biến trong các trang trí chùa đền, ngai vàng… ở Myanmar.

Cong chieng MyanmarHình mẫu một bộ giá cồng chiêng với linh thú dạng rồng ở Myanmar.

Một liên hệ khác của tộc người tại Myanmar với lịch sử Việt là nhóm người Shan. Người Shan ở Myanmar thuộc nhóm Tai-Kadai, là dân tộc lớn thứ hai ở nước này, chiếm 9% dân số. Bang Shan là bang có diện tích rộng nhất Myanmar, nằm ở phía Đông của nước này.

Ban do dan toc Myanmar

Bản đồ phân bố các nhóm dân tộc ở Myanmar
(Màu đỏ là nhóm Karen. Màu xanh xám là nhóm Shan).

Người Shan thuộc nhóm Tai Luang hay Tay Yai (Thái Lớn). Hiện người ta cho rằng người Shan di cư đến từ Vân Nam từ trước thế kỷ 10. Đối chiếu lịch sử các quốc gia Đông Nam Á có thể nhận ra rằng bang Shan chính là 1 trong 7 “chiếu” hình thành dưới thời Khun Borom hay Bố Cái đại vương Phùng Hưng ở thế kỷ 8. Khun Borom là vị vua đầu tiên khởi dựng nước Nam Chiếu dưới thời nhà Đường và được coi là ông tổ của người Thái Lào.
Theo sử Thái – Lào thì một hoàng tử của Khun Borom là Khun Lok Klom đã được cử tới Muang Hongsa (Mường Hồng Sa?) thuộc đất Myanmar ngày nay. Nguồn gốc của người Shan như thế không phải từ Vân Nam mà là từ vùng Tây Bắc Việt Nam vì Khum Borom đầu tiên lập thủ phủ ở Mường Then, nay là Điện Biên của Việt Nam.

Bang Shan

Vị trí 7 chiếu dưới thời Khun Borom (Nam Chiếu).

Kiến trúc của người Shan còn để lại đáng kể những cụm di tích với hàng ngàn ngôi tháp tương đối nhỏ thờ Phật tại khu Indein cạnh hồ Inle hay ở thủ phủ Shan tại Taunggyi. Những trang trí trên các tháp này khá tương đồng với người Chăm ở Việt Nam, với nổi bật các hình chim và nét cong như tượng người chim (Kinnari), hình chim công, hình vũ nữ… Những trang trí tương tự có thể thấy trên các kiến trúc thời Lý Trần cùng thời ở Việt Nam.
Kinnari

Trang trí người chim và chim vẹt trên mái một ngôi tháp ở Indein, cố đô của tộc Shan.

Như thế 2 nhóm dân tộc lớn thứ hai và thứ ba của Myanmar là Shan và Karen đều có mối liên hệ với người Việt. Có thể coi nhóm Karen là dòng giống Rồng. Còn nhóm Shan là giống Tiên (Chim), là 2 nhánh của một nền văn hóa cổ con Rồng cháu Tiên xưa.

Rong phuong

Chạm gỗ Rồng – Phượng ở Mandalay.