Cá vượt Vũ môn hóa Rồng

Thac BoTừ Mai Châu nhìn xuống lòng hồ sông Đà.

Thác Bờ ở Hòa Bình xưa còn gọi là thác Vạn Bờ, được tạo bởi hàng trăm mỏm đá lớn nhỏ nhấp nhô như đàn voi khổng lồ giữa dòng sông Đà gầm thét ồn ào, sinh ra một kỳ khu hiểm lộ.
Sách Đại Nam nhất thống chí đã chép như sau: “Ở địa phận Đà Bắc, gần châu lị, đằng trước trông ra sông Đà, có núi Long Môn, tên nữa là núi Thác Bờ, đá núi chắn ngang nửa dòng sông, thế nước xoáy mạnh ầm ầm, trông rất dữ dội. Đầu đời Lý, quân đi đánh Ma Sa đóng ở mỏm Long thuỷ, hồi đầu đời Lê đi đánh Đèo Cát Hãn, đường qua đê Long thuỷ, tức là chỗ này. Ngay giữa ghềnh đá có một chỗ rộng chừng 5,6 trượng, người ta gọi là “ao vua”, tức là bến sông Vạn Bờ xưa thuộc xã Hào Tráng, châu Đà Bắc”…lại có tên núi nữa là núi Ngải.
Sách Đại Thanh nhất thống chí chép: “núi ở huyện Gia Hưng; trông ra sông cái…tương truyền trên núi có cây ngải tiên, mùa xuân nở hoa, sau khi mưa, hoa rụng xuống nước, con cá nào nuốt phải hoa ấy thì vượt được Long – môn mà hoá thành rồng. Nay núi Long môn châu Đà Bắc, trước mặt trông ra sông Đà, gần đê Long thuỷ, có lẽ là đấy”.
Như vậy, Thác Bờ trên dòng sông Đà còn có tên là Long Môn, là nơi có truyền thuyết “Cá vượt Vũ môn hóa rồng”. Vũ môn không phải là “cửa mưa” mà là cửa của vua Vũ (= Vua = Long). Long Môn hay Vũ Môn chính là nơi vua Đại Vũ nhà Hạ trị thủy, khơi thông dòng Hắc Thủy (tên khác của sông Đà) thời lập quốc người Việt. Truyền thuyết Việt kể là Tản Viên Sơn Thánh ở núi Ba Vì.
Long Môn là nơi dòng sông Đà đổi dòng, chảy ngược lên phía Bắc để tránh dãy Ba Vì rồi đổ vào sông Thao và sông Lô tại ngã ba Bạch Hạc Việt Trì.

Lang XuongĐền Lăng Xương ở xã Thanh Thủy, Phú Thọ bên bờ sông Đà, nơi sinh của thánh Tản.

Văn Nhân góp ý:
Đầu tiên ghi nhận chuyện “cá vượt Vũ môn hóa rồng” là truyện cổ tích Việt Nam. Chuyện kể:
Vào một năm, trời hạn hán, vì số Rồng quá ít, không đủ làm mưa điều hoà cho khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kỳ thi kén các vật lên làm Rồng, gọi là “Thi Rồng”. Khi chiếu Trời ban xuống, vua Thuỷ Tề loan báo cho tất cả các cư dân dưới nước tham gia vào cuộc thi. Cuộc thi có ba kỳ. Mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng. Con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt được cả ba đợt thì mới được hóa Rồng. Trong một tháng trời, đại diện của bao nhiêu loài thuỷ tộc đến thi đều bị loại cả vì không con nào vượt được cả ba đợt sóng. Sau có cá Rô nhảy qua được một đợt nhưng cũng bị rơi ngay. Rồi đến Tôm nhảy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi, đã gần hoá Rồng, nhưng đến lượt thứ ba đuối sức ngã bổ xuống mà lưng đã còng lại. Đến lượt con cá Chép vào thi thì gió thổi ào ào, mây kéo ầm trời. Cá Chép ta vượt luôn một hồi qua ba đợt sóng, và lọt vào cửa Vũ môn. Cá Chép đỗ. Vẩy, đuôi, râu, sừng mọc đủ, vóc dáng thật oai linh, thật đúng là thần Rồng. Cá chép hoá Rồng phun nước làm gió táp, mưa sa, muôn loài sung sướng. Sự sống đã hồi sinh
Nhưng người Tàu cũng có Vũ môn…
Theo Bửu Kế, tác giả của Tầm nguyên tự điển, Vũ môn là tên một con sông hiểm trở mà vua Vũ (Trung Quốc) đã đào trong việc trị thủy. Đó “là con sông có một khúc hiểm trở, nước không thông lên trên được, nên hễ con cá nào nhảy lên được thì hóa rồng”.
Theo truyền thuyết Trung quốc, từ thời thượng cổ, vua Vũ nhà Hạ trị thủy bằng cách cho đục phá một mỏm đá có hình dạng như cái cửa ở thượng lưu sông Hoàng Hà (giữa huyện Hà Tân, tỉnh Sơn Tây và huyện Hàn Thành, tỉnh Thiềm Tây) nên gọi cửa Vũ, hay Vũ môn. Theo đó, Vũ môn có sóng dữ, hằng năm vào tiết tháng ba, cá chép tập trung đến đây, con nào vượt qua được Vũ môn thì hóa rồng.
Còn Đào Duy Anh trong Hán Việt từ điển thì cho rằng Vũ môn “là tên một khúc núi ở thượng du sông Trường Giang nước Tàu, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, chân núi có vực rất sâu, tương truyền đến mùa thu nước lụt lớn thì cá đua nhau tới đó nhảy thi, con nào vượt qua vũ môn thì hóa rồng”.

long-mc3b4n_html_b0b5ea2bfee40700-1Lãnh thổ nhà Hạ theo định vị của Trung Quốc.

