Liễu Nghị, ngài là ai?

Truyện Liễu Nghị là một tác phẩm dạng truyện truyền kỳ phổ biến từ thời Đường kể về con gái vua Động Đình bị Kinh Xuyên ruồng bỏ, rồi được thư sinh Liễu Nghị báo tin cứu giúp. Các nhà Nho nước ta dựa vào truyện này mà cho rằng huyền sử về Kinh Dương Vương là sản phẩm sao chép từ truyện Liễu Nghị truyền thư.

Tuy nhiên, di tích và tín ngưỡng thờ Liễu Nghị và Thần Long Thoải phủ ở đất Hải Dương lại cho một nhận thức hoàn toàn khác về ý nghĩa thật sự của truyền thuyết Liễu Nghị, gắn với Tản Viên Sơn Thánh.

Chùa Ông Sộp ở xã Tân Trào, Thanh Miện, Hải Dương, xưa là xã Ngọc Lạp, là nơi thờ đức thánh Liễu Nghị. Thần tích ở đây kể:

“Ngài là sao Liễu giáng sinh. Đức thánh phụ là Liễu Phong, đức thánh mẫu là Hán Thị Miên. Ngày học ông Hàn Tỉnh tiên sinh. Ngài có phép phù thủy, lúc bấy giờ ngài chưa đỗ, ngài đi chu du sơn thủy, gặp một người thiếu nữ kêu khóc ở trong rừng,vừa khóc vừa lậy nói rằng:

Thiếp là con gái vua Động Đình, bị giáng làm người dương thế, lấy Hồ Nghi người Kinh Diên, có vợ bé là Thị Chi. Thị Chi dụng tình làm thư giả nói với chồng là Hồ Nghi rằng thiếp có ngoại tình cho nên người chồng đem đày ở trong rừng này, bắt nuôi dê bao giờ dê đực đẻ mới được về. Thiếp xin viết 1 bức thư nhờ lang quân đem xuống Động Đình, cứ đi đến bên sông Hoàng Giang thấy có cây quất, lang quân đánh vào cây quất 3 tiếng tự nhiên ứng hiện.

Ngài đến bến sông Hoàng Giang cầm thư đánh vào cây quất, quả nhiên thấy đền đài lầu các, đền gọi là đền Hư Linh Đài, chỗ ăn, chỗ ở lạ khác dương trần, thấy vua Động Đình ngồi chỉnh tọa, tay cầm ngọc khuyên. Bấy giờ ngài dâng thư vào. Vua Động Đình xem thư sai Xích Lân Đại tướng đến chỗ sơn lâm đón con gái về, rồi mở tiệc yến. Vua Động Đình cho kết làm vợ chồng nhưng ngài không nghe, từ chối xin để sau này sẽ hay. Vua Động Đình tặng kim ngân châu ngọc cũng không lấy. Bấy giờ vua Động Đình sai Xích Lân Đại tướng tiễn ngài về dương trần. Lúc bấy giờ con gái vua Động Đình tiễn ngài ra ngoài Bích Vân cung, có cần lấy tay ngài đọc bài thơ lưu luyến.

Thiếp nay thoát khỏi kiếp chăn dê

Nhờ ơn sâu nặng báo Thủy Tề

Đức lớn biết bao giờ đền đáp

Nguyện đem tấm thân theo chàng về.

Ngài lại đọc một bài thơ rằng:

Bích Vân lời ấy xin nàng nhớ

Mãi với non cao cùng biển xanh

Một dải âm dương chia tách ngả

Chín trời mây nước mộng ba canh.

Thơ rồi đức bà về long cung, đức ông về dương thế.

Rồi đến đời vua Cao Tôn nhà Đường, ngài thi đỗ, làm quan Khu cơ mật viện. Đến niên hiệu Hàm Thông thứ 6, vua Đường Cao Tôn sai ông Cao Biền sang Nam Việt làm đô hộ đánh giặc Nam Chiếu. Ông Cao Biền thấy đức Liễu Nghị, ngài có anh tài kiêm tinh phù thủy pháp môn, tâu vua Đường cho Ngài làm Phó đô hộ Tướng sĩ. Vua Đường y cho. Ông Cao Biền cùng đức Liễu Nghị tiến binh sang Nam Việt bình được giặc Nam Chiếu lập đô ở Đại La thành. Bấy giờ đức Liễu Nghị ra chơi bên sông Nhị Hà, thấy một người thiếu nữ nhan sắc rất đẹp, hình dung giống con gái vua Động Đình, tự xưng là Lư Thị lại nói rằng:

Thiếp là con gái vua Động Đình, trước bị nhục bởi Hồ Nghi nhờ có lang quân cứu cho. Nay thiếp tâu nhờ với vương phụ để tìm lang quân, sang đến nước Nam Việt này, xin hầu làm khuê phòng.

Đức Liễu Nghị mừng đón về thành. Thời bấy giờ Hải Dương, đạo Hồng Châu bị thủy nạn mất mùa. Ông Cao Biền bảo đức Liễu Nghị đi cứu. Đức Liễu Nghị ngài cùng đức thánh bà đến Hải Dương, Hồng Châu lập đàn trị thủy. Đức Liễu Nghị lập đàn ở xã Ngọc Lạp. Đức Thánh bà là Thủy tinh Công chúa, con gái vua Động Đình, lập đàn ở xã Nhữ Xá, viết thư xuống thủy cung, tự nhiên nước cạn.

Bấy giờ phụ lão xã Nhữ Xá, xã Ngọc Lạp đêm nằm mộng thấy đức thành hoàng của hai làng ấy báo rằng: có 2 vị chủ quan về, dân phải bái hạ. Bấy giờ dân đều tỉnh mộng làm lễ xin làm thần tử đức Liễu Nghị và đức Thủy Tiên.

Sau đức Thánh bà bảo đức Thánh ông rằng thiếp cùng lang quân thủy hỏa tương khắc tử tức khó thành, xin biệt cư. Đức Thánh bà ra tu ở chùa Nhữ Xá, đức Thánh ông tu ở chùa Ngọc Lạp. Cứ lệ 3 năm đức bà mang cho đức ông bộ mũ áo, hội ở chùa Nhữ Xá rồi có một ngày ông bà cùng ra chơi sông Nhị Hà, tự nhiên trời đất tối tăm, 2 ông bà cùng về Động Đình, thủy quốc vân hương. Chùa Ngọc Lạp phụng sự vị hiệu là Thủy phủ Đại đức long cung Liễu Nghị tôn thần. Chùa Nhữ Xá phụng sự vị Động Đình quân nữ Thủy tinh Công chúa”.

Sự tích Liễu Nghị ở Thanh Miện, Hải Dương không chỉ dừng lại ở việc Liễu Nghị cứu được người con gái con vua Động Đình mà còn cho biết ngài có thuật “phù thủy” và có phép trị thủy chống lũ lụt.

Đôi câu đối ở chùa Ông Sộp nói về thánh Liễu Nghị:

Tác vũ hưng vân thiên hữu hạn

Xạ thư trị thuỷ địa vô hồng.

Nghĩa là:

Khởi tạo mây mưa trời còn hạn

Bắn thư trị thủy đất không tràn.

Câu đối nhắc lại tích Liễu Nghị cùng Thần Long đã viết thư gửi xuống Thủy phủ để làm cạn nước chống lũ lụt. Chi tiết đặc biệt này đã cho phép xác định Liễu Nghị chính là Tản Viên Sơn Thánh, người dùng cuốn sách ước trị cơn hồng thủy thời mở nước.

Liễu Nghị gặp Thần Long bị đày đi chăn dê ở Đồng Dã là chuyện Tản Viên Sơn Thánh cứu con rắn, con của Long Vương Động Đình bị lũ trẻ chăn trâu đánh chết bên bãi Trường Sa trong ngọc phả về Tản Viên Sơn Thánh (Tản Lĩnh ngọc ký). Cũng giống như truyện Liễu Nghị, sau khi cứu được con vua Thủy tề, Sơn Thánh đã rẽ nước xuống Thủy phủ gặp Động Đình Đế quân và được tặng một cuốn sách ước thần kỳ. Lúc ra về, Thái tử Long cung tiễn Sơn Thánh tới tận bãi Trường Sa và để lại lời thơ đầy xúc động. Đặc biệt bài thơ này trong Tản Lĩnh ngọc ký lại có 2 câu thơ trùng khớp với bài thơ của Liễu Nghị đọc khi chia tay Thủy Tiên Công chúa:

Không gặp làm sao có kiếp sinh

Khi đi là nghĩa về là tình

Quay lên đỉnh Thứu, người còn vọng

Trở lại cung rồng khách chẳng đành

“Một dải âm dương đôi tách ngả

Chín trời mây nước mộng ba canh”

Tạm biệt cửa sông hai mắt dõi

Tương tư chốn ấy bởi xa tình.

Xem thêm một đôi câu đối khác ở chùa Ông Sộp:

Thiên độc ký Động Đình, tuyết áng vân cung thuỷ phủ

Thốn thư truyền lạo xứ, ba bình hải đạo Hồng Châu.

Nghĩa là:

Thẻ trời gửi Động Đình, tuyết phủ cung mây thủy phủ

Tấc sách truyền vùng ngập, sóng lặng ven biển Hồng Châu.

Câu đối nhắc tới 2 lần truyền thư của Liễu Nghị. Lần thứ nhất là bức thư dạng thẻ được Thủy Tiên Công chúa gửi xuống cho vua cha Động Đình. Lần thứ hai là một đoạn thư thả về Thủy phủ khi ông bà đi chống lụt ở đất Hồng Châu. So sánh với Tản Lĩnh ngọc ký có thể thấy rõ “thiên độc” (thẻ trời) và “thốn thư” (tấc sách) trong sự tích Liễu Nghị tương đương với cây Gậy thần và cuốn Sách ước, là 2 pháp khí của Sơn Thánh đã dùng khi trị thủy. “Thư sinh” Liễu Nghị dùng “thư sách” không phải để học hành thi cử, mà là để làm phép “phù thủy” trong công cuộc chống lại thiên tai, an dân lập quốc.

Cách chùa Ông Sộp khoảng 5km là chùa Nhữ Xá, nay là xã Hồng Quang của huyện Thanh Miện. Chùa còn có tên là chùa Dựa, nơi thờ đức Thánh Bà Động Đình Thủy Tinh Công chúa. Sự tích chùa Nhữ Xá còn kể Liễu Nghị được vua Động Đình cho một bầu nước dùng để cứu giúp nhân dân khi thiên tai hạn hán, không có nước cấy cày. Vị Thiên Lôi ở làng An Xá trong cùng xã từng lấy trộm bầu nước này, nhưng không thể sử dụng được như thánh Liễu Nghị. Chi tiết này cho thấy phép thuật của Liễu Nghị còn trên tài phép cả Thiên Lôi, nên Liễu Nghị không chỉ là một thư sinh bình thường.

Gần ngay cạnh chùa Ông Sộp là thôn Thủ Pháp, nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh và người mẹ nuôi Ma Thị Cao Sơn Thần Nữ. Thủ Pháp cũng là tên làng quê của bà Ma Thị ở trên núi Tản Viên. Như thế ở Thanh Miện có đủ quê của Thánh Tản và nơi Thánh cùng Thần Long Động Đình trị thủy.

