Lan man chuyện quả bầu và mẹ Âu Cơ

Đi qua vùng Suối Giàng ở Yên Bái bắt gặp các cửa hàng chế tác đá tự nhiên. Khu vực Yên Bái có tiếng nhiều đá vân đẹp nguyên gốc lấy từ núi Hoàng Liên về. Trong số các đồ làm ở đây có loại quả bầu đá phong thủy, rất ít gặp ở các nơi khác. Không giống như bầu hồ lô mang nặng mùi Đạo Lão, quả bầu đá ở Nghĩa Lộ được làm đơn giản, rất dân dã, trông giống như quả bí ngô mọc trên nóc nhà của người dân tộc ở khu vực này.

Chẳng thấy sách nào cho biết quả bầu bí dạng này thì có nghĩa phong thủy là gì nên đành tự nhận xét. Với hình dạng đầy đặn, lại có màu xanh ngả vàng thì có thể hiểu quả “bầu bĩnh” này có thể giúp mang lại sự giàu sang, phú quí, nhiều vàng bạc cho chủ nhà.

Một cách hiểu khác quả bầu hay “bào” là hình tượng của người mẹ. Người Việt ai mà không biết chuyện mẹ Âu Cơ sinh một bọc trăm trứng, nở ra trăm trai Bách Việt. Vì thế người Việt gọi nhau là “đồng bào”, tức là cùng một bầu mà ra. Còn có từ “bầu đoàn” có lẽ cũng với nghĩa những người sinh từ cùng một mẹ, một bầu, một bào hay một bọc mà ra.

Về thăm đền thờ quốc mẫu Âu Cơ ở Hiền Lương – Hạ Hòa – Phú Thọ gặp câu đối tại chính điện thờ:
溯鴻厖締結以來仙種永傳留國祖
歷家郡肇修而後人群緬墓播炎邦
Tố hồng mang/ đế kết dĩ lai/ tiên chủng vĩnh truyền lưu Quốc tổ
Lịch cô quận/ triệu tu nhi hậu/ nhân quần miễn mộ bá Viêm bang.

Diễn dịch lại nghĩa:
Nhớ thủa hồng mang gắn bó tới nay, nòi tiên mãi lưu truyền là Quốc tổ
Trải đất cô quận dựng sửa sau này, bầu dân luôn ngưỡng mộ khắp Viêm bang.

Theo thần tích đền Hiền Lương thì nàng Âu Cơ là con của Ngọc Nương phu nhân quê ở động Lăng Xương… Lăng Xương đọc khác là Lang Xương, hay vua Xương. Âu Cơ ở Lang Xương tức là… Cơ Xương. Cơ Xương chính là tên của Chu Văn Vương, người khởi đầu nhà Chu trong Hoa sử.

Âu Cơ lấy Lạc Long Quân, tên húy là Sùng Lãm … Cơ Xương đánh Sùng Hầu Hổ của nước Sùng, khởi đầu cơ nghiệp nhà Chu… Âu Cơ dẫn 50 người con lên núi dựng nước Văn Lang ở đất Phong Châu… Cơ Xương lập đô ở đất Phong, được gọi là Chu Văn Vương… So sánh 2 dòng sử Hoa – Việt thì thấy rõ mẹ Âu Cơ chính là Cơ Xương Chu Văn Vương, dân gian gọi là Lang Văn hay Lang Xương.

Âu Cơ nòi tiên bởi vì tiên là số 1, con số chỉ phương Bắc và màu đen. Màu đen hay màu ô = Âu. Gọi là Âu bởi vì Cơ Xương là Tây Bá hầu của nhà Thương ở đất Quảng Tây, nằm ở hướng Bắc của Lạc Việt. Mẹ Âu Cơ lấy cha Lạc Long lập ra nước Văn Lang. Đây cũng là truyền thuyết An Dương Vương đánh Hùng Vương lập nước Âu – Lạc, thống nhất 2 tộc người Âu ở Quảng Tây – Vân Nam và người Lạc ở Giao Chỉ. Văn Lang và Âu Lạc là 2 tên của cùng một nước, gọi theo tên vị vua khai sáng hoặc theo các tộc người mà thôi.

Xã Hiền Lương ở Hạ Hòa – Phú Thọ, tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ bay về trời, rất có thể là nơi mất của Chu Văn Vương. Hạ Hòa tên cũ là Hạ Hoa, không biết có phải chỉ thiên tử của Trung Hoa xưa không.

Den mau
Đền mẫu Âu Cơ ở Hiền Lương – Hạ Hòa – Phú Thọ

Mẹ Âu Cơ sinh bầu trăm trứng, nở ra trăm trai, là tổ tiên của Bách Việt. Người “sinh” Bách Việt này là Cơ Phát, con của Cơ Xương. Sau khi Cơ Xương mất Cơ Phát kêu gọi các chư hầu nổi lên diệt Ân Trụ Vương. Trong truyền tích Việt còn ghi lại cuộc chiến này cuộc chiến chống giặc Ân của Hùng Vương với sự trợ giúp của Thánh Gióng:

Nhớ xưa đang thủa triều Hùng
Vũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xa
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài…

Vũ Ninh hay vua Ninh, Ninh Vương là tên của Cơ Phát trước khi lên ngôi.

Cơ Phát sau khi thắng giặc Ân về núi Nghĩa Lĩnh đất Phong Châu, nơi Lang Văn Cơ Xương định đô trước đó, lập cột đá thề với tổ tiên, rồi lên ngôi thiên tử của Trung Hoa, xưng là Chu Vũ Vương, truy phong cho cha mình là Chu Văn Vương, bắt đầu vương triều Chu của Trung Hoa kéo dài gần 1000 năm.

Cũng ở núi Nghĩa Lĩnh, Vũ Vương đã phân phong cho các công thần đất đai ở các nơi. Các đất phong này về sau thành các nước chư hầu của nhà Chu, là các chi Việt khác nhau trong đại tộc Việt ban đầu. Đây chính là sự kiện sinh bọc đồng bào trăm trứng của mẹ Âu Cơ, được truyền là tại đền Hạ của khu di tích đền Hùng.

Hai đại công thần khai quốc của Chu Vũ Vương là Chu Công Đán và Thiệu Công Thích. Chu Công Đán là em của Chu Vũ Vương, được phong ở đất Lỗ. Thiệu Công Thích cũng là người cùng họ Cơ, được phong ở đất Yên. Thực ấp của hai vị này là Lào Cai (Lão Cai – Lỗ Cai) và Yên Bái (Yên Bá). Đây là 2 vùng đất trong Quốc phong của Kinh Thi gọi là Chu Nam và Thiệu Nam.

Đất Phong Châu – Vĩnh Phú xưa thuộc lộ Tam Giang, là nơi ba con sông lớn gặp nhau. Sông Đà chảy qua Hòa Bình. Sông Thao chạy dọc Lào Cai, Yên Bái. Sông Lô đổ vào nước ta ở Hà Giang. Cảnh đẹp sông núi trời đất dọc 3 con sông này đúng như câu thơ của Phạm Sư Mạnh:
Thiên khai địa tịch lộ Tam Giang
Kỳ tuyệt tư du ngã vị tằng

Dịch là:
Đất yên trời mở lộ Tam Giang
Tuyệt vời cảnh đẹp chưa từng ngang


Hà Giang, Hòa Bình, Yên Bái tụ về linh địa Vĩnh Phú. Lô Giang, Thao Giang, Đà Giang hợp lưu ở Việt Trì. Việt Trì nghĩa là Bách Việt mãi vững bền…

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s