Những vị thần Cao Sơn và cổ sử Việt

Trong thần điện Việt thì Cao Sơn là một vị thần rất phổ biến, gặp ở hầu hết các khu vực trên miền Bắc nước ta. Tuy nhiên cái tên này không phải chỉ là 1 nhân vật, mà có nhiều vị thần Cao Sơn ở các thời khác nhau. Ở đây không bàn đến những vị Cao Sơn của thời kỳ sau Công nguyên mà thông qua xem xét sự tích các vị thần Cao Sơn của thời cổ sử cũng đã đủ hình dung về thời kỳ dựng nước của người Việt.
Nhiều người nghĩ rằng đã gọi là Cao Sơn thì nghĩa là tục thờ thần núi. Điều này hoàn toàn sai. Người Việt không thờ các nhiên thần, mà thờ những nhân vật lịch sử có thật, có công đức với nhân dân, tôn sùng mà thờ. Sự tích của những nhân vật này càng xa so với nay thì càng mờ ảo, càng mang tính huyền thoại. Nhưng không phải vì thế mà cốt lõi con người và lịch sử của thần tích bị biến mất.
Truyện Họ Hồng Bàng, truyền thuyết khởi nguồn của dân tộc Việt chép: Đế Minh cháu ba đời Viêm Đế Thần Nông sinh ra Đế Nghi, nhân đi tuần về phía Nam đến núi Ngũ Lĩnh mừng gặp và lấy được con gái bà Vụ Tiên rồi trở về, sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục mặt mày sáng sủa, thông minh phúc hậu, Đế Minh rất lấy làm lạ, muốn cho nối ngôi mình. Lộc Tục cố từ, xin nhường cho anh là Đế Nghi. Đế Minh liền lập Đế Nghi làm người nối ngôi cai trị đất phương Bắc, phong cho Lộc Tục làm Kinh Dương Vương để cai trị đất phương Nam, lấy hiệu nước là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương có tài đi dưới thủy phủ, lấy Long Nữ là con gái Long Vương ở hồ Động Đình, sinh ra Sùng Lãm hiệu là Lạc Long Quân, cho nối ngôi trị nước.
Tam quan den ThuongNghi môn đền Thượng trên núi Hùng (Phú Thọ).
Đế Minh, vị nguyên thủy tổ của người Việt được thờ với tên Đột Ngột Cao Sơn tại đền Hùng (Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ) và các vùng lân cận trên miền đất Phong Châu. Các thần tích Việt thường được bắt đầu bằng Hùng Vương Thánh Tổ Cao Sơn Minh Vương Hoàng Đế hay Hùng Vương Sơn Nguyên Thánh Tổ, là người mở vận trời Nam nước ta. Vị Cao Sơn thứ nhất là vua Hùng Đế Minh, hoàn toàn chẳng phải thần núi thần non nào cả.
Đế Minh được thờ như vị vua Hùng khai thủy bởi vì là người đầu tiên lập nên nước của họ Hùng. Thiên nam ngữ lục chép về Đế Minh:
Tự vua Viêm Đế sinh ra
Thánh nhân ngưu thủ họ là Thần Nông
Trời cho thay họ Hữu Hùng
Con cháu nối nghiệp cha ông thủ thành.
Trong Hoa sử Đế Mình được chép là Hoàng Đế Hiên Viên, vua của nước Hữu Hùng. Chữ Minh dịch ra tiếng Hán là Hiển nên Đế Minh – Minh Vương tam sao thất bản biến thành Hiên Viên.
Ở đền Hùng, ngoài Đột Ngột Cao Sơn còn thờ 2 vị là Ất Sơn thánh vươngViễn Sơn thánh vương. Khi đã xác định Đột Ngột Cao Sơn là thánh tổ Đế Minh thì hai vị được thờ ở đền Hùng phải là 2 vị vua kế tiếp, là Đế Nghi và Lộc Tục trong truyền thuyết.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài đã đối chiếu hiệu thờ 3 vị thần thờ ở đền Hùng với bản Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền của đền Vân Luông (Vân Phú, Việt Trì, Phú Thọ) và cho biết: Viễn Sơn thánh vương có tên là Hùng Nghi Vương, còn Ất Sơn thánh vương là Hùng Huy Vương. Đây là chỉ dẫn cho thấy Viễn Sơn là Đế Nghi hay Đế Nghiêu. Còn Ất Sơn là Hy Thị hay Đế Thuấn, người đã được Đế Nghiêu cử đi “định Nam Giao”. Hy hay Huy chỉ là biến âm của Hai, cũng là Ất trong thập can.
