Tây Đồ Di

Thủy Kinh chú sớ chép: “Lâm Ấp ký nói: năm Kiến Vũ thứ 19 (năm 43) Mã Viện trồng hai cột đồng ở biên giới phía nam quận Tượng Lâm, ranh giới của nhà Hán với nước Tây Đồ.

Cựu Đường Thư, Địa lý chí tứ viết: “Nhà Hậu Hán sai Mã Viện … mở đường bộ đến quận Nhật Nam, lại đi thêm hơn 400 dặm nữa đến nước Lâm Ấp, lại đi về phía Nam hơn 2000 dặm nữa đến nước Tây Đồ Di, đúc 2 trụ đồng ở biên giới nam Tượng Lâm phân chia biên giới với Tây Đồ Di để ghi lại công tích toàn thịnh của nhà Hán…

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục dẫn: “Theo sách Thông điển của Đỗ Hữu, từ nước Lâm Ấp đi về phía nam, đi thủy, đi bộ hơn hai nghìn dặm đến đấy có nước Tây Đồ Di là chỗ Mã Viện dựng hai cột đồng để nêu địa giới đấy…
Theo sách Thái bình hoàn vũ ký của Nhạc Sử đời Tống, Mã Viện đi đánh Lâm Ấp, đi từ Nhật Nam hơn 400 dặm đến Lâm Ấp, lại đi hơn 20 dặm nữa có nước Tây Đồ Di. Viện đến nước ấy rồi lập hai cái cột đồng ở nơi phân giới giữa Tượng Lâm và Tây Đồ Di.

Cách sách khác nhau nói về vị trí nước Tây Đồ Di khác nhau nhưng đều thống nhất cho biết Mã Viện đã trồng cột đồng làm mốc phân giới với nước Tây Đồ Di. Nước Tây Đồ Di nơi có cột đồng Mã Viện nằm ở đâu? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm vì xác định được nước Tây Đồ Di là xác định được nơi có cột đồng Mã Viện và biên giới phía Nam nhà Hán. Tuy nhiên tới nay các nhà sử học vẫn bó tay vì xét khắp khu vực từ Giao Chỉ tới Thiên Trúc chẳng có nước nào khả dĩ là Tây Đồ Di cả.

Trong khi đó Truyện Nam Chiếu, Lĩnh Nam chích quái kể:
Cuối đời Tấn thiên hạ rối loạn, có người thổ tù là Triệu Ông Lý cũng là con cháu của Triệu Vũ Đế, anh em đông đúc, thảy đều dũng lược hơn người, ai nấy đều nể phục, cùng hợp lại với quân Nam Chiếu, được hơn hai vạn người, lại đem châu báu ngà ngọc hiến cho nước Tây Bà Dạ, xin chỗ sinh sống ở vùng đất trống ven bờ biển.

Dựa trên suy luận: Dạ là cây dừa, chỉ bộ lạc Dừa của người Chăm, Bà là từ cũng phổ biến ở khu vực Chăm, một số tác giả nhận định nước Tây Bà Dạ nằm ở miền Trung Việt Nam. Thậm chí có khi là ở Indonesia vì “Bà Dạ” nghe hơi giống Ja-va…

Tuy nhiên khi liên hệ nước Tây Đồ Di thời Đông Hán và Tây Bà Dạ thời Tấn thì định vị của nước này sẽ ở vị trí hoàn toàn khác.

Nước Tây Đồ Di nơi có cột đồng Mã Viện là đất của người Di Lão như trong Truyện Mã Tổng (Cựu Đường Thư) kể:
Mã Tổng tinh thông Nho học, giỏi thuật cai trị, ở Nam Hải nhiều năm mà thanh liêm không nao núng, Di Lão đều được yên ổn. Tại nơi mà nhà Hán dựng trụ đồng ông dùng 1500 cân đồng đúc 2 trụ, khắc chữ ghi công đức nhà Đường…

Nơi Mã Tổng thời Đường cai trị người Di Lão là nơi có trụ đồng Mã Viện. Người Di Lão sống ở vùng Vân Nam – Quí Châu. Đây cũng là vùng được biết với tên nước Dạ Lang. “Dạ” thực ra là chữ phiên thiết của “Di Hạ”, chỉ người Di thời nhà Hạ. Đất Di Hạ hay Dạ Lang là vùng Vân Nam – Quí Châu, nơi phát tích của Tây Bá hầu Cơ Xương nhà Chu.

