Về gốc tích tổ tiên Bố cái Đại vương Phùng Hưng

Thần tích làng Quảng Bá, nơi thờ Bố Cái Đại vương Phùng Hưng ghi:

Đường Lâm Phùng Đại Vương phổ lục

Vương tính Phùng, danh Công Phấn, Giao Châu Đường Lâm nhân dã. Kỳ tiên tổ Phùng Trí Cái ư Đường Võ Đức gian phụng chỉ nhập triều, thị Cao Tổ yến. Cao Tổ sử ngâm thi vịnh dữ Đột Quyết Khả Hãn, ca vũ đắc dự ngự tịch, hữu Hồ Việt nhất gia tán. Hậu ban hồi nguyên tịch thế tập Châu bổ sử Đường Lâm thổ tù, tục hiệu Lang Quan thị dã.唐林馮大王譜籙

王姓馮名公奮交州唐林人也其先祖馮智盖於唐武德間奉旨入朝侍高祖宴高祖使吟詩詠與突厥可汗歌舞得預御席有胡越一家贊後班回原籍世襲州庯史唐林土酋俗號郎官是也

Nghi môn đình Quảng Bá

Đoạn nói về vị tổ họ Phùng là Phùng Trí Cái này thường hay được dịch như sau (ví dụ từ trang của dòng họ Phùng Việt Nam):

Vua họ Phùng tự Công Phấn, người đất Đường Lâm thuộc Châu Giao. Tổ tiên vua là Phùng Trí Cái trong thời Vũ Đức nhà Đường, vâng chiếu chỉ vào chầu, hầu yến tiệc vua Đường Cao Tổ. Vua Cao Tổ sai vịnh thơ cùng với sứ Đột Quyết hầu tiệc để cho tiếng nói của người Hồi người Việt họp lại một nhà. Sau vua khen thưởng và ban lệnh cho trở về hưởng quyền thế tập, đời đời làm chức Lại ở phủ Đô Hộ trong bản châu, cũng là chức Thổ Tù đất Đường Lâm mà tục gọi là Quan lang. 

Tuy nhiên, đoạn phả lục trên về Phùng Trí Cái có mấy điểm phải bàn thêm.

1. “Đột Quyết Khả Hãn” không phải là sứ giả nước Đột Quyết. Khả Hãn là chỉ thủ lĩnh của người Đột Quyết. Như vậy Phùng Trí Cái được ngự yến và ngâm vịnh đối đáp với vua Đột Quyết trong triều Đường vào thời kỳ nhà Đường mới thành lập, tức là thời Đường Cao Tổ Lý Uyên.

2. Phùng Trí Cái có bài tán vịnh “Hồ Việt nhất gia“. Trong bối cảnh này thì “Hồ” rõ ràng là chỉ người Đột Quyết. Vậy tên “Việt” còn lại chỉ có thể là chỉ nhà Đường. Lúc đó không hề có nước “Việt” khác nào cả. Đây là một chỉ dẫn quan trọng, rằng triều Đường bắt đầu từ Lý Uyên là một triều đại của người Việt.

Dẫn chứng khác sau đó không lâu, Võ Tắc Thiên cũng lấy tên là Từ Thị Cổ Việt Kim Luân Thánh Thần Hoàng Đế, chỉ rõ ràng rằng thời Đường, người Việt đang làm chủ thiên hạ Trung Hoa. Những dân tộc khác bên ngoài như Đột Quyết, và Đường Lâm (nơi Phùng Trí Cái làm Quan Lang) được gọi là Hồ.

3. Sau yến tiệc Phùng Trí Cái được ban chức “Châu bổ sử Đường Lâm thổ tù, tục hiệu Lang Quan”. Như trang dòng họ Phùng dịch ở trên thì “Châu bổ sử” là một chức quan, chứ không phải là “người chép sử”. Chức quan này khá lớn, được quyền thế tập, tức là được phân phong một vùng đất riêng (Đường Lâm). Đường Lâm do vậy không thể là 1 cái làng như ở Sơn Tây hiện nay. “Lý trưởng” một làng Đường Lâm thì không thể có chuyện “phụng chỉ nhập triều” lại còn đối ẩm với Khả hãn của nước Đột Quyết.

Hộp xá lị vàng tìm thấy ở Nhạn Tháp. Ảnh Bảo tàng tỉnh Nghệ An.

4. Chức quan của Phùng Trí Cái đã ghi rõ ông ta là “Châu bổ sử”, tức là quan cấp “Châu”. Châu Đường Lâm đúng phải là vùng Tây Nghệ An, sau gọi thành Nam Đường, rồi Nam Đàn. Đây cũng chính là nơi mà sau đó dòng dõi Phùng Trí Cái là Phùng Hạp Khanh khởi nghĩa cùng với Mai Hắc Đế. Khởi nghĩa thất bại, Phùng Hạp Khanh quay về châu Đường Lâm nuôi dưỡng quân binh, để đến đời con là Phùng Hưng cùng với các anh em họ Phùng làm cuộc Tây tiến, xưng là Bố Cái Đại Vương.

Khu vực Nam Đàn có di tích Lam thành và Nhạn Tháp. Tại Nhạn Tháp đã tìm thấy một hộp xá lị vàng. Hộp xá lị này nay đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Tại Nhạn Tháp cũng đã thu thập được những viên gạch, trong đó có viên ghi “Trinh Quán lục niên“. Trinh Quán là niên hiệu của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, người kế tục ngôi vị của Đường Cao Tổ Lý Uyên. Tức là di chỉ này khớp đúng với thời kỳ của Phùng Trí Cái đang là Châu bổ sử thổ tù Đường Lâm. Như thế Lam thành chính là trị sở của châu Đường Lâm thời sơ Đường, do Phùng Trí Cái làm Quan Lang cầm đầu.

Gạch thời Đường tìm thấy ở Nhạn Tháp, Nam Đàn. Ảnh Bảo tàng tỉnh Nghệ An.

Đoạn phả lục làng Quảng Bá có thể được dịch lại là:

Vương họ Phùng, tên Công Phấn, người Đường Lâm – Giao Châu (nay là Nam Đàn, Nghệ An). Tổ tiên của Vương là Phùng Trí Cái, thời Đường Võ Đức vâng chỉ vào triều hầu tiệc với Cao Tổ. Cao Tổ sai ngâm thơ vịnh cùng với khả hãn Đột Quyết. Những người ca múa cũng được dự vào tiệc ngự. Phùng Trí Cái có bài tán “Hồ Việt một nhà”. Sau trở về nguyên quán được nối đời làm Châu Bổ Sử – Thổ tù Đường Lâm, tục gọi chính là Quan Lang.

Như vậy Phùng Hưng vốn là dòng dõi thế tập Quan Lang một châu lớn Đường Lâm của người Hồ tại Nghệ An. Chỉ có như vậy, cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng mới có nền tảng đủ chống lại một triều đại thịnh trị như nhà Đường. Họ Phùng nên nhìn nhận lại tầm vóc của thế tổ họ Phùng và quê gốc dòng họ của mình.

Sự tích Cao Vương Biền

Bản khai thần tích năm 1938 của làng Phương Nhị, tổng Ninh Xá, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông.

Đình Phương Nhị

Ngài hiệu là Cao Vương, tự là Thiên Lý thần, tên húy là Cao Biền.

Ngài là Nhân thần.

Ngài là người Châu U, về đời nhà Đường bên Tầu, cháu nội ông Cao Sùng Văn. Ông Sùng Văn vốn là bực tướng tài đời nhà Đường. Đức Cao Vương, lúc còn bé đã có tài lạ. Ngài hấy 2 con chim điêu đang bay lưng chừng giời (trời). Ngài dương cung khấn rằng:

“Nếu ngày sau được vẻ vang thì xin bắn một phát tên này, tin (trúng) cả hai con”.

Quả nhiên một phát tên, tin (trúng) cả hai con chim diều rơi xuống. Người đời bấy giờ điều (đều) khen là tài giỏi.

Sau, ngài càng lưu trí đến việc mở mang, cố sức học hành, nào là Kinh, Chuyện, Từ, Sử; nào là Thiên văn địa lý, các sách binh thư và lục thao tam lược, chẳng sách nào là ngài chẳng nghiên cứu. Ngài lại hay xem xét việc đời xưa đời nay. Ngài là một bực can thành vỹ khí, mà khí độ lại nhân yêu rộng rãi, không khá siết kể.

Ngài đỗ Tiến sỹ, làm quan thị ngự. Trong chiều (triều) đều gọi là “Lạc điêu thị ngự”. Sau ngài lại đánh giặc Đẳng, giặc Hạng, làm quan Thú châu Tần, nhiều công giẹp (dẹp) giặc, các tướng sỹ ai ai cũng điều (đều) khen ngợi.

Khi bấy giờ, nước Nam ta, gọi là Châu Giao, chính trị vẫn còn nội thuộc bên Tầu; có giặc Vân Chiếu nổi lên, thường hay quấy rối. Chúng kéo đến vây phủ Đô hộ, cướp bóc mọi nơi, trước sau bắt mất mười lăm vạn người, chúng nhiễu loạn tới gần 10 năm.

Khi bấy giờ, vua Ý Tôn nhà Đường, thấy ngài là bực văn võ toàn tài, thì các chiều (triều) thần điều (đều) tâu vua:

“Ngài là bực tài rỏi (giỏi), nên sai sang trấn Châu Giao ta”.

Khi ngài mới sang làm quan Đô hộ, lại phải quan Chung Sứ đem lòng ghen ghét, ngăn trở các công việc, chỉ chia cho ngài có năm ngàn quân, ngài phải hợp với 7 ngàn quân của quan Giám trân Sứ. Ngài thật là một người thao lược, chỉ có một số quân ít ỏi, mà phá tan được giặcVân Chiếu vừa nhiều quân, vừa thế mạnh. Ngài lại bắt sống được hơn 3 vạn người và chém được chủ súy của giặc.

Vua nhà Đường, thấy ngài có công giẹp (dẹp) giặc, phong tước: “Kiểm hiệu công bộ thượng thư Tĩnh Hải quân tiết độ, An Nam đô hộ kiêm chư hành doanh chiêu thảo sứ”

Khi ngài đã bình song (xong) giặc Vân Chiếu, thì nhân dân trong các quận nước Nam ta, mới được yên ổn. Ngài lại đi xem xét các cửa bể, để tiện đường vận tải lương. Thấy một cửa bể, có khối đá to ngăn lấp, ngang dọc và (vài) trượng; thuyền tải lương thường nhiều khi va phải bị đắm. Ngài bèn sai quân đào phá, thì thuổng đào không chuyển, búa đập không tan, không thể làm gì được. Ngài làm lễ Thiên địa thần minh. Ngài khấn rằng:

“Đạo giời giúp người thẳng, thần minh chứng lòng ngay, xin mở rộng cửa bể, để cứu giúp sinh dân, soi xét lòng rất công, mở rộng có khó gì”.

Tự nhiên, giời (trời) sầm tối, gió mưa mờ mịt, sấm sét vang lừng, ở nơi tảng đá ấy, nổ luôn và (vài) chăm (trăm) tiếng; vút (phút) chốc giời quang mưa tạnh, thì thấy những khối đá điều (đều) vỡ tan, thuyền bè đi lại, không bị chìm đắm, vì thế mới gọi là cửa bể Thiên Uy. Ngài lại sửa sang đường bộ để tiện vận lương, đường ấy cũng lại nhiều đá sanh (xanh) nổi lên, mà xưa kia, về đời nhà Hán, có quan Phục Ba tướng quân họ Mã, cũng đã sửa sang, những không thể được. Ngài lại lấy lòng thành khấn nguyện trời đất, tự nhiên lại thấy gió mưa sấm sét như bận trước, thì những khối đá xanh ấy cũng điều vỡ tan, vì thế mà đường bộ lại được bằng phẳng rộng rãi.

Ngài có công mở mang đường xá, vua nhà Đường lại phong chức “Kiểm hiệu thượng thư hữu bộc sạ”. Ngài xem xét các địa thế núi sông, để đắp thành Đại La, bên tả có sông Nhị Hà, bên hữu có sông lầy nghìn dặm, phía Bắc có Hồ Tây, phía Nam có sông Tô Lịch. Sau này nhà Lý mới đổi là thành Thăng Long, tức là dinh quan Đô hộ đời bấy giờ.

Sự tích ngài chép ở trong quốc sử, ngài lưu trấn ở Châu Giao ta 7 năm; dảm (giảm) sưu thuế, bớt tạp dịch, yêu dân như con, cho nên người trong nước điều (đều) kính trọng, mà tôn người là Cao Vương, cũng ví như ông Sĩ Vương về đời Đông Hán, sang làm quan thú Châu Giao ta thuở xưa. Mà dân điều (đều) tôn ngài là Vương. Sau ngài lại đổi về trấn đất Thiên Bình. Ngài có người cháu là ông Cao Tầm, từng theo ngài có công giẹp (dẹp) giặc. Ngài dưng (dâng) sớ về tâu vua, để lấy ông Cao Tầm thay ngài, 10 năm.

Ngài về Tầu, trấn đất Kiếm Nam, đất Tây Suyên (Xuyên), người nhà Đường rất lấy làm trọng, lại phong ngài tước Bột Hải quận Vương. Sau ngài yếu rồi mất.

Sau này, nước Nam ta, tưởng nhớ công đức ngài, có tới 3,4 chăm (trăm) xã lập đền thờ ngài; ở hạt tỉnh Bắc Ninh có hơn chăm (trăm) xã thờ ngài, cờ (cầu) đảo việc gì điều (đều) linh nghiệm cả. Chải (Trải) các chiều (triều) vua điều (đều) có sắc phong tặng là Thượng đẳng phúc thần.

Xem như sách sử đời nhà Lý có chép rằng: đức Cao Vương ngài đóng đô ở thành Đại La, dân trong nước nêu một chữ Vương, để tỏ lòng tôn trọng, suốt đời ấy đời khác không quên.

Ngài rất tinh thông về địa đạo, có vẽ các kiểu đất nước Nam ta để lưu chuyền (truyền) về sau. Cách và (vài) chăm (trăm) năm về sau này, có quan Thượng Thư nhà Minh là ông Hoàng Phúc, thầy Tả Ao nhà Lê là Nguyễn Huyền, lần lượt giấy (dấy) lên. Địa đạo của Ngài càng ngày càng rộng, tự đấy trở về sau này, nước Nam ta mới biết địa lý mà tôn địa đạo.

Kể từ khi ngài mất về cuối đời nhà Đường đến nhà Tống cách nhau độ 50 năm, thì vua Đinh Tiên Hoàng dấy lên, mới nhất thống được. Chải (Trải) qua nhà Lý, nhà Lê đến bây giờ không phải nội thuộc nước Tầu nữa. Bờ cõi nước ta, mỗi ngày càng rộng, các quan văn võ, đời nào cũng có người rỏi (giỏi), so sánh với nước Tầu, không khác nhau mấy. Kể từ đấy đến nay có tới nghìn năm, mà muôn đời về sau, không biết thế nào là cùng.

Suy từ nguyên đến gốc, việc địa học nước Nam ta, người đời sau mới biết xem cơ trời, xét nhẽ đất, điều (đều) là nhờ ơn Ngài mở mang trước nhất, để mà gây dựng những người anh kiệt.

Xem như sách Kiến văn lục của quan Bảng Nhợn (Nhãn) đất Duyên Hà là ông Lê Quý Đôn, có chép và (vài) mười bài thơ của Ngài ở tập Đường thi, nhời nhẽ (lời lẽ) rất là Thanh tao trung hậu, có phong chí giống đời xưa. Lúc nào Ngài cũng săn sóc về việc quốc dân, để làm gương cho các biên thần đời ấy.

Những công việc của Ngài làm, trước sau điều (đều) đã chép ở Đường sử và Việt sử, công lao rất nhiều, ơn trạch rất rộng, nói ra không siết.

Nay chỉ lược chép mấy nhời (lời), trong lịch sử sự tích của Ngài mà thôi.

Thừa phụng sao sự tích. Chánh hương hội Nguyễn Châu Tuệ.

Bình phong đình Phương Nhị

Theo dấu Trâu vàng

Trau Phat Tich
Con Trâu đá ở núi Tiên Du (Phật Tích).