Tới đây đã có thể kết luận, hình tượng Liễu Nghị là một cách kể khác về Tản Viên Sơn Thánh từ góc nhìn của dân gian miền đồng bằng ven biển xưa. Tản Viên Sơn Thánh cũng đã được biết là vị Kinh Dương Vương như công bố trong ấn phẩm “Kinh triều bảo lục Nam Thiên Thánh Tổ Tản Viên Sơn” của Nhóm nghiên cứu di sản Đền miếu Việt biên soạn mới xuất bản gần đây. Truyện Liễu Nghị là một dẫn chứng rõ ràng nữa cho nhận định Tản Viên Sơn Thánh là Kinh Dương Vương, vì đều là người đã lấy Thần Long Động Đình.

Trong thư tịch cổ cũng đã từng có việc đồng nhất Liễu Nghị là Kinh Dương Vương. Sách Nam sử, một cuốn sử không rõ tác giả, chép: “Kinh Dương Vương đi tuần thú Nam Hải, gặp một người chăn dê, nói mình là con thứ của Động Đình Quân gọi là Thần Long, bị Kinh Xuyên ruồng bỏ. Kinh Dương Vương bèn lấy Thần Long làm Nguyên phi, một năm sau, sinh hạ được một con trai gọi là Sùng Lãm. Kinh Dương Vương sống hơn trăm tuổi, bèn phong Sùng Lãm làm Lạc Long Quân, nối trị phương Nam. Kinh Dương Vương và Thần Long bèn cưỡi rồng lên trời”.

Từ nhận định rõ ràng về thời kỳ Hùng Vương Thánh Tổ khai dân lập quốc thì truyện Liễu Nghị truyền thư, Tản Viên Sơn Thánh cứu Thủy Tinh Động Đình hay Kinh Dương Vương có tài đi dưới Thủy phủ lấy mẫu Thần Long nay đã có thể hiểu như sau. Vào thời Đế Nghi, chính dòng Viêm tộc từ Đế Minh, đang làm chủ thiên hạ. Dòng thứ lúc này là Tiên tộc từ bà Vụ Tiên đã gây mâu thuẫn làm cho Đế Nghi đuổi dòng Long tộc Động Đình đi. Thần tích ở Thanh Miện kể thành Hồ Nghi ở Kinh Diên (Kinh Xuyên) nghe lời người thiếp Thị Chi (Thảo Mai) đày Thần Long đi chăn dê (bị nhốt vào cũi trong rừng).

Khi Tản Viên Sơn Thánh, là dòng Lạc tộc (Lộc Tục) lên nắm giữ ngôi chủ thiên hạ, xưng là Kinh Dương Vương, Sơn Thánh – Liễu Nghị đã có chuyến đi xuống Thủy phủ Động Đình ở miền sông biển Hải Dương, kết giao với dòng Long tộc. Từ đó Kinh Dương Vương đã hoàn thành nốt chặng đường hội nhập 4 tộc người thời lập quốc (gồm Viêm tộc, Lạc tộc, Tiên tộc và Long tộc) thành một thiên hạ chung thống nhất. Sơn Thánh với cây gậy thần sách ước được dòng Long tộc gọi là Liễu Nghị truyền thư, kết duyên với con vua Động Đình mà sinh ra Lạc Long Quân.

Khi Kinh Dương Vương cùng Thần Long “cưỡi rồng” đi mất, Lạc Long Quân đã dựa vào thế lực của bên mẹ là Long tộc Động Đình mà chiếm được ngôi vị chủ tể thiên hạ, đánh đuổi và buộc dòng Viêm tộc của Đế Nghi phải di dời đi. Truyện Liễu Nghị kể là Xích Lân Đại tướng đã giết Hồ Nghi ở Kinh Xuyên. Xích Lân là con rồng đỏ, bởi Lạc Long Quân là vị cha Rồng đã nối tiếp làm Xích Đế ở nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương. Truyện Liễu Nghị như vậy cũng có đầy đủ nhân vật lịch sử quan trọng là Lạc Long Quân trong vai là Xích Lân Long thần.

Sự tích và tín ngưỡng thánh Liễu Nghị trị hồng thủy ở Hải Dương là câu chuyện thật sự về Kinh Dương Vương – Tản Viên Sơn Thánh khai mở vùng ven biển, thống nhất 4 tộc người ở bốn phương, lập nên nước Xích Quỷ và khởi đầu thời kỳ cha truyền con nối trong lịch sử Hồng Bàng – Viêm Bang của người Việt.

https://congdankhuyenhoc.vn/lieu-nghi-ngai-la-ai-179230129013736117.htm

Liễu Nghị, ngài là ai? - Ảnh 1.
Cổng chùa Ông Sộp ở xã Tân Trào, Thanh Miện, Hải Dương.
Liễu Nghị, ngài là ai? - Ảnh 2.
Chùa Ông Sộp với những câu đối về Liễu Nghị truyền thư.
Liễu Nghị, ngài là ai? - Ảnh 3.
Chính điện chùa Ông Sộp và chiếc khám cổ thờ Liễu Nghị.
Liễu Nghị, ngài là ai? - Ảnh 4.
Đắp nề tích Thần Long chăn dê ở chùa Ông Sộp.
Liễu Nghị, ngài là ai? - Ảnh 5.
Lưỡng ngư chầu nhật ở trên nóc chùa Ông Sộp.
Liễu Nghị, ngài là ai? - Ảnh 6.
Chùa Dựa (chùa Nhữ Xá), nơi thờ Động Đình Quân nữ Thủy tinh Công chúa.
Liễu Nghị, ngài là ai? - Ảnh 7.
Ban thờ Mẫu Thoải ở chùa Dựa.
Liễu Nghị, ngài là ai? - Ảnh 8.
Đắp nề tiên tích ở chùa Dựa.
Liễu Nghị, ngài là ai? - Ảnh 9.
Trang sách Nam sử về Kinh Dương Vương. Ảnh: Thư viện Quốc gia.

Những công trình của Hùng Việt sử quán năm Nhâm Dần 2022

Năm Nhâm Dần 2022 đối với Hùng Việt sử quán là năm hoạt động có nhiều khó khăn, nhưng đồng thời đây cũng là năm Hùng Việt sử quán và Nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền Miều Việt đã cho ra mắt bạn đọc nhiều công trình nghiên cứu về cổ sử và tín ngưỡng Việt bằng cả việc xuất bản sách và đăng báo.

5 cuốn sách của Hùng Việt sử quán năm 2022

☀️ HÙNG VƯƠNG THÁNH TỔ NGỌC PHẢ SƯU KHẢO

Cuốn sách là một công trình khảo cứu quan trọng, giải mã toàn bộ 18 triều đại Hùng Vương qua 4 giai đoạn phát triển kéo dài trên 3000 năm.

☀️ HÙNG VƯƠNG TRUYỀN SỬ DIỄN NGHĨA 

Sách ebook viết dưới dạng sử ký, theo dòng thời gian từ khi Đế Minh thống trị vạn bang chư hầu thiên hạ đến khi Trưng Vương lên ngôi Lạc Hùng chính thống.

☀️ VIỆT ĐIỆN TỨ LINH 

Sách ebook nhận chân thần điện Việt qua các bộ Tứ phủ, Tứ linh, Tứ bất tử, Tứ trấn và Tứ pháp.

☀️ DI SẢN VĂN HÓA ĐÌNH ĐỀN MẠO PHỔ

Một ngôi làng nhỏ nhưng có tư liệu vô cùng độc đáo về giai đoạn Hậu Hùng Vương khi nhà Triệu họ Lê lập nước Nam Việt. 

☀️ KINH TRIỀU BẢO LỤC – NAM THIÊN THÁNH TỔ TẢN VIÊN SƠN 

Là những ghi chép vô giá và là đại sử thi về thời kỳ Kinh Dương Vương – Tản Viên Sơn Thánh mở nước nơi Ngũ Lĩnh – Động Đình.

9 loạt bài nghiên cứu của Hùng Việt sử quán năm 2022

Không trùng lặp với nội dung của các cuốn sách xuất bản, các bài báo do Hùng Việt sử quán biên viết được công bố thành nhiều kỳ trên chuyên mục Kết nối Xưa&Nay của Tạp chí điện tử Công dân & Khuyến học.

Chủ đề 1. CUỐN SÁCH ĐẦU TIÊN VÀ CHỮ  VIẾT CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ

Cuốn sách đầu tiên của người Việt là cuốn “Vô tự Thiên thư” do Kinh Dương Vương – Tản Viên Sơn Thánh có được vào thời lập quốc. Chữ viết hoàn chỉnh của người Việt là chữ Kim văn – Khoa đẩu, sử dụng trên các đồ đồng từ cách nay trên 3000 năm.

Cuốn sách đầu tiên của người Việt thời mở nước

Chữ viết của người Việt thời Hùng Vương

Chủ đề 2. TAM LANG LONG VƯƠNG

Tín ngưỡng thờ ba vị thủy thần thời Hùng Vương chính là thờ vua cha Lạc Long Quân và những người anh em cùng bọc đã đi khai phá miền Động Đình ven sông biển. Tín ngưỡng thờ Tam Lang Long Vương trải rộng khắp miền Bắc Việt, phổ biến tới tận vùng Nghệ Tĩnh. 

Tam Lang Long Vương – những người con theo cha Lạc Long Quân xuống biển

Chủ đề 3. QUỲNH VIÊN VÀ CHỬ ĐỒNG TỬ

Dấu vết nơi tu tiên của Chử Đạo Tổ còn lưu đậm trên núi Quỳnh Viên ở Hà Tĩnh.

Vãn cảnh Quỳnh Viên, nơi Chử Đồng Tử học đạo bất tử

Chủ đề 4. CỔ LOA THÀNH TRÊN LẠC QUỐC

Những di vật khảo cổ các lớp thành Cổ Loa và truyền thuyết về Phò mã Lý Thân của Tần Thủy Hoàng cho thấy lớp thành chính của Cổ Loa được xây dựng dưới thời nhà Tần. 

Cùng về thăm lại Cổ Loa thành

Đọc lại lịch sử Đức Thánh Chèm Lý Ông Trọng

Chủ đề 5. VIẾT NÊN SỬ DAO

Tín ngưỡng và di văn về Bàn Hồ của người Dao đã viết nên cuốn sử của nhóm người Miêu Dao từ Bàn Cổ – ông Tiết – Thành Thang – Bàn Canh tới Sở Hùng Vương.

Viết nên sử Dao (phần 1)

Viết nên sử Dao (tiếp theo và hết)

Chủ đề 6. TỨ BẤT TỬ NƯỚC NAM

Tứ bất tử là khái niệm tu tiên đắc đạo, được chia thành 4 cấp độ khác nhau theo dòng lịch sử.

Nhân Tết Trùng cửu, bàn về các vị thần bất tử nước Nam (bài 1)

Nhân Tết Trùng cửu, bàn về các vị thần bất tử nước Nam (bài 2)

Nhân Tết Trùng cửu, bàn về các vị thần bất tử nước Nam (bài cuối)

Chủ đề 7. HÙNG VƯƠNG TỨ HIẾU

Bốn tấm gương hiếu thời Hùng Vương là Hùng Hi Vương Đế Thuấn, Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đồng Tử và Lang Liêu.

