Giang Tây chuyên trúc Đại La thành

Thiên Nam ngữ lục cho biết Cao Biền sau khi đánh dẹp được quân … Hậu Lý, khai kênh … Lâm Ấp thì:

Dân làm cự cứu bảo nhau
Tôn Biền làm chủ giữ âu Long thành
Đến Kim Lan cơ đầu ghềnh
Lục nơi cải tử hoàn sinh chẳng cùng
Mạch tòng Tản Lĩnh giáng long
Sáu rồng phun ngọc, ba sông nước chầu
Biền già ở cõi Nam châu
Người nhà bèn táng ở đầu Kim Lan.

Mả Cao Biền được táng ở chỗ “giáng long” là ở Kim Lan. Tác giả khảo cứu Thiên Nam ngữ lục bó tay, không biết “ghềnh Kim Lan” ở chỗ nào.

Lục tìm trong các di tích dân gian thì thật bất ngờ khi biết Kim Lan là một xã ở Long Biên, nay thuộc Gia Lâm – Hà Nội. Tại đây đình làng vẫn còn thờ Cao Biền và 2 vị tướng tá của ông là Trạc Linh và Chử Việt. Vị trí của đình Kim Lan được câu đối trước tam quan đình mô tả như sau:

Nam đái Nhĩ hà chân đào tích
Bắc lân cổ tự chấn linh thanh.
Dịch:
Sông Nhĩ dải Nam là di tích làng gốm
Chùa xưa bên Bắc có tiếng thiêng vang truyền.

Ngay cạnh đình phía Nam bãi sông là .. di chỉ Hàm Rồng, vừa được phát lộ năm 2000. Phía Bắc đình là chùa Kim Lan. Rõ ràng ghềnh Kim Lan, nơi táng mộ Cao Biền  trong Thiên Nam ngữ lục chính là bãi Hàm Rồng này. Đây thực sự là một khu vực cực kỳ linh thiêng với sự có mặt của 4 vị vua lớn của cổ sử tại các làng lân cận:
–    Chử Xá: quê của Chử Đồng Tử và bãi Tự Nhiên.
–    Đầm Dạ Trạch: thờ Triệu Việt Vương.
–    Bát Tràng: thờ Hán Cao Tổ Lưu Bang và Lã Hậu (!)
–    Xuân Quan: điện Long Hưng thờ Triệu Đà – Triệu Vũ Đế

Tại di chỉ Hàm Rồng – Kim Lan đã tìm thấy nhiều đồ gốm sứ từ thời Đường. Đặc biệt còn tìm thấy cả mẫu gạch “Giang Tây quân”, là lớp gạch dưới cùng của Hoàng thành Thăng Long. Câu đối ở tam quan đình Kim Lan:
Tĩnh Hải chân truyền từ đào nghiệp
Giang Tây chuyên trúc Đại La thành.

Dịch:
Thầy Tĩnh Hải truyền nghề gốm sứ
Gạch Giang Tây đắp Đại La thành.

Đọc câu đối này không khỏi nghiêng mình thán phục trước thông tin từ văn hóa dân gian. Việc khai quật hoàng thành Thăng Long thì mới làm từ vài chục năm trở lại đây. Vậy mà dân Kim Lan đã biết từ lâu, thành Đại La được xây bằng gạch “Giang Tây chuyên”. Trong khi các nhà khảo cổ Việt Nam còn đang lúng túng, không biết xác định gạch “Giang Tây chuyên” là gạch đời nào thì làng gốm Kim Lan này đã nêu đích xác đó là gạch từ thời Cao Biền. Là làng nghề gốm được truyền từ đời Cao Biền nên dân Kim Lan hiểu rõ gạch “Giang Tây chuyên” nghĩa là gì. Chính ở Kim Lan là nơi đã đúc nên loại gạch “Giang Tây chuyên” này để xây thành Đại La.

Lý do các nhà khảo cổ khó giải thích về xuất xứ và thời gian của gạch Giang Tây là vì:
– “Giang Tây” là địa danh ở xa lắc, tận tỉnh Giang Tây Trung Quốc. Các nhà khảo cổ đành phải “bịa” ra là thời Đường có các đạo quân phòng đông, phòng thu gì đó đi lao động tăng cường ở Lĩnh Nam… An Nam từ thời Cao Biền đã trở thành một khu vực tách biệt, thay từ Đô hộ phủ sang chế độ phiên trấn (Tiết độ sứ). Cao Biền có lẽ chỉ thiếu chút nữa là xưng vương lập quốc gia riêng ở Tĩnh Hải. Làm gì có chuyện có quân ở một “sứ” khác lại đi xây thành cho sứ Tĩnh Hải.

