Những vị tiên thời hậu Hùng Vương

Hình tượng các vị tiên trên gương đồng hay các tranh lụa thời Tần Hán mang đặc điểm, ý nghĩa riêng của quan điểm Đạo giáo đương thời và trở thành nguồn mẫu cho những biểu tượng tiên nhân, tiên nữ trong tín ngưỡng và mỹ thuật dân gian Việt thời cận đại.

Những vị tiên thời hậu Hùng Vương - Ảnh 1.
Bích đồng Nghi Vệ.

Năm 257 trước Công Nguyên, Tần Chiêu Tương Vương diệt nhà Đông Chu, chấm dứt chế độ phong kiến phân quyền kéo dài hơn 800 năm của Trung Hoa. Năm 221 trước Công Nguyên, Tần Thủy Hoàng lên ngôi xưng Hoàng đế, khởi đầu cho thời kỳ thiên hạ thống nhất, quản lý hành chính theo chế độ quận huyện từ trung ương xuống địa phương. 

Văn hóa tín ngưỡng tôn giáo trên toàn cõi trời Đông cũng theo đó có một bước tiến đáng kể. Từ giai đoạn trăm nhà đua tiếng của Bách gia chư tử thời Chiến Quốc tới thời Tần tín ngưỡng nổi bật lên là Tiên đạo, điển hình với câu chuyện Tần Thủy Hoàng cho người ra biển Đông để tìm thuốc Tiên trường sinh bất tử. Hình tượng Tiên trong thời kỳ Tần Hán do đó mang tư tưởng Đạo giáo một cách sâu sắc, mà nền tảng căn bản của nó là học thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Tới cuối thời Đông Hán sang thời Tam Quốc thì Đạo Giáo đã trở thành một tôn giáo với hệ thống thần điện hoàn chỉnh trong phong trào Ngũ đấu mễ do Trương Đạo Lăng khởi xướng và nối tiếp bởi anh em Trương Giác, Trương Lương, Trương Bảo trong khởi nghĩa Khăn Vàng.

Trên vùng đất Việt khi đó trào lưu thống nhất thiên hạ và hoàn thiện Đạo Giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tín ngưỡng của người dân. Chính vùng ven biển Đông trên miền Bắc Việt là nơi Tần Thủy Hoàng Đế đã gặp vị Thiên Tuế Ông Yên Kỳ Sinh để cầu thuốc trường sinh. Dấu vết của tiên ông Yên Kỳ Sinh nay là ngọn núi Yên Tử, mang tên của vị Đạo sĩ thời Tần này.

Năm 207 trước Công Nguyên, Triệu Vũ Đế lập nước Nam Việt, xưng đế ngang với nhà Tây Hán, văn hóa Nam Việt khi đó có xu hướng tiếp nối nền văn hóa trống đồng Đông Sơn thời nước Âu Lạc của An Dương Vương. Tuy nhiên, nhà Triệu làm chủ phương Nam không được lâu. Năm 111 trước Công Nguyên, Hiếu Vũ Đế tấn công kinh đô Phiên Ngung, nhà Triệu nước Nam Việt sụp đổ.

Hậu quân của nhà Triệu theo thừa tướng Lữ Gia về xây dựng căn cứ kháng chiến trường kỳ chống lại nhà Tây Hán tại vùng đất tổ Phong Châu. Lữ Gia ở nhiều di tích tại đây, như ở Linh Tiên Quán (Hoài Đức), được thờ như một vị Đạo sĩ tu tiên, luyện tiên đan. Đạo Giáo ở phương Nam do đó vẫn tiếp tục phát triển dưới thời Nam Việt, tuy có thể không cùng màu sắc so với Đạo Giáo ở phương Bắc đương thời.

Bắt đầu từ Hiếu Vũ Đế, phần đất Nam Việt nằm trong cùng một thể chế quốc gia với miền Bắc Trung Hoa nên tôn giáo ở đất Việt lúc này có cùng chung một bầu không khí phát triển với Đạo Giáo ở phương Bắc. Di tích lưu tồn của thời kỳ này đến nay là những mộ xây gạch, được gọi là mộ kiểu Hán, gặp ở rất nhiều nơi, với quy mô mộ lớn và đồ tùy táng nhiều ở khắp miền Bắc nước ta, từ Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam… 

Di vật tiêu biểu thể hiện quan điểm tôn giáo tín ngưỡng thời kỳ này là những chiếc gương đồng được chôn theo người chết trong mộ. Những chiếc gương đồng trong mộ Hán không đơn thuần là đồ trang sức cá nhân, mà mục đích chính của việc khắc họa hình ảnh các vị thần tiên Thượng giới lên gương là nhằm siêu độ, dẫn đường cho linh hồn người chết về với cõi Tiên bất sinh bất diệt.

Có thể kể đến những vị tiên tiêu biểu của thế giới Thần Tiên thời kỳ hậu Hùng Vương như sau.

Nữ Oa – Phục Hy

Trên các bức bích họa thời Hán, cặp thần tiên tối cổ Nữ Oa – Phục Hy được thể hiện dưới dạng hình người thân rắn, cuộn đuôi vào nhau. Trên tay của Nữ Oa và Phục Hy có thể nâng Mặt trăng và Mặt trời hay cầm thước đo thẳng và thước đo cong. Đây đều là biểu tượng của hai yếu tố Âm và Dương trong Lưỡng nghi.

Tại khu mộ cổ khổng lồ Nghi Vệ ở Bắc Ninh được khai quật từ thời Pháp trong số các gương đồng đã phát hiện có một chiếc gương thể hiện cặp thần tiên thân rắn khá đặc biệt. Hình tượng người rắn tương tự còn gặp trên những tấm lụa phủ liệm quan tài cùng thời kỳ.

Hình tượng Nữ Oa – Phục Hy còn lưu truyền tới nay trong văn hóa dân gian Việt dưới hình ảnh của cặp thần Ông Đùng – Bà Đà trong lễ hội ở nhiều nơi. Ngay tranh dân gian Đông Hồ cũng có bức vẽ hình Tứ tượng, thể hiện hình 2 đứa trẻ quay đầu ngược nhau và thân quấn lấy nhau. Đây là một cách thể hiện khác của cặp thần tiên Nữ Oa và Phục Hy, bởi theo nguyên lý của Dịch học Lưỡng nghi Âm Dương sinh ra Tứ tượng.

Hình tiên thân rắn còn gặp trên bức chạm ở một ngôi đình nổi tiếng xứ Đoài Hà Tây xưa là đình Tây Đằng. Bên mé hữu của đình trên xà ngang có bức chạm 2 vị tiên cầm hoa sen với thân rắn dài, có vảy. Hai vị tiên này đứng chầu vào giữa, là nơi có 2 vị tiên khác, một đang ôm rắn và một đang ôm cá. Hai vị tiên ở giữa bức chạm Tây Đằng là 2 vị thần chủ của tiên giới: Tây Vương Mẫu và Đông Vương Công.

Tây Vương Mẫu – Đông Vương Công

Theo quan niệm trong Tiên đạo, các vị tu hành đắc đạo thành Tiên, trước hết đều phải đến bái kiến đấng Đông Vương Công, rồi sau đó đến bái kiến đấng Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu còn là biểu tượng của sự Bất tử, đi liền cùng với hình thỏ ngọc giã thuốc, điều chế Tiên dược.

Tây Vương Mẫu theo mô tả của Sơn Hải kinh là người có thân hổ, chủ tọa ở núi Côn Lôn. Còn Đông Vương Công, vị thần ngự ở biển Đông, gắn với hình Rồng, con thần thú của hướng Đông. Chính vì thế có gương đồng thể hiện hình 2 vị tiên này cùng hình Long – Hổ ở 2 bên.

Cũng trên chiếc gương đồng phát hiện ở mộ cổ Nghi Vệ nói trên còn có hình người thân hổ ở giữa gương. Đây là hình Tây Vương Mẫu, thần chủ của núi Côn Lôn. Hình ảnh Tây Vương Mẫu và Đông Vương Công còn lưu truyền trong văn hóa dân gian như hình người ôm rắn và người ôm hổ được chạm ở trên phần nóc của đình Tây Đằng.

Các chân nhân

Trên gương đồng thời Hán thường bắt gặp các vị tiên Vương Tử Kiều, Xích Tùng Tử, là những vị chân tiên đắc đạo trường thọ. Đặc điểm biểu hiện của các chân nhân trên gương đồng là có thân hình nhỏ mảnh, mọc lông hay mọc cánh, cưỡi hay đang chăm sóc các thần thú có hình dạng nửa rồng nửa hổ nửa chim với các tên gọi như Phi liêm, Ác lai, Tịch tà.

Quan niệm thành tiên được thể hiện trong cuốn Bão phác tử luận tiên của Cát Hồng, vị huyện lệnh huyện Câu Lậu trên miền Bắc Việt vào thời Tấn. Cát Hồng dẫn sách Tiên kinh cho biết, tiên nhân được chia thành ba thứ bậc: “Người bậc trên bay thân hình lên trời là Thiên tiên. Người bậc giữa lên núi cao du ngoạn là Địa tiên. Người bậc dưới sau khi chết thoát xác gọi là Giải tiên“.

Quan niệm về cách thức lên núi đắc đạo thành tiên thường được thể hiện trên phần minh văn của các gương đồng thời Hán. Ví dụ, minh văn điển hình trên gương ghi: Lên núi Thái thấy Thần nhân; Ăn táo ngọc, uống nước suối; Cưỡi giao long vượt mây trôi.

Các tiên nhân khi tu tiên đạo thì không ăn ngũ cốc, lên núi uống nước suối, thân thể chỉ còn lại xương cốt, khi thành tiên sẽ cưỡi rồng, cưỡi hổ mà hóa tiên.