Hùng Vương tứ hiếu Bài 1: Hùng Hi Vương Thánh Tổ

Hùng Vương tứ hiếu Bài 2: Tản Viên Sơn Thánh

Hùng Vương tứ hiếu Bài 3: Chử Đồng Tử

Hùng Vương tứ hiếu Bài cuối: Lang Liêu

Chủ đề 8. HÌNH TƯỢNG TIÊN TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT

Từ những vị Tiên Mẫu trong truyền thuyết thời Hùng Vương, tới những Tiên nhân trên các gương đồng thời Tần Hán, sang những vị Tiên tốt đẹp thời Tùy Đường cho đến những Chư Thiên của Hindu giáo. 

Những vị Tiên nữ Việt thời Hùng Vương

Những vị tiên thời hậu Hùng Vương

Những vị tiên thời Trung đại

Chủ đề 9. SỬ THI ĐẺ ĐẤT ĐẺ NƯỚC VÀ HUYỀN SỬ THỜI HÙNG VƯƠNG

Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước là lịch sử thật sự của trời Đông từ ông Bàn Cổ – Mụ Dạ Dần khai thiên lập địa cho tới vua Dịt Dàng – Thục An Dương Vương về đất Kinh kỳ kẻ chợ.

Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương

Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời thủ lĩnh cộng đồng

Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời thị tộc phụ đạo

Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời phong kiến phân quyền

Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời phong kiến phân quyền

Cùng với quá trình phát triển kỹ thuật luyện kim đồ đồng, xã hội người Việt đã có những bước tiến dài từ chế độ cha truyền con nối sang chế độ phân chia đất đai cho các chư hầu, chia nhau cai quản đầu non góc biển.

Cây Chu đá lá chu đồng trong sử thi Mường lúc này là một biểu tượng nhiều mặt, tượng trưng cho quyền lực hiệu triệu trăm chư hầu, cho sự thăng hoa của văn hóa văn minh, là Bảng phong thần trong cuộc chiến phân định thiên hạ thời Ân – Chu và thậm chí có thể là chiếc móng rùa của thần Kim Quy đã tặng cho Thục Vương làm bảo bối trấn quốc.

Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời phong kiến phân quyền - Ảnh 1.
Sơ đồ so sánh sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước và Huyền sử Việt.
Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời phong kiến phân quyền - Ảnh 2.
“Long khuyển” đồng thời Thương.
Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời phong kiến phân quyền - Ảnh 3.
Đồ đồng, văn hóa Tam Tinh Đôi. Rất có thể đây là hình tượng “Đười Ươi” được kể trong sử thi Mường.
Sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước kể

Người thợ săn Tặm Tạch, còn có tên trong bản sử thi ở Hòa Bình là Đá Đèn Đá Đẹc, đã đánh bạn với Đười Ươi, nhờ đó được chỉ đường tìm đến cây chu đồng ở đồi Lai Ly Lai Láng. Cái cây thần kỳ này là cây chu đá, lá chu đồng, bông thau quả thiếc, xung quanh có cọp, sên, lợn lòi, hươu, mang, phượng hoàng đứng chầu, vàng anh bắt sâu trên cành. Tặm Tạch lấy được 2 quả chu mang về, trở nên giàu có hơn cả nhà Cun Khương.

Cun Khương bày tiệc rượu, lừa Tặm Tạch nói ra việc tìm thấy cây chu, rồi bắt dẫn đường tìm chu. Cây chu bị đốn đổ thì Tặm Tạch cũng phải chết, bị róc xương lột da để kéo chu về. Đường “cổn chu kéo lội” qua rất nhiều đất mường. Có lúc cây chu rơi xuống nơi nước sâu, Cun Khương phải nhờ Rái cá xỏ dây mới kéo được chu lên. Cây chu mang về được đến mường, nộp cho Lang Cun.

Thế rồi dân mường làm nhà cho Chu (lúc này là Lang Cun Khương). Nhà Chu dựng nên rộng rộng, trước vườn dựng nhà Khú nhà Rồng, đàng trong dựng nhà Long nhà Phụng. Nhà Chu làm xong Lang Cun Cần lại bắt Rùa vàng về để cho sáng tỏ sáng tường, sáng cả binh mường, sáng trời sáng đất.

Con của Tặm Tạch, trong bản sử thi ở Hòa Bình gọi là Đạo Cun Tre Nghè Tróng, tìm đến nhà mới của Chu thì bị đuổi. Đạo Cun Tre Nghè Tróng tức giận, đốt lửa cháy nhà Chu và bỏ trốn, tụ tập dân mường đánh lại Dịt Dàng, trả thù cho cha. Dịt Dàng cất binh đánh Đạo Cun Tre Nghè Tróng. Đạo Cun Tre Nghè Tróng trốn vào cây, hóa thành cây dây cản đường Cun Khương. Cun Khương chém cây dây, máu chảy ra biến thành con Moong lớn tên là Tin Vin Tượng Vượng.

Con Moong Tin Vin Tượng Vượng vằn vện như con hổ Lào, to lớn hung dữ, ăn thịt trâu bò, ăn thịt người, bắt cả bà Lang Khương. Lang Cun Khương tập hợp người mang lưới mang dây đi săn moong, giết được con Moong Tượng Vượng, đem về nhà Lang làm thịt.

Người Lào đến trước lấy được da moong đằng hông nên biết dệt đẹp như hoa. Mường trong đến lột da đằng lưng, nên biết thêu thùa hình lưng ngựa. Người Tày đến muộn phải lấy da đằng đuôi, chỉ biết thêu hình con sâu con ong. Người Mường giữ được da trước ngực biết dệt đầu váy con hươu. Người Kinh ở xa đến chỉ còn thịt pha, lòng, mỡ, nên biết nấu thịt ngon. 

Máu thịt con Moong rơi ra làm chó hóa điên, rồi cá dưới nước hóa thành cá dại, quạ trên trời thành quạ dữ, cắn phá dân mường và nhà cun. Cun Khương lần lượt diệt chó dại, cá điên, quạ điên.

Cuối cùng là chuyện Dịt Dàng tìm ra khâu lạc mình đồng, tức là trống đồng. Mọi người đón Dịt Dàng hay Lang Cun Cần về đất Đồng chì Tam quan Kẻ chợ…

Triều đại Hùng Duệ Vương 

Cây chu đồng thần kỳ là hình tượng nổi bật trong sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước. Nhưng thật không thể ngờ rằng, có một cây thiêng như thế đã được ngành khảo cổ học phát hiện. Cây sự sống bằng đồng tìm thấy trong nền văn hóa Tam Tinh Đôi tại vùng đất Thục Tứ Xuyên với chiều cao gần 4 mét, là văn vật bằng đồng lớn nhất được khai quật trên thế giới. Cây đồng này có niên đại ước chừng cách nay trên 3.000 năm. Cây chia làm ba tầng, mỗi lớp ba cành, trên cành có một con chim đứng, tổng cộng có chín con, còn có một con rồng bay xuống dọc theo thân cây chính, nhìn tựa như sắp cất cánh.

Cũng chính trong nền văn hóa đồng thau sớm ở Tứ Xuyên, thường gặp những mặt nạ đồng hay tượng người với đôi mắt và đôi tai được phóng to một cách khác thường. Rất có thể đó là hình tượng “Đười Ươi” được kể đến trong sử thi Mường.

Người thợ săn Tặm Tạch còn gọi là Đá Đèn Đá Đẹc. Từ “Đá” như đã biết chỉ vị tổ thời cổ. Tặm Tạch lấy được bông thau quả thiếc, tức là bắt đầu học được công nghệ đúc đồng. Nối tiếp thời kỳ đồng thau phát triển rực rỡ ở vùng gần Tứ Xuyên trên 3000 năm trước là nhà Thương. Tặm Tạch tương ứng với Thành Thang, vị vua tổ của nhà Thương. Sử thi Mường kể rõ, Tặm Tạch trở nên giàu có còn hơn cả Cun Khương, tức là Thành Thang đã trở thành một thủ lĩnh hùng mạnh, đứng đầu thiên hạ.

Người con kế nối Tặm Tạch có tên là Đạo Cun Tre Nghè Tróng. Cách gọi Đạo Cun cho thấy đây cũng là một vị thủ lĩnh (vua). Cun Tre Nghè Tróng thậm chí còn tập hợp quân đội đánh lại Cun Khương. Có thể xác định đây là giai đoạn thứ hai của nhà Thương, được biết là nhà Ân. Dưới thời nhà Ân có sự kiện Ân Cao Tông chinh phạt nước Quỷ phương như được chép trong Kinh Dịch. Nước Quỷ phương nghĩa là nước nằm ở phía Tây của nhà Ân Thương, không gì khác chính là vùng đất Thục Tứ Xuyên, nơi xuất xứ của cây chu đồng và mặt nạ đười ươi.

Máu thịt của Đạo Cun Tre Nghè Tróng hóa thành cây dây cản đường, rồi thành con Moong khổng lồ Tượng Vượng hung dữ. Tiếp tục so sánh có thể thấy con Moong lồ là chỉ thời kỳ cuối của nhà Ân, khi đó Ân Trụ Vương là một vị vua dũng mạnh nhưng lại vô cùng tàn bạo. Trụ Vương làm hại nhiều sinh linh và đã nhiều lần tấn công vùng đất Thục Tây Kỳ, nơi phát tích của nhà Chu. 

Nên chú ý rằng nhà Thương Ân có thành phần dân tộc chính là nhóm người Miêu Dao. Trong đó tới nay người Dao vẫn còn có tín ngưỡng thờ Bàn Hồ là tổ. Bàn Hổ theo truyện kể trong sách người Dao để lại vốn là một con Long khuyển ngũ sắc, do lập công lớn, giết được vua kẻ thù nên được phong đất và trở thành tổ của 12 họ người Dao. Con Moong Tin Vin Tượng Vượng như vậy là hình ảnh của Long khuyển, biểu tượng của dòng dõi người Dao nhà Ân Thương.

Sử thi Mường kể rằng người Lào, Tày, Mường học được cách thêu dệt từ da của con Moong. Người Kinh học được cách nấu ăn từ thịt con Moong. Điều này rất đúng với sự thật là hoa văn của người Dao và lối sống của triều đại nhà Ân Thương đã có ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa các tộc người Lào, Tày, Mường, Kinh… sau này.

Trong huyền sử Hùng Vương của người Việt, nhà Ân là triều đại cuối cùng của dòng theo cha Lạc Long Quân xuống biển, được gọi là Hùng Duệ Vương. Truyện Giếng Việt kể sau cuộc chiến với Phù Đổng Thiên Vương, Ân Vương chết dưới chân núi Vũ Ninh, trở thành vua Địa phủ. Rồi hậu duệ của vua Hùng đã biến thành đủ thứ yêu quỷ như Bạch Kê tinh, Hồ Ly tinh, Quỷ núi cản trở Thục An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Trong sử thi Mường đó là chuyện máu của con Moong lồ biến thành chó điên, cá dại, quạ dữ, quấy phá thời Lang Cun Khương.

Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời phong kiến phân quyền - Ảnh 4.
Người Dao ở Hoàng Su Phì, Hà Giang.
Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời phong kiến phân quyền - Ảnh 5.
Thầy cúng người Dao.
Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời phong kiến phân quyền - Ảnh 6.
Người Dao ở Bắc Kạn.
Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời phong kiến phân quyền - Ảnh 7.
Người Dao ở Bắc Kạn.