– “Giang Tây chuyên” được tìm thấy ở nhiều nơi ở Việt Nam và còn trong cùng một lớp tường với gạch “Đại Việt quốc quân thành chuyên” của nhà … Lý tại Hoa Lư và Cổ Loa. Từ Đường tới Lý theo chính sử trải qua một đống triều đại hàng trăm năm (Hậu Lương – Khúc Thừa Mỹ, Nam Hán Lưu Cung, Ngô Vương Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn). Làm sao gạch thời Đường lại nằm chung lớp với gạch thời Lý trên cùng một bức tường được?

GiangTayquan

Gạch “Giang Tây quân” ở Hoàng thành Thăng Long

Lời giải về những viên gạch xây thành Thăng Long như sau:
– Cao Biền sau khi đánh dẹp Nam Chiếu, được nhà Đường phong là Tiết độ sứ. An Nam đô hộ phủ đổi thành đất Tĩnh Hải, tức là vùng đất phía Tây của biển Đông. Đại Nam quốc sử diễn ca viết:

Gia quan cho lĩnh tiết mao,
Đặt quân Tĩnh Hải biên vào bản chương.

Quân của Cao Biền thì không gọi là Tĩnh Hải quân mà gọi là “Giang Tây quân”. Giang Tây ở đây không liên quan gì đến tỉnh Giang Tây bên sông Dương Tử cả, mà là một từ dùng tương đương với Tĩnh Hải. Tĩnh = Tây, Giang = Hải. Đây là tên gọi khu vực nước ta từ thời Đường tới tận thời Đinh Lê. Cũng vì thế gạch “Giang Tây quân” tìm thấy khắp nơi, ở nhiều niên đại. Ngay ở Hoa Lư và thành nhà Hồ (Thanh Hóa) cũng từng là những tòa thành xây dưới thời Đường vì đều tìm thấy loại gạch này.

–    Lớp gạch tiếp theo ở Hoàng thành Thăng Long là gạch “Đại Việt quốc quân thành chuyên”. Điều này cho thấy Hoa Lư cũng như Thăng Long sau thời “Tĩnh Hải sứ” – “Giang Tây quân” đã chuyển thành “Đại Việt quốc”, là một quốc gia độc lập. Người xây thành Thăng Long bằng gạch Đại Việt này là Lưu Cung, sau khi đánh bại Khúc Thừa Mỹ chứ không phải Lý Công Uẩn (Đại Việt của triều Lý phải mãi tới thời Lý Thánh Tông mới đặt tên). Hai nhà Đinh, Lê không tiến hành xây dựng gì cả, hoặc có xây thì cũng vẫn dùng quốc hiệu Đại Việt của Lưu Cung. Khi xây dựng Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn đã không hề dùng niên hiệu Thái Bình hay Thiên Phúc như chính sử chép.

–    Niên hiệu “Thái Bình” xuất hiện ở lớp gạch thứ ba của Hoàng thành Thăng Long, nhưng không có ở Hoa Lư. Đó là loại gạch “Lý gia tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”. Gạch này của vị vua thứ ba của triều Lý, Lý Thánh Tông, người đã đặt tên Đại Việt theo chính sử. Đây cũng là người cho sửa cung điện và xây Văn Miếu. Thật là lạ vì hoàn toàn không tìm được gạch nào là của Lý Công Uẩn, người tương truyền đã dời đô từ Hoa Lưu về Đại La. Chẳng nhẽ khi dời đô lại không hề phải xây dựng gì trong thành?

Việc phải đến đời vua Lý thứ ba mới lấy niên hiệu riêng, xây một loại gạch mới cho thấy đây mới là thời điểm mở đầu một triều đại độc lập. Lý Thánh Tông mới là vị vua dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Hai nhà Đinh Lê trước đó lấy quốc hiệu theo Lưu Cung cũ, chịu tước phong của nhà Tống. Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông cũng vậy. Giả thuyết rằng Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn là hai vị vua Lý đầu tiên ẩn họ (Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông) hoàn toàn được xác nhận bởi các lớp gạch ở Hoàng thành Thăng Long.

Từ Cao Vương tới Lý Thánh Tông là một chặng đường dài đầy biến cố trên đất Tĩnh Hải – Giang Tây. Thật may một số dấu tích vẫn còn lưu lại và đang ngày càng chiếu tỏ giai đoạn lịch sử bản lề này.

DinhKimLan

Đình Kim Lan

Vài câu đối hay khác ở đình Kim Lan:
Chấp thần bút ngự kim diên, thanh trì Bắc quốc
Trúc La Thành tiêu thạch trụ, uy chấn Nam bang.
Dịch:
Cầm bút thần cưỡi diều vàng, tiếng vang sang Bắc quốc
Đắp La thành dựng cột đá, oai phong dội Nam bang.