Chữ Di trong Tây Đồ Di và Dạ trong Tây Bà Dạ như vậy cùng một nghĩa, chỉ định rõ nước này nằm ở vùng giáp ranh Vân Nam – Quí Châu – Quảng Tây ngày nay.

Chữ “Đồ” và “Bà” cũng cận nghĩa với liên hệ:
– Đồ = Đô = Đầu
– Bà = Bá = Bố.
Cả 2 từ đều có nghĩa chỉ thủ lĩnh. Đồ Di hay Bà Dạ nghĩa là Vua của người Di Hạ (Di Lão).

Truyện Nam Chiếu còn cho biết: “Khi ấy, nước Tây Bà Dạ chia đều đất ra thành hai lộ. Một lộ trên từ Quý Châu, dưới tới Diễn Châu gọi là lộ Già La, trên từ Cầm Châu xuống tới Hoan Châu gọi là lộ Lâm An giao cho Nam Chiếu và Triệu Ông Lý thống lĩnh. Sau đó, ông Lý xây thành ở tổng Cao Xá, đất Diễn Châu, đông giáp với biển, tây tới nước Bà Dạ, nam tới Hoành Sơn, tự xưng làm chúa.

Tây Bà Dạ là nước đã dàn xếp, phân chia lãnh địa cho Nam Triệu Ông Lý và Nam Chiếu. Một khi đã biết Nam Triệu là nước của Man Vương Mạnh Hoạch thời Tam Quốc thì nước Tây Bà Dạ không còn nước nào khác chính là nước Tây Thục của Lưu Bị. Việc Nam Triệu đem châu báu ngà ngọc hiến cho nước Tây Bà Dạ, xin chỗ sinh sống ở vùng đất trống ven bờ biển và việc dàn xếp đất đai ở trên là chuyện Gia Cát Khổng Minh nhà Thục thu phục Mạnh Hoạch ở vùng Tây Bắc nước ta.

Tới đây đã cho phép hiểu chữ Tây trong tên nước Tây Bà Dạ và Tây Đồ Di. Tây và Thục là cùng nghĩa, chỉ phương Tây. Nước Thục của Lưu Bị như vậy là nước Tây Đồ Di, nằm ở vùng đất người Di Lão (Vân Nam – Quí Châu – Quảng Tây).

Nhận định về nước Tây Đồ Di – Tây Bà Dạ là nước Thục thời Tam Quốc dẫn đến một phát hiện: trong cuộc chinh nam Mã Viện đã buộc phải dựng cột đồng đánh mốc giới với … nước Thục ở vùng này. Việc Mã Viện dựng cột đồng như vậy không phải xảy ra vào đầu mà là vào cuối thời Đông Hán, khi nước Thục thời Tam Quốc bắt đầu khởi nghiệp.

Xuất phát điểm của nước Thục vậy là từ khởi nghĩa của Trưng Vương cuối thời Đông Hán. Người đã cầm cự và buộc Mã Viện phải cắm cột đồng phân giới sau khi Trưng Vương mất là Đô Dương. Truyền thuyết Việt chép là khởi nghĩa của Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh ở Cửu Chân. Triệu Quốc Đạt nghĩa là Chúa nước phía Tây vì Đạt = Đoạt là quẻ Đoài chỉ phương Tây, Triệu = Chúa. Tên Triệu Quốc Đạt cận nghĩa với tên nước Tây Đồ – Tây Đầu – Tây chúa.