Truyện sự tích Trâu vàng ở Tiên Du (Tiên Du Kim Ngưu tích truyện) trong Lĩnh Nam chích quái kể:
Ngày xưa, đời thượng cổ, có Vương Chất đi đốn củi ở trong núi gặp hai tiên đồng đang đánh cờ. Hai tiên đồng cho Chất một hạt táo, Chất ăn khỏi đói rồi gác rìu mà ngồi xem đánh cờ. Tiên đồng bảo Chất: “Cán rìu của người nát rồi”. Chất cúi xuống, lúc ngẩng lên thì không thấy tiên đồng đâu. Kịp đến khi trở về nhà thì không còn gặp lại những người thân cũ ở trần gian nữa. Do tích đó người đời bèn gọi quả núi này là núi Lạn Kha (núi rìu nát) còn gọi là núi Tiên Du (núi chơi tiên) rồi nhân lấy tên ấy để đặt tên huyện. Ở huyện Tiên Du nay vẫn còn vết cũ.
Núi Tiên Du có tinh trâu vàng nửa đêm thường tỏa ra ánh sáng. Có nhà sư lấy tích trượng yểm lên trán trâu, trâu vàng bỏ chạy húc vào đất làm sụp thành cái hồ.
Nơi này sau gọi là thôn Húc. Trâu chạy đến địa phận Văn Giang, vì vậy ở đây có cái vũng lớn gọi tên là vũng Trâu Đằm. Trâu chạy qua các xã Như Phượng, Như Loan, Đại Lạn, Đa Ngưu. Các xã này sở dĩ tên như vậy là vì có vết chân trâu đi tới.
Trâu lại từ trong bến ra sông Cái, đến Ninh Giang, đi men phủ Lý Nhân, theo ven sông Cái tới sông Tô Lịch, chỗ ấy chính là Tây Hồ. Người đời truyền tụng rằng Cao Biền giỏi thuật số, thông địa lý, thường cưỡi diều giấy bay trên không trung để yểm các nơi thắng cảnh. Biền thấy trâu đi vào hồ Dâm Đàn (nay là Tây Hồ) rồi thoắt không thấy trâu đâu nữa. Trên đường trâu chạy, khắp nơi biến thành khe, ngòi, rãnh, lạch.

Phat Tich
Bảng giới thiệu của chùa Phật Tích về Khâu Đà La từng tu hành và cầu mưa gió ở đây.

Núi Lạn Kha là núi Phật Tích ở huyện Tiên Du, Bắc Ninh ngày nay. Vị tiên đánh cờ trên núi Phật Tích thì hẳn là Đế Thích, vì Thiên Đế nổi tiếng là cao cờ. Cờ là biểu tượng của Dịch học, của phép thuật trong trời đất.
Nhà sư lấy tích trượng yểm lên trán Trâu ở núi Phật Tích thì rõ ràng là Khâu Đà La trong truyện Man Nương vì núi Phật Tích chính là nơi tu hành của Khâu Đà La. Khâu Đà La có thể là tên phiên âm khác của Đế Thích vì tên phiên âm của Đế Thích hiện là Nhân Đà La.
Hình tượng cụ thể của Kim Ngưu ở vùng Bắc Ninh là tượng con Cừu đá ở Thuận Thành, một con ở cạnh tháp chùa Dâu, một con ở lăng mộ Sĩ Nhiếp. Tên gọi Cừu xuất phát từ phép phiên thiết chữ Kim Ngưu, chỉ con Bò thần. Trâu Vàng là con Bò thần Nandin, vật cưỡi của thần Shiva hay hiện thân của thần Indra trong đạo Bà La Môn. 2 vị thần này được người Việt gọi chung là Đế Thích.

Cuu chua Dau
Con Cừu đá (Kim Ngưu) ở chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh.

Con bò Nandin hay Trâu vàng như vậy tượng trưng cho sự truyền đạo của Đế Thích, tức là đạo Bà La Môn. Đạo này du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, gắn với tục thờ Tứ pháp vì Tứ pháp là Tứ đại thiên vương, 4 vị thần phụ trách mây mưa sấm chớp (Phong Điều Vũ Thuận) và trấn ở chân núi Tu Di, ngọn núi nơi Đế Thích ngự trị.
Bước chân của Trâu Vàng là bước truyền bá phát triển của đạo Bà La Môn ở miền Bắc Việt. Trâu chạy từ Tiên Du, nơi Khâu Đà La khởi đầu truyền đạo, qua vùng Thuận Thành Bắc Ninh, tới vùng Văn Giang. Văn Giang hiện vẫn còn là nơi có tục thờ Tứ pháp rất phổ biển với nhiều ngôi chùa, ngôi đình, ngôi đền đến nay vẫn thờ Tứ pháp như ở các xã Lạc Hồng, Lạc Đạo của huyện Văn Lâm, Hưng Yên. Văn Giang cũng là nơi có sự tích về Đế Thích cưỡi Trâu ở đền Cầu Váu (Vĩnh Khúc) bên dòng sông Nghĩa Trụ, hay Ngưu giang xưa.

De Thich Cau Vau
Thiên Đế cưỡi Bò ở đền Cầu Váu.

Trâu Vàng tiếp tục từ Văn Giang chạy sang vùng Phố Hiến Hưng Yên. Chặng đường này cũng đánh dấu những nơi có sự tích về Đế Thích là ở Liêu Hạ (Mỹ Hào) với chuyện Đế Thích đánh cờ với Trương Ba, ở Cẩm La (Ân Thi) với sự tích Đế Thích giáng trần trừ yêu quỷ từ thời Hùng Vương. Vùng này cũng là nơi mà tục thờ Tứ pháp rất phổ biến.
Trâu Vàng chạy tới ven sông Ninh Giang, tức là quãng huyện Phù Cừ của tỉnh Hưng Yên. Ở đây không có sự tích về Đế Thích nhưng lại là nơi tập trung các đền thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, được gọi là các Đậu. Riêng ở Phù Cừ có 5 ngôi Đậu thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Còn ở huyện Tiên Lữ có Đậu An rất nổi tiếng thờ Ngọc Hoàng.

Dau An
Tháp Đậu An ở Tiên Lữ, Hưng Yên.

Theo Ngọc Hoàng kinh chép của Đậu Từa: Ngọc Hoàng đại đế chính là Hoàng tử của quốc vương nước Quang Nghiêm Diệu Lạc, thời thượng cổ ngài sinh ra năm Bính Ngọ tháng Giêng ngày mồng 9 giờ Tý (tức 12 giờ đêm). Mẫu thân của ngài là Bảo Nguyệt Quang hoàng hậu mơ thấy đức Thái Thượng Lão Quân tặng cho một hình nhân con trai …
Còn trong tư liệu ở đền Cầu Váu về Đế Thích thì ghi: Bàn Cổ năm thứ 48 Giáp Thân tháng Giêng ngày mồng 1 giờ Ngọ, Bảo Nguyệt Quang hoàng hậu sinh ra Đế Thích ở nước Thiện Tiên. Đến năm Giáp Ngọ tháng Giêng ngày mồng 9 thì lên trời làm Thiên Đế (Bảo Kính Đăng Tâm, tập thượng).
Ở đây tên gọi bà mẹ của Vua là Bảo Nguyệt Quang hoàng hậu và ngày thánh đản 9 tháng Giêng là trùng nhau. Có thể thấy Ngọc Hoàng Thượng Đế ở Hưng Yên là một cách gọi khác của Thiên Đế – Đế Thích.

Trau chua ChuongĐế Thích (hoặc Lão Tử) cưỡi Trâu ở chùa Chuông, Hưng Yên.

Ở Phố Hiến – Hưng Yên còn có ngôi chùa Chuông, tương truyền khi đánh quả chuông ở đây thì Trâu Vàng chạy đến… Có thể chùa Chuông cũng từng nằm trong hệ thống đền Bà La Môn như các Đậu ở Hưng Yên.
Trâu Vàng tiếp tục đi men phủ Lý Nhân sang đất Hà Nam. Tới đây câu chuyện liên quan tới vị tướng của nhà Đường là Cao Biền.
Sách Thăng Long cổ tích khảo chép rằng: Tương truyền đời Đường, Cao Biền làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ phủ, đi các nơi có núi sông danh thắng của ta để yếm diệt long mạch. Khi Biền đào sông yểm mạch núi Long Đội, Sơn Thần núi ấy biến thành hình con trâu toả ánh vàng bơi theo sông Đường Giang lên phía Bắc, ẩn ở vùng Hồ Tây thành Đại La.
Sách Tây Hồ chí dẫn lời của Phạm Đình Hổ: Cuối đời Đường, An Quận công Cao Biền ngàn dặm qua Nam đến châu Duy Tân (nay là Duy Tiên) khai sông chặn long mạch núi Phục Tượng nay thuộc xã Đọi Sơn: Thần núi hoá thành trâu phóng ánh sáng vàng, ngược Đường Giang lên ẩn náu tại Hồ Tây, người quanh vùng dựng miếu thờ, thực là dấu thiêng vậy.

Nha bia chua Long Doi
Nhà bia Sùng Thiện Diên Linh thời Lý ở chùa Long Đọi, Duy Tiên, Hà Nam.

Ở Duy Tiên, vùng Đọi Sơn có núi Điệp cũng có tên là Kim Ngưu, nay trên núi còn ngôi chùa cùng tên. Ngay tên sông Châu giang chảy qua đây cũng có thể là sông Trâu, liên quan đến con Trâu vàng.
Đặc biệt hơn, toàn bộ khu vực quanh núi Đọi đều thờ Cao Sơn quốc chủ. Vị thần này đã được xác định là Cao Biền, vị thần trấn Nam của thành Thăng Long. Đoạn kể về việc Trâu Vàng bị Cao Biền đuổi chạy ngược về thành Đại La rồi ẩn trong hồ Tây có thể có ý nghĩa khác so với khi Trâu chạy từ Tiên Du xuống Hưng Yên. Trâu Vàng là biểu tượng của đạo Bà La Môn, cũng là đạo của người Nam Chiếu lúc này. Người Nam Chiếu thời Đường có thể từng được gọi là Ai Lao 哀牢  hay Ngưu Hống 牛吼. Cả 2 tên này đều có chữ Ngưu 牛 ở trong.
Cao Biền là tướng nhà Đường được cử sang dẹp quân Nam Chiếu ở Bắc Việt. Nam Chiếu theo đạo Bà La Môn và được hình tượng hóa bằng hình ảnh Trâu Vàng – Kim Ngưu. Khu vực Đọi Sơn có lẽ từng là một căn cứ quan trọng của Nam Chiếu. Cao Biền dẫn quân đổ bộ bằng đường biển từ vùng Thái Bình – Nam Định tiến đánh Nam Chiếu, trước hết là đánh vùng Lý Nhân này, sau đó mới đánh thành Đại La.
Dấu vết của Cao Biền ở vùng Thường Tín cũng còn lưu qua các di tích thờ Cao Sơn đại vương ở đây như các làng Hà Hồi, Khê Hồi. Đây cũng là nơi có vết tích Trâu vàng với dòng sông Kim Ngưu.

Ha Hoi
Cổng đình Hà Hồi, Thường Tín, nơi thờ Cao Sơn đại vương.

Khu vực từ Hà Nam trở về cũng là vùng ảnh hưởng của tục thờ Tứ pháp, với các di tích như chùa Bà Đanh ở Kim Bảng, chùa Đậu ở Thường Tín, chùa Pháp Vân ở Thanh Trì. Chùa Đậu ở Thường Tín nơi thờ Pháp Điện và Sĩ Nhiếp có câu đối nói tới con sông Ngưu này:
龍派汪涵惠澤千秋傳聖跡
牛江環遶恩波萬世沐神休
Long phái uông hàm, huệ trạch thiên thu truyền thánh tích
Ngưu giang hoàn nhiễu, ân ba vạn thế mộc thần hưu.
Dịch:
Dòng rồng rộng sâu, đất nhân nghìn thu truyền tích thánh
Sông trâu bao bọc, sóng ân vạn thế thấm điềm thần.

IMG_4538
Vế đối Ngưu giang hoàn nhiễu… ở chùa Đậu.

Cao Biền đánh quân Nam Chiếu, giải phóng được thành Đại La nên con Trâu Vàng đến đây thì đi vào hồ Tây mà ẩn náu. Bài thơ trong Lĩnh Nam chích quái chép:
Kim ngưu do ẩn tại hồ trung
Thủy hạt nan tầm bất kiến tung

Đại Việt Nam an tồn thánh chủ
Cao Biền hạ bút hận vô cùng.
Dịch:
Trâu vàng còn ẩn mãi trong hồ
Dấu vết khó tìm dẫu nước khô
Đại Việt Nam yên nhờ thánh chúa
Cao Biền hạ bút hận không bờ.

Dau chan Kim nguu
Dấu chân Kim Ngưu.

Bài thơ này có câu “Đại Việt Nam an tồn thánh chúa“, ý chỉ nước Việt Nam vẫn còn vua, Cao Biền không làm gì được. Rõ ràng ở đây hình tượng con Trâu vàng là biểu tượng của thủ lĩnh nước Nam (Nam Chiếu). Tinh thần của nước Nam hóa con Trâu vàng ẩn sâu trong hồ Tây bất diệt. Tinh thần đó xuất phát từ ông Tiên đánh cờ trên núi Phật Tích (Khâu Đà La – Đế Thích) đã truyền bá rộng khắp nơi, trở thành tín ngưỡng của người Nam. Dấu chân Kim Ngưu từ Bắc Ninh – Hưng Yên – Hà Nam – Hà Nội đánh dấu khu vực phổ biến của tục thờ Tứ pháp – Đế Thích – Ngọc Hoàng hay đạo Bà La Môn.
Câu chuyện Trâu Vàng chạy đi và về thể hiện sự giao thoa giữa 2 dòng văn hóa Ấn giáo (Bà La Môn) và Đạo Giáo Trung Hoa. Biểu tượng của Đạo Giáo là đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần tổ của nhà Đường (thời Cao Biền) ở 2 bên bờ hồ Tây, phía Bắc thành Đại La.

Sac phong Kim Ngưu
Sắc phong Kim Ngưu tôn thần ở đền Kim Ngưu, hồ Tây.

Câu đối ở đền Kim Ngưu bên hồ Tây:
牛渚表奇觀四顧江山依舊
龍城標勝景十方大眾望新
Ngưu chử biểu kỳ quan, tứ cố giang sơn y cựu
Long thành tiêu thắng cảnh, thập phương đại chúng vọng tân.

 

 

Tây Hồ sự tích

Truyện Hồ Tinh trong Lĩnh Nam chích quái:

Thành Thăng Long ngày xưa gọi là đất Long Biên, đời Thượng cổ đã có người ở rồi. Đến đời vua Lý Thái Tổ chèo thuyền ở bến sông Nhị Hà, có hai con rồng dẫn thuyền đi, nhân đó mới đặt tên là Thăng Long và đóng đô ở đấy, tức là kinh thành ngày nay vậy.
Buổi đầu, chỗ đất này về phía Tây có một ngọn núi đá, dưới núi có một cái hang, có một con hồ chín đuôi sống hơn một nghìn năm thành ra yêu quái, biến hóa vạn trạng, có lúc hóa người, lúc hóa khỉ, đi khắp cả nhân gian.
Lúc bấy giờ ở dưới chân núi Tản Viên có giống người mọi gác cây kết cỏ mà ở; trên núi có một vị thần được người mọi phụng thờ. Vị thần ấy dạy cho người mọi cày ruộng, dệt vải, may áo trắng mà mặc, nhân đó gọi là Bạch y man. Hồ chín đuôi hóa ra người áo trắng nhập vào trong bọn mọi, cùng lũ mọi ca hát, dụ dỗ được người con trai con gái nào thì đem về nhốt ở hang đá; người mọi lấy làm khổ sở về việc ấy.
Long Quân mới sai bộ hạ Thủy phủ dâng nước lên đánh phá núi Tiểu Thạch Sơn, đào thành một cái đầm lớn, chính giữa thành có một chiếc vực sâu, gọi là Thi Hồ Trạch (nay là hồ Tây) rồi lập chùa quán để trấn yểm nữa (nay là Thiên Niên quán); bờ phía Tây bên đầm thì đồng nội bằng phẳng, ruộng ao cày cấy, gọi là Lỗ Hồ động. Chỗ nào cao ráo thì đều có dân cư, tục gọi là Hồ thôn. Còn cái hang nay gọi là Lỗ Hồ trạch vậy.
Câu chuyện Long Quân diệt con Cáo chín đuôi thành hồ Tây trên được xếp vào thời “thượng cổ” cùng với Lạc Long Quân. Tuy nhiên, trong chuyện không hề nói tới Lạc Long Quân mà chỉ nói “Long Quân”. Hồ Tây vốn là một nhánh sông Hồng, hình thành khá muộn về sau này, nên khó có thể thời Lạc Long Quân 4000 năm đã có hồ, có động, có thôn như vậy. Lịch sử gắn với huyền thoại hình thành và phát triển của Hồ Tây thực sự ra sao?