Chỉ tiếc theo sơ đồ do chính các con nhà Giời vẽ thì đất đai nhà Hạ của Đại Vũ lại ở Sơn Tây – Hà Bắc ngày nay. Như thế vua Vũ có lẽ… mộng du đến thượng lưu Hoàng hà hay xuống tuốt Trường giang để đục núi trị thủy…
Đối chiếu với thực tại… Kinh Thư chép: Ông Vũ cho đục bạt cả một nửa Long Môn sơn để khai thông dòng chảy… hoàn toàn đúng với cảnh quan ghi nhận trong bài viết trên và cũng hoàn toàn khớp đúng một cách lạ kì với ghi chép của Đại Nam nhất thống chí… “Ở địa phận Đà Bắc, gần châu lị, đằng trước trông ra sông Đà, có núi Long Môn, tên nữa là núi Thác Bờ, đá núi chắn ngang nửa dòng sông, thế nước xoáy mạnh ầm ầm, trông rất dữ dội”…
Vậy Vũ môn hay Long môn cũng là Vũ Long môn ở đâu? Bên ta hay bên Tàu?
Vũ môn nơi vua Đại Vũ khai sơn phá thạch trị thủy lập nên 9 châu Trung Hoa có thể nào lại là thác Bờ trên dòng sông Đà?
Tích cá vượt Vũ môn được ghi nhận nhiều trong dân gian Việt Nam:
Ca dao có câu:
Mồng bốn cá đi ăn thề
Mùng tám cá về cá vượt Vũ môn.
hay:
Một ngày ở với người khôn
Cũng như cá vượt Vũ môn hóa rồng.
Còn theo các tư liệu:
Sách Giao Châu ký nói: “Có Long Môn (Cửa Rồng) nước sâu trăm tầm (phép đo đời nhà Chu 5 thước là một tầm), cá lớn vượt lên được đó thì thành rồng”.
Sách Sơn Đường dị khảo nói: “Sông Long Môn ở huyện Gia Hưng, nước An Nam, nước sông đến đó, hai bờ cao ngất, đá lớn chấn ngang dòng sông, giữa mở 3 lối, nước tóe xuống như bay, cao mấy trượng, tiếng nước dội xuống, tiếng đá đập nhau kêu ầm ầm như trống thúc sấm vang, ngoài trăm dặm còn nghe tiếng. Thuyền đến đó, phải khiêng lên bờ mới đi được. Bên cạnh có hang và nhiều cá Anh Vũ. Chỗ sông sách kể đây tức là chỗ Thác Pha này đó”.
Theo Quế Đường của Lê Quý Đôn: “… Núi Ngải, ngó xuống sông Đà. Bờ bên kia là xứ Ngôi Lạt. Tương truyền trên núi có thứ cây ngải tiên, về mùa xuân hoa trôi xuống sông, đàn cá nào hớp được là lên được Long Môn hóa rồng.”
Hiện nay địa danh Long Môn được ghi nhận đích xác trên bản đồ địa lý Việt, không tơ lơ mơ như mấy ông Tàu. Những gì dân gian đã ghi nhận thì khó có thể sai vì dân gian không có lý do để phải xiên xẹo…
Quan điểm của Sử thuyết Hùng Việt: Vua Đại Vũ khai sơn phá thạch trị thủy ở vùng núi Tản sông Đà. Đại Vũ chính là Hùng Việt Vương – Tuấn Lang trong Hùng phả. Tuấn chỉ là tên chữ biến âm của Tản – tán – Tốn tên quẻ Tốn, Tốn là “phong”, chỉ miền Phong châu nước Việt cổ.

Bách Việt trùng cửu thêm ý:
“Thác Pha” trong Sơn Đường dị khảo rõ ràng là ghi âm Nôm của từ “Thác Bờ”.
Long Môn còn là quê hương của nhà thơ Đường nổi tiếng thần đồng Vương Bột. Hóa ra Vương Bột là người Hòa Bình (Đà Bắc), có cha làm quan ở Phong Châu (Phú Thọ). Vương Bột từ ngã ba Việt Trì xuôi dòng sông Hồng tới dự yến tiệc ở Đằng Vương Các tự tại Lý Nhân – Hà Nam chỉ cần mất có 1 đêm (“Duyên Đằng thuận nẻo gió đưa“) hoàn toàn có thể. Đúng là “cá” (Vương Bột) vượt Vũ Môn (Đà Bắc) hóa rồng (Đằng Châu).

3 thoughts on “Cá vượt Vũ môn hóa Rồng

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s