
Lời nói đầu
Lịch sử của quốc gia, của dân tộc không thuộc về riêng ai. Các sử gia chép sử, các nhà văn hóa mô tả sử…, còn nhân dân mới là những người làm nên lịch sử. Trong khi những sử gia thận trọng biên chép các sự kiện lịch sử theo quan niệm chính thống mỗi thời đại thì còn một dòng sử khác tồn tại song song, với sức lan tỏa rộng hơn, sinh động hơn. Đó là dòng sử trong dân gian, được lưu truyền qua các câu chuyện kể, các di tích, các di vật, các danh nhân địa phương…
Cuốn sách Hùng Vương truyền sử diễn nghĩa nêu lên tiến trình hơn 2000 năm lịch sử của thời kỳ Hùng Vương từ một góc độ hoàn toàn mới. Phần chính của cuốn sách gồm 9 bài viết theo dòng lịch sử từ khi Thái tổ Đế Minh đi tuần thú dựng kinh đô Nghĩa Lĩnh, Kinh Dương Vương lấy Thần Long bên bờ Thủy quốc Động Đình, Lạc Long Quân mở nước về phía Đông Nam, Thánh Dóng đánh giặc Ân, Lang Liêu phân phong các anh em làm phiên dậu bình phong, An Dương Vương xây thành Cổ Loa cho đến Triệu Vũ Đế trảm xà khởi nghĩa ở núi Vũ Ninh, Trưng Vương đọc lời thề sông Hát quyết đền nợ nước trả thù nhà.
Cuốn sách được viết dưới dạng sử ký, tức là ghi chép các sự kiện theo dòng lịch sử, trên cơ sở tổng hợp, đối chiếu và sắp xếp từ các nguồn tư liệu thư tịch, văn hóa dân gian, di tích và di vật khảo cổ. Đây không phải một cuốn sách khảo cứu lịch sử, mà là một cách tái hiện lại lịch sử xa xưa của người Việt từ góc nhìn đối chiếu Hoa – Việt và các tư liệu mới. Bằng cách như vậy cuốn sách nhỏ này có tham vọng lớn đi tìm sự thật cho lịch sử nước Nam từ thời khai thiên lập địa tới đầu Công nguyên. Những bài sử ký Hùng Vương muốn góp phần nào chút ánh sáng soi tìm lịch sử chân xác của dân tộc đã chìm đắm sau hàng ngàn năm tăm tối. Người viết không sợ nêu lên những nhận định, suy đoán, mà muốn đưa những vấn đề lịch sử khúc mắc ra bàn dân thiên hạ cùng suy ngẫm. Mỗi cánh cửa hé mở thì sự thật lại càng gần hơn, tỏ hơn. Như vậy cũng là tâm nguyện của người viết đã thành.
Bách Việt trùng cửu Nguyễn Đức Tố Lưu
Sách phát hành online bởi Hùng Việt sử quán.
Link tải sách:
https://drive.google.com/file/d/1310gFYK3kTOH0ZQ5KcK-MUXWE4af3Y7I/view?usp=sharing

Liên hệ để nhận mật khẩu:
Facebook: https://www.facebook.com/hungvietsuquan
Email: bachviet18@bachviet18
Phone, Zalo: 0559551003.
MỤC LỤC 104 trang
Lời nói đầu
HÙNG VƯƠNG TAM THÁNH TỔ
Lịch kỷ họ Hùng
Đế Minh thống trị vạn bang chư hầu thiên hạ
Hồng Lạc Đế Nghi
Lộc Tục Kinh Dương Vương
KINH TRIỀU BẢN KỶ
Kinh Dương Vương
Lạc Long Quân
Hùng Duệ Vương
VIẾT NÊN SỬ DAO
Trúc thư kỷ niên
Thành Thang mở nhà Thương
Bàn Canh lập Ân
Trung Nguyên xá tội
PHONG THẦN DIỄN VIỆT NGHĨA
Trụ Vương – Đát Kỷ
Phượng gáy non Kỳ
Văn Vương cầu hiền
Thạch Linh thần tướng
Vũ Vương khởi binh
Phá Ân diệt Trụ
Trảm tướng phong thần
Phong hầu kiến địa
LANG LIÊU VÀ NƯỚC VĂN LANG
Thần nông Hậu Tắc
Âu Cơ lập nước Văn Lang
Hùng Quốc Vương phân phong chư hầu
Hùng Chiêu Vương gặp Tiên
Văn Lang liệt quốc
AN DƯƠNG VƯƠNG, LOA THÀNH VÀ LẠC QUỐC
An Dương Vương rời đô về Lạc Ấp
An Dương Vương xây Loa thành
Tần Thủy Hoàng Đông du
Tây Vu Vương chống Hán
KHỞI NGHĨA CỦA TRIỆU ĐÀ
Thuở đầu khởi nghĩa
Chiếm Long Xuyên
Xuất Thái Bình
Kiến quốc Nam Việt
BỐN NHÀ TRIỆU TRONG SỬ VIỆT
Triệu Đà – Trọng Thủy
Long Hưng Triệu Vũ Đế
Nhà Triệu – Lữ Gia
Nam Triệu – Tây Lý Vương
Phụ khảo
NHỮNG CUỘC CHIẾN MỞ SỬ TRONG THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG
Cuộc chiến mở nước của Hữu Hùng Đế Minh
Cuộc tranh đoạt giữa Lạc Long Quân và Đế Lai
Cuộc chiến về lại đất Lạc của Âu Cơ
Cuộc chiến khởi dựng chế độ phong kiến nước Văn Lang
Cuộc chiến thống nhất thiên hạ của Triệu Trọng Thủy
Khởi nghĩa kháng Tần của Triệu Vũ Đế
Khởi nghĩa Trưng Vương dòng Lạc Hùng chính thống
CHỮ KHOA ĐẨU TRÊN CÁC CỔ VẬT THỜI NƯỚC VĂN LANG
Chữ Khoa đẩu thời Tây Chu
Chữ Đại triện thời Xuân Thu Chiến Quốc
THẾ THỨ VÀ NIÊN BIỂU 18 TRIỀU HÙNG
Thời thủ lĩnh cộng đồng
Thời chế độ thị tộc phụ đạo
Thời chế độ phong kiến phân quyền
Thời chế độ phong kiến tập quyền