Họ Chu Việt Nam

Người Việt có truyền thống coi trọng tính cộng đồng nên họ của người Việt luôn luôn đứng ở vị trí thứ nhất trong họ tên. Trong khi đó người Âu Mỹ coi trọng cá thể nên tên đứng trước họ đứng sau.
Trong Bách gia tính thì họ Chu là một trong những họ phổ biến nhất tại Trung Quốc. Còn gia phả các dòng tộc họ Chu ở Việt Nam thì đều chỉ chép đến các vị tổ từ thời Lý Trần đổ lại. Truy nguyên nguồn gốc tộc tính họ Chu ở Việt Nam nay có thể làm được khi so sánh các phát hiện lịch sử mới với cổ sử Trung Hoa.
Về nguồn gốc của họ Chu Trung Hoa, sử sách có ghi lại như sau:
Họ Chu nguyên là họ Cơ của nhà Chu, vương triều cai trị Trung Hoa 874 năm. Khi Tần Trang Tương Vương chiếm Lạc Ấp diệt Chu năm 256; vương tử Cơ Tống (dòng dõi của Chu Bình Vương) mới dẫn con cháu rời khỏi Lạc Ấp và đổi sang họ Chu.
Sau này con cháu của Chu Noãn Vương di cư xuống phía nam, cũng đổi họ của mình thành Chu để nhớ về tổ tiên. Một nhánh nhỏ của họ Cơ tại nước Lỗ cũng di cư xuống phía Nam, sau này là tổ tiên của Chu Nguyên Chương, Thái tổ nhà Minh. Nhánh họ Chu này là dòng dõi của Chu Công Cơ Đán – người có công ổn định nhà Chu.
Như vậy họ Chu có một số dòng nhánh khác nhau, nhưng đều là xuất phát của họ Cơ của thiên tử Chu, đều là Chu lân chỉ, Chu lân giác, Chu lân đính cả. Muốn hiểu được ngọn nguồn của dòng họ này phải hiểu được nguồn gốc nhà Chu và định vị được vương triều này trong cổ sử.
Bài thơ Tuần thị châu Chân Đăng của Phạm Sư Mạnh thế kỷ 14:
Thiên khai địa tịch lộ Tam Giang
Kỳ tuyệt tư du ngã vị tằng
Kiểu ngoại Bách Man hoàn Cổ Lũy
Quốc Tây cự trấn tráng Chân Đăng.
Dịch là:
Đất yên trời mở lộ Tam Giang
Tuyệt vời cảnh đẹp chưa từng ngang
Kiểu ngoài Bách Man về Cổ Lũy
Quốc Tây chống cự tráng Chân Đăng.
Châu Chân Đăng thời Trần sau đổi thành phủ Lâm Thao, nay là huyện Lâm Thao – Phú Thọ. Phú Thọ chính là lộ Tam Giang, nơi ba con sông lớn Đà, Lô, Thao gặp nhau. Phạm Sư Mạnh đã đi tuần ở vùng Phú Thọ nên mới làm bài thơ bắt đầu cảm hứng về vùng đất tổ linh thiêng này của Chu thiên tử: Trời khai đất mở lộ Tam Giang
Trong bài trước đã bàn việc Âu Cơ – Chu Văn Vương lập nước Văn Lang – Âu Lạc, đô đóng ở lộ Tam Giang, vùng hợp lưu ba con sông Đà, Lô, Thao tại Phong Châu – Vĩnh Phú. Tiếp đó Vũ Ninh – Chu Vũ Vương cùng Thánh Gióng diệt Ân Trụ, phân phong chư hầu Bách Việt rồi dời đô về Cảo Kinh (Kiểu Kinh). Tới thời Chu Bình Vương lại dời đô từ Kiểu Kinh quay về Lạc Ấp – Đông Đô, mở đầu thời kỳ Đông Chu trong lịch sử.
Lạc Ấp hay Đại ấp Lạc… Việt, chính là vùng Cổ Loa, còn gọi là Đông Đô, tên cũ của Hà Nội vẫn được ghi nhận tới nay. Kiểu ngoại Bách Man hoàn Cổ Lũy là “hoàn” về Cổ Loa. Đây cũng là vùng mà cổ sử gọi là Tam Xuyên – Tam Giang, nơi cơn địa chấn lúc giao thời Đông và Tây Chu đã làm nên truyền thuyết Lão Tử – Huyền Thiên giúp An Dương Vương diệt Bạch Kê Tinh xây thành Cổ Loa.