Bat Thap
Khu vực tháp trong chùa Thiên Niên – đàn trấn yểm của Huyền Nguyên đại đế.

Trong Truyện Hồ Tinh có cho biết Long Quân đã lập chùa quán để trấn yểm bên Hồ Tây là Thiên Niên quán. Thiên Niên quán ngày nay là chùa Thiên Niên ở Trích Sài ven hồ Tây. Ở chùa này có lưu sự tích về việc diệt con Cáo chín đuôi qua tấm bia Hoàn Long Trích Sài Thiên Niên tự bi ký (Bài ký trên bia chùa Thiên Niên, thôn Trích Sài, huyện Hoàn Long). Bài ký này được khắc trên tấm bia đá dựng vào đời vua Thành Thái năm thứ 13 (1901). Nội dung kể:
Khu vực Hồ Tây, trước kia là khu rừng rậm mọc toàn gỗ lim. Trong rừng có hòn núi nhỏ, có con cáo chín đuôi đã thành tinh ẩn náu trong hang núi đó, thường thường hiện hình làm hại người và vật, đã lâu ngày không trừ được.
Vua Tiền Lý Nam Đế lấy làm lo, sai hai công chúa đi học pháp thuật để trừ hại cho dân. Hai công chúa tu luyện ba năm, kết quả chưa thành, con cáo yêu quái càng quấy nhiễu dữ. Hai công chúa xin sang phương Bắc học Trung Quốc. Thuyền đi đến sông Nguyệt Đức, buổi chiều gặp một vị Đại tiên. Vị này nói:
– Ta nghe hai công chúa có chí trừ yêu quái mà con hồ tinh lọt lưới ẩn nấp chưa trừ được. Vậy ta đến giúp để cứu dân.
Hai công chúa mừng lắm, đón vị Đại tiên về và vào tâu với vua. Vua cho mời vị Đại tiên, hỏi tường tận về pháp thuật. Đại Tiên bảo hãy chuẩn bị lập đàn ở nơi cao ráo, sạch sẽ, dựng 8 cửa, 8 tháp như hình bát quái trận đồ và dạy hai công chúa tất cả những bí quyết phù chú.
Trong khoảng 100 ngày, việc học tập đã thành thạo. Bèn chọn ngày tốt, xem địa thế và lập đàn trừ yêu. Dùng cờ và lọng ngũ sắc mỗi thứ 100 cái. Rồi rước vị Huyền Chân Đại đế ở phương Bắc chủ trì đàn trấn yêu. Lại dựng miếu thờ vĩnh viễn, để con cáo yêu quái sau khi bắt được, không thể lại hiện hình, tác quái được nữa.
Vua theo lời lập 3 đàn, đàn giữa thờ Thiên, địa, thần kỳ do vị Đại tiên chủ trì, đàn tả thờ Dương thần, đàn hữu thờ Âm thần do hai công chúa phụng lễ.
Đến ngày lễ đàn, Đại tiên một tay cầm bùa, một tay cầm kiếm, chỉ vào trước núi đá. Bỗng thấy con cáo từ trong hang núi nhảy vọt ra, đá núi đổ xuống. sóng nước sôi lên, bắn tung tóe ra bốn phía, rừng lim sụt xuống, tất cả biến thành hồ nước, đất sụt tới tận bên cạnh đàn. Trong đàn lửa bốc lên, cờ lọng bị cháy hết. Phía trên đám lửa kết thành một đám mây đen bay lên lưng chừng trời, Đại tiên bắt trói con yêu quái bay lên không trung. Sau cùng không thấy nữa, chỉ còn hai công chúa bắt quyết ngồi ở đàn, lửa chẳng hề bén đến thân thể.
Quan quân báo tin về với vua Lý, vua theo như lời Đại tiên nói trước, sai dựng đền ở nơi lập đàn, để hai công chúa sớm chiều thờ phụng. Đền ở giáp bên hồ. Sát bờ bên kia hồ cũng lập miếu để thờ Huyền Chân Đại đế và chỗ dựng 8 tháp nơi đàn cũ, xây ngôi chùa để hai công chúa trụ trì. Sau một thời gian, hai công chúa cũng hóa theo Tiên Phật…
So sánh chuyện này với Truyện Hồ Tinh có thể thấy hai chuyện kể khác nhau nhưng cùng là một sự kiện. Người diệt Hồ Tinh ở đây được chép là Huyền Chân Đại Đế, tức là Huyền Thiên Trấn Vũ, người thờ ở đền Quan Thánh bên phía đối diện của Hồ Tây. Còn thời gian được chép là vào thời “Tiền Lý Nam Đế”. Tuy nhiên, Huyền Thiên Trấn Vũ là tên mà Đường Cao Tông phong cho Lão Tử là Thái Thượng Lão Quân Huyền Nguyên hoàng đế. Như thế, Huyền Thiên đại đế mới có từ sau thời nhà Đường. Trong khí đó thời “Tiền Lý Nam Đế” lại là trước thời Tùy Đường. Khả năng triều “Tiền Lý Nam Đế” ở đây là chỉ chính triều Đường vì các vua Đường mang họ Lý (Lý Đường).

Trich Sai
Cổng đình Trích Sài.

Ở trong đình Trích Sài có ban thờ Tam vị công chúa và am bên cạnh đó cũng thờ 3 vị này dưới tên Phúc Thọ Lộc. Sách Tây Hồ chí đã viết về am này như sau:
Đền ba vị chúa Phúc Lộc Thọ tại phường Trích Sài. Ba vị chúa là: Vạn Thọ phu nhân tức hóa thân của Kim Mẫu, Vạn Phúc công chúa và Vạn Lộc công chúa. Hai công chúa đều là con vua Tiền Lý Nam Đế do bà phi họ Đoàn sinh ra. Đến tuổi cài trâm, cả hai cô đều thông tuệ, yêu mến sông núi, thường cùng thả con thuyền dưới núi Mài, là khu vực gồm 5 ngọn núi đất, khi đó là rừng rậm. Nghe nói trong rừng có con cáo 9 đuôi làm hại người, hai cô quay chèo mong sao tìm cách học đạo trừ yêu. Đến cầu Khôi Lâm, gặp một bà tự xưng là họ Ma, vốn là Giác Hải Đại vương, có biết phép thuật, liền hỏi:
– Có thể trừ yêu quái không?
Đáp rằng:
– Được!
Hai công chúa mừng đón bà họ Ma lên thuyền đưa về tâu vua. Vua xuống chiếu chọn ngày lập đàn dưới núi, đảo cáo Thượng Đế rồi mời họ Ma đến làm phép. Giông gió sấm sét liền nổi lên dữ dội, cây rừng bị nhổ hết, đồi núi sạch không mà yêu ma tuyệt tích. Giữa đàn có đám mây đỏ rực bây lên, trông lại thì họ Ma đã biến đi đâu mất. Xa giá trở về, vua đem chuyện hỏi đình thần. Hoặc có kẻ nói Kim Mẫu hóa thân, vua liền phong là Vạn Thọ phu nhân Trấn Tĩnh Bà Vương, cho lập miếu thờ.

Có thể thấy vị Bà Vương họ Ma này cũng là vị Đại tiên trong sự tích chùa Thiên Niên và là Long Quân trong Truyện Hồ Tinh. Như vậy cả 3 chuyện về con Cáo chín đuôi ở hồ Tây đều là một sự kiện. Sự kiện này cụ thể là gì?
Đây hẳn là việc hình thành Hồ Tây khi một nhánh sông Hồng tách rời khỏi dòng chính, nước dâng, sụn lún được huyền thoại hóa thành trận hồng thủy của Long Quân hóa ra một vực sâu.
 
Tam Thanh
Điện thờ Tam Thánh Đế ở trước đình Phú Gia.
Bên cạnh đó con Cáo chín đuôi ở khu vực phía Tây hồ Tây này còn liên quan đến những sự kiện lịch sử và di tích khác. Không xa chùa Thiên Niên là khu vực Quán La nơi có chùa Khai Nguyên, thuộc xã Xuân La. Ngôi chùa này theo ghi chép từng là nơi thờ Huyền Nguyên Đế Quân. Sự tích trong Việt Điện u linh:
Trong thời Khai Nguyên nhà Đường, Thứ sử Quảng Châu tên là Lư Ngư sang làm đô hộ bên ta, đóng tại thôn An Viễn, khoảng giữa hai huyện Long Đỗ và Từ Liêm, thấy chỗ đất này bằng phẳng rộng rãi, cây cối tốt tươi, phía sau có sông Già La, địa thế càng đẹp. Ngư mới sai lập phủ lỵ và dựng đền thờ thần vị Huyền Nguyên Đế Quân.
Một đê, Ngư mộng thất một cụ già đầu bạc phơ đến bảo Ngư rằng:
– Quán này nên đặt tên là quán Khai Nguyên. Thôn này cũng nên đổi tên là thôn Khai Nguyên.
Ngư thức dậy theo lời mà đặt tên quán, thôn và dựng bia ghi, để nêu rõ cái công của vua Khai Nguyên nhà Đường. Rồi lại dựng một đền, đặt tượng thần thổ địa để nêu công đức. Đền ấy đặt tên là Gia La quán, cầu đảo thường linh ứng, hương khói quanh năm. Đến hồi đầu năm Thiệu Long (1258) nhà Trần, sư Văn Thảo sửa dựng lại đền, đổi làm chùa An Dưỡng. Từ đó, sứ các nơi đến họp, người ta gần như đến lễ và ngoạn cảnh rất đông, xe ngựa thường đi chật đường không ngớt. Sau vì lâu năm, khách qua lại vắng dần, chùa cũng gần đổ nát, nay đã dời về Quy Bộ Đầu.
Năm Trùng Hưng thứ nhất sắc phong “Khai Nguyên uy hiển đại vương”. Năm thứ 4 gia phong hai chữ “Long trứ”. Năm Hưng Long 21 gia phong hai chữ “Trung vũ”.
Cần chú ý là khu vực này cũng liên quan đến con Cáo, với những cái tên Cáo Đỉnh, Xuân Cảo. Đây mới là trung tâm của “hang Cáo”, nơi ẩn náu của con Cửu vĩ Hồ hồ Tây.
Hiện nay trong chùa Khai Nguyên vẫn còn một tượng vị vua được người dân cho là tượng của Đường Minh Hoàng (niên hiệu Khai Nguyên).
Duong Minh Hoang
Tượng Đường Minh Hoàng trong chùa Khai Nguyên.