Thần tích xã Nhạn Tái (Đông Anh, Hà Nội) mở đầu như sau: “Xét xưa kia nước Việt gây dựng cơ đồ bờ cõi, phương nam phân chia theo địa phận sao Dực sao Chẩn, non sông thống nhất một mối xa thư, các châu thuộc địa phận An Nam đều phụ thuộc cả vào đó, còn phía Bắc phân phong theo địa phận sao Ngưu sao Đẩu. Kinh đô của nước Giao Chỉ thuộc hàng Thi Lễ, Ngũ đế thay nhau cai trị trải dài rộng khắp, nói rõ trong thiên Nghiêu điển ban mệnh cho Hy Thúc đến lập nghiệp ở vùng Giao Nam có ghi rõ đất bằng hai chữ Minh Đô.”
Đất Giao Chỉ có mặt trong truyền thuyết về Hoàng Đế. Nam Giao là nơi Hy Thúc lập nghiệp. Minh đô là nơi Đế Minh định đô ở Phong Châu. Thời Ngũ đế của Trung Hoa chính là giai đoạn mở đầu của quốc gia họ Hùng tại vùng đất Việt ngày nay.
Truyền thuyết Việt chép Đế Minh lấy con gái bà Vụ Tiên. Còn Sử ký Tư Mã Thiên, Ngũ đế bản kỷ cho biết “Hoàng Đế ở gò Hiên Viên, cưới vợ là người con gái của Tây Lăng”.
Người con gái Tây Lăng là Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, cũng là con gái bà Vụ Tiên, được người Việt tôn làm Tây Thiên quốc mẫu, làm Mẫu thượng thiên trong tín ngưỡng Tứ phủ. Bà Tây Thiên là Tam Đảo sơn trụ quốc mẫu, cầm đầu bộ tộc phía Bắc (nay) là Lang Tiên thị, đã giúp vua Hùng (Đế Minh) đánh bại bộ tộc Cửu Lê của Xuy Vưu, lập quốc gia đầu tiên của người họ Hùng.
Chữ Tiên 仙 gồm một chữ Nhân 人và chữ Sơn 山 ghép lại. Người ở trên núi là Tiên. Do vậy bộ tộc của Vua Tiên (Lang Tiên thị) còn có tên là Cao Sơn.
Ca dao xưa:
Tam Đảo núi mẹ
Tản Viên núi cha
Cùng tổ Nghĩa Lĩnh là ba trường thành.
Đế Minh, vị Cao Sơn đầu tiên (Đột Ngột Cao Sơn), đóng đô ở núi Hùng Nghĩa Lĩnh. Tam Đảo là ngọn núi Côn Lôn của bà mẹ trời Lang Tiên. Còn núi Tản là nơi ngự trị của Tản Viên Sơn Thánh. Theo thần tích về Sơn Thánh thì Tản Viên được mẹ nuôi là bà Ma Thị Cao Sơn làm di chúc để lại cho toàn bộ vùng núi Tản sông Đà. Đây có thể là hình ảnh Đại Vũ kế ngôi của Đế Thuấn theo phép truyền hiền. Vùng đất đai của Cao Sơn Đế Minh gây dựng được truyền lại cho Lộc Tục Kinh Dương Vương, cũng là Tản Viên Sơn Thánh.
Den ThuongĐền Trung trên núi Tản (Ba Vì).
Trong các thần tích về Tản Viên còn chép thánh Tản có 2 người anh em là Cao Sơn và Quý Minh. 3 người hợp lại cho cái tên Ba Vì. Quý Minh tức là bộ tộc từ dòng của Đế Minh ở hướng Nam. Còn Cao Sơn là bộ tộc của dòng Lang Tiên ở núi Tam Đảo phía Bắc. Cùng với Tản Viên Nguyễn Tuấn, là dòng tộc ở phía Tây, 3 dòng tộc đã hợp sức trong công cuộc trị thủy, xây dựng đất nước thời lập quốc.
Lộc Tục Kinh Dương Vương lấy Long nữ Động Đình hay Tản Viên Sơn Thánh đã “cùng vui ở với loài thủy tộc ở đất Gia Ninh”, cứu con rắn con Long Vương là Thủy tinh. Long nữ Động Đình là bộ tộc ở phía Đông. Như vậy người Việt cổ đã đi hết một giai đoạn lập quốc đầu tiên, hội đủ 4 phương, bắt đầu một thời đại mà Hoa sử gọi là nhà Hạ.
