Nam Giao

Với sự giải thích của Tàu và của không ít “nhà khoa học” Việt Nam, Giao Chỉ nghĩa là dân tộc có 2 ngón chân cái bành ra, giao chạm nhau. Họ dẫn chứng ở Quảng Bình ngày nay vẫn còn những người như thế… Nhưng cũng ở đấy bố mẹ thì đúng là ngón chân giao nhau, nhưng con cái lại không. Họ
giải thích là do “gen lặn” (?). “Lặn” gì mà mới đời bố sang đời con đã hiện ra? Chẳng qua con cái người dân tộc bây giờ được ra ngoài xuôi ăn học, không phải leo núi nữa nên ngón chân bình thường như bao người khác.


Nếu Giao Chỉ là tộc người có ngón chân giao nhau thì Nam Giao là gì? Ngón chân phía Nam chạm vào nhau chăng (!?).
Trong khi đó cả Giao Chỉ và Nam Giao là những địa danh có từ thời Thái cổ. Hoa sử chép vua Nghiêu “… mệnh Hy thúc trạch Nam Giao…”, nghĩa là đã cho ông Thuấn đi mở cõi Nam Giao. Vậy Nghiêu Thuấn ở đâu mà biết đến Nam Giao?

Câu đối ở đền Hùng:
Khải ngã Nam Giao Hồng Lạc thiên thu tôn đế quốc
Hiển vu Tây thổ Tản Lô nhất đái thọ tân từ

Dịch nghĩa
Khởi nơi Nam Giao, Hồng Lạc nghìn năm là đất đế vương
Hiển linh Tây Thổ, Tản Lô một giải chốn miếu đền.

Câu đối nói tớiHồng Lạc khởi Nam Giao, hay vua Hùng dựng nước khởi đầu ở cõi Nam Giao.

Khi vua Minh Mạng cho rước bài vị Hùng Vương về thờ ở Huế có làm bài thơ đặt trên chính điện Thái Hoà:
Văn hiến thiên niên quốc
Xa thư vạn lý đồ
Hồng Bang khai tịch hậu
Nam phục nhất Đường Ngu

Câu “
Nam phục nhất Đường Ngu” đã đánh đố nhiều bậc nho giả. Chẳng nhẽ Đường Nghiêu và Ngu Thuấn lại đi mở nước Nam cho Hồng Bàng người Việt?
Hai tư liệu trên đều cho thấy Nghiêu, Thuấn chính là những đời vua Hùng, đã mở nước Hồng Bàng ở ngả Nam Giao. Nam Giao là Bắc Việt và một phần Quảng Tây ngày nay…

One thought on “Nam Giao

  1. bachviet18

    Trên núi Nghĩa Lĩnh còn có đền thờ mẫu, tương truyền là nơi Âu Cơ sinh trăm trứng. Nay có thể hiểu Cơ Phát sau khi lập thề, lên ngôi thiên tử đã tiến hành phân phong đất đai cho các chư hầu ở đây. Đó là nguồn gốc phân tách và hình thành Bách Việt theo lịch sử 1000 năm của nhà Chu qua các thời Xuân Thu Chiến Quốc.

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s