Đô Dương cầm cự với Mã Viện ở Cửu Chân. Khởi nghĩa Triệu Quốc Đạt cũng ở Cửu Chân.
Còn Hậu Hán thư có hai lần nói đến những người “man” Dạ Lang tồn tại ở Cửu Chân. Một lần khi nói đến công trạng của Nhâm Diên khi làm thái thú Cửu Chân (24-29 sau Công nguyên) đã hòa giải được với man Dạ Lang để giảm được quân tuần tra đồn trú. Một lần khác vào năm thứ nhất niên hiệu Vĩnh Sơ đời Hán An đế (năm 107) khi nhắc đến man Dạ Lang bên ngoài Cửu Chân nổi dậy chiếm đất lập lãnh thổ rộng trên 1.000 dặm.

Cửu Chân nơi có người Dạ Lang như vậy hoàn toàn trùng với địa bàn nước Tây Bà Dạ. Triệu Quốc Đạt chính là vị Tây Bá của người Di Lão hay Dạ Lang, đã cản được bước tiến xuống phương Nam của Mã Viện cuối thời Đông Hán, buộc giặc Hán phải lập trụ đồng phân giới giữa Đông Hán và Tây Thục. Cột đồng Mã Viện không phải nằm ở miền Trung Việt mà là ở khu vực người Di Lão quanh vùng giáp ranh Vân Nam – Quí Châu – Quảng Tây.

Nước Thục thời Tam quốc được một số sách cổ gọi là Tây Kinh. Như sách Quảng Châu ký ghi: “Người Lý, người Lão đúc đồng làm trống, lấy cao lớn làm mặt quý, mặt rộng hơn 1 trượng, không biết đúc vào thời nào. Xét việc Mã Viện đánh Giao Chỉ được trống đồng Lạc Việt, đúc ngựa, có người cho rằng trống đồng đúc trước thời Tây Kinh…

Có thể tiếp theo kỳ tích chặn Hán quân của anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh ở Dạ Lang, là việc Lý Thiên Bảo và Lý Bí hay Lưu Biểu và Lưu Bị đã kết hợp Kinh Châu với nước Tây Bà Dạ để hình thành nên nước Tây – Kinh. Việc này truyền thuyết Việt kể là Lý Thiên Bảo lập nước Dã Năng, xưng Đào Lang Vương. Dã Năng là Dạ Lang, Đào là đọc sai của Đoài, quẻ chỉ hướng Tây. Lý Thiên Bảo là vua nước Tây Bà Dạ nối tiếp anh em Bà Triệu.

Việc kết hợp hai khu vực Tây và Kinh để hình thành nước Thục thời Tam quốc còn thể hiện ở việc Lưu Bị từ Kinh Châu (đất của Lưu Biểu) tiến đánh Ích Châu (đất của Lưu Chương). Ích Châu là quận lập ra thời Hán trên đất Điền hay Vân Nam, tức chính là đất của Tây Bà Dạ. Sau đó Lưu Bị lên ngôi, có danh xưng Chiêu Liệt hoàng đế. Chiêu là hướng Tây, Liệt = Lạc, là hướng Bắc hay Kinh. Chiêu Liệt = Tây Kinh.

Tiếp theo là việc Gia Cát Vũ Hầu chinh Nam được truyền thuyết Việt chép tướng của Lý Bí là Lý Phục Man đã đi đánh dẹp Lâm Ấp. Gia Cát Khổng Minh đã không tiêu diệt “Lâm Ấp” mà đã “phục man”, thu phục thủ lĩnh của họ (Mạnh Hoạch), chia lãnh thổ Lâm Ấp làm 2 lộ Già La và Lâm An, giao cho Nam Triệu và Nam Chiếu cai quản như Lĩnh Nam chích quái kể…

Việc xác định nước Tây Đồ Di thời Đông Hán là nước Tây Bà Dạ thời Tam quốc (thời Tấn) góp phần nào sáng tỏ thêm những vấn đề đầy tranh cãi trong sử Việt của thời kỳ này.

2 thoughts on “Tây Đồ Di

  1. fthinh

    Vậy thì Công Tôn Toản – thành Bạch Đế là nhân vật nào trong truyền thuyết ta? Em có thắc mắc như vậy…

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s