Quán Già La và chùa Khai Nguyên xưa ở Xuân La nay đã dời về khu vực Bộ Đầu, tức là bến Chèm ở sát sông Hồng, nay là đình làng Phú Gia và chùa Bà Già ở Phú Thượng, Từ Liêm. Bản xã thần tích của đình Phú Gia cũng chép chuyện này:
Đời Đường thứ sử Lư Ngư lập một đền thờ thổ thần gọi là Già La Quán, sau đổi thành chùa An Dưỡng ở thôn Bà Già cạnh đền Sóc thiên vương, giáp sông Già La. Sông này sau đổi là Thiên Phù.
Khai Nguyen Dich GiaoMột sắc phong ở đình Phú Gia: Khai Nguyên Địch giáo Long ân trứ Uy hiển Trung vũ…
Đình Phú Gia thờ một vị thành hoàng là Khai Nguyên Địch giáo Uy hiển Long trứ Trung vũ Đại vương, thời vua Hùng đánh giặc Ân. Tuy nhiên tên thần ở trên chính được nói tới trong Việt điện u linh, kể sự tích thần Khai Nguyên ở Quán La. Nói cách khác, vị thần ở đình Phú Gia cũng chính là Đường Minh Hoàng niên hiệu Khai Nguyên, mà tượng thờ nay còn ở chùa Khai Nguyên tại Xuân La.
Tới đây cần giải nghĩa các địa danh trong sự tích Hồ Tây. Đầu tiên là các chữ La trong tên địa danh cổ “Già La“, “Quán La“. Trong Truyện Hồ Tinh có “Lỗ Hồ động“, “Lỗ Hồ đàm“. Kết nối các chuyện có thể thấy La và Lỗ là cùng một từ. Thực ra từ này chỉ hướng Tây vì trong Dịch học phương Tây là phương của lý lẽ – la lỗ.
Bản thân cái tên Thi Hồ cũng có thể là âm khác của Tây vì Tây còn đọc là Xi – Thi. Rõ nhất chính là tên hồ Tây, chỉ hướng Tây, cho dù hồ này không hề nằm ở hướng Tây của thành Thăng Long.
Trong tên con Cáo chín đuôi – Cửu vĩ Hồ thì chữ Cửu cũng là con số chỉ hướng Tây trong Dịch học. Từ Cửu biến ra Cảo, rồi Cáo.
Ba Gia tu
Hoành phi Bà Già Tự ở chùa Phú Gia.
Chữ thứ hai cần giải nghĩa là chữ Hồ. So sánh các địa danh thì có thể đoán chữ Hồ này tương đương với chữ Già trong tên chùa Bà Già, Già La vì Lỗ Hồ = Già La. Chữ Hồ và Già này chỉ điều gì?
Hiện nay tên Già La đang được cho là âm tiếng Chăm Đà da li, cho dù người Chăm cũng chẳng hiểu Đà da li nghĩa là gì. Suy đoán này dựa vào dòng ghi chép chuyện Trần Nhật Duật trong Đại Việt sử ký toàn thư:
Nhật Duật thích chơi với người không nói cùng thứ tiếng, thường cưỡi voi đến chơi thôn Bà Già (thôn này có người Chiêm Thành ở tên là Đà-da-li, sau gọi chệch là Bà Già) có khi tới bốn ngày mới về.
Tuy nhiên, những địa danh Bà Già, Già La đã có ít nhất từ thời Đường thì làm sao mà lại do những tù nhân Chiêm Thành bị bắt thời Lý Trần đặt ra được? Đây đúng là những từ tiếng Chiêm, nhưng là thời trước đó nhiều.
Thời trước nữa người Chiêm còn được gọi là người Hồ hay người Di. Đây mới chính là gốc tích của chữ Hồ và chữ Già. Hồ là chỉ người Hồ (người Chiêm). “Hồ thôn” hiểu đơn giản là thôn của người Chiêm. Già – Dạ – Di cũng vậy.
Ba Gia tu bi ky
Bà Già tự bi ký.
Chữ thứ ba trong sự tích Tây Hồ là chữ . Vị thần ở đình Trích Sài được chép là Trấn Tĩnh Bà Vương. Nhưng vị thần tương ứng ở chùa Thiên Niên lại là một vị Đại tiên. Có thể thấy chữ Bà không có nghĩa là nữ mà nghĩa chỉ thần thánh hay thủ lĩnh. Bà Vương = Đại vương. Bà Già nghĩa là thủ lĩnh/thần người Di.
Lịch sử trung đại Việt có nước Tây Bà Dạ hoặc Tây Đồ Di từng liên kết với Nam Chiếu chính là tương ứng với sự tích này. Tây = La = Lỗ. Dạ = Di = Già = Hồ.
Bản thân khu vực Già La còn được gọi là Lâm Ấp. Lâm Ấp cũng là tên gọi chung của Nam Chiếu thời kỳ Lục triều.
Thời Tùy Đường thì phía Tây của sông Nhị Hà là đất của Nam Chiếu (theo Truyện Nam Chiếu trong Lĩnh Nam chích quái). Truyện Hồ Tinh kể con Cửu vĩ Hồ đã biến thành Bạch y man ở chân núi Tản để hại người. Hiểu một cách khác thì trong số những người ở vùng Sơn Tây (núi Tản) có những người nổi loạn được gọi là Cửu vĩ Hồ. Bản thân chữ Bạch là màu trắng chỉ hướng Tây. Bạch y Man cũng tương đương với Tây Di hay Lỗ Hồ, chỉ người Man ở phía Tây sông Nhị.
Truyện Nam Chiếu cho biết người Nam Chiếu từ thời Tấn đến tận thời Tùy liên tục quấy phá vùng Tây Nhị Hà. Đây chính là con Cửu vĩ Hồ được ám chỉ trong truyền thuyết hồ Tây. Phải đến đời Đường Khai Nguyên thì quân Nam Chiếu mới được bình định.
Khởi nghĩa của người Tây Di dưới thời Đường Khai Nguyên là khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Mai Hắc Đế đã tiến chiếm thành Tống Bình, đuổi tướng nhà Đường là Quang Sở Khách phải chạy về nước. Sau đó Mai Hắc Đế thất bại, thành Tống Bình lại về tay nhà Đường. Rất có thể chính sự kiện này là cái cốt của câu chuyện diệt con Cáo chín đuôi ở Hồ Tây dưới thời Đường Khai Nguyên.
Khu vực Phú Thượng – Xuân La là vùng đất cao nhất quanh hồ Tây. Nơi đây đã tìm thấy hàng loạt các mộ cổ thời Lục triều và giếng nước thời Tùy Đường. Hiện nay dưới đình Quán La vẫn còn có một khu mộ cổ xây bằng gạch thời Lục triều, được biết dưới tên Thông Thiền động. Cái hang Cáo chín đuôi vẫn còn di chỉ vật chất là đây.
Mo Luc Trieu
Một mộ cổ trong động Thông Thiền dưới đình Quán La.
Như thế vùng Tây Bắc của hồ Tây đã là khu dân cư tập trung từ thời Lục triều tới Tùy Đường. Rất có thể đây là vùng thành Ô Diên được nói tới thời Hậu Lý Nam Đế – Lý Phật Tử. Truyền thuyết cho biết Lý Phật Tử đã lấy bãi Quân Thần làm ranh giới phân chia Đông – Tây, phía Tây thuộc đất của Lý Phật Tử. Bãi Quân Thân chính là khu vực Chèm – Quy Bộ Đầu. Như thế Lý Phật Tử đã lấy vùng Tây Hồ Tây làm ranh giới với các triều đại Trung Hoa thời Lục triều và thời Tùy.
Hơn nữa, đây có thể là trị sở của Giao Châu theo như sự tích, thứ sử Lư Ngư đã xây trị sở ở đây và xây chùa quán thờ Huyền Thiên. Đối chiếu vào sử Việt, ta thấy đây có thể chính là thành Tống Bình, trị sở của quận Giao Chỉ sau thành Luy Lâu ở Long Biên. Thành Tống Bình là trị sở của quận Giao Chỉ từ năm Tùy Đại Nghiệp (605-616).
Dinh Quan La
Cổng đình Quán La.
Dẫn chứng khác cho vị trí của thành Tống Bình là chuyện quan đô hộ Triệu Xương thời Đường Trinh Nguyên đã gặp Lý Ông Trọng hiển mộng ở bến Chèm. Bến Chèm cạnh gò Quy Bộ Đầu nơi có chùa Bà Già và đình Phú Gia ở trên.
Việc Mai Hắc Đế và sau đó là Phùng Hưng tấn công thành Tống Bình là tấn công khu vực Tây Bắc của hồ Tây này, chứ không phải vùng Nam hồ Tây. Rất có thể Phùng Hưng đã đặt thành Tống Bình là thành Đại La, lấy từ tên nước La – Lỗ của mình. Thành Đại La thời Phùng Hưng còn được gọi là Phượng thành, rất tương ứng với tên thành Ô Diên (ô và diên đều là 2 loài chim).
Chỉ tới khi Cao Biền được cử sang đánh quân Nam Chiếu thì mới xây thành ở phía Nam hồ Tây, lập đô hộ phủ ở đó, xưng Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân. Bằng chứng rõ ràng là lớp gạch dưới cùng ở Hoàng Thành nay là gạch Giang Tây quân của Cao Biền. Dưới Hoàng thành không hề phát hiện được các dấu vết kiến trúc thời Lục triều hay đầu thời Đường (khi chưa có chế độ Tiết độ sứ quân).
Chua Khai Nguyen
Chùa Khai Nguyên.
Việt điện u linh ở trên chép khu vực Lư Ngư lập quán nằm “giữa 2 huyện Long Đỗ và Từ Liêm“. Từ Liêm đọc thiết là Chiêm – Chăm, chỉ người Chiêm thì đã rõ. Long Đỗ là khu vực ở phía Đông Nam, gắn với sự tích của thần Bạch Mã – Sĩ Nhiếp.
Từ Cao Biền hồ Tây không gắn với con Cáo chín đuôi nữa (vì người Hồ – Nam Chiếu đã bị Cao Biền đánh bại, xây thành mới), mà gắn với truyền thuyết con Trâu Vàng. Truyện này được đánh dấu trong sự tích Truyện con trâu vàng ở huyện Tiên Du trong Lĩnh Nam chích quái. Con Kim Ngưu chạy từ núi Phật Tích ở Tiên Du Bắc Ninh về đã thành vị thần bảo hộ của hồ Tây từ thời Cao Biền. Cũng Cao Biền đã lấy thần Long Đỗ – Bạch Mã làm thành hoàng cho kinh thành này, đánh dấu việc dời vị trí từ bên Từ Liêm – Chiêm sang Long Đỗ ở phía Nam, từ sông Già La (Thiên Phù) sang sông Tô Lịch.
Kim Ngưu thiết Cừu, chính là con Cừu đá ở chùa Dâu hay con Bò thần Nandin trong đạo Bà la môn. Tiên Du Phật Tích là nơi tu hành của Khâu Đà La trong sự tích Man Nương – Sĩ Nhiếp, đánh dấu một vùng ảnh hưởng phía Đông của thần Long Đỗ – Bạch Mã tới vùng hồ Tây – Thăng Long.
Tây Hồ được hình thành khoảng thời Lục Triều, gắn với người Chiêm Hồ ở phía Tây, được truyền thuyết hóa thành con cáo Cửu vĩ Hồ. Cửu vĩ Hồ bị diệt dưới thời Đường Khai Nguyên. Nhà Đường dùng Huyền Thiên, vị thần của Đạo Giáo để trấn giữ vùng này. Thành Tống Bình được xây dựng tại vùng Tây Bắc hồ Tây. Đến thời Cao Biền dẹp Nam Chiếu đã xây thành mới ở vùng Đông Nam bên sông Tô Lịch, lấy hình ảnh Kim ngưu làm biểu tượng mới cho hồ Tây. Vùng hang Cáo xưa bị quên lãng như chính lịch sử Việt Nam vậy.
Cuu vi ho
Vòng đỏ là khu vực phát hiện các mộ cổ thời Lục Triều đến Tùy Đường.
Câu đối ở chùa Khai Nguyên:
前挹龍城稱勝景
後環牛渚引文闌
Tiền ấp Long thành xưng thắng cảnh
Hậu hoàn Ngưu chử dẫn văn lan.

Dịch:
Ấp trước thành Rồng gọi cảnh đẹp
Vòng sau Trâu bãi dẫn đường văn.

Chuyện Nam Chiếu trong sách An Tĩnh cổ lục

An Tĩnh cổ lục là một công trình khảo cứu địa phương Nghệ An – Hà Tĩnh của học giả người Pháp Hippolyte Breton, hiệu trưởng trường quốc học Vinh từ những năm 1920. Công trình này khác với cách viết các loại “địa chí” của nước ta trước đây ở chỗ nó áp dụng cách nghiên cứu liên ngành địa chất, lịch sử, văn hóa, khảo cổ trên những tư liệu thực tế ở địa phương và cho những nhận định khái quát tổng hợp khá thú vị.
H. Breton dẫn nhập cuốn sách của mình bằng cách nói về diễn biến địa chất của vùng bờ biển Nghệ Tĩnh, nhưng lại khai thác đối chiếu với các thông tin từ văn hóa dân gian. Sách viết: Kho tàng truyền thuyết Hán – Việt… chứng minh rằng tổ tiên của người An Nam và người Trung Hoa đã được chứng kiến những cuộc xâm chiếm của lãnh địa đối với lãnh hải, hiện tượng mà người ta phải đặt vào đầu thời hình thành các đồng bằng duyên hải của Trung Quốc và của An Nam.
H. Breton đã đề cập đến truyền thuyết Nữ Oa, con của Viêm Đế bị chết đuối ngoài biển, hóa thành chim Tinh Vệ ngậm đá từ núi Tây bay sang lấp biển Đông (Tinh Vệ hàm thạch hay Tinh Vệ điền hải trong Sơn hải kinh).
Như thế, ngay từ đầu tác phẩm H. Breton đã sử dụng truyền thuyết kết hợp với địa chất để bàn luận về lịch sử. Đây là điều táo bạo, ít người dám làm thời đó. Tuy nhiên Breton thực sự chưa biết rằng chuyện Tinh Vệ lấp biển xảy ra chẳng ở đâu xa mà chính là vùng biển Trung Bộ của Việt Nam. Trung Quốc thời Viêm Đế, lập quốc ở tận lưu vực sông Hoàng Hà, làm gì có giáp biển mà bồi với lấp. Tinh Vệ lấp biển chính là chuyện Mai An Tiêm khai phá hoang đảo trong truyền thuyết Việt và cũng là chuyện Nữ thần Trầm hương Thiên Y A Na của người Chăm.
Từ diễn biến địa chất “bãi bể nương dâu” này H. Breton đã mô tả và giải thích sự kiện Cao Biền đào kênh ở Nghệ An:
Xứ Diễn Châu được bao vây tất cả mọi mặt bởi đồi núi, chỉ mở ra mặt biển về phía Đông, Ở thời kỳ đệ tứ kỷ, xứ này làm thành cái mà tôi gọi là “vịnh Diễn Châu” thông về phía Bắc với vịnh Thanh Hóa bởi eo Hoàng Mai và về phía Nam với vịnh Vinh bởi eo Đò Cấm. Cuộc nổi lên của lục địa vào cuối thời kỳ đệ tứ kỷ biến vịnh thành vũng, va hai eo bể thành đèo, ngày nay mang tên của hai làng Hoàng Mai và Đò Cấm. Vào thế kỷ thứ IX Tiết độ sứ Cao Biền người Trung Quốc sai đào hai con kênh ở hai đèo để nối liên với nhau các vũng Thanh Hóa, Diễn Châu và Vinh.

Ban do ATCL

Các địa danh được nói tới trong bài.

Ghi nhận công tích của Cao Biền trên đất Nghệ Tĩnh, H. Breton viết: viên quan này đã để lại ở An Tĩnh những kỷ niệm bất diệt… Cao Biền sang cai trị vùng Tĩnh Hải (Bắc Bộ và miền Bắc Trung Bộ) từ 865 đến 875 đã xây dựng:
– Đào sông Hoàng Mai và Đò Cấm.
– Chùa Hương Tích và Nhạn Tháp.
– Đắp thành Long Môn.
 Về Đò Cấm, nhân dân gọi là “kênh sắt”. Truyền thuyết dân gian kể lại rằng khi đào con kênh này Cao Biền đã phải dùng thuốc súng để phá vỡ những “tảng đá sắt” chẹn ngang đèo.
Ở phần Xứ Vinh, H. Breton nói về một phế tích Tháp Cao Biền: Ở địa phận làng Phương Tích và làng Yên Trường có một hòn núi khiến con sông đào từ Vinh đến Đò Cấm phải uốn dòng về phía Đông. Trên đỉnh núi ấy Cao Biền… đã dựng lên một cái tháp, người thì nói đó là một cái tháp để xá lỵ của nhà Phật, người thì nói đó là một cái đèn để ban đêm chiếu sáng cho thuyền bè qua lại trên sông đào, hoặc đó là đồn binh để báo hiệu…
Tại làng Yên Trường, giữa chân núi và con sông đào là đền Lĩnh Vạn. Đền này do Cao Biền dựng…
Chứng tích sự hiện diện của Tiết độ sứ Cao Biền ở Nghệ Tĩnh quá rõ ràng. Cao Biền còn lưu lại bài thơ Quá Thiên Uy kính:
Sài lang khanh tận khước triều thiên,
Chiến mã hưu tê chướng lĩnh yên.
Quy lộ hiểm hy kim thản đãng,
Nhất điều thiên lý trực như huyền.
Dịch:
Sài lang chôn sạch lại chầu vua
Ngựa chiến thôi kêu cõi núi mờ
Đường hiểm nay về bằng phẳng rộng
Một lèo nghìn dặm thẳng như tơ.
(Theo Đường thi tuyển dịch, NXB Thuận Hoá, 1996).
Kênh Thiên Uy chính là kênh Thiết Cảng hay kênh sắt ở khu vực sông Cấm của Nghệ An. Cao Biền đã đào 2 con kênh Hoàng Mai và Đò Cấm nối liên vận đường thủy từ Bắc Bộ vào Nghệ An để đánh dẹp quân Nam Chiếu như trong bài thơ cho biết. Sự hiện diện này của Cao Biền cũng hoàn toàn khớp với phân bố các nơi thờ thần Cao Sơn Cao Các ở Nghệ An tại các huyện Nghi Lộc, Yên Thành và Hưng Nguyên. Tục thờ Cao Sơn Cao Các chính là thờ Tiết độ sứ Cao Biền ở khu vực này.

Chua Thien Ton

Chùa Thiên Tôn ở Ninh Bình.

Cao Biền đã vượt sông Cấm tiến vào phía Nam. H. Breton cho rằng Cao Biền có liên quan tới việc xây chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh ở Hà Tĩnh. Điều này rất có lý vì ở chân núi Hồng Lĩnh còn có cái hồ lớn được gọi là Hồ nhà Đường. Ngoài ra, khá đặc biệt là ở Ninh Bình có chùa Thiên Tôn tương truyền do Cao Biền dựng nên. Chùa Thiên Tôn thờ Phật Bà Quan Âm Diệu Thiện và bố mẹ của bà là vua Trang Vương và Hoàng hậu. Tức là giống với chùa Hương Tích, nơi thời Phật Quan Âm và có di chỉ nền đài Trang Vương.
Cao Biền đã đào thông kênh qua Đò Cấm, tiến vào xứ Vinh là để dẹp quân Nam Chiếu vì căn cứ gốc của Nam Chiếu ở khu vực này. Đó là nơi có Nhạn Tháp và thành Long Môn ở Nam Đàn. H. Breton từng thu thập được viên gạch của Nhạn Tháp có đề niên hiệu thời Đường và nhắc đến việc cần tìm hiểu thêm nguồn gốc của ngôi tháp này. Khảo cổ ngày nay ở Nhạn Tháp đã tìm thấy hộp vàng đựng xá lỵ và các viên gạch có chữ với niên hiệu Trinh Quán lục niên (632). Với niên hiệu này thì nguồn gốc của Nhạn Tháp và Long Môn tại Nam Đàn phải sớm hơn thời Cao Biền vì Cao Biền sang An Nam vào những năm Đường Hàm Thông (860-874).
Nhạn Tháp nằm trong khu vực một thành cổ có tên Hồ Thành hay Chiêm Thành. Trong An Tĩnh cổ lục gọi là Lồi Vương Thành với cửa Long Môn. Rõ ràng đây là một tòa thành của người Chăm. Nhưng tại sao thành của người Chăm lại nằm ở Nghệ An và có niên đại vào thời Đường Trinh Quán (632)?
Di tích Nhạn Tháp này không liên quan đến Cao Biền nhưng lại là một di tích của Nam Chiếu. Nam Chiếu còn được gọi là người Hồ như trong thần tích về Cao Sơn Cao Các dẹp họ Hồ. Vì thế thành này gọi là Hồ Thành hay Chiêm Thành.
Niên đại Trinh Quán lục niên (632) của gạch Nhạn Tháp đưa đến một nhận định khá bất ngờ. Nhạn Tháp và Lồi Vương thành được xây dựng bởi vị “đệ nhất đại chiếu”, tổ của Nam Chiếu là Tế Nô La vào đầu thời nhà Đường. Lúc này Nam Chiếu chưa lập quốc riêng mà còn đang thần phục nhà Đường. Vì vậy mà gạch xây tháp tuy là tháp trong thành Chăm nhưng vẫn mang niên hiệu của nhà Đường.
Lồi Vương do đó có thể là đọc sai từ Lỗ Vương (Lồi khi ghi chữ Nho thì ghi bằng chữ Lỗi). Nam Chiếu khi lập quốc lấy tên là Đại Lễ. Lễ cũng là Lỗ như trong tên của Cáp Lỗ Phong sau này.
Nhạn Tháp và Lồi Vương Thành nằm cách không xa thị trấn Sa Nam, nơi Mai Thúc Loan khởi nghĩa. H. Breton trong An Tĩnh cổ lục đã đưa ra nhận định rằng Mai Thúc Loan là người gốc Chămpa. Điều này đúng với nghĩa Chăm hay Chiêm là gồm cả người Nam Chiếu.
Cái tên Sa Nam có thể hiểu là: Sa nghĩa là chúa trong tiếng Chăm. Sa Nam là Nam Chúa hay Nam Chiếu, rất rõ.

Den Mai Thuc LoanĐền thờ Mai Thúc Loan ở chân núi Hùng Sơn tại Nam Đàn.