Đón vua Thục An Dương Vương

Ở phần cuối của sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước, mỗi bản khác nhau gọi vị vua lúc này một cách khác nhau. Chỗ kể là Dịt Dàng, chỗ là Lang Cun Cần, chỗ thì dường như là Lang Cun Khương. Thực ra cả 3 cách gọi đều đúng và chỉ cùng 1 người. Dịt Dàng – Việt Vương lúc này không phải là vị Dịt Dàng của thời kỳ Hùng Vương Thánh Tổ ban đầu, mà là Hùng Quốc Vương, người con theo mẹ Âu Cơ lên núi lập nước Văn Lang. Hùng Quốc Vương là vị vua đầu của thời kỳ phong kiến phân quyền, nên sử thi Mường gọi là Lang Cun Cần, với nghĩa là vị Lang Cun đứng đầu thiên hạ. 

Cun Khương là thủ lĩnh của dòng lên núi trong sử thi Mường. Khương là tính chất Khang, Tĩnh của hướng Tây. Cun Khương nghĩa là thủ lĩnh của hướng Tây. Hướng Tây còn gọi là Thục (thụt) nên Cun Khương cũng là Thục Chúa trong truyền thuyết Việt. Cun Khương là con của nàng Ả Sao Ả Sáng, dòng dõi Vua trời. Trong truyền thuyết họ Hồng Bàng thì đây là dòng dõi của Đế Nghi – Đế Lai, tức là Âu Cơ, người đã lên núi về đất Phong Châu.

Cun Khương – thủ lĩnh Tây Kỳ, sau khi chiến thắng nhà Ân Thương và dòng Lạc Long (Tóng In) đã trở thành Thiên tử của cả thiên hạ, nên đã đổi danh xưng là Việt Vương (Dịt Dàng – An Dương Vương) hay Lang Cun Cần (Hùng Quốc Vương). Nhờ sự nhìn nhận đúng về lịch sử thời Hùng Vương đã có thể lý giải được vấn đề tại sao 2 danh xưng từ thời mở Mường là Dịt Dàng và Lang Cun Cần, lại vẫn còn đến tận cuối cùng trong sử thi khi rước vua về Kẻ chợ.

Cun Khương là người đã tìm và chặt được cây chu đồng ở vùng Tứ Xuyên, kéo về Kinh kỳ Kẻ chợ qua rất nhiều vùng đất. Đây là sự kiện Tây Bá Hầu Cơ Xương từ vùng đất Tây Kỳ (Quý Châu, giáp với Tứ Xuyên), khởi binh đánh chiếm các nước Mật Tu (Vân Nam), nước Sùng (tức miền Bắc Việt) vào cuối thời nhà Ân Thương. Sử Việt kể là Thục Chúa phát hàng chục vạn binh chia các ngả tiến đánh Hùng Duệ Vương. Cuối cùng Hùng Duệ Vương nghe lời Sơn Thánh, nhường lại ngôi cho Thục Chúa. 

Thục Chúa về đất Phong Châu, xưng vương, lập cột đá thề trung thành với Thánh Tổ họ Hùng (tức Hữu Hùng Đế Minh). Truyện họ Hồng Bàng kể là Âu Cơ lên núi về Phong Châu lập nước Văn Lang. Còn sử thi Mường gọi đích xác triều đại của Cun Khương là “Chu” như trong đoạn “Làm nhà cho Chu”.

Người đánh bại Ân Trụ Vương, hay con Moong Tin Vin Tượng Vượng, là Cơ Phát, con của Tây Bá Cơ Xương. Truyền thuyết Việt gọi Cơ Phát là Thục Phán, là một vị Cun Khương – thủ lĩnh Tây Kỳ. Cây chu đồng lúc này như một biểu tượng của Thiên mệnh, có khả năng hiệu triệu và thần phục thiên hạ trăm chư hầu. Cun Khương – Cơ Phát – Thục Phán hoàn thành đại nghiệp diệt Ân, lên ngôi Thiên tử, phân phong cho các anh em, công thần thành các nước chư hầu Bách Việt. Sử thi Mường kể điều này trong chuyện Đẻ trống đồng (vật phẩm dùng để tế lễ tổ tiên và phân phong chư hầu) và Rước vua về Đồng chì Tam quan Kẻ chợ.

Chuyện Làm nhà cho Chu trong sử thi Mường mang đậm hình ảnh của truyện An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Khác với việc “đẻ nhà” thời Lang Cun Cần mở nước, nhà cho Chu lúc này là một dạng cung điện to lớn, trang trí lộng lẫy hình rồng rắn, long phượng với nhiều gian nhiều nếp. Rùa Vàng lúc này làm cho sáng nhà tỏ cửa, sáng người, sáng trời đất…, tương tự truyện thần Kim Quy trao móng rùa cho An Dương Vương làm bảo bối trấn quốc.

Sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước không chỉ là một bản anh hùng ca dựng nước của người Mường mà nó là lịch sử thực sự qua hàng ngàn năm của cả thiên hạ trời Đông. So sánh sử thi Mường với những bộ sử dân gian của người Kinh (Hùng Vương ngọc phả), của người Dao (truyền tích Bàn Hồ) có thể thấy được sự thống nhất tiến trình lịch sử chung của các dân tộc Bách Việt. Từ ông Bàn Cổ – mụ Dạ Dần khai thiên lập địa, trong Thái cực sinh ra con người, con người có vua tổ khai sáng, thần truyền thánh kế, thay nhau ngự trị đầu non góc biển, xuống biển chinh phục Thủy phủ, lên rừng đốn cây Chu đồng, dựng nên thành quách, sáng tạo văn hóa văn minh, tôn rước Thiên tử về kinh kỳ kẻ chợ. Tất cả lịch sử Việt Mường đã hóa về chốn linh thiêng, nơi con người khi qua thế giới bên kia lại quay về với ông bà tiên tổ, với quá khứ huy hoàng Đẻ Đất Đẻ Nước.

Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời phong kiến phân quyền - Ảnh 8.
Trình diễn trang phục người Dao ở Sơn La.
Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời phong kiến phân quyền - Ảnh 9.
Trình diễn trang phục người Dao ở Sơn La.

https://congdankhuyenhoc.vn/su-thi-muong-de-dat-de-nuoc-va-huyen-su-thoi-hung-vuong-thoi-phong-kien-phan-quyen-17923011623430006.htm

Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời thị tộc phụ đạo

Sau thời đẻ đất, đẻ nước, đẻ người, dân mường có vua, có cuộc sống ấm no, xã hội người Việt Mường cổ bước sang thời kỳ phụ đạo, cha truyền con nối. Những xung đột giữa các tộc người trong thiên hạ cũng nảy sinh, tranh giành vị trí thủ lĩnh đứng đầu đất nước.

Cuộc đấu tranh giữa 2 dòng lên núi và xuống biển của người Việt Mường bắt đầu từ đây.

Ngũ tộc Tản Viên

Sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước kể rằng, Lang Cun Cần lấy tất cả tới 5 người vợ. Đầu tiên là lấy nàng Vạ Hai Kịt, là người cùng sinh ra từ trứng Chiếng, đẻ ra 12 chàng Ma ếm, tức không phải là những thủ lĩnh cộng đồng (Cun). Thứ đến Lang Cun Cần lấy nàng Vậm Đầu Đất, là con vua Bình Lạc, đẻ được Cun Đồi. Sau đó Lang Cun Cần lại lấy nàng Vật Đầu Nước, sinh được Cun Đàng. Đám cưới to nhất của Lang Cun Cần là lấy nàng Ả Sao Ả Sáng, con ông Vua Trời. Ngựa chín hồng mao đưa Lang Cun Cần đi rước vợ. Ả Sao Ả Sáng sinh được Cun Khương. Cuối cùng Lang Cun Cần lấy Ả Gái nuôi trong mường, không phải lễ lạt đưa đón gì, sinh ra Tóng In.

Câu chuyện về Lang Cun Cần lấy 5 vợ là sự kiện Tản Viên Sơn Thánh đã thành công trong việc hợp nhất 5 tộc người ở Ngũ phương, xây dựng Ngũ thần cung điện ở vùng Ngũ Lĩnh, tức vùng Sơn Tây ngày nay. Đầu tiên, như đã bàn trong bài trước, nàng Vạ Hai Kịt đại diện cho dòng Tiên tộc của Tây Thiên Quốc Mẫu và Ất Sơn Hùng Vương Thánh Tổ ở phía Nam xưa (phía Bắc nay). Trong truyền thuyết về Tản Viên Sơn Thánh đó là dòng của bà Ma Thị Cao Sơn Thần Nữ, người đã di chúc quyền cai quản đất nước cho Sơn Thánh.

Trong việc nàng Vậm Đầu Đất sinh ra Cun Đồi, xét những từ Đất và Đồi thì đây là dòng tộc vùng miền núi ở hướng Tây, tức là Cửu Lê tộc. Còn trong chuyện nàng Vật Đầu Nước sinh ra Cun Đàng, những từ Nước và Đàng chỉ ra rằng đây là dòng tộc ở vùng đồng bằng, tức là dòng Lạc tộc. Chữ Lạc vốn nghĩa là Nác – Nước.

Người vợ thứ tư của Lang Cun Cần là Ả Sao Ả Sáng, con vua Trời, tức là dòng tộc nối tiếp vua Dịt Dàng và Tá Cần ở phương Bắc xưa (phương Nam nay), gọi là Viêm tộc. Chi tiết đặc biệt là Lang Cun Cần đưa ngựa chín hồng mao đi rước Ả Sao Ả Sáng, cho thấy đây là chuyện Tản Viên Sơn Thánh lấy công chúa Mỵ Nương, con gái vua Hùng trong truyền thuyết Việt.

Ả Gái nuôi trong mường chỉ tộc người bản địa của nơi Lang Cun Cần sinh sống, tức là tộc người ở vùng trung tâm của đất nước. Xét vậy thì Tóng In, con của Ả Gái nuôi, mới là người con trưởng của vùng đất Lang Cun Cần đang cai quản. Truyền thuyết Việt kể đó là Lạc Long Quân, người con của Kinh Dương Vương với Long Nữ Động Đình.

Dưới thời Kinh Dương Vương – Tản Viên Sơn Thánh người Việt Mường đã thống nhất 5 tộc người ở 5 phương Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung tâm, được hình tượng hóa trong sử thi Mường là việc Lang Cun Cần lấy 5 vợ, sinh ra 4 vị Cun. Tiếp theo, có sự phân chia lại phương vị của các tộc người này bởi sự chia đất của Lang Cun Cần và quá trình tranh giành giữa các Cun với nhau.

Sơn Tinh – Thủy Tinh

Khi Lang Cun Cần chia đất cho các con, tuy nói chia đất phải chia bằng nhau cho khỏi mất lòng con sau, con trước, nhưng thực tế thì:

Cun Đồi được chia đất Khấm Ngang

Cun Tàng được chia đất Khấm Dọc

Ruộng sâu, ruộng nông chia cho Tóng In.

Còn men ruộng mạ nhỏ bằng tai khỉ, chân đất xấu nhỏ như tai mèo… thì chia cho Cun Khương. Cun Khương tức giận, chạy về nhà ngoại kêu khóc. Nhà ngoại khuyên nhủ, Cun Khương về chăm chỉ làm ăn, trở nên giàu mạnh.

