“Trống đồng lập thể” ở Lào

Một trong những hiện vật đồ đồng cổ gặp ở Lào là chiếc thùng đựng vỏ sò (tiền cổ). Chiếc thùng này mang đặc trưng của văn hóa Điền ở Vân Nam với những tượng đúc theo phương pháp thất lạp (đúc nguyên khối bằng khuôn sáp ong). Những chiếc thùng giống vậy cũng đã được tìm thấy ở Vân Nam, được cho là cổ vật thời Chiến Quốc.

Người Điền được biết là sinh sống ở vùng Vân Nam do ở đây đã tìm thấy chiếc “Điền vương chi ấn”. Vân Nam như vậy là khu vực có nền văn hóa đồ đồng rất phát triển ở thời kỳ trước công nguyên, cũng là một trong những trung tâm xuất hiện sớm nhất của trống đồng.

Thung vo so Toàn cảnh chiếc thùng đựng sò thời Chiến Quốc ở Lào
Trên nắp thùng có đúc một con bò lớn đứng ở giữa và ba con nai cùng một con hổ ở xung quanh. Con bò dường như đang liếm láp trên lưng hổ. Phần thùng ở dưới được trang trí thành 2 vòng tròn xếp thành 2 tầng. Tầng trên là 6 con chim phượng, khá giống với con chim phượng trên thân chiếc quang tê giác ở trên. Tầng dưới là cảnh săn bắn gồm một con hươu sao ngửa cổ lên trên, một con bò cúi đầu húc xuống và một người cầm gậy quay về phía con bò. Cảnh này được lặp lại 4 lần ở tầng dưới. Thùng đựng có 3 chân, cũng là 3 bức tượng người giống nhau đang nâng tay đỡ thùng.

Những tượng và hoa văn trên chiếc thùng này làm ta liên tưởng tới hình ảnh của … Trống đồng trong văn hóa Đông Sơn. Cũng là cảnh đàn chim, đàn hươu, người, … Nếu có thể xòe ngang phần thân và chân thùng ra thành một mặt phẳng với nắp thùng thì đúng là thành những vòng tròn đồng tâm giống như trên trống đồng. Mặt trống đồng là những hoa văn trên mặt phẳng, còn chiếc thùng đựng vỏ sò này là hoa văn hình khối sắp xếp trong không gian ba chiều.

Nap thung Nắp thùng
Ở trung tâm những “vòng tròn” này là một con bò lớn, cặp sừng dài. Các nhà khảo cổ gọi là con bò Zebu, đặc trưng cho văn hóa Điền. Hiện các chuyên gia cho rằng đây là con vật nuôi quen thuộc của dân tộc Điền nên thường gặp trong các hiện vật đồ đồng của họ ở Vân Nam. Nhưng như vậy không hợp lý. Con vật nuôi bình thường sao lại được đặt ở ví trí trang trọng chính giữa đồ vật như vậy?

Con bò nằm ở vị trí trung tâm của cả thế giới, nó phải tượng trưng cho một thứ khác quan trọng hơn, linh thiêng hơn. Khi so sánh chiếc thùng này với trống đồng Đông Sơn cùng thời thì vị trí trung tâm phải là mặt trời. Rất có thể con hoàng ngưu Zebu này là hình ảnh của mặt trời.

Trên chiếc hộp đựng chỉ cùng thời Chiến Quốc ở Bảo tàng Vân Nam con bò Zebu được đặt ở giữa một đàn bò, dường như đang đứng trên một đỉnh núi cao. Con bò vàng trên đỉnh núi thì hẳn là hình ảnh của mặt trời, nguồn sống của muôn loài.

Ở vòng thứ hai của thùng đựng vỏ sò gồm 3 con hươu và một con hổ đứng đối xứng theo 4 phương. 4 tượng thú vật này cùng con bò Zebu ở giữa tạo nên biểu tượng của Ngũ hành. Trong đó có một phương vị là con hổ, được nhấn mạnh. Hình ảnh bò – hổ còn thấy ở những hiện vật khác của người Điền như án cúng hình hổ bò ở Bảo tàng Vân Nam. Con hổ có ý nghĩa gì ở đây?

