Những câu đối kỳ lạ

Đọc sách Hoành phi câu đối Hán Nôm tinh tuyển của Trần Lê Sáng, Phạm Kỳ Nam, Phạm Đức Duật ta thấy có những câu đối khá lý thú.

Trang 96:
Sơn tú thủy giai như họa cao thanh Tản Nhĩ
Địa linh nhân kiệt kiêm ưu thao lược Tôn Ngô

Dịch:
Tản Nhĩ cao trong, nước biếc non xanh như vẽ
Tôn Ngô thao lược, người kiệt đất linh gồm tài.

Tiếc là sách không dẫn nguồn của câu đối trên. Lịch sử Việt Nam không có ai có tên họ là Tôn cả. Tôn Ngô rõ ràng chỉ Ngô Quyền, nói cách khác Ngô Quyền là Tôn Quyền thời Tam Quốc.

Trang 104:
Nhất trận hắc vân trừ Hán khấu
Thiên thu hương hỏa ứng Châu khu

Dịch
Một trận mây đen trừ giặc Hán
Ngàn năm hương hỏa ứng trời Nam.

Không hiểu sao các tác giả lại dịch Châu khu là trời Nam? Liệu Châu khu có phải là đất nhà Chu không, đối lại với giặc Hán?

Trang 154:
Hưng vương vỹ lược lưu thiên cổ
Tế thế phong công ký Vạn Xuân

Dịch:
Hưng vương, mưu lược lưu thiên cổ
Cứu thế, công lao chép Vạn Xuân.

(Đền Lý Nam Đế – Phủ Giầy)
Câu này cũng nói tới Lý Nam Đế nhưng đáng chú ý ở đâu là gọi Lý Nam Đế là Hưng vương. Hưng chuyển thành Hán, Vạn Thọ thành Trường An và Lý Bôn thành Lưu Bang…

Trang 156
Chiêu lăng tùng bách kim hà xứ
Thục quốc sơn hà tự cố cung.

Dịch:
Tùng bách Chiêu lăng đâu chốn cũ
Nước Thục non sông vẫn cung xưa.

(Nghi môn đền An Dương Vương ở Cổ Loa)
Thục quốc trong sử Việt là nước An Dương Vương. Nhưng sao lại gọi là Chiêu lăng? Có phải Chiêu là Chu, Chiêu lăng là mộ vua Chu không?

Trang 165:
Vân túc Trang Vương hà đại chỉ
Thụ suy Trần tử nhất phong am.

Dịch:
Xe mây đâu chốn Trang Vương nghỉ
Trận gió rung cây Trần tử am.

(Am Trang Vương – Hương Sơn)
Trang Vương của nước Sở, rồi Trần tử nước Trần là ở chỗ nào mà có am thờ ở Việt Nam?

Trang 264:
Dực Chẩn sơn hà cao chính khí
Lạc Hồng vũ trụ lẫm linh thanh.

Dịch:
Dực Chẩn non sông cao chính khí
Lạc Hồng trời đất dấy linh thanh.

Câu này cho biết nước Lạc Hồng định biên giới giữa sao Dực, sao Chẩn. Liên hệ với câu trong Đằng vương các tự của Vương Bột: Tinh phân Dực Chẩn, Địa tiếp Hoành Lư. Như vậy vùng đất tinh phân Dực Chẩn chẳng phải Việt Nam hay sao?

Tài liệu Hán Nôm Việt Nam càng đọc càng thấy lạ…

Thảo luận
Về thao lược Tôn Ngô có thể nói đến Tôn Vũ và Ngô Khởi thời chiến quốc.

Văn nhân:
Bạn Bách Việt trùng cửu thân.
Tôi nghĩ: Tản nhĩ là 1 vùng đất thì Tôn Ngô không thể là 2 nhân vật Tôn Vũ và Ngô Khởi được vì họ sống cách nhau cả trăm năm, sinh ở 2 nơi khác nhau và nhất là đã thành danh ở 2 nơi khác nhau.
Chìa khóa để giải vấn đề là tìm ra đất Tản Nhĩ nằm ở đâu?

Bách Việt trùng cửu
Có lẽ Tản là núi Tản Viên, Nhĩ là sông Nhị Hà. Núi cao, sông xanh. Tản Nhĩ là vùng đất nào đó quanh chân núi Tản Viên. Câu đối này có thể là ở làng Đường Lâm ở Hà Tây. Nếu đúng câu này ghi ở khu vực này hay trên lăng mộ Ngô Quyền thì ý nghĩa chữ Tôn Ngô chắc không phải bàn cãi. Tôi cũng nghĩ là thật vô lý khi một câu đối đang ở vùng đất Tản Nhĩ của Việt Nam, nói đến Địa linh nhân kiệt mà lại phải đi lấy điển tích Tôn Vũ, Ngô Khởi ở đâu đâu.

