Đại Việt sử ký toàn thư chép về Tiền Lý Nam Đế:
“Vua họ Lý, tên húy là Bí, người Thái Bình [phủ] Long Hưng“.
Theo thần phả Tiền Lý Nam Đế ngọc phả cổ truyền ở đền Giang Xá, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội, bản chính do Nguyễn Bính soạn năm Nhâm Thân (1572) thì “vua Lý tên Bí (còn gọi là Bôn), tên chữ là Cử Long Hưng. Bố ông tên Lý Toản, mẹ là Lê Thị Oánh…”
Như vậy “Long Hưng” không chỉ là tên quê mà còn là tên gọi Lý Nam Đế. Long Hưng tương ứng với “Hưng vương” như trong câu đối trên đền thờ Lý Nam Đế:
Hưng Vương vĩ lược cao thiên cổ
Tế thế phong công ký Vạn Xuân.
“Hưng” hay “Hên, Hơn”, đọc trệch ra thành “Hớn, Hán”.
Đại Nam quốc sử diễn ca (thế kỷ XIX) về sự xuất hiện của Lý Nam Đế:
Cỏ cây chan chứa bụi trần
Thái Bình mới có Lý Phần Hưng Vương.Và khi vua lên ngôi:
Vạn Xuân mới đặt quốc danh
Cải nguyên Thiên Đức, đô thành Long Biên
Lịch đồ vừa mới kỷ niên
Hưng Vương khí tượng cũng nên một đời.Thậm chí trong tác phẩm không hề nói tới tên Lý Nam Đế mà chỉ gọi là Hưng Vương. Không thể phủ nhận được, Hưng Vương chính là tên gọi của Lý Nam Đế cho mãi tới gần đây vẫn được sử dụng.
Văn nhân góp ý
Tôi nghĩ cụm từ Cử long Hưng không phải là họ và tên.
Cử là ký âm sai chữ Cả nghĩa là to nhất đứng đầu, tương tự Long là Lang nghĩa là chúa. Cử long Hưng chính xác là Cả lang Hưng tiếng Việt nghĩa là vua hay chúa đầu tiên tên Hưng.