Các câu đối ở lăng mộ Phùng Hưng

Lăng mộ Phùng Hưng hiện tại nằm ở Kim Mã Hà Nội, được trùng tu năm 2010. Trong khu lăng mộ có khá nhiều câu đối ca ngợi công đức, uy nghiệp của Phùng Hưng. Ngoài ra khu Kim Mã cũng là nơi thờ Linh Lang đại vương người đã lập ra 13 trại phía Tây thành Thăng Long đời Lý nên một số vế đối cũng nói tới việc này.

Câu đối ở chính đường:
Khứ bộc phong công nhất thống sơn hà quang Việt sử
Trừ hung thịnh đức vạn dân phụ mẫu hiển Cam Lâm
Dịch:
Ngăn giặc lũ, công cao dày thống nhất non sông sáng sử Việt
Trừ hung bạo, nêu nhân đức cha mẹ vạn dân từ Cam Lâm
Cam Lâm là tên làng Đường Lâm ở Sơn Tây.

Thiên dư niên đức trạch uông hàm ngưỡng như phụ mẫu
Thập tam trại nhân yên phồn tăng trường thử giang sơn
Dịch:
Nghìn năm lẻ công đức cao dầy như cha mẹ
Mười ba trại dân mãi bình yên với nước non.
13 trại đây nói tới khu phía Tây Thăng Long (trong đó có Kim Mã) do Linh Lang đại vương lập nên. Câu đối này cũng gặp ở đình Kim Mã.

Vạn cổ anh linh chiêu nhật nguyệt
Nhất thiên chính khí tráng sơn hà
Dịch:
Vạn năm anh linh tỏa trời đất
Một trời chính khí vững non sông.

Uy đức anh hùng oanh vũ trụ
Thanh linh hào kiệt lẫm thiên thu
Dịch:
Uy đức anh hùng vang vũ trụ
Thanh linh hào kiệt vọng nghìn năm.

Bác hổ uy dương trừ Bắc khấu
Thùy long nhân nghiễm hộ Nam thiên
Dịch:
Đánh hổ ra uy trừ giặc Bắc
Nhốt rồng trải đức giúp trời Nam.
Câu này nói tới tích Phùng Hưng là người có sức khỏe, từng tay không đánh chết hổ. Còn “nhốt rồng” là nói tới cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng chống nhà Đường đã thắng lợi.

Hữu gia đức trạch lưu hương ấp
Bất mẫn tinh thần tại mộ lăng
Dịch:
Ân đức nêu cao lưu quê quán
Tinh thần vững vàng ở mộ lăng.

Hãn hoạn trừ tai triêm thánh đức
An dân hộ quốc hiển thần công
Dịch:
Ngăn hoạn nạn, trừ tai ương, dầy thánh đức
Yên dân tình, giúp nước nhà, tỏ thần công

Một số câu đối khác đã giới thiệu ở bài Khởi nghĩa Phùng Hưng qua các di tích ở Hà Nội.

Cuối cùng là cấu đối hay nhất, khó đọc nhất và không dễ hiểu là đôi vế đối được khắc chìm trên đá cạnh mộ Phùng Hưng.

Đường nhân kỳ hữu tàm/ hoa ngạc liên huy/ thân hậu thiên vô Huyền Vũ giáp

Hán tặc hà túc sỉ/ thảo mao(?) xướng nghĩa/ sinh tiền bất sổ Lục Lâm binh.

Câu đối này để hiểu cần chú ý chỗ ngắt đoạn. Đối với những câu đối dài vế đối kết thúc bởi vần bằng thì âm ở các chỗ ngắt đoạn phải là vần trắc. Và ngược lại nếu vế đối kết thúc bởi vần trắc thì ở các chỗ ngắt đoạn phải là vần bằng.
Tạm dịch:
Người Đường có biết xấu, đài hoa liền sáng, hậu thế không nấp giáp Huyền Vũ
Giặc Hán bao hổ thẹn, thảo mãng dấy nghĩa, tiền nhân sá gì lũ Lục Lâm.
Tiền nhân” ở đây chính là Phàn Sùng, thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Xích My chống lại lũ giặc cỏ núi Lục Lâm hay “Hán tặc“. Phàn Sùng phiên thiết cho họ… Phùng, chính là tiền nhân của Phùng Hưng. “Hậu thế” ở đây là chỉ Phùng Hưng, người đã không theo chế độ, khuôn khổ của nhà Đường (“giáp Huyền Vũ” – cửa Huyền Vũ là nơi Đường Thái Tông Lý Thế Dân lên ngôi), lập nên quốc gia riêng, tỏa sáng trong lịch sử.
Giải nghĩa cặn kẽ câu đối này xin xem bài Đường nhân – Hán tặc của anh Văn nhân.

2 thoughts on “Các câu đối ở lăng mộ Phùng Hưng

  1. Phàn Sùng khởi nghĩa ở quận Lang Da (Lang Nha). Lang Da là quận thời Tần gồm đất Tây Giao Chỉ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Đây cũng chính là địa bàn khởi nghĩa của quân Nam Chiếu Phùng Hưng. Vì thế Phùng Hưng lấy Phàn Sùng = Phùng làm tiền nhân của mình mà noi gương chống giặc Hán là hoàn toàn hợp lý.

    Like

  2. Lại Việt

    Nhiều câu đối hay nhưng thiếu phần chữ Hán thì độ cảm của người đọc & tính thuyết phục của bài viết cũng giảm đi nhiều. Rất mong tác giả dành chút thời gian bổ sung.

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s