Một câu khác:
Châu lĩnh ngật đồi ba, Hồng Lạc sơn hà lưu thắng tích
Nhĩ hà bồi xuân sắc, Thăng Long cố chỉ ánh Đại La.
Dịch:
Đất ngọc sóng vờn vun, non nước Lạc Hồng lưu thắng tích
Sông Nhĩ đắp xuân sắc, nền cổ Thăng Long sáng Đại La.

Văn nhân góp ý:
Tĩnh = Tây, Giang = Hải. Hải là biển.
Rất có lý vì ‘Giang’ biến âm ‘dương’ trong chữ Nho cũng có nghĩa là biển.

Đại dương thì rõ là biển.

Cao bình Vân cứ

Tại làng Mỹ Ả – Đông Mỹ – Thanh Trì – Hà Nội có ngôi đình nhỏ thờ một vị thành hoàng làng là Cao Biền, viên quan đô hộ An Nam thời Đường. Vào khoảng những năm Đường Hàm Thông Cao Biền được nhà Đường cử làm đại tướng sang An Nam để giải quyết vấn đề Nam Chiếu. Cao Biền hạ được thành Đại La do quân Nam Chiếu đang trấn giữ, đánh bại được các thổ mán, sát hại hơn một nửa quân Nam Chiếu. Từ đó Cao Biền ở lại Giao Châu làm tiết độ sứ.

CIMG0527

Cổng đình Mỹ Ả.

Câu đối ở đình Mỹ Ả:
Phụng ấn Đường triều, Bắc quốc thiên thu công tại xứ
Cao bình Vân cứ, Nam bang vạn cổ ngưỡng hồng ân.
Vế đối thứ hai có từ “Vân” cần hiểu Vân là Vân Nam, thủ đô của quân Nam Chiếu. “Vân cứ” là quân cát cứ từ Vân Nam, hay quân Nam Chiếu.
Dịch:
Vâng ấn triều Đường, nghìn thu Bắc quốc công nghiệp ở xứ
Giỏi dẹp Nam Chiếu, vạn thế Nam bang ngưỡng mộ ân sâu.
Tuy nhiên trong Thiên Nam ngữ lục lại ghi một thông tin hoàn toàn khác với chính sử. Cao Biền sang An Nam và đã đánh dẹp quân của … nhà Hậu Lý Nam Đế:

Sơ vâng chiếu chỉ bước sang
Đến miền Gia Định, Quế Dương dần dà
Những quan Hậu Lý ngày xưa
Con em hợp quẩy được và ngàn quân
Hợp làm tiết nghĩa trung thần
Tiểu nhi bái tướng, phụ nhân anh hùng.

Làm sao Nam Chiếu lại là tàn quân của Lý Phật Tử được?

Dinh Kim LanĐình Kim Lan.

