Chu lân chỉ

Trên vùng đất tỉnh Hà Giang hiện nay còn lưu lại 2 hiện vật thời Trần, còn tồn tại qua thời gian tàn phá tứ đại khí và đập bia của giặc Minh. Đó là bia đá chùa Sùng Khánh và chiếc chuông đồng chùa Bình Lâm. Cả hai hiện vật này đều nằm ở huyện Vị Xuyên, cách không xa thành phố Hà Giang.

Chuong
Chuông chùa Bình Lâm

Trích phần dịch bài minh trên chuông chùa Bình Lâm:
Nước Đại Việt, châu Thượng Bà Động ở giáp giới Bắc trường Phú Linh. Vua thứ 5 nhà Trần kế theo các bậc hoàng đế anh minh cao quí lập họ Nguyễn ở Cổ Nhất từng có công làm sáng đức sáng hơn người; vậy báo rõ cho được vâng nhận các mỹ tự: Thọ kiên kiên trinh trinh phúc.
Nay để báo đáp, kẻ nối sau là thủ lĩnh Nguyễn Anh, vợ Nguyễn Thị Ninh cùng các ông già bà cả, thiện nam tín nữ, chứng minh đại sa môn sư chịu gánh việc khó, phát tâm đúc một quả chuông lớn vào giờ Ngọ, ngày Rằm tháng Ba năm Ất Mùi (1295) ở mái hiên Tiểu Thượng Niên, Viện Đại Bi trong thành; để lưu giữ mãi mãi ở chùa Bình Lâm, tiện cho việc cúng đường tam bảo…
Cốt sao làm rõ vết dấu dài lâu. Họ tộc vốn là gót lân nhà Chu, đã được phong lãnh địa ở địa giới phía Bắc, theo đó mà cháu con thừa hưởng đến muôn đời không dứt để nối tiếp mãi với trời đất, vậy nên mới làm bài văn này ghi lại…
Thiền tăng Mật Vân ở Lịch Sơn soạn vào ngày mùng Một, tháng Năm, năm Bính Thân, niên hiệu Hưng Long thứ tư (1296).

(Người dịch: Lại Văn Hùng – Viện Văn học, theo Bảo tàng Hà Giang)

Bài minh trên có một số thông tin đáng chú ý. Minh văn cho biết chuông chùa được đúc bởi sự phát tâm của vị thủ lĩnh họ Nguyễn là Nguyễn Anh, dòng dõi “Cổ Nhất Nguyễn”. Cổ Nhất có thể không phải là tên địa danh như dịch ở trên. Rất có thể “Cổ Nhất” nghĩa là vị “Cả một”, tức là người mở đầu dòng họ Nguyễn, là người có công lớn đã được nhà Trần phong mỹ tự “Thọ kiên kiên trinh trinh”.

Điều lạ nhất trong bài minh về dòng họ Nguyễn này là cụm từ “Chu lân chỉ”, tức là gót lân nhà Chu. Chữ này lấy từ Kinh Thi, Chu Nam, bài Lân chi chỉ. Nghĩa vẫn hay được chú giải là “chân con lân không đạp lên cỏ tưới, không dẫm lên côn trùng còn sống, là loài vật rất hiền lành…”. Có điều, giải thích vậy thì “trán lân” và “sừng lân” (2 bài thi Lân chi đính Lân chi giác trong Chu Nam) nghĩa là gì? Là con lân không húc sừng vào cây cỏ sao?!

Thực ra con lân chẳng hề hiền lành đến mức không dẫm lên côn trùng cây cỏ. Kỳ lân  là loài thần thú được pha trộn giữa hổ (con ly) và … tê giác. Cả hổ và tê giác đều là những con vật của phương Nam chính gốc. Loài tê giác Java một sừng ở Việt Nam vừa mới bị tuyệt chủng cách đâu không lâu. Thời xưa thì đất Việt Nam nổi tiếng là nơi có nhiều sừng tê.

Kỳ lân là thần vật, là biểu tượng của nhà Chu. Điều này chỉ ra nguồn gốc phương Nam của nhà Chu. Chu Nam là phong dao vùng đất của Chu Công, chú của thiên tử Chu, tức cũng là dòng dõi nhà Chu. “Gót lân” (“Lân chỉ”) nghĩa là nói đến dòng dõi đế vương thiên tử.