Hạ Vũ Sơn Tinh mất, ngôi báu định truyền lại cho dòng dõi của Hoàng Đế (Cao Sơn Đế Minh) là ông Bá Ích. Nhưng con của Đại Vũ là Hạ Khải không thuận. Hạ Khải với sự giúp đỡ của các vị quan lớn bên dòng mẹ ở Động Đình (biển Đông) đã tấn công lật đổ, buộc Bá Ích và dòng dõi phương Nam của Hoàng Đế ly tán đi bốn phương (Tứ Di). Hạ Khải lên ngôi, chấm dứt thời kỳ truyền hiền. Xã hội Việt Hoa chính thức bước vào chế độ thế tập, cha truyền con nối. Hạ Khải được người Việt gọi là cha Lạc Long Quân vì là vị quân chủ của cả 2 vùng đất: đất Lạc từ thời Kinh Dương Vương và đất Long của Long nữ Động Đình.
Dòng Hoa Hạ từ Lạc Long Quân phát triển dọc theo biển, tiến lên phía Đông Bắc. Con cháu nhà Hạ thời Trung Hưng khai phá vùng cửa sông Dương Tử (Phúc Kiến Chiết Giang), lấy đó làm đất thờ Hạ Vũ. Vùng đất này sau thành nước Việt, với Việt Câu Tiễn, một trong Xuân Thu Ngũ Bá. Đây cũng là dẫn chứng cho thấy Hoa Hạ là Việt, chứ không hề đồng nghĩa với Hán. Hán tộc thời kỳ này còn chưa ra đời.
Nhà Thương thay nhà Hạ, tiếp tục tiến lên phía Bắc. Dân chúng theo Bàn Canh vượt sông Dương Tử, sau nhiều lần đã tới định đô ở Hà Nam, bắt đầu thời Ân Thương.
Dưới thời Ân vùng đất tổ Giao Chỉ (đất Lạc xưa) do các vị chúa họ Sùng cai quản. Sùng Hầu Hổ là vị hầu tước dưới thời Trụ Vương đã dèm pha làm Cơ Xương bị Trụ Vương bắt nhốt ở Dĩu Lý. Truyền thuyết Việt cũng không bỏ quên lưu lại thông tin về giai đoạn này.Kim LienĐền Kim Liên (Hà Nội).
Sùng là chữ dịch của chữ Cao. Ví dụ Cao Sơn, anh em của Tản Viên, còn có tên là Sùng Công. Vì thế còn có thần Cao Sơn ứng với thời kỳ đất Sùng của nhà Ân Thương. Thần tích ở Bình Đà (Thanh Oai) cho biết Lạc Long Quân có 4 người anh em là:
– Hùng Nghiêm tự là Pháp Phong
– Hùng Quyền tự là Pháp Vân
– Hùng Lãm tự là Pháp Lôi
– Hùng Huề tự là Pháp Điện.
Pháp Lôi Hùng Lãm là Lạc Long Quân. Truyền thuyết họ Hồng Bàng chép Lạc Long Quân húy là Sùng Lãm. 4 đời chúa họ Sùng như vậy có tên Sùng Nghiêm, Sùng Quyền, Sùng Huề và Sùng Lãm, được tôn là Tứ Pháp.
Vì Sùng = Cao nên đây là thần Cao Sơn trấn Nam ở kinh thành Thăng Long. Theo thần tích đền Kim Liên (Hà Nội) thì Cao Sơn đại vương có gia đình (vợ và mẹ) ở gần đó và quê gốc ở Nho Quan (Ninh Bình). Thần Cao Sơn cũng là một trong Hoa Lư tứ trấn, ở Hoa Lư được gọi là Lạc tướng Vũ Lâm. Vì đất Sùng là vùng đất Lạc xưa nên Cao Sơn được gọi là Lạc tướng.
Tóm tắt lại nhận diện 3 vị thần Cao Sơn trong cổ sử:
– Đột Ngột Cao Sơn là Đế Minh hay Hoàng Đế Hiên Viên ở vùng đất tổ Phong Châu
– Cao Sơn Ba Vì là bộ tộc của bà Lang Tiên hay Tây Thiên quốc mẫu.
– Cao Sơn Lạc tướng trong tứ trấn là chúa đất Sùng ở phía Nam của nhà Ân Thương.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s