Suy nghĩ về khảo cổ và lịch sử Trung Quốc

Bản đồ lãnh thổ lịch sử Trung Quốc theo như quan niệm hiện nay:

M_Hist

Phần đen đậm là khu vực được cho là khởi nguồn của Trung Quốc. Thế nhưng có thể thấy ở đây có 2 khu:
– Khu thứ nhất là dọc sông Hoàng Hà với các địa điểm khảo cổ từ thời đồ đá như Ngưỡng Thiều, Bán Pha, Từ Sơn. Khảo cổ cho thấy đây là khu vực nông nghiệp trồng kê ở ruộng cạn.
– Khu vực thứ hai được biết qua di chỉ Hà Mẫu Độ ở phía Nam cửa sông Dương Tử. Đây là khu vực trồng lúa nay được coi là sớm nhất (7000 năm trước CN). Nhiều nhà khoa học đã nhất trí cho rằng khu vực này thuộc văn hóa Bách Việt, với tộc người là Monglonoid phương Nam. Khảo cổ ở phần
Nam Trung Hoa xa hơn hiện còn chưa nhiều, và ít khi được công bố vì…

Như vậy Trung Quốc đã cố tình nhận vơ cả khu vực trồng lúa nước ở Nam Dương Tử thành nguồn gốc của Hán tộc ở Hoàng Hà. Xét đời Thần Nông dậy dân trồng lúa, vua Nghiêu thúc trạch Nam Giao, vua Thuấn tuần du chết ở Thương Ngô (trung lưu Nam sông Dương Tử) thì không thể nói khác những vị vua tiền sử này phải là thuộc khu vực lúa nước Nam Dương Tử.
Hà Mẫu Độ ở Phúc Kiến Chiết Giang có thể là đất Cối Kê, nơi vua cùng dân con cháu Hạ Vũ lội nước, đắp đê để khai phá thời Hạ trung hưng.

Bản đồ tập hợp những địa điểm khảo cổ đồ đồng ở Trung Quốc:

KhaocoTQ2

Trung Quốc thường dựa vào địa điểm khảo cổ ở Ân Khư – An Dương đời Thương để khẳng định lịch sử nhà Thương là ở Hoàng Hà. Chữ viết trên giáp cốt cũng bắt đầu từ đây. Nhưng An Dương là khu vực Hậu Thương. Các di chỉ đồ đồng đời Thương còn có ở Bàn Long Thành và Tân Can ở tận phía
Nam sông Dương Tử. Những di chỉ này lại có phần sớm hơn cả ở Ân Khư. Một cách hợp lý thì đồng khí Thương phải phát triển từ khu vực đồ đá mới Hà Mẫu Độ ở Nam Dương Tử, chứ không phải từ Hoàng Hà.
Như vậy phải hiểu: nhà Thương bắt đầu từ khu vực sông Dương Tử rồi mới tiến lên Hoàng Hà, chứ không phải ngược lại. Trong lịch sử được ghi nhận là chuyện Bàn Canh năm lần bảy lượt dời đô, lập nên một triều đại tương đối riêng biệt là nhà Ân (tức là nhà Thương thứ hai).
Ở Ân Khư có những đồ đồng có hình mặt người và được xác định là kiểu người Nam Á. Như vậy Ân Khư là di chỉ của người Nam Á chứ không phải của Hán tộc, là dân Monglonoid phương Bắc.
Tân Can có thể là nơi đóng đô của Thành Thang khi mở đầu nhà Thương. Những kinh đô khác khi Bàn Canh dời đô dần dần lên hướng bắc là Bàn Long Thành (Long Thành có nghĩa là thành nơi vua ở), Trịnh Châu. An Dương là thủ đô của Trụ Vương nhà Ân.
Hán tộc nằm vào phức hợp đồng khí phương Bắc cùng với Hung Nô, Mãn. Tuy nằm ngay sát Ân Khư nhưng Hán tộc chẳng có liên quan gì đến đồ đồng đời Thương cả. Hán tộc chính là Đông Di, Nhung Địch trong Hoa sử, là những tộc người bị Trụ vương đuổi ra khi nhà Ân vượt Hoàng Hà.

2 thoughts on “Suy nghĩ về khảo cổ và lịch sử Trung Quốc

  1. bachviet18

    Có liên hệ: Canh là con số (can số) chỉ hướng Bắc (ngày nay). Vũ Canh là vua phương Bắc. Vậy Bàn Canh phải chăng là vị vua … bàn việc di dời lên phương Bắc? Bàn cũng có thể là Bản như trong Bàn Cổ (Bản Cả). Vậy Bàn Canh có nghĩa là Bản Bắc, cũng nói tới việc định đô ở hướng Bắc.

    Like

  2. bachviet18

    Văn nhân góp ý:Long thành là thành vua, vậy phải chăng 'Bàn long thành' là thành của vua Bàn Canh vì vua cuối của nhà Thương đã đưa dân vượt Hà (giang= sông) đến vùng đất mới dựng nên triều Ân Thương, tức triều Thương thứ 2?

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s