Tế Nô La cũng là Phùng Tói Cái, vị tiền nhân 7 đời của Phùng Hưng, là người đã từng vào chầu Đường Cao Tổ và được làm quan lang ở Đường Lâm. Tên Đường Lâm rất có thể còn lưu lại trong địa danh Nam Đàn = Nam Đường = Đường Lâm.  Một số tư liệu chép về Mai Hắc Đế: Năm Nhâm Tuất (722) là năm Khai Nguyên thứ 10 về đời vua Huyền Tông nhà Đường, ở Hoan Châu có một người tên là Mai Thúc Loan nổi lên chống cự với quân nhà Đường. Mai Thúc Loan là người huyện Thiên Lộc, tức là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh bây giờ, mặt mũi đen sì, sức vóc khỏe mạnh, thấy quan nhà Đường làm nhiều điều tàn bạo, dân gian khổ sở, lại nhân lúc bấy giờ lắm giặc giã,ông ấy bèn chiêu mộ những người nghĩa dũng, rồi chiếm giữ lấy một chỗ ở đất Hoan Châu (nay thuộc huyện Nam Đường tỉnh Nghệ An) rồi xây thành đắp lũy, xưng hoàng đế, tục gọi là Hắc Đế”.
Thành Vạn An của Mai Hắc Đế nằm ở huyện Nam Đàn nên trong tư liệu trên đã gọi Nam Đàn là Nam Đường. Còn Phúc Lộc (địa danh khác trong tên quê của Phùng Hưng) là vùng Can Lộc – Hà Tĩnh, cũng là quê hương của Mai Thúc Loan.
Bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh từng tham gia khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Như thế châu Đường Lâm – Phúc Thọ của họ Phùng nằm ở xứ An Tĩnh, hoàn toàn có lý.
Phùng Hưng là hậu duệ của Phùng Tói Cái hay Nam Chiếu Mông Tế Nô La nên khởi nghĩa Phùng Hưng chính là sự nổi dậy thành lập nước Nam Chiếu độc lập. Cao Biền khi dẹp quân Nam Chiếu chiếm thành Tống Bình ở Bắc Bộ đã tiến quân vào xứ An Tĩnh, đào kênh thông thủy, dẹp “sài lang” ở vùng đất Nam Đàn – Đường Lâm.
Truyện Nam Chiếu trong Lĩnh Nam chích quái kể sau thời Cao Biền:
Tướng Tư Mã là Lý Tiến đem 30 vạn quân đánh vào Đồ Sơn, quân Nam Chiếu bèn rút về biên giới Ai Lao, hiệu là Đầu hoành Mô quốc Bồn Man, thường lấy sự cướp bóc làm nghề, lúc đánh lúc nghỉ, chưa hề bao giờ yên chiến sự. Đất đó nay là phủ Trấn Ninh, muôn đời sát nhập trong bản đồ nước Đại Việt.
Bồn Man la Mường Phuon hay Xiêm Khoảng của Lào, từng gọi là Trấn Ninh thời Pháp. Con đường thượng đạo phía Tây Nghệ An mà H. Breton nói đến trong sách của mình là con đường nối từ Nam Đàn sang Xiêm Khoảng. Con đường này có vai trò chiến lược quan trọng trong nhiều thời đại khi quân khởi nghĩa sử dụng nó để rút lui phòng thủ hay làm bàn đạp để tấn công miền ven biển Nghệ Tĩnh.
Một chi tiết lạ nữa trong An Tĩnh cổ lục nói: Mười hai sứ quân cát cứ vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Một trong 12 sứ quân là Hồ Hưng Dật, tổ của họ Hồ ở vùng An Tĩnh.
Đây là tư liệu độc đáo nói rằng thái thú Diễn Châu Hồ Hưng Dật là một sứ quân thời Đinh Bộ Lĩnh. Về nguồn gốc nguyên tổ họ Hồ này đã từng bàn. Nó liên quan đến việc Lý Thái Tổ – Đinh Bộ Lĩnh đi đánh dẹp châu Diễn. Lý Thái Tổ cũng là Lý Tiến được nói đến trong Truyện Nam Chiếu.
Thay lời kết, xin dẫn lời của H. Breton trong An Tĩnh cổ lục:
Cái gọi là sự tiến bộ chỉ là truyền thống đang đi lên. Nếu không có những truyền thống tốt đẹp, con người sẽ bị lôi cuốn theo bản năng xấu. Nước Đại Việt giàu về quá khứ và các bạn nên hiểu rằng chính người chết cai trị người sống. Những đức tính tốt mà chúng ta có, chúng ta nhờ cha mẹ ông bà mà có. Hãy kính thờ vong linh tổ tiên bằng cách phổ biến lịch sử của tổ tiên”.

Thần Cao Sơn Cao Các ở Nghệ An

Den Xuan HoaĐền Xuân Hòa, Hưng Long, Hưng Nguyên, Nghệ An, thờ Cao Sơn Cao Các.

Cao Sơn Cao Các là một trong những vị thần lâu đời và phổ biến nhất của đất Nghệ An. Theo sách Địa chí văn hóa Hưng Nguyên thì chỉ riêng ở huyện Hưng Nguyên trong 109 xã, thôn ở đây có trên dưới 40 xã thôn thờ Cao Sơn Cao Các. Tác giả Ninh Viết Giao đã trích dẫn bản khai thần tích của xã Hiếu Hạp, huyện Chân Lộc (nay thuộc các phường Nghi Thu, Nghi Hương  – thị xã Cửa Lò và xã Nghi Thạch – huyện Nghi Lộc) của cử nhân Hoàng Thúc Lang vào đời Minh Mệnh như sau: “Nay phụng sát những nơi thờ Cao Sơn Cao Các là 335 nơi, trong đó đã phong thần là 322 nơi, chưa phong là 113 nơi.”
Là một vị thần được thờ phổ biến như vậy ở Nghệ An nhưng Cao Sơn Cao Các là ai, là 2 hay 1 nhân vật thì còn chưa rõ.

Sac phong Ngoc Dien

Bản dịch sắc phong Cao Sơn Cao Các ở đền Ngọc Điền.

Theo tài liệu Tục thờ thần và thần tích Nghệ An của giáo sư Ninh Viết Giao thì thần tích vị thần này ở đền Ngọc Điền tại thị trấn Hưng Nguyên, Nghệ An như sau:
Thần Cao Sơn, tên thật là Cao Hiển, tự là Vân Trường, quê ở Bảo Sơn, Trung Quốc. Cao Hiển là người thông minh, chính trực, học rộng, hiểu sâu, tài kiêm văn võ. Năm 29 tuổi đậu Tiến sỹ dưới triều vua Hy Tông nhà Tống và làm quan đến chức Thượng thư. Khi vùng biên giới nhà Tống có loạn quấy phá, Cao Hiển nhanh chóng dẹp loạn, giúp dân yên ổn làm ăn, được nhân dân tín phục. Nhờ công lao to lớn đó, Cao Hiển được vua Tống phong làm Đại Thừa Tướng.
Để thực hiện ý đồ bành trướng, nhằm uy hiếp và khuất phục nước ta, Vua nhà Tống cử Cao Hiển sang làm Tuyên phó sứ An Nam. Đời sống của nhân dân nước ta còn nhiều khó khăn, nạn sâu keo tàn phá, mùa màng thất bát. Cao Hiển hiểu rõ và thông cảm với khó khăn của cư dân Đại Việt. Một mặt xin vua Tống giảm bớt các khoản triều cống, mặt khác giúp nhân dân An Nam tìm cách diệt trừ sâu keo, thú dữ, tìm cách phát triển sản xuất, khôi phục kinh tế. Nhờ đó cuộc sống của nhân dân được ổn định.
Mặc dù là sứ thần nước lớn, nhưng Cao Hiển luôn là vị quan có lòng khoan dung, đức độ, hết lòng vì cuộc sống của nhân dân bản xứ. Xây dựng mối bang giao hòa bình tốt đẹp giữa hai nước An Nam. Chính vì vậy mà triều đình và nhân dân hai nước đều biết ơn Cao Hiển. Khi ông mất vua Tống phong cho ông làm An Nam quốc vương và giao cho nhân dân An Nam lập đền thờ.
Cuốn sách chữ Hán Bách thần sự tích, tài liệu chép tay, không rõ tác giả, hiện lưu tại Thư viện tỉnh Nghệ An, chép như sau: “Cao Sơn Cao Các Đại vương, Thượng đẳng thần, có 30 miếu thờ. Miếu thờ chính ở xã Đông Tháp, huyện Đông Thành. Nguyên là người nước Bắc, họ Cao tên Hiển, tiến sỹ Triều Minh, sang nước ta làm Án sát sứ… Sau khi mất hiển hiện linh ứng, dân xã lập đền thờ…“.

Den Cao Son Dien Chau

Đền Cao Sơn ở Công Thành, Yên Thành, Nghệ An.

Cố PGS. Ninh Viết Giao cùng các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam đã tra cứu thư tịch Trung Quốc, thấy rằng không có tiến sỹ Cao Hiển nào sang nước ta làm chức Án sát sứ. Những thông tin về thần Cao Sơn ở các nơi này không khớp nhau, nhiều dị bản như PGS Ninh Viết Giao đã nhận xét. Lúc thì là vị Án sát sứ thời Minh, lúc lại là thời Tống. Thời Minh chẳng có vị quan đứng đầu khu vực nước ta nào mang họ Cao cả. Còn thời Tống thì càng không, vì lúc đó nước Đại Việt đã độc lập, làm gì còn có “An Nam quốc vương” nào của nhà Tống ở đây nữa.
Những thông tin thần Cao Sơn có tên Cao Hiển, người ở Bảo Sơn Trung Quốc, đỗ cao rồi sang nước ta làm quan phụ chính, rất trùng khớp với sự tích của Cao Sơn đại vương ở khu vực Hà Hồi (Thường Tìn, Hà Nội). Vị Cao Sơn này như đã nhận định, không phải thời Minh hay thời Tống, mà chính là tướng Cao Biền thời Đường. Cao Biền người phương Bắc, từng đỗ đạt và làm quan to dưới thời Đường. Cao Biền được cử sang nước ta trấn thủ An Nam để dẹp loạn Nam Chiếu. Sau khi đánh Nam Chiếu thắng lợi, nhà Đường đổi An Nam đô hộ phủ thành Tĩnh Hải quân và Cao Biền nhận chức Tĩnh Hải tiết độ sứ đầu tiên.
Về thần Cao Các ở nhiều nơi chép cùng là một vị với thần Cao Sơn. Theo Ngọc phả đại vương tôn vị trung thần triều đình của đền Ngọc Điền: Tại làng Châu Ái, Cao Xá, huyện Thọ Xuân, phủ Anh Đô, có ông đồ Cao Trạch, người hiền lành, phúc hậu, lấy bà Lê Thị Điểm… sinh được bé trai kháu khỉnh đặt tên là Cao Các. Lớn lên Cao Các thông minh hơn người thường. Khi đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, ông rời làng đi tìm minh chúa. Khi gặp được Đinh Bộ Lĩnh, thấy ông tư chất thông minh hơn người. Hỏi về học vấn đều đáp trôi chảy nên đã phong ông làm Giám Nghị Đại Phu, giao cho 5 vạn binh lính phò giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn. Với tài trí và mưu lược của mình, Cao Các đã cùng các tướng sỹ lần lượt dẹp loạn, thu phục các sứ quân.
Sau khi dẹp loạn, Đinh Bộ Lĩnh về Hoa Lư xây dựng kinh đô, xưng Đại thắng Đinh Hoàng Đế. Ông ban cho Cao Các thực ấp ở huyện An Ninh. Thấy đây là vùng non nước hữu tình ông bèn cho quân sỹ lập quân cư.
Ba năm sau, chúa Chiêm Thành là Xạ Đẩu đem quân uy hiếp nước Đại Việt. Vua Đinh triệu Cao Các về triều giao cho 5 vạn binh lính, ấn kiếm đi đánh giặc. Với tài thao lược của mình, Cao Các cầm quân xông pha trận mạc, khiến vua Chiêm đại bại, phải trốn về nước. Sau trận đại thắng quân Chiêm, vua Đinh muốn giữ ông lại triều đình nhưng Cao Các xin được ở lại An Ninh. Ông lâm bệnh và mất đột ngột tại quê nhà. Vua Đinh thương tiếc cho lập miếu thờ ông.
Đoạn thần tích trên cũng là cách kể khác của chuyện Cao Biền mà thôi. Đinh Bộ Lĩnh không hề có lúc nào đánh nhau với quân Chiêm Thành hay Xạ Đẩu cả. Chỉ cần thay nhà Đinh ở đây bằng nhà Đường thì chuyện của Cao Các sẽ hoàn toàn khớp với công nghiệp của Cao Biền. Cao Biền dẹp quân Nam Chiếu chính là dẹp quân Chiêm Thành vì Nam Chiếu lúc này là khu vực Trung Bộ nước ta.

Binh phong Cao Son

Bình phong ở đền thờ Cao Sơn tại Công Thành, Yên Thành.

Sự tôn thờ Cao Biền ở Nghệ An là do ông ta đã có công khai thông đường thủy ở khu vực Diễn Châu khi làm kênh Thiên Uy hay Kênh Sắt (Thiết Cảng) tại đây. Ở đây vẫn còn lưu được bia Thiên Uy kính tân tạc hải phái bi có niên hiệu Hàm Thông nhà Đường (năm 870), văn bia do Bùi Hình, Chưởng Thư ký của Cao Biền soạn.
Thần tích đền Ngọc Điền còn cho một thông tin: Vào thời Cảnh Hưng có nạn Hồng Thủy, đất nước lụt lội, đồng ruộng ngập sâu, nạn sâu keo phá hoại mùa màng khắp nơi, nhân dân làm lễ cầu đảo nhờ thần Cao Sơn Cao Các phù hộ. Quả nhiên linh ứng, diệt được sâu keo. Từ đó nhân dân rước bài vị Cao Sơn Cao Các về lập đền miếu ở nhiều nơi để thờ phụng và hương hỏa quanh năm.
Cảnh Hưng cũng là niên hiệu dựng tấm bia Cao Sơn đại vương tại đền Kim Liên, Hà Nội. Có thể thấy tục thờ Cao Sơn (Cao Biền) một cách rộng rãi bắt đầu từ thời gian này. Tới nay những khu vực thờ Cao Sơn (Cao Biền) có thể tóm tắt như sau:

  • Kinh thành Thăng Long: Cao Sơn đại vương được tôn làm thần Trấn Nam kinh thành, đền chính là đền Kim Liên vì Cao Biền là người đã khởi dựng thành Đại La.
  • Khu vực Thường Tín: với hội 7 làng của tổng Hà Hồi thờ Cao Sơn đại vương, đến chính ở Phương Quế, là nơi Cao Biền lập trang ấp, công đức cho nhân dân.
  • Ninh Bình: Cao Sơn đại vương cũng là một trong Hoa Lư tứ trấn. Đây là nơi ông lập gia đình (lấy vợ) ở Phụng Hóa (Nho Quan).
  • Nghệ An: với thành tích khai thông kênh Sắt và đánh quân Nam Chiếu (Chiêm Thành) Cao Biền được tôn thờ rộng rãi dưới tên Cao Sơn Cao Các.
  • Những nơi khác ở miền Trung: Thanh Hóa, Quảng Bình đều có các nơi thờ Cao Sơn – Cao Biền.

Câu đối ở đình Kim Lan (GIa Lâm, Hà Nội) đã khái quát công nghiệp của Cao Sơn – Cao Biền như sau:
討南詔築大羅城開天威浜留玉几
勸農丧傳甄陶藝安民濟世祐金閶
Thảo Nam Chiếu trúc Đại La thành, khai Thiên Uy banh lưu ngọc kỷ
Khuyến nông tang truyền chân đào nghệ, an dân tế thế hữu kim xương.
Dịch:
Dẹp Nam Chiếu đắp Đại La thành, khơi kênh Thiên Uy, công nghiệp còn lưu ghế ngọc
Khuyến nông tang truyền nghề làm gốm, yên dân giúp thế, ân đức mãi ghi hộp vàng.

Cao Son o Xuan Hoa

Tượng Cao Sơn Cao Các ở đền Xuân Hòa, Hưng Long, Hưng Nguyên, Nghệ An.