Tóng In được vùng đất nhiều ruộng tốt nhất nhưng mải chơi nên bị đói, phải đến xin ăn nhà Cun Khương mấy lần. Cuối cùng Cun Khương không cho nữa. Tóng In lôi kéo Cun Đồi, Cun Đàng đem quân đánh Cun Khương. Cun Khương bỏ chạy, nhờ bên ngoại là nhà trời giúp, làm hạn hán đồng cạn xơ xác, rồi lại làm mưa to dầm dề, ngập bờ ngập bụi. Cun Khương bắt ép Cun Đồi, Cun Đàng phải giết Tóng In mới chịu về ngừng làm ngập lụt.

Tóng In chết làm ma ruộng, ôm hận thù, bèn tập hợp ma rắn, ma lửa, ma mỏ vàng… đánh lại Cun Khương, Cun Đồi và Cun Đàng. Tóng In thua, lại lặn xuống Thủy phủ với Long Vương, kêu xin Vua Nước. Vua Nước bèn cho Tóng In làm Ma May cướp đường, Ma Lang giữ sông giữ bến. Tóng In có vằn lưng cá chép, áo vây cá mè, đầu cá trê, mắt cá ngạo, lại có mào đỏ to, lưng rồng uốn éo. Tóng In sai tướng Ba Ba bắt Cun Đồi, Cun Đàng phải chịu chết. Cun Khương ra trận đánh nhau với Tóng In, chém chết rồng. Từ đó Ma Ruộng đã ngăn, Ma May Ma Lang đã diệt…

Trong cuộc tranh chấp lần đầu, Cun Đồi, Cun Đàng theo Tóng In đánh Cun Khương. Dòng lên núi là Cun Khương thua, phải chạy trốn về bên ngoại nhà trời. Tóng In trở thành người cầm đầu mường. Đây là chuyện Lạc Long Quân, con trai của Kinh Dương Vương đã đánh đuổi Đế Lai, con của Đế Nghi, về Bắc được kể trong Truyện họ Hồng Bàng. Lạc Long Quân làm vua Thủy phủ, cai quản toàn bộ vùng thấp gồm ruộng đồng, sông biển, hoàn toàn tương ứng với việc Tóng In làm Ma Ruộng rồi Ma May Ma Lang. Sử thi Mường còn mô tả rõ Tóng In hóa Rồng có vằn, có vảy, có mào ở Thủy phủ Long cung. Chữ Tóng có thể là phát âm khác của chữ Đông vì dòng Long Vương Thủy phủ ở hướng Đông ra biển.

Khác với người Kinh ở miền xuôi, người Mường là bộ phận người theo dòng lên núi nên không tôn thờ vua cha Lạc Long Quân của dòng xuống biển. Ngược lại, trong sử thi Mường khắc họa hình ảnh của Tóng In khá phản diện, từ việc mải chơi đến mức phải đi xin ăn, rồi hóa thành ma ruộng, ma sông, ma biển dữ tợn, gây hại cho mường.

Bộ 3 Cun Khương, Cun Đồi, Cun Đàng của dòng lên núi làm thành Tam Vị Tản Viên gồm Nguyễn Tuấn, Cao Sơn và Quý Minh, mà Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả gọi là các vị Sơn Tinh. Tóng In làm Ma Ruộng, rồi Ma May Ma Lang của Thủy phủ, chính là Thủy Tinh. Ma May Ma Lang tương ứng với Linh Lang, là tên gọi khác của Long Vương Thủy phủ, hay của các vị xuống biển cai quản vùng sông nước, như Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả gọi là các “Thủy thượng Linh thần”.

Cun Đồi, Cun Đàng của 2 vùng đất Ngang và Dọc đại diện cho chư hầu các nơi ở trên cao (Đồi) và dưới thấp (Đàng). Ban đầu các chư hầu theo dòng xuống biển là Tóng In, đuổi dòng Cun Khương phải chạy trốn lên núi về phía Tây. Sau này, các chư hầu lại theo về với dòng lên núi của Cun Khương, đánh lại dòng Thủy phủ Long quân của Tóng In.

Cuộc đấu tranh giữa Sơn Tinh – Thủy Tinh, giữa Cun Khương – Tóng In, được mô tả rất ác liệt, dai dẳng nhiều năm, qua nhiều lần đụng độ. Hai bên đều có nhiều thương vong. Ban đầu dòng xuống biển của Long Quân thắng, nắm đại quyền thiên hạ. Cuối cùng về sau, dòng lên núi của con cháu Đế Lai là Âu Cơ quay trở lại, đánh thắng dòng xuống biển, trở thành vua Việt (Dịt Dàng).

Lang Cun Cần – Kinh Dương Vương dựng nên thiên hạ, rồi chia đất cho các con, dẫn đến xung đột tranh giành giữa các dòng tộc. Thời kỳ này dân mường không chọn người có tài có đức ra giữ binh mường như trước nữa, mà bắt đầu chế độ phụ hệ, cha chia quyền cho con, rồi con trưởng con thứ tranh chấp, bên nào mạnh thì chư hầu các nơi phục theo. Mốc lịch sử 4.000 năm của người Việt Mường được xác lập chính là tính theo thời kỳ thị tộc phụ đạo từ Lạc Long Quân – Tóng In.

(Còn tiếp)

Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời thị tộc phụ đạo - Ảnh 1.
Đền An Trì ở bên hồ Trúc Bạch, Hà Nội, thờ Uy Linh Lang thủy thần.
Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời thị tộc phụ đạo - Ảnh 2.
Nhà tiền tế đền Và, Sơn Tây.
Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời thị tộc phụ đạo - Ảnh 3.
Miếu Đầm Đượng ở Thụy Phiêu, Ba Vì, nơi thờ diễn ra cuộc chiến ác liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời thị tộc phụ đạo - Ảnh 4.
Đình Kẻ Đầm ở Sơn Đông, Sơn Tây, là nơi đầm nước rộng lớn của Đồng Mô, nhưng vẫn thờ Tản Viên Sơn Thánh.
Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời thị tộc phụ đạo - Ảnh 5.
Đền Thượng ở Đan Thượng, Hạ Hòa, Phú Thọ, nơi thờ Cao Sơn Đại vương.
Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời thị tộc phụ đạo - Ảnh 6.
Tế lễ hội đền Và, Sơn Tây.
Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời thị tộc phụ đạo - Ảnh 7.
Nghi môn đền Và – Đông cung Tản Viên ở Sơn Tây.
Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời thị tộc phụ đạo - Ảnh 8.
Đình Yên Phụ ở hồ Tây, Hà Nội thờ Linh Lang Đại vương và 2 người em cùng là thủy thần hồ Dâm Đàm.

https://congdankhuyenhoc.vn/su-thi-muong-de-dat-de-nuoc-va-huyen-su-thoi-hung-vuong-thoi-thi-toc-phu-dao-179230115215405335.htm

Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời thủ lĩnh cộng đồng

Tháng 12 năm 2022 vừa rồi hồ sơ Mo Mường đã được Việt Nam đệ trình lên UNESCO để ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể bảo vệ khẩn cấp. Trong đó sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước hay Mo kể chuyện là phần dài nhất của di sản Mo Mường.

Ý nghĩa thực sự của bộ sử thi Mường chỉ có thể được làm sáng tỏ khi đối chiếu với lịch sử chân xác của thời đại Hùng Vương.

Tam Sơn Thánh Tổ họ Hùng

Sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước, bản sưu tầm ở huyện Bá Thước, Thanh Hóa kể:

Dịt Dàng, người đầu tiên sinh ra từ trứng Chiếng được mời ra giữ binh mường. Dân làng cho rằng khi có người cầm mường, cầm binh thì mường nước mới sang, dân mường mới giàu. Dịt Dàng ra điều kiện dân mường cúng 10 con thịt nướng và 9 gánh vàng. Dân mường dọn cây để vua có lối, hạ cành hạ cối để vua có cầu, kẻ đón đằng trước, người rước đằng sau. Nhưng Dịt Dàng bị Ma ếm đón đường, thè 99 cái lưỡi đỏ, trỏ 99 cái răng cọc. Dịt Dàng đành phải trở lại.

Tá Cài là người thứ hai sinh ra từ trứng Chiếng, được dân mời ra coi giữ binh mường. Tá Cài ra điều kiện dân mường phải cúng to hơn nữa, thịt 10 con thú lớn, cúng 9 gánh vàng 10 gánh bạc. Dân làng dọn cây, làm cầu cho Lang đi. Nhưng khi Tá Cái ra thì lại bị rồng cuốn nhe nanh, thuồng luồng xanh nhe nọc… Tá Cài đành phải quay chân về.

Dân mường lại kéo nhau mời Tá Cần, người thứ ba sinh ra từ trứng Chiếng, ra giữ binh mường. Tá Cần là người hiền lành, khiêm tốn, cũng ra các điều kiện, nhưng là điều kiện mở đường mở xá, xua đuổi ma quỷ. Với con người đức độ như vậy ma quỷ không cần đánh giết cũng phải chạy tránh xa. Ma rồng sợ trói, Thuồng luồng sợ đánh. Tá Cần trở thành người cầm mường, gọi là Lang Cun Cần…

Dịt Dàng như trong sử thi Mường gọi là Vua. Dịt Dàng là phát âm chệch của Việt Vương. Có nhiều ý kiến trước đây đã nhận định Dịt Dàng là Hùng Vương, điều này rất chính xác. Vị Hùng Vương đầu tiên, mở đầu thời kỳ lịch sử người Việt, thời kỳ có thủ lĩnh cộng đồng (có người giữ binh mường) là Đế Minh trong Truyện họ Hồng Bàng. Đế Minh được thờ tại đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh dưới tên gọi Hùng Vương Sơn Nguyên Thánh Tổ hay Đột Ngột Cao Sơn.

Thời Hữu Hùng Đế Minh xảy ra cuộc chiến đánh lại giặc “Ngô Thục” hay Xi Vưu của bộ tộc Cửu Lê. Hùng Vương được sự giúp đỡ của Tây Thiên Quốc mẫu đã chiến thắng Xi Vưu, lên giữ vị trí Minh chủ của thiên hạ vạn bang. Sử thi Mường gọi giặc Thục là Ma ếm thè 99 cái lưỡi đỏ, trỏ 99 cái răng cọp. Số 9 là số chỉ hướng Tây theo Hà thư tương ứng với bộ tộc Cửu Lê, là bộ tộc ở phía Tây lúc này. Thục cũng có nghĩa là hướng Tây, nơi mặt trời lặn (thụt). Chữ Xi là âm đọc của từ Tây theo như tiếng Hán ngày nay. Ví dụ Guangxi là phiên âm của tên tỉnh Quảng Tây. Vưu có thể là Vua. Xi Vưu thực nghĩa là vua phía Tây. Xi Vưu của bộ tộc Cửu Lê là con Ma ếm được nhắc tới trong sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước.

Vị trí nắm quyền thủ lĩnh cộng đồng thứ hai theo Truyện họ Hồng Bàng là Đế Nghi. Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả chép là Viễn Sơn Thánh Vương. Người ra nắm binh mường thứ hai là Tá Cài, nên Tá Cài tương ứng với Đế Nghi Viễn Sơn Thánh Vương. Chữ Tá trong tiếng Mường còn đọc là Đá, chỉ người cao tuổi đáng kính. Như thế có liên hệ rõ ràng về ngôn ngữ: Đá – Sơn, Tá – Tổ. Đây là lý do vì sao người Việt dùng từ Sơn để chỉ các vị Tổ thời sơ quốc họ Hùng.