Hiểu chữ “lân chỉ” trong Kinh Thi thì mới giải nghĩa được đoạn minh văn trên của chuông chùa Bình Lâm. Họ Nguyễn phụ đạo châu Thượng Bà Động, vốn là dòng dõi đế vương (Chu lân chỉ). Không rõ dòng họ này có liên hệ tới tận thiên tử Chu không, nhưng có thể ở đây ám chỉ họ Nguyễn chính là họ Lý đã bị nhà Trần đổi họ và đẩy lên vùng biên giới phía Bắc này. Nguyễn Cổ Nhất có thể là một hoàng tộc nhà Lý đã thay họ, được phong đất ở vùng Hà Giang.

Tên gọi Hà Giang lần đầu tiên được nhắc đến là trên minh văn của quả chuông chùa Sùng Khánh khắc vào thời Lê Dụ Tông (năm 1705). Nhưng một số tài liệu còn nói đến tên Hà Dương. Ví dụ, trong câu đối tại đền Đôi Cô tại Cầu Má – Vị Xuyên:
Hà Dương Bắc Lệ Hòa Bình tam vị chủ
Thiên tiên thần nữ anh linh Đôi Cô từ.

Tên khác của vùng đất này trong lịch sử là châu Vị Xuyên. Rất có thể Giang = Dương = Xuyên, không phải nghĩa là sông, mà là tượng Nước, hay số 1 (Giêng), chỉ hướng Bắc. Hà Giang có nghĩa tương tự như Hà Bắc, vùng đất nằm phía Bắc của sông Lô. Điều này cũng ứng với từ “Bắc giới” được nhắc lại vài lần trong bài minh trên chuông chùa Bình Lâm.

Câu cuối cùng trên bài minh chuông chùa Bình Lâm nói đến “Lịch Sơn Thiền tăng Mật Vân”. Địa danh Lịch Sơn là ở Hà Giang. Đây có phải là nơi vua Thuấn đi cày thời cổ theo truyền tích không? Vùng biên cương phía Bắc này là một phần đất Nam Giao của vua Thuấn xưa.

Văn Nhân góp ý:
Tôi tán thành việc Bách Việt 18 dịch cụm từ “Chu lân chỉ” là “gót lân nhà Chu”.
Con Lân người Việt thường gọi đủ là Kỳ lân nghĩa là lân đất Kỳ. Đất Kỳ nơi có Kỳ sơn là đất gốc tổ nhà Châu thời Thái vương – Cổ công đản phủ dừng chân lập nghiệp. Như thế Chu lân và Kỳ lân là một.

Kỳ sơn thuộc Kỳ châu, Kỳ châu = Cùi chu = Quý  châu ngày nay.
Lân là con thú thần được con người tạo ra dựa trên hình tượng gốc là con Hổ.
Hổ ↔hỏa = lửa↔Ly.

Tứ linh của 4 phương Trung hoa là: long – ly – quy – phụng … không có con lân. Phương tây là Bạch hổ đối với phương đông là Thanh long (không phải rồng xanh hổ trắng).
Vậy Lân ở đâu nhảy ra mà trở thành thú linh thay cho Ly của nhà Châu phía Tây Trung hoa?
Phải chăng lại là thủ thuật ‘chữ nghĩa’, xóa thông tin mang trong bản thân từ ngữ?

Theo phép phiên thiết: Lân tri thiết ly.
Người ta đã thay tên Ly bằng phiên thiết ‘lân tri’. Lâu dần về sau rụng mất chữ tri chỉ còn lại mỗi chữ ‘lân’???
Ở vùng Côn Minh ngày nay người ta vẫn tôn sùng Hổ. Phải chăng đất ấy có liên quan căn cơ với Chu lân – Kỳ lân?

Bách Việt trùng cửu:
Nguyên gốc ba bài thơ trong Chu Nam, Kinh Thi là: Lân chi chỉ, Lân chi đính và Lân chi giác (gót Lân, trán Lân và sừng Lân). Nếu tên con vật này là Lân thì chữ “chi” 之 trong ba bài thơ trên là thừa và thậm chí có khi còn sai về ngữ pháp. Hoàn toàn có thể nói Lân chỉ, Lân đính hay Lân giác như trong quả chuông chùa Bình Lâm (Chu lân chỉ), mà không cần tới chữ “chi”.
Nay với giải thích của anh Văn Nhân thì phải đọc chính xác là”Lân chi” thiết Ly. Tên của 3 bài thơ trong Kinh Thi cần đọc là Ly chỉ, Ly đính và Ly giác. Tên con thần thú của nhà Chu này như vậy gốc là con Ly.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s