Ở một nơi khác thờ Cao Biền là làng gốm Kim Lan, nay thuộc Gia Lâm – Hà Nội, tại bái đường đình Kim Lan có câu đối:
Thảo Nam Chiếu trúc Đại La thành, khai Thiên Uy banh lưu ngọc kỷ
Khuyến nông tang truyền chân đào nghệ, an dân tế thế hựu kim xương.
Dịch:
Dẹp Nam Chiếu đắp Đại La thành, khơi kênh Thiên Uy, công nghiệp còn lưu sàng ngọc
Khuyến nông tang truyền nghề làm gốm, yên dân giúp thế, ân đức mãi ghi hộp vàng.
Về việc Cao Biền đắp thành Đại La và truyền nghề nông nghề gốm xin bàn trong một bài khác. Ở đây muốn nói tới thông tin Cao Biền “khai Thiên Uy banh”, mở kênh Thiên Uy. Chuyện này tóm tắt như sau. Cao Biền đi thị sát đến “châu Ung, Quảng” thấy đường biển nhiều ghềnh đá làm đắm thuyền, vận chở không thông nên cho quân đến đục đá mở đường. Nhưng lòng kênh ở đây có một chỗ đá cứng như sắt, búa đục không được. Cao Biền cáo trời khiến sấm sét phá tan ghềnh đá. Vì thế kênh đào xong gọi là kênh Thiên Uy.
Vấn đề xác định kênh Thiên Uy ở đâu đã được nhiều người bàn luận. Người thì cho là ở bên Quảng Tây. Người thì bảo ở Vân Nam. Chỉ có ở Việt Nam còn lưu vết khá rõ con kênh này là Kênh Sắt (Thiết Cảng) ở Diễn Châu Nghệ An. Vẫn còn lưu được bia Thiên Uy kính tân tạc hải phái bi có niên hiệu Hàm Thông nhà Đường (năm 870), văn bia do Bùi Hình, Chưởng Thư ký của Tiết độ sứ Giao Châu Cao Biền soạn. Đây là một trong những văn bia cổ nhất còn giữ được ở nước ta.
Diễn Châu Nghệ An cũng là nơi có nhà thờ họ Cao “Bột Hải triều Nam” ở Nho Lâm Diễn Thọ. Dòng họ này nổi tiếng làm nghề khai mỏ luyện quặng sắt. Điều này cho thấy rõ ràng địa chất khu vực này có nhiều quặng sắt ngầm, lòng sông bị hóa sắt nên việc khai mở kênh mới khó khăn như vậy. Họ Cao ở Diễn Thọ cũng có thể có quan hệ với Cao Biền.
Còn có bài thơ Quá Thiên Uy kính của Cao Biền để lại như sau:
Sài lang khanh tận khước triều thiên,
Chiến mã hưu tê chướng lĩnh yên.
Quy lộ hiểm hy kim thản đãng,
Nhất điều thiên lý trực như huyền.
Dịch (Lê Nguyễn Lưu):
Sài lang chôn sạch lại chầu vua
Ngựa chiến thôi kêu cõi núi mờ
Đường hiểm nay về bằng phẳng rộng
Một lèo nghìn dặm thẳng như tơ.
Bài thơ trên cho thấy kênh Thiên Uy do Cao Biền mở nằm gần nơi mà Cao Biền đã đi đánh dẹp quân Nam Chiếu. Tới đây thì sự việc trở nên khó hiểu. Kênh Thiên Uy không thể nằm ở Vân Nam vì đây là “Vân cứ” của quân Nam Chiếu. Nam Chiếu cho tới tận thời Đại Lý chưa hề mất vùng đất Vân Nam vào tay nhà Đường. Cao Biền không thể đào kênh ở Vân Nam được. Kênh Thiên Uy ở cửa biển Quảng Tây thì còn vô lý hơn vì chỗ đó chưa từng bao giờ có quân Nam Chiếu. Còn Kênh Sắt ở Nghệ An thì liên quan gì tới Nam Chiếu?
Thiên Nam ngữ lục lại một lần nữa cho thêm thông tin mới về kênh Thiên Uy :

Việt Nam bốn bể chín châu
Biền thu về một lầu lầu bản chương
Chơi tuần đến Lâm Ấp hương
Dưới sông đá mọc, trên ngàn núi ngăn.

Kênh Thiên Uy ở vùng đất của Lâm Ấp. Như vậy thì Kênh Sắt ở Nghệ An là phù hợp vì vùng này từng là vùng của Lâm Ấp. Nghệ An cũng là vùng đất mà Mai Hắc Đế đã đắp thành luỹ khởi nghĩa duới thời Đường.
Truyền thuyết Việt còn kể chuyện Cao Biền trảm long sông Trà Khúc (Quảng Ngãi), phá long mạch của Nam Chiếu. Trà Khúc là đất Lâm Ấp chứ Nam Chiếu đi đằng nào mà vào đến đây?
Nam Chiếu – Hậu Lý Nam Đế – Lâm Ấp cuối cùng thì có quan hệ gì với nhau? Vấn đề này chỉ trở nên sáng tỏ dưới ánh sáng của Sử thuyết họ Hùng.
Hậu Lý Nam Đế – Lý Phật Tử chính là Khu Liên, người lập nước Lâm Ấp. Dật sử chép nhà Tùy thu phục Lý Phật Tử và Bát Lang là hình ảnh cuộc đánh dẹp của quân Tùy diệt nước Lâm Ấp sau 600 năm tồn tại của quốc gia này.
Nhưng tàn quân Lâm Ấp chưa hết. Họ Phạm (họ vua Lâm Ấp) vẫn quay lại cùng khởi nghĩa với Mai Thúc Loan và Phùng Hưng. Phạm Thị Uyển là Mai hoàng hậu lúc 18 tuổi, đã chiến đấu chống quân Đường hy sinh bên sông Tô Lịch. Hai anh em song sinh của bà là Phạm Miện, Phạm Huy là tướng của Phùng Hưng. Câu “Tiểu nhi bái tướng, phụ nhân anh hùng” phải chăng có phần nào liên quan đến việc này?
Khởi nghĩa của Mai Hắc Đế và Bố Cái Phùng Hưng từ Đường Lâm – Tây Thanh Nghệ, vùng đất Lâm Ấp xưa, chính là khởi đầu của nước Nam Chiếu. Phùng Hưng đã tiến lên chiếm toàn bộ vùng Tây Bắc (Phong Châu đô hộ phủ) gồm cả Vân Nam. Hậu Lý – Lâm Ấp – Nam Chiếu là một phần lịch sử phía Tây và Nam của nước ta đã bị lãng quên trong chính sử.