Đế Nghi tuy lên nắm giữ đại quyền thiên hạ nhưng lại chỉ làm vua phương Bắc xưa, tức phương Nam ngày nay, ở vùng cựu đô Ngàn Hống trên dãy Hồng Lĩnh ở Nghệ Tĩnh. Sử thi Mường do đó kể Tá Cài ra nắm giữ binh mường bị rồng cuốn, thuồng luồng xanh chặn lối. Đây là hình ảnh của cơn đại hồng thủy thời Đường Nghiêu nước ngập ngang trời được chép trong truyền thuyết Việt.

Người thứ ba lên nắm được binh mường, cầm đầu thiên hạ người Việt một cách chắc chắn, xua tan được ma quỷ là Lộc Tục. Lộc Tục tương ứng với Tá Cần trong sử thi Mường. Lộc Tục làm vua phương Nam xưa ở vùng miền Bắc Việt, xưng là Kinh Dương Vương. Sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước tôn ông là Lang Cun Cần, vị Lang Cun đầu tiên của người Mường.

Ở giai đoạn này còn một vị trí thủ lĩnh tuy không được sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước nói tới một cách trực tiếp, nhưng vẫn có những lời kể đề cập tới. Đó là chuyện bà Dịt Dàng tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm. Rõ ràng bà Dịt Dàng tương ứng với Tây Thiên Quốc mẫu, vợ của vua Hùng (Dịt Dàng), tương truyền là người đã dạy dân Việt cách chăn tằm ươm tơ.

Dị bản khác của sử thi Mường kể người tìm ra cách ươm tơ dệt vải là nàng Vạ Hai Kịt, cũng là một người sinh ra từ quả trứng Chiếng. So sánh với Ngọc phả Hùng Vương Thánh Tổ thì nàng Vạ Hai Kịt tương ứng với vị Ất Sơn Thánh Vương, là vị Hùng Vương Thánh Tổ thứ ba được thờ ở đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh và ở vùng đất tổ Phong Châu nói chung. Ất Sơn Thánh Vương có xuất xứ từ vùng núi Lịch ở Sơn Dương, Tuyên Quang, nơi mà mãi tới gần đây vẫn còn gọi là tổng Ất Sơn. Dãy núi Lịch nằm nối tiếp dãy núi Tam Đảo, tức là Ất Sơn Thánh Tổ cùng dòng hệ với Tây Thiên Quốc Mẫu ở Tam Đảo.

Kinh Dương Vương – Tản Viên Sơn Thánh

Lang Cun Cần là vị thủ lĩnh có vai trò đặc biệt trong lịch sử người Mường bởi những công lao to lớn mang tính chất khai mở mọi mặt trong đời sống nhân dân. Bản thân chữ Cần có nghĩa là đầu tiên, trước tiên. Lang Cun Cần nghĩa là vị thủ lĩnh đầu tiên của người Mường, rất tương đồng với Kinh Dương Vương, vị Nam Thiên Thánh Tổ đầu tiên của người Việt.

Sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước kể: sau khi Lang Cun Cần cầm yên binh mường, ông bắt đầu tìm ra cách làm nhà từ hình dáng của con rùa, tìm ra cách đánh lửa bằng cách cọ xát vào bùi nhùi vót từ cây nứa, học cách lấy giống lúa và trồng lúa để có lúa nà đồng trước, lúa vượt đồng sau, bắt trâu nuôi để cày bừa, tìm ra cách nấu rượu cần. Tất cả những “công nghệ” này được sử thi Mường gọi là “đẻ”: đẻ nhà, đẻ lửa, đẻ gạo, đẻ trâu, đẻ rượu cần… Ý nghĩa của chữ Đẻ ở đây gần với chữ Tác, nghĩa là tìm ra, sáng tạo ra, chứ không chỉ có nghĩa là “sinh ra” như từ Đẻ trong ngôn ngữ Việt. Chữ Tác xưa được ký âm bằng chữ Sạ, rất cận âm với từ Đẻ.

Người Mường ở các vùng Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa thường tôn thờ Bua Ba Vì, tức Tản Viên Sơn Thánh theo cách gọi của người Việt. So sánh những công nghiệp của Lang Cun Cần đẻ nhà, đẻ lửa, đẻ gạo, đẻ trâu… với các sự tích của Tản Viên Sơn Thánh thì có thể thấy rõ sự tương đồng. Ví dụ chuyện kể Thánh Tản dạy dân làng Cẩm Đái dùng bùi nhùi để đánh lửa, hoàn toàn giống với cách đẻ lửa của Lang Cun Cần. Tới nay ở vùng Cẩm Đái vẫn lưu truyền sự tích “đàn ông Cẩm Đái không râu” do việc lấy lửa cháy râu và tục đánh lửa bằng bùi nhùi vẫn được diễn lại trong các dịp lễ Tản Viên Sơn Thánh.

Ở chân núi Ba Vì có làng Rùa với cây đa khổng lồ gắn với sự tích Thánh Tản. Sự tích này cho thấy sự tương đồng với chuyện kể người dân theo hình dáng con rùa mà làm nhà cho Lang Cun Cần. Thánh Tản còn dạy dân cày cấy ở vùng Cổ Đằng Tam Vật Lại, đánh cá trên sông Tích, đi săn ở Mang Sơn, đào giếng ở Quy Mông, lấy gỗ xây đền ở Chàng Sơn… Tất cả những sự tích này đều tương tự chuyện kể về Lang Cun Cần trong sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước.

Lang Cun Cần là người đã xua đuổi được ma quỷ khi ra cầm mường. Ma rồng, thuồng luồng chạy từng bầy vì sợ Lang Cun Cần. Đây là chuyện Sơn Tinh chiến thắng đám thủy quái của Thủy Tinh, trị thủy thắng lợi thời Hồng Bàng mở nước. Lang Cun Cần trong sử thi Mường là Tản Viên Sơn Thánh trong tín ngưỡng dân gian của người Việt.

Trong cuốn sách mới ra mắt gần đây của Nhóm nghiên cứu di sản Đền Miếu Việt mang tên Kinh triều bảo lục – Nam Thiên Thánh Tổ Tản Viên Sơn đã đưa ra nhận định chứng minh rằng Tản Viên Sơn Thánh chính là Kinh Dương Vương trong huyền sử Việt. Vì thế Tản Viên Sơn Thánh hay Bua Ba Vì cũng chính là Lang Cun Cần, vị thủ lĩnh thần thánh đầu tiên được ghi trong sử thi Mường.

Giai đoạn thủ lĩnh cộng đồng được gọi trong huyền sử Việt là thời kỳ Tam vị Hùng Vương Thánh Tổ ở Phong Châu và Kinh Dương Vương – Tản Viên Sơn ở vùng Ngũ Lĩnh Ba Vì. Cả 2 khu vực đất tổ của thời kỳ Sơn triều Hùng Vương này cũng đều là vùng đất gốc của người Mường. Do đó sử thi Mường kể giai đoạn thủ lĩnh binh mường gồm những vị Hùng Vương Thánh Tổ tương ứng là Dịt Dàng, Đá Cài, Vạ Hai Kịt và Lang Cun Cần. Bắt đầu từ Lang Cun Cần – Kinh Dương Vương, người Mường – Việt như cá vượt Vũ Môn hóa rồng, đã có cuộc sống thực sự ấm no nhờ tìm ra lửa, ở nhà sàn, trồng lúa, đánh cá, chăn trâu, nấu rượu, dệt tơ…

Bài Ngã Ba Hạc Phú của Tiến sĩ đời Lê Nguyễn Bá Lân có lời nói về giai đoạn dựng nhà hình rùa, thắng thủy hóa rồng của vùng xứ Đoài như sau:

Nắm đất Đoài phương

Cạnh giời Nam quốc.

Ba góc bờ chia vành vạnh, huyệt Kim Quy hẻm đá rộng hông hênh

Hai bên cỏ mọc lâm dâm, hang Anh Vũ giữa dòng sâu huếch hoác.

(Còn nữa)

https://congdankhuyenhoc.vn/su-thi-muong-de-dat-de-nuoc-va-huyen-su-thoi-hung-vuong-thoi-thu-linh-cong-dong-179230109110126742.htm

Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời thủ lĩnh cộng đồng - Ảnh 1.
Phong cảnh vườn tược ở Bá Thước, Thanh Hóa.
Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời thủ lĩnh cộng đồng - Ảnh 2.
Bà con người Mường ở Bá Thước, Thanh Hóa.
Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời thủ lĩnh cộng đồng - Ảnh 3.
Cây đa làng Rùa, Vân Hòa, Ba Vì.
Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời thủ lĩnh cộng đồng - Ảnh 4.
Ban thờ Tản Viên Sơn Thánh ở làng Cẩm An, xưa là Cẩm Đái, Cẩm Lĩnh, Ba Vì.
Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời thủ lĩnh cộng đồng - Ảnh 5.
Đình Bằng Tạ, Cẩm Lĩnh, Ba Vì, nơi còn tục lệ đánh lửa bằng bùi nhùi vào ngày lễ.
Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời thủ lĩnh cộng đồng - Ảnh 6.
Đình Sủ Ngòi ở thành phố Hòa Bình, là ngôi đình của người Mường thờ Tản Viên Sơn Thánh.
Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương: Thời thủ lĩnh cộng đồng - Ảnh 7.
Đình Thạch Khoán ở xứ Mường trên đất Thanh Sơn, Phú Thọ.

“Kinh triều bảo lục, Nam Thiên Thánh Tổ Tản Viên Sơn” – cuốn sách về thời Kinh Dương Vương mở nước

Truyện họ Hồng Bàng kể: “Cháu ba đời Viêm Đế Thần Nông tên là Đế Minh… đi tuần phương Nam đến Ngũ Lĩnh… sinh ra Lộc Tục… Đế Minh phong Lộc Tục là Kinh Dương Vương cai trị phương Nam, đặt quốc hiệu là Xích Quỷ.

Kinh Dương Vương xuống Thủy phủ, cưới con gái vua Động Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm, tức là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân thay cha trị nước, còn Kinh Dương Vương không biết đi đâu…”

Dòng huyền sử khởi nguồn ngắn gọn này đặt ra không biết bao nhiêu câu hỏi cho người Việt. Vị Nam Thiên Thủy Tổ Kinh Dương Vương là ai? Vùng sơ quốc Ngũ Lĩnh Xích Quỷ, rồi Động Đình Thủy phủ là ở đâu? Kinh Dương Vương “đi về đâu”?

Vấn đề cội nguồn lịch sử Kinh Dương Vương mở nước đã được làm sáng tỏ trong cuốn sách “Kinh triều bảo lục – Nam Thiên Thánh Tổ Tản Viên Sơn” vừa mới phát hành tháng 12/2022 bởi nhà xuất bản Lao Động. 372 trang sách do 2 tác giả của Nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền Miếu Việt sưu tầm, biên dịch và khảo cứu.

Thông qua việc tuyển chọn, biên dịch các thần tích và ngọc phả về Tản Viên Sơn Thánh, kết hợp với khảo sát thực địa hàng trăm di tích đền miếu thờ phụng Thánh Tản cùng các vị thần liên quan, cuốn sách đã đưa ra một nhận định mang tính chất đột phá. Tản Viên Sơn Thánh, vị Thánh Tổ của Trời Nam chính là vua Kinh Dương Vương mở nước Xích Quỷ nơi Ngũ Lĩnh Động Đình. Những sự tích, di tích, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh là cuốn đại sử thi về vị thánh tổ Kinh Dương Vương của người Việt.

