Đinh và Đường

Đền Hát Môn ở cửa sông Hát, Hà Nội ngày nay, tương truyền là nơi Hai Bà Trưng đã hội thề, phất cờ khởi nghĩa chống lại quân Đông Hán. Thiên Nam ngữ lục còn ghi lại lời thề này:

Một xin rửa sạch thù nhà
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng

DantheHatMon

Đàn thề Hát Môn

Trong đền có câu đối:
Đại nghĩa phục phu thù, do kim Đông Hán đương thời, Lĩnh Nam lục thập ngũ thành lao viễn lược
Hồng đồ triệu quốc thống, tòng thử Hoàng Đinh nhi hậu, Việt Điện sổ thiên dư tải định thiên thư.

Trong vế thứ nhất có chữ “thời” được ghi bằng chữ “thìn” do kỵ húy vua Thành Thái. Như vậy câu đối này có khoảng vào thời nhà Nguyễn.

Ở câu đối này về Hai Bà Trưng một lần nữa lại thấy xuất hiện triều nhà Đinh, tương tự như trong câu đối tại đền Đồng Nhân (cũng là một câu đối thời Nguyễn):
Tiếp Lạc khai Đinh, quan miện xưng vương tam tải sử
Khu Tô kháng Mã, sơn hà hoàn ngã vạn niên phương.

Trong câu đối nói rõ triều Hoàng Đinh này cách nay “trên mấy nghìn năm”. Vì thế đây không thể là triều Đinh của Đinh Tiên Hoàng vào thế kỷ 10 được. Triều Đinh của Đinh Bộ Lĩnh cũng không có liên quan gì tới Hai Bà Trưng cả, nên đưa vào câu đối này không hợp lý.

Triều “Hoàng Đinh” đối lại với nhà “Đông Hán” ở đây rõ ràng chỉ triều đại do vua Trưng lập nên. Ý nghĩa chữ Đinh như đã trình bày ở bài trước có nghĩa là:
Đinh = Tây = Thục.
Đinh là quốc danh của triều đại Trưng Vương còn lưu mãi tới thời Nguyễn.
Còn chữ “Hoàng” liệu có phải trong từ … “Hoàng Cân”, khởi nghĩa Khăn vàng cuối thời Đông Hán?

Dịch câu đối trên:
Nghĩa lớn báo thù chồng, sánh ngang Đông Hán một thời, sáu mươi năm thành Lĩnh Nam lâu kế sách
Lạc Hồng mở quốc thống, từ buổi Hoàng Đinh về sau, trên mấy nghìn năm nước Việt lập sử xanh.

Chữ “định thiên thư” đây nên hiểu khác với “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” của bài Nam quốc sơn hà. “Thiên thư” hay Kinh thư là cuốn sách ghi chép lịch sử của Trung Hoa cổ đại. “Định thiên thư” đi với “triệu quốc thống” (mở truyền thống quốc gia) thì không phải phận nước do trời định mà chính khởi nghĩa của Hai Bà đã mở ra lịch sử mấy ngàn năm của giống Lạc Hồng.

Một cấu đối khác ở đền Hát Môn cũng không kém phần kỳ bí:
Việt cổ bách nam, gián xuất anh thư năng phục quốc
Đường sơ song nữ, vị văn khuê tú tự hưng vương.

Kỳ lạ nhất chính là chữ “Đường sơ song nữ”. Hai Bà Trưng khởi nghĩa thì liên quan gì đến thời “Sơ Đường” của mấy trăm năm sau?

Để hiểu được câu này cần làm rõ nghĩa từ “Đường”. “Đường” ở đây không phải là nhà Đường từ Lý Uyên. Đúng hơn phải là đất Đường thời Nghiêu Thuấn. Đường với nghĩa là Nam, chỉ Nam Giao thời cổ, nơi Nghiêu Thuấn đã khai phá, mở mang và lập quốc thống.

Chữ “Đường” này có thể là “Thường” trong từ “Việt Thường”, tên gọi nước ta thời cổ sử. Như vậy thời “Đường Sơ” là thời đầu của sử Việt, hoàn toàn phù hợp với khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

Cũng có thể hiểu khác. Thời Đường Ngu có hai vị Nga Hoàng và Nữ Anh được đế Nghiêu gả cho Đế Thuấn. Đế Thuấn đi tuần ở phương Nam mất, hai vị vương phi đã khóc lóc thảm thiết và nhảy xuống sông Tương tự tự. Phải chăng câu đối muốn so sánh việc này với khí phách của Hai Bà Trưng, tuy chồng mất (Thi Sách bị giết), nhưng không theo thói khuê nữ thường tình, mà tự dựng cờ khởi nghĩa, lên ngôi vua?

Dịch nghĩa:
Trăm trai tổ Bách Việt, bỗng sinh bậc anh thư có tài phục quốc
Đôi gái thời Đường Ngu, có nghe đấng buồng khuê tự khởi nghiệp vương.

Hai câu đối đền Hát Môn cho hai thông tin liên quan tên gọi nước ta thời cổ. Thứ nhất là “Đinh” với nghĩa là phương Tây, quốc danh thời Trưng Vương. Thứ hai là “Đường” với nghĩa “Nam”, chỉ rõ đất Việt là tiếp nối từ thời Đường Nghiêu Ngu Thuấn khai mở Nam Giao xưa.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s