Văn nhân:
Tôn trong Tôn Quyền không phải là họ mà nghĩa là đấng cao cả hay bậc trưởng thượng, chữ Tôn được dùng trong miếu hiệu của các vua Trung Hoa từ đời nhà Đường, Việt Nam từ thời nhà Lý … như Cao tôn, Nhân tôn, Minh tôn v.v.
Tôn Ngô cấu trúc Việt ngữ nghĩa là bậc trưởng thượng của nước Ngô, theo tôi là chỉ Ngô Quyền, cũng chính là Tôn Quyền – vua Đông Ngô trong Hoa sử.

Nhannamphi
“nói cách khác Ngô Quyền là Tôn Quyền thời Tam Quốc.”
Cá nhân Tôi là tán đồng quãng điểm nầy. Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán là trận Xích Bích, tôi có đọc qua tài liệu ghi chép bằng chữ Vuông: quân lính của Ngô / Tôn Quyền là người Việt; Và xa xưa hơn nữa thì thành Cổ Loa là ở tỉnh Phước Kiến. Chữ “Kiến” – ngày xưa là “kén”, thành cái” Kén” hay thành Cổ Loa trở nên tên là Phước Kiến thành, ngày nay, người dân tỉnh Phước Kiến vẫn còn đọc chữ “kiến” là “kén”.

Bách Việt trùng cửu
Quân của Tôn Quyền thì rõ là người Việt vì ở Nam Dương Tử. Họ Tôn Ngô xuất phát từ Trường Sa (Tôn Kiên là thái thú Trường Sa). Nếu theo anh Văn nhân thì quận Trường Sa xưa là Nhật (Nhất) Nam hay Hồ Nam ngày nay. Nhất Nam cùng nghĩa với Đường Lâm (Nhất thành Đường, Nam thành Lâm) quê Ngô Quyền.

Văn nhân:
Thưa các bạn ,theo suy nghĩ của tôi thì câu:
Vân túc Trang Vương hà đại chỉ
Thụ suy Trần tử nhất phong am.

Dịch:
Xe mây đâu chốn Trang Vương nghỉ
Trận gió rung cây Trần tử am.

Trang vương ở đây là Chu Trang vương – Cơ Đà (696-682 trước 0) vì vua khá nổi tiếng ở Việt Nam khi nhiều nhà nghiên cứu sử căn cứ vào đoạn sách cổ: “…thời Trang vương nhà Chu … có người dùng ‘ảo thuật’ áp phục các bộ lạc chung quanh xưng là HÙNG vương …”, lấy đó làm mốc cho niên đại lập quốc của người Việt.
Trang vương là vì vua thứ 2 nhà Đông Chu lên ngôi ở Lạc ấp.
Trần tử ở đây chỉ Quân Trần vị toàn quyền kế nghiệp Chu công thống quản kinh đô phía đông của nhà Chu tức Lạc ấp hay đại ấp Lạc.
Việc thờ kính Trang vương và Trần tử trên đất Việt đã bổ chứng cho Sử thuyết họ Hùng khi cho rằng Lạc ấp hay đại ấp Lạc chính là đất trung tâm của dòng Lạc Việt tiền nhân của người Việt Nam ngày nay.

Bách Việt trùng cửu
Am Trang Vương có câu đối trên nằm cạnh chùa Hương Tích thuộc dãy Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh. Nơi đây tương truyền là nơi tu hành và nơi hoá của công chúa con Sở (?) Trang Vương. Am Trang Vương được dựng trên nền nhà nơi nghỉ của Trang Vương khi đến thăm con gái.
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (1723-1804) thăm chùa có đề bài thơ Du Hương Tích Tự:
Hương Tích Trần triều tự
Hồng Sơn đệ nhất phong
Di am không bạch thạch
Cố chỉ đản thanh tùng.

Dịch:
Chùa Trần tên Hương Tích
Cao nhất dãy núi Hồng
Am xưa phơi đá trắng
Nền cũ rợp ngàn thông.

Chữ Trần ở đây trong sách hiện tại được giải thích là chùa xây từ thời nhà Trần trong sử Việt. Nhưng như vậy đúng là quá khó hiểu vì trong cả câu đối lẫn bài thơ trên đều gọi đích danh là Trần tử am và Chùa Trần. Chẳng nhẽ nhà Trần vừa dựng am, chùa thờ người xưa (cách cả ngàn năm) lại vừa làm câu đối về chính mình?
Nhiều người cho rằng sử Việt bắt đầu từ khoảng ngang với đầu đời Đông Chu (Hùng Tạo hay Chu Trang Vương) có lẽ ngoài mấy dòng trong sách cổ về người làm “ảo thuật” thời Chu Trang Vương, còn do vào thời điểm này nhà Chu chuyển đô về Lạc Ấp – Bắc Việt, tạo ra một số thay đổi có thể nhận thấy đuợc trong khảo cổ ở vùng châu thổ sông Hồng.