Hiện có một số tác giả cho rằng nước ta khởi đầu độc lập bắt đầu từ khi Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ ở Long thành. Nhưng nếu vậy, so ra người làm Tiết độ sứ đầu tiên ở nước ta là Cao Vương Biền, cũng là người đầu tiên xây thành Đại La (Thăng Long, Hà Nội), đồng thời có hàng loạt công nghiệp lập quốc khác như đánh giặc Nam Chiếu, khuyến khích nghề tằm tang, canh nông, nghề gốm sứ, khai thông kênh Thiên Uy… Cao Biền mới thực sự là người gây dựng nền độc lập đầu tiên của nước Nam trên đất Tĩnh Hải.

Cao Sơn đại vương ở khu vực Thường Tín là ai? (tiếp)

Cùng là Cao Sơn đại vương, cùng ở một khu vực của tổng Hà Hồi – Thường Tìn, cùng chung lễ hội rước thần hàng năm nhưng ở làng Hà Hồi lại có ý kiến khác về thân thế của vị thành hoàng Cao Sơn đại vương ở đây. Theo lời thủ từ đình Hà Hồi thì người làng Hà Hồi đã bỏ công tìm hiểu và nhận thấy rằng các ngày giỗ nhật của thành hoàng Hà Hồi hoàn toàn trùng khớp với những ngày tương ứng của Cao Sơn đại vương – vị thần trấn Nam của kinh thành Thăng Long có đền thờ ở đình Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội). Ngày rước chính của thần Cao Sơn ở khu vực Kim Liên và khu vực Thường Tín đều là ngày 16 tháng 3 Âm lịch.
Sự tích của thần Cao Sơn ở Kim Liên được biết thông qua tấm bia cổ thời. Nội dung bia “Cao Sơn đại vương thần từ bi minh tịnh tự” cho biết: Khi vua Lê Tương Dực dấy binh ở Tây Đô đánh Lê Uy Mục có ba vị đại thần là Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Hoàng Dụ và Nguyễn Văn Lữ cùng mang quân đi chinh phạt. Đến địa phận huyện Phụng Hóa (nay là Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) thì thấy cảnh núi rừng rậm rạp, có vùng sâu tên là Lầm, bên trên gò núi có ngôi đền cổ, bên trong dựng một tảng đá ghi bốn chữ “Cao Sơn đại vương”. Rất lấy làm lạ, các quan bèn khẩn cầu thần phù trợ. Quả nhiên sau mười ngày đã thành công. Vì thế, năm Hồng Thuận thứ ba (1510) vua Lê Tương Dực cho xây dựng đền thờ thần Cao Sơn ở Phụng Hóa và lập bia.

Bia Kim Lien

Cao Sơn thần từ bi minh ở đền Kim Liên.

Tấm bia này được ghi làm năm Hồng Thuận thứ ba (1510) cho đền thờ thần Cao Sơn ở Phụng Hóa nhưng bia lại rất kỳ ảo khi xuất hiện sau đó ở thành Thăng Long. Sách Hà Nội danh thắng và di tích cho biết: “Bia vốn ở huyện Phụng Hóa, đến đời Hoằng Định (1600-1619) lại nổi lên bến Bồ Đề và được dân phường Kim Liên kéo đưa rước về đặt ở di tích như ngày nay”. Còn theo thông tin của đền Kim Liên thì “Bia dựng ngày 1 tháng trọng thu năm Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 33 (1772)”. Một vị thần ở Ninh Bình trở thành trấn Nam của kinh thành Thăng Long không rõ lý do.
Quay lại thần Cao Sơn ở đình Hà Hồi. Bổ sung vào sự trùng khớp ngày lễ thần ở Hà Hồi và Kim Liên, trên ngũ môn quan của đình Hà Hồi có đôi câu đối ghi rõ các niên hiệu:
大顺前扶襄翼敏集大勲奉化岑崗著跡當初?傳此地
弘定後至景興稔彰靈應昇龍廟貌明禋?終古及群方
Đại Thuận tiền phù Tương Dực mẫn tập đại huân, Phụng Hóa sầm cương trứ tích đương sơ truyền thử địa
Hoằng Định hậu chí Cảnh Hưng nhẫm chương linh ứng, Thăng Long miếu mạo minh yên chung cổ cập quần phương.
Dịch:
Đại Thuận trước phò Tương Dực nhanh lập công to, Phụng Hóa núi cao, nổi tích cổ truyền nơi đất đó
Hoằng Định sau tới Cảnh Hưng linh thiêng sáng tỏ, Thăng Long đền miếu, kính tế nay cùng với mọi nơi.

Ngu monNgũ môn quan đình Hà Hồi.

Rõ ràng câu đối này nói tới các sự kiện của thần Cao Sơn trấn Nam Thăng Long, từ việc năm Hồng Thuận (bị nhầm thành Đại Thuận trong câu đối vì chữ Hồng 洪 cũng có nghĩa là to lớn như chữ Đại 大) đã phù giúp Lê Tương Dực nhanh chóng đánh Lê Uy Mục và lên ngôi vua, rồi di tích của thần ở Phụng Hóa nằm trên một gò núi. Hoàn toàn đúng khớp với thông tin trên tấm bia ở đền Kim Liên. Vế đối sau nhắc tới sự linh ứng của thần ở các niên hiệu Hoằng Định và Cảnh Hưng và thần đã trở thành một vị thần được cúng tế tại Thăng Long (một trong tứ trấn đất kinh thành).
Cao Sơn đại vương cũng là một trong Hoa Lư tứ trấn của Ninh Bình mà di tích ở đây ngoài đền Phụng Hóa ở Nho Quan còn là khu vực Bái Đính. Như vậy vùng Hà Hồi – Thường Tín là điểm nối giữa 2 khu vực thờ Cao Sơn ở Thăng Long và ở Hoa Lư.
Kết hợp thần tích của đình Khê Hồi và thông tin của đình Hà Hồi cho một kết luận “đáng giật mình”: Cao Sơn đại vương, vị thần trong Thăng Long và Hoa Lư tứ trấn chính là Cao Biền thời Đường. Vị này đã hiển ứng dưới thời Lê ở Ninh Bình và Thăng Long.
Việc dân gian lựa chọn Cao vương Biền làm thần bảo hộ kinh thành cũng hoàn toàn hợp lý. Người khởi dựng xây thành Đại La – Thăng Long chính là Cao Biền. Còn người xây dựng Hoa Lư cũng là Cao Biền. Những viên gạch Giang Tây quân của thời Đường chỉ đích danh Tĩnh Hải tiết độ sứ, tức là chức danh của Cao Biền sau khi dẹp loạn Nam Chiếu và cai quản đất Tĩnh Hải. Giang Tây cùng nghĩa với Tĩnh Hải vì Tĩnh là tính chất của phía Tây trong Dịch học. Giang hay Dương, đại dương là biển, Hải.
Gạch Giang Tây quân là lớp gạch sớm nhất được tìm thấy cả ở thành Hoa Lư và hoàng thành Thăng Long. Điều này cho thấy chính Cao Biền là người đã khởi dựng những tòa thành này. Truyền tích về Cao Biền ở khu vực Hoa Lư cũng không ít. Ví dụ như chuyện Cao Biền cưỡi diều giấy qua đây bị một đạo sĩ bắn gãy cảnh, rơi xuống thành núi Cánh Diều (nay ở thành phố Ninh Bình). Hay chuyện Cao Biền đào sông Điềm Giang, đầm Phù Chẩn để cắt yểm long mạch. Điềm giang hay Đàm giang là sông Hoàng Long ở Ninh Bình. Còn Phù Chẩn đọc thiết âm là Phấn, tức là sách Bông, quê của Đinh Bộ Lĩnh ở Gia Viễn (Ninh Bình).
Vì thành tích chính của Cao Biền là đánh quân Nam Chiếu (thần tích Khê Hồi ghi thành đánh nhà Hồ) nên vị này được chọn làm trấn Nam của kinh thành Thăng Long. Và ở Hoa Lư cũng vậy. Cao Sơn đại vương phải là thần trấn Nam, không phải trấn Tây, của cố đô Hoa Lư.

Cong Ha Hoi

Cổng làng Hà Hồi với dòng chữ Hồi hương quan (quay về quê hương).

Một vấn đề tồn tại là theo sự tích ở Ninh Bình thì Cao Sơn đại vương ở đây lại là Lạc tướng Vũ Lâm, con thứ 17 vua Lạc Long Quân. Cũng ở nghi môn đình Hà Hồi còn có câu đối:
德大安民同心千古盛
雄朝護國德化萬年恩
Đức đại an dân đồng tâm thiên cổ thịnh
Hùng triều hộ quốc đức hóa vạn niên ân.
Dịch:
Đức lớn yên dân, cùng lòng ngàn xưa thịnh
Triều Hùng giúp nước, cảm đức vạn năm ơn.
Lạc tướng Vũ Lâm thời Hùng Vương thì là vị chúa họ Sùng thời Ân Thương vì Sùng = Cao, chỉ vùng đất Lạc thời đó. Vị chúa họ Sùng này được truyền thuyết Việt gọi là Sùng Lãm trong Truyện họ Hồng Bàng (Lạc Long Quân húy Sùng Lãm). Sùng Lãm là Bắc Bá Hầu Sùng Hầu Hổ của nhà Ân, cai quản vùng đất Lạc (đất Sùng) ở phía Nam (phương vị Nam Bắc nay đã bị đảo lộn).
Tuy nhiên, không rõ đây là sự lầm lẫn hay sự ghép nối của tín ngưỡng dân gian giữa Sùng Hầu Hổ và Cao Vương Biền. Cần chú ý là Cao Biền cũng có danh là Lạc tướng, còn lưu trong chuyện về ông ta bắn một phát tên trúng 2 con chim điêu và được phong là Lạc điêu ngự sử. Đại Nam quốc sử diễn ca kể:

Cao Biền là tướng Lạc điêu,
Tài danh sớm đã dự vào giản tri.

Thực ra tên Lạc Điêu của Cao Biền chính xác phải là Lạc Giao, tức là vị tướng cai quản vùng Lạc Việt – Giao Chỉ. Địa danh Vũ Lâm có nghĩa là “vua Nam”. Điều này như đã nói, Cao Sơn đại vương là thần trấn Nam.
Như vậy, so sánh các thông tin của Cao Sơn đại vương ở 2 làng Khê Hồi và Hà Hồi thì nhiều khả năng vị thần trấn Nam của Thăng Long và Hoa Lư là Cao vương Biền thời Đường, người đã làm “quốc chúa” ở phương Nam và khởi dựng 2 tòa thành Hoa Lư và Đại La.

Cao Sơn đại vương ở khu vực Thường Tín là ai?

Trong thần điện Việt Cao Sơn là tên thần có nhiều sự tích rất khác nhau tùy từng nơi. Nhưng ở đầu thì Cao Sơn cũng được tôn sùng, xếp vào hạng thượng đẳng thần. Tín ngưỡng thờ Cao Sơn không phải là thờ thần núi vì nói chung người Việt không thờ núi mà luôn thờ những nhân vật có công lao, có sự nghiệp với dân với nước thật sự.
Ở phía Nam Hà Nội có hội rước thần thành hoàng Cao Sơn đại vương trong lễ hội đình của 7 làng thuộc tổng Hà Hồi xưa, nay thuộc 3 xã của huyện Thường Tín (Hà Nội). Trong đó các làng Hà Hồi, Phú Cốc, Hoà Lương, Khê Hồi thuộc xã Hà Hồi; làng Đức Trạch thuộc xã Quất Động; các làng Bạch Liên và Phương Quế thuộc xã Liên Phương, vì 7 ngôi đình của 7 làng này đều thờ Thành hoàng Cao Sơn đại vương. Ngày đản (sinh) của thần vào 16 tháng 3 âm lịch, đã trở thành ngày hội làng của cả tổng Hà Hồi. Đám rước thành hoàng Cao Sơn đại vương của dân 7 làng trong tổng Hà Hồi xưa kia, đã trở thành một hội rước lớn khá nổi tiếng của cả vùng Thường Tín ở phía nam Kinh thành Thăng Long thời phong kiến.

IMG_4774Mô tả đồ rước trong lễ hội Khê Hồi.

Một vị thượng đẳng tối linh thần quan trọng như vậy nhưng khi xem về gốc tích của Cao Sơn đại vương ở Thường Tín có nhiều vấn đề chưa rõ ràng và thống nhất. Theo bản thần tích thành hoàng làng Khê Hồi viết ngày mùng 1 đầu xuân năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) do quan Lễ bộ Hàn lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính biên soạn thì:
Cao Sơn đại vương là con của ông Cao Khánh ở núi Bảo Thái, quận Quảng Nam bên Bắc quốc. Tới cuối đời nhà Nguyên gia đình ông sang nước Nam buôn bán. Khi đến trại Mái Nhà (sau đổi là Phú Ốc) huyện Yên Mô phủ Trường Yên Ái Châu thì ở lại đấy. Ông lấy bà Trần Thị Tố người xã Quang Liệt thuộc bản huyện. Hai ông bà hiếm muộn mới sinh được một con trai đặt tên là Hiển, tự là Trường Cửu. Sau khi vợ mất cha con ông trở về Bắc quốc. Cao Hiển theo học Chu Đường tiên sinh. Năm Khánh Lịch thứ 6 triều Minh ông Cao Hiển ứng thí đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ, được ban cho chức Mục thủ Ích Châu, tặng hàm Quang lộc đại phu. Ông làm quan triều hay giữ thú mục, đánh Đông dẹp Bắc, lập được nhiều kỳ công, nên được vua phong làm Thái phó, sau lại được phong chức Thừa tướng.
Bấy giờ ở nước ta Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Vua Minh cho ông Hiển sang An Nam phò giúp đánh nhà Hồ, lại cho tìm kiếm con cháu nhà Trần về lập làm vua. Ông bắt được hai vua Hồ là Quý Ly và Hán Thương rồi trở thành chúa tể nước ta…
Một lần ông đến xã Trùy Khê huyện Giao Thủy phủ Thiên Trường đạo Sơn Nam, lập hành cung ở đó, mở yến tiệc mời dân gian đến cùng dự yến, ban cho nhân dân 5 hốt vàng làm vốn chung mua ruộng. Nhân dân nhận vàng vái lạy xin làm dân thần tử, đội ơn công đức của ngài như cha mẹ vậy…
Ông là chúa tể một phương được hơn mười năm. Năm 78 tuổi ông xin trở về quê nhà ở núi Bảo Đài. Nhà vua phong ông làm Sinh thần đại vương, hiệu là Cao Sơn quốc chủ đại vương. Ông mất năm 103 tuổi. Nhà vua tặng cho sắc chỉ: Cao Sơn quốc chủ đại vương. Truyền cho nhân dân Bảo Đài lập miếu thờ phụng. Lai ban chiếu truyền bảo các xã trong nước Nam trước đây có lập cung điện đều phải viết thần hiệu là Cao Sơn quốc chủ đại vương để thờ phụng, tất cả gồm 172 nơi…
Hoành phi trong đình Khê Hồi ghi: Bảo Sơn dục linh 寶山毓靈 chỉ núi Bảo Đài, quê của Cao Sơn đại vương.

IMG_4702Chính điện đình Khê Hồi có hoành phi Bảo Sơn dục linh.