Tại mộ Nghi Vệ còn gặp một bức bích đồng hình tròn, ở trên có thể hiện hình Long – Hổ với tiên nhân cưỡi hổ. Hình tiên nhân gầy, có lông vũ được thể hiện rất rõ. Đây là tiền đề cho các hình tượng tiên có cánh và tiên cưỡi rồng rất phổ biến sau này trong điêu khắc dân gian ở các đình đền miếu mạo thời Lê Nguyễn. Ý nghĩa của việc thân hình người biến thành hình vật hay cưỡi linh vật là chỉ người đã đắc tiên đạo, thoát được xác phàm, trở thành tiên nhân bất tử. Khi đó ranh giới giữa “người” và “vật” đã không còn nên các tiên nhân đều có hình dạng biến hóa. Trên các tranh lụa liệm quan tài thời Hán còn vẽ các tiên nhân ở trong các hình dạng thân người đầu cáo, hay mang cánh chim, mỏ chim… rất dị thường.

Ngũ Đế Thiên Hoàng

Trong Đạo Giáo thời Hán – Tam quốc có 5 vị thần cai quản 5 hướng gọi là Ngũ Đế Thiên Hoàng. Lão Tử trung kinh viết, tên của các thần Ngũ Đế là:

– Thần phương Đông tên là Câu Mang Tử, hiệu là Văn Thuỷ Hồng Nhai Tiên Sinh, là Đông phương Thương đế, Đông Hải quân;

– Thần phương Nam tên là Chúc Dung Tử, hiệu là Xích Tinh Thành Tử, là Nam phương Xích đế, Nam Hải quân;

– Thần phương Tây phương tên là Nhục Thu Tử, hiệu là Hạ Lý Hoàng Công; là Tây phương Bạch đế, Tây Hải quân;

– Thần phương Bắc tên là Ngu Cường Tử, hiệu là Huyền Minh Tử Xương, là Bắc phương Hắc đế, Bắc Hải quân.

– Thần Trung ương tên là Hoàng Thường Tử, hiệu là Hoàng Thần Bành Tổ, là Trung ương Hoàng đế quân.

Ngũ Đế ứng với Ngũ phương và Ngũ sắc, là những dạng biểu hiện của Ngũ hành. Đặc biệt Ngũ Đế cũng là các vị “thủy thần” mà được gọi là “Hải quân” của 4 miền biển Đông Tây Nam Bắc.

So sánh với đạo Tam Tứ phủ ở Việt Nam thì Ngũ Đế Thiên Hoàng của Đạo Giáo chính là Ngũ vị Tôn Quan trong ban Công đồng Tứ phủ. Các vị quan lớn Tứ phủ cũng là 5 vị thủy thần trấn trị 5 phương, ứng đúng với 5 màu của Ngũ sắc. Có nơi như đình Mai Xá (xã Song Mai, Kim Động, Hưng Yên) thờ 5 vị thủy thần thời Hùng Vương, trong đó có Câu Mang Đại Vương, là tên của Đông phương Thanh đế – Đông Hải quân trong Ngũ Đế.

Trên gương đồng thời Hán đúc hình các vị thần này còn có chữ Quân nghi cao quan, thể hiện phép tắc về thứ bậc quan chức, hay tương đương với khái niệm “Công đồng” trong Tứ phủ. Chính chữ “quan” này là trong tên của Ngũ vị Tôn Quan.

Trùng liệt thần

Thời Tam Quốc phổ biến loại gương đồng mang tên “Trùng liệt thần” (đa thần), với 3 lớp thần tiên được khắc họa trên gương. Một gương đồng như vậy đã được tìm thấy ở khu khảo cổ Óc Eo – Ba Thê, là di tích mới được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2022. Thời kỳ này cũng là thời kỳ Đạo giáo ở Trung Hoa đi vào hoàn chỉnh nên hệ thống thần điện của Đạo thể hiện trên gương đồng cũng trở nên đầy đủ nhất.

Thần điện theo phong cách trùng liệt thần với các vị thần được xếp thành các lớp, các phủ, là quan niệm tín ngưỡng được gặp trong các tranh thờ của nhiều dân tộc ở miền Bắc nước ta như người Dao, người Tày, người Cao Lan… và trong chính hệ thống tín ngưỡng Tứ phủ ngày nay của người Kinh.

Những chiếc gương đồng thời Lưỡng Hán như những bức tranh toàn cảnh về đạo Thần Tiên lưu truyền hậu thế, để lại những hình mẫu về các tiên nhân cho tín ngưỡng và mỹ thuật truyền thống Việt ở thời cận đại cũng như cho tới nay.

Những vị tiên thời hậu Hùng Vương - Ảnh 2.
Mẫu gương đồng có hình Long – Hổ và Tây Vương Mẫu – Đông Vương Công.
Những vị tiên thời hậu Hùng Vương - Ảnh 3.
Gương đồng với dòng minh văn “Lên núi Thái, thấy Thần nhân”…
Những vị tiên thời hậu Hùng Vương - Ảnh 4.
Tranh lụa thời Hán vẽ hình tiên thân rắn.
Những vị tiên thời hậu Hùng Vương - Ảnh 5.
Tranh lụa thời Hán với hình các tiên nhân hóa linh vật.
Những vị tiên thời hậu Hùng Vương - Ảnh 6.
Mẫu gương Trùng liệt thần.

https://congdankhuyenhoc.vn/nhung-vi-tien-thoi-hau-hung-vuong-179221210000346601.htm

Gốc gác ngày Tết Trùng cửu trong văn hóa Việt

Ngày tết Trùng cửu là ngày Thái Dương, khi trời đất kết thúc một vòng tuần hoàn âm dương tiêu trưởng, để lên một nấc thang mới, đăng cao đắc đạo thành tiên, mang lại mùa màng và phúc ấm cho nhân gian.

Trong các ngày Tết, ngày lễ cổ truyền dân gian có một ngày rất quan trọng là Tết Trùng cửu, diễn ra vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch hàng năm. Con số 9 được coi là số dương, do sự lặp lại hai lần số 9 nên gọi Trùng cửu hay Trùng dương. Tết Trùng cửu cũng được coi là Tết người cao tuổi hay Tết người già. Vì sao lại như vậy? Tết Trùng cửu có nguồn gốc sâu xa và ý nghĩa như thế nào trong văn hóa Việt?

Nguồn gốc Tết Trùng cửu được sách cổ kể rằng, đời Hậu Hán có Hoàng Cảnh theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một hôm Trường Phòng bảo Cảnh: “Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hột thù du, uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn”. Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy. Quả thực đến tối trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch chết hết. Vì tích trên, nên về sau hằng năm, đến ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch, người ta lên núi, uống rượu hoa cúc để cầu may…

Về ngày Trùng dương, thiền sư Huyền Quang, vị tổ Trúc Lâm thứ ba thời Trần, có câu thơ:

Trong núi năm tàn không có lịch. 

Thấy hoa cúc nở biết Trùng dương.  

Tết Trùng dương ở Việt Nam là lúc hoa Dã quỳ (cúc dại) nở vàng rộ ven các triền núi. Thu ngắm hoa Dã quỳ nở, thưởng rượu hoa Cúc trong không khí thoáng đãng trên núi cao quả là những thú tao nhã của các tiên nhân, mặc khách xưa.

Ý nghĩa của ngày Trùng dương trước hết là từ khái niệm về sự tuần hoàn của vũ trụ theo mô hình Thái cực. Trùng dương ứng với tượng Thái Dương, là lúc hoàn thành một chu kỳ Tứ tượng từ Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm đến Thái Dương. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu sấm truyền “Cửu cửu càn khôn dĩ định”, cũng là chỉ ngày mồng 9 tháng 9, lúc mà “càn khôn” âm dương đã đi hết một vòng tiêu trưởng. Số 9 trong số đếm Giáp, Ất, Bính… là con số áp cuối trong thập can, trước khi chuyển sang một nấc bậc mới.

Mô hình Tứ tượng được hình tượng hóa thành bốn con vật thiêng là Long, Ly, Quy, Phụng, hay là Tứ linh thú trong phong thủy là Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ. Đồ hình Tứ linh gặp phổ biến trên các gương đồng cổ bắt đầu thời Tây Hán. Những chiếc gương này cũng thường được tìm thấy trong các mộ cổ xây gạch, gọi là mộ dạng Hán, gặp ở nhiều nơi ở nước ta như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh…

Gương Tứ linh thời Hán thường có đúc chữ 12 địa chi Tý, Sửu, Dần, Mão… ở trong hình vuông tại trung tâm. Vòng ở giữa thể hiện 4 linh thú và các thụy thú khác. Ở vòng ngoài có dòng chữ là một bài thơ có vần. Thường gặp trong bài thơ có đoạn mô tả bố cục quy củ của chiếc gương là: 

Rồng trái Hổ phải xua tan điều xấu. 

Chu Điểu, Huyền Vũ điều hòa âm dương.

Thái Dương là vị trí Âm tiêu đến cùng cực, là số không và bắt đầu đi lên. Chính sự quay đầu của khí âm, bắt đầu cho chu trình Âm Dương tiêu trưởng, mới khiến cổ nhân chọn con Quy (Rùa) làm đại biểu cho tượng Thái Dương. Quy có nghĩa là quay về, cũng là từ phát âm gần với Quay trong tiếng Việt, nghĩa là điểm quay đầu, thay đổi trong sự phát triển.

Gương có Tứ linh điều hòa âm dương, xua dữ cầu lành còn có những dòng cầu chúc với nội dung cầu phúc cho con cháu, cầu thọ cho song thân, cầu mưa thuận gió hòa, ngũ cốc được mùa, cầu quan vị tôn hiển, nghi đạt. Còn có sự tích rằng Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất Trung Hoa đã tổ chức hoạt động cúng tế chúc mừng mùa màng bội thu vào tháng 9 âm lịch hằng năm trên khắp cả nước. Ngày Trùng dương cũng là ngày mùa màng cho thu hoạch, kết thúc một vòng tuần hoàn sinh trưởng của cây cỏ thiên nhiên trong năm.