Văn nhân góp ý:
…Diễn Châu Nghệ An cũng là nơi có nhà thờ họ Cao “Bột Hải triều Nam” ở Nho Lâm Diễn Thọ. Dòng họ này nổi tiếng làm nghề khai mỏ luyện quặng sắt… Cao Biền có tước hiệu là Bột hải công …, khai kênh thiên uy tránh sóng dữ biển Đông được phong Bột hải công … điều này giúp khẳng định: Bột hải là chép sai, chính xác phải là Bạt hải hay Bát hải nghĩa là biển Đông, số 8 là số chỉ phương đông trong Hà Thư (Đồ).

Cao Biền là tướng … Lạc Diêu

Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn viết:
Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước.
Cao Vương ở đây được cho là Cao Biền, viên quan đô hộ dưới thời nhà Đường, người đã đuổi quân Nam Chiếu ra khỏi An Nam đô hộ phủ và xây thành Đại La. Nhưng tại sao Chiếu dời đô lại gọi quan đô hộ nhà Đường là Vương (Cao Vương) trong một văn bản quan trọng, mang tính dời đô lập quốc như vậy? Cao Biền là tướng giặc ngoại xâm hay là một vị quan cai trị chính thống, có công với người Việt? Liệu Cao Vương ở đây là Cao Biền hay … Cao Lỗ, người đã xây thành Cổ Loa?
Lĩnh Nam chích quái, truyện Tướng quân họ Cao ở Vũ Ninh có kể việc thần Cao Lỗ, tướng của An Dương Vương, đã hiển linh phù trợ Cao Biền chống giặc Nam Chiếu. Cao Biền sau khi gặp thần, tỉnh mộng có bài thơ:
Bách Việt điện khu vũ,
Nhất nhung đình sơn xuyên.
Thần linh năng trợ thuận,
Đường ra cảnh tộ diên.
Dịch:
Bách Việt vững phong cương,
Ba quân dẹp chiến trường.
Thần tiên phù chính nghĩa,
Muôn năm vững triều Đường.
Theo bài thơ này thì triều Đường là một triều đại của người Bách Việt (?!).
Cao Biền theo Cựu Đường thư là người Bột Hải. Bột Hải được “ghi chú” là ở Mãn Châu, miền Bắc Trung Quốc. Có thật vậy không?
Cao Biền và Cao Lỗ là 2 người cùng họ, lại cùng xây thành Cổ Loa – Đại La. Vì vậy mới có chuyện thần Cao Lỗ phù trợ cho Cao Biền. Họ Cao theo Bách gia tính là một họ cổ của Trung Hoa từ thời Chu, có xuất xứ từ vùng Bột Hải. Nhưng không thể có chuyện Cao Lỗ là người Bột Hải ở tận Mãn Châu được. Trái lại, trong đền thờ họ Cao ở Nho Lâm – Diễn Thọ (Nghệ An) thì họ Cao phát tích từ “Bột Hải triều Nam”. Bột Hải triều Nam hay Bát Hải Động Đình, chính là biển Đông. Bát là số 8, con số chỉ phương Đông. Cao Lỗ và Cao Biền đều là người Việt chính cống, quê gốc ở vùng quanh biển Đông Việt Nam.
Một dẫn chứng khác để khẳng định vị trí Bột Hải trong cổ sử là đền Đức Thánh Cả ở Thái Đường (nay thuộc xã Thái Bình – Ứng Hòa – Hà Nội). Đền thờ một vị thần thời Hùng Vương, đã cùng Phù Đổng thiên vương giúp vua Hùng đánh dẹp giặc Ân ở vùng… “châu Hoan, châu Ái”. Sau khi thần hóa được phong là Bột Hải đại vương và thờ ở Thái Đường.
Thật khó hiểu, giặc Ân nào ở vùng Thanh Nghệ? Châu Hoan châu Ái là vùng đất ven biển Đông nên Bột Hải phải là biển Đông, chứ không thể ở tận Mãn Châu, nơi mà thời nhà Ân người Trung Hoa còn chưa hề đặt chân tới.
Câu đối trong đền Đức Thánh Cả ở Thái Đường:
Đệ lục đại Hùng Vương thần tướng huy đao kình khô ngạc đoạn
Kỷ thiên thu Đông Hải Ân binh tuyệt mệnh kích chiết chu trầm.
Dịch:
Hùng Vương thứ sáu triều xưa, thần tướng vung đao, kình đứt sấu đoạn
Biển Đông nghìn thu thủa trước, quân Ân hết số, kích gãy thuyền chìm.
Từ “Đông Hải” trong vế đối chỉ rõ Bột Hải đại vương là người cầm quân đánh thủy binh của giặc Ân ở vùng biển Đông. Bột Hải chính là chỉ biển Đông.
Bột Hải đại vương đóng quân ở Đại Đường Châu (Thái Đường), là nơi nay có đền thờ thần trên bờ sông Đáy. Sông Đáy như vậy thời Hùng Vương có tên là sông Đại Đường. Phải chăng đây là con sông chảy qua đất Đường thời Nghiêu Thuấn?

