Nhà Chu và bài thơ Thử ly trong Kinh Thi

Trong Kinh Thi phần Vương phong có bài Thử ly gồm 3 đoạn thơ, khác nhau ở 4 câu đầu và chung phần điệp khúc. Phiên âm Hán Việt của bài này như sau:
I. Bi thử ly ly
Bỉ tắc chi miêu
Hành mại mỹ mỹ
Trung tâm dao dao.
đoạn lặp:
Tri ngã giả
Vị ngã tâm ưu
Bất tri ngã giả 
Vị ngã hà cầu.
Du du thương thiên 
Thử hà nhân tai.
II. Bi thử ly ly
Bỉ tắc chi toại 
Hành mại mỹ mỹ 
Trung tâm như tuý.
“đoạn lặp”
III. Bi thử ly ly
Bỉ tắc chi thật 
Hành mại mỹ mỹ 
Trung tâm như ất (yết).
“đoạn lặp”
Giải thích về phần Vương phong Chu Hy đời Tống viết:
Vương là nói nhà Chu đóng đô về phía đông ở Lạc Ấp, trong vòng kinh kỳ của Vương Thành. Đất vuông 2600 dặm, theo sách Vũ Cống, nhắm khoảng núi Thái Hoạ và núi Ngoại Phương thuộc châu Dự, phía bắc được vùng Hà Dương, rồi lần xuống phía nam của châu Ký.
Lúc khởi đầu nhà Chu, Văn Vương ở đất Phong, Vũ Vương ở đất Hạo. Đến đời Thành Vương, Chu Công bắt đầu dựng Lạc Ấp làm chốn hội họp chư hầu lúc bấy giờ, vì cớ đất ấy ở ngay chính giữa, bốn phương đến đấy thì dặm đường xa đồng nhau. Từ đấy gọi đất Phong, Hạo là Tây Đô, còn Lạc Ấp là Đông Đô.
Đến khi U Vương sủng ái nàng Bao Tự, sanh ra Bá Phục, phế hoàng hậu nước Thân và thái tử Nghi Cữu. Nghi Cữu chạy sang nước Thân. Thân Hầu nổi giận, cùng với rợ Khuyển Nhung đánh Tông Chu, giết U Vương ở đất Hý.
Văn Hầu nước Tấn và Vũ Công nước Trịnh rước thái tử Nghi Cữu ở nước Thân và lập lên làm vua. Ấy là Bình Vương. Bình Vương dời về Đông Đô, tức Vương Thành. Từ đấy, nhà Chu lại hèn kém, không khác gì các nước chư hầu, cho nên thơ ca không được gọi là nhã, mà gọi là phong, nhưng vương hiệu chưa bị bỏ, cho nên không gọi là nhà Chu mà gọi là Vương.
Như vậy bài thơ Thử ly trên là bài ca dao của nước Chu khi nhà Chu đã dời về phía Đông tại Lạc Ấp. Thử là lúa nếp, còn Tắc là lúa tẻ (tễ). Bài thơ nói về một người đi qua ruộng lúa và suy tư…
Có điều, Đông Đô của nhà Chu ở chỗ nào mà lại nhiều ruộng lúa, cả nếp, cả tẻ đến vậy? Theo các sử gia Tàu ngày nay thì kinh đô Lạc Dương của nhà Chu ở tận Hà Nam Trung Quốc, chỗ đó là vùng ôn đới, thời trước Công nguyên làm gì có cây lúa nào mọc được đâu mà trồng với chả ngẫm nghĩ, suy tư. Rõ ràng đất Lạc của nhà Chu phải nằm ở vùng ấm ẩm hơn nhiều, nơi các loại lúa phát triển rất tốt.
Hiện quan niệm phổ biến cho rằng nhà Chu là một bộ tộc du mục ở Thiểm Tây, nổi lên diệt nhà Ân làm chủ thiên hạ Trung Hoa. Thế nhưng bài thơ Thử ly trên đã chỉ rõ, nhà Chu nằm ở khu vực cận nhiệt đới, canh tác nông nghiệp lúa nước, chứ chẳng du mục gì cả. Bản thân chữ Chu 周 là ghép của hai chữ Điền 田 và Khẩu 口. Điền 田 là ruộng lúa vuông vắn, chia ô rõ ràng. Nhà Chu là một dân tộc trồng lúa nước điển hình, hiển nhiên không hề xuất phát từ vùng rừng núi Thiểm Tây, vừa khô vừa lạnh, chỉ có cỏ cho ngựa ăn như người Tàu chú thích.

IMG_1631 (2)

Hoàn tiền Đông Chu 東周 và Tây Chu 西周 tìm thấy ở miền Bắc Việt Nam.

Bỉ thử ly ly hiện được dịch là “Kìa nếp đã chín đầu rủ ngọn”. Nhưng chữ Ly 離 không hề có nghĩa là rủ. Ly ly là tua tủa. Bỉ thử ly ly tức là Lúa nếp đang mọc lên tua tủa, sum xuê, rập rạp, tươi tốt. Lúa nếp là giống lúa có thân cao, thời gian sinh trưởng dài, nên từ đầu bài tới cuối bài vẫn mọc tua tủa, trong khi cây lúa tẻ từ cây mạ, ra bông rồi đã kết hạt.
Tâm tình của người qua đường (hành mại mỹ mỹ) thay đổi theo sự sinh trưởng phát triển của cây lúa tẻ. Khi cây mới mọc mạ (miêu) thì người thấy “dao dao”, tức là đang lo lắng. Khi cây trổ bông (toại) thì người như say (túy). Khi cây lúa kết hạt (thật) thì người thấy như nghẹn ngào (rất hứng khởi).
Đây đúng là thái độ của một người chủ ruộng, một nông dân trồng lúa, hàng ngày đi thăm đồng. Lúc mới gieo cấy thì lo lắng. Khi lúa trổ đòng thì vui mừng. Khi lúa nên thóc thì quá thích thú tới nghẹn ngào.
Đoạn điệp khúc:
Người biết ta thì nói ta đang ưu tư
Người không biết ta thì nói ta đang tìm kiếm
Hỡi trời xanh xa thẳm, đó là ai vậy?
Đoạn này đúng là “than trách” người đời không chịu hiểu mình, có thể có ý nuối tiếc quá khứ huy hoàng của nhà Chu, là triều đại đã ươm mầm văn hóa để xã hội Trung Hoa đơm hoa kết trái, nhưng lại bị lãng quên. Câu “Thử hà nhân tai” có thể hiểu là ý trách: người đời vốn là vậy (vốn dễ quên đi công lao của triều đại cũ).
Dịch lại bài thơ này:
I
Lúa nếp tua tủa

Lúa tẻ nảy mầm
Người đi chầm chậm
Trong lòng xiêu xiêu
“Người biết thì nói
Ta đang ưu tư
Người không lại bảo
Ta đang kiếm tìm
Hỡi trời xanh thẳm
Người đời vậy chăng?”
II
Lúa nếp tua tủa

Lúa tẻ trổ bông
Người đi chậm chậm
Trong lòng như say…
III
Lúa nếp tua tủa

Lúa tẻ hạt thành
Người đi chầm chậm
Trong lòng nghẹn ngào…

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s