Bản thần tích của đình Khê Hồi xem ra chẳng ăn khớp gì với lịch sử cả. Trung Quốc không có quận nào mang tên Quảng Nam, nơi có Bảo Đài. Nhà Minh của Trung Quốc không có niên hiệu Khánh Lịch, chỉ có Vạn Lịch của Minh Thần Tông. Thời Minh Thần Tông (1572 – 1620) thì nhà Hồ ở Việt Nam đã bị diệt từ lâu rồi. Lịch sử cũng không hề kể có vị tướng nào họ Cao của nhà Minh diệt nhà Hồ rồi làm chủ nước Nam. Và càng vô lý hơn khi người Việt lại thờ một vị tướng của giặc Minh làm Quốc chủ đại vương như thế. Rõ ràng đây là một sự lầm lẫn. Cao Sơn đại vương ở đây không hề sống và lập công tích ở thời kỳ Trần Hồ hay Minh.
Câu đối ở nghi môn đình Khê Hồi chép:
偉烈播人寰大曆甲榜弘定御碑特其遺蹟
崇祀遍天下芳桂公祠溪洄别廟同仰洪庥
Vĩ liệt bá nhân hoàn, Đại Lịch giáp bảng, Hoằng Định ngự bi, đặc kỳ di tích
Sùng tự biến thiên hạ, Phương Quế công từ, Khê Hồi biệt miếu, đồng ngưỡng hồng hưu.
Dịch:
Công lớn tỏa nhân gian, giáp bảng đời Đại Lịch, bia ngự năm Hoàng Định, di tích đặc biệt
Tôn tế khắp thiên hạ, đền chung Phương Quế, miếu riêng Khê Hồi, cùng đội ơn sâu.
Đền Phương Quế là miếu hàng tổng của Hà Hồi, nơi 7 làng ở đây chung rước thần Cao Sơn trong lễ hội. Làng Phương Quế nay nằm ở xã Liên Phương của huyện Thường Tín.
Câu đối trên nêu ra một niên hiệu khác cho thời Cao Sơn đại vương: năm Đại Lịch. Đại Lịch là niên hiệu của Đường Đại Tông (766 – 780). Đây là thời gian của khởi nghĩa Phùng Hưng tại nước ta. Với thông tin này thì có thể thấy Cao Sơn đại vương mà thần tích Khê Hồi kể đến chính là Cao Vương Biền. Cao Biền đúng là người đỗ đạt dưới thời Đường, được cử sang nước ta để dẹp loạn Nam Chiếu. Nam Chiếu tức là người Hồ ở phía Nam, bị thần tích Khê Hồi chép thành họ Hồ của Hồ Quý Ly. Cao Biền sau khi dẹp xong loạn Nam Chiếu đã được nhà Đường phong làm Tiết độ sứ và ở lại phụ trách vùng Tĩnh Hải (Bắc Việt). Ông cho xây thành Đại La và một loạt những công trình khác, có ân đối với người dân ở nhiều nơi. Ông được tôn làm Cao Vương như Lý Thái Tổ từng nói đến trong Chiếu dời đô.
Danh hiệu Cao Sơn quốc chủ như vậy rất khớp với công tích của Cao Biền tại nước Nam. Cao Biền sau thời gian phụ trách ở đất Tĩnh Hải cũng về Bắc quốc và mất ở phương Bắc như thần tích kể. Ở nước Nam do đó có nhiều nơi thờ Cao Biền nhưng dưới tên Cao Sơn đại vương. Đặc biệt là các khu vực miền Trung từ Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình,… Cao Hiển, Cao Các, Cao Sơn đều là những tên gọi của vị Tiết độ sứ đầu tiên này trên vùng Tĩnh Hải. Về tục thờ Cao Sơn – Cao Các – Cao Biền ở miền Trung xin được bàn dẫn ở một bài khác…
Ngay bên kia sông Hồng ở làng Kim Lan (Gia Lâm) là nơi Cao Biền đã đóng quân, dạy dân làm nghề gốm, đúc những viên gạch có chữ Giang Tây quân để xây thành Đại La mà tới nay còn lưu trong di chỉ khảo cổ tại Kim Lan. Cùng phía bên này sông có làng Mỹ Ả (Thanh Trì) cũng là nơi thờ Cao Biền.

IMG_4815Cổng đình Khê Hồi.

Như thế, đã xác định được vị Cao Sơn đại vương theo thần tích ở làng Khê Hồi là Tiết độ sứ Cao Biền, người đã đánh dẹp người Hồ (Nam Chiếu) ở phía Nam và xây dựng vùng đất Tĩnh Hải quân. Tuy nhiên, chuyện về Cao Sơn đại vương ở Thường Tín chưa dừng ở đây… vì ở làng Hà Hồi, trung tâm của tổng Hà Hồi xưa lại cho những thông tin khác về Cao Sơn đại vương…

Đằng Vương gác ấy giờ đâu nhỉ?

Vương Bột, nhà thơ thời Sơ Đường vừa được ông Tập Cận Bình nhắc đến trong bài phát biểu khi so sánh với Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Trung Quốc lên núi làm thơ. Nhưng có lẽ ông Tập còn chưa biết Vương Bột làm bài thơ để đời của mình là bài Đằng Vương các tự là ở đâu và Vương Bột là người ở đâu…
Bài Đằng Vương các tự được Vương Bột viết khi trên đường đi thăm cha đang làm quan ở Giao Châu. Vương Bột ghé vào dự tiệc ở gác Đằng Vương tại đất Hồng Châu. Ngày nay người ta xây gác Đằng Vương và lập tượng Vương Bột ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Nhưng nếu đọc vào bài thơ này sẽ thấy gác Đằng Vương được nói đến phải nằm ở một chỗ hoàn toàn khác…
Bài Đằng Vương các tự mở đầu bằng việc “kê khai vị trí” của nơi làm thơ:
Nam Xương cố quận, Hồng Đô tân phủ.
Tinh phân Dực Chẩn, địa tiếp Hành Lư.
Đọc mấy câu này thấy rất giống với… đoạn đầu trong các thần tích ở Việt Nam, cũng bắt đầu nêu địa danh, rồi nói tới nước ta ở về phương Nam, lấy sao Dực sao Chẩn định ranh giới. Câu “Tinh phân Dực Chẩn” đã chỉ rõ ngay rằng nơi Vương Bột làm bài thơ này là ở phương Nam, ứng với vị trí vùng đất Việt Nam ngày nay chứ không phải ở Giang Tây, Trung Quốc.
Vậy Nam Xương và Hồng Châu ở Việt Nam là ở đâu? Xin thưa, Nam Xương là khu vực huyện Lý Nhân (Hà Nam). Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (người Hải Dương thời Lê Sơ) có hẳn một chuyện Người con gái Nam Xương, có chồng đi đánh giặc Chiêm, khi về hiểu nhầm vợ, gây nên oan gia rắc rối… Nam Xương là ở tỉnh Hà Nam.
Còn Hồng Châu vốn là tên vùng đất quanh tỉnh Hưng Yên. Ở ngay Kim Động, Hưng Yên còn có thờ vua Mây họ Phạm. Vị này được Lĩnh Nam chích quái chép trong truyện Vị thần xứ Đằng Châu, đã hiển linh thời Tiền Lê – Lý. Đằng Vương trong thơ của Vương Bột là nói tới có thể là Đằng Châu Phạm Phòng Ất ở Kim Động, Hưng Yên.
Thời Mạt Đường có Khúc Thừa Dụ là hào trưởng đất Hồng Châu đã dành quyền tự trị ở thành Thăng Long, khởi đầu nền tự chủ dân tộc. Việt sử thông giám cương mục cho biết: “Họ Khúc là một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu”. Đền thờ ba vị họ Khúc tại quê nhà ở xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, Hải Dương.
Cần biết rằng gác Đằng Vương là nhà lầu có gác do Lý Nguyên Anh thời nhà Đường xây không chỉ ở Giang Tây, mà còn ở một loạt các nơi khác như ở Tứ Xuyên và Sơn Đông. Rất có thể tại đất An Nam Lý Nguyên Anh đã cho xây một gác Đằng Vương ở gần khu vực thần Đằng cổ tích của Hưng Yên – Hồng Châu.
Truy xa hơn nữa, Hồng Châu bắt nguồn từ vùng đất Hoa Đào Trang hay phủ Hạ thời Lạc Long Quân – Bát Hải Động Đình, nay thờ ở đền Đồng Bằng (Quỳnh Phụ, Thái Bình). Theo truyền thuyết Vĩnh Công Bát Hải Động Đình xuất thế cùng mấy người anh em, là những vị quan lớn trong Công đồng Tứ phủ. Trong đó vị Quan lớn đệ Tam thờ ở đền Lảnh, nằm giữa Hưng Yên, Phú Xuyên và Hà Nam. Quan lớn đệ Ngũ thờ ở Ninh Giang gần quê Khúc Thừa Dụ. Hồng Châu như thế có thể là cả một vùng đồng bằng rộng lớn nơi sông Hồng đổ ra biển gồm Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng.
Hong Chau

Vị trí Hồng Châu thời Đường.

Trong câu Địa tiếp Hành Lư của bài Đằng Vương Các tự thì Hành Lư có thể là hành Hỏa trong Ngũ hành, chỉ phương Nam (Lư = Lô = Lửa = La). Đây không phải núi Hành, núi Lư vì câu này đối ứng với câu trên Tinh phân Dực Chẩn. Ở trên dùng sao để định phạm vi thì ở dưới phải dùng những dịch tượng chỉ phạm vi lớn, chứ không thể dùng địa danh một hai ngọn núi.
Hai câu thơ tiếp theo của bài Đằng Vương Các tự:
Khâm tam giang nhi đới ngũ hồ, khống Man Kinh nhi dẫn Âu Việt 
Vật hoa thiên bảo, long quang xạ Ngưu Đẩu chi khư.
Bản dịch của Trần Trọng San:
Như cổ áo của ba sông, vòng đai của năm hồ; khuất phục đất Man Kinh, tiếp dẫn miền Âu Việt.
Vẻ rực rỡ của vật chính là đồ quý báu của trời; ánh sáng vằn rồng chiếu lên khu vực sao Đẩu sao Ngưu.
Vùng “ba sông năm hồ” là ở đâu?
Câu đối ở đền Hùng, Hy Cương, Phú Thọ:
Quang nhạc hiệp linh, cố cung thành tụy miếu, Tam Giang khâm đái thượng triều tôn.
Dịch:
Núi tỏa linh thiêng, cung cũ lập miếu đền, một dải Tam Giang hướng về nguồn.
Tam Giang là nơi ba con sông Đà, sông Lô và sông Thao hội tụ tại Việt Trì. Hay tỉnh Vĩnh Phúc xưa gọi là phủ Tam Đái. Đây là khu vực đất tổ Hùng Vương.
Câu “Khuất phục đất Man Kinh, tiếp dẫn miền Âu Việt” thì quá rõ. Man Kinh là vùng đất người Kinh hay người Lạc Việt. Âu Việt là vùng phía Tây Bắc Việt. Man Kinh và Âu Việt hợp lại chính là nước Âu Lạc thời cổ. Nơi “tiếp dẫn miền Âu Việt” thì không thể nào lại ở tận Giang Tây, Trung Quốc được.
Phạm Sư Mạnh thế kỷ 14 có bài thơ Tuần thị châu Chân Đăng:
Thiên khai địa tịch lộ Tam Giang
Kỳ tuyệt tư du ngã vị tằng
Kiểu ngoại Bách Man hoàn Cổ Lũy
Quốc Tây cự trấn tráng Chân Đăng.
Dịch:
Đất yên trời mở lộ Tam Giang
Tuyệt vời cảnh đẹp chưa từng ngang
Kiểu ngoài Bách Man về Cổ Lũy
Quốc Tây chống cự tráng Chân Đăng.
Bài thơ này có đủ cả vùng Tam Giang và Bách Man (Man Kinh – Âu Việt) như trong thơ Vương Bột.
Sang câu “long quang xạ Ngưu Đẩu chi khư”. Thành ngữ “khí xạ Ngưu Đẩu” được dùng như trong câu thơ của Phạm Ngũ Lão thời Trần: “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu“. Ngưu Đẩu là những chòm sao của phương Bắc. “Xạ Ngưu Đẩu” chỉ ra rằng Vương Bột đang ở miền Nam, đối nghịch lên với phương Bắc.
Đến câu thơ:
Đài hoàng chẩm Di Hạ chi giao, tân chủ tận đông nam chi mỹ.
Bản dịch của Trần Trọng San:
Đài, hào nằm gối lên giao giới vùng Di, Hạ; khách, chủ đều là những vẻ đẹp miền đông, nam.
Bàn đến vùng Di Hạ thì phải khảo cứu câu đối ở đình Chèm thờ Lý Ông Trọng:
Thiên thùy nguyên tinh, Di Hạ lẫm hùng uy, đồng tượng thanh cao Tần Bắc trấn
Địa lưu cố trạch, âm dương đồng hiển tướng, kim chương trù điệp Việt Nam phong.
Dịch:
Trời rủ khí nguyên, Di Hạ sợ hùng oai, tượng đồng thanh cao trấn Tần Bắc
Đất lưu nền cũ, âm dương cùng hiện tướng, sách vàng dày chất cõi Việt Nam.
Đất Di Hạ là nơi Lý Ông Trọng trấn giữ. Di Hạ thiết Dạ, là vùng đất Dạ Lang của người Ai Lao Di. Đây là khu vực phía Tây Bắc của Việt Nam (Vân Nam, vùng Tây Bắc). Câu thơ của Vương Bột ý nói đài gác nằm giao giới với vùng Tây Bắc, còn khách và chủ thì ở vùng Đông Nam. Vùng Đông Nam chính là đất Hồng Châu ở hạ lưu sông Hồng. Giang Tây của Trung Quốc làm gì có chỗ nào giáp với Di Hạ, và cũng không nằm ở phía Đông Nam.
Tới câu thơ:
Gia quân tác tể, lộ xuất danh khu
Đồng tử hà tri, cung phùng thắng tiễn.
Bản dịch của Trần Trọng San:
Nhân gia quân làm quan tể tại Giao Châu, tôi đi thăm miền nổi tiếng đó
Kẻ đồng tử này đâu biết có việc chi, hân hạnh gặp buổi tiệc linh đình.
Vương Bột đi thăm cha làm quan ở Giao Châu và đến chơi đất Hồng Châu ở Hà Nam là hoàn toàn hợp lý. Còn đi Giao Châu mà lại rẽ vào Giang Tây thì đúng là phải có phép “Trùng cửu” mượn gió giời mới có thể đến được. Có thể thư tịch cổ đã lầm lẫn giữa Giang Tây là đất Tĩnh Hải thời Đường với tỉnh Giang Tây ngày nay. Tên gọi Giang Tây còn lưu lại trên những viên gạch Giang Tây quân của thời Đường bên dưới Hoàng thành Thăng Long, thành Hoa Lư hay thành nhà Hồ, và cả trên đất Thái Thụy, Thái Bình.
Những đoạn thơ tả cảnh tả tình tiếp theo trong bài Đằng Vương Các tự không chứa đựng thông tin về địa danh nên xin không bàn. Câu thơ “đắc” nhất “Ráng chiều với cò lẻ cùng bay” nghe giống cảnh vùng miền quê đồng bằng Bắc Bộ có cò bay trên ruộng lúa hơn là ở tận Giang Tây.

Chỉ bàn thêm hai câu:
Vô lộ thỉnh anh, đẳng Chung Quân chi nhược quán
Hữu hoài đầu bút, mộ Tông Xác chi trường phong.
Bản dịch của Trần Trọng San:
Không có đường xin dải dây dài, như tuổi niên thiếu của Chung Quân
Nhưng có hoài bão vứt cây bút, yêu mến cơn gió dài của Tông Xác.
Tướng Chung Quân thời Hán xin dây đòi trói vua Nam Việt, tức là vua Triệu nước Nam Việt từ Triệu Đà. Ở đây nói tới thời Hiếu Vũ Đế cử Lộ Bác Đức đánh nước Nam Việt.
Còn vị Tông Xác thì không xa lạ gì với người Việt vì đây là là phó tướng của Đàn Hòa Chi đánh Lâm Ấp thời Tiền Tống. Vị này lúc đánh Lâm Ấp về không hiểu bị ma ám hay sao mà lại chỉ lấy mỗi một chiếc áo và một cái lược về… làm kỷ niệm.
Vương Bột không tự nhiên nhắc tới 2 nhân vật Hán Chung Quân và Tông Xác như những tấm gương để noi theo. Vì đây là 2 người liên quan đến lịch sử khu vực phía Nam, nước Nam. Vương Bột có thể cũng là người Nam. Với tuổi trẻ khi làm bài Đằng Vương Các tự mà lại thông thạo lịch sử địa lý vùng phương Nam như vậy thì khả năng Vương Bột là người ở vùng này, chứ không phải ở nơi khác đến.
Vương Bột quê ở Long Môn. Long Môn không phải ở tận Sơn Tây, Trung Quốc, quá xa về phía Bắc để cha Vương Bột đi làm quan ở Giao Châu. Người Sơn Tây nói tiếng Trung… ngọng như tiếng Quan thoại ngày nay, làm sao làm được thơ Đường?
Long Môn có thể là khu vực sông Đà đổ vào sông Hồng, theo truyền thuyết là nơi Sơn Tinh phá núi khơi thông dòng trị thủy. Vương Bột quê ở miền núi Tản sông Đà thì cha làm quan ở Giao Châu và thông thạo địa hình vùng Tam Giang là hoàn toàn hợp lý. Từ nơi đó đi về Hưng Yên – Hà Nam xuôi theo sông Hồng thì mất 2 ngày là đúng. Đằng Vương Các ở Lý Nhân hoàn toàn có lý.
Cuối cùng, cái chết của Vương Bột ngoài biển, thi thể dạt vào Hội Thống ở Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An, được người dân nơi đây lập đền thờ, cả cha và con, càng chứng tỏ Vương Bột là người Việt, ở đất Việt và chết cũng về đất Việt.
Câu đối ở nơi thờ Vương Bột và cha là Vương Phúc Cơ tại Nghệ An:
Long Môn văn phái ba lưu viễn
Ngư Hải hương yên tuế nguyệt trường.
Dịch:
Long Môn văn phái sóng xa đến,
Ngư Hải khói hương năm tháng còn.

