Thủy tổ thần thoại

Câu mở đầu sử kỷ nước Nam trong TNNL:

Nhớ từ Thái cực sinh ra
Trên trời, dưới đất, giữa hòa dân gian.

Câu này thể hiện rõ quan niệm Tam tài: thiên, địa, nhân. Con người sinh ra cùng lúc và sánh ngang với trời đất.  Có thể so sánh với việc ông Bàn Cổ dùng rìu bổ vỡ hỗn mang, khai thiên lập địa.
Tiếp theo thời Thần Nông:

Tự vua Viêm Đế sinh ra
Thánh nhân ngưu thủ họ là Thần Nông
Trời cho thay họ Hữu Hùng
Con cháu nối nghiệp cha ông thủ thành.

Trong Hoa sử Hữu Hùng là nước của Hoàng Đế Hiên Viên, thủy tổ của người Hoa. Một lần nữa Thiên Nam ngữ lục khẳng định thông tin trong Đại Việt sử ký: «Thủa Hoàng Đế mở muôn nước», công nhận Hoàng Đế là thủy tổ của mình, của họ Hữu Hùng.
Dị bản chép:

Đất thiêng Khương Thủy chính tông
Cháu con nối dõi tổ tông thủ thành.

Khương Thủy đây có thể là sông Mễ Cương (Mê Kông). Họ Khương còn được nhắc đến trong tên bà Vụ Tiên:

Xưng danh là ả Khương Tiên
Có tinh Cửu vĩ là em ngoan ngùy.

Khi Kinh Dương vương lên ngôi ở phương Nam, nhân dân đến phục tùng:

Bao nhiêu rợ mọi gái trai
Làm hang đệm tổ cửa ngoài nẻo trong

Gần xa mến đức dái uy
Thói «hữu sào» ấy bỏ đi chẳng nhìn.

Ở đây lại nhắc đến Hữu Sào, cũng là một nhân vật của Hoa sử. Khi đọc sử Việt, dù là chính sử hay ngoại kỷ, ta đều thấy người Việt đều nhận những nhân vật thần thoại Bàn Cổ, Hoàng Đế, Hữu Sào là tổ tiên của mình. Trong khi theo Hoa sử đó là tổ tiên người Hoa Hạ. Người Việt nhầm lẫn, chịu ảnh hưởng của văn hóa Tàu chăng? Hay là người Hoa chính là người Việt?

Văn nhân góp ý:
Xin nhấn mạnh Viêm đế –Thần nông là nhân vật thần thoại tổ 3 đời của đế Minh không phải là Viêm đế anh em cùng cha khác mẹ với Hoàng đế.
Hoàng đế và Viêm đế cùng là con của Hùng quốc quân Thiếu Điển (có sách chép là Thiếu Khúc) là những nhân vật thời sơ sử Trung Hoa.
Khương thủy có tên Việt thời cận đại là Khung giang, các từ Khương – Cương – Khung – Khang theo Dịch học đều có nghĩa là hướng tây – phía tây.
Khương thủy hay Khung giang có cùng 1 nghĩa, chỉ con sông nằm ở phía tây đất Trung tâm (Giao chỉ?) ngày nay thường gọi là Mê kông hay Cửu long.

Điều rất quan trọng là Thiên nam ngữ lục xác định họ Thần nông sau đổi là họ Hữu Hùng vì vậy người Việt mới có 18 đời vua Hùng. Hùng vương quốc tổ thì mọi người Việt mặc nhiên công nhận nhưng thông tin Hoàng đế là vua Hữu Hùng quốc thì … chẳng ai để ý đến … trái khoáy hơn nữa đại đa số coi đó là ông vua tổ của người Tàu???

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s