Cách Mộ Dạ không xa, ở làng Nho Lâm, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, Nghệ An có một ngôi đền thờ họ được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Đó là đền thờ họ Cao, tương truyền thờ Cao Lỗ, tướng của An Dương Vương. Cao Lỗ được gọi là Tiền viễn tổ của họ Cao từ Nho Lâm. Họ Cao nổi tiếng về truyền thống hiếu học, có nhiều nhân vật dòng họ có danh tiếng xưa và nay như Cao Bá Quát, Cao Sỹ Kiêm, Cao Đức Phát, …
Theo gia phả của họ thì họ Cao ở Nho Lâm có gốc là từ Cao Đại Tôn là ông Cao Thiện Trí vào khoảng năm 1360, lập làng Tùng Lâm, sau đổi thành Nho Lâm. Có điều không hiểu sao họ Cao lại nhận mình là xuất xứ từ vùng Bột Hải (?). Bột Hải nếu như ngày nay là vùng biển giáp với Triều Tiên ở tít phía Bắc Trung Quốc. Theo Bách gia tính thì họ Cao của Trung Quốc cũng có xuất xứ ở Bột Hải.
Kỳ lạ nữa là ông Cao Thiện Trí lấy vợ là Khổng Thị Tám, người… nước Lỗ chạy loạn sang Nghệ An (!). Thật hết biết các nước thời Chiến Quốc của Trung Hoa là ở chỗ nào.
Câu đối trước cửa đền thờ họ Cao:
Vạn phái thiên lưu nguyên Bột Hải
Kim hoa cổ thụ mạn Tùng Lâm.
Dịch:
Vạn chi lưu dời đều từ Bột Hải
Gốc cổ thụ xưa nay vẫn ở Tùng Lâm.
Và
Dạ luyện sơn đầu ngô tổ triệu
Tranh hùng địa hậu ngạ tiên phù
(Không biết dịch thế nào)
Văn nhân góp ý:Bách Việt Trùng cửu thân, Có thể Bột là ký âm Hán tự sai đi của chữ BẠT, bạt hay bát là số 8, số Hà thư chỉ phương đông (9 – phương tây, 7 – phương bắc và 6 – phương nam). Bạt hải nghĩa là biển Đông như vậy nơi phát tích dòng họ Cao là duyên hải Việt Nam ngày nay, chính xác hơn là vùng bờ biển Thanh Nghệ Tĩnh. Cao Lỗ hiểu là chúa nước Lỗ hay Lão người gốc Thanh – Nghệ có vợ người Lỗ quốc là hoàn toàn hợp lẽ trong dòng sử họ HÙNG … nqn
LikeLike