Van PhucĐình Vạn Phúc.
Một tài liệu khác cũng xác định Cao Biền là người Bách Việt là thần tích đình Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội). Theo thần tích này thì Cao Biền là “người Quảng Tín, Thương Ngô”, lấy vợ là Ả Lã Đê Nương, người Tuyên Quang. Sau khi dẹp được giặc Nam Chiếu, Cao Biền tự cho mình có công cao, xưng là Quốc vương thiên tử, phong cho Ả Lã Đê Nương là Nga Hoàng cung phi.
Quốc vương thiên tử có thể là tam sao thất bản của tên Lạc Vương:
– Lạc – Nác – Nước – Quốc.
Còn tên Nga Hoàng cung phi thì rõ ràng lấy theo tên vị vương phi của đế Thuấn. Ả Lã Đê Nương sau khi Cao Biền về Bắc đã ở lại làng Vạn Phúc, mở mang nghề tơ lụa cho người dân trong vùng. Do vậy làng lụa Vạn Phúc Hà Đông tới nay thờ bà Quốc vương thiên tử Nga Hoàng đại vương làm thành hoàng làng.
Lạc Vương hay Hùng Quốc Vương cũng có thể là tên của Đế Thuấn trong cổ sử. Cao Biền như vậy coi mình tiếp nối công đức của Lạc Vương Đế Thuấn, phong cho vợ là Nga Hoàng. Điều này cũng cho thấy Đế Thuấn là vị vua đã mở cõi Lạc Việt xưa.