Vân Nam (và Lào) được biết là khu vực của người Ai Lao Di hay nước Dạ Lang. Dạ Lang là chữ phiên thiết của Di Hạ, tức là người Di từ thời nhà Hạ. Đây là bộ tộc Hữu Hộ Thị đã phải “di” cư về phía Tây trong cuộc chiến tranh đoạt vương vị giữa Hạ Khải và Bá Ích sau khi Đại Vũ mất. Hữu Hộ Thị, chính xác là thị tộc Họ Hổ, lấy con hổ làm con thần thú của mình, thể hiện tộc người xuất phát từ phương Nam.

Hình ảnh Hổ và Bò đùa giỡn với nhau trên cổ vật là hình ảnh tộc người Di Hạ đang sống thanh bình dưới ánh mặt trời.

   Than thung  Thân thùng
Ở vòng thứ ba, tầng trên của phần thân thùng có 6 con chim phượng nối đuôi nhau bay. Những con chim lớn ở trên cao là biểu tượng của bầu trời (Hà). Số 6 là con số chỉ phương Bắc (ngày nay) trong Hà thư. Phương Bắc có tượng màu đen, màu ô, hay âu. 6 con chim như vậy là chỉ tộc Âu ở Vân Nam và Lào. Âu cũng là từ phiên thiết của Ai Lao. Người Điền – Ai Lao – Dạ Lang là tộc Âu của mẹ Âu Cơ (với hình tượng chim phượng, nòi tiên) trong cổ sử Việt.

Vòng thứ tư ở tầng dưới của phần thân thùng gồm cảnh hươu – bò – người lặp lại 4 lần. Hình ảnh hươu, bò là hình ảnh của mặt đất (Lạc). Số 4 là số chỉ hướng Tây trong Hà thư. Liệu có phải vòng này muốn nói tới tộc người ở phía Tây hay không?

Kết hợp 2 vòng tròn trên thân thùng ta có đủ Hà – Lạc (bầu trời và mặt đất) và Tây – Âu. Hai vòng tròn này đã xưng danh dân tộc Tây Âu ở Vân Nam – Bắc Lào thời Chiến Quốc.

Không rõ tại sao người Ai Lao Di hay Di Hạ ở Vân Nam tới cuối thời Chu (thời Chiến Quốc) lại gọi là người Điền? Có thể vùng này vốn là đất “tế điền” của nhà Chu để lại khi chuyển dời từ Tây về Lạc Ấp ở phía Đông.

Chan thung Chân thùng
3 chân của thùng đựng vỏ sò là 3 tượng người nâng tay đỡ thùng. Con người ở đây được thể hiện rõ ràng, với y phục áo cổ chéo, có dây lưng đầy đủ. Không rõ 3 người ăn mặc trang trọng ở vòng ngoài cùng này có ý nghĩa gì, nhưng rõ ràng là người ở đây không có chuyện còn đang “cởi trần đóng khổ” như hình ảnh thể hiện đơn giản lúc đi săn ở vòng trên.

Niên đại của những loại thùng đựng vỏ sò tương tự cũng cần xem xét lại. Tới thời Hậu Chu (Chiến Quốc) đã có những loại đao tiền, bố tiền bằng đồng, đâu còn dùng vỏ sò nữa. Những loại tiền của nhà Chu này thật kỳ lạ là cũng bắt gặp ở Lào. Nếu đúng như suy đoán này thì thùng đựng vỏ sò phải phổ biến hơn ở thời kỳ đầu của nhà Chu (Tây Chu). Khu vực Điền của người Tây Âu chính là khu vực phát tích của nhà Chu.

Chiếc thùng đựng vỏ sò ở Lào đã cho thấy vùng Vân Nam – Bắc Lào cũng là khu vực của văn hóa trống đồng. Một dân tộc thờ mặt trời, với những khái niệm Hà Lạc, Ngũ hành của Dịch học Trung Hoa. Một dân tộc xưng danh Tây – Âu rõ ràng.

2 thoughts on ““Trống đồng lập thể” ở Lào

  1. fthinh

    Tr”c có đọc bài bên blog Nghiên cứu lịch sử nói chữ Chu trong nhà Chu chính có fần ý nghĩa là Trâu (con trâu). Cụm từ kẻ cầm đầu cũng bắt đầu từ tích ông Cơ Phát chém đầu trâu tế & cầm đầu đó để hiệu triệu các fương chống Ân.
    P/S: bác có thể sắp xếp lại mục lục để có thể lục tìm bài viết cũ hơn của bác cho dễ không? Chứ như hiện nay muốn kiếm bài cũ của bác để đọc wá nản, vì kéo xuống wá dài, wá lâu.

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s