Cuối thời Đông Chu, cháu của Tần Chiêu Tương Vương là Doanh Tử Sở tấn công diệt nhà Đông Chu. Đây là lúc “Quốc Tây cự trấn tráng Chân Đăng” trong câu thơ trên. Tần Chiêu Tương Vương mới chính là … Triệu Đà người Chân Định – Chân Đăng, cha của Trọng Thủy – Doanh Tử Sở, người đã ở rể nhà Chu – An Dương Vương tại Cổ Loa Thành.
Khi Lạc Ấp – Cổ Lũy mất về tay nhà Tần, vương tử nhà Chu là Cơ Tống đã đổi họ sang họ Chu để tưởng nhớ tiên tổ của mình. Rất có thể những người Việt mang họ Chu ở vùng miền Bắc Việt ngày nay giáp Cổ Loa (Mê Linh, Sóc Sơn, Bắc Ninh,…) là thuộc về nhánh Chu Bình Vương từ Lạc Ấp này.
Rất có thể vì mối lương duyên Mỵ Châu – Trọng Thủy hay giữa Doanh Tử Sở và con gái vua Chu mà Tần Trang Tương Vương khi diệt Chu đã rất “nhẹ tay” với con cháu hoàng tộc Chu. Con cháu nhà Chu chỉ đổi họ từ họ Cơ sang họ Chu, mà hầu như vẫn được sống ở nguyên tại chỗ. Họ Chu vì vậy vẫn tồn tại quanh vùng Cổ Loa xưa. Tương tự khi nhà Trần đoạt ngôi nhà Lý, hoàng tộc nhà Lý chỉ bị đổi sang họ Nguyễn chứ không bị tận diệt.
Nhánh thứ hai của họ Chu là con cháu Chu Noãn Vương di cư về phía Nam. Chu Noãn Vương Cơ Duyên là vị vua cuối cùng của nhà Chu khi bị Tần đánh diệt. Sau khi “cự trấn tráng Chân Đăng”, Chu Noãn Vương đã chạy về vùng … Nghệ An và lên thuyền đi ra biển … Mộ Dạ ở Diễn Châu – Nghệ An còn ghi lại truyền tích An Dương Vương chém Mỵ Châu rồi cầm sừng văn tê bảy tấc theo thần Kim Qui ra biển Đông… Đền Cuông ở Mộ Dạ là thờ Chu Noãn Vương vậy.
Nhánh thứ ba của họ Chu là con cháu Chu Công Đán, nước Lỗ, di cư xuống phía Nam. Chu Công Đán hay Chu Công là em của Chu Vũ Vương, người đã xây dựng Lạc Ấp – thành Cổ Loa. Chu Công là chúa nước Lỗ nên có tên Việt là Cao Lỗ. Cạnh Mộ Dạ hiện còn nhà thờ họ Cao ở Nho Lâm – Diễn Thọ, lấy Cao Lỗ là Tiền đại viễn tổ. Nước Lỗ hay Lão chính là nước Lào, giáp Nghệ An ngày nay.
Như vậy có thể những người họ Chu ở vùng Thanh Nghệ ngày nay là dòng nhánh của Chu Noãn Vương hay Chu Công, sau khi Loa Thành thất thủ đã theo thiên tử Chu di cư chạy xuống phía Nam.
Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương là con cháu nhánh họ Chu từ Chu Công. Như vậy nước Ngô do Chu Nguyên Chương ban đầu lập nên là một quốc gia người Hoa Việt. Chỉ khi Yên Vương Chu Đệ soán ngôi, dời kinh đô về Bắc Kinh thì triều Minh mới đổi lại dòng “máu trắng”, thành một nước do người Mông – Hán làm chủ. Chu Đệ Minh Thành Tổ tấn công nhà Hồ của nước Đại Ngu, bắt Hồ Quí Ly và Hồ Hán Thương ở Thiên Cầm – Hà Tĩnh, rồi tiến hành cuộc tàn phá qui mô, xóa sạch các vết tích về nguồn gốc Bách Việt của Trung Hoa ở nước ta. Đến đài Trang Vương ở tận Hương Sơn – Hà Tĩnh, chứng tích của vương triều Chu (Chu Trang Vương) ở Việt Nam cũng bị đập tan tành, chỉ còn trơ nền tới giờ.
Cuốc chiến Chu – Tần cách đây trên 2000 năm quả là đã quá lâu và bị màu thời gian cùng bàn tay ai đó bóp nặn đến nỗi các dòng tộc chân truyền của nhà Chu ở Việt Nam ngày nay không còn biết mình từ đâu mà ra. May thay, trời xanh có mắt. Họ Chu nay lại có thể nối nguồn với tiên tổ từ đất tổ sông Cả (sông Cơ) núi Hồng, với Đông Đô – Hà Nội.

 

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s