CIMG9999Đền thờ Hậu Lý Nam Đế ở khu Mỹ Đình.
Trong thần tích Việt ngoài Cao Biền còn có Lý Thiên Bảo được gọi là Quốc vương thiên tử, như ở các khu Dịch Vọng, Mỹ Đình, Mễ Trì. Như trên, có thể Lý Thiên Bảo đã được gọi là Lạc Vương. Còn Lý Phật Tử ở vùng này được thờ với tên Diêm La thiên tử. Có thể:
–    Diêm La thiên tử = Diêm Vương = Quỷ Vương = Tây Vương = Thục Vương hay Chiêu Vương.
Lý Phật Tử nối ngôi Lý Thiên Bảo, như vậy hợp thành tên Chiêu Lạc vương hay Chiêu Liệt hoàng đế, tức là danh xưng của Lưu Bị nước Thục thời Tam Quốc.
Sử cũ chép (Đại Nam quốc sử diễn ca):
Cao Biền là tướng lạc điêu,
Tài danh sớm đã dự vào giản tri.
Và giải thích rằng Cao Biền có tên Lạc Điêu ngự sử vì… có tài bắn cung, một phát trúng 2 con chim điêu (xạ lạc song điêu). Đây là chép sử kiểu suy diễn, giống như giải thích cụm từ “Diên Chỉ chi Ngung” là “cõi đất diều rơi” vậy… Kiểu này khéo phải gọi Cao Biền là “Anh hùng xạ điêu” mất. Ở Ninh Bình còn có chuyện Cao Biền cưỡi diều bay qua đây bị một đạo sĩ địa phương ra tay bắn gãy cánh, rơi xuống thành núi Cánh Diều…
Nay với liên hệ Quốc vương thiên tử = Lạc Vương, thì danh hiệu Lạc Điêu của Cao Biền chính xác phải là Lạc Diêu. Lạc là đất Lạc Việt. Điêu, hay Diêu, thực ra là từ Giao. Chữ Diêu này cũng gặp trong tên Diêu Trọng Hóa của Đế Thuấn. Lạc Diêu hay Lạc Giao chỉ rõ vùng Giao Chỉ Lạc Việt hoặc là cõi Nam Giao, nơi Cao Biền, cũng như Đế Thuấn, dựng nghiệp và cai quản.
Lạc Diêu còn có thể là Lạc Diên hay Lạc Dương, là đô thành của nhà Đông Chu. Đây chính là vùng Cổ Loa của Cao Lỗ, hay Đại La do Cao Biền xây đắp.
Đối với các vị tiền nhân có nguồn gốc “phương Bắc” như Triệu Đà và Sĩ Nhiếp, chính sử Việt hết sức lúng túng trong việc nhận định là Vương hay là Giặc. Lạc Diêu Cao Biền cũng vậy. Chỗ thì ca ngợi như một người có công đánh đuổi giặc Nam Chiếu, dựng thành Đại La. Chỗ thì coi như một kẻ thâm độc, một thầy phù thủy đã trấn yểm tinh khí An Nam. Nay có thể thấy rõ, Cao Biền là người Việt chính cống, quê gốc ở Bột Hải – Biển Đông, là tướng cai quản vùng đất Lạc Việt – Giao Chỉ thời Đường. Lạc Diêu cũng là vùng đất được khai mở bởi Đế Thuấn từ thời cổ sử.
Câu đối ở đền Bột Hải đại vương có thể lấy ý từ bài thơ Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi:
Sóc phong xuy hải khí lăng lăng
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng
Ngạc đoạn kình khô sơn khúc khúc
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng
Quan hà bách nhị do thiên thiết
Hào kiệt công danh thử địa tằng
Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ
Lâm lưu phủ ảnh ý nan thăng.
Văn nhân góp ý:
Lĩnh Nam chích quái, truyện Tướng quân họ Cao ở Vũ Ninh có kể việc thần Cao Lỗ, tướng của An Dương Vương, đã hiển linh phù trợ Cao Biền chống giặc Nam Chiếu. Cao Biền sau khi gặp thần, tỉnh mộng có bài thơ:
Bách Việt điện khu vũ,
Nhất nhung đình sơn xuyên.
Thần linh năng trợ thuận,
Đường ra cảnh tộ diên.
Dịch:
Bách Việt vững phong cương,
Ba quân dẹp chiến trường.
Thần tiên phù chính nghĩa,
Muôn năm vững triều Đường.
Theo bài thơ này thì triều Đường là một triều đại của người Bách Việt (?!).
Đây là bổ chứng sáng giá cho Sử thuyết Hùng Việt.
Đường phát âm là Thoòng -Thường. Sử Việt gọi là Việt Thường. Tương tự Tùy là Sùi – Sủy – Sở – Thủy chính là Tủy Việt. Sử gia Trung quốc cố tình bỏ đi chữ Việt để chỉ còn Tùy – Đường trong lịch sử, mánh đổi trắng thay đen này thực đơn giản mà xem ra hiệu quả … mãi đến nay vẫn còn tác dụng tốt khiến biết bao người vẫn chưa nhận ra …

Các câu đối ở lăng mộ Phùng Hưng

Lăng mộ Phùng Hưng hiện tại nằm ở Kim Mã Hà Nội, được trùng tu năm 2010. Trong khu lăng mộ có khá nhiều câu đối ca ngợi công đức, uy nghiệp của Phùng Hưng. Ngoài ra khu Kim Mã cũng là nơi thờ Linh Lang đại vương người đã lập ra 13 trại phía Tây thành Thăng Long đời Lý nên một số vế đối cũng nói tới việc này.

Câu đối ở chính đường:
Khứ bộc phong công nhất thống sơn hà quang Việt sử
Trừ hung thịnh đức vạn dân phụ mẫu hiển Cam Lâm
Dịch:
Ngăn giặc lũ, công cao dày thống nhất non sông sáng sử Việt
Trừ hung bạo, nêu nhân đức cha mẹ vạn dân từ Cam Lâm
Cam Lâm là tên làng Đường Lâm ở Sơn Tây.

Thiên dư niên đức trạch uông hàm ngưỡng như phụ mẫu
Thập tam trại nhân yên phồn tăng trường thử giang sơn
Dịch:
Nghìn năm lẻ công đức cao dầy như cha mẹ
Mười ba trại dân mãi bình yên với nước non.
13 trại đây nói tới khu phía Tây Thăng Long (trong đó có Kim Mã) do Linh Lang đại vương lập nên. Câu đối này cũng gặp ở đình Kim Mã.

Vạn cổ anh linh chiêu nhật nguyệt
Nhất thiên chính khí tráng sơn hà
Dịch:
Vạn năm anh linh tỏa trời đất
Một trời chính khí vững non sông.