Một sự tích khác về ngày Trùng cửu được chép trong sách “Phong thổ ký” rằng cuối đời nhà Hạ vua Kiệt dâm bạo tàn ác, Thượng đế giáng một trận thủy tai làm nhà cửa khắp nơi bị chìm xuống biển nước, nhân dân chết đuối, thây nổi đầy sông. Nạn thủy tai đó nhằm ngày mồng 9 tháng 9. Vì vậy mỗi năm đến ngày này, nhân dân lo sợ, già trẻ gái trai đều đua nhau quảy thực phẩm lên núi cao để lánh nạn…

Hạ Kiệt là vị vua cuối cùng của nhà Hạ, đã bị vua Thành Thang nhà Thương tiêu diệt. Triều Hạ khởi đầu từ Hạ Khải – Lạc Long Quân nên có biểu tượng là nước (Lạc). Sự tàn bạo của Hạ Kiệt được truyền thuyết hóa thành cơn thủy tai cuối thời Hạ. Người dân lên núi lánh nạn, tức là đi theo Thành Thang, vốn là bộ tộc ở phía Bắc xưa, có biểu tượng là Núi. Ngày mồng 9 tháng 9 là ngày chấm dứt triều đại nhà Hạ, khởi đầu nhà Thương, chấm dứt cơn thủy tai đại nạn do Hạ Kiệt gây ra, mở ra một triều đại mới trong lịch sử.

Gương Tứ linh thời Hán tìm thấy ở Bắc Việt

Trên những chiếc gương đồng trong mộ Hán thường gặp bài minh tả cảnh như sau:

Trên có tiên nhân không biết tuổi

Khát uống suối ngọc, đói ăn táo

Quanh trên núi thiêng hái dược thảo

Ngao du thiên hạ khắp bốn biển

Thọ như đá vàng, nên thiên đạo.

Thật bất ngờ khi nhận ra rằng những bài thơ trên đồng kính thời Hán lại như đang mô tả cảnh ngày Tết trùng dương, lên núi gặp lão tiên trường thọ, ăn uống thanh khiết, thưởng hoa hái thuốc. Ngày Trùng dương như vậy theo quan niệm của đạo Thần Tiên thời Hán là ngày có thể “đắc thiên đạo”, trở thành trường sinh bất tri lão. Tục ăn bánh “cao” ngày Trùng cửu giống như chuyện tiên nhân ăn táo. Tục uống rượu hoa cúc cũng như uống nước suối ngọc.

Một tục khác vào ngày Tết Trùng Cửu là tục cài lá Thù du hay còn gọi là Châu du. Cài lá Thù du là một phong tục có từ thời Đường, mọi người nhất là trẻ em và phụ nữ thường giắt lá vào người hay cho vào trong những túi vải để trừ tà. Trái cây Thù du là một vị thuốc vô cùng tốt có thể khử hàn độc, ôn nhiệt. Có thể thấy việc cài lá Thù du tương tự việc tiên nhân bồi hồi ngao du đi tìm “chi thảo” như được mô tả trên gương đồng cổ.

Trong kinh điển Đạo Giáo có chuyện Tần Thủy Hoàng nhiều lần đi ra bờ biển Đông gặp đạo sĩ Yên Kỳ Sinh bên đình Phụ Hương hỏi cách trường sinh bất lão. Di tích nay còn là núi Yên Tử ở Quảng Ninh nước ta, tương truyền là nơi Thiên Tuế Ông Yên Kỳ Sinh đi hái cây thuốc Thạch xương bồ, mọc trên các khe đá ở vùng núi cao. Gần đây, các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện tại di chỉ Thiên Long Uyển ở xã Yên Đức, thị xã Đông Triều một bãi cột gỗ, có niên đại được xác định vào thế kỷ thứ III, IV trước Công nguyên. Đây là bằng chứng trực tiếp cho một kiến trúc đình đài dựng bằng gỗ tại khu vực Quảng Ninh bên bờ biển Đông vào thời Tần.

Gạch mộ kiểu Hán ở chân núi Yên Tử

Sách “Phong Thổ Ký” chép: “Đời Hán vua Văn Đế cho dựng một đài cao 30 trượng ở trong cung, mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng 9, nhà vua cùng vương hậu, vương tử, cung phi đem nhau lên đài ở cho qua hết ngày ấy”. Vương hậu của Văn Đế là Đậu hoàng hậu, một người theo chủ trương Vô vi của đạo Giáo. Đậu hoàng hậu sau trở thành Thái hậu rồi Thái hoàng thái hậu, nắm quyền nhiếp chính trong các đời Cảnh Đế và Vũ Đế tiếp theo. Đây là lý giải cho sự tích vua Văn Đế xây đài lên cao vào ngày Trùng dương, gắn với tư tưởng thăng tiên của Đạo Giáo. Phí Trường Phòng cũng là một tiên nhân thời Hán. Có thể thấy sự tích ngày Trùng dương lên cao gặp tiên đều bắt nguồn từ thời Tây Hán, tương đương với niên đại của những chiếc gương Tứ linh ở trên.

Cần nói thêm rằng nhà Tây Hán có các vị vua đều mang hiệu là Hiếu, như Hiếu Văn Đế, Hiếu Cảnh Đế, Hiếu Vũ Đế… như được ghi trong “Sử ký Tư Mã Thiên”. Nên chính xác phải gọi đây là nhà Hiếu, một triều đại của người Bách Việt. Nhà Hiếu do Cao Tổ là Lưu Bang, một người Việt chính cống sáng lập, cùng với các công thần lập quốc như Hàn Tín, Mai Thừa, Anh Bố, Văn Ông, Tiêu Hà, Tào Tham đều đã được ghi nhận trong “Bách Việt tiên hiền chí” của sử gia Âu Đại Nhậm thời Minh.

Tượng Hồ Công và Phí Trường Phòng ở núi Xuân Đài, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa

Truyền thuyết về nguồn gốc ngày Trùng cửu với vị tiên Phí Trường Phòng còn tương đồng với một sự tích cùng nhân vật ở Thanh Hóa nước ta. Ở động Hồ Công thuộc huyện Vĩnh Lộc, tương truyền xưa kia có một ông già vai đeo quả bầu nhỏ thường ra chợ bán thuốc chữa bệnh, tối đến ông lại về động, thu mình chui vào quả bầu để ngủ. Có người là Phí Trường Phòng thấy lạ mà hỏi. Hồ Công liền hóa phép cho anh ta chui vào trong quả bầu thì thấy trong đó có đủ trời, đất, trăng sao, nhà cửa… Sau này Phí Trường Phòng cũng đắc đạo thành tiên. Hai thầy trò ở trong động đá trên dãy núi Xuân Đài rồi đi vào bất tử để lại hình hài hóa thành hai pho tượng đá trong động Hồ Công ngày nay.

Quan niệm thành tiên thời kỳ đầu Công nguyên được Cát Hồng, một đạo sĩ đời Tấn đề cập. Cát Hồng có hiệu là Bão Phác Tử, từng làm quan lệnh ở huyện Câu Lậu, thuộc miền Bắc nước ta. Về sau ông tìm cầu thuật trường sinh bất tử, hết sức đề xướng thần tiên Đạo giáo. Trong cuốn “Bão phác tử luận tiên” Cát Hồng đã dẫn sách “Tiên kinh” cho biết tiên nhân được chia thành ba thứ bậc: “Người bậc trên bay thân hình lên trời là Thiên tiên. Người bậc giữa lên núi cao du ngoạn là Địa tiên. Người bậc dưới sau khi chết thoát xác gọi là Giải tiên”. Như thế, việc đăng cao lên núi là một trong những cách để thành tiên trong quan niệm thời này. Còn việc thoát xác thành tiên được thể hiện qua các đồ tùy táng như các gương đồng hay vải liệm lụa có vẽ tranh trong các ngôi mộ Hán.

Những chiếc gương đồng trong mộ cổ thời Hán không chỉ là đồ dùng bồi táng theo người đã mất mà nó có ý nghĩa là giúp cho người chết trong quá trình thoát khỏi thân xác phàm tục mà thăng tiên. Trong các nghi lễ cúng xưa của người Việt các thầy phù thủy cũng từng dùng gương đồng như một pháp cụ hành lễ. Vì vậy, các họa tiết biểu tượng và minh văn trên gương đồng cổ thể hiện tư tưởng tín ngưỡng và tâm linh của con người đương thời.

Trong sự tích Việt cũng có truyền thuyết lên núi gặp tiên được phúc như thần tích về Tản Viên Sơn Thánh. Hai anh em ông Nguyễn Cao Hành một hôm đi săn lên núi Thu Tinh, gặp một Lão ông mang theo một bầu rượu và một cái la bàn. Hai anh em xin Lão ông chọn cho một huyệt mộ để táng hài cốt của thân phụ, nhờ đó sinh được các bậc tiên thánh là ba vị Nguyễn Tuấn, Cao Sơn và Quý Minh. Nguyễn Tuấn trở thành Tản Viên Sơn Thánh, vị thần bất tử đứng đầu linh thần Việt. Cao Sơn và Quý Minh là hai vị Tả hữu kiên thần, có công chống giặc Thục, yên định giang sơn. Khi hai vị Cao Sơn và Quý Minh hóa, cũng lại quay về núi Thu Tinh mà thăng thiên.

Cảnh đi săn trên gương đồng hình hoa Cúc thời Đường

Truyền thuyết táng mộ ở núi Thu Tinh cũng giống như quan niệm ngày Trùng cửu lên núi gặp tiên, uống rượu hoa cúc. Lão ông ở núi Thu Tinh cầm bầu rượu và cái la bàn, không khác gì là cầm một chiếc gương phong thủy. Mục đích là tìm cầu sinh con quý tử và thọ lão, thành tiên lúc quay về trời.

Cuối cùng xin lấy bài thơ của lão tiên nhân đã ngâm đọc trên núi Thu Tinh để kết thúc bài viết về ngày tết Trùng cửu của người Việt:  

Từ đế vương cùng muôn triệu dân

Quay về sẽ phải tụ tinh thần

Sự truyền khó luận chân hay ảo

Nhớ tên núi đó, lẽ như chân.