Di tượng Vương Bột ở xã Nghi Xuân, Nghệ An (Theo Tạp chí Văn hóa Nghệ An).

Văn Nhân xin thêm ý nhỏ…

…Tinh phân Dực Chẩn, địa tiếp Hành Lư…
Hành Lư rất có thể là ‘chữ tác đánh chữ tộ’ của Hồng Lô tức sông Hồng và sông Lô, là 2 trong 3 con sông Hồng Đà Lô mà hình thể tạo ra 3 giải lụa trong “Khâm tam giang nhi đới ngũ hồ”  hoặc “Tam giang khâm đái thượng triều tôn”.

Nhiều tư liệu của Trung Quốc đã viết sông Lô thành ra Lư giang.

Trong văn hóa Việt hình thể uốn lượn của con sông được ví như con rồng. Long Môn chỉ nghĩa là cửa sông nhưng trong thư tịch cổ được dùng như 1 địa danh. Long Môn ở Giao chỉ là nơi Tam Giang đổ nước vào cái đầm lớn mà sau thành ra đồng bằng Bắc bộ ngày nay. Đấy là miền đất thiêng nơi vua Đại Vũ bạt cả 1 phần quả núi tên là ‘Long Môn sơn’ để khơi thông dòng nước hoàn tất việc trị thủy như đã chép trong sách Thượng thư.

Đường vương, vương đất Đường, chủ của Đằng vương các chỉ có thể là vương ở 1 trong 2 nơi:

– Đất Đường thời quốc gia sơ khai tức tính từ Hoàng Đế lập quốc cho đến Đại Vũ là miền Tam Giang. Lúc này Đồng bằng Bắc Bộ còn là cái đầm nước lớn gọi là ‘giồng’, sau bị chữ nghĩa hóa thành ra đầm Vân – mộng (vân mồng thiết vồng – giồng). Đầm Vân Mộng thông với Động Đình hồ chính là vịnh Bắc Việt ngày nay.

– Đất Đường thời Tam đại là miền Giang Tây ngày nay. Đằng – Đường – Thường chỉ có nghĩa là phương Nam xưa theo Dịch học (ngược với hiện nay). Sử Hùng Việt cho Trường Giang là ranh giới cực Nam (xưa) thời nhà Thương vì thế đất ven sông này gọi là đất Đường. Miền này sau gọi là Giang Nam, Giang Nam cùng với Lĩnh Nam tạo thành Hoa Nam. Chính vì thế Mông Cổ gọi cư dân nơi này là người Nam, phân biệt với người Bắc (nay) Trường Giang là người Hán.

Giả thuyết mới về những lớp gạch bên dưới Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là phức hợp di tích – di vật khảo cổ đồ sộ, với số lượng hàng triệu hiện vật, nhiều chủng loại và niên đại. Vị trí Hoàng thành là thành Đại La, trị sở của đất Tĩnh Hải dưới thời nhà Đường và tiếp đó là kinh đô Thăng Long của nước Đại Việt từ thời Lý. Các nền móng, công trình kiến trúc của Hoàng thành được xây dựng bằng những loại gạch thuộc các thời kỳ khác nhau. Nhiều viên gạch có in chữ Hán, ghi lại địa danh, quốc hiệu, niên hiệu của thời kỳ mà gạch được làm ra. Đây là những bằng chứng rõ ràng nhất về giai đoạn lịch sử đầy biến động của nước ta, khi nước Đại Việt độc lập mới ra đời. Bài viết nêu lên một cách hiểu mới về ý nghĩa lịch sử của những minh văn đúc trên 3 lớp gạch cổ nhất trong di tích Hoàng thành Thăng Long.[1]

Gạch Giang Tây quân
Lớp gạch ở tầng sâu nhất của Hoàng thành Thăng Long là loại gạch có chữ Giang Tây quân 江西軍 hoặc Giang Tây chuyên 江西塼. Đây là loại gạch tốt, được xác định là làm dưới thời nhà Đường. Tên gạch Giang Tây quân hiện nay được giải thích là thời đó hàng năm vào mùa thu và đông nhà Đường thường phái nhiều đội quân phòng thủ Lĩnh Nam, gọi là “quân phòng thu”, “quân phòng đông”. Các đoàn quân được tổ chức và mang phiên hiệu từng tỉnh ở Trung Quốc, mà chủ yếu là quân vùng Giang Tây.[2]
Lý giải trên tỏ ra không phù hợp với lịch sử thời kỳ này. Năm 866 tướng Cao Biền đánh đuổi quân Nam Chiếu ra khỏi thành Tống Bình. Nhà Đường đổi An Nam đô hộ phủ thành Tĩnh Hải quân, bổ nhiệm Cao Biền là Tiết độ sứ. Cao Biền xây thành Đại La bắt đầu từ năm này. Như vậy, thành Đại La là trị sở của Tĩnh Hải quân do một Tiết độ sứ cầm đầu. Tiết độ sứ là người cầm cờ tiết độ, có toàn quyền thay mặt cho nhà vua trên khu vực mình quản lý. Chế độ phiên trấn tiết độ trên đất Tĩnh Hải lúc này gần như một chế độ tự trị. Với bối cảnh đó rất khó có khả năng quân đội từ một “quân” khác lại sang Tĩnh Hải quân để xây thành. Hơn nữa tại sao chỉ thấy mỗi quân Giang Tây có chữ in trên gạch để lại? Chữ Giang Tây quân ở đây chắc chắn phải có nghĩa khác.

Gach Giang TayGạch “Giang Tây quân” trưng bày ở Bảo tàng Thái Bình.

Gạch Giang Tây quân còn được tìm thấy ở một loạt các di tích khác trong lớp khảo cổ cùng thời như ở Thành nhà Hồ (Thanh Hóa), Thành Hoa Lư (Ninh Bình) hay ở khu vực phòng thủ ven biển Thái Thụy – Thái Bình[3]. Đặc biệt, ngay ở Hà Nội, tại di chỉ Hàm Rồng ở làng gốm Kim Lan (Gia Lâm) bên bờ sông Hồng cũng phát hiện được loại gạch này.
Đình làng Kim Lan thờ Cao Biền làm thành hoàng làng. Đôi câu đối cổ ở cột nghi môn đình Kim Lan:
静海甄傳瓷陶業
江西甎築大羅城
Tĩnh Hải chân truyền từ đào nghiệp
Giang Tây chuyên trúc Đại La thành.
Dịch:
Thầy Tĩnh Hải truyền nghề gốm sứ
Gạch Giang Tây đắp Đại La thành.
Việc gạch Giang Tây quân được dùng xây thành Đại La mới được biết trong khoảng những năm đầu thế kỷ 21 khi khai quật sâu xuống khu vực Hoàng thành Thăng Long. Vậy mà ở Kim Lan người dân đã biết từ lâu rằng thành Đại La được xây bằng loại gạch này và bởi Tiết độ sứ Cao Biền. Theo như thần tích tại đây, Kim Lan là làng gốm cổ có từ thời Cao Biền. Đây là một trong những nơi đã đúc nên loại gạch Giang Tây quân của thành Đại La. Gạch Giang Tây quân hoàn toàn không phải do đội quân từ nơi khác đến làm nên.
Đôi câu đối trên ở đình làng Kim Lan cho gợi ý về nghĩa tên gạch Giang Tây quân. Giang Tây thời Cao Biền là từ dùng tương đương với Tĩnh Hải. “Tĩnh” là tính chất tĩnh lặng của phương Tây theo Dịch học phương Đông. “Giang” là từ biến âm của “dương”, có nghĩa là biển (như trong từ “đại dương”). Khu vực miền Bắc Việt và phần Tây Quảng Tây thời Đường được gọi là đất Tĩnh Hải, nằm ở phía Tây của biển Đông. Trong khi đó, đối lập lại, khu vực Đông Quảng Tây và Quảng Đông được gọi là Thanh Hải, là vùng phía Đông của biển. Vì chữ Tĩnh Hải 静海 viết khá nhiều nét, nên trên các viên gạch để cho đơn giản người ta đã dùng từ đồng nghĩa ít nét hơn là từ Giang Tây 江西 thay thế.
Đáng chú ý là những viên gạch Giang Tây quân đã cho thấy đơn vị hành chính “quân” của thời Đường do một Tiết độ sứ cai quản (tức là một “sứ quân”) có phạm vi rộng lớn như thế nào. Trong giai đoạn tiếp theo, loạn 12 sứ quân lại chỉ được định vị ở quanh vùng đồng bằng sông Hồng, mỗi sứ quân chỉ có phạm vi quãng 1-2 tỉnh ngày nay. Điều này không khớp với qui mô của các “sứ quân” như thể hiện trên viên gạch Giang Tây quân ở Hoàng thành.

Kim Lan (2)Đình Kim Lan thờ Cao Biền ở Gia Lâm.

Đại Việt quốc quân thành chuyên
Lớp gạch tiếp theo ở Hoàng thành Thăng Long là gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên 大越國軍城塼. Loại gạch này đầu tiên tìm thấy ở cố đô Hoa Lư ở Ninh Bình. Điều này cho thấy Hoa Lư cũng như Thăng Long sau thời “Tĩnh Hải sứ” – “Giang Tây quân” đã chuyển thành “Đại Việt quốc”, là một quốc gia độc lập. Tên “Đại Việt quốc” trên các viên gạch ở Hoa Lư là một sự thách đố các nhà nghiên cứu lịch sử vì theo Đại Việt sử ký toàn thư mãi tới năm 1054 khi Lý Thánh Tông lên ngôi mới đặt quốc hiệu là Đại Việt. Do đó hiện có ý kiến cho rằng tên Đại Việt trên các viên gạch ở Hoa Lư là quốc hiệu thời Đinh – Lê và đầu Lý. “Việt Nam không có quốc hiệu Đại Cồ Việt mà chỉ có quốc hiệu Đại Việt…”[4].
Tuy nhiên, các giải thích như vậy không thật đầy đủ. Nếu từ thời Đinh nước ta đã gọi là Đại Việt thì tới Lý Thánh Tông còn “đặt quốc hiệu là Đại Việt”[5] làm gì? Hơn nữa thời Đinh và Tiền Lê kinh đô đang đóng ở Hoa Lư, tại sao gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên lại đã được dùng để xây cung điện ở thành Đại La?
Xét trên một phạm vi rộng của cả vùng Lĩnh Nam dưới thời kỳ Mạt Đường thì quốc hiệu Đại Việt trên các viên gạch ở Hoa Lư và Đại La phải là của nhà Nam Hán, kinh đô đóng ở Phiên Ngung (Quảng Đông). Năm 917 Lưu Nham (Lưu Cung) lên thay anh là Lưu Ẩn, tự xưng đế, lập nước quốc hiệu Đại Việt. Năm 923 Lưu Nham đánh Khúc Thừa Mỹ, nhập Tĩnh Hải quân vào nước Đại Việt. Đến năm Đinh Sửu (947) Lưu Nham cải quốc hiệu là Nam Hán[6]. Trong thời gian dài từ năm 923 đến 947 Lưu Nham có thể đã cho củng cố các thành trên đất Tĩnh Hải, xây hành cung ở Đại La và Hoa Lư.
Thiên sử thi chữ Nôm thế kỷ 17 Thiên Nam ngữ lục cung cấp thêm một dẫn chứng về sự hiện diện của Lưu Ẩn – Lưu Nham ở thành Đại La. Theo tác phẩm này sau khởi nghĩa của Phùng Hưng thì các quan cai trị Giao Châu của nhà Đường lần lượt là Tăng Cổn, Thông Đình, Lý Trác rồi đến Lưu Ẩn[7]:

Sau thằng Lưu Ẩn nó rày tới nơi
Khoe khoang trí ngõ hơn người
Đời Tống Chu Miện nên trai anh hùng
Binh sang ở giữa thành Long
Phúc thay nó lại có lòng cứu dân.

Theo sách này thì Lưu Ẩn đã vào thành Đại La của nhà Đường từ trước khi Lưu Nham lập nước Đại Việt. Nhận định những viên gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên là gạch thời Đại Việt của Lưu Nham được củng cổ thêm bởi tư liệu này.
Giai đoạn Đại La ở Hoàng thành Thăng Long như vậy không chỉ có 1, mà là có tới 2 thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất từ khi Cao Biển khởi dựng thành năm 866, là lúc khu vực miền Bắc nước ta thuộc Tĩnh Hải quân của nhà Đường. Giang Tây là tên gọi tương đương với Tĩnh Hải thời kỳ này. Thời kỳ thứ hai bắt đầu từ năm 917 khi Lưu Nham lập nước Đại Việt và xây thành bằng gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên.

Gạch Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo
Lớp gạch kế tiếp bên trên gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên là lớp gạch mang dòng chữ Lý gia đệ tam đế Long Thủy Thái Bình tứ niên tạo 李家第三帝龍瑞太平四年造. Tạm hiểu là gạch được chế tạo vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 đời hoàng đế thứ ba nhà Lý. Hoàng đế thứ ba nhà Lý có niên hiệu Long Thụy Thái Bình là Lý Thánh Tông. Như vậy viên gạch trên có niên đại năm 1057, 4 năm sau khi Lý Thánh Tông lên ngôi.

Gach Ly gia de tamGạch “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo” ở Hoàng thành Thăng Long.

Gạch mang niên hiệu Long Thụy Thái Bình còn tìm thấy ở các di tích thời Lý khác như ở chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, Bắc Ninh), tháp Tường Long (Đồ Sơn, Hải Phòng)[8]. Lý Thánh Tông cũng là người đã cho xây Văn Miếu, tháp Báo Thiên và các công trình quan trọng khác ở kinh thành Thăng Long.
Từ khi Lưu Nham lập nước Đại Việt năm 917 đến năm 1057 theo chính sử hiện nay thì khu vực miền Bắc nước ta đã trải qua hàng loạt triều đại của Ngô Quyền, Dương Bình Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành. Năm Thuận Thiên nguyên niên (1010) Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về La Thành, đổi tên là thành Thăng Long[9]. Vậy mà suốt quãng thời gian từ lúc Lý Thái Tổ dời đô (năm 1010) tới thời Lý Thánh Tông lên ngôi (năm 1054) ở Hoàng thành Thăng Long lại không hề tìm được loại gạch nào có niên hiệu tương ứng. Tại sao Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long mà lại không xây dựng một công trình nào trong thành?
Nếu theo đúng những lớp gạch hiện khai quật được ở Hoàng thành Thăng Long thì người đã dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, xây dựng thành quách cung điện ở đây phải là Lý Thánh Tông, vị hoàng đế thứ ba của nhà Lý. Lý Thánh Tông cũng là người đã đặt quốc hiệu Đại Việt năm 1054, bắt đầu một nền độc lập tự chủ thật sự của nước ta. Theo chứng cứ khảo cổ này tại Hoàng thành thì sự kiện dời đô và đặt tên thành Thăng Long có khả năng đã bị sử sách chép nhầm từ Lý Thánh Tông sang cho Lý Thái Tổ. Đây là giả thuyết cần được xem xét thêm, để tìm lại đúng lịch sử thật sự về thời kỳ khai sinh của nước Đại Việt.


CHÚ THÍCH:

[1] Bài viết gửi tạp chí Xưa và Nay tháng 10/2015.
[2] Đỗ Văn Ninh, Chương VII: Những viên gạch kể chuyện mình, trong Hoàng thành Thăng Long, Tống Trung Tín (chủ biên), NXB Văn hóa thông tin, 2006.
[3] Di tích khảo cổ học ở Thái Bình. Vũ Đức Thơm, Nguyễn Ngọc Phát, Bảo tàng Thái Bình, 2009.
[4] Đỗ Văn Ninh, xem chú thích trên.
[5] Đại Việt sử ký toàn thư. Ngô Sĩ Liên tu soạn. Cao Huy Giu dịch. NXB Hồng Bàng, 2012.
[6] Việt Nam sử lược. Trần Trọng Kim, NXB Thời đại, 2010.
[7] Thiên Nam ngữ lục. Nguyễn Thị Lâm khảo cứu, phiên âm, chú giải. NXB Văn học, 2001.
[8] Thử tìm một mô hình tháp Phật giáo thời Lý qua các phát hiện ở chùa Phật Tích. Ngô Văn Doanh, TC Di sản văn hóa, số 4 (41), 2012, tr. 77 – 81.
[9] Việt Nam sử lược, xem chú thích trên.