Uy đức anh hùng oanh vũ trụ
Thanh linh hào kiệt lẫm thiên thu
Dịch:
Uy đức anh hùng vang vũ trụ
Thanh linh hào kiệt vọng nghìn năm.

Bác hổ uy dương trừ Bắc khấu
Thùy long nhân nghiễm hộ Nam thiên
Dịch:
Đánh hổ ra uy trừ giặc Bắc
Nhốt rồng trải đức giúp trời Nam.
Câu này nói tới tích Phùng Hưng là người có sức khỏe, từng tay không đánh chết hổ. Còn “nhốt rồng” là nói tới cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng chống nhà Đường đã thắng lợi.

Hữu gia đức trạch lưu hương ấp
Bất mẫn tinh thần tại mộ lăng
Dịch:
Ân đức nêu cao lưu quê quán
Tinh thần vững vàng ở mộ lăng.

Hãn hoạn trừ tai triêm thánh đức
An dân hộ quốc hiển thần công
Dịch:
Ngăn hoạn nạn, trừ tai ương, dầy thánh đức
Yên dân tình, giúp nước nhà, tỏ thần công

Một số câu đối khác đã giới thiệu ở bài Khởi nghĩa Phùng Hưng qua các di tích ở Hà Nội.

Cuối cùng là cấu đối hay nhất, khó đọc nhất và không dễ hiểu là đôi vế đối được khắc chìm trên đá cạnh mộ Phùng Hưng.

Đường nhân kỳ hữu tàm/ hoa ngạc liên huy/ thân hậu thiên vô Huyền Vũ giáp

Hán tặc hà túc sỉ/ thảo mao(?) xướng nghĩa/ sinh tiền bất sổ Lục Lâm binh.

Câu đối này để hiểu cần chú ý chỗ ngắt đoạn. Đối với những câu đối dài vế đối kết thúc bởi vần bằng thì âm ở các chỗ ngắt đoạn phải là vần trắc. Và ngược lại nếu vế đối kết thúc bởi vần trắc thì ở các chỗ ngắt đoạn phải là vần bằng.
Tạm dịch:
Người Đường có biết xấu, đài hoa liền sáng, hậu thế không nấp giáp Huyền Vũ
Giặc Hán bao hổ thẹn, thảo mãng dấy nghĩa, tiền nhân sá gì lũ Lục Lâm.
Tiền nhân” ở đây chính là Phàn Sùng, thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Xích My chống lại lũ giặc cỏ núi Lục Lâm hay “Hán tặc“. Phàn Sùng phiên thiết cho họ… Phùng, chính là tiền nhân của Phùng Hưng. “Hậu thế” ở đây là chỉ Phùng Hưng, người đã không theo chế độ, khuôn khổ của nhà Đường (“giáp Huyền Vũ” – cửa Huyền Vũ là nơi Đường Thái Tông Lý Thế Dân lên ngôi), lập nên quốc gia riêng, tỏa sáng trong lịch sử.
Giải nghĩa cặn kẽ câu đối này xin xem bài Đường nhân – Hán tặc của anh Văn nhân.

Câu đối về Phùng Hưng

Theo sách Thần tích Việt Nam của Lê Xuân Quang, ở đền thờ Bố cái đại vương có câu đối:
Thanh chấn Lý Đường, Thuận Đức niên gian uy Bắc khấu
Vận thừa Mai Đế, Phong thành phủ lỵ thái Nam bang.

Tạm dịch:
Rung động nhà Lý Đường, năm Thuận Đức lừng oai kinh giặc Bắc
Nối vận vua Mai Đế, phủ lỵ Phong thành vững nước Nam.

Câu đối này cho một số thông tin liên quan đến Phùng Hưng:
– “Vận thừa Mai Đế“: cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng là tiếp nối khởi nghĩa của Mai Thúc Loan.
– “Phong thành phủ lỵ“: kinh thành chính của Phùng Hưng là Phong thành. Như vậy có thể Phùng là đọc sai của Phong.
– “Thuận Đức“: ở đây chính là chỉ triều đại của Phùng Hưng, đã làm giặc phương Bắc khiếp sợ. Phùng Hưng có niên hiệu là Thuận Đức.

Câu đối đã cho thông tin khá chi tiết về triều đại của Phùng Hưng: niên hiệu là Thuận Đức, thủ đô là Phong thành, tên nước là Nam bang.

Văn nhân góp ý:
Bách Việt trùng cửu và các bạn thân ,
Rất có thể … Vua hay chúa của Nam bang gọi là Nam chúa, ký âm Hán tự trệch đi thành Nam chiếu… và Nam Chiếu trở thành quốc hiệu, nước Nam Chiếu nghĩa là nước của vua phương Nam.