Từ công nghiệp trị cơn hồng thủy thời Đường Nghiêu, tìm ra nguồn lửa, nguồn nước, sáng tạo ra cái ăn, cái mặc cho con người… đến việc thiết lập kinh đô Ngũ Lĩnh, chinh phục Động Đình và những chiến công anh hùng chống giặc giữ nước đã viết nên những trang sử của triều đại Kinh Dương Vương (Kinh triều) sáng rạng trong buổi bình minh của dân tộc. Tất cả công lao, ân đức của đức Nam Thiên Thánh Tổ được ghi chép, tập hợp một cách đầy đủ, sống động và chân thật trong tác phẩm, lấy tên là “Kinh triều bảo lục”. Ghi lại, tôn kính và nhận thức đúng về tổ tiên là điều cần thiết cho mỗi người Việt ngày nay.

Trong cuốn sách còn giới thiệu 2 cuốn kinh quan trọng về Tản Viên Sơn Thánh. Một là phần trùng đính của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cho sự tích về Thánh Tản trong cuốn “Đại hóa thần kinh” in năm Thành Thái thứ 18 (1907). Hai là cuốn kinh giáng bút có tên “Nhất thành khả cách chân kinh” in năm Bảo Đại thứ 6 (1931), với chân tượng của Tam vị Tản Viên. Đây là những tư liệu quý về Thánh Tản đã được phiên âm và giới thiệu trong cuốn sách mới xuất bản này.

Sau tác phẩm khảo cứu về các bậc Thánh Tổ Hùng Vương thì cuốn sách “Kinh triều bảo lục – Nam Thiên Thánh Tổ Tản Viên Sơn” là một bước đột phá mới trong nghiên cứu về nguồn gốc và lịch sử người Việt thời cổ đại. Hơn 4.000 năm lịch sử của dân tộc đang dần dần được tái hiện từ những di sản văn hóa vật chất cũng như tinh thần mà tiền nhân người Việt để lại.

Tưởng nhớ công lao và sự nghiệp của đức Kinh Dương Vương – Tản Viên Sơn, cuốn sách đã có thơ đề:

Tôi nghe kể chuyện thánh Sơn Tinh

Hiếu thuận cảm thiên tỏ nghĩa tình

Hắc Thủy ước thư khơi nước lũ

Trường Sa thần trượng cứu dân sinh

Động Đình rẽ sóng thâm gia kết

Tản Lĩnh xuất quân phá Thục binh

Nối dòng Sùng Lạc ngàn năm sáng

Miếu điện nguy nga thượng tối linh.

"Kinh triều bảo lục, Nam Thiên Thánh Tổ Tản Viên Sơn" – cuốn sách về thời Kinh Dương Vương mở nước - Ảnh 1.
Sách được in bìa cứng.
"Kinh triều bảo lục, Nam Thiên Thánh Tổ Tản Viên Sơn" – cuốn sách về thời Kinh Dương Vương mở nước - Ảnh 2.
Trang sách về Đại hóa thần kinh.

https://congdankhuyenhoc.vn/kinh-trieu-bao-luc-nam-thien-thanh-to-tan-vien-son-cuon-sach-ve-thoi-kinh-duong-vuong-mo-nuoc-179221231161313029.htm

Những vị tiên thời Trung đại

Hình tượng các vị tiên thời kỳ phục hưng Trung đại ở nước ta thể hiện những mong muốn về cuộc sống ấm no, đủ đầy, may mắn của đại chúng qua sự hòa đồng các tôn giáo lớn khi đó là Đạo giáo, Phật giáo và Ấn Độ giáo.

Hình tượng tiên thời Tùy Đường

Sau thời kỳ Lục triều, Nam Bắc phân tranh, Hồ Hoa lẫn lộn, Trung Hoa bước vào giai đoạn phục hưng từ nhà Tùy và đạt đỉnh thịnh vào thời Đường. Đạo Giáo dưới thời Đường đã gần như trở thành quốc giáo, với việc tôn Lão Tử là tổ của họ Lý Đường, tôn xưng Thái Thượng Lão Quân.

Trên mảnh đất Việt ở phương Nam khi đó vẫn tiếp tục cùng dòng chảy văn hóa lịch sử chung của phương Đông. Những di vật tiêu biểu thời kỳ này có thể kể đến là tấm bia Xá lợi tháp minh thời Tùy Văn Đế tìm thấy ở khu vực Luy Lâu hay những nhân vật kiệt xuất thời Đường như tể tướng Khương Công Phụ người Thanh Hóa và thần đồng thơ Đường Vương Bột, người đất Long Môn ở Giao Châu. Quan niệm về thần tiên của thời Tùy Đường đã vượt ra khỏi yếu tố “độ linh” cho người chết thời Tần Hán, mà trở thành nhu cầu tín ngưỡng thường nhật, hướng cầu tới những điều may mắn, hạnh phúc hàng ngày cho quảng đại quần chúng. Hình tượng các vị tiên thời trung đại cũng thay đổi theo cùng xu hướng đó.

Các gương đồng thời Tùy Đường đã không còn là vật chôn theo người chết như trước, mà là đồ dùng và đồ trang trí thường nhật của tầng lớp quý tộc. Chủ đề trên gương lúc này không còn những hình ảnh kỳ bí của thế giới thần tiên đạo Giáo, mà thay vào đó là những cảnh chim thú hoa lá, như phượng hoàng ngậm hoa, chim uyên ương… Đặc biệt phổ biến trên gương đồng lúc này là hình ảnh các loài “thụy thú”, có thể là các thú 4 chân như chó, hổ hay thú biển (hải thú), được thể hiện trong vườn hoa trái bồ đào (nho) chín mọng. Chữ “Thụy” nghĩa là điều tốt đẹp, no ấm, đủ đầy, may mắn… thể hiện ước muốn của chủ nhân những chiếc gương thời Tùy Đường.

Hình tượng tiên thời Tùy Đường cũng “đẹp” và “thụy” không kém. Trên các gương đồng lúc là 2 vị tiên nữ quần rộng áo rủ đang bay phất phới lên trời (Phi tiên kính). Lúc là cảnh đêm trăng với vũ khúc nghê thường có chị Hằng, thỏ ngọc, cóc vàng (Hằng Nga bôn nguyệt kính). Lúc là những điển xưa tích cũ như chuyện Khổng Tử hỏi Vi Khải Kỳ về 3 điều vui ở đời (Tam lạc kính). Lúc là cảnh vị chân nhân đánh đàn cưỡi sương cưỡi hạc, hay tiên nhân Vương Tử Kiều thổi bầu sênh dẫn gió nơi đồng nội…

Gắn với điều may mắn, tốt lành ở thời này bắt đầu xuất hiện bộ Bát tiên, gồm 8 vị tiên Chung Ly Quyền, Trương Quả Lão, Hàn Tương Tử, Lý Thiết Quải, Tào Quốc Cữu, Lã Động Tân, Lam Thái Hoà và Hà Tiên Cô. Mỗi vị một vẻ, đi mây về gió, ngao du vượt biển, làm bạn với thiên nhiên, phong cảnh ở trần gian. 8 bảo bối là vật cầm của bát tiên gồm quạt ba tiêu, trống cơm, phất trần, kiếm phép, sáo ngọc, thủ quyến, thiết trượng, hồ lô, dây phách, giỏ hoa lam, hoa sen. Bát tiên và bát bảo có phép mầu nhiệm trong chữa bệnh, diễn xướng, trừ tà, mang đến sức khỏe, niềm vui và sự sung túc cho con người.

Hình tượng tiên thời Lý Trần

Sang thời Ngũ Đại, nhà Đường tan rã chia thành 10 tiểu quốc. Vùng đất Việt ở phương Nam cũng theo đó tách khỏi Trung Hoa. Lĩnh Nam đạo dưới thời Đường trở thành vùng của tiết độ sứ quân cai quản. Tiết độ sứ là người cầm cờ tiết độ, có toàn quyền tự trị ở một khu vực. Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân đầu tiên là Cao Vương Biền, cho xây thành Đại La với quy mô lớn, làm thủ phủ của cả vùng đô hộ An Nam. Nối tiếp nhau giữ vị trí Tiết độ sứ vùng Tĩnh Hải là ba vị chủ họ Khúc (Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ), rồi sau đó là các vị Đinh Liễn, Lê Hoàn và Lý Công Uẩn.

Từ khi các vua Lý lập nước Đại Việt, lên ngôi xưng Hoàng đế, đặt niên hiệu ngang với phương Bắc thì văn hóa tín ngưỡng thần tiên trên đất Việt có sự phát triển riêng biệt. Điểm nổi bật của thời kỳ Lý Trần là ảnh hưởng của các tôn giáo đến từ Ấn Độ, mà đã được gọi chung là Phật giáo (gồm cả Phật giáo Thích Ca và Ấn Độ giáo). Thời Lý có 3 vị thiền sư đồng hành đi cầu đạo ở phương Tây là Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không và Giác Hải. Ba vị đi đến nước Kim Xỉ (Myanma) thì đắc đạo, quay trở về trở thành những bậc vừa Tiên vừa Phật, với đủ chuyện bay trên không, đi trên nước, hàng long phục hổ, đầu thai hóa sinh ly kỳ. Chuyến đi cầu đạo phương Tây của ba thiền sư đã diễn tả sự du nhập của tôn giáo Ấn Độ vào nước ta dưới thời Lý. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ lên tín ngưỡng và mỹ thuật Việt thời Lý đến từ phương Tây qua con đường tu học và truyền giáo, chứ không phải từ phương Nam qua những tù binh người Chăm bị bắt giữ.

Sang thời Trần, cùng với đạo Phật, đạo Giáo tiếp tục trở nên hưng thịnh. “Tam giáo đồng lưu” của thời Trần là Đạo giáo, Phật giáo và Ấn Độ giáo, được thể hiện khá rõ trong cuộc đời và sự nghiệp của các vị vua quan nhà Trần. Phật hoàng Trần Nhân Tông trước khi tu Phật ở Yên Tử đã tu Đạo ở hành cung Vũ Lâm (Ninh Bình). Vị anh hùng Trần Hưng Đạo cũng là một Đạo sĩ có tiếng, trừ tà diệt quỷ là tướng giặc Phạm Nhan. Trần triều đã trở thành hẳn một phủ thờ riêng trong tín ngưỡng dân gian. Những kinh sách và cách thực hành tôn giáo của các vị Trúc Lâm tam tổ đều mang tính “nhập thế” cao. Nói cách khác, Phật giáo Ấn Độ du nhập đã hòa đồng cùng với tôn giáo bản địa lâu đời của người Việt là Đạo giáo.

Hình tượng nghệ thuật thời Lý Trần thể hiện rõ xu thế “Tây hóa” trên. Khác với những hình ảnh kỳ dị của tiên nhân Đạo giáo thời Tần Hán, các vị tiên theo phong cách Ấn Độ giáo thời Lý Trần được thể hiện trong hình dáng đầy đặn, tươi vui, tráng lệ. Hình ảnh các vị tiên được khắc họa trên các di vật Lý Trần là các Chư Thiên trong Ấn Độ giáo. Điển hình là hình Tiên múa (Apsara), Tiên đánh đàn (Càn Thát Bà), Tiên thân chim (Khẩn Na La) gặp phổ biến trên các di vật như ở bệ đá chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh) thời Lý hay trong chạm khắc gỗ chùa Thái Lạc (Văn Lâm, Hưng Yên) thời Trần.