Nhannamphi
– Chữ 宗 Tôn nầy đọc là Tôn 宗 hay là Tông 宗 . Tôn nầy là Tôn miếu 宗廟 hay Tông miếu 宗廟, còn dùng gọi vua là Thái Tông, Cao Tông hoàng đế v v…, còn dùng trong tông 宗 tộc 族/ cùng tông 宗 cùng tộc 族.
– Chữ Tôn 孫 nầy là Tử tôn/ 子孫/ con cháu; Tôn Quyền họ Tôn là chử Tôn 孫 Nầy.
– Gia phả của dòng vua họ Tôn/ Tôn Quyền 孫權 còn giữ và truyền cho đến ngày nay. Con cháu – truyền nhân rất là đông thành cả 1 ngôi làng.
– Gia phả của “Tây Thi” 西施 là họ Thi 施 cũng được giữ và truyền cho cho đến ngày. Xem Thi Bội Quân 施佩君 … vai cháu của Tây Thi ở đời thứ 55 ngày nay: http://www.youtube.com/watch?v=FxVd43KnZTo
– Gia phả của Khổng Minh và Châu Du đều truyền và giữ bỡi truyền nhân sau nầy: http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/xfile/431541/index.html
Tôn 宗 / tông 宗 và Tôn 孫 là họ “Tôn” hoàn toàn khác nhau.

Văn nhân:
Bạn Nhan nam Phi và các bạn thân :
Tôn宗 / tông宗 và Tôn孫 là họ “Tôn” hoàn toàn khác nhau. Tôi cũng biết điều này …nhưng nếu chỉ thế thôi thì đâu có đặt thành vấn đề cần xem sét .
Tạo ra chữ là con người , dùng chữ cũng là con người , tráo đổi chữ để thực hiện mục đích nào đó cũng là con người…., vấn đề đặt ra chính là vì chữ ‘tráo’ này ….

Nhannamphi
– Tất cả lập luận đúng hay sai khi nghiên cứu ngôn ngữ theo tinh thần khoa học đều đáng trân quí trong qúa trình nghiên cứu, vì nó sẽ tạo ra con đường dẫn đến điểm sáng tỏ vấn đề. Anh Văn Nhân nhấn mạnh “Tạo ra chữ là con người, dùng chữ cũng là con người.. .”. Nói cách khác thì trong họ và tên, thì tạo ra họ tên là con người và dùng họ và tên cũng là con người…
– Triều đình nhà Nguyễn tạo ra họ ” Tôn-thất ” và ” Tôn-Nữ “.
– Họ La hay họ Lai ngày nay đều là họ Lạc của Vua Việt ngày xưa, chỉ là “biến âm” và con người tạo ra chữ và dùng chữ.
-Họ Phạm và họ Đỗ là cùng 1 họ, những chuyện như vậy cần phổ biến để những thế hệ mai sau khi kết hôn thì có thể tránh được tình trạng “cận Huyết thống”.
– Họ Khổng và họ Tôn ngày xưa … đều là Con ông cháu cha của vua chúa mới được gọi là ông con và ông cháu và trở thành Họ rất là “tôn nghiêm” và “quí phái”! Thử tưởng tượng 1 cách khoa học là ngày xưa ở thời nguyên thủy thì nhân loại ở trong hang động… làm gì có “Hoàng đế “??? mà chỉ có ông bố và bà mẹ, và có người rất có uy tính được xem là cha chung … được gọi là “Ông Tía” hay là “ông địa” / biến âm… lâu dần thì biến thành từ ngữ “Hoàng đế”. “Hoàng đế ” ngày nay tiếng Bắc Kinh đọc là “Hoãng Tía”, tiếng Quảng Đông đọc là “Qoàn tây”, và tiếng Triều Châu đọc là “Oan tịa ” – Rất giống như và còn giống như là Ông Địa hay ông Tía !!!

Bách Việt trùng cửu
Tôi một chữ Hán bẻ đôi không biết nên lại có cơ may hiểu được ý của anh Văn nhân. Trong chuyện này không thể xét bằng mặt chữ được mà chỉ xét về thanh ngôn và ý nghĩa. Lịch sử Hoa Việt và lịch sử ngôn ngữ Hán Nôm quá dài, quá phức tạp, mặt chữ ghi âm chắc gì là đúng. Ghi âm tiếng Hán là ghi theo cái hiểu của người viết, hoặc theo chủ ý của người viết, không chắc đã đúng với ý nghĩa gốc. Ví dụ mấy chữ Châu, Chiêu, Chu , chẳng cần biết tiếng Hán cũng biết sẽ là những chữ khác nhau. Đến tiếng quốc ngữ ngày nay cũng còn ghi khác nữa là… Những điều đó không ảnh hưởng đến nghĩa của Châu=Chiêu=Chu .

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s