TÓM LƯỢC VỀ CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG

SƠN TRIỀU: Hùng Vương Thánh tổ

Nhật nguyệt tinh thần

1.      Đế Minh (Hùng Vũ Vương)

Triều đại: Hoàng Đế mở muôn nước. Tổ phụ bộ tộc Trung tâm Giao Chỉ

Vua khai sáng và tên húy: Đế Minh, Hiền Đức Lang

Danh hiệu trong Hùng Vương Ngọc phả: Hùng Vũ Vương

Danh hiệu trong Hoa sử: Hiên Viên Hoàng Đế

Tên thờ và trong truyền thuyết: Vua cha Thiên phủ, Đột Ngột Cao Sơn Cổ Việt Hùng thị nhất thập bát thế thánh vương, Hùng Vương Sơn nguyên Thánh tổ

Tên dân dã: Ngọc Hoàng

Niên đại: khoảng – 4.000 đến – 2879 DL

Quốc hiệu: nước Họ Hùng, Hữu Hùng quốc, Viêm Giao, Viêm Việt

Kinh đô: Hồng Lĩnh

Truyền thuyết: Tây Thiên quốc mẫu, Vua Hùng chọn đô

Di tích: Đền Hùng và các nơi thờ trên vùng đất tổ. Đền Đình Chu.

2.      Đế Nghi (Hùng Hy Vương)

Triều đại: Đường Nghiêu

Vua khai sáng và tên húy: Đế Nghi, Viên Lang

Danh hiệu trong Hùng Vương Ngọc phả: Hùng Hy Vương

Danh hiệu trong Hoa sử: Đế Nghiêu

Tên thờ và trong truyền thuyết: Viễn Sơn Thánh vương

Tên dân dã: Bắc Đẩu

Quốc hiệu: Hồng Bàng

Niên đại: khoảng –2879 đến –2500 DL

Kinh đô: Hồng Lĩnh và Ngũ Lĩnh

Truyền thuyết: Vua Hùng kén rể, Vua Hùng chọn đô

Di tích: Đền Hùng và các nơi thờ trên vùng đất tổ

3.      Lộc Tục (Hùng Hi Vương)

Triều đại: Ngu Thuấn.

Vua khai sáng và tên húy: Lân Lang, Lộc Tục

Danh hiệu trong Hùng Vương Ngọc phả: Hùng Hi Vương

Danh hiệu trong Hoa sử: Đế Thuấn

Tên thờ và trong truyền thuyết: Ất Sơn Thánh vương, Nam triều thánh tổ Ngọc hoàng thượng đế, Sơn Tinh

Tên dân dã: Nam Tào

Quốc hiệu: Nam Bang, Xích Quỷ

Niên đại: khoảng -2500 đến -2200 DL

Kinh đô: Ngũ Lĩnh

Truyền thuyết: Đi cày Lịch Sơn, Vua Hùng kén rể

Di tích: núi Lịch, các nơi thờ Hùng Vương trên đất tổ.

KINH TRIỀU: Phụ đạo

Rồng bay biển Bát

4.      Kinh Dương Vương (Hùng Việt Vương)

Triều đại: Tổ nhà Hạ

Vua khai sáng và tên húy: Kinh Dương Vương, Tuấn Lang

Danh hiệu trong Hùng Vương Ngọc phả: Hùng Việt Vương

Danh hiệu trong Hoa sử: Đại Vũ, Hạ Vũ.

Tên thờ và trong truyền thuyết: Tản Viên Sơn Thánh quốc chúa đại vương, Vua cha Nhạc phủ

Tên dân dã: Hương Lang

Quốc hiệu: Nam Bang, Xích Quỷ

Niên đại: khoảng –2200 đến –2000 DL

Kinh đô: Sơn Tây

Truyền thuyết: Tản Lĩnh Ngọc ký, Thần Long Động Đình, Sơn Tinh – Thủy Tinh

Di tích: Ba Vì, Lăng Sương, Thác Bờ

5.      Lạc Long Quân (Hùng Diệp Vương)

Triều đại: Nhà Hạ

Vua khai sáng và tên húy: Lạc Long Quân, Pháp Hải Lang

Danh hiệu trong Hùng Vương Ngọc phả: Hùng Diệp Vương

Danh hiệu trong Hoa sử: Đế Khải, Hạ Khải.

Tên thờ và trong truyền thuyết: Uy Linh Lang, Bát Hải Động Đình, Vua cha Thoải phủ

Tên dân dã: Linh Lang

Quốc hiệu: Hồng Bàng, Đào Động.

Niên đại: khoảng –2000 đến – 1900 DL.

Kinh đô: An Hoa (ở giữa hồ Dâm Đàm và sông Nhị)

Truyền thuyết: Truyện Hồ Tinh, thần tích Yên Phụ, La Phù, Đồng Bằng, Thủ Lệ, Ngũ vị tôn quan

Di tích: Yên Trì, La Phù, Đồng Bằng và các đền thờ ven sông Hồng

6.      Hùng Uy Vương

Triều đại: Nhà Hạ Trung Hưng

Vua khai sáng và tên húy: Hoằng Hải Lang

Danh hiệu trong Hùng Vương Ngọc phả: Hùng Uy Vương

Danh hiệu trong Hoa sử: Hạ Thiếu Khang

Quốc hiệu: Hồng Bang

Niên đại: khoảng -1900 đến -1700 DL

Kinh đô: Dương thành

Truyền thuyết: Chử Đồng Tử, Hậu Nghệ – Hằng Nga

Di tích: Đầm Nhất Dạ và những nơi thờ Chử Đồng Tử

7.      Hùng Huy Vương

Triều đại: Nhà Thương

Vua khai sáng và tên húy: Long Tiên Lang.

Danh hiệu trong Hùng Vương Ngọc phả: Hùng Huy Vương

Danh hiệu trong sử Hoa: Thành Thang.

Tên thờ và trong truyền thuyết: Bàn Hồ

Tên dân dã: Lang thang

Quốc hiệu: Việt Thường

Niên đại: khoảng –1700 đến –1400 DL

Kinh đô: Tân Cán (Ngô thành)

Truyền thuyết: Các họ của người Dao

8.      Hùng Duệ Vương

Triều đại: Nhà Ân.

Vua khai sáng và tên húy: Huệ Đức Lang

Danh hiệu trong Hùng Vương Ngọc phả: Hùng Duệ Vương

Danh hiệu trong sử Hoa: Bàn Canh, Trụ Vương

Tên thờ và trong truyền thuyết: Vua cha Địa phủ

Tên dân dã: Diêm vương

Quốc hiệu: Việt Thường

Niên đại: khoảng –1400 đến –1100 DL

Kinh đô: Bàn Long thành, An Huy

Truyền thuyết: Tam vị Tản Viên Sơn thánh, Giếng Việt, Truyện vu nữ

Di tích: Các di tích thờ Cao Sơn, Quý Minh; núi Vũ Ninh

THỤC TRIỀU: Trị bình kiến phu

Phượng gáy non Kỳ

9.      Âu Cơ (Hùng Chiêu Vương)

Triều đại: Tổ nhà Chu

Vua khai sáng và tên húy: Âu Cơ

Danh hiệu trong Hùng Vương Ngọc phả: Hùng Chiêu Vương

Danh hiệu trong sử Hoa: Cơ Xương, Chu Văn Vương

Tên thờ và trong truyền thuyết: Thục Vương tử, Hiền Vương

Tên dân dã: Lang Liêu

Quốc hiệu: Văn Lang – Âu Lạc

Niên đại: khoảng –1100 đến -1000 DL

Kinh đô: Phong Châu

Truyền thuyết: Phù Đổng Thiên vương, Truyện họ Hồng Bàng, Lão tiên ở bến Việt Trì, Cột đá thề

Di tích: Hiền Lương, Phù Đổng, Sóc Sơn, chùa Hoa Long, núi Hùng

10. Hùng Quốc Vương

Triều đại: Nhà Tây Chu.

Vua khai sáng và tên húy: Thừa Văn Lang.

Danh hiệu trong Hùng Vương Ngọc phả:  Hùng Ninh Vương

Tên thờ và trong truyền thuyết: Thục Phán, Vũ Ninh

Danh hiệu trong sử Hoa: Cơ Phát, Ninh Vương, Chu Vũ Vương.

Tên dân dã: Ninh lang (Linh Lang).

Quốc hiệu: Văn Lang – Âu Lạc.

Niên đại: khoảng -1000 đến -770 DL

Kinh đô: Côn Minh (Vân Nam)

Truyền thuyết: Chim bạch trĩ, Bà Nghi Địch, Đồng Cổ Sơn thần, Lang Liêu cầu Tiên, Phan Tây Nhạc, Hùng Linh Công

Di tích: Làng Vân, Đan Nê, Hiền Lương, Tây Thiên, Y Sơn, Thị Cấm

11. Hùng Tạo Vương

Triều đại: Nhà Đông Chu.

Vua khai sáng và tên húy: Đức Quân Lang

Danh hiệu trong Hùng Vương Ngọc phả: Hùng Tạo Vương

Danh hiệu trong sử Hoa: Chu Bình Vương.

Tên thờ và trong truyền thuyết: An Dương Vương

Quốc hiệu: Văn Lang – Âu Lạc

Niên đại: –770 đến –314 DL

Kinh đô: Cổ Loa

Truyền thuyết: Huyền Thiên Trấn Vũ, Giếng Việt, Lang Liêu gặp Phật

Di tích: Thổ Hà, núi Sái, Thất Diệu, chùa Thiên Quang

12. Hùng Nghị Vương

Triều đại: Cuối thời Đông Chu.

Vua khởi đầu: Bảo Quang Lang.