Vào thời Lý Thánh Tông còn có chuyện Đế Thích giáng trần, triệu hồi Tam phủ công đồng hoàn hồn cho kỳ thủ Trương Ba tại thôn Liêu Hạ (Tân Lập, Yên Mỹ, Hưng Yên). Hồn Trương Ba được nhập vào trong thân xác của người hàng thịt, to lớn, đẫy đà, phải chăng cũng chính là một dạng thể hiện của thần đầu voi Ganesha (Hoan Hỷ Thiên)? Đế Thích Nhân Đà La rõ ràng là vị Vua Trời trong Ấn Độ giáo và là người đứng đầu thần điện của Tam phủ trong chuyện này.

Những vị tiên thời Trung đại - Ảnh 1.
Thiên Đế điện ở Liêu Hạ (Yên Mỹ, Hưng Yên).
Những vị tiên thời Trung đại - Ảnh 2.
Tiên cưỡi thú – gương đồng thời Đường.
Những vị tiên thời Trung đại - Ảnh 3.
Chim uyên ương và hoa lá – gương hoa quỳ thời Đường.
Những vị tiên thời Trung đại - Ảnh 4.
Chim tước và hoa lá – gương tròn thời Đường.
Những vị tiên thời Trung đại - Ảnh 5.
Tiên tấu nhạc – chạm khắc chùa Thái Lạc.
Những vị tiên thời Trung đại - Ảnh 6.
Tiên thân chim dâng hoa – chạm khắc chùa Thái Lạc.

https://congdankhuyenhoc.vn/nhung-vi-tien-thoi-trung-dai-179221229222732023.htm

Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương

Đẻ Đất Đẻ Nước là bộ sử thi đồ sộ của người Mường được lưu truyền và sử dụng cho tới nay trong các dịp may chay, cưới hỏi…

Sử thi bao quát từ khi mở ra đất ra nước, sinh ra con người, lập nên thủ lĩnh Mường… cho đến khi rước Vua về vùng Đồng chì Tam quan Kẻ chợ, hoàn thành công cuộc dựng nước của người Mường.

Người Việt (người Kinh) và người Mường được biết là 2 tộc người có quan hệ nguồn gốc rất gần gũi, nên rõ ràng lịch sử nguồn cội của người Mường cũng chính là lịch sử tổ tiên người Việt. Thực vậy, các nhân vật, sự kiện được kể trong suốt sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước hoàn toàn trùng khớp với huyền sử thời Hùng Vương của người Việt. Đẻ Đất Đẻ Nước không gì khác là sự tích Lên Núi Xuống Biển của trăm họ người Việt thời Hùng Vương.

Phần 1: Thời Thần thoại

Sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước, bản sưu tầm ở huyện Bá Thước, Thanh Hóa kể: Ngày xưa dưới đất chưa có đất, trên trời chưa có trời. Đất còn rời rạc, nước còn bùng nhùng. Có một năm mưa dầm mưa dãi. 50 ngày nước rút, mọc lên một cây xanh có 90 cành. Những cành trên cùng có ông Thu Tha, bà Thu Thiên. Ông bà đã tạo ra cây cỏ và các loài tôm cá. Đó là Đẻ Đất. Rồi hạn chín tháng trời, nắng mười hai năm xác đất. Ông Pồng Pêu (thần nước) cầu ước mưa. Mưa dầm dề, mưa rào rào. Đó là Đẻ Nước. 

Trên đất trũng mọc lên một Cây Si cao tới tận trời. Sâu Hốc sâu Giang đục hết lõi cây. Cây đổ, 1919 cành Si thành 1919 đất mường. Đó là Đẻ Mường. Cây Si còn hóa ra Mụ Dạ Dần. Mụ Dạ Dần đẻ ra Cun Bướm Bạc, Cun Bướm Bờ. Cun Bướm Bạc và Cun Bướm Bờ lấy các nàng tiên trời đẻ được 10 con. Con út là Trống Chim Tùng, Mái Chim Tót. Chim này đẻ trứng Chiếng. Trứng vuông nở thành người, trong đó có ông Dịt Dàng, Đá Cài, Lang Cun Cần và nàng Vạ Hai Kịt. Đó là Đẻ Người.

Thủa ấy có ông Cuông Minh Vàng Rậm, có nàng Ả Sấm Trời đúc ra 9 chín mặt trời, 12 mặt trăng. Nắng gay gắt. Họ nhà Ngao thần Nỏ Ná bắn rơi 8 mặt trời, 11 mặt trăng. Ông Thu Tha, bà Thu Thiên truyền làm năm tháng. Mỗi năm có 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. Có năm đầy năm vơi, có tháng no tháng thiếu…

Quan niệm về khai sinh vũ trụ của người Mường hoàn toàn trùng với của người Kinh. Câu mở đầu trong Thiên Nam ngữ lục, cuốn “sử thi Nôm” từ thế kỷ 17 ghi:

Nhớ từ Thái cực sinh ra
Trên trời dưới đất giữa hòa nhân gian.

Câu đối ở chính điện thờ Kinh Dương Vương ở Á Lữ, Thuận Thành, Bắc Ninh:

Thái cực nhất nguyên thiên địa thủy
Viêm Giao Bàn Cổ đế vương tiên.

Ông Bàn Cổ trên đất Viêm Giao đã dùng rìu bổ vỡ khối hỗn mang Thái cực ban đầu mở ra trời – đất. Ông Bàn Cổ với chiếc rìu sáng thế khổng lồ tương ứng với Mụ Dạ Dần và Cây Si trong sử thi Mường. 4 hình tượng Bướm Bạc, Bướm Bờ, Chim Tùng, Chim Tót là 4 tượng trong Thái cực đồ: Thái Âm, Thiếu Âm, Thái Dương, Thiếu Dương. Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng biến hóa vô cùng. Thái cực đồ với Tứ tượng chính là quả trứng Chiếng hình vuông đã biến hóa vô cùng mà Đẻ Người.

Người đúc ra Mặt trời là Phục Hy, vị thần hướng Đông (hướng mặt trời mọc), được sử thi Mường gọi là Cuông Minh Vàng Rậm. Chữ Cuông Minh nghĩa là Quang Minh, chỉ vị thần tạo ra ánh sáng. Người đúc ra Mặt trăng là Nàng Ả Sấm Trời, tương ứng với Nữ Oa. Cặp thần thoại Phục Hy – Nữ Oa trong quan niệm xưa gắn với Âm Dương (Mặt trăng – Mặt trời) và Tứ tượng. Trong dân gian người Việt thì Phục Hy – Nữ Oa được gọi là Ông Đùng – Bà Đà.

Hùng Vương Thánh Tổ Tổ Ngọc phả, phần Lịch kỷ họ Hùng chép rõ về thời kỳ thần thoại:

“Xét như tiếng đức Tiền hoàng đế thời Thái cổ, từ kỷ Tam Hoàng Ngũ Đế đến nay, theo nguyên mệnh của xuân thu, bao gồm thời mở mang hồng hoang trước trời đất. Trời ban đầu mở vào Giáp Tí. Đất tụ mang ở Ất Sửu. Vận người sinh ở Giáp Dần. Vạn vật ra đời ở gian Ất Mão. Từ thời Bàn Cổ, Thái cực sinh Lưỡng Nghi, là Thiên Địa. Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, là Thái âm, Thái dương, Thiếu âm, Thiếu dương. Tứ tượng biến hóa thành nhiều hình trạng.

Thời Hỗn Mang còn chưa biết đạo trời đất khởi đầu thế nào, đến Âm dương biến làm Tam tài, vị quân thủ dẫn đường dần dần mở ra phong khí, dần dần có văn minh, làm rõ ràng các giáo lý trị dân. Trời xuất hiện nhiều bậc đại thánh. Cha trời Mẹ đất là Thiên tử xuất hiện đầu tiên. Sau đến các vật ở vạn nước được yên định, nhận trọng trách lớn như thế sao.

Thiên Hoàng nối Bàn Cổ mà trị ở ngôi Thiên tử, nắm quyền chế độ, mới chế ra Can chi. Mười can là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ Canh, Tân, Nhâm, Quý. Mười hai chi là Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Vị, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Lấy đó để định thời gian, giúp nhân dân biết phương hướng. Cứ mỗi đời có bậc quân vương lại tất có sự sáng chế của quân vương đó. Các vua sau từ đó noi theo trăm đời không lay. Lấy việc giải quyết cho dân làm khó. Lấy sự an định làm nguy. Xem hiền mà sửa mình.

Địa Hoàng định hai thời phân làm ngày đêm, lấy ba mươi ngày làm một tháng, mười hai tháng làm một năm. Gộp những sai lệch mà bày ra nhuận, cuối cùng thì phục hồi lại thời gian như ban đầu, lấy thời khí theo đó. Các anh em của người cứ một vạn tám ngàn năm là chúa tể thiên hạ các phương, sáng chế lập ra pháp luật, ban bố vạn đời. Khiến cho hậu thế đều biết được chỗ sáng tối, tháng năm như thế”.

Thiên Hoàng, Địa Hoàng hay Cha Trời, Mẹ Đất tương ứng với bà Thu Thiên, ông Thu Tha trong sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước, là những người đã tạo ra năm tháng cho hậu thế biết phân thời gian. Họ nhà Ngao bắn rơi Mặt trăng Mặt trời tương ứng với truyền thuyết Vua Nghiêu (Ngao – Hữu Ngu) đã sai thần tiễn thủ Hậu Nghệ bắn hạ Mặt trời, cân bằng lại Thái cực, tạo nên một vũ trụ yên ổn, phân định trời đất, ngày đêm.

Có thể thấy quan niệm lịch sử Hùng Vương hoàn toàn trùng với giai đoạn mở đầu của sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước, từ việc Mụ Dạ Dần – Bàn Cổ mở trời đất, sinh Thái cực, Thái cực sinh vạn vật, đến việc Cha Trời Mẹ Đất phân chia thời gian, giữ yên vũ trụ. 

Bài Ngã Ba Hạc phú của Tiến sĩ thời Lê là Nguyễn Bá Lân diễn tả thời thần thoại:

Vũ trụ mơ màng,
Càn khôn xếch xác.
Vua Bàn Cổ khai lò tạo hoá, hồng mông đà phơi phới hơi xuân,
Họ Hữu Ngu khơi mạch sơn hà, cương giới vẫn rành rành dấu tạc.

(Còn tiếp)

Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương - Ảnh 1.
Núi Cột Cờ Mường Bi, Tân Lạc, Hòa Bình là di chỉ khảo cổ nền Văn hóa Hòa Bình, quê hương của sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước.
Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương - Ảnh 2.
Đền Á Lữ.
Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương - Ảnh 3.
Nghi môn đền Á Lữ nhìn từ bên ngoài.
Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương - Ảnh 4.
Nghi môn đền Á Lữ nhìn từ bên trong.

Đôi câu đối về Thái cực và Bàn Cổ ở đền Á Lữ.

Sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước và huyền sử thời Hùng Vương (congdankhuyenhoc.vn)