Danh hiệu trong Hùng Vương Ngọc phả: Hùng Nghị Vương

Tên thờ và trong truyền thuyết: An Dương Vương

Danh hiệu trong sử Hoa: Chu Noãn Vương

Quốc hiệu: Âu Lạc

Niên đại: –314 đến –256 DL

Kinh đô: Cổ Loa

Truyền thuyết: Mỵ Châu – Trọng Thủy

Di tích: Cổ Loa, đền Cuông

TRUNG HOA: Đại đế quốc

Tiên Rồng hợp hình

13. Tần (Hùng Định Vương)

Triều đại: nhà Tần

Vua khai sáng và tên húy: Chân Lang

Danh hiệu trong Hùng Vương Ngọc phả: Hùng Định Vương

Tên thờ và trong truyền thuyết: Đinh Tiên Hoàng

Danh hiệu trong sử Hoa: Tần Thủy Hoàng

Tên dân dã: Lang sói – Sài lang

Quốc hiệu: Đại Cồ Việt

Niên đại: –257 đến –206 DL

Kinh đô: Tam Xuyên

Truyền thuyết: Lý Ông Trọng, Yên Kỳ Sinh, Giếng Việt

Di tích: Chèm, Yên Tử, núi Vũ Ninh

14. Hiếu (Hùng Trinh Vương)

Triều đại: Nhà Hiếu (Tây Hán)

Vua khai sáng và tên húy: Hưng Đức Lang

Danh hiệu trong Hùng Vương Ngọc phả: Hùng Trinh Vương

Tên thờ và trong truyền thuyết: Lý Bôn, Triệu Vũ Đế

Danh hiệu trong sử Hoa: Lưu Bang – Hán (Hiếu) Cao Tổ

Tên dân dã: Lang bang

Quốc hiệu: Vạn Xuân

Niên đại: -206 tới –9 DL

Kinh đô: Trường An

Truyền thuyết: thần tích Đồng Xâm, Nhữ Nương (Trình Thị)

Di tích: Đồng Xâm, Nhữ Nương, Xuân Quan, Cựu Tự, Bát Tràng

15. Triệu (Hùng Triêu Vương)

Triều đại: nhà Triệu

Vua khai sáng và tên húy: Cảnh Triêu Lang

Danh hiệu trong Hùng Vương Ngọc phả: Hùng Triêu Vương

Tên thờ và trong truyền thuyết: Triệu Việt Vương

Danh hiệu trong sử Hoa: Triệu Đà

Tên dân dã: Triệu Quang Phục

Quốc hiệu: Nam Việt

Niên đại: -179 đến –111 DL

Kinh đô: Phiên Ngung

Truyền thuyết: Triệu Quang Phục

Di tích: các nơi thờ Triệu Việt Vương ở cửa biển Đại An và ven các cửa sông

Họ Vi và họ Đồng

Họ Vi là dòng họ lớn của người Tày ở vùng ven biên giới Lạng Sơn, Cao Bằng. Họ này từng có những người làm các chức quan tộc nhiều đời ở đây như tổng đốc Vi Văn Định thời trước cách mạng tháng Tám. Nguồn gốc họ Vi theo sách Thất tộc thổ ty của Lã Văn Lô như sau:
Xét gia phả họ Vi, nguyên tổ tiên là họ Hàn tên là Nhân, dòng dõi của Hoài Âm hầu Hàn Tín. Lã Hậu nghi Hàn Tín mật thông với Trần Hy làm phản, nên cùng lập mưu với Tiêu Hà diệt trừ Hàn Tín. (khoảng năm 110 trước CN). Lúc bấy giờ một người thiếp của Hàn Tín có thai, Tiêu Hà mật gửi cho Triệu úy Đà ở Lĩnh Nam nhận nuôi. Đà làm Long châu lệnh (Long châu nguyên là đất Việt ta, thời Tần Vua sai Triệu Đà theo Nhâm Thao sang chia cai trị, đất ấy đến bây giờ thuộc Hán), nuôi nhận (tức là con người thiếp của Hàn Tín) rất chu đáo. Khi Nhân trưởng thành, giúp Đà làm việc, Đà chia đất cho từ Thượng Thạch trở đi, lấy phía Đông làm giới hạn. Đà sai Nhân bỏ nửa chữ Hàn đi trở thành họ Vi từ đó (để tránh chu di Tam tộc). Từ khi Nhân ở đất Long châu, từ Thượng Thạch về phía Đông, Cổ Lân, Tư Lãng về phía Bắc đều giao cho Nhân quản trị. Đến lúc họ Triệu suy, Nhân chiếm ức đất Long châu, sai con thứ chín là Vi Tiết Nghiêm, giúp cai trị. Sau Nghiêm kiêu ngạo làm bậy bị Hồ giết chết (Hồ là cháu Triệu Đà, con Trọng Thủy lấy Mỵ nương nước Việt sinh ra). Họ hàng con cháu lánh nạn về đất Nhật Nam, trở thành một dòng họ quý tộc ở đất này. Như thế đủ thấy phúc trạch họ Vi đầy đặn và lâu dài.
Đoạn tộc phả trên chứa đựng những thông tin khá lạ về giai đoạn Lưu Bang – Triệu Đà trên đất Việt. Hoài Âm Hầu Hán Tín là mưu sĩ đại công thần của Lưu Bang trong cuộc chiến Hán Sở tranh hùng. Khi Lưu Bang lên ngôi hoàng đế đã tìm cách diệt trừ các công thần có quyền thế lớn, trong đó có Hàn Tín. Tiêu Hà, một cận thần của Lưu Bang đã ra tay cứu vớt dòng họ Hàn, gửi gắm vợ con của Hàn Tín cho Triệu Đà ở đất Lĩnh Nam. Họ Hàn (韩) bỏ đi nửa chữ, đổi thành họ Vi (韦) để tránh nạn chu di và được Triệu Đà trọng dụng cho cai quản một vùng đất lớn ở Long Châu…
Chỗ lạ của chuyện này là việc Tiêu Hà gửi gắm dòng máu của Hàn Tín cho nhà Triệu. Triệu Đà và Lưu Bang theo sách sử ngày nay khởi nghĩa thành công cùng một năm ở 2 miền Nam Bắc riêng biệt. Nam Việt và Tây Hán có liên quan gì đến nhau đâu mà Tiêu Hà lại thân thiết với Triệu Đà đến mức có thể giao phó một chuyện lớn như vậy? Họ Vi bắt đầu từ con của Hàn Tín người Hán sao lại cuối cùng thành ra một dòng họ của người Tày?
Đoạn tộc phả trên có thể giải thích theo cách nhìn mới về thời kỳ lịch sử nhà Tây Hán và Nam Việt. Hiếu Cao Tổ Lưu Bang vốn xuất thân là một đình trưởng nhỏ ở đất Bái. Từ lúc thả dân phu đi Lịch Sơn Lưu Bang bỏ vào vùng rừng núi Mang Đường (= Mường) ẩn náu. Khi Tần Thủy Hoàng mất, loạn lạc nổi lên khắp nơi. Viên huyện lệnh đất Bái theo lời “tư vấn” của Tiêu Hà mời Lưu Bang về trợ giúp, song sau lại đổi ý, dẫn đến kết cục bị nhân dân đất Bái nổi dậy giết chết, tôn Lưu Bang làm Bái Công, cầm đầu khởi nghĩa kháng Tần…
Từ góc nhìn của dòng sử dân gian Việt chuyện này được chép là Triệu Đà người Chân Định (Kiến Xương) ở đất Thái Bình (Thái Bình phiên thiết Bái), thay chức Nhâm Ngao, rồi khởi nghĩa ở huyện Long Xuyên hay Long Biên. Tộc phả họ Vi chép Long Xuyên là Long Châu. Thực ra Long Châu hay Long Xuyên là quận Tam Xuyên thời Tần vì Tam và Long đều là những dịch tượng chỉ hướng Đông. Nhâm Ngao theo như tộc phả trên là người từng cai quản đất Long Châu – Long Xuyên này, không phải Nhâm Ngao là quận thủ của quận Nam Hải như sách sử vẫn chép. Từ quận Tam Xuyên Lưu Bang – Triệu Vũ Đế mới đánh chiếm Quế Lâm, Nam Hải và quận Tượng, làm chủ toàn bộ vùng đất mà nhà Tần thiết lập trên đất Việt trước đó.
Tiêu Hà là cận thần theo Lưu Bang từ khi khởi nghĩa còn đang trứng nước ở đất Bái – Long Xuyên. Vì thế quan hệ Tiêu Hà với vùng Long Châu mới rất gần gũi như trong tộc phả họ Vi đã kể. Triệu Đà lập nước Nam Việt sau khi Lữ Hậu mất là một người cháu của Lưu Bang, nên Lưu Bang được nhà Triệu Nam Việt tôn là Vũ Đế. Con cháu của đại tướng quân Hàn Tín như vậy mới được trọng dụng ở Nam Việt, nhằm đối đầu với triều Hiếu (Tây Hán) ở phía Bắc, được dựng nên bởi các cận thần của Lưu Bang sau khi Lữ Hậu mất.
Tộc phả họ Vi còn cung cấp một chi tiết nữa. Con cháu họ Vi lánh nạn ở đất Nhật Nam. Nhật Nam nếu theo định vị hiện tại nằm ở vùng Nam Trung Bộ Việt Nam, lấy đâu ra dòng họ Vi? Trong khi đó dòng họ Vi tới nay vẫn là một dòng họ lớn, có vai vế ở vùng Lạng Sơn và Quảng Tây. Như vậy vùng đất Nhật Nam được nói tới không phải là ở miền Trung mà là khu vực phía Nam Quảng Tây và một phần giáp ranh Bắc Việt. Vị trí quận Nhật Nam cũng là nơi Khu Liên khởi nghĩa cuối thời Đông Hán, không phải ở miền Trung Việt Nam mà là ở Quảng Tây.
Một dòng họ khác cũng có nguồn gốc bắt đầu từ thời Tây Hán là họ Đồng. Theo các tài liệu do chị Đồng Hồng Hoàn thu thập thì họ Đồng là hậu duệ của sử gia nhà Tây Hán Tư Mã Thiên. Tư Mã Thiên vì bị liên luỵ trong vụ án Lý Lăng nên đã phải chịu cung hình. Để bảo toàn gia tộc, 2 người con của ông buộc phải đổi họ. Người con trưởng là Tư Mã Lâm (司马临) từ họ phức là Tư Mã (司马) đã lấy chữ Mã (马) đồng thời thêm 2 chấm bên trái đổi thành họ Phùng (冯). Người con thứ là Tư Mã Quan (司马观) từ họ phức Tư Mã (司马) lấy chữ Tư (司) đồng thời thêm một nét sổ bên trái chữ Tư đổi thành họ Đồng (同). Hiện nay tại thôn Trại Từ Long Môn thuộc Hàn Thành, Thiểm Tây, quê hương của Tư Mã Thiên tuy không còn họ Tư Mã, nhưng người họ Phùng, họ Đồng rất đông, họ đều là con cháu đời sau của Tư Mã Thiên. Cả ngàn năm nay hai họ Phùng và Đồng vì cùng tế chung một ông tổ nên không bao giờ thông hôn, họ đều là người một nhà.
Còn gia phả họ Đồng ở Cổ Loa, Đông Anh thì cho biết: Tương truyền rằng trước đây tổ tiên là người Trung Quốc – họ Đồng Mã, nhưng không truyền tại duyên cớ gì sang bản quốc cư trú tại xã Nam Gián, tỉnh Hải Dương; Họ là từ chữ Tư (司) rồi thêm một nét sổ thành chữ Đồng (同)…
Vấn đề muốn bàn ở đây là tổ tiên họ Đồng đã sang định cư ở Hải Dương vào thời gian nào, vì duyên cớ gì?
Họ Tư Mã là một trong bách gia tính Trung Hoa, tức là người Bách Việt. Vốn Trình Bá thời Chu làm chức Tư mã rồi lấy đó làm họ. Như vậy Tư Mã Thiên là một sử gia người Hoa Việt, chép sử dưới thời Hiếu Vũ Đế, cũng là một triều đại Việt. Đây hoàn toàn không phải họ của người Hán như việc đánh lẫn họ của vua Tấn (Tư Mã Chiêu) với họ của Tư Mã Thiên. Tấn là chữ phiên thiết của Tây Hán, là người Hán chứ không phải người Hoa, nên không thể chung họ với Tư Mã Thiên được. Vả lại con cháu Tư Mã Thiên đều đã đổi sang họ Phùng và họ Đồng, làm gì còn ai mang họ Tư Mã mà sau này làm vua Tây Hán – Tấn.
Khi xác định họ Đồng VN bắt đầu từ Tư Mã Thiên thì việc có một người họ Đồng Trung Quốc đến Nam Gián, Hải Dương nhiều khả năng sẽ là dưới thời Sĩ Nhiếp, khi “danh sĩ nhà Hán sang nương nhờ có hàng trăm người“. Sĩ Nhiếp này là các thái thú châu mục Đặng Nhượng, Tích Quang của triều Tân chống lại giặc Hán, chứ không phải Sĩ Nhiếp thời Tam quốc.
Cuối thời Tân, đám Lục Lâm thảo khấu (được gọi là Hán quân) nhân cơ hội Trung Hoa suy yếu sau cải cách của Vương Mãng đã cướp được chủ quyền Trung Hoa. Tiền nhân họ Phùng là Phàn Sùng đã tôn một người cháu của Lý Bôn – Lưu Bang là Lưu Bồn Tử (Lý Bôn Tử) lên ngôi và phát động cuộc khởi nghĩa Xích My đánh dẹp quân Lục Lâm. Phàn Sùng chiếm được Trường An (kinh đô thời nhà Hiếu) nhưng sau đó bị thất bại bởi quân của Lưu Tú (Hán Quang Vũ). Trường An là nơi có nhà Tư Mã = Đồng + Phùng. Trong khởi nghĩa của họ Phùng này hẳn con cháu Tư Mã Thiên họ Đồng đã tham gia.
Họ Tư Mã vốn là những danh sĩ của nhà Hiếu, tiếp là triều Tân của Vương Mãng, nên sau khi khởi nghĩa của họ Phùng (Phàn Sùng) thất bại hẳn người họ Đồng đã phải chạy giặc xuống phương Nam, nương nhờ các thái thú châu mục ở đây lúc này là Đặng Nhượng và Tích Quang. Đặng Nhượng là người Việt quê ở Gia Lâm nên việc họ Đồng tới vùng Hải Dương rất liên quan đến thời điểm này.
Qua 2 câu chuyện của họ Vi và họ Đồng có thể thấy triều đại của nhà Hiếu (sử ngày nay gọi là Tây Hán) có liên quan trực tiếp đến vùng đất Giao Chỉ. Đây là nơi các danh sĩ nhà Hiếu, nhà Tân đã tìm về để ẩn náu do những biến động của thời cuộc bởi vì đây là đất gốc tổ của người Hoa Việt, của Hiếu Cao Lưu Bang và là nơi được các vị nhân sĩ trí thức yêu nước kiên cường chống giặc Hán xâm lược ngay cả khi triều đình trung ương đã rơi vào tay giặc (thời Sĩ Nhiếp). Mảnh đất Giao Chỉ do vậy là nơi hội tụ và bảo giữ được những dòng máu, những văn hóa cổ xưa nhất của người Bách Việt.

Khởi nghĩa Trưng Vương thời Tây Hán

Theo chính sử hiện tại, khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào năm 40 khi chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị thái thú Tô Định của nhà Đông Hán giết chết. Trưng Trắc lập đàn ở cửa sông Hát thề đền nợ nước, trả thù nhà. Từ vùng Phong Châu Hai Bà Trưng Trắc Trưng Nhị đánh xuống Long Biên, đuổi Tô Định, chiếm được 65 thành ở vùng Lĩnh Ngoại. Trưng Trắc lên ngôi, làm vua được 3 năm thì nhà Đông Hán cử Mã Viện làm Phục Ba tướng quân dẫn quân thủy bộ tiến vào. Sau một số trận đánh lớn như ở Lãng Bạc, Hai Bà đã tử tiết tại Cấm Khê, kết thúc một cuộc khởi nghĩa hào hùng và bi tráng của 2 nữ vương.

Trong khi sử sách Trung Quốc có rất ít thông tin về khởi nghĩa của Trưng Vương tại Giao Chỉ thì trong dân gian có rất nhiều tướng lĩnh của khởi nghĩa Hai Bà Trưng được thờ ở khắp miền Bắc nước ta. Tuy nhiên, những thần tích về các tướng lĩnh của Trưng Vương lại có những thông tin rất lạ về thời điểm của cuộc khởi nghĩa. Ví dụ như thần tích đình Lạc Cầu (Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên) kể về 2 vị thành hoàng là Trương Công Tuấn và Lý Công Mẫn là tướng Tham tán của Trưng Vương, nhưng lại bắt đầu thần tích vào thời Tây Hán, Tô Định được cử làm thái thú nước ta… Tô Định là thái thú nhà Tây Hán, vậy Hai Bà Trưng khởi nghĩa vào lúc nào?

Đình Nôm (Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên).

Cũng ở Hưng Yên có đình Đại Đồng (Văn Lâm) hay còn gọi là đình Nôm, thờ vị thành hoàng là đức thánh Tam Giang thời Hai Bà Trưng. Làng Nôm là một làng còn lưu được nhiều nét văn hóa cổ của vùng đất Phố Hiến. Đình có kiến trúc theo phong cách hội quán Phúc Kiến. Thần tích đình Nôm kể (Theo cuốn Di tích lịch sử – văn hóa Hưng Yên):
Vào thời Tây Hán ở trang Vân Mẫu thuộc đạo Bắc Giang có người con gái họ Phạm húy là Tĩnh. Năm 18 tuổi nổi tiếng về tài sắc nhưng nàng không muốn lấy chồng, chỉ một lòng theo đạo Phật. Nàng đến chùa Pháp Vân thấy cảnh chùa linh ứng phù hợp với tâm linh của mình liền xin tu ở chùa. Cò lần nàng ra sông Nguyệt Đức tắm, bỗng trời đất tối sầm, sóng gió nổi lên một con thuồng luồng quấn chặt lấy nàng. Đêm ấy nàng nằm mơ thấy mình nuốt vầng trăng vào bụng, từ đó mang thai. Đến ngày 10 tháng 2 năm Nhâm Thìn nàng sinh được người con trai khôi ngô tuấn tú, tướng mạo khác thường, đặt tên là Tam Giang.
Lớn lên Tam Giang trở thành trang nam nhi dũng lược, văn võ kiêm toàn. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hai Bà Trưng, Tam Giang đứng lên chiêu mộ trai tráng quanh vùng tham gia và được cử làm Điện tiền chỉ huy tướng quân…
Sau một thời gian quân của Hai Bà Trưng đánh thắng giặc Hán… Tam Giang trở về trấn sở ở trại Đồng Cân, trang Đồng Xá sinh cơ lập nghiệp. Thấy cháu gái Triệu Đà là Triệu Mỵ Nương xinh đẹp nết na, Tam Giang lấy làm vợ. Từ đó nhân dân trại Đồng Cân được sống yên vui.
Ba năm sau nhà Hán cử Mã Viện sang xâm lược. Tam Giang ra trận nhưng thế giặc mạnh, quân ta bị thua. Tam Giang cùng mẹ và vợ xuống thuyền ở bến đò sông Nguyệt Đức rồi vùng tuẫn nạn trên sông.
Hiện đình Nôm thờ thánh Tam Giang, còn bà mẹ Phạm Tĩnh và vợ ông là Triệu Mỵ Nương được thờ tại chùa Nôm. Câu đối ở nghi môn đình Nôm:
生為將死為神萬古英靈桐嶺峙
功在徴名在漢一心忠義徳江清
Sinh vi tướng tử vi thần vạn cổ anh linh Đồng lĩnh trĩ
Công tại Trưng danh tại Hán nhất tâm trung nghĩa Đức giang thanh.
Dịch:
Sinh là tướng chết là thần, vạn cổ anh linh cao Đồng Lĩnh
Công ở Trưng danh ở Hán, một lòng trung nghĩa sáng Đức Giang.
Hay câu đối khác:
六十城東洛大都漢氏山河幾可轉
百千載南朝名蹟徵家義烈豈能磨
Lục thập thành Đông Lạc đại đô, Hán thị sơn hà ki khả chuyển
Bách thiên tải Nam triều danh tích, Trưng gia nghĩa liệt khải năng ma.
Dịch:
Sáu mươi thành đô lớn Đông Lạc, thời Hán núi sông mà lay chuyển
Trăm ngàn năm tích nổi Nam triều, nhà Trưng công nghĩa chẳng từ nan.

Ban thờ mẹ và vợ thánh Tam Giang ở chùa Nôm.

Vấn đề là một “Điền tiền chỉ huy tướng”, tức là chức vụ cầm đầu quân đội, của Hai Bà Trưng lại lấy vợ và cháu gái Triệu Đà. Triệu Đà là vua nước Nam Việt từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, thời Tây Hán. Cháu gái Triệu Đà đến năm 40 sau Công nguyên đã ngoài trăm tuổi, sao lại còn lấy chồng là đại tướng của Trưng Vương? Liên hệ giữa nhà Triệu Nam Việt và Trưng Vương là như thế nào?
Ở Hưng Yên còn một di tích khác vời thần tích nêu cụ thể về thời gian giữa nhà Triệu và Trưng Vương. Đình và đền thôn Thượng Bùi ở xã Trung Hòa, Yên Mỹ kể:
Ở động Hoa Lư, huyện An Khánh, phủ Trường An, châu Ái có người tên là Ngô Thông vốn dòng dõi thế gia. Ngô Thông làm đến chức Phủ doãn phủ Hà Trung. Lại có người tên là Phạm Cầu, người động Nga Sơn, huyện Thanh Sơn, phủ Hà Trung, làm đến chức Thái phó ở đời Triệu Ai Vương, được bổ nhiệm làm Bộ chúa Hải Dương… Hai họ Ngô Phạm thân thiết với nhau và có giao ước sẽ kết gả con cho nhau.
Ngô Công sinh con trai đặt tên là Ngọ. Nhà họ Phạm sinh hai con gái, đặt tên là Nga Nương và Châu Nương…
Năm Ngọ Công 11 tuổi cha bị quân Hán giết hại, mẹ sau cũng mất theo. Ngọ Công trở thành mồ côi, tìm đến nhà Phạm Công nương nhờ. Khi Ngọ Công 17 tuổi Phạm Công gả Nga Nương cho Ngọ Công. Lúc ất Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh Tô Định. Ngọ Công và Nga Nương đem quân tướng bái yết Trưng Vương. Trưng Vương phong cho Ngọ Công làm Than tán quốc chính thượng tướng quân Ngọ Phong Hầu và Nga Nương là Thống Lĩnh tả hữu nội vệ nữ tốt Nguyệt Nga công chúa…
Như vậy, Phạm Công người Thanh Hóa, làm chức Thái phó đời Triệu Ai Vương (117 TCN – 112 TCN). Thế mà con là Nguyệt Nga khi mười bảy đôi mươi lại là tướng thống lĩnh nội vệ của Trưng Vương. Tất cả những thần tích nêu trên ở Hưng Yên chỉ ra rõ ràng rằng có một khởi nghĩa Trưng Vương xảy ra không phải vào thời Đông Hán sau Công nguyên, mà là ngay sau khi nhà Triệu Nam Việt bị nhà Tây Hán diệt. Chuyện này là thế nào?
Nhà Triệu Nam Việt thành lập từ thế kỷ 2 trước công nguyên, đô đóng Phiên Ngung (Quảng Đông), truyền tới Triệu Vệ Dương Vương thì bị nhà Tây Hán tấn công. Thừa tướng ba đời nhà Triệu là Lữ Gia cùng với vua Triệu và gia quyến đã lên thuyền rời kinh đô đi về phía Tây, tức là về vùng duyên hải Giao Chỉ lúc đó. Lữ Gia và Triệu Vệ Dương Vương bị quân Hán truy sát, bị bắt và tử tiết ở cửa sông Đáy đổ ra biển. Truyền thuyết Việt chép thành chuyện Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục) bị Lý Phật Tử đuổi, ra đến cửa Đại Nha thì đi ra biển mà mất. Còn thừa tướng Lữ Gia là tướng Lý Phục Man của Lý Nam Đế, sau khi tử trận đã được tùy tướng là Trương Hống Trương Hát đem về chôn cốt ở làng Giá – Yên Sở đầu sông Đáy.
Trương Hống Trương Hát chính là Nhị Trưng Vương, làm nên cuộc khởi nghĩa tiếp theo ở Phong Châu. Nhị Trưng Vương là con gái thừa tướng Lữ Gia và là hoàng phi của Triệu Vệ Dương Vương. Vì vậy Trưng nữ vương mới lấy cửa sông Đáy (Hát Môn) làm nơi phất cờ khởi nghĩa đền nợ nước Nam Việt đã mất và trả thù nhà là vua Triệu đã bị chết ở cửa Đại Nha. Các tướng lĩnh của Trưng Vương do vậy mới có thân phụ làm quan cho nhà Triệu còn con thì cùng Trưng Vương trả thù nhà, đền nợ nước.
Thánh Tam Giang ở đình Nôm lấy cháu gái Triệu Đà tức là hoàng thân quốc thích của nhà Triệu Nam Việt và của Trưng Vương. Đức thánh do vậy nhận chức Điện tiền chỉ huy, tổng quản quân đội là hợp lý. Tam Giang thực ra là Tam Xuyên, là quận mà nhà Tần đã lập ra khi chiếm đất nhà Chu ở Giao Chỉ. Thánh Tam Giang là vị tướng cai quản vùng Tam Xuyên (Giao Chỉ) thời Trưng Vương.
Tư liệu dân gian cho thấy sử Việt đã chép thiếu khởi nghĩa của Nhị Trưng Vương dưới thời Tây Hán. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở Phong Châu là nhằm phục quốc Nam Việt của nhà Triệu, nối tiếp ý chí chống Hán của thừa tướng Lữ Gia. Quốc thống và dòng dõi nhà Triệu, triều đại xưng Nam đế, xưng Việt đế đầu tiên trong lịch sử, không mất mà còn nối tiếp bởi các hoàng phi họ Lữ và sau đó là nước Nam Triệu ở vùng Tây Bắc Việt.

Những đồng tiền kể chuyện mình

Lịch sử tiền tệ Trung Hoa bắt bằng việc sử dụng vỏ sò trong giao dịch. Vỏ sò được dùng làm tiền chí ít là từ thời nhà Thương (nếu không phải từ thời nhà Hạ), với chữ trên giáp cốt văn dùng bộ bối để chỉ tiền tệ. Sang thời Chu vỏ sò thật được thay bằng vỏ sò đúc đồng. Liệu ở trên đất Việt thời đó đã biết dùng vỏ sò chưa? Rõ ràng là có bởi vì khu vực đất Điền ở Vân Nam đã phát hiện những chiếc thùng (thạp) đựng vỏ sỏ làm tiền. Đất Điền không hề giáp biển nên những vỏ sò này chắc chắn có nguồn gốc từ vùng ven biển, tức là từ Vịnh Bắc Bộ mà ra. Người Điền biết dùng vỏ sò thì hiển nhiên người Lạc Việt cũng phải biết dùng vỏ sò làm tiền tệ.

Dao tien 2Đao tiền thời Chu ở Việt Nam

Cuối thời Đông Chu tiền tệ Trung Hoa tiến thêm một bước. Vỏ sò đồng được thay bằng những loại tiền có hình công cụ lao động như bố tiền (tiền hình lưỡi mai đào đất), đao tiền (tiền hình con dao). Trên bố tiền và đao tiền đều có những kim văn ghi thông tin về những loại tiền này. Với định vị nhà Chu nằm ở tận lưu vực sông Hoàng Hà, thời Xuân Thu Chiến Quốc thiên hạ Trung Hoa còn cách đất Việt hàng ngàn km qua nhiều vùng đất lãnh thổ thì không thể hiểu tại sao ở Việt Nam, ở Lào lại có những bố tiền, đao tiền của nhà Chu được tìm thấy trong khảo cổ. Những đao tiền nhỏ hay to nặng tới 40 g cũng có thể thấy ở Việt Nam, với đầy đủ kim văn (đại triện) của thời Chu.

Hoan tien 2Bố tiền và Hoàn tiền thời Chu ở Việt Nam

Cuối thời Đông Chu xuất hiện loại tiền có hình tròn, nhưng lỗ tiền vẫn giữ dạng tròn, gọi là hoàn tiền hay viên tiền. Trên hoàn tiền có chữ đại triện, tương tự trên đao tiền. Những đồng hoàn tiền nhà Chu này cũng được tìm thấy ở Việt Nam.
Sự có mặt phong phú những loại tiền của thời Chu tại Lào, Việt Nam cho thấy khu vực này nằm trong phạm vi giao dịch buôn bán của Trung Hoa thời kỳ trước công nguyên. Mối liên hệ giữa nhà Chu và vùng đất Lào Việt cần được xem xét lại khi những hiện vật thời Thương Chu được tìm thấy khá nhiều tại đây.
Đồng tiền có lỗ vuông của Trung Hoa đầu tiên là đồng Bán lạng, viết bằng chữ Tiểu triện (Tần triện) đúc từ thời Tần. Một số sách cho rằng tiền Bán lạng được Tần Thủy Hoàng bắt đầu dùng khi thống nhất lục quốc. Thực ra tiền lỗ vuông Bán lạng lần đầu tiên được đúc bởi Tần Huệ Văn Vương Doanh Tứ. Đây là vị vua Tần đầu tiên xưng vương, có ý tranh ngôi thiên tử của nhà Chu nên việc cho đúc một loại tiền mới khác biệt cũng là hợp lý.
Tiền Bán lạng tồn tại tới đầu triều Tây Hán. Hiếu Cao Tổ Lưu Bang khi lên ngôi cho rằng đồng Bán lạng quá nặng, khó sử dụng nên cho đúc loại tiền có trọng lượng nhẹ hơn là tiền Ngũ thù. Sau thời Lữ Hậu thì những đồng tiền Bán lạng đủ cân đủ trọng lượng (12 thù) không còn được đúc nữa. Ở Bắc Việt tiền Bán lạng đôi khi được tìm thấy trong các địa điểm khảo cổ như ở di tích Cổ Loa (cùng với trống đồng Cổ Loa). Việc phát hiện tiền Bán lạng ở Việt Nam cho thấy đồng tiền này đã được lưu hành ở nước ta từ thời Tần.

Hoa tuyen 3
Hóa tuyền

Khi Vương Mãng tiếm ngôi nhà Hiếu đã có hàng loạt những cải cách tiền tệ, dẫn đến sự rối loạn trong xã hội. Vương Mãng chỉ ở ngôi 15 năm nhưng đã cho đúc khá nhiều loại tiền. Những đồng tiền này đều dùng Triện thư ghi trên mặt tiền. Đặc biệt Vương Mãng còn ra quy định bất kỳ ai ra đường cũng phải mang theo Bố tiền (tiền hình thuổng), nếu không thì bị xem là thiếu chứng minh hợp pháp. Các lữ quán, bến đò không nhận khách không mang theo bố tiền. Các quan khi ra vào cung điện cũng phải mang theo bố tiền.
Bố tiền và Hóa tuyền của nhà Tân được tìm thấy ở Việt Nam (và Lào) khá nhiều. Ví dụ cả bộ bố tiền 10 loại từ Tiểu bố nhất bách, Huyền bố nhị bách, Ấu bố tam bách đến Thứ bố cửu bách rồi Đại bố hoàng thiên đều thấy có tại nước ta. Rồi những đồng Hóa tuyền, Bố hóa của thời này cũng được phát hiện tại Việt Nam.

Bo tien 2Các loại bố tiền thời Vương Mãng thấy ở Việt Nam

Vấn đề là theo sử sách hiện tại thì khi Vương Mãng “làm loạn”, chiếm ngôi nhà Hán thì ở Giao Châu châu mục Đặng Nhượng cùng các thái thú Tích Quang, Đỗ Mục đã “đóng chặn bờ cõi để tự giữ”. Mãi tới khi Hán Quang Vũ lên ngôi, Sầm Bành dẫn quân xuống phương Nam thì Đặng Nhượng mới vào triều cống, nhận tước hầu của nhà Đông Hán. Nếu như vậy thì cả giai đoạn 15 năm trị vì của Vương Mãng (năm 9 – 23) Giao Châu không thuộc đất nhà Tân. Làm sao những đồng bố tiền – giấy thông hành thời Vương Mãng – lại tìm được nhiều đến vậy trên đất Giao Châu?
Sự có mặt đầy đủ các loại tiền thời nhà Tân trên đất Việt cho thấy không hề có chuyện các châu mục, thái thú Giao Châu của nhà Tây Hán chống lại Vương Mãng. Đặng Nhượng, Tích Quang, Đỗ Mục đã đóng ải tự giữ Giao Châu là chống lại sự bành trướng của Đông Hãn quốc xuống phương Nam. Kết cục là những kẻ sĩ Giao Châu này đã bỏ mình vì nước và Mã Viện của Đông Hán đã cho thu hết đồ đồng ở Giao Chỉ để đúc thành ngựa. Có lẽ chỉ những đồng bố tiền với vai trò tiền tệ quan trọng không thể thiếu trong xã hội nên mới được giữ lại.
Từ lúc Mã Viện chiếm Giao Châu tới suốt thời Nam Bắc triều khu vực Giao Châu nằm dưới ách nô lệ của người Hán. Đồng tiền được dùng chủ yếu của thời kỳ này là tiền Ngũ thù. Mãi tới khi Đường Cao Tổ Lý Uyên lên ngôi mới thay đổi tiền Ngũ thù sang loại tiền mới là đồng Khai Nguyên thông bảo. Kiểu tiền “thông bảo” tròn lỗ vuông từ đó duy trì qua các triều đại cho tới mãi triều Nguyễn sau này.
Đại Đường là một đế quốc với lãnh thổ rộng lớn từ Nam chí Bắc. Do đó cùng là tiền Khai Nguyên thông bảo nhưng có thể được đúc ở nhiều khu vực khác nhau. Việc này được thể hiện là ở mặt sau của đồng Khai Nguyên thông bảo có đúc chữ chỉ khu vực đúc tiền. Hoặc chữ ở mặt lưng đồng tiền có những ý nghĩa khác. Tại Việt Nam đã thấy một số loại tiền Khai Nguyên thông bảo với các chữ Kinh, Đàm, Nhuận, Tương, Tuyên, Quế, Lạc, Hồng, Ngạc, Lam, Quảng, Hưng, Duyện, Ích, Lương, Việt, Xương, Phúc, Công,…
Nhà Đường suy, các khu vực phiên trấn (các đạo) lần lượt tự xưng vương lập quốc. Bước vào thời kỳ Ngũ đại thập quốc, các triều đại trung ương và các quốc gia trong thời này đều có đúc những đồng tiền mang niên hiệu, tên gọi riêng. Đáng chú ý là có đồng tiền Đường Quốc thông bảo của nước Nam Đường, là đồng tiền không dùng niên hiệu của vua mà dùng tên quốc gia đặt cho đồng tiền của mình.
Thời Ngũ đại thập quốc kết thúc bởi nhà Tống. Không phải Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn mà là Tống Thái Tông Triệu Khuông Nghĩa mới là người thực sự đánh dẹp được nhà Bắc Hán năm 979, kết thúc thời kỳ Ngũ đại. Từ tháng 12/976 tới 11/984 Triệu Khuông Nghĩa lấy niên hiệu là Thái Bình Hưng Quốc. Đồng tiền được Tống Thái Tông đúc là đồng Thái Bình thông bảo, một đồng tiền chất lượng tốt, đúc cẩn thận, chữ viết đẹp.
Trên đất Giao Châu lúc này xuất hiện loại tiền Thái Bình hưng bảo với chữ Đinh ở mặt sau đồng tiền. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là đồng tiền của Đinh Bộ Lĩnh vì theo sử sách chép vua Đinh có niên hiệu là Thái Bình. Niên hiệu Thái Bình của vua Đinh được chép là từ năm 970 – 980.

 Thai Binh 2
Đại Hưng bình bảo và Thái Bình thông bảo

Như vậy xuất hiện một vấn đề. Trên đất Việt những năm 970 – 980 lưu thông 2 loại tiền cùng một tên gọi là Thái Bình. Một đồng Thái Bình thông bảo của nhà Tống. Một đồng Thái Bình hưng bảo có chữ Đinh ở mặt lưng. Có điều đồng Thái Bình hưng bảo đọc đúng theo chữ trên hiện vật qua hàng trăm đồng thì chữ đầu tiên là chữ Đại. Không hề có đồng “hưng bảo” nào có chữ Thái cả. Cổ vật không thể sai. Chỉ có sách sử sai mà thôi…
Từ so sánh sự phát triển các đồng tiền thời kỳ này có thể nhận ra:
–    Niên hiệu Thái Bình của Đinh Bộ Lĩnh thực ra là của Tống Thái Tông, người đã kết thúc cục diện chia năm xẻ mười của Trung Hoa như trên đồng Thái Bình thông bảo. Sử Việt chép là Đinh Bộ Lĩnh đã thống nhất 12 sứ quân. Các sứ quân ở đây phải hiểu là các tiết độ sứ theo chế độ phiên trấn từ thời Đường.
–    Đồng tiền có chữ Đinh phải đọc theo thứ tự và mặt chữ đúng là Đại Hưng bình bảo. Đại Hưng là tên nước. Tiền lệ  lấy tên nước đặt tên cho tiền hoàn toàn đã có vào thời kỳ này như ở đồng Đường Quốc thông bảo của nước Nam Đường.
–    Chữ Đinh không phải chỉ quốc tính (họ của vua) mà là chỉ khu vực lãnh thổ tiền được đúc, tương tự như những chữ Kinh, Tương, Duyện, Ích… ở mặt sau của đồng Khai Nguyên thông bảo. Đinh hay Tĩnh chỉ là một nghĩa, chỉ Tĩnh Hải quân thời Đường, tức là vùng Giao Chỉ.
Đại Hưng là nước nào? Tĩnh Hải quân tại sao lại đúc riêng tiền Đại Hưng?
Đại Hưng chính là nước Đại Việt thành lập bởi Lưu Cung năm 917, đóng đô ở Phiên Ngung thời Ngũ đại. Lưu Cung sau mấy năm lập quốc đã đổi tên nước thành Đại Hưng, sử Tàu nhập nhèm biến thành nước Đại Hán (Nam Hán). Nước Đại Hưng tồn tại từ Lưu Cung tới Lưu Sưởng gồm 4 đời vua, kéo dài hơn 50 năm, sau đó bị Tống Thái Tổ diệt năm 971. Kinh đô Phiên Ngung rơi vào tay nhà Tống. Nhưng…
Phần đất Tĩnh Hải của nước Đại Hưng, nơi đúc đồng tiền Đại Hưng bình bảo với chữ Đinh ở mặt lưng, thuộc về Tống nhưng vẫn giữ chế độ phiên trấn (tiết độ sứ). Đinh Liễn có tước phong của nhà Tống là Tĩnh Hải quân tiết độ sứ Giao Chỉ quận vương. Lê Hoàn cũng được phong Giao Chỉ quận vương…
Tiếp theo là đồng tiền Thiên Phúc trấn bảo, mặt sau có chữ Lê, được cho là của Lê Đại Hành (niên hiệu Thiên Phúc). Thực ra việc đúc một đồng tiền mang tên riêng, họ riêng chưa chắc thể hiện sự độc lập hoàn toàn của quốc gia. Một khu vực tự trị, hay tiết độ sứ hoàn toàn có thể đúc tiền mang tên riêng. Cũng vì thế mà trong bộ sưu tầm tiền cổ Việt Nam có khá nhiều đồng tiền xếp vào loại “vô khảo phẩm”, vì tên của chúng không tương ứng với một triều đại nào được biết trong sử sách hết. Những đồng tiền tương tự được phát hiện thường là ở khu vực phía Tây nước ta. Rất có thể những đồng tiền này thuộc về một quốc gia khác, không phải Trung Hoa, không phải Đại Việt. Vùng Tây Bắc và Thanh Nghệ nước ta không bị nghìn năm Bắc thuộc, từ thời Tấn vẫn độc lập với tên nước là Lâm Ấp rồi Nam Chiếu. Những đồng tiền vô khảo ở đây có thể là tiền đồng của xứ Lâm Ấp.
Tiền cổ Việt Nam đúng là một kho báu vô cùng phong phú. Sự quí báu của những đồng tiền này không chỉ do chúng hiếm, đẹp, hay có giá trị vật chất cao. Giá trị của tiền cổ trước hết ở chính những thông điệp lịch sử mà cổ vật chứa đựng